Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

trình tự tiến hành họp đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 20 trang )

Chào cô và tất cả các bạn


LỚP D12QT04_NHÓM 9

1. TRẦN NGỌC ANH
2. MAI THANH PHƯƠNG
3. HỒ THỊ KIM PHƯỢNG
4. NGUYỄN THỊ CẨM TÚ
5. NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN


trình tự tiến hành họp đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần

I. Chuẩn bị cho cuộc họp

II. Ủy quyền & Giấy ủy quyền

III. Họp Đại hội đồng cổ đông

IV. Những tài liệu mang đến cuộc họp

V. Tiến hành họp

VI. Biên bản


I. CHUẨN BỊ CUỘC HỌP

 Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) là người chịu trách nhiệm điều khiển cuộc họp trừ trường hợp ủy quyền cho
người khác. Người chịu trách nhiệm tiến hành họp có trách nhiệm chuẩn bị những phần sau đây:



1. Lên danh sách người dự họp


1. Lên danh sách người dự họp

 Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty.
Danh sách này phải lập xong chậm nhất ba mươi ngày trước ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ
công ty không quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

2. Thông báo

 Thông báo mời họp phải được gửi tới từng cổ đông để họ biết được ngày và địa điểm tổ chức cuộc họp.

 Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông có quyền dự họp chậm
nhất 7 ngày làm việc trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn. Thông báo được gửi bằng
phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của cổ đông ( Điều 100.1 của Luật Doanh nghiệp )


3. Chương trình

 Chương trình dự kiến của tất cả các vấn đề được thảo luận tại cuộc họp phải được gửi cho các cổ đông, đồng
thời với bản thông báo mời họp. Các cổ đông có thể phản hồi về các vấn đề trong chương trình, và chương trình sẽ
được thay đổi tương ứng và gửi lại ( Điều 99.1 và 100.2 của Luật Doanh nghiệp )

4. Các tài liệu làm cơ sở

 Các tài liệu làm cơ sở phải được chuẩn bị cho từng vấn đề trong chương trình, phải được gửi trước ít nhất 1 tuần
so với ngày diễn ra cuộc họp để mọi người dự họp có thể thu thập thêm thông tin hoặc phân tích thông tin trước khi
cuộc họp diễn ra.



II. ủy quyền và giấy ủy quyền


III. HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Những vấn đề cần bàn tới tại những cuộc họp cổ đông được nêu trong Điều lệ của công ty và tại Điều 96.2 của Luật
Doanh nghiệp.

 Các quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông gồm:

Thông qua định hướng phát triển của công ty.
Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm
của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát.
Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo
tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác.


Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong
phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty.

Thông qua báo cáo tài chính hằng năm.
Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại.
Xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty.
Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.
Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.



 Những vấn đề được xem xét và thông qua trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên bao gồm:


iv. những tài liêu cần mang đến cuộc họp
1. Những tài liệu mà người dự họp cần mang theo


2. Những tài liệu mà người điều khiển cuộc họp cần mang theo :


V. TIẾN HÀNH CUỘC HỌP
1. Xác định số thành viên tham dự

 Số thành viên tham dự là số lượng tối thiểu cổ đông phải có mặt tại cuộc họp để cuộc họp được chính thức tiến
hành. Nếu không đủ số thành viên tham dự, nghị quyết của cuộc họp sẽ không có hiệu lực và không được thực hiện.

 Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần
có quyền biểu quyết.

 Trong trường hợp không đủ 65% cổ đông dự họp để tiến hành họp, thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất và phải có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần
có quyền biểu quyết.


2. Triệu tập họp và tiến hành cuộc họp

 Người có thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có thể là: (Theo Điều 97 Luật Doanh nghiệp)
HĐQT.
Ban kiểm soát.
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu

tháng.

 Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp trong số những người dự họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm
chủ tọa cuộc họp.( Điều 103.2 (a) Luật Doanh nghiệp ).


3. Hoãn cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

 Chủ tọa có quyền hoãn cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đã có đủ số người đăng ký dự họp theo quy định đến
một thời điểm khác hoặc thay đổi địa điểm họp trong các trường hợp sau đây: (điều 103.8 luật doanh nghiệp )

- Địa điểm họp không có đủ chỗ ngồi thuận tiện cho tất cả người dự họp.
- Có người dự họp có hành vi cản trở, gây rối trật tự, có nguy cơ làm cho cuộc họp không được tiến hành một cách
công bằng và hợp pháp.

 Thời gian hoãn tối đa không quá ba ngày, kể từ ngày cuộc họp dự định khai mạc.
 Trường hợp chủ tọa hoãn hoặc tạm dừng họp Đại hội đồng cổ đông trái với quy định nêu trên, Đại hội đồng cổ
đông bầu một người khác trong số những người dự họp để thay thế chủ tọa


5. Biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

 Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65%
tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận.

 Tuy nhiên, một số quyết định đòi hỏi phải có ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp
chấp thuận (104 Luật Doanh nghiệp ) gồm :

- Quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán.
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

- Tổ chức lại, giải thể công ty.
- Đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính
gần nhất của công ty.


vi.biên bản
1. Người viết biên bản
Chủ tọa cử một người làm thư ký lập biên bản họp Đại hội đồng cổ đông.

2. Nội dung cần có trong biên bản

Biên bản cuộc họp phải mô tả rõ ràng mọi nghị quyết được thông qua trong cuộc họp.

Quy định biên bản cuộc họp phải bao gồm những nội dung chính sau (Điều 113 Luật Doanh nghiệp )

- Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh.
- Mục đích, chương trình và nội dung họp.


-Họ, tên từng thành viên dự họp hoặc người được ủy quyền dự họp; họ, tên các thành viên không dự họp và lý do.
-Các vấn đề được thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp.
-Tóm tắt phát biểu ý kiến của từng thành viên dự họp theo trình tự diễn biến của cuộc họp.
-Kết quả biểu quyết trong đó ghi rõ những thành viên tán thành, không tán thành và không có ý kiến.
-Các quyết định đã được thông qua.
- Họ, tên, chữ ký của tất cả thành viên hoặc đại diện theo ủy quyền dự họp.


4. Gửi biên bản sau cuộc họp

 Chủ toạ và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản.

 Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được gửi đến tất cả cổ đông trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày bế mạc
cuộc họp (Điều 104.6 Luật Doanh nghiệp )

5. Ghi biên bản trong Sổ biên bản

 Biên bản được lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài đều có hiệu lực pháp lý như nhau.

 Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải làm xong và thông qua trước khi bế mạc cuộc họp.


CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE



×