Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Hệ thống đào tạo phát triển nguồn nhân lực của công ty TOYOTA VIETNAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.57 KB, 15 trang )

Giới thiệu công ty ôtô Toyota Việt Nam:
Công ty ôtô Toyota Việt Nam là liên doanh giữa ba đối tác với số vốn góp 49,5 triệu
USD, trong đó:
Công ty ôtô Toyota Nhật Bản:

70%

Tổng công ty Máy động lực và Nông nghiệp Việt Nam:

20%

Tổng công ty KUO Singapore:

10%

Trụ sở chính của công ty đặt tại: Phường Phúc Thắng Thị xã Phúc Yên Tỉnh Vĩnh Phúc
Công ty có 1 chi nhánh tại Hà Nội, 1 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
Tổng số nhân viên: 1129 nhân viên (tính đến cuối tháng 2 năm 2008)
Sản phẩm: sản xuất và lắp ráp các loại ôtô cung cấp cho thị trường Việt Nam
Địa chỉ: Phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc

30 KM from
Hanoi

Hanoi

Vốn đầu tư : 49.5 triệu US$

Tỷ lệ góp vốn:

1. Toyota (Japan) :



70%
1

2. VEAM (Vietnam) : 20%


Cơ cấu tổ chức của công ty:

Hội đồng quản trị

Ban Giám đốc

Bộ phận
Hành chính và

Bộ phận

Bộ phận

Tài chính

Kinh doanh

Sản xuất

Chi nhánh

Chi nhánh


Hà Nội

TP Hồ Chí Minh

2


Giới thiệu hệ thống đào tạo phát triển nguồn nhân lực của công ty:
Công ty có hệ thống đào tạo cho tất cả các phòng ban. Tùy theo cấp độ và vị trí làm việc,
nhân viên được đào tạo theo các khóa học về chuyên môn, về quản lý, ngoại ngữ, tin học.
Đối với nhân viên mới (thời gian làm việc < 1 năm), đào tạo với nội dung sau:
Định hướng: nội quy, quy chế làm việc
Đào tạo chuyên môn, kiến thức căn bản cho hoạt động kinh doanh
Đối với nhân viên làm việc trên 1 năm, đào tạo theo các nội dung sau:
Tái định hướng (cập nhật thông tin)
Đào tạo chuyên môn
Kiến thức quản lý, giám sát, giải quyết vấn đề
Các khóa học khác: lái xe ôtô, tin học, ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật).
Phân tích kết quả nghiên cứu:
Bảng hỏi đảm bảo yếu tố khuyết danh và bảo mật thông tin. Thời gian cần thiết để mỗi cá
nhân điển thông tin vào bảng hỏi là 5 phút
Chọn mẫu:
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên, mẫu được chọn là 100 nhân viên trong công ty.
Bảng hỏi được phát trực tiếp tới từng cá nhân.
Xử lý số liệu:
Kết quả thu được sau khảo sát với tỷ lệ phản hồi 100%. Số liệu được cập nhật và xử lý
bằng phần mềm Excel.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu này tập trung vào hệ thống đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty
ôtô Toyota Việt Nam.


3


Kết quả nghiên cứu bao gồm các nội dung sau:
Câu 1. Chương trình đào tạo của công ty có ích cho công việc của bạn?
Câu 1
7%

2%

14%

28%

49%

Rất kém

Kém

Trung bình

Tốt

Rất tốt

Kết quả trả lời:
Rất kém:


chiếm tỷ lệ 2%

Kém:

chiếm tỷ lệ 14%

Trung bình: chiếm tỷ lệ 49%
Tốt:

chiếm tỷ lệ 28%

Rất tốt:

chiếm tỷ lệ 7%

Nhìn chung, chương trình đào tạo của công ty có ích cho đa số nhân viên.
Công ty đã đầu tư nhiều cho việc đào tạo nguồn nhân lực trong công ty như việc gửi nhân
viên đi học tập tại công ty mẹ (Toyota Nhật Bản) hoặc các nước khác trong khu vực. Với
những đối tượng này, họ được cung cấp kiến thức và cơ hội rèn luyện kỹ năng ở môi
trường làm việc chuyên nghiệp nên có phản hồi tích cực về chương trình đào tạo.
Tuy nhiên, số lượng câu trả lời ở mức độ trung bình còn nhiều. Kết quả này phản ánh
chất lượng đào tạo đang có nguy cơ không theo kịp với sự biến đổi của tình hình kinh
doanh cũng như sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

4


Câu 2. Cơ hội luân chuyển để phát triển nghề nghiệp trong công ty
Câu 2
1%


16%

5%
32%

46%

Rất kém

Kém

Trung bình

Tốt

Rất tốt

Kết quả trả lời:
Rất kém:

chiếm tỷ lệ 1%

Kém:

chiếm tỷ lệ 5%

Trung bình: chiếm tỷ lệ 32%
Tốt:


chiếm tỷ lệ 46%

Rất tốt:

chiếm tỷ lệ 16%

Số liệu này phản ánh kết quả tích cực của việc luân chuyển công tác để đào tạo phát triển
nhân viên.
Toyota là công ty có truyền thống lâu năm trong việc phát triển nghề nghiệp nhân viên
thông qua luân chuyển công tác. Việc luân chuyển giúp tránh sự nhàm chán đối với công
việc, giúp mở mang kiến thức cho nhân viên.
Mỗi vị trí làm việc trong công ty đều có bản mô tả công việc. Vì vậy, khi một người mới
được điều động đến vị trí công việc đó thì có sự hỗ trợ từ tài liệu, từ chỉ dẫn trực tiếp của
quản lý và đồng nghiệp. Đây là ưu điểm lớn trong cả hệ thống phát triển nhân lực của
công ty.
Ở cấp quản lý, mỗi người đều phải trải qua nhiều công việc khác nhau trước khi được đề
5


bạt. Do vậy, họ có cái nhìn toàn diện hơn đối với công ty. Điều này giúp ích rất nhiều
trong công tác quản lý của họ.
Câu 3. Bạn được học tập và phát triển thông qua công việc?
Câu 3
7%

1%

10%

36%

46%

Rất kém

Kém

Trung bình

Tốt

Rất tốt

Kết quả trả lời:
Rất kém:

chiếm tỷ lệ 1%

Kém:

chiếm tỷ lệ 10%

Trung bình: chiếm tỷ lệ 46%
Tốt:

chiếm tỷ lệ 36%

Rất tốt:

chiếm tỷ lệ 7%


Nhân viên mới được tuyển dụng, mặc dù có bằng đại học, cao đẳng hay trung cấp nhưng
khi làm việc vấn cần phải đào tạo lại theo yêu cầu công việc trong công ty. Vì có sự khác
biệt trong môi trường làm việc thực tế của công ty ôtô Toyota và kiến thức học trong các
trường đào tạo ở Việt Nam.
Sự trưởng thành của nhân viên thông qua công việc cũng là tiêu chí đánh giá để tăng
lương hoặc thăng chức. Điều này là yếu tố để khuyến khích nhân viên tích cực học tập
nâng cao tay nghề thông qua công việc thực tế.
Tuy nhiên, tỷ lệ trả lời ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ lớn. Nguyên nhân nằm ở cả hai
6


phía: công ty và nhân viên.
Công ty: mức độ động viên khuyến khích của công ty không còn đủ hấp dẫn để mọi
người tích cực học tập.
Đối với nhân viên: không có ý thức vươn lên trong công việc.
Câu 4. Công ty có đầu tư thích đáng cho việc đào tạo và phát triển nhân viên?
Câu 4
3%

9%

10%

32%
46%

Rất kém

Kém


Trung bình

Tốt

Rất tốt

Kết quả trả lời:
Rất kém:

chiếm tỷ lệ 3%

Kém:

chiếm tỷ lệ 10%

Trung bình: chiếm tỷ lệ 46%
Tốt:

chiếm tỷ lệ 32%

Rất tốt:

chiếm tỷ lệ 9%

Tính đến nay, Công ty ôtô Toyota đã hoạt động được hơn 17 năm. Hiện tại, công ty vẫn
duy trì được vị trí số một trên thị trường ôtô tại Việt Nam. Có thể giai đoạn đầu tư trọng
điểm cho nguồn nhân lực đã qua đi. Công ty có được guồng máy hoạt động tốt, ổn định
nên việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực không mạnh mẽ như thời kỳ đầu mới thành lập.

7



Bảng số liệu nhân viên gửi đi đào tạo tại nước ngoài trong các năm:
Bộ phận

Năm

Tổng

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Cộng

Sản xuất 29

23

23

33

33

22

26

2

7

6


12

9

225

Marketing 21

14

22

21

21

11

4

4

8

8

4

4


142

Tài chính

1

2

0

2

0

0

0

0

0

1

1

1

8


0

2

3

2

0

1

0

0

0

1

3

3

15

51

41


48

58

54

34

30

6

15

16

20

17 390

Hành
chính
Tổng

(Nguồn: phòng nhân sự công ty Toyota Việt Nam)
Số liệu trên cho thấy, lượng nhân viên đi đào tạo tại nước ngoài giảm dần theo các năm.
Những năm đầu thành lập thì số lượng được đào tạo rất lớn. Hiện nay, số lượng đã giảm
rất nhiều. Đây là một trong những lý do trả lời cho việc đầu tư phát triển nhân viên không
cao.

Ngoài ra, các khóa học bồi dưỡng cho nhân viên cũng giảm so với các năm trước.
Giải pháp, kiến nghị:
Thông qua việc phân tích kết quả nêu trên, tôi đề xuất giải pháp và kiến nghị như sau:
❖ Cải thiện chương trình đào tạo để gắn với thực tế phát triển của công ty và tình
hình sản xuất kinh doanh hiện nay ở Việt Nam
❖ Tiếp tục duy trì việc luân chuyển công việc để phát triển nhân viên.
Để cải thiện chất lượng đào tạo thì nội dung đào tạo cần phân chia theo các cấp độ công
việc để có nội dung cụ thể thiết thực hơn cho công việc hiện tại: đào tạo cho công nhân,
cho nhân viên, cho giám sát, cho trưởng phòng…
Xác định nhu cầu, mục tiêu, đối tượng, nội dung cụ thể, có thời lượng phù hợp với nội
dung đào tạo.
Đào tạo cho nhân viên mới:
❖ Định hướng: nội quy, quy chế
8


❖ Kiến thức cơ bản đối với công việc: học việc từ quản lý trực tiếp thông qua tài
liệu, hướng dẫn trực tiếp trong từng công việc cụ thể. Đây là hình thức đào tạo
thông qua công việc. Cách đào tạo này giúp nhân viên nắm được cách làm việc
theo văn hóa đặc trưng của công ty.
Đào tạo cho nhân viên cũ:
❖ Tái định hướng: cập nhật thông tin
❖ Kiến thức về an toàn, môi trường, phòng cháy chữa cháy, công nghệ thông tin,
ngoại ngữ, quản lý, lái xe
Đào tạo cho giám sát:
❖ Kỹ năng giải quyết vấn đề
❖ Kiến thức cơ bản về quản lý nhân sự
❖ Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật)
❖ Kỹ năng báo cáo và thuyết trình
Đào tạo cho cấp phó phòng, trưởng phòng

❖ Kiến thức quản lý nhân sự
❖ Kỹ năng giải quyết vấn đề
❖ Quản lý dự án
❖ Kiến thức lãnh đạo

ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN MỚI
Mục tiêu:
 Cung cấp hiểu biết về lịch sử công ty, mạng lưới hoạt động, hệ thống sản phẩm
 Tạo suy nghĩ và hành động tích cực với hoạt động của công ty
 Có ý thức về đạo đức trong kinh doanh
Nội dung:
 Lịch sử và phát triển của Công ty Toyota
 Triết lý quản lý cơ bản của Toyota
9


 Nội quy, quy chế làm việc, chính sách của công ty
 An toàn lao động
 Hoạt động cải tiến
Phương pháp: Bài giảng trên lớp, đi tham quan nhà máy
Giảng viên: Nhân viên đào tạo của phòng nhân sự
Thời gian: 1 ngày
Địa điểm: Trụ sở chính của công ty

ỨNG XỬ TRONG KINH DOANH
Mục tiêu:
 Cung cấp cho nhân viên những nguyên tắc và quy định của công ty trong hoạt động
hàng ngày.
 Làm cho nhân viên hiểu được lợi ích và tầm quan trọng của tiêu chuẩn hoạt động
kinh doanh trong thực hiện công việc.

Nội dung:
 Thái độ làm việc
 Kỹ năng giao tiếp
 Cách gọi/ trả lời điện thoại.
 Tiếp đón khách hàng
 Nhận chỉ dẫn, hỗ trợ giải quyết công việc
Phương pháp:
 Bài giảng
 Luyện tập qua thực hành
Tham dự: Nhân viên mới
Người hướng dẫn: Nhân viên đào tạo từ các phòng ban liên quan
Thời lượng: 3 giờ.
Nơi thực hiện: Tại trụ sở chính hoặc chi nhánh của công ty
10


ENVIRONMENT AWARENESS

TÁI ĐỊNH HƯỚNG
Mục tiêu:
 Cung cấp thông tin cập nhật cho nhân viên về quy định, thủ tục, tình hình kinh doanh
và những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện mới của công ty.
 Giúp nhân viên chủ động đón nhận những thách thức mới trong kinh doanh.
Nội dung:
 Chiến lược phát triển kinh doanh của công ty
 Chiến lược phát triển nhân sự
 Cập nhật quy định làm việc của công ty
 Các thủ tục/ Form biểu mới của công ty
 Đánh giá hoạt động và thành quả đạt được của năm trước
 Kế hoạch và hành động trong năm

Phương pháp: Bài giảng
Tham dự: Tất cả nhân viên công ty
Giảng viên: Trưởng phòng và nhân viên đào tạo của phòng nhân sự
Thời lượng: 3 giờ
Địa điểm: Trụ sở chính hoặc chi nhánh của công ty

Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu:
 Nâng cao ý thức của tất cả nhân viên về việc bảo vệ môi trường.
 Tiến hành các hoạt động bảo vệ môi trường
Nội dung:
 Khái niệm chung về môi trường
 Môi trường của công ty và sự liên hệ với môi trường xung quanh
11


 Giới thiệu hệ thống ISO 14001 – Hệ thống quản lý môi trường
 Hoạt động của công ty để bảo vệ môi trường
Phương pháp: Bài giảng, tài liệu đọc
Tham dự: Tất cả nhân viên công ty
Giảng viên: Nhân viên môi trường của công ty
Thời lượng: 3 giờ
Địa điểm:Trụ sở chính hoặc chi nhánh của công ty

LÀM VIỆC THEO NHÓM
Mục tiêu:
 Phát triển nhân viên về kỹ năng làm việc theo nhóm
 Khuyến khích sự tôn trọng và các mối quan hệ tốt đẹp trong nhân viên
 Cung cấp hướng dẫn để học tập và tự phát triển
Nội dung:

 Sự khác biệt của các cá nhân
 Phương thức làm việc theo nhóm
 Lãnh đạo và nhân viên
 Giao tiếp hiệu quả trong tổ chức
 Xây dựng và làm việc theo nhóm
 Tự phát triển để làm việc hiệu quả
 Hệ thống hóa trong suy nghĩ
Phương pháp: Bài giảng và hoạt động nhóm
Tham dự: Tất cả nhân viên
Giảng viên: Nhân viên đào tạo của phòng nhân sự
Thời lượng: 3 giờ
Địa điểm: Trụ sở chính hoặc chi nhánh của công tyHead Office

KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

12


Mục tiêu:
 Cung cấp cho người quản lý cái nhìn chung về những vấn đề mà họ có thể gặp phải
trong quá trình làm việc với nhân viên
 Hướng dẫn kỹ năng giải quyết vấn đề
 Chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng các phương pháp mềm dẻo trong giải quyết
vấn đề
Nội dung:
 Phân tích nguyên nhân của vấn đề
 Nghệ thuật giải quyết vấn đề
 TOYOTA “5 why” trong quản lý giải quyết vấn đề
 Nghiên cứu tình huống
Phương pháp: Bài giảng, thảo luận nhóm

Đối tượng tham dự: Nhân viên giám sát
Giảng viên: Chuyên gia
Thời lượng: 3 ngày
Địa điểm: Trụ sở chính

KẾT LUẬN:
Chất lượng nguồn nhân lực là tài sản vô cùng quý giá của doanh nghiệp trong hoạt động
kinh doanh, giúp công ty tiếp tục duy trì vị trí số một trên thị trường sản xuất và lắp ráp
ôtô tại việt Nam.
Với việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, bám sát mục tiêu, phạm vi
nghiên cứu. Đề án đã hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra:
❖ Tìm hiểu ý kiến nhân viên về hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công
ty. Có được thông tin hai chiều về hoạt động phát triển nguồn nhân lực. Từ đó, có
đánh giá chính xác về chất lượng công việc của bộ phận nhân sự và các phòng ban
liên quan trong việc phát triển nhân viên.
13


❖ Đưa ra một số giải pháp để cải thiện chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực trong công ty.
Hy vọng rằng, những giải pháp trên sẽ góp phần vào việc tăng cường chất lượng đào tạo
phát triển nguồn nhân lực tại công ty ôtô Toyota Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty ôtô Toyota Việt Nam – Phòng Hành chính
quản trị - công ty ôtô Toyota Việt Nam (2011)
2. Trang thông tin điện tử: www.vnexpress.net, www.vietnamnet.vnn.vn
3. Bách khoa toàn thư Wikipedia: www.vi.wikipedia.org

14



15



×