Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ung thư là gì nguyên nhân và cơ chế gây ung thư ở cấp độ tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.9 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG
---------------  ---------------

BÁO CÁO

UNG THƯ LÀ GÌ?
NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ
GÂY UNG THƯ Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO?

Giảng viên: Khúc Thị An
Nhóm thực hiện: Nhóm 10:
Lớp MH:
1

Đà Nẵng: 12/2007


Khánh Hòa 2015

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU
Chúng ta biết rằng, từ xa xưa, cha ông ta vẫn coi ung thư như là một bệnh của “tứ
chứng nan y”, tức là một trong bốn bệnh khó chữa nhất. Ung thư là căn bệnh nguy hiểm,
tỷ lệ tử vong cao, đứng đầu thế giới trong tất cả các loại bệnh mắc phải. Theo báo cáo của
Tổ chức y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 14 triệu trường hợp ung thư mới trên
toàn cầu và ngày càng có xu hướng tăng đến mức báo động. Theo số liệu thống kê mới
nhất của Hiệp hội Ung thư Việt Nam, mỗi năm cả nước có từ 100,000–150,000 người mắc
bệnh ung thư và khoảng 70,000 ca tử vong do căn bệnh này. Với tỷ lệ tử vong gần 80%,
ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong tại Việt Nam (sau bệnh tim mạch).



2


B. NỘI DUNG
I. UNG THƯ
1. Khái niệm:
Ung thư (cancer) là một nhóm các bệnh có liên quan đến việc phân chia tế bào một
các vô tổ chức và có khả năng xâm lấn các mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô
lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn).
Các tế bào tăng sinh không kiểm soát sẽ tạo thành khối u lành tính hay ác tính.
Những khối u lành tính không lan tràn đến các phần khác của cơ thể và ít gây ảnh hưởng
đến tính mạng trừ khi chúng gây chèn ép lên các cấu trúc sống. Các khối u ác tính có thể
xâm lấn vào các cơ quan xung quanh, hay di chuyển đến những nơi xa hơn và gây tử vong.
Tên của ung thư được gọi tùy theo bộ phận bị bệnh. Ví dụ: ung thư gan, ung thư
phổi,..
2. Phân loại
Ung thư có thể phân loại dựa theo tính chất giải phẫu bệnh hoặc theo cơ quan bị tổn
thương. Các tế bào ung thư trong một khối u (bao gồm cả tế bào đã di căn) đề xuất phát từ
một tế bào duy nhất phân chia mà thành. Do đó một bệnh ung thư có thể được phân loại
theo loại tế bào khởi phát và theo vị trí của tế bào đó. Có 3 loại chính:
- Ung thư biểu mô (carcinoma): có nguồn gốc ở tế bào biểu mô (vd ở ống tiêu hóa hay
các
tuyến tiêu hóa).
3


- Ung thư mô liên kết (sarcoma): là nhóm ung thư xuất phát từ mô liên kết, xương hay
cơ.
- Ung thư khác (máu, limpho, thần kinh, …)


4


II. NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ
Nguyên nhân gây ung thư là sự sai hỏng của DNA, tạo nên các đột biến ở
các gen thiết yếu điều khiển quá trình phân bào cũng như các cơ chế quan trọng khác. Một
hoặc nhiều đột biến được tích lũy lại sẽ gây ra sự tăng sinh không kiểm soát và tạo
thành khối u.
Ngày nay người ta biết rõ ung thư không phải do một nguyên nhân gây ra. Tùy theo
mỗi loại ung thư mà có những nguyên nhân riêng biệt. Một tác nhân sinh ung thư có thể
gây ra một số loại ung thư và ngược lại một loại ung thư có thể do một số tác nhân khác
nhau. Có 4 nhóm tác nhân chính gây ung thư: vật lý, hoá học, sinh học và di truyền.
1. Tác nhân vật lí
1.1. Bức xạ ion hóa
Bức xạ ion hóa chính là nguồn tia
phóng xạ phát ra từ các chất phóng xạ
tự nhiên hoặc từ nguồn xạ nhân tạo
được dùng trong khoa học và y học; có
khả năng ion hóa vật chất khi bị chiếu
xạ. Người ta biết rằng có nhiều cơ quan
xuất hiện ung thư sau khi bị chiếu xạ nhưng loại nguyên nhân này chỉ chiếm 2 đến 3%
trong số các trường hợp ung thư, chủ yếu là ung thư tuyến giáp, ung thư phổi và ung
thư bạch cầu.
1.2. Bức xạ cực tím
Tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời, gây ra u hắc tố và ung thư da. Đối với những
người da trắng sống ở vùng nhiệt đới, tỷ lệ ung thư hắc tố cao hơn hẳn người da màu. Trẻ
em cũng không nên tiếp xúc nhiều với tia cực tím.
2. Tác nhân hóa học
2.1. Thuốc lá

Thuốc lá gây ra khoảng 30% trong số các trường hợp
yếu là ung thư phế quản và một số ung thư vùng mũi họng,
ung thư đường tiết niệu…

ung thư chủ
ung thư tụy,

Qua thống kê cho thấy người nghiện hút có nguy cơ mắc
ung thư phế
quản gấp 10 lần người không hút. Hút thuốc ở tuổi càng trẻ càng có nguy cơ cao.
Với những người không hút mà sống trong một khoảng không gian hẹp với người
hút có thể hút phải khói thuốc cũng có nguy cơ ung thư.

5


2.2. Rượu
Rượu là nguyên nhân của ít nhất 7 loại ung thư, gồm: miệng – họm, thực quản,
thanh quản, vú, gan, đại thực tràng và dạ dày. Ngoài ra, uống rượu tăng nguy cơ ung thư
buồng trứng, tuyến tiền liệt và tụy.
2.3. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò khoảng 35% trong các nguyên nhân gây bệnh ung thư.
Nhiều bệnh ung thư có liên quan đến dinh dưỡng như ung thư thực quản, ung thư dạ dày,
ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư vòm mũi họng, ung thư vú, ung thư nội tiết...
- Thức ăn được bảo quản muối hoặc thức ăn ngấm muối: dễ gây ung thư dạ dày, song
người ta vẫn không hiểu do muối hay do nhiễm bản vi khuẩn.
- Thức ăn mỡ: thức ăn mỡ động vật dễ gây ung thư vú, thực tràng, tuyến tiền liệt.
- Thức ăn thịt đỏ: ăn nhiều thịt đỏ dễ bị ugn thư đại tràng và ugn thư tuyến tiền liệt
2.4. Ung thư nghề nghiệp
Khi làm việc trong môi trường nghề nghiệp con người tiếp xúc với cả bức xạ ion

hóa và virut, nhưng những tác nhân sinh ung thư quan trọng nhất trong nghề nghiệp chính
là các hóa chất được sử dụng. Ước tính nhóm nguyên nhân này gây ra khoảng từ 2 đến 8%
số ung thư tùy theo mỗi khu vực công nghiệp. Các ung thư do nghề nghiệp thường xảy ra
ở các cơ quan tiếp xúc trực tiếp như da và đặc biệt là cơ quan hô hấp, ngoài ra phải kể đến
ung thư ở cơ quan có nhiệm vụ bài tiết các chất chuyển hóa còn hoạt tính như ở đường tiết
niệu.

6


3. Các tác nhân sinh học
3.1. Virut sinh ung thư
Có 4 loại virut liên quan đến cơ chế sinh bệnh ung thư :
- Virut Epstein – Barr (EBV) và ung thư vòm mũi
họng.
- Virut viêm gan B và ung thư gan nguyên phát.
- Virut gây u nhú (HPV) thường truyền qua đường
sinh dục. Loại này được coi là có liên quan đến các
ung thư vùng âm hộ, âm đạo và cổ tử cung ở nữ
giới và ung thư dương vật ở nam giới.
- Virut HTLV gây bệnh bạch cầu dòng limpho T ở
người.
3.2 . Ký sinh trùng và vi trùng có liên quan đến ung thư
Chỉ một loại ký sinh trùng được coi là nguyên nhân
thư, đó là sán Schistosoma. Loại sán này thường có mặt
thư bàng quang và một số ít ung thư niệu quản. Cơ chế
ung thư của loại sán này chưa được giải thích rõ.

ung
với ung

sinh

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là nguyên
nhân gây viêm dạ dày mãn tính và ung thư dạ dày.
4. Di truyền
Ung thư có thể là kết quả do yếu tố di truyền, thừa hưởng từ gia đình. Nó có thể
được sinh ra với các đột biến di truyền nhất định hoặc một lỗi trong một gen, và người ta
đã thống kê rằng, những người có gen đột biến di truyền có nhiều khả năng phát triển bệnh
ung thư sau này.
Hầu hết các dạng ung thư là tự phát đơn lẻ, và không có cơ sở di truyền. Tuy nhiên
một số hội chứng của ung thư đã được biết có mang yếu tố di truyền. Ví dụ như:


Một số đột biến ở gene BRCA1 và BRCA2 liên quan đến tăng nguy cơ ung thư
vú và ung thư buồng trứng



Hội chứng Li-Fraumeni (sarcoma xương, ung thư vú, sarcoma mô mềm, u não) do
đột biến của p53



Hội chứng Turcot (u não và polyp đại tràng)



Bệnh polyp tuyến gia đình là một đột biến di truyền trong gene APC dẫn đến phát
triển sớm ung thư đại tràng
7





U nguyên bào võng mạc trẻ em là ung thư di truyền

8


III. CƠ CHẾ GÂY UNG THƯ
Quá trình sinh bệnh ung thư liên quan chặt chẽ đến tổn thương 2 nhóm gen: gen sinh
ung thư (oncogen) và gen kháng ung thư (antioncogen hoặc tumor suppressor genes). Hai
loại gen này luôn tồn tại trong mọi tế bào bình thường và đóng vai trò quan trọng trong
kiểm soát quá trình sinh sản tế bào, giúp cho sự ổn định sinh học của cơ thể.
Gen sinh ung thư: tổng hợp protein đóng góp vào sinh ung thư, kiểm soát theo
hướng tích cực, mã hoá những protein truyền những tín hiệu phân bào. Khi các gen này bị
tổn thương như bị đột biến sẽ truyền tín hiệu phân bào sai lạc mà cơ thể không kiểm soát
được, dẫn đến sinh ung thư.
Cho tới nay đã tìm ra trên 50 loại oncogen. Có 3 giả thuyết cho việc hình thành
Oncogen.
- Oncogen là những gen để phát triển tế bào, hoạt hóa nhờ yếu tố tăng trưởng
(growth factor). Do rối loạn cơ chế điều hành, yếu tố tăng trưởng hoạt hóa mạnh kích thích
Oncogen sinh ung thư.
- Oncogen là những đoạn DNA bị thương tổn bởi tác nhân gây bệnh như: hóa học,
sinh học, vật lý. Cơ thể đã sửa chữa những DNA này nhưng không hoàn hảo, nên cùng tác
nhân ung thư, có người bị ung thư có người không bị ung thư.
- Oncogen là do các genome của virus bơm vào cơ thể người vì thấy các Oncogen
này giống với DNA của virus. Ví dụ: HPV(cổ tử cung, dương vật), EBV (Burkitt) và HBV
(ung thư gan).
Trái với các gen sinh ung thư, các gen kháng ung thư mã hoá cho những protein

kiểm soát phân bào theo hướng ức chế, làm chu kỳ phân bào bị dừng ở một pha nào đó,
thường ở pha G1, các gen kháng ung thư còn có chức năng làm biệt hoá tế bào, hoặc mã
hoá tế bào chết theo chương trình, khi các gen kháng ung thư bị bất hoạt do đột biến sẽ
làm biến đổi tế bào lành thành tế bào ác tính.
Cho đến nay, người ta đã biết đến các gen ức chế u gồm APC, BRCA1, BRCA2,…
đặc biệt gen RB và p53 có ảnh hưởng đến chu kỳ tế bào.

9


IV. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA UNG THƯ
1. Giai đoạn khởi phát
Bắt đầu từ tế bào gốc do tiếp xúc với các tác nhân gây đột biến, làm thay đổi không
phục hồi của tế bào.
Trong cuộc đời một con người thì có nhiều tế bào trong cơ thể có thể trải qua quá
trình khởi phát, nhưng không phải tất cả các tế bào đều phát sinh bệnh. Đa số các tế bào
khởi phát hoặc là không tiến triển, hoặc là chết đi, hoặc là bị cơ chế miễn dịch vô hiệu hóa.
2. Giai đoạn tăng trưởng, thúc đẩy
Đây là các giai đoạn sau giao đoạn khởi phát; bao gồm sự chọn lọc dòng tề bào, sự
thay đổi thể hiện ở gen, sự tăng sinh của tế bào khởi phát. Sự tăng sinh của tế bào ung thư
còn ở mức độ nhỏ, cư trú ở một mô nhỏ nào đó.
3. Giai đoạn lan tràn
Tiếp theo các giai đoạn trên, ung thư có thể chuyển sang giai đoạn lan tràn. Giai
đoạn này có thể ngắn vài tháng và cũng có thể kéo dài vài năm. Ở giai đoạn này khối u
bành trướng, gia tăng có thể từ 100 tế bào đến 1 triệu tế bào. Tuy nhiên vẫn còn quá nhỏ
để phát hiện bằng phương pháp phân tích được.
4. Giai đoạn tiến triển - xâm lấn - di căn
- Giai đoạn tiến triển
Đặc trưng của giai đoạn này là sự tăng lên của kích thước khối u. Ở người bình
thường số lượng tế bào được tạo ra bằng số tế bào chết và luôn giữ ở mức hằng

định (khoảng 1012 triệu tế bào chết mỗi ngày và cần được thay thế)
Khi bị ung thư, tế bào sinh sản vô hạn độ dẫn đến sự phá vỡ mức hằng định.
- Giai đoạn xâm lấn và di căn
Giai đoạn xâm lấn
Tổ chức ung thư xâm lấn nhờ các đặc tính: + Tính di động của tế bào ung thư.
+ Khả năng tiêu đạm ở các mô kế cận.
+ Mất sự ức chế tiếp xúc của tế bào.
Giai đoạn di căn theo các đường

10


+ Bạch mạch: gặp nhiều trong ung thư biểu mô. Đầu tiên có thể lan tràn theo đường
bạch mạch tại chỗ và đôi khi làm tắc, rồi lan đến bạch mạch vùng. Di căn thường từ
gần đến xa, qua các trạm hạch, có khi nhảy cóc.
+

Di căn theo đường kề cận: các tế bào ung thư đi theo các mạch máu và thần kinh,
theo lối ít khi bị cản trở như: ung thư dạ dày lan qua lớp thanh mạc vào ổ bụng, đến
buồng trứng...

+

Theo đường máu: gặp nhiều trong ung thư liên kết. Khi đi theo đường máu, tế bào
kết thúc ở mao mạch và tăng trưởng ở đó.

11


V. CÁCH PHÒNG NGỪA UNG THƯ

Do biết được nguyên nhân gây ung thư chủ yếu do môi trường ngoài (80%) nên có
thể chủ động phòng ngừa được bằng các biện pháp tích cực như:
- Ngăn chặn các tác nhân tác động từ bên ngoài.
- Ngừng hút thuốc lá.
- Chế độ dinh dưỡng vệ sinh an toàn hợp lý, tăng cường các loại đậu, rau củ quả;
hạn chế chất béo và thịt động vật.
- Tăng cường hoạt động cơ bắp (thể dục thể thao), nên giữ cơ thể gần với trọng
lượng lý tưởng.
- Chống lạm dụng các hóa chất công nghiệp, ô nhiễm môi trường, phòng các bệnh
nghề nghiệp.
- Một số ung thư có liên quan đến virut, có thể phòng ngừa bằng tiêm vaccine
(vaccine phòng viêm gan B).
- Tích cực điều trị các tổn thương tiền ung thư.
- Sàng lọc phát hiện sớm để điều trị ở giai đoạn sớm các ung thư như ung thư vú, cổ
tử cung, khoang miệng, đại trực tràng.

12


VI. CÁC BIỆN PHÁP CHỮA TRỊ UNG THƯ
1. Mục tiêu

Loại liệu pháp điều trị được lựa chọn sẽ tùy vào các mục tiêu mong muốn. Có 3 loại
mục tiêu điều trị có thể có:


Chữa khỏi (Cure): Nếu có thể, việc điều trị được áp dụng để chữa lành bệnh ung thư, có
nghĩa là khối u sẽ biến mất và không tái phát.




Kiểm soát (Control): Nếu không thể chữa khỏi, thì mục tiêu điều trị là kiểm soát được
bệnh nhằm kéo dài cuộc sống và cung cấp chất lượng sống tốt nhất.



Giảm nhẹ (Palliation): Đôi khi không thể chữa khỏi hay kiểm soát được bệnh, nhất là khi
bệnh ở giai đoạn tiến triển. Khi đó, mục tiêu điều trị là giảm nhẹ các triệu chứng để cải
thiện chất lượng sống. Loại liệu pháp này còn được gọi là sự chăm sóc sau cùng hay sự
chăm sóc dành cho người hấp hối.

13


2. Các phương pháp điều trị:
Các liệu pháp điều trị ung thư có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với nhau. Loại
điều trị tùy thuộc vào vị trí ung thư, mức độ lan, tuổi và tổng trạng sức khỏe của bệnh
nhân, các chọn lựa điều trị sẵn có và mục tiêu cho việc điều trị.
2.1. Các phương pháp điều trị tại chỗ
2.1.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả, đặc biệt với các loại ung thư khu trú ở một
phần nào đó của cơ thể.
2.1.2. Xạ trị
Xạ trị là tập trung các tia có năng lượng cao (tia X) để tiêu diệt tế bào ung thư, làm teo
nhỏ khối u. Xạ trị làm tổn thương vật chất di truyền của tế bào khiến chúng không nhân
lên và phân chia.
2.2. Các phương pháp điều trị toàn thân
2.2.1. Hóa trị
Hóa trị là điều trị ung thư bằng thuốc có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Hầu hết các
thuốc đều nhằm vào các tế bào phân chia nhanh, nên không đặc hiệu cho các tế bào ung

thư, có thể gây tổn thương cho các mô lành.
2.2.2. Miễn dịch trị liệu:
Miễn dịch trị liệu không ảnh hưởng đến tế bào lành, giúp tăng cường hệ miễn dịch của
cơ thể để chống lại u, đồng thời giúp cơ thể tăng sức chống chịu đối với các tác dụng phụ
của hóa trị, xạ trị.
2.2.3. Liệu pháp hormone:
Liệu pháp hormone được thực hiện nhằm thay đổi lượng hormone trong cơ thể để ngăn
chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Phương pháp này được sử dụng đối với những bệnh
ung thư có liên quan đến hormone, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
2.2.4. Liệu pháp gen:
Mục đích của liệu pháp gen là thay thế những gen bệnh bằng một bản sao của gen khỏe
mạnh để tiêu diệt toàn bộ tế bào ung thư. Đây là một lựa chọn điều trị đầy hứa hẹn nhưng
vẫn tiềm tàng nguy hiểm, cần được nghiên cứu nhiều hơn.

14


C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiếng Việt:
[1] Phòng và điều trị bệnh ung thư bằng các hợp chất thiên nhiên trong nước – NXB KHTN &
CN
[2] Tế bào gốc ung thư sinh học và ứng dụng – ThS. Vũ Bích Ngọc, Đại học Quốc gia Tp HCM.
[3] Bài giảng ung thư đại cương, NXB Y học, 2005
[4] Tìm hiểu bệnh ung thư – GS.Nguyễn Chấn Hùng, NXB Tp HCM.

2. Internet:
[5]
[6]
[7]
[8]

[9]

International Agency for Research on Cancer, WHO, />
/> /> />
[10] />[11] />[12] />
3. Video:
[13]
[14]
[15]
[16]

Video phát triển tế bào ung thư: />Sự phát triển của tế bào bị ung thư: />Tại sao lại bị ung thư: />Ted Talk, William Li: Can we eat to starve cancer?: />
15



×