Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

thực hành công tác xã hội với nhóm trẻ em khiếm thị ( nghiên cứu trường hợp tại tinh hội người mù hà tây)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.52 KB, 11 trang )

TIỂU LUẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI
THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM

ĐỀ TÀI:
THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM TRẺ EM KHIẾM THỊ
(- NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TINH HỘI NGƯỜI MÙ HÀ
TÂY)

1


A.MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề
II. Tiến trình công tác xã hội
1. Giai đoạn chuẩn bị
2. Tiến hành sinh hoạt nhóm
3. Lượng giá hoạt động nhóm và kết thúc
III. Tài liệu tham khảo

2


B. NỘI DUNG
I. Đặt vấn đề
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người khiếm thị gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, đi lại , giao
tiếp ,sinh hoạt , lao động . Đời sống nội tâm của họ cũng vô cùng nhạy
cảm ,họ thường có những khủng hoảng về tâm lý họ cảm thấy mình bị bỏ
rơi , là gánh nặng cho mọi người .Chính vì vậy quan hệ xã hội của họ
cũng bị thu hẹp , họ không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống và lao động
và không thể giảm bớt được tâm lý nặng nề khi bị phụ thuộc vào người


khác. Tuy vậy , không phải mắt là giác quan duy nhất và mất nó thì các
giác quan còn lại vô dụng. Với những người khiếm thị các giác quan còn
lại vô cùng nhạy bén vì vậy họ có khả năng thực hiện được nhiều công
việc và cũng có đóng góp rất nhiều trong xã hội.
Trẻ em khiếm thị lại càng gặp phải nhiều vấn đề hơn trong cuộc sống vì
vậy cần đánh giá được tình hình bệnh tật và nhu cầu tâm lý của các em để
tạo cơ hội cho các em bày tỏ những vấn đề khó khăn gặp phải và giúp các
em đáp ứng được nhu cầu giao lưu giao tiếp khả năng sinh hoạt bình
thường trong cuộc sống .Và qua đó góp phần định hướng cho việc hình
thành nhân cách lành mạnh của các em để các em hòa nhập tốt với xã
hội . Vì vậy chúng tôi chọn nhóm trẻ em khiếm thị sinh hoạt tại tỉnh hội
người mù Hà Tây để thực hành công tác xã hội đối với nhóm trẻ em
khiếm thị.
2. Nhân viên xã hội, hẹ thống thân chủ và phạm vi thực hành công tác xa
hội nhóm
- nhân viên xã hội : Nguyễn Trung Kiên và các thành viên của đội
Sinh viên làm công tác xã hội.
- Hệ thống thân chủ: gồm 13 em khiếm thị đang sinh hoạt, học tập
tại Tỉnh hội người mù Hà Tây.
- Phạm vi nghiên cứu :
+ thời gian :
giai đoạn 1 từ 10/12 đến 16/12/2007
giai đoạn 2 từ 1/3 đến 25/5/2008.
+ địa điểm : 56 Tô Hiệu, tại Tỉnh hội người mù Hà Tây, thành phố
Hà Đông, Hà Tây.

3


II. Tiến trình công tác xã hội

1. Giai đoạn chuẩn bị
a. Mô tả nhóm thân chủ
- hệ thống thân chủ : nhóm trẻ khiếm thị đang sinh hoạt nội trú tại
tỉnh người mù Hà Tây
- thời gian tiếp cận của nhân viên xã hội : bắt đầu từ ngày mùng 10 /
9/2007 dự kiến đến 25/5/2008
- cách thức tiếp cận : chủ động đến tiếp xúc với các em thông qua
hoạt động của đội sinh viên làm công tác xã hội.
- kết quả tiếp cận : tạo được mối quan hệ tốt đẹp và tin tưởng với các
em trong tỉnh hội
b. Quá trình xác định vấn đề
Hình thức tập chung: một nhóm gồm 13 em theo học nội trú ( Thúy,
Đông , Tuấn, Hường ,Kiên , Mơ ,Loan , Thu , Đường ,Phương ,
Hồng , Nguyên , Oanh ) với giới tính 4 nam và 9 nữ với độ tuổi từ 118 tuổi với tên gọi là lớp Tiền Hòa Nhập . Gia đình cac em chủ yếu
làm nông nghiệp, có 1 số em là con em gia đình công chức, ngoài ra
còn có những em có hoàn cảnh đặc biệt là con ngoài giá thú, bị bỏ rơi,

Dưới sự hỗ trợ của tổ chức ADERA ( Tổ chức phi chính phủ vì sự tiến
bộ và phát triển cộng đồng) nhằm giúp các em học chữ nổi Braille và
hòa nhập vào cộng đồng
Thời gian tập chung nhóm bắt đầu từ tháng 9 /2006 và có thời hạn tập
chung dự kiến là 5 năm .
Điều kiện giáo dục các em được theo học các lớp chữ sáng giống các
em học sinh bình thường còn một số em học lớp chữ nổi dưới sự dạy
dỗ của cô Đắc Thị Tâm cũng là người khiếm thị đã tốt nghiệp trường
dành riêng cho người khiếm thi Nguyễn Đình Chiểu.
Đánh giá :điều kiện giáo dục chưa đáp ứng đủ : Một cô giáo khiếm thị
phải dậy tới 13 đứa trẻ , khả năng tiếp nhận thông tin của các em thấp
chưa phát huy được các cơ quan khác
Bệnh tật tất cả các em đều bị tật về mắt , chỉ có một số em còn nhìn

thấy mờ mờ còn lại gần như không nhìn thấy gì
Vấn đề gặp phải các em chưa có điều kiện tiếp xúc với các phương
tiện giáo duc khác như đài , âm nhạc, thể thao …. Mối liên hệ giữa các
thành viên trong nhóm cũng không chặt chẽ .

4


c. Thành lập nhóm
Mô hình nhóm: là nhóm xã hội hóa, tác động đến quá trình học hỏi và
phát triển khả năng giao tiếp của các em. Mục đích phát triển nhân cách,
giáo dục con người là để tăng cường khả năng quan hệ xã hội cá nhân, từ
đó thay đổi thái độ, hành vi của cá nhân theo hướng tích cực. Chọn nhóm
viên:
- Đặc điểm :
+ tuổi tác có sự khác biệt khá lớn : từ 6 tới 18 tuổi
+ trình độ văn hóa : 8 em đang học vỡ long trong đó 6 em – Đường,
Đông, Hường, Thúy, và Nguyên học yếu, 2 em có thể lên lớp 1 vào
học kì II năm nay – Tuấn, loan, 4 em đang học lớp 2 – Phương, Oanh,
mơ, Thu, 1 em đang học lớp 5 – Hồng.
+ tương đồng về tâm lý: nhu cầu giao tiếp, chia sẻ, vui chơi với mọi
người rất lớn.
+ vấn đề chung : việc tiếp nhận thông tin còn hạn chế, đoàn kết nhóm,
nguy cơ dự án,…
- Mục tiêu chuyên môn: nâng cao khả năng giao tiếp , khả năng hòa
nhập, khả năng nhận thức cho các em.
- Chương trình hành động : theo mô hình một nhóm xã hội hóa,
nhằm mục đích giáo dục và hình thành nhân cách cho trẻ, sử dụng
hình thức sinh hoạt giải trí, ca hát, tập kịch,…
- Sự tham gia tối đa của mỗi người : có 3 em không thể tham gia đầy

đủ vì phải đi trị bệnh và về nhà hang tuần, chỉ có 10 em thường
xuyên có mặt tại tỉnh hội. Khó có thể tách biệt 10 em thành 2 nhóm
vì vậy nhóm sẽ giao động từ 10 – 12 em.
Thảo luận mục tiêu và chương trình sinh hoạt : chiều tối ngày
14/12/2007 thống nhất mục tiêu sinh hoạt, tập hát và tập kịch biểu
diễn.
Phân công tổ chức : giữ Hồng làm lớp trưởng và bầu Mơ làm quản ca.
Quan sát mối quan hệ giữa các em, bằng câu hỏi “em thích chơi với ai
nhất?” để đưa ra sơ đồ mối quan hệ giữa các em (sơ đồ ven):

5


phương

Đường

Tuấn



Hồng

đông

Thu

Loan

Nguyên


Oanh

Thúy
Kiên

Hường

Chú thích ______________ thích chơi với ai nhất
Những em khác không xác định
Từ sơ đồ này, nhân viên CTXH sẽ có thể biết được mối quan hệ giữa
các em với nhau và phương pháp tác động cụ thể tới từng em để hoàn
thiện tiến trình công tác xã hội với các em.

6


2. Tiến hành sinh hoạt nhóm
a. Nội dung hoạt động nhóm
Buổi Nội dung
B1
- quan sát lớp
học
- tổ chức trò chơi
cho các em
- tập vỗ tay theo
nhịp
B2
- Quan sát lớp
học

- Hát tập thể một
số bài
- Thông qua lớp
trưởng
- Phát biểu về
ước mơ
- Thông qua vở
kịch do lớp
đóng
- Dạy các em về
lắng nghe

Thời gian
Phụ trách
Thứ 2 ngày
10/12/2007

Thứ 3 ngày
11/12

B3

- Sinhn hoạt ở Thứ 4 ngày
phòng ngủ
12/12
- Bầu quản ca
- Hát cá nhân và
hát tập thể
- Kể chuyện dê
đen- dê trắng


B4

- Vấn đàm với
từng em
- Chơi trò chơi
- Thông qua mục
tiêu hát tốp ca
bài trống cơm
- Kể câu chuyện
bó đũa
- Vấn đàm cá
nhân
- Quan sát bữa ăn
- Quan sát giờ

B5
B6

Thứ 6 ngày
14/12

Thứ 7 ngày
15/12
Ngày 16/12
7


học
- Học và viết chữ

Braille, gửi lời
nhắn cho các
em
b. Tiến trình hoạt động nhóm
• Buổi 1: thứ 2 ngày 10/12/2007,19h40’
Tới trung tâm và quan sát các em đang học dưới sự giám sát của cô
Tâm, trao đổi với cô Tâm để biết tình hình của các em. Quan sát
không khí học tập, các hành động trao đổi qua lại của các em, cử chỉ
của từng em ra sao.
Tổ chức sinh hoạt nhóm, cho các em chơi trò chơi “thuyền ai”. Nêu
ra cách chơi và hướng dẫn các em chơi mẫu bằng tên của mình. Khi các
em đã nắm bắt được trò chơi và tham gia rất nhiệt tình thì có lời khen
ngợi và động viên các em.
Buổi sinh hoạt tạm thời kết thúc.
Kết quả : một số em chơi trò chơi khá nhanh như Tuấn, Oanh, Mơ, Thu.
Loan,.. các em như Kiên, Oanh, Thúy càn được chú ý nhiều hơn.
• Buổi 2 : thứ 3 ngày 11/12/2007, 19h30’
Tổ chức sinh hoạt cho các em, cho các em ngồi gần lại với
nhau,hát 1 số bài hát tập thể. Tổ chức cho các em nói về ước mơ sau
này của mình, và tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em muốn làm công
việc đó. Mỗi em có mơ ước khác nhau, Loan muốn làm ca sĩ vì em
thích hát, Đông thích đánh đàn oocgan vì được tặng 1 cây đàn oocgan,
Kiên thích làm thầy giáo nhưng vẫn chưa biết phải làm j để trở thành
thầy giáo,… Các em hơi ồn, chúng tôi dạy cho các em biết cách im
lặng và lắng nghe và lên tiếng suỵt để báo hiệu cho các em biết.
Nói với các em về việc sẽ tập chung 1 vở kịch, Kết thúc buổi làm
việc thứ 2.
Kết quả: các em đã mạnh dạn hơn nói về ước mơ của mình . các em
hay nói lặp lại và bị ảnh hưởng bởi ý kiến trước đó. Một số bạn hay
trêu nhau.

• Buổi 3 : 20h17’ ngày 12/12/2007
Buổi sinh hoạt trong phòng ngủ. Bắt đầu bằng việc yêu cầu một em
hát cá nhân, Tuấn là người xung phong. Mơ đọc tặng mọi người một
bài thơ “ Đàn gà con”.Sau đó mọi người bầu mơ làm quản ca, Mơ
đứng dậy bắt nhịp hát bài “ cả nhà thương nhau”.
Sau đó các em bảo tôi kể chuyện. Tôi kể chuyện “dê đen và dê
trắng” các em bắt lỗi tôi khi tôi dùng lời kể khác với câu chuyện, một
số em rất thuộc cau chuyện và kể lại cho mọi người nghe, các em còn
đóng kịch câu chuyện này.

8


Kết quả: trong buổi sinh hoạt Thu và Thúy hơi nghịch và làm ồn,
Dông hay chạy ra ngoài. Các em thuộc chuyện nhưng khá máy móc,
trong phòng khó theo dõi.
• Buổi 4 : 19h ngày 14/12/2007
Thúy và Loan về nhà, mọi người phân chia nhau nói chuyện lần
lượt với các em còn lại. Tìm hiểu được suy nghĩ tam tư tình cảm của
các em, các em thích chơi với ai, cảm thấy lớp học như thế nào, các
bạn ra sao,chuyện gia đình các em như thế nào,…
Tổ chức cho các em chơi lại trò chơi thuyền ai, sau đó đề nghị các
em hát 1 bài hát tập thể giao lưu với chúng tôi. Cả lớp hát bài trống
cơm, sau đó từng em đứng dạy hát cá nhan và hát như đang biểu diễn.
Cuối buổi tôi kể cho ác em nghe câu chuyện “bó đũa”, các em
nhanh nhẹn phát biểu ý kiến của mình về ý nghĩa câu chuyện, tôi
khuyên các em về sự đoàn kết,giúp đỡ, không nên cãi vã nhau như thế
mới tiến bộ được.
Kết quả : các em tham gia sôi nổi hơn, năng động suy nghĩ hơn
,nhưng có xu hướng lặp lại các sự vật trong trò thuyền ai.

• Buổi 5 : chiều 15/12/2007
Tiếp tục nói chuyện và nghe các em tâm sự về tình hình trong lớp,
về những ước mơ của mình. Đọc cho các em nghe bài thơ “ Tinh thần
ở trong lao ‘ của Bác Hồ và chép lại bằng chữ nổi cho các em, Hồng
chữa lỗi chính tả cho tôi rất kiên trì. Các em muốn nhìn thấy hình ảnh,
thích băng đĩa, vì các em từ nhỏ đã không thấy.
Quan sát bữa ăn của các em
Kết quả : các em rất thích những thông điệp chữ nổi, bữa ăn chưa
được đảm bảo, cần cải thiện điều kiện học tập, giúp các em đạt được
mơ ước.
• Buổi 6 : 18h ngày 16/12/2007
Dự buổi học của các em dưới sự giám sát của cô Tâm, quan sát thái
độ học tạp của từng em, việc các em giúp đỡ nhau học tập, em nào
chăm chỉ, em nào không học,… Trong lớp không khí khá nghiêm túc,
các em yên lặng và lễ phép.
Kết quả : cần có một cuốn nhật kí chữ nổi để tặng các em. Không
khí học khá nghiêm túc,có sự phân nhóm rõ rệt giữa các em về khả
năng học tập và mức độ chăm chỉ.
3. Lượng giá hoạt động nhóm và kết thúc
a. lượng giá hoạt động nhóm
Hoạt động nhóm kết thúc như dự kiến, có nhiều diều làm được và
nhiều điều chưa làm được.
- Làm được :
+ Phát triển mối quan hệ và tạo sự tin tưởng từ các em

9


+ Tác động của sinh hoạt nhóm và vấn đàm giúp các em tự tin, mạnh
dạn hơn trong giao tiếp, tạo điều kiện để các em giãi bày về bản thân,

đáp ứng được 1 phần nhu cầu giao tiếp,chia sẻ của các em.
+ Mang lại cho các em kiến thức về bài hát, trò chơi, kĩ năng tham gia
hoạt động nhóm : im lặng khi nghe người khác nói,...
- Chưa làm được : chưa đạt được mục tiêu chuyên môn là tăng
cường khả năng giao tiếp và khả năng tự lực của các em và chưa
đạt được mục tiêu sinh hoạt là có được 1 bài hát tập thể hoàn chỉnh
và một vở kịch để diễn.
- Khó khăn:
+ Thiếu kiến thức và kĩ năng chuyên môn
+ Các em tập chung theo dự án, có lịch sinh hoạt riêng, khó chèn
chương trình sinh hoạt vào lịch của các em.
+ Thiếu thốn về điều kiện chăm sóc ý tế, cơ sở vật chất giáo dục,
người giảng dạy, kinh phí.
b. dự kiến
Cần tiến hành hoạt động nhóm lần tiếp theo để có hiệu quả tích cực
hơn.
1) Nâng cao kĩ năng của nhân viên CTXH.
2) Lên một chương trình sinh hoạt trong cả giai đoạn, thống nhất
chương trình sinh hoạt cho cả các em và nhân viên CTXH.
3) Tiến trình sinh hoạt nhóm cần ghi chép đầy đủ, chụp ảnh, quay
phim được thì càng tốt.
4) Tìm kiếm dự án để hỗ trợ các em về mặt y tế, chăm sóc tâm lý,
nâng cao điều kiện giáo dục và đảm bảo sự tồn tại của lớp.
5) Liên hệ với 1 số tổ chức như KOTO, tổ chức dạy và học nghề cho
người khiếm thị để phối hợp thực hiện 1 số chương trình giao lưu,
đáp ứng nhu cầu của các em.
6) Cần sử dụng những phương pháp cụ thể phù hợp với các em có
điều kiện đặc biệt.

10



III. Tài liệu tham khảo
1. Ts.Mai Thị Kim Thanh, Nhập môn công tác xã hội, Nxb Đại Học Quốc
gia Hà Nội,2005.
2. ThS.Nguyễn Thị Thái Lan, giáo trình Công tác xã hội nhóm, Đại học
Lao Động – Xã Hội, 2008.
3. />
11



×