Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong thời kỳ đổi mới trong công cuộc công nghiệp hoá -
hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống con người được nâng cao,
cùng với sự phát triển của đất nước thì vẫn còn rất nhiều khó khăn, thử thách do
những mặt trái của kinh tế thị trường hiện nay mang lại. Xã hội ngày càng nhiều
vấn đề phức tạp do vậy trẻ em là những người phải chịu đựng những thiệt thòi
nhiều nhất. Vì trẻ em hiện nay là những mầm ươm của đất nước những chủ nhân
tương lai của đất nước; “trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”.
Đứng trước một xã hội đang chuyển biến sâu sắc trẻ em cần được chăm
sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn nói riêng là mục tiêu chính sách của Đảng Nhà nước ta đưa ra vì vậy em
muốn đóng chút sức nhỏ bé của mình để chung tay giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Với em là một sinh viên học về chuyên ngành Công tác xã hội, vì vậy em đã có
cơ hội được tìm hiểu về mô hình Làng trẻ em SOS, các hoạt động an sinh xã hội
ở đây cũng như áp dụng các kỹ năng công tác xã hội trong thực tế làm thực tập.
Cùng với đó giúp tôi có được những kiến thức và kỹ năng thực hành công tác xã
hội từ lý thuyết vào thực tiễn, giúp tôi biết thêm về những kíên thức, mạnh dạn
tự tin vào bản thân mình cũng như vào nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn.
Tuy vẫn còn nhiều thiếu sót do hạn chế về phương pháp, kiến thức, kỹ
năng thực hành, thời gian thực tập. Vì vậy tôi mong nhận được sự đóng góp của
thầy cô, cùng kiểm huấn viên để báo cáo đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Sinh viên
Nông Văn Thượng.
KHV: Bùi Quốc Hoàn
1
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
Phần I
Khái quát đặc điểm tình hình chung ở làng trẻ em SOS Hà
Nội,cơ sở thực tập công tác xã hội cá nhân, nhóm.
I.Đặc điểm tình hình chung làng trẻ em SOS Hà Nội và điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến công tác xã hội tại Làng
1 sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của tổ chức SOS
quốc tế.
1.1. sơ lược lịch sử phát triển của tổ chức SOS quốc tế
Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai để lại với những hoàn cảnh
khó khăn, những đúa trẻ bị mất đi mái ấm sự che trở và gia đình của nình.Để
khắc phục hậu quả đó và đem lại tuổi thơ và mái ấm cho các em, làng quốc tế trẻ
em được thành lập 1949.
Dựa trên ý tưởng của tiến sỹ Herman Gmerner. Ông là công dân nước Áo,
sinh năm 1919. với sự giúp đỡ của bạn bè và tình yêu trẻ của ông, ông đã thành
lập làng trẻ SOS.
Năm 1955 : 10 năm sau kkhi xây dựng làng trẻ đầu tiên.20 Làng trẻ em
SOS đã được ra đơi tại Áo, Pháp, Đức và Ý .Năm 1969 tổng số các dự án làng
trẻ em SOS trên toàn thế giới là 68 ( 09 ở châu Âu, 15 ở La Tinh và 14 ở Châu
Á). Năn 1993 trên toàn thế giới đã có 1147 dự án trong đó có 316 làng trẻ SOS ở
122 nước, có rất nhiều trẻ em, thanh thiếu niên đươc chăm sóc tại cơ sở làng trẻ
SOS. Hội viên giúp đỡ làng trẻ SOS hoạt động của làng trẻ tới 6 triệu người.
1.2. Sự hình thành làng trẻ SOS ở việt nam.
Làng trẻ em quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh được thành lập đầu
tiên ở Việt Nam năm 1967 dưới thời ngụy Sài Gòn, đến năm 1975 phải ngừng
hoạt động do tình hình chính trị lúc đó.
Năm 1987 dưới sự chấp nhận của chính phủ, bộ lao động thương binh xã
hội đã ký cùng tổ chức SOS quốc tế hiệp định hợp tác và phát triển các làng
KHV: Bùi Quốc Hoàn
2
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
SOS ở việt nam, đồng thời thành lập lại làng ở Gò Vấp và thành lập Làng Trẻ
SOS ở Hà Nội.
Năm 1989 thành lập Làng Trẻ SOS ở Đà Lạt và Vinh.
Năm 1990 thành lập Làng Trẻ SOS ở Đà Nẵng.
Năm 1993 thành lập Làng Trẻ SOS ở Đà Nẵng
Năm 1993 thành lập Làng Trẻ SOS ở Hải Phòng và Cà Mau.
Năm 1995 thành lập Làng Trẻ SOS ở Việt Trì, Khánh Hòa, Bến Tre.
Đến nay tổng số làng trẻ SOS ở Việt Nam là 12 đang xây dựng 2 dự án
làng trẻ em SOS mới và đang hoạt động trong tổng số 33 dự án có 10 trường
phổ thông Herman Gmerner, 10 trường mẫu giáo, 05 khu lưu xã thanh niên , 01
trung tâm y tế khám chữa răng ở Đà Lạt và 01 trường nghề ở Việt Trì.
1.3. Lịch sử hình thành và phát triền của làng trẻ em SOS Hà Nội
Năm 1988 quyết định số 3286/QB-UB ngày 14/07/1980 của ủy ban nhân
dân thành phố Hà Nội, về thành lập Làng trẻ em SOS Hà Nội.với nhiệm vụ
chính là chăm sóc và giáo dục trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi và trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn của Hà Nội.
Từ cuối năm 1988 –cuối năm 1989;triển khai xây dựng khuôn viên Làng
trẻ SOS Hà Nội.
Tháng 1/1990; Làng trẻ em SOS được thành lập và chính thức đi vào hoạt
động.
Năm 1991-1992; khánh thành và đi vào hoạt động trường Mẫu Giao có 3
lớp với cơ số là 100 cháu
Năm 2000 khánh thành và đi vào hoạt động khu lưu xá thanh niên thuộc
Làng trẻ SOS Hà Nội, với cơ số là 48 nam thanh niên từ 14 đến 18 tuổi
Năm 2003 khánh thành và đưa vào hoạt động 2 xưởng hướng nghiệp gồm
: nghề điện dân dụng và nghề mộc trong khuôn viên lưu xá thanh niên
Năm 2009 xây dựng và đưa vào sử dụng khu nghỉ hưu cho các bà mẹ , bà
dì SOS .trong những năm qua Làng trẻ em SOS Hà Nội đã nhận dược sự động
viên khen thưởng kịp thời từ các cấp lãnh đạo trung ương và thành phố
KHV: Bùi Quốc Hoàn
3
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
Bằng khen của thủ tướng chính phủ năm 1993 và năm 2007
Bằng khen của bộ trưởng lao động TBXH. Và chủ tịch ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội . Trong các năm 1991, 1992 ,1994,1995, 1996, 1997,1998,
1999, 2001,2002,2003,2004,2005, 2006, 2007, 2008.
Số trẻ hiện đang được nuôi dưỡng tại Làng và Lưu xá thanh niên:200
Số trẻ được tào tạo dạy nghề, có việc làm ổn định, hòa nhập xã hội:170
Các em đỗ tốt nghiệp PTTH hàng năm đạt 98-100%
Số trẻ đã lập gia đình :83
Trong những năm qua, Làng trẻ em sos Hà Nội Đx nhận được sự khen
thưởng kịp thời từ các cấp lãnh đạo Trung ương và thành phố
2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến việc
thực hiện công tác xã hội tại làng.
2.1. Điều kiện tự nhiên
Làng trẻ em SOS Hà Nội có vị trí dịa lý khá thuận lợi cho việc giúp đỡ
đối tương, khuôn viên rộng rãi, một mặt giáp đường Phạm Văn Đồng và nằm
trên trục đường giao thông lớn , gần các trường ĐH lớn, điều này tạo điều kiện
rất thuận lợi cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ của đội ngũ nhân viên và lao
động tại làng. Mặt khác đây còn là một điều kiện thuận lợi giúp đỡ đối tượng có
cơ hội tiếp cận với sự phát triền của xã hội
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Về mặt kinh tế, làng trẻ em SOS Hà Nội cũng như các làng khác trong hệ
thống làng SOS quốc tế luôn được bảo đảm ở mức độ phù hợp với nhu cầu phát
triển của xã hội. Thể hiện ở mức độ trợ cấp cho đối tượng và các mục tiêu chiến
lược luôn được thay đổi một cách phù hợp với thực tế của sự phát triển xã hội.
Sự phát triển tiến bộ của xã hội đem lại những thành tựu quan trọng giúp
cho công tác chăm sóc, giáo dục, quản lý hồ sơ của đối tượng trở nên đơn giản
và hiệu quả hơn.
KHV: Bùi Quốc Hoàn
4
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
3. Hệ thống tổ chức bộ máy:
Theo sơ đồ hệ thống cơ cấu tổ chức của Làng, Làng trẻ SOS Hà Nội quản lí
theo trực tuyến, Ông Nguyễn Tiến Dũng là gián đốc đứng đầu Làng. Người
trách nhiệm cao nhất có quyền quyết định các vấn đề của Làng là người chịu
trách nhiệm pháp lí về những hoạt đông của Làng trước cơ quan pháp luật và cơ
quan quản lí cấp trên.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Làng gồm các tổ:
Tổ hành chính :Gồm có 7 nam và 1 nữ. Trong đó có 03 cử nhân Đại Học,
Cao Đẳng còn lại là trình độ trung cấp và sơ cấp. Có nhiệm vụ quản lý thủ tục
hành chính, các quá trình xét duyệt hồ sơ, giúp ban giám đốc thực hiện nhiệm vụ
thu, chi quản lí nguồn kinh phí hoạt động của Làng, ngoài ra tổ chức tiếp đón
các đoàn khách tới thăm, thực hiên việc báo cáo tổng kết công tác quản lí đối
tượng .
KHV: Bùi Quốc Hoàn
Giám đốc
Bộ phận
hành
chính
Đối
tượng
Bộ phận
mẫu giáo
Bộ phận
giáo dục
Gia đình
( Mẹ, Dì)
5
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
Tổ giáo dục: Gồm có 6 cán bộ, 4 nam và 2 nữ, trong đó có thạc sĩ và cử
nhân . có nhiệm vụ chuyên môn về công tác giáo dục tư vấn, hướng nghiệp, giải
quyết việc làm và tổ chức cho trẻ tái hòa nhập cộng đồng. Ngoài ra trợ giúp
cùng giáo dục con cái cùng các bà mẹ củng cố mối quan hệ giữa thanh niên lưu
xá và các bà mẹ và anh chị em trong Làng đồng thời giải quyết các vấn đề
vướng mác của các em khi tái hòa nhập cộng đồng. Tổ chức các hoạt động ngoại
khóa văn hóa, văn nghệ, TDTT
Tổ Mẫu giáo: Gồm có 8 giáo viên đều là nữ, có trình độ Cao Đẳng và Đại
Học
Có nhiệm vụ giáo dục trẻ mẫu giáo, cùng ban giám đốc quản lí các em nhỏ
trong làng. Liên kết với các đơn vi địa phương giáo dục trẻ ở độ tuổi mẫu giáo.
giúp các mẹ nuôi dưỡng trẻ nhỏ
Đội ngũ các bà mẹ và các Dì: Hiện láng trẻ sos Hà Nội có 16 bà mẹ, 7 bà
dì.các mẹ là trụ cột quán xuyến toàn bộ gia đình, kết hợp với ban giám đốc quản
lí trẻ em. Các bà mẹ cũng được tuyển chọn kỹ lưỡng, có trình độ chuyên môn và
hàng tháng vẫn tổ chức tập huấn cho các mẹ về kỹ năng chăm sóc và nuôi
dưỡng trẻ.
4. Mục tiêu hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của Làng trẻ sos Hà Nội
4.1Mục tiêu hoạt động của Làng trẻ em sos Hà Nội
Làng trẻ sos Hà Nội là một đơn vị hành chính, một bộ phận không thể tách
rời của Tổ chức Làng SOS Việt Nam và đại gia đình Làng trẻ en SOS Quốc tế.
Làng trẻ em SOS Hà Nội mang đến cho các em hình ảnh một người mẹ và một
mái ấm gia đình thực sự cho những trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi và những trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Làng trẻ SOS Hà Nội dựa trên nguyên lí hoạt động về sự phát triển của trẻ
em được dựa trên 4 nguyên lý cơ bản do tiến sĩ Hermann Gmeiner sáng lập
Bà mẹ : các trẻ được chăm sóc và nuôi dưỡng bởi bàn tay của một người
mẹ. Bà mẹ SOS sống trong ngôi nhà gia đình với những đứa trẻ được giao.
KHV: Bùi Quốc Hoàn
6
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
Trông nom và có trách nhiệm mang đến cho trẻ em sự yêu thương, sự an toàn
với sự che trở bởi bàn tay của một người mẹ thực sự.
Anh chị em:các em trai và em gái ở các độ tuổi khác nhau vào Làng sống
và lớn lên trong một gia đình như những người anh chị em ruột. Khi đón trẻ vào
làng các anh chị em ruột được sống trong cùng một gia đình SOS. Cùng được
phát triển dưới ngôi nhà đầy tình nghĩa ấy.
Ngôi nhà :bản thân mỗi gia đình sos là một ngôi nhà không khí thân thiện
trong mỗi gia đình. Chính là sợi giây tình cảm kết nối các thành viên trong cùng
một gia đình.
Làng :Làng là một cộng đồng không thể tách rời, làng giúp cho trẻ có ý
thức nhận biết và cảm giác mình là 1 phần của một ngôi Làng sos. Ngôi làng là
cầu nối với khu dân cư xung quanh và là nơi để gặp gỡ những thành viên cộng
đồng dân cư tại địa phương. Đó là mục tiêu hoạt động của Làng trẻ em sos Hà
Nội đảm bảo tất cả những điều kiện tốt nhất cho các em có những hoàn cảnh khó
khăn tái hòa nhập cộng đồng.
4.2 chức năng, nhiệm vụ làng trẻ em SOS Hà Nội
4.2.1. chức năng
Làng trẻ em sos Hà Nội thể hiện chức năng đón nhận và chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ em mồ côi không nơi nương tựa trên địa
bàn Hà Nộ và các tỉnh lân cận. Những trẻ em được tiếp nhận vào Làng theo quy
định của tổ chức SOS, có sự hướng dẫn của Sở LĐTB và XH cùng văn phòng
điều hành các Làng SOS Việt Nam .
4.2.2 Nhiệm vụ
Làng trẻ SOS Hà Nội, đơn vị thuộc Sở LĐTBXH Hà Nội và văn phòng
điều hành SOS Việt Nam có cac nhiệm vụ sau :
Đón nhận Chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý trẻ em
Tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện
Hướng nghiệp, tư vấn và tìm kiếm việc làm
Tư vấn tái hòa nhập cộng đồng
KHV: Bùi Quốc Hoàn
7
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
Ngoài các chức năng,nhiệm vụ nói chung thì mỗi bộ phận lại có chức
năng nhiệm vụ của mình mục đích hướng về những điều tốt đẹp nhất danh cho
những trẻ em thiệt thòi, vì mầm xanh của đất nước
5. Các đối tượng xã hội được Làng trẻ em SOS Hà Nội đón nhận
Làng trẻ em SOS Hà Nội là một cộng đồng làng nhận và chăm sóc nuôi
dưỡng những trẻ em có những hoàn cảnh khó khăn thuộc Hà Nội và các tỉnh lân
cận
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Trẻ em mồ côi cha lẫn mẹ
Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ. Những người còn lại không đủ khả năng nuôi
dưỡng con như tàn tật hoặc bố, mẹ ly dị
Độ tuổi; đối với nam từ 0 – 6 tuổi, nữ 0- 8 tuổi
Có tình trạng sức khỏe bình thường, không tàn tật, không thiểu năng trí tuệ,
không nhiễm các bệnh xã hội , như HIV/AIDS
Trẻ em được chăm lo đủ điều kiện có thể phát triển về mặt thể chất, tinh
thân và trí tuệ.có thể dủ diều kiện tái hòa nhập xã hội xây dựng một cuộc sống
tốt đẹp hơn,góp phần phát triền đất nước
6.Các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại Làng Trẻ SOS Hà Nội
6.1 Các mức trợ cấp, phụ cấp sinh hoạt, học tập
Chế độ ăn uống ngủ nghỉ đảm bảo theo đúng chế độ thì hàng tháng trẻ
được hưởng chế độ sau:
Tiền ăn: 350.000/tháng/trẻ từ 12 tuổi trở lên, 270.000đ/tháng/trẻ 11 tuổi trơ
xuống
Tiền mạc:90.000đ/ tháng /em
Tiền học: 150.000đ/tháng/em học mẫu giáo: 260.000đ/tháng/em học tiểu
học
:trên 300.000đ/tháng/học THCS trở lên
Còn trẻ 1-3 tuổi mỗi tháng được trợ cấp tiền sữa
KHV: Bùi Quốc Hoàn
8
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
Ngoài ra trẻ en gái dậy thì thì mỗi tháng được trợ cấp 30.000đ tiền vệ sinh.
Tất cả các khoản tiền như Đoàn, Đội, quỹ phụ huynh, quỹ lớp, tiền tiêu vặt với
trẻ sống ỏ lưu xá thah niên. Tiền học cụ với trẻ học nghè đều được Làng cấp
6.2 Hoạt động chăm sóc y tế
khi vào Làng trẻ em được khám chữa bệnh ban đầu: kiểm tra về sức khỏe,
chụp Xquang, thử máu hội chuẩn, lâm sàng
làng thành lập ban y tế luôn chăm sóc, khám chũa bệnh cho các em chu đáo
và cấp phát thuốc kịp tời các gia đình, mỗi gia đình có một tủ thuốc y tế để sơ cứ
ban đầu cho các bệnh nhẹ:cảm cúm, nhức đầu
6.3 Hoạt động chăm sóc đời sống tinh thần
Thường xuyên tổ chức cho các em vui choi, giải trí, tham gia giao lưu văn
hóa, văn nghệ thể dục thể thao tại làng với các nơi khác. Ngoài việc học ở nhà
trường và ở nhà các em luôn được mẹ hướng dẫn những công việc nhà như dọn
dẹp nhà của, chăm sóc vườn hoa cây cảnh. Tạo liềm vui trong lao động, vao thơi
gian rảnh các em có thể xem tivi, đọc báo, đọc truyện. Làng thường xuyên tổ
chức cho trẻ em đi thăm quan vào những ngày nghỉ lễ, và tao điều kiện chi các
em về thăm người thân trong gia đình tai quê nhà đay cũng là cơ hội để các em
tái hòa nhập cộng đồng, xóa bớt mặc cảm, tự ti
Ban lãnh đạo cũng rất quan tâm tới việc phát hện và đâu tư cho các tài
năng,năng khiếu bằng cách mở các lớp hội họa, thể thao, văn nghệ, am nhạc, nữ
công ra cháng, tổ chức các cuộc thi thu hút các em.đảm bảo cho các em có được
nhưng hoạt động vui vẻ và bổ ích tạo cho các em gần nhau hơn.
6.4 Hoạt động giáo dục đối tượng.
Có nhiều hoạt động giáo dục đối tượng dưới nhiều hình thức khác nhau,
bao gồm:
Hoạt động giáo dục công dân
Giáo dục văn hóa
Giáo dục pháp luật
Giáo dục giới tính
KHV: Bùi Quốc Hoàn
9
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
Các kết qua đạt được trong hoạt động giáo dục:Trong năm học vừa qua số
trẻ em trong Làng hầu hết đạt hạnh kiểm tốt và khá
Tỷ lệ các em đạt kết quả học tập xuất sắc, giỏi và khá chiếm xấp xỉ 70%
Tỷ lệ các em đi học đại học, cao đẳng ngày càng cao
Chưa có em nào sa vào các tệ nạn xã hội
6.5 Hoạt động hướng nghiệp, dạy ghề cho đối tượng.
Trong những năm qua Làng luôn coi trọng hoạt động hướng nghiệp cho các
em. Làng có thành lập một ban hướng nghiệp nhằm giúp đỡ các em trong ông
tác hướng nghiệp dạy nghề.
Kết hợp với các chuyên gia,cán bộ tư vấn, tư vấn cho các em về các quy
chế tuyển sinh, tỷ lệ thi sinh, thị trường lao động việc làm, thông tin lao động
việc làm. Đồng thời kết hợp với các đơn vị liên quan như Trung tâm xúc tiến
việc làm của thành phố Hà Nội, của sở LĐTB –XH, các công ty, xí nghiệp trên
địa bàn thành phố nhằm giúp giới thiệu việc làm, giải quyết việc làm cho các
em.
6.6 Tư vấn tái hòa nhập cộng đồng
Khi các em đã được học hành và kiếm được công việc ổn định,đảm bảo
nhu cầu sinh hoạt và nuôi sống bản thân thì Làng sẽ cho các em trở về với gia
đình và hòa nhập với cuộc sống xã hội. Các em rời Làng nhưng vẫn luôn lưu
giữ, dành những tình cảm sâu nặng cho các me, anh chi em và các cán bộ nhân
viên trong Làng.
7Vai trò của cơ sở trong bối cảnh cộng đồng
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay đất nước ngày cành phát triển để trèo
lái con thuyền ấy, đi tới những tầm cao. Thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng những
mầm xanh của đất nước là vô cùng quan trọng, kéo theo sự phát triển kinh tế là
sự phân hóa về tạo ra mặt trái của nền kinh tế. Có các gia đình quyên đi trách
nhiệm nuôi dậy các em,hoặc gia đình găp nhiều khó khăn, mất mát trong cuộc
sống và người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong cuộc sống chính là các em.vì vậy
các em cần được chăm sóc, bảo vệ để co đủ điều kiện khi em bước vào đời, điều
KHV: Bùi Quốc Hoàn
10
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
đó Làng trẻ SOS Hà Nội đã nuôi dưỡng và chăm sóc giúp đỡ những trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn. Nhằm đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng một tinh thần
hướng đạo của dân tộc và cũng là chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong
chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Làng trẻ sos đã không ngừng thúc đẩy sự
phát triển đi theo đúng hướng và mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước.
Làng đã nhận và nuôi dưỡng các em có hoàn cảnh khó khăn sau khi tái hòa nhập
công đồng nhiều em đã thi đỗ các trường ĐH,CĐ,ra trường và làm việc ở các
công ty với những mức lương thu nhập cao, đảm bảo đời sống và cung ứng đầy
đủ điều kiện xã hội.
Vai trò của Làng trẻ SOS Hà Nội . Đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh
cộng đồng hiện nay giải quyết những vấn đề của trẻ em, mang lại niềm vui cho
các em tạo dựng một công đồng tốt đem lại mái ấm cho tất cả nững em nhỏ gặp
thiệt thòi trong cuộc sống.
Làng trẻ sos là mái ấm của cac em có nhưng hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
cần được giúp đỡ.đóng góp một phần quan trọng trong sụ phát triển đất nước.
8.Ý kiến nhận xét của sinh viên về cơ sở
Trong qúa trình thực tập cũng như tiếp cận tại cơ sở tôi nhận thấy một điều:
Đội ngũ nhân viên lãnh đạo Làng đáp ứng tốt về mặt trình độ, có thể lãnh
đạo và duy trì hoạt động của Làng đảm bảo tốt về mặt quản lý mang lại sự sáng
tạo và phát triển cho Làng.
Đội ngũ công nhân viên không những đầy đủ về trình độ, khả năng mà còn
rất nhiệt tình trong công việc, luôn có tinh thần vun đắp yêu thương với mỗi trẻ
trong Làng, luôn luôn chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
đội ngũ cán bộ cho phù hợp và đáp ứng một cách hiệu quả trong công việc của
Làng
Có những người mẹ yêu thương, nhiệt tinh dành hết tâm huyết của những
người phụ nữ dành cho những đứa con của ngôi nhà, với những khuôn mặt phúc
hậu và những mái tóc pha sương bởi sự lo toan và tất bật của công việc gia đình
KHV: Bùi Quốc Hoàn
11
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
Làng Trẻ Em SOS Hà Nội được xây dựng trên một khu đất thuộc Mai Dịch
– Cầu Giấy có diện tích là 2ha khuôn viên rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xây dựng và thiết kế quy hoạch nhà cửa, khuôn viên, đường đi lại phù hợp cho
việc chăm sóc nuôi dạy trẻ
Làng trẻ sos HN được phân bố thành 2 khu nhà: trụ sở Làng và khu lưu xá
thanh niên
Trụ sở Làng đảm bảo điều hành mọi hoạt động của Làng
Trong Làng có 16 ngôi nhà mang tên 16 loài hoa là những ngôi nhà đầy
tình thương và ấm áp, mang lại sự an toàn cho các em, tình cảm đặc biệt mà con
người dành cho con người.
Làn trẻ SOS Hà Nội, luôn được yêu thương chăm sóc, luôn nhận được sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước dành cho Làng
Các bộ ngành và doanh nghiệp tài trợ, đảm bảo đầy đủ điều kiện cho sự
phát triển thể chất và tinh thần của mỗi trẻ em mang lại niềm vui cho các em
Làng trẻ em sos Hà Nội . Là một cộng đồng đầy tình thương và luôn có sự
gắn kết với nhau đem lại nhũng điều kiện tốt đẹp nhất.
KHV: Bùi Quốc Hoàn
12
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
Phần II : Thực hành công tác xã hội vơi cá nhân, nhóm
I. Thực hiện công tác xã hội cá nhân
1. Lý do Bối cảnh lựa chọn thân chủ
Sau khi làm việc với cán bộ kiểm huấn viên và sinh hoạt với các em tại
khu lưu xã thanh niên hàng ngày tôi biết mỗi em ở đây đều có một hoàn cảnh
khác nhau vì những lý do hoàn cảnh khác nhau đấy mà không được sống mái ấm
tình thương của gia đình, bố mẹ và tôi thấy em Thưởng chưa có sự tự tin, ăn nói
chưa vững vàng. Qua những lần tiếp xúc với Thưởng, Tôi thấy tính cách của em
cũng có tính cách thật thà. Qua đấy tôi đã có ấn tượng khi tiếp xúc với em, Tôi
thấy những vấn đề của em cũng là những lý do để tôi có dịp được lam việc với
em tại khu lưu xã làng trẻ em SOS Hà Nội. Với lý do đấy tôi quyết định chọn
em Thưởng là thân chủ của tôi, bằng những kỹ năng bài học lý thuyết ở trên lớp
của tôi sẽ giúp được em phần nào để em có một niềm tin, tâm lý vào cuôc sống
tương lai của em có thể để em vững vàng và tự tin khi bước ra ngoài xã hội và
bước vào những trường Đại Học mà em ước mơ.
Qua những thông tin tìm hiểu được tôi tóm lược vài nét về em Thưởng
như sau :
Họ và Tên: Trương Văn Thưởng
Năm sinh: 28/04/1994
Giới tính: Nam
Năm vào làng: 2005
Sang khu lưu xã thanh niên: 2009
Tình hình sức khoẻ của em: khẻo mạnh bình thường không dị tật.
2. Đặc điểm chung của em Trương Văn Thưởng
TVT sinh năm 1994, quê Sóc Sơn – Hà Nội, học sinh lớp 11 trương
THPT Hecmann ngay cạnh khu Lưu xá Thanh niên. Em thưởng sinh ra trong
một gia đình còn nhiều khó khắn, bố mẹ mất sớm ở cùng anh chị rồi được đón
vào Làng trẻ Em SOS Hà Nội từ năm 2005, sang LXTN năm 2009. Sống trong
KHV: Bùi Quốc Hoàn
13
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
LX… Khi học tập không tốt các cô chú đều nhắc nhở em. Tôi biết thời gian
này em không được học tốt cho lắm.
3. Xác lập vấn đề của thân chủ và lựa chọn vấn đề ưu tiên.
* Nguồn thong tin thu thập được: Thông tin của thân chủ được cung cấp
qua các nguồn sau:
Quá trình bản thân của thân chủ
Qua cán bộ kiểm huấn viên
Từ những tài liệu có lien quan và một số nguồn tin khác.
Tóm lại do đời sống trong XH hiện tại nên em không giữ được lập trường
khi quan hệ giao lưu với bạn bè, nên không tránh khỏi những khuyết điểm.
4. Ưu điểm và nhược điểm của thân chủ
* Ưu điểm:
Em Thưởng là một người nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt, em tham gia tích
cực vào các hoạt động thể thao như bong đá, bóng bàn. Biết yêu thương anh chị
em, có ước mơ cao cả, thích hcọ những môn tự nhiên, có thể tự chăm sóc cho
bản thân, biết giúp đỡ mọi người.
* Nhược điểm:
Lập trường không vững vàng, chưa phát huy được hết khả năng của bản
thân, thiếu thốn tình cảm chăm sóc của bố mẹ từ nhỏ. Chưa học đều các môn.
5. Tiến trình làm việc với thân chủ.
Giai đoạn 1: tiếp cận và khám phá.
Trong quá trình thực tập tại cơ sở Làng trẻ SOS đặc biệt là anh Kiểm huấn
viên Bùi Quốc Hoàn và cán bộ quản lý bên Lưu xá Thanh niên đã giúp đỡ tôi
tiếp cận và làm việc với thân chủ, bằng những kỹ năng quan sát nhận biết đối
tượng, lắng nghe và kỹ năng chia sẻ, kỹ năng đặt câu hỏi trò chuyện để tac
nghệp trực tiếp với thân chủ.
Bảng kỹ năng tiếp cận thân chủ:
Kỹ năng Mục đích Thực hiện
KHV: Bùi Quốc Hoàn
14
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
Kỹ năng đặt câu
hỏi quan sát lắng nghe
và cảm nhận
Giúp thân chủ cảm
nhận được sự quan tâm,
chia sẻ
Thu thập thông tin
Nói chuyện và chơi
bóng bàn với thân chủ, tạo
mối quan hệ thân thiện với
thân chủ.
Qua sát hành
động
Hòa nhập cho thân
chủ thấy được sự thân
thiết và gần gũi
Nói chuyện, quan sát
cử chỉ hành động cảu thân
chủ.
Tạo điều kiện
thuận lợi cho thân chủ
Tạo sự tin tưởng
cho thân chủ
Qua các cử chỉ như gật
đầu, bắt tay, nụ cười thân
thiện, thái độ ngồi im không
nói gì của thân chủ.
Thực hiện tiếp cận
Kỹ năng Nội dung Kết quả
Kỹ năng quan
sát
Sinh hoạt hàng
ngày của thân chủ.
Cử chỉ, thái độ
của thân chủ với các
bạn và mọi người xung
quanh.
Quá trình nói
chuyện, tình trạng sức
khỏe của thân chủ.
Thái độ của mọi
người với thân chủ.
Nói nhiều và hay chơi
bóng đá.
Sức khỏe bình thường.
Mọi người trong lưu xá
đều hòa đồng và yêu quý, tôn
trọng.
Hỏi thăm tình Có thích học thêm, thích
KHV: Bùi Quốc Hoàn
15
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
Kỹ năng truyền
đạt trò truyện và
khuyên bảo và lắng
nghe.
hình học tập và sở thích
cuộc sống của thân chủ.
Lắng nghe thân
chủ nói về khó khăn
gặp phải của thân chủ.
đá bóng và chơi thể thao, thích
chơi game, thích làm người lớn.
Nhân viên xã hội:
Luôn thiết lập mối quan hệ thân thiện với thân chủ, cùng nhau chơi bóng
bàn và tổ chức đá bóng, chia sẻ hoạt động hàng ngày, chơi các trò chơi, luôn
lắng nghe, quan sát, tìm hiểu sự thân thiết của thân chủ.
Những khó khăn:
Quá trình tiếp cận còn gặp khó khăn, kỹ năng của tôi chưa đảm bảo, chưa
tạo được cảm giác gần gũi nhiều với thân chủ.
Do môi trường ít gặp được thân chủ, do công việc và điều kiện, hoàn cảnh
giúp đỡ thân chủ rất ít.
Quá trình tiếp cận và đạt câu hỏi, thấu hiểu chưa đảm bảo, kỹ năng truyền
tải chưa rõ ràng.
Thân chủ chưa hiểu nên chưa có sự cởi mở, nhân viên xã hội vận dụng
các kỹ năng chưa linh hoạt.
Thuân lợi:
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ hướng dẫn làm việc tại cơ sở.
Được sự giúp đỡ của chú Vinh cán bộ quản lý khu lưu xá thanh niên tạo
điều kiện tiếp cận với đối tượng, sự cố gắng vượt qua mọi cản trở của thân chủ
và cùng được sự hợp tác của thân chủ.
KHV: Bùi Quốc Hoàn
16
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
Sự giúp đỡ của các en trong khu lưu xá thanh niên cùng với đó là sự thiết
lập mối quan hệ giữa nhân viên xã hội với thân chủ đã giúp tôi tiếp cận được
thân chủ nhanh hơn.
Xác định vấn đề của thân chủ :
Trong quá trình nói chuyện và tiếp cận thân chủ luôn tỏ ra thái độ không
thích hợp tác nên gây khó khăn cho nhân viên công tác xã hội: Em ham chơi
bóng bàn, bóng đá, chơi game, lười học.
Qua quá trình thu thập thông tin từ cán bộ kiểm huấn viên đều nhận xét
đối tượng có những đặc điểm và vấn đề của thân chủ nên cần tới nhân viên công
tác xã hội giúp đỡ.
Vấn đề Nguyên nhân Tích chất của vấn
đề
Luôn có thái độ
người lớn thích thể hiện và
chơi bóng
Do tâm lý lứa tuổi
mới lớn lứa tuổi thiếu
niên.
Cần giải quyết theo
quá trình thời gian.
Có tính lười học
nhắc nhở hay có thái độ.
Có tính hay sở hữu
vật dụng của người khác
Do lớn lên cùng với
các anh chị cũng có những
biểu hiện như vậy nên
cũng có thể nói là có biểu
hiện theo.
Cần giải quyết và có
sự giúp đỡ về mặt tâm lý.
Giai đoạn 2: Đánh giá và thiết lập kế hoạch giúp đỡ.
Dánh giá mức độ thân chủ: Vấn đề của thân chủ lười học ham chơi thích
thể hiện người lớn thái độ và vấn đề của thân chủ đều có thể giải quyết được đó
cũng chỉ là quá trình tâm lý của thiếu niên, qua học kĩ năng công tác xã hội tôi
và em có thể cùng nhau giải quyết thông qua kế hoạch.
KHV: Bùi Quốc Hoàn
17
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
Kế hoạc quý độ.
Mục tiêu
Các hoạt
động
Nguồn
lực và kinh phí.
Thời
gian
Mục
đích Kết
Quả
Tham vấn tâm
sự giúp đỡ thân chủ,
hiểu được và sửa
chữa những hành vi
thái độ sai làm của
mình.
Củng cố sự
thành công và niền
tin cho thân chủ
khuyến khích khả
năng tiếp thu động
viên học tập, hướng
cho thân chủ luôn có
hướng đi lên trong
học tập
Luôn tâm
sự với thân chủ
bằng những câu
chuyện chia sẻ
những kinh
nghiệm trong
cuộc sống đẻ
than chủ nhận
diện được thái
độ của mình.
Chia sẻ
và trơi đùa với
thân chủ.
Những buổi
chiều thân chủ
không đi học thì
tổ chức đá
bóng. Nhờ có
sự giúp đỡ của
các em trong
nhóm tâm sự
cùng anh Hoàn
(KHV).
Chú
Vinh là cán bộ
quả lý khu lưu
xá và cô vi là
cán bộ cấp
dưỡng.
Các bạn
của thân chủ.
Thu hút
thân chủ vào
nhóm hoạt
động và tổ
chức các chò
trơi như: trơi
bóng đá, bóng
bàn tạo sự đoàn
kết cho nhóm.
Lịch
hoạt động
hàng ngày
của thân
chủ đã
thông qua
quá trình
giúp đỡ.
Thân
chủ đã thấu
hiểu được
những lỗi
lầm của
mình.
Thân
chủ lập thời
gian biểu
cho mình để
có hời gian
trơi và thời
gian học
tập.
Tạo
được mối
quan hệ với
mọi người,
KHV: Bùi Quốc Hoàn
18
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
giúp thân
chủ có hứng
học bài.
Giúp đỡ thân
chủ tự tin hòa nhập
với mọi người luôn.
Luôn tập
chung vào nhóm và
giúp nhóm trong
những lúc tổ chức
thể thao.
Tạo không khí
đầm ấm cho
thân chủ.
Giúp
cho thân
chủ có thái
độ học tập
tốt hơn.
Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch.
Học thuyết Mục đích Kĩ năng Hệ thống
tham gia
Trị liệu và
nhận thức.
Tìm hiểu
nhận thức của thân
chủ liên quan đến
niền tin như sâu
rộng, lâu dài.
Thể thao kĩ
thuật trơi bóng
bàn, kĩ thuật trơi
bóng đá.
Nhân viên
xã hội Làng trẻ
em SOS Hà Nội
và lưu xá.
Chỉ ra những
niềm tin không hợp
lý của em Thưởng.
Kĩ thuật kể
chuyện và trò
chuyện.
KHV: Bùi Quốc Hoàn
19
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
Giúp thân
chủ đối mặt và thay
đổi những niềm tin
không phù hợp, để
có niềm tin mới và
nhận được sự chia
sẻ của mọi người.
Kĩ năng
nâng cao sự tự
nhận thức.
Kĩ năng trò
chuyện chia sẻ, kĩ
năng tạo niềm tin
Học thuyết Mục đích Kĩ thuật Hệ thống
tham gia
Thay đổi
hành vi
Giao lưu với
nhiều mối quan hệ
nhằm phtas huy tính
tự tin của thân chủ.
Tham gia
những hoạt động
làng mạnh của
trường lớp và Làng
SOS.
Lao động học
tập vui trơi với
nhóm thân chủ đã
biết tự định hướng
chi tương lai mình.
Thiết lập
các mối quan hệ
với bạn bè và xã
hội.
Kĩ thuật
giao nhiệm vụ
theo từng mức đọ
của thân chủ.
Kĩ thuật lập
lịch trình học tập
và hoạt động thể
thao.
Nhân viên
xã hội Làng trẻ
em SOS Hà Nội
quản lí khu lưu
xá, cô, chú bạn
bè trường học.
Trị liệu.
Sâu khi thực hiện kế hoạch bước này chúng tôi đã thực kế hoạch và mong
chờ những thay đổi của thân chủ. Lúc đầu thực hiện kế hoạch nhân viên xã hội
cũng gặp phải sự phản kháng của thân chủ, vì thế nhân viên xã hội cần sử dụng
KHV: Bùi Quốc Hoàn
20
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
và tham vấn biết áp dụng kĩ nawg công tác xã họi đã học, phân tích cho em hiểu
được và chấp nhậ sự giúp đỡ của nhân viên xã hội.
Phải là cho thân chủ tự tin, cảm giác an toàn khi ở bên mọi người cần phải
làm cho thân chủ cảm thấy hình ảnh của mình trong mắt mọi người vẫn luôn tốt
đẹp. giúp em lấy lại nghi lực quyết tâm học tập sẽ đạt được kết quả cao.
Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc.
Vơi việc sử dụng những kiến thức và kĩ năng công tác xã hội trong quá
trình tiếp xúc và làm việc với thân chủ, tôi đã thấy phần nào nên khuyến khích,
giúp đỡ thân chủ mạnh dạn hơn, tự tin hơn, biết vượt qua những khó khăn tâm lý
của mình, biết củng cố nghị lực vươn lên của thân chủ.
Điều quan trọng nhất là nhân viên xã hôi đã giúp thân chủ hòa đồng được
cùng với bạn bè tham gia học nhóm và tổ chức các chò trơi với nhóm.
PHÚC TRÌNH VẤN ĐÀM
Lần thứ nhất
Họ và tên: Trương Văn Thưởng
Sinh năm: 1994
Thời gian: 14h00 đến 14h15 thứ 4 ngày 08 tháng 09 năm 2010
Địa điểm: Tại phòng ở của em Thưởng
Phương thức trò chuyện:
Mục tiêu cuộc vấn đàm:
- Giới thiệu bước đầu làm quen với thân chủ
- Tạo lập mối quan hệ tốt với thân chủ
- Bắt đầu thu thập thông tin từ thân chủ
KHV: Bùi Quốc Hoàn
21
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
Qua một thời gian làm quen tìm hiểu với kiểm huấn viên tôi biết được một
số vấn đề cần được giúp đỡ của em Thưởng nên tôi chủ động đến gặp em
Thưởng.
Khoảng 13h30 tôi đến Lưu xá Thanh niên của Làng trẻ em SOS - Hà Nội
và tôi tự tìm đến phòng của em Thưởng được em mời vào phòng và tôi chủ động
nói chuyện và xin phép em để vấn đàm.
Nội dung của trò chuyện Kỹ năng sử dụng CTXH cá nhân
NVXH: Tôi đến phòng tìm em, tôi gõ
cửa. Em ra mở cửa!
NVXH: Chào em! Em có thể cho anh gặp
em nói chuyện được không?
TC: Dạ được anh ạ!
NVXH: Em có thể cho anh biết họ tên
đầy đủ của em được không?
TC: Vâng, họ tên đầy đủ của em là:
TRƯƠNG VĂN THƯỞNG
NVXH: Vậy em sinh năm bao nhiêu?
TC: Dạ em sinh năm 1994
NVXH: Hiện nay em đang học lớp mấy?
TC: Em đang học lớp 11 ạ.
NVXH: Em học ở trường nào vậy? Đi
học có xa không?
TC: Dạ Em học ở bên trường Hecmann
ngay cạnh đây thôi ạ.
NVXH: Thế em có thể cho anh biết nhà
em ở đâu được không?
TC: Dạ, nhà em ở Sóc Sơn ạ.
NVXH: Vậy bố mẹ em hiện đang làm
nghề gì?
TC: Dạ, Bố mẹ em mất rồi anh ạ!
KHV: Bùi Quốc Hoàn
22
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
NVXH: Anh xin lỗi đã hỏi như vậy?
TC: Không sao đâu anh ạ!
NVXH: Nhà em có mấy anh chị em?
TC: Nhà em có 7 anh chị em ạ!
NVXH: Vậy em là con thứ mấy trong nhà
TC: Em là thứ sáu còn có một em gái
cũng ở trong Làng, một anh trai và bốn
chị gái.
NVXH: Em có hay về thăm gia đình
không?
TC: Trước kia thì em thường xuyên về,
còn bây giờ thì em ít về, thỉnh thoảng
được nghỉ 4 đến 5 ngày thì em mới về.
NVXH: Anh và chị vẫn thường xuyên
vào thăm hỏi động viên em chứ?
NVXH: Thế em vào ở trong Lưu xá này
đã lâu chưa?
TC: Em vào ở trong lưu xá năm 2009
năm nay mới chỉ một năm thôi ạ!
NVXH: Vậy em bắt đầu vào là ở bên
Làng cùng mẹ à?
TC: Vâng, trước em vừa vào thì em ở bên
làng như em nói anh là em sang bên lưu
xá năm 2009
NVXH: Mà theo anh được biết là phòng
em ở 3 người phải không?
TC: Vâng, phải phòng em có 3 anh em.
Trước đấy là ở 4 người còn bây giờ thì ở
thoáng hơn một chút.
NVXH: Thế 2 bạn ở cùng em tên là gì
Khai thác thông tin.
Sử dụng câu hỏi mở và quan sát.
KHV: Bùi Quốc Hoàn
23
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
vậy? và 2 bạn đấy đang học lớp mấy hay
là học cùng.
TC: Một anh tên là Huy anh ấy năm nay
học lớp 12 rồi, còn một em tên là Đông
năm nay em ấy học lớp 10.
NVXH: Vậy mọi người ở với nhau có
hay cãi nhau không?
TC: Nói chung bọn em ở cũng vui rất ít
cãi nhau.
NVXH: Còn anh Hoàn, chú Vinh và cô
Vy ở đây có đối xử tốt với em không?
TC: Cô Vy và anh Hoàn thì tốt còn chú
Vinh có tốt nhưng quản lý nghiêm quá.
NVXH: Những ngày bị ốm đau chẳng
hạn thì ai là người chăm sóc cho em?
TC: Nhẹ thì cô Vi, còn ốm nặng thì cô
chú và các bạn đưa đi viện và khám.
Phân tích lượng giá
Qua phần làm quen với thân chủ NVXH đã chủ động làm quen, sử dụng
các kỹ năng CTXH cá nhân, bắt đầu đã đạt được các mục đích như: Tạo sự cởi
mở, chia sẻ thông tin với đối tượng. NVXH đã biết cách tách TC độc lập để
không bị TC lôi cuốn xa với các mục đích của mình. Bởi ban đầu đã biết được
các thông tin về tên tuổi, sử dụng những câu hỏi vừa phải phù hợp với thân chủ
tạo ấn tượng tốt.
NVXH nhận thấy lần đầu làm quen nên chủ động nói nhiều hơn và đã có sự
phản hồi của TC, đã duy trì và kế hoạch tiếp tục cho
KHV: Bùi Quốc Hoàn
24
Báo cáo thực tập SV: Nông Văn Thượng
PHÚC TRÌNH VẤN ĐÀM
(lần thứ hai)
Họ và tên: Trương Văn Thưởng
Sinh năm: 1994
Thời gian: Hồi 15h15 ngày 09 tháng 09 năm 2010
Địa điểm: Tại phòng ở của Kiểm huấn viên trong khu lưu xá.
Mục tiêu của cuộc vấn đàm
- Thu thập thông tin từ thân chủ
- Tạo lập quan hệ tốt từ thân chủ
Theo như buổi trước tôi đã hẹn với thân chủ tôi đến phòng TC, nhưng có
bạn ở đấy tôi dự thân chủ đến phòng KHV và tôi xin phép thời gian của em rồi
tôi tiếp tục vấn đàm.
Nội dung của vấn đàm Kỹ năng sử dụng CTXH cá
nhân
NVXH: Chào em! Cũng như ngày hôm qua anh
em mình nói chuyện rồi bây giờ em có thể bớt
chút ít thời gian ngồi nói chuyện với anh một
lúc được không?
TC: Vâng, được anh ạ!
NVXH: Anh chị có đối xử tốt với em không?
TC: (Mỉm cười rồi trả lời) có mọi người đối xử
với em rất tốt.
NVXH: Vậy ngoài anh đã lập gia đình ra thì em
còn có chị nào lập gia đình?
TC: Ngoài anh trai em ra thì còn có một chị gái
thứ 3 nữa.
NVXH: Tôi cũng quên hỏi chị thứ 3 đã lập gia
đình đấy tên là gì.
NVXH: Bây giờ em ở đây thích ở đây hơn hay
Tạo quan hệ trong giao tiếp
KHV: Bùi Quốc Hoàn
25