Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phân tích công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các dự án nhà máy điện hạt nhân của ban chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.75 KB, 12 trang )

BÀI TẬP MÔN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
Đề bài:
Phân tích công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các dự án nhà
máy điện hạt nhân của Ban chuẩn bị đầu tư dự án Điện hạt nhân và năng
lượng tái tạo - Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến
nghị.
Bài làm:
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.Tổng quan
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa với mục tiêu
đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng phát
triển. Với dân số thuộc loại lớn trên thế giới và tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm
khoảng 5-7%, việc đảm bảo an ninh trong cung cấp năng lượng và phát triển khoa
học, công nghệ của đất nước là rất quan trọng nhằm duy trì sự tăng trưởng kinh tế
bền vững, đảm bảo an ninh xã hội.
Những biến động về nguồn năng lượng thế giới, giá dầu mỏ tăng cao, tài
nguyên phục vụ các nhà máy nhiệt điện, thủy điện ngày càng cạn kiệt, diễn biến khí
hậu bất thường… ảnh hưởng đến khả năng khai thác thủy điện. Do đó, điện hạt
nhân được dự báo sẽ là "nguồn nước mát" giải tỏa cơn khát năng lượng toàn cầu và
là một trong những giải pháp ưu việt đảm bảo an toàn năng lượng và bảo vệ môi
trường cho toàn thế giới.
Hơn nữa, điện hạt nhân có lợi thế cạnh tranh so với các dạng năng lượng sản
xuất từ nhiên liệu hóa thạch, bất chấp vốn đầu tư lớn, chi phí xử lý chất thải và chi
phí khi nhà máy ngừng hoạt động. Báo cáo của Ủy ban Năng lượng châu Âu chỉ ra
rằng chỉ tính riêng chi phí ngoài (chi phí chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và
có thể định lượng được không bao gồm giá điện) thì điện hạt nhân chỉ bằng 1/10 chi
phí ngoài của điện than. Giá điện hạt nhân đã và đang giảm trong suốt thập kỷ qua
vì giá nhiên liệu, vận hành và bảo trì đều giảm trong khi vốn đầu tư đã thu hồi được
hoàn toàn hay một phần.
Theo dự báo từ nay đến năm 2020 nước ta cần từ 36 đến 65 tỷ kWh điện.
Điện hạt nhân là một trong những nguồn năng lượng mới mà Việt Nam đang định


hướng với mục tiêu đảm bảo phát triển năng lượng hiệu quả, bền vững và thân thiện
môi trường. Việc chúng ta quyết định xây dựng nhà máy điện hạt nhân vào thời
điểm hiện nay là phù hợp với xu thế chung trên toàn thế giới. Vì vậy, Chính phủ
đang xây dựng “Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình
đến năm 2020” nhằm đưa tỉ trọng điện hạt nhân trong cơ cấu sản xuất điện lên tới
11% vào năm 2025-2030 và 30% trong thời gian 2040-2050.


Để thực hiện chiến lược trên, nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm là
một trong những thách thức hàng đầu khi phát triển điện hạt nhân của Việt Nam.
Mặc dù, chúng ta cũng đã có hàng nghìn kỹ thuật viên, công nhân lành nghề làm
việc tại các dự án năng lượng, thủy điện, nhiệt điện, giao thông, xây dựng... và
có những chuyên gia được Chính phủ tuyển chọn đi đào tạo ở nước ngoài có khả
năng đảm nhận một số nhiệm vụ quan trọng trong chương trình phát triển điện hạt
nhân. Tuy nhiên, đội ngũ chuyên gia đó còn rất mỏng để có thể quản lý dự án; đánh
giá và lựa chọn công nghệ điện hạt nhân; thẩm định và đánh giá an toàn dự án điện
hạt nhân; tổ chức các hoạt động nghiên cứu triển khai về công nghệ và nhiên liệu
cho nhà máy điện hạt nhân....Hơn nữa, kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho
thấy những sai sót của người vận hành đã là một trong những nhân tố chính dẫn đến
các sự cố hoặc tai nạn nhà máy điện hạt nhân. Đặc biệt là đối với các nước lần đầu
tiên muốn phát triển điện hạt nhân như Việt Nam, con người là một nhân tố quyết
định sự thành công của chương trình điện hạt nhân, vì nó quyết định sự tiếp thu tốt
chuyển giao công nghệ, tiến dần từng bước đến nội địa hóa, tự chủ dần về công
nghệ.
Do vậy, nhiệm vụ quan trọng số một của ngành điện hạt nhân Việt Nam hiện
nay là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp điện hạt nhân.
2. Hiện trạng nhân lực của ngành hạt nhân Việt Nam nói chung và của
Tập đoàn điện lực Việt Nam nói riêng
Nhân lực hạt nhân ở nước ta hiện nay tập trung chủ yếu tại Viện Năng lượng
nguyên tử Việt Nam, Trung tâm Vật lý hạt nhân, Đại học Bách khoa Hà nội, Đại

học Quốc gia Hà nội, Đại học Công nghiệp, Đại học Đà Lạt... Tuy nhiên, lực lượng
cán bộ hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tình hình mới. Số lượng ít, phân
tán và đang suy giảm rõ rệt do nhiều nguyên nhân: nghỉ hưu, thôi việc, chuyển sang
ngành khác, làm việc cho công ty nước ngoài, ở lại nước ngoài dài hạn...Trong một
thời gian khá dài, sinh viên theo học ngành hạt nhân rất không đáng kể, cán bộ trẻ
không được tuyển dụng, do đó độ tuổi trung bình của đội ngũ cán bộ ngành hạt
nhân ngày càng cao. Về chất lượng cán bộ đầu ngành nghỉ hưu dần, lực lượng kế
cận không được đầu tư chuẩn bị chu đáo, không ít cán bộ trẻ có năng lực chuyên
môn tốt xin ra khỏi ngành. Thực tế đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt cán bộ, cả
chuyên môn lẫn quản lý.
3. Nhân lực hạt nhân tại nước ta hiện nay :
Tại Việt Nam tập chung các Chuyên gia trong lĩnh vực hạt nhân tập chung
chủ yếu tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (VAEI), Viện có tổng số
có 392 người (trong biên chế và hợp đồng nghiên cứu dài hạn) trong đó:
- Về bằng cấp: có 76 Tiến sỹ, 68 Thạc sỹ; và 248 cử nhân và kỹ sư
- Về chuyên môn: có 92 cán bộ Vật lý hạt nhân; 41 Vật lý và công nghệ lò
phản ứng; 52 Hóa bức xạ và hóa phóng xạ; 50 Sinh học phóng xạ; 22 Thiết bị hạt
nhân; còn lại là các chuyên ngành khác
Ngoài ra còn một số cán bộ có chuyên môn liên quan đến hạt nhân công tác
tại các cơ sở khác:
- Viện Cơ học : 21 người (7 Đại học, 14 người trên Đại học).
2


- Viện Khoa học Xây dựng: 10 người (6 Đại học, 4 người trên Đại học).
Như vậy, tổng cộng có khoảng hơn 400 cán bộ có trình độ từ đại học trở lên
làm việc trong các lĩnh vực hạt nhân với các chuyên ngành khác nhau mà đa phần là
các lĩnh vực hạt nhân phi điện hạt nhân; số làm việc tại các lĩnh vực gần với điện
hạt nhân chỉ có khoảng 30 đến 40 người với độ tuổi trung bình khá cao.
4. Nhân lực hạt nhân tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ban Chuẩn bị đầu

tư dự án điện hạt nhân và năng lượng tái tạo.
Hiện nay, nhân lực ngành điện hạt nhân (số cán bộ được đào tạo trình độ đại
học trở lên về điện hạt nhân) của EVN nói chung và của Ban Chuẩn bị đầu tư dự án
điện hạt nhân và năng lượng tái tạo nói riêng còn rất hạn chế.
- Ban CBĐT: có 5 người bao gồm: 1 Tiến sỹ Điện hạt nhân, 1 Tiến sỹ Vật lý
hạt nhân, 1 Tiến sỹ Kinh tế, 2 Kỹ sư Điện hạt nhân
- Viện Năng lượng: 3 người gồm 1 TS, 2 thạc sỹ
- Đại học Điện lực: 7 người, trong đó: 3.TS. Vật lý hạt nhân, 3ThS, 1 Kỹ sư.
Về dài hạn, từ năm 2006 đến 2007 EVN đã cử 14 sinh viên là con em
CBCNV trong ngành có thành tích học tập tốt sang học các chuyên ngành về điện
hạt nhân tại Đại học Năng lượng Matxcova (MPEI) để phục vụ dự án điện hạt nhân.
II. NHỮNG TỒN TẠI, KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1. Những tồn tại và khó khăn
- Việt Nam nói chung và EVN nói riêng hoàn toàn chưa có kinh nghiệm
trong việc phát triển điện hạt nhân, việc đào tạo nhân lực trong nước trong lĩnh vực
này hoàn toàn mới mẻ.
- Số lượng cán bộ chuyên ngành điện hạt nhân còn rất mỏng, đặc biệt là số
lượng cán bộ nằm trong dây chuyền phát triển dự án điện hạt nhân gồm EVN, Ban
QLDA, Các công ty Tư vấn Điện..
- Số sinh viên cử đi đào tạo chuyên ngành điện hạt nhân chưa đủ để đáp ứng
nhiệm vụ trong thời gian tới khi các dự án triển khai hàng loạt, cần số lượng kỹ sư
lớn.
- Việc điều chuyển, huy động, tập trung cán bộ trong và ngoài EVN có trình
độ chuyên môn về điện hạt nhân về phục vụ dự án điện hạt nhân gặp không ít khó
khăn do hoàn cảnh, điều kiện sống và sinh hoạt của cá nhân và gia đình không dễ
thay đổi; mức thu nhập chưa hấp dẫn...
Như vậy, để thúc đẩy nhanh việc triển khai dự án nhà máy điện hạt nhân đầu
tiên, ngoài các điều kiện về cơ sở pháp lý, nền tảng kỹ thuật, sự đồng thuận trong và

ngoài nước thì trước mắt EVN nói chung và Ban Chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt
nhân và năng lượng tái tạo nói riêng còn gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực lập
và thực hiện dự án.
2. Những thuận lợi và định hướng phát triển nguồn nhân lực của Ban
Với vai trò là đơn vị tiên phong, là đầu tàu được Đảng và Nhà nước giao
trọng trách đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế xã hội của
đất nước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam với truyền thống vượt qua khó khăn thử
thách, vì dòng điện cho Tổ quốc, với rất nhiều kinh nghiệm trong sự nghiệp phát
triển điện năng đã nhận thức được yếu tố quan trọng của nguồn nhân lực trong việc
phát triển điện năng nói chung và điện hạt nhân nói riêng đã sớm có những biện
pháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ được giao.
3


EVN đã sớm có định hướng và triển khai các hoạt động nhằm phát triển
nguồn nhân lực trong lĩnh vực điện hạt nhân thông qua các chương trình hợp tác và
chương trình đào tạo mang tính chiến lược, gồm cả dài hạn và ngắn hạn như sau:
- Về hợp tác phát triển đào tạo nguồn nhân lực dài hạn trong tương lai:
Năm 2005 thiết lập quan hệ giữa EVN và MPEI để đào tạo nghiên cứu sinh,
kỹ sư tài năng, gửi giảng viên tu nghiệp và làm nghiên cứu sinh, trao đổi và gửi sinh
viên sang học tập và thực tập, v.v....
- Hợp tác với Công ty Điện lực Pháp (EDF), Trường Đại học Grenoble và
một số Trường, Viện của Pháp để tìm hiểu về việc gửi nghiên cứu sinh, gửi sinh
viên học tập và thực tập, hỗ trợ phát triển Trường Đại học Điện lực trong lĩnh vực
năng lượng điện (bao gồm cả điện hạt nhân).
Các năm tiếp theo, EVN đang tiếp tục tuyển chọn sinh viên là con em trong
ngành có thành tích học tập tốt để cử đi đào tạo chuyên ngành điện hạt nhân tại
MPEI. Ngoài ra, các địa chỉ đào tạo dài hạn về điện hạt nhân tại các nước khác như
Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, v.v. cũng đang được tìm hiểu và thiết lập quan hệ
hơp tác

- Về đào tạo trung hạn, ngắn hạn để cung cấp nhân lực điện hạt nhân cho
EVN:
Bên cạnh các chương trình dài hạn, để có đội ngũ nhân lực trong giai đoạn
đầu phát triển điện hạt nhân, từ năm 2005 EVN đã phối hợp với Viện Năng lượng
nguyên tử Việt Nam (VAEI) và tài trợ từ các tư vấn nước ngoài (Nhật Bản, Hàn
Quốc, Pháp) để đào tạo cơ bản và nâng cao về điện hạt nhân cho các cán bộ, kỹ sư
có kinh nghiệm của EVN và các đơn vị thành viên. Đến nay đã có khoảng 60 lượt
người được cử đi đào tạo từ cơ bản đến nâng cao.
Các chương trình hợp tác để đào tạo ngắn và trung hạn vẫn được EVN liên
tục duy trì thực hiện cho đến nay, bên cạnh đó EVN cũng thường xuyên cử cán bộ,
kỹ sư tham dự các hội thảo, triển lãm, diễn đàn liên quan đến điện hạt nhân để tăng
cường sự hợp tác và học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác.

4


SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN
(giai đoạn 2009 đến 2020)

Trưởng Ban

Phó Trưởng Ban
Quản lý XDCB

Phó Trưởng Ban
Kỹ thuật

Phó Trưởng Ban
Thiết bị & Công

nghệ

Phòng
Tổ chức Hành chính
(23) (4LĐ phòng)

Phòng
Tài chính kế toán
(12) (3LĐ phòng)

Phòng
Hợp tác quốc tế
(12) (3LĐ phòng)

Tổ
Tổ chức,
Nhân sự
& Đào
tạo
(08)

Tổ
Dự án
(06)

Tổ
Hợp tác
quốc tế
(03)


Tổ hành
chính
quản trị
(11)

TỔNG SỐ: 211 người

Tổ
Nội bộ
(03)

Tổ
Quan
hệ cộng
đồng
(06)

Phòng
Kỹ thuật
(80) (4 LĐ phòng)
Tổ
An toàn
hạt
nhân,
QA&Q
C
(12)

Tổ
Công

nghệ
thiết bị
nặng
(15)

Tổ
Công
nghệ
phụ trợ
(10)

Tổ
Nhiên
vật liệu
hạt nhân
& Môi
trường
(10)

Tổ
Kỹ
thuật
công
trình
(15)

Tổ
VH, sửa
chữa,
bảo

dưỡng
(06)

Phòng
Kinh tế Kế hoạch
(15) (3LĐ phòng)
Tổ
Tự
động
hóa và
Điện
(08)

Tổ
Kế
hoạch
tổng
hợp
(05)

Tổ
Vật tư
(03)

Tổ
Kinh tế
(04)

Hình 6. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban QLDA Điện hạt nhân


Phòng GPMB-Tái định cư

Tổ
Đền bù,
di dân
và quan
hệ cộng
đồng
(07)

Tổ
Vật tư
& Kỹ
thuật
công
trình
(05)

Tổ
Tổng
hợp
(05)

Trung
tâm
tuyên
truyền
Ninh
Thuận
(20)


TT Đào
tạo tại
N.Thuậ
n (dự
kiến
xuất
hiện ở

CBSX
(25)


III. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Chương trình phát triển nhân lực được xây dựng dựa trên các nhiệm vụ cho từng giai
đoạn để đưa nhà máy điện hạt nhân vào hoạt động, được xác định qua 2 giai đoạn chính như
sau:
✓ Giai đoạn tiền dự án và triển khai dự án
2008 đến 2012
✓ Giai đoạn thiết kế chi tiết, xây dựng, chạy thử nghiệm thu, vận hành: 2013 đến 2020
Tương ứng với nội dung công việc của từng giai đoạn, các nhiệm vụ cụ thể mà Ban
chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân và năng lượng tái tạo - EVN sẽ đảm nhận sẽ phân tích, xác
định lượng nhân lực cần thiết, lựa chọn nhân lực đầu vào và biện pháp tổ chức đào tạo.
Đây là giai đoạn thực hiện các thủ tục đầu tư, dự án đầu tư chưa được phê duyệt, do đó
chưa xác định được công nghệ của nhà máy, hình thức và mức độ chuyển giao công nghệ. Vì
vậy, công tác đào tạo trong giai đoạn này tập trung vào các nội dung chính sau đây:
- Đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ liên quan đến dây chuyền dự án (chủ yếu
là Ban CBĐT - sau này là Ban QLDA và tiếp đến là cấp cán bộ quản lý của chủ đầu tư, các cán
bộ và kỹ sư của các tư vấn trong nước)
- Đào tạo các kiến thức cơ sở cần thiết cho các cơ quan quản lý liên quan đến dự án điện

hạt nhân, cho nhân dân vùng dự án ( các chương trình PA – Public Acceptance và PR – Public
Relation).
Do đây là dự án Điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam do đó dự án sẽ theo hình thức ”
Turn Key” hoặc ”EPC”, do đó đào tạo nhân lực cho vận hành và bảo dưỡng nhà máy sẽ do
Ban QLDA phối hợp với nhà thầu cung cấp thiết bị đào tạo theo chương trình đào tạo chuyển
giao của nhà thầu.
1. Lựa chọn nhân lực đầu vào
Căn cứ nhu cầu nhân lực và yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn 1, Đề án đưa ra phương
hướng lựa chọn nhân lực đầu vào như sau:
- EVN điều động các cán bộ được cử đi đào tạo ngắn hạn về Điện hạt nhân về làm việc
tại Ban QLDA, dự kiến thời gian điều động trong khoảng cuối năm 2009 đầu 2010.
- Tuyển mới sinh viên tốt nghiệp Đại học khối ngành kỹ thuật như: Điện, Tự động hoá,
Nhiệt, Vật lý, Cơ khí, Hoá, Xây dựng,...
- Trường hợp EVN không điều động kịp các cán bộ đã được cử đi đào tạo ngắn hạn về
làm việc tại Ban CBĐT thì Ban CBĐT sẽ tuyển mới vào các vị trí cần thiết cho đủ số lượng.
2. Các nội dung cần đào tạo cho cán bộ trong dây chuyền dự án giai đoạn chuẩn bị
đầu tư (2008 – 2012)
Các chương trình đào tạo này tập trung vào một số nội dung chính dưới đây:
- Các chương trình đào tạo tổng quan về điện hạt nhân trong nước
- Đào tạo quản lý dự án dành cho lãnh đạo và cán bộ quản lý
+ Đào tạo về kỹ năng quản lý dự án
+ Đào tạo cơ bản về điện hạt nhân và quản lý cơ sở hạt nhân cho các lãnh đạo
- Đào tạo quản lý dự án dành cho chuyên viên
+ Đào tạo cơ bản về điện hạt nhân và quản lý cơ sở hạt nhân cho các bộ phận
chuyên môn
+ Quản trị nhân sự
+ Phân tích tài chính dự án


+ Kế hoạch dự án

+ Quản lý đấu thầu
+ Quản lý, giám sát dự án đầu tư xây dựng
+ Tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành
- Đào tạo kiến thức về văn hóa, tập quán của địa phương sẽ xây dựng nhà máy điện
hạt nhân cho Ban CBĐT (Ban QLDA):
Điện hạt nhân là lĩnh vực rất nhạy cảm và có tầm quan trọng rất lớn với kinh tế, chính
trị quốc gia nên việc triển khai dự án đòi hỏi thực hiện rất thận trọng, phải cập nhật thông tin
và có thái độ làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ và có thái độ đúng mực với toàn thể cộng đồng trong
và ngoài nước, đặc biệt là với nhân dân và chính quyền địa phương. Huyện Ninh Phước và
Ninh Hải tỉnh Ninh Thuận được xếp ưu tiên hàng đầu trong những địa điểm có thể xây dựng
NMĐ hạt nhân là nơi tập trung đồng bào Chăm đông nhất trong toàn tỉnh. Bên cạnh đó còn có
nhiều dân tộc như người Rắc-lây, H’mông, Thái, v.v. Vì vậy việc hiểu biết về văn hoá, đặc
điểm đời sống tại địa phương xây dựng nhà máy, là yếu tố quan trọng để triển khai dự án được
thông suốt.
- Các chương trình đào tạo chuyên sâu tại nước ngoài:
Giai đoạn này cần đào tạo các lĩnh vực chuyên sâu về điện hạt nhân cho các cán bộ sẽ là
nòng cốt trong giai đoạn thực hiện đầu tư và quản lý vận hành nhà máy sau này. Các lĩnh vực
và nội dung đào tạo chuyên sâu cần thiết về điện hạt nhân như : Lựa chọn vị trí xây dựng
NMĐHN; Nghiên cứu NMĐHN giai đoạn Dự án đầu tư; Quản lý dự án công trình ĐHN; Văn
hóa an toàn...
3. Đào tạo các kiến thức cơ sở cần thiết cho các cơ quan quản lý liên quan đến dự
án điện hạt nhân, cho nhân dân vùng dự án
- Mục tiêu: các chương trình đào tạo này nhằm trang bị các kiến thức cơ bản nhất về
năng lượng hạt nhân và nhà máy điện hạt nhân, sự cần thiết phải xây dựng nhà máy điện hạt
nhân trong giai đoạn hiện nay,... Các chương trình này kết hợp chặt chẽ với hoạt động PA, PR
nhằm nâng cao hiệu quả của công tác PA, PR.
- Đối tượng: là các cán bộ thuộc các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền
trong lĩnh vực điện hạt nhân. Các cán bộ và nhân dân địa phương nơi dự định xây dựng nhà
máy điện,...
- Nội dung: tập trung vào 1 đến 2 vấn đề liên quan dưới đây

+ Tình hình năng lượng hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam
+ Khái niệm cơ bản về Lò phản ứng và các thiết bị của nhà máy điện hạt nhân
+ Các loại nhà máy điện hạt nhân
+ An toàn hạt nhân, An toàn bức xạ và lợi ích Kinh tế điện hạt nhân
+ Nhiên liệu và bãi thải hạt nhân
+ Hệ thống pháp quy và Dự án điện hạt nhân
+ Điện hạt nhân tại Việt Nam
- Hình thức: hội thảo, tập huấn
4. Giai đoạn 2: Giai đoan thực hiện đầu tư (lựa chọn nhà thầu, xây dựng, nghiệm
thu và vận hành nhà máy)
4.1. Đào tạo vận hành, bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân (O&M)
Đây là giai đoạn rất quan trọng trong công tác đào tạo cho quản lý vận hành, bảo dưỡng
NMĐ hạt nhân, được thực hiện chủ yếu thông qua các hình thức:
- Đào tạo theo các chương trình chuyển giao công nghệ của nhà thầu
7


- Đào tạo kèm cặp qua thực tế công việc tại công trường
- Đào tạo theo các mô đun vận hành, bảo dưỡng tại Trung tâm đào tạo với thiết bị mô
phỏng quy mô thực (Full scope simulator) tại dự án.
Như vậy, công tác đào tạo nhân lực cho quản lý vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa được
thực hiện theo yêu cầu chuyển giao công nghệ của dự án và sẽ do nhà thầu chịu trách nhiệm
thực hiện theo hợp đồng xây dựng dự án. Công việc chính của chủ đầu tư sẽ tập trung vào:
- Tuyển chọn nguồn nhân lực đầu vào
- Cùng với nhà thầu xác định các chức danh và chuyên môn cần đào tạo
- Tổ chức quản lý và đánh giá chất lượng đào tạo
4.2. Trung tâm đào tạo, tổ chức quản lý và đánh giá chất lượng đào tạo
Đối với dự án điện hạt nhân, Trung tâm đào tạo với thiết bị mô phỏng quy mô thực là
một hạng mục không thể thiếu trong dự án điện hạt nhân, đặc biệt là đối với dự án điện hạt
nhân đầu tiên và cần phải hoàn thành trước khi tiến hành kiểm tra nghiệm thu dự án để đưa vào

đào tạo cho đội ngũ vận hành, bảo dưỡng nhà máy. Việc tổ chức đào tạo tại Trung tâm (đặt
liền với Nhà máy) là phương án có hiệu quả rất cao, hàng năm sẽ liên tục thực hiện các chương
trình đào tạo lại và đào tạo bồi dưỡng cho nhân lực quản lý vận hành nhà máy.

4.3. Đào tạo dài hạn kỹ sư và chuyên gia chuyên ngành Điện hạt nhân .
a. Đào tạo kỹ sư điện hạt nhân
- Hình thức đào tạo: Gửi sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài.
- Hình thức tài trợ: Trao học bổng toàn phần (học phí, sinh hoạt phí, đi lại…). Các sinh
viên được tài trợ cam kết sau khi hoàn thành chương trình học sẽ làm việc theo phân công,
điều động của EVN. Xem xét tài trợ học tiếp ở bậc sau đại học đối với các sinh viên xuất sắc.
- Địa điểm đào tạo: Nga, Pháp, Nhật Bản, Mỹ...
- Đối tượng đào tạo:
+ Sinh viên là con em CBCNV trong ngành có thành tích học tập tốt (chương
trình kỹ sư tài năng của EVN).
+ Con em (có thành tích học tập tốt) ở địa phương xây dựng nhà máy Điện hạt
nhân và các tỉnh lân cận.
- Sử dụng nhân lực sau đào tạo: EVN điều động sinh viên tốt nghiệp về làm việc tại cơ
quan Tập đoàn, Ban CBĐT và các đơn vị liên quan đến công tác triển khai dự án như: các
công ty tư vấn, các Trường đào tạo của EVN. Nguồn nhân lực này sẽ làm nòng cốt cho công
tác thực hiện dự án Điện hạt nhân đầu tiên và phục vụ cho mục tiêu phát triển nguồn nhân lực
dài hạn cho chương trình điện hạt nhân.
- Số lượng đào tạo: 20 đến 30 người mỗi năm.
b. Đào tạo sau đại học
- Hình thức đào tạo: Gửi sinh viên, nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài.
- Hình thức tài trợ: Trao học bổng toàn phần (học phí, sinh hoạt phí, đi lại…).
- Địa điểm đào tạo: Nga, Pháp, Nhật Bản, Mỹ... theo các chương trình hợp tác đào tạo
của EVN với các cơ sở đào tạo: MPEI, Grenoble, CEA, INPO (Mỹ)...

8



- Đối tượng đào tạo: Các CBCNV của EVN, Ban CBĐT Dự án Điện hạt nhân và Năng
lượng tái tạo, Viện Năng lượng, Trường Đại học Điện lực, các Công ty tư vấn và các nhà máy
nhiệt điện... đáp ứng đủ yêu cầu về chuyên môn và ngoại ngữ của các đơn vị đào tạo
- Sử dụng nhân lực sau đào tạo: EVN điều động về làm việc tại cơ quan Tập đoàn, Ban
CBĐT và các đơn vị liên quan đến công tác triển khai dự án như: Viện Năng lượng, các công
ty tư vấn, các Trường đào tạo của EVN. Nguồn nhân lực này sẽ làm nòng cốt cho công tác
thực hiện dự án Điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam.
- Số lượng đào tạo: Kỹ sư tài năng: 30 đến 40 người mỗi năm
5. Đào tạo hỗ trợ địa phương
Việc đào tạo cho con em địa phương nhằm ba mục đích lớn:
- Tạo nguồn nhân lực tại địa phương cho EVN nói chung và cho dự án điện hạt nhân
nói riêng.
- Thực hiện nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án điện hạt nhân đối với nhân dân địa phương
theo thông lệ quốc tế và Luật Năng lượng nguyên tử.
- Việc hỗ trợ đào tạo cho con em địa phương là hình thức quảng bá, tuyên truyền, vận
động rất hiệu quả, là một trong các biện pháp thực hiện công tác thông tin, tham vấn cộng
đồng
Với các mục đích trên, ngoài việc tuyển chọn con em địa phương để đào tạo nhân lực
cho công tác quản lý vận hành nhà máy, bên cạnh đó, để thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm
của chủ đầu tư đối với nhân dân phải di dời tái định cư phục vụ dự án, chủ đầu tư cần có các
hoạt động đào tạo nghề hỗ trợ nhân dân ổn định sản xuất và đời sống. Cụ thể:
- Đối tượng tham gia: Nhân dân địa phương các vùng phải di dời để phục vụ dự án
- Địa điểm đào tạo: Các trường nghề, Trung tâm dạy nghề tại địa phương và các tỉnh
lân cận
- Đơn vị tổ chức: chủ đầu tư phối hợp với các trường nghề, các Trung tâm dạy nghề
- Hình thức tài trợ và nguồn kinh phí:
+ Hình thức: tổ chức tập trung, tài trợ 100%
+ Nguồn kinh phí: kinh phí dự án
- Thời điểm: ngay khi dự án đầu tư được phê duyệt hoặc trước khi thực hiện di dân tái

định cư 01 năm.
IV.KINH PHÍ VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1. Kinh phí đào tạo
Đối với dự án NMĐ hạt nhân, tuỳ theo thời điểm xây dựng, tình hình kinh tế xã hội, loại
công nghệ áp dụng, chi phí nhân công tại địa phương xây dựng nhà máy, v.v. mà chi phí đầu tư
dự án sẽ thay đôi. Theo đó chi phí đào tạo sẽ thay đổi, và còn tuỳ thuộc vào hình thức đào tạo
tại nước ngoài là nước nào, toàn phần hay bán phần tại nước ngoài, có tài trợ quốc tế hay
không, v.v.
Theo kinh nghiệm quốc tế (khuyến cáo của Nhật Bản, Pháp, Canada) thì chi phí đào tạo
cho 01 khối lò như sau:
- Trong giai đoạn lập và thực hiện đầu tư dự án: từ 0.1 đến 0.3% chi phí đầu tư của 1
khối lò;
9


- Trong giai đoạn khai thác một khối lò: 3 đến 7% tổng quỹ tiền lương của nhà máy.
Như vậy, để đáp nguồn nhân lực cho NMĐ hạt nhân 4x1000MW với suất đầu tư
3.647USD/1kW thì chi phí đào tạo cho riêng dự án điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam trong
giai đoạn lập và thực hiện đầu tư dự án sẽ nằm trong phạm vi từ 14,6 triệu đến 43,8 triệu
USD.
1.1 Chương trình đào tạo không có yếu tố nước ngoài
Các chương trình này được tổ chức trong nước và đơn vị giảng dạy cũng là các đối tác trong
nước. Việc lập kế hoạch triển khai và lập dự toán cho các chương trình này có thể thực hiện
được theo định mức chi phí và các quy định, hướng dẫn của Nhà nước và của EVN.
1.2. Chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài
Các nhân tố liên quan đến công tác đào tạo có yếu tố nước ngoài:
- Loại công nghệ áp dụng
- Nước lựa chọn cung cấp thiết bị, cung cấp dịch vụ đào tạo
- Nguồn tài trợ quốc tế là bao nhiêu
- Nguồn lực và tiến độ triến khai đồng bộ của chương trình phát triển nhân lực điện hạt

nhân của Quốc gia
- Chất lượng nguồn nhân lực đầu vào
- Khả năng thu hút nhân lực làm việc trong lĩnh vực điện hạt nhân
- Và một số yếu tố khác
2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Ban CBĐT-EVN đã xây dựng tiêu chuẩn chức danh viên chức chuyên môn nghiệp vụ.
Tuy nhiên tiêu chuẩn này chỉ xây dựng chung cho từng loại công việc, Chưa có phân tích mô
tả công việc. Do đó việc xây dựng kế hoạch đào tạo đôi khi chưa đáp ứng được nhu cầu thực
sự của từng vị trí. Nếu yêu cầu đối với từng vị trí công việc được xây dựng rõ ràng, có thể nhìn
được với từng vị trí đòi hỏi phải tuyển dụng người như thế nào và cần phải đào tạo những gì để
người lao động đáp ứng được yêu cầu của công việc.
- Đào tạo phải gắn liên với chính sách sử dụng lao động sau đào tạo để người được cử đi
đào tạo có động lực phấn đấu.
- Chưa có tiêu chuẩn cụ thể như với chức danh/vị trí này cần phải đào tạo những nội dung
gì, mức độ đào tạo như thế nào ... để có thể lựa chọn các chương trình đào tạo, yêu cầu kiến
thức đào tạo, trình độ giảng viên phù hợp.
- Đánh giá hiệu quả của các khóa đào tạo: chưa tổ chức đánh giá lợi ích thu được so với
chi phí đã bỏ ra để đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
2. Đề xuất và Kiến nghị
- Việc xác định nhu cầu đào tạo phải dựa trên nhu cầu thực sự cần thiết của từng vị trí công
tác, phù hợp với lược phát triển của của từng phòng trong Ban.
- Bố trí hợp lý nguồn nhân lực sau đào tạo để phát huy hết khả năng để phục vụ tốt tránh
gây lãng phí nguồn nhân lực sau đào tạo. Đồng thời có chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài, giữ
được những người thực sự có tài tránh tình trạng chảy máu chất xám nghĩa là người lao động
được đào tạo bỏ đi làm việc ở nơi khác. Nhiều khi bản cam kết làm việc trước khi được cử đi
đào tạo không đủ sức mạnh để giữ chân người tài.
- Xây dựng tiêu chuẩn, yêu cầu đào tạo đối với từng vị trí, đảm bảo đào tạo đúng người
đúng việc, cung cấp các kiến thức mà người lao động thực sự cần.
10



- Việc đào tạo có thể được tổ chức theo từng cấp độ từ thấp đến cao, đào tạo kết hợp để đạt
được mục tiêu đề ra.
- Đào tạo một đội ngũ cán bộ làm công tác quản trị nhân sự chuyên nghiệp, đủ trình độ,
năng lực, vừa có tâm.
- Tổ chức đánh giá hiệu quả, lợi ích của công tác đào tạo mang lại cho doanh nghiệp.
- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa tuyển dụng và đào tạo để sau khi tuyển dụng thì việc
đào tạo chỉ cập nhật bổ sung kiến thức và ít tốn kém chi phí đào tạo hơn.
- Tạo môi trường học hỏi thực sự tại doanh nghiệp
2.1 Phối hợp đồng bộ các giữa các cơ quan, đơn vị: Dự án điện hạt nhân cần sự phối
hợp đồng bộ của các Bộ, ngành trong cả nước, phụ thuộc vào tiềm lực và trình độ khoa học
công nghệ của đất nước. Do đó, bên cạnh việc phát triển nhân lực của chủ đầu tư, EVN cần
kiến nghị cấp có thẩm quyền và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan chỉ đạo phát triển
nhân lực cho chương trình điện hạt nhân của quốc gia một cách đồng bộ nhằm thực hiện thành
công dự án.
2.2 Về định hướng hợp tác: Việc chuẩn bị nhân lực cho dự án điện hạt nhân phụ thuộc
nhiều vào lựa chọn công nghệ cho nhà máy. Vì vậy, để chương trình đào tạo sớm đi theo đúng
hướng nhằm sớm thực hiện được công tác chuẩn bị nhân lực cho dự án, đề nghị EVN báo cáo
cấp có thẩm quyền định hướng hợp tác về công nghệ cho dự án điện hạt nhân.
2.3 Về cơ chế đãi ngộ: Điện hạt nhân là lĩnh vực đặc thù, nhạy cảm, khó thu hút nhân
lực. Do đó, để thu hút và phát triển được nguồn nhân lực trong lĩnh vực này, đề nghị EVN trên
khía cạnh của chủ đầu tư xem xét có cơ chế thu hút đãi ngộ riêng cho những người làm việc
cho dự án điện hạt nhân. Đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt ban hành
cơ chế đặc biệt về tiền lương và đãi ngộ để thu hút người làm việc trong lĩnh vực này.
Trong khi viết bài này thì Báo cáo đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
đang được Chính phủ trình ra kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa 12, dự kiến trong tháng 11 tới sẽ
được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Đây là một mốc quan trọng của dự án, đánh dấu
mốc đưa Việt Nam vào sân chơi điện hạt nhân của thế giới. Vì mục tiêu an ninh ăng lượng
cũng như đem đến sự phồn thịnh của đât nước. Nhu cầu nguồn nhân lực sẽ được thúc đẩy
mạnh trong thời gian tới vì mục tiêu “ Điện hạt nhân – Vì sự phồn vinh của đất nước và của

chính bạn”.
-------------------------------------------------TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.
4.
5.
6.

. Báo cáo chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên
của Việt Nam – Viện Năng Lượng tháng 8 năm 2007
Nhu cầu đào tạo nhân lực Việt Nam cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam
vào năm 2017 – Pháp.
Đào tạo chuyên đề dự án hợp tác quốc tế - Công ty TNHH Công trình điện hạt nhân
Quảng Đông Trung Quốc – CGNPC.
Chương trình đào tạo vận hành – Trung tâm đào tạo vận hành Điện hạt nhân Đại Á –
CGN.
Quản lý nhân lực của doanh nghiệp - Đỗ Văn Phức - NXB Khoa học và kỹ thuật –
2004.
Quản trị Doanh nghiệp - Lê Văn Tâm - NXB Giáo dục

11


12




×