Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

Tình hình công tác cứu trợ ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 27 trang )

XÃ HỘI HỌC
AN SINH XÃ HỘI
NHÓM 7
Chuyên đề 4: Tình hình công tác cứu trợ ở Việt Nam hiện nay
GVHD: Đỗ Thị Kim Hương


DANH SÁCH THÀNH VIÊN













Hoàng Tuấn Anh
Nguyễn Công Định
Đoàn Hồng Hòa
Lê Thị Hiên
Nguyễn Thị Thu Hoài
Nguyễn Thu Sang
Nguyễn Thùy Dương
Tạ Thị Thu
Lê Thị Thúy Nga
Nguyễn Thị Ngọc Hoa


Vũ Thị Tình
Nguyễn Thị Hoa


Khái niệm



Cứu trợ xã hội (CTXH) là sự cứu tế và trợ giúp của nhà nước, cộng đồng xã hội
đối với các thành viên của mình khi họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn đặc biệt vì
các nguyên nhân khác nhau nhằm giúp họ vượt qua hoàn cảnh khó khăn, tái hòa
nhập đời sống cộng đồng xã hội.


Mục đích



Cứu trợ xã hội được coi như là "lưới đỡ cuối cùng" trong hệ thống các lưới đỡ
an sinh xã hội. Vì vậy nó được coi là chế độ đảm bảo cộng đồng mang tnh nhân
đạo, nhân văn rất cao, thể hiện tnh người rõ rệt.




Hỗ trợ,giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn
tật nặng, người gặp rủi ro do thiên tai và những lý do bất khả kháng khác mà bản
thân họ và người thân của họ không thể tự khắc phục được.




Thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, tinh thần tương thân tương
ái giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn.




Đối tượng của cứu trợ xã hội có thể là gia đình, có thể là cá nhân. Có những
trường hợp cứu trợ xã hội được áp dụng để giải quyết khó khăn cho cả vùng gặp
nạn hoặc cả một địa phương.


Các hình thức cứu trợ xã hội.

-

Cứu trợ xã hội thường xuyên.
Cứu trợ xã hội đột xuất.

Ngoài ra còn có các hình thức cứu trợ như:
+ Cứu trợ bằng tiền
+ Cứu trợ bằng hiện vật.


Đối tượng cứu trợ xã hội đột xuất



Đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội đột xuất là những người hoặc hộ gia đình
khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng.



-

Hộ gia đình:

+ Gia đình có người bị chết, mất tch do hậu quả thiên tai, tham gia cứu hộ, cứu tài
sản của nhà nước và nhân dân.


+ Gia đình có nhà ở bị đổ, sập, cháy, trôi, hỏng nặng không có chỗ ở. Trong trường
hợp gia đình sống trên tàu thuyền bị vỡ, chìm, hư hỏng nặng không còn chỗ ở
cũng được xem xét cứu trợ.
+ Gia đình mất phương tiện sản xuất chính làm cho gia đình lâm vào cảnh thiếu đói.


Chế độ trợ cấp với hộ gia đình:






Có người chết, mất tch: 3.000.000 đồng/người;
Có người bị thương nặng: 1.000.000 đồng/người;
Có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 5.000.000 đồng/hộ;
Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét:  5.000.000
đồng/hộ.





Về người:

-

Người bị thương nặng do hậu quả thiên tai, tham gia cứu trợ, cứu tài sản của
nhà nước và nhân dân.

-

Người thiếu đói do giáp hạt hoặc gia đình thuộc diện nghèo.


-

Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng phải vào bệnh viện điều trị
hoặc chết, gia đình không biết để chăm sóc hoặc mai táng.




Người lang thang ăn xin do sở Công an phối hợp với sở Lao động- Thương binh
và Xã hội và các cơ quan chức năng cấp tỉnh đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội trong
thời gian tập trung chờ đưa về gia đình.


Chế độ trợ cấp với người





Trợ giúp cứu đói: 15 kg gạo/người/tháng; trong thời gian từ 1 đến 3 tháng;
Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc: 1.000.000
đồng/người;



Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú: 10.000 đồng/người/ngày nhưng
không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa không
quá 3 tháng và mức trợ cấp bằng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tại cơ sở bảo trợ xã hội.



Đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng được Ủy ban nhân dân
cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng thì các cơ quan, đơn vị đứng ra mai táng được hỗ trợ
kinh phí mai táng thấp nhất là 2.000.000 đồng.


Cứu trợ xã hội thường xuyên


-

Đối tượng:
Đối với trẻ em mồ côi…

+ Trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng
và không còn người thân thích ruột thịt để nương tựa.
+ Trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại mất tch theo quy

định tại điều 88 luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng.




Đối với người già không nơi nương tựa.
 Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc
chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc
hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời
kỳ).



Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.


-

Người tàn tật không có nơi nương tựa và không có nguồn thu nhập; người tàn tật
nặng tuy có người thân thích nhưng họ già yếu hoặc gia đình nghèo không có khả
năng chăm sóc.


- Người tâm thần mãn tính: là người mắc các bệnh tâm thần thuộc các loại tâm
thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần
chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tnh, sống
độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện đói nghèo.


Một số mức trợ cấp cho đối tượng cứu trợ xã hội thường xuyên




Các đối tượng cụ thể và mức trợ cấp được quy định cụ thể tại điều 7,8,9,10 chương 3 nghị
định số: 67/2007/NĐ-CP (Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2007) về chính sách trợ giúp các đối
tượng bảo trợ xã hội.



 Quy định mức chuẩn để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng là 120.000 đồng (hệ số 1);
khi mức sống tối thiểu của dân cư thay đổi thì mức chuẩn trợ cấp xã hội cũng được điều
chỉnh theo cho phù hợp.


Một số trường hợp cứu trợ điển hình tại Việt Nam


Giúp đỡ người dân Hà Tĩnh sau bão số 11




Một phần lớn quỹ đầu tư cho khắc phục hậu quả là nhờ các tổ chức, cá nhân
trong cộng đồng xã hội.
Ví dụ:
- Sau bão số 11, sáng 22/10/2013 Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đã tiếp
nhận số tiền 2,98 tỷ đồng của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ
vào quỹ khắc phục hậu quả cơn bão số 11.
- Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh cũng phối hợp cùng Ban tổ chức chương trình
Mái ấm biên cương đến động viên, thăm hỏi các gia đình tại xã Sơn Kim 2 và

trao 264 bộ quần áo, 210 thùng mì ăn liền, 60 chiếc chăn ấm, 52 thùng nước
khoáng, 16 hộp bật lửa, 200 bộ bàn ghế học sinh, tổng trị giá 217 triệu đồng. 






Vai trò của nhà nước trong công tác cứu trợ xã hội:
Sau bão số 7 năm 2008, Nhà nước đã trích 85,0 tỷ đổng (tám mươi lăm tỷ đồng) từ nguồn dự phòng ngân
sách Trung ương năm 2008 hỗ trợ cho các địa phương để khắc phục hậu quả cơn bão số 7 và mưa lũ.
Phân bổ cụ thể cho các tỉnh: Hà Tĩnh 15,0 tỷ đồng, Quảng Ninh 15,0 tỷ đồng, Quảng Trị 15,0 tỷ đồng,
Thừa Thiên Huế 10,0 tỷ đồng, Quảng Nam 10,0 tỷ đồng, Quảng Ngãi 10,0 tỷ đồng, Bình Thuận 10,0 tỷ
đồng.
Xuất cấp 3.700 tấn gạo từ nguồn Dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương để cứu đói kịp thời cho dân bị thiệt
hại do bão, lũ.


KẾT LUẬN



Cứu trợ xã hội là một chế độ mang tnh nhân văn và nhân đạo rất cao của cộng
đồng và nhà nước, góp phần chung tay giải quyết những khó khăn của cộng
đồng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hay gặp rủi ro trong cuộc
sống.


×