Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Khái niệm tài sản trong bộ luật dân sự pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.48 KB, 13 trang )

Bài thuyết trình Dân sự- Nhóm 1

Nhóm 1- Lớp chiều thứ 4, tiết 6-8

KHÁI NIỆM TÀI SẢN


Bài thuyết trình Dân sự- Nhóm 1

Các thành viên nhóm:
1.
2.
3.
4.
5.

I.

Nguyễn Thị Thùy Dương
Nguyễn Thị Phương Loan
Hoàng Thị Thu Ly
Ngô Thị Minh Thúy
Nguyễn Thị Vỹ

Khái niệm tài sản trong Bộ luật dân sự Pháp.


Bài thuyết trình Dân sự- Nhóm 1
Bộ luật Dân sự Pháp (tiếng Pháp: Code Civil) còn gọi là Bộ luật Napoléon là bộ
luật về dân sự được kiến lập bởi Napoléon Bonaparte vào năm 1804. Với Code
Civil có lẽ Napoléon đã tạo nên một tác phẩm luật quan trọng nhất của thời kỳ


Hiện đại. Tại Pháp, về nhiều phần cơ bản, bộ luật Napoléon này vẫn còn hiệu lực
cho đến ngày nay¹.
Trong bô luật Napoleon, tài sản được chia thành Động sản và Bất động sản.
Đây có thể coi là một cách phân loại tài sản. Sự phân biệt này dựa trên tính chất vật
lý của tài sản: bất động sản là vật không di dời được; còn động sản là vật di dời
được. Cũng dựa vào tiêu chí vật lý mà các tác giả Bộ luật thiết lập sự phân biệt
giữa “vật”, là những tài sản có thể nhận biết bằng giác quan tiếp xúc, và “quyền”,
là tài sản được ghi nhận thông qua các công cụ của tư duy, còn gọi là các tài sản vô
hình.²
Bộ luật Dân sự Pháp dành cả quyển 2 để nói về tài sản. Trong đó chương I
và chương 2 của Thiên 1 đưa ra những quy định cụ thể để phân biệt một tài sản là
động sản hay bất động sản.( Từ điều 517 đến Điều 536)
Bộ luật dân sự Pháp còn xây dưng thêm khái niệm động sản và bất động sản
vô hình dựa vào hai cách phân loại tài sản trên- điều mà bộ luật Việt Nam chưa
phân biệt được rõ ràng. Có vẻ như theo người làm luật Việt Nam, chỉ tài sản hữu
hình mới được chia thành động sản và bất động sản; quyền tài sản thuộc loại tài
sản vô hình và tính chất động sản hay bất động sản của tài sản vô hình không được
đặt thành vấn đề3.

6

6(1) Sự phát triển của BLDS Pháp, Xem them: />ItemID=4466
(2), (3) Một cách vận dụng bộ luật dân sự Napoleon trong hệ thống pháp lý dựa trên quyền sở hữu toàn dân về đất
đai

(4) Một cách vận dụng bộ luật dân sự Napoleon trong hệ thống pháp lý dựa trên quyền sở hữu toàn dân về đất đai
(5) Giáo trình Luật Dân sự, NXB CAND, 2013


Bài thuyết trình Dân sự- Nhóm 1


II.

Khái niệm tài sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam

Riêng trong lĩnh vực tài sản, pháp luật Việt Nam chỉ thực sự phát triển kể từ các
luật gia Pháp tìm cách đưa vào Việt Nam những thành tựu của văn hoá pháp lý
romano-germanique trong khuôn khổ xây dựng hệ thống pháp luật thuộc địa 4. Do
đó chế định tài sản trong pháp luật Việt Nam chịu chi phối rất nhiều bởi luật pháp
Pháp.
Theo cách hiểu thông thường ta có thể hiểu tài sản là những gì phục vụ lợi ích
hằng ngày của con người mà ta có thể cảm nhận bằng giác quan như : giường, tủ,
bàn ghế, quần áo…
5

Dưới góc độ pháp lý truyền thống, lúc đầu tài sản được hiểu theo nghĩa trừu
tượng hơn. Thuật ngữ “tài sản” chỉ các quyền đối với vật, trong đó có quyền sở
hữu. Nói cách khác, chính các quyền trên một vật mới tạo nên giá trị cho vật, và vì
vậy mới là tài sản chứ không phải bản thân vật. Tuy nhiên, dân luật các nước khi
định nghĩa về tài sản thường kết hợp cả hai cách hiểu trên và tài sản được hiểu là
bao gồm các vật và quyền tài sản trên vật đó (vật quyền). Về sau, khái niệm tài sản
còn được mở rộng đến các quyền đối với một người khác (trái quyền)
Theo Điều 163 BLDS 2005 Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền
tài sản. Ta có thể hiều tài sản gồm 2 nhóm lớn
+ Tài sản hữu hình: vật, tiền, giấy tờ có giá
+ Tài sản vô hình: quyền tài sản


Bài thuyết trình Dân sự- Nhóm 1


1.

Bất động sản và động sản

Luật dân sự Việt Nam phân loại tài sản hữu hình theo kiểu Pháp 6. Tài sản cũng
được chia thành hai loại động sản và bất động sản. Cách phân loại này cũng dựa
vào tiêu chí vật lý. Cũng như luật của Pháp, luật Việt Nam nói rằng đất là bất động
sản thứ nhất; chính trong mối quan hệ với đất mà một tài sản được coi là di dời
được hoặc không di dời được và tuỳ theo tính chất đó được gọi là động sản hoặc
bất động sản. Việc phân loại động sản và bất động sản có ý nghĩa rất quan trọng.
Theo điều 174 BLDS 2005 đã không đưa ra một định nghĩa cụ thể mà áp dụng
phương pháp loại trừ để xác định một tài sản là động sản hay bất động sản.
Một tài sản được coi là bất động sản theo pháp luật dân sự Việt Nam chủ yếu
dựa vào đặc tính tự nhiên, không di dời được của tài sản. Pháp luật Việt Nam thừ
nhận các hình thức bất động sản sau7 :
+ Bất động sản do đặc tính tự nhiên (không thể di dời, do bản chất tự nhiên
cấu tạo nên): Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Cây cối
hoa màu và các tài sản khác trên đất
+ Các động sản trở thành bất động sản do mục đích sử dụng
+ Bất động sản theo luật định
nêu cụ thể những tài sản được coi là bất động sản như BLDS Pháp (được
quy định từ Điều 517 đến Điều 526) nhưng ta có thể nhận ra sự tương đồng
trong cách định nghĩa của hai bộ luật.
Theo khoản 2 Điều 174, BLDS 2005 : Động sản là những tài sản không phải
là bất động sản.


Bài thuyết trình Dân sự- Nhóm 1
2.


Vật

Vật là tất cả những gì tồn tại dưới dạng vật chất, ở mọi trạng thái của thế giới vật
chất7
- Đặc điểm : + Thuộc thế giới vật chất và do con người chiếm hữu được
8

+ Con người có thể khai thác lợi ích từ vật
+ Vật có thể do nhiều chủ thể sáng tạo ra; chủ sở hữu có quyền định

đoạt đối với vật.
-Điều kiện để trở thành vật trong luật dân sự.
Gồm có 4 điều kiện :
+ Là bộ phận của thế giới vật chất
+ Con người phải chiếm hữu được
+ Mang lại lợi ích cho chủ thể và phải có đặc trưng giá trị, tức là con người có thể
khai thác nguồn lợi từ vật đó.
+ Có thể đang tồn tại hoặc chắc chắn sẽ hình thành trong tương lai.
Khái niệm “tài sản” lần đầu tiên được quy định trong BLDS 1995, theo đó
tại Điều 172 có quy định: “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá trị
được bằng tiền và các quyền tài sản”. Trên tinh thần đó, mặc dù không đưa ra định
nghĩa về tài sản nhưng Điều 163 BLDS 2005 đã mở rộng hơn BLDS 1995 về
7
(6) Một cách vận dụng bộ luật dân sự Napoleon trong hệ thống pháp lý dựa trên quyền sở hữu toàn dân về đất đai
(7) Giáo trình Luật Dân sự, NXB CAND, 2013
8


Bài thuyết trình Dân sự- Nhóm 1
những đối tượng nào được coi là tài sản, trong đó: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy

tờ có giá và các quyền tài sản”.
+Vật có thực là vật đã tồn tại vào thời điểm hiện tại và đã được xác lập quyền sở
hữu cho chủ sở hữu của vật đó
+ Vật hình thành trong tương lai được hiểu là vật chưa tồn tại hoặc chưa hình
thành đồng bộ vào thời điểm xem xét nhưng chắc chắn sẽ có hoặc được hình thành
trong tương lai.


Bài thuyết trình Dân sự- Nhóm 1
* Tài sản hình thành trong tương lai gồm :
+ Tài sản được hình thành từ vốn vay;
+ Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời
điểm giao kết giao dịch bảo đảm;
+ Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng kí quyền sở hữu, nhưng sau
thời điểm giao kết bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng kí theo quy định của pháp
luật”.


Bài thuyết trình Dân sự- Nhóm 1
* Đặc điểm của tài sản hình thành trong tương lai :
+ Là tài sản: tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền sở hữu quy định
tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005.
+ Thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao
dịch bảo đảm được giao kết.
+ Bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch đảm bảo,
nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch đảm bảo mới thuốc quyền sở hữu của bên
đảm bảo


Bài thuyết trình Dân sự- Nhóm 1

3. Tiền
-Theo kinh tế chính trị học, tiền là vật ngang giá chung được sử dụng làm thước
đo giá trị của các loại tài sản khác.
- Do Nhà nước độc quyền phát hành.
- Một tài sản được coi là tiền hiện nay khi nó đang có giá trị lưu hành trên thực tế.
-Chức năng: + Công cụ thanh toán đa năng
+ Công cụ tích lũy tài sản
+ công cụ định giá các loại tài sản khác


Bài thuyết trình Dân sự- Nhóm 1
4. Giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá là loại tài sản phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay, đặc biệt là
giao dịch trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác
-

Khái niệm: Giấy tờ có giá nói chung được hiểu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi
sổ, trong đó xác định quyền tài sản của một chủ thể nhất định xét trong mối

-

quan hệ pháp lí với các chủ thể khác.
Theo luật hiện hành, giấy tờ có giá bao gồm: Hối phiều đòi nợ, hối phiếu nhận
nợ, séc, Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu ,

-

hối phiếu, trái phiếu, các loại chứng khoán…
Đặc điểm: + Là một loại chứng chỉ được lập theo hình thức, trình tự
luật định.

+ Nội dung thể hiện trên giấy tờ có giá thể hiện quyền tài sản, giá của

-

giấy tờ có giá là giá trị của quyền tài sản, được pháp luật bảo vệ.
Trong pháp luật dân sự không phải loại giấy tờ có giá nào cũng được coi là tài
sản trong giao lưu dân sự. Các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử
dụng đối với tài sản không phải là giấy tờ có giá.

Ví dụ như Giấy chúng nhận quyền sử dụng đất, thẻ rút tiền, sổ tiết kiệm – là minh
chứng cho quyền tài sản, không được coi là giấy tờ có giá.


Bài thuyết trình Dân sự- Nhóm 1
5. Quyền tài sản
Theo BLDS 2005 Điều 181 Quyền tài sản là quyền được định giá bằng tiền và
có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Đây được
hiểu là vật vô hình, để phân biệt với vật có thực
- Quyền ở đây được hiểu là xử sự được phép của người mang quyền, là quyền năng
dân sự của chủ thể được pháp luật bảo vệ
-Quyền phải trị giá được bằng tiền, tức là phải tương đương với một đại lượng nhất
định và phải có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự.
- Quyền tài sản gồm có :
+ Vật quyền ( quyền đối vật ): Quyền cho phép một người được hưởng các quyền
năng trực tiếp và ngay lập tức đối với một vật mà không cần thông qua vai trò của
một người khác.
+ Trái quyền ( quyền đối nhân ): là quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải làm hoặc
không làm một công việc nào đó
+ Quyền sở hữu trí tuệ: bao gồm quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp.
* Một số quyền tài sản hiện nay : quyền sử dụng đất , quyền khai thác tài

nguyên thiên nhiên, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại với tài sản bị xâm phạm,
quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi
nợ….


Bài thuyết trình Dân sự- Nhóm 1



×