Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực trạng tuyển dụng và đào tạo tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.24 KB, 7 trang )

Đề kiểm tra hết môn:
Phân tích thực trạng về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức
anh/chị đang làm việc? Trên cơ sở đó hãy nêu những hạn chế và đề xuất
một số giải pháp khắc phục?
Bài làm:
Hiện nay trong su thế hội nhập Quốc tế, với nền kinh tế nhiều thành
phần, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khó khăn và khốc
liệt trong nước và nước ngoài. Vấn đề đặt ra cho các tổ chức, doanh nghiệp
là làm thế nào để tổ chức, doanh nghiệp mình có thể đứng vững và phát triển
trên thị trường với sự cạnh tranh lành mạnh và gặt hái được nhiều thành
công thì điều quan trọng nhất và không thể thiếu đó là lãnh đạo của tổ chức,
doanh nghiệp đó luôn quan tâm, đầu tư cho công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực cho tổ chức, doanh nghiệp của mình một cách bài bản và có
hệ thống. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực nhiều tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã quan tâm sâu sắc tới
lĩnh vực đầu tư này. Tuy vậy để thực hiện việc đầu tư cho công tác này một
cách bài bản, có hệ thống và đạt được kết quả cao còn gặp rất nhiều khó
khăn và phức tạp. Do đó mỗi tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cần có hướng đi
riêng và phù hợp với đơn vị của mình.
Đối với đơn vị nơi em đang công tác là:
- Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Bắc Giang.


- Địa chỉ văn phòng là: Số 1 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Bắc Giang,
tỉnh Bắc Giang
- Điện thoại: (84-240) 3 854 386 - 3 853 483 - 3 856 812
- Fax: (84-240) 3 855 879
- Email:
Lĩnh vực hoạt động của công ty đó là:
- Xuất nhập khẩu, nhập khẩu tạm thời để tái xuất khẩu máy móc, thiết
bị, phương tiện vận tải và rượu các loại.


- Sản xuất giấy các loại.
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, siêu thị và các dịch vụ giải trí.
Ngoài ra Công ty có một nhà máy sản xuất giấy ở tại khu công nghiệp Song
Khê, xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang.
Thị trường xuất nhập khẩu chính là Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Singapore. Sản phẩm xuất, nhập khẩu chủ yếu là: Máy móc thiết bị, phương
tiện vận tải, rượu, giấy, khách sạn, nhà hàng, siêu thị và các dịch vụ giải trí.
Với lĩnh vực hoạt động rất rộng và đa dạng như vậy, cùng với nền
kinh tế thế giới đang trong thời kỳ suy thoái, đây là một thách thức rất lớn
đối với hầu hết các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước. Đứng
trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang
đã đoàn kết, chung sức, chung lòng vượt khó và cho đây không chỉ là những
khó khăn rất lớn nhưng trong nó cũng chứa nhiều những tiềm ẩn của cơ hội
nếu chúng ta có được cái nhìn dài hạn và đúng hướng. Được sự quan tâm
của Chính Phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong những khó khăn chung,
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang đã mạnh dạn đầu tư hệ thống


máy móc thiết bị sản suất giấy hiện đại, nhằm tiết kiệm tối đa nguyên nhiên
liệu cho sản xuất. Cụ thể định mức chi phí về than, điện nước đều giảm từ
20-30% so với trước đây, hệ thống thu hối nước thải vừa có tác dụng lấy lại
được bột giấy, tránh lãng phí nguyên liệu vừa ngăn ngừa ô nhiễm môi
trường. Song song với hệ thống máy móc mới đó cũng kéo theo đội ngũ cán
bộ, kỹ sư, công nhân của công ty đều phải được đào tạo vận hành hệ thống
máy móc mới thì mới đáp ứng được yêu cầu mới. Lãnh đạo công ty đã
không ngần ngại mời chuyên gia Trung Quốc đến làm việc tại nhà máy phụ
trách cố vấn kỹ thuật và đào tạo đội ngũ công nhân trong nhà máy. Nhờ đó
mà đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân của nhà máy có tay nghề vững vàng,
đồng bộ với hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động và hạ giá thành sản phẩn cho công ty. Hàng ngũ Ban Lãnh đạo

công ty thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ về quản lý, bộ phận kế
toán nghiệp vụ cũng như đội ngũ kỹ sư của nhà máy thường xuyên được đào
tạo cập nhật nhưng kiến thức mới, nên việc kiểm tra giám sát quá trình sản
xuất được phối hợp chặt chẽ, qui trình sản xuất đảm bảo cho sản phẩm đạt
tiêu chuẩn về hạ giá thành, đảm bảo chất lượng về độ dày, mỏng, xốp, dai và
không quá 2 mối nối trên mỗi cuộn giấy.
Đứng trước nền kinh tế suy thoái, Ban lãnh đạo công ty đã không
ngần ngại đầu tư cho con người ở mọi khâu của toàn bộ quá trình. Đội ngũ
phòng kinh doanh của công ty, maketing cũng được đào tạo kịp thời đáp
ứng với sự thay đổi của thị trường. Trước thời kỳ suy thoái, sản phẩm của
công ty được xuất khẩu sang Mỹ với số lượng lớn, nhưng đến nay do nền
kinh tế suy thoái khiến cho sản phẩm của công ty đã phải ngừng xuất khẩu
sang Mỹ. Trước khó khăn này công ty đã nỗ lực tìm kiếm thị trường song
không phải đâu xa, mà thị trường tiêu thụ ngay trên thị trường nội địa tại


Việt Nam. Nỗ lực để tồn tại và chiến thắng ngay tại sân nhà, Ban lãnh đạo
công ty đã tranh thủ chính sách kích cầu của Chính Phủ hơn 100 tỷ đồng
được vay với lãi xuất ưu đãi, ngoài việc nâng cao hệ thống máy móc thiết bị
cho sản xuất, công ty đã tranh thủ nhập nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất
vào thời điểm giá nguyên liệu hợp lý để phục vụ cho quá trình sản xuất liên
tục với giá thành hợp lý. Đây là yếu tố cơ bản làm tiền đề cho việc thu hút
được khách hàng, sản phẩm của nhà máy sản xuất ra đều được tiêu thụ ngay.
Do vậy năm nay công xuất hoạt động của dây truyền sản xuất nhà máy lên
đến 1,1 nghìn tấn giấy/tháng, sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ trên thị
trường các tỉnh trong cả nước, tạo công ăn việc làm ổn định cho 240 lao
động với thu nhập bình quân khoảng2,3 triệu đồng/người.
Trong những lúc khó khăn, doanh nghiệp đã nỗ lực vượt khó đi lên và
đạt được kết quả đáng khích lệ. Khi gặp khó khăn, mỗi doanh nghiệp đều có
cách làm riêng, hướng đi riêng. Song đều quan tâm đến việc đầu tư cho công

tác đào tạo cán bộ, nhân viên của mình và nâng cao tay nghề cho công nhân,
đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, cải tiến đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của khách hàng, tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ. Nhờ vậy công ty
ngày càng phát triển mạnh, góp phần duy trì tăng trưởng giá trị công nghiệp
của tỉnh nhà. Qua đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách khoa học
và có kế hoạch thì tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp rễ dẫn tới thành công.
Trong kinh doanh việc đào tạo này không chỉ giành riêng cho cấp lãnh đạo,
mà còn xuống tơí toàn thể cán bộ, viên chức và cả các công nhân trong nhà
máy có tay nghề thấp, tuy nhiên hình thức đào tạo, huấn luyện hoàn toàn
khác nhau và nội dung cũng khác nhau.


Bên cạnh các vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của
Công ty cổ phần xuất khẩu đã đạt được, tôi thấy còn một số những hạn chế
như:
- Kinh phí đầu tư dành cho việc đào tạo trong công ty còn hạn chế.
- Việc đánh giá hiệu quả công việc đôi khi còn chậm, từ đó dẫn tới
việc lập kế hoạch cho công tác đào tạo còn nhiều hạn chế.
Một số đề xuất và giải pháp khắc phục:
- Cần mạnh dạn giao công việc đặt niềm tin cho những cán bộ tuy còn
trẻ nhưng họ có trách nhiệm, đồng thời theo dõi, giám sát, chỉ đạo, hướng
dẫn cho họ làm việc đạt được kết quả cao.
- Trong quá trình làm việc, lao động sản xuất cần phải đánh giá năng
lực cụ thể của từng cán bộ, kỹ sư, đội ngũ công nhân một cách khách quan,
chính xác, kịp thời theo các tiêu chí đánh giá đã được chuẩn hoá. Qua đó ta
có thể xây dựng kế hoạch đào tạo cho phù hợp với công việc mà họ được
phân công đảm nhiệm.
- Xây dựng quy hoạch cán bộ, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực,
kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ đối với từng lĩnh vực cụ thể như: Cán bộ
lãnh đạo quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, chuyên môn nghiệp vụ ...

Kế hoạch đào tạo và tuyển dụng công nhân kỹ thuật.
- Lựa chọn đưa đi đào tạo dài hạn, ngắn hạn, tham quan, chuyển giao
công nghệ ở nước ngoài; Kết hợp vừa đào tạo chính quy, vừa đào tạo không
chính quy, tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, theo từng lĩnh vực chuyên
môn, nghiệp vụ; Tổ chức thuê chuyên gia nước ngoài đến đào tạo theo từng
chuyên ngành, tổ chức đào tạo qua việc chuyển giao công nghệ;


- Xây dựng môi trường văn hóa trong doanh nghiệp, bầu không khí
làm việc vui tươi, phấn khởi. Phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu,
rèn luyện. Khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của cán bộ công nhân viên và
tinh thần đoàn kết.
- Làm cho công việc ngày càng phong phú, mở rộng công việc, tránh
nhàm chán, tạo những thách thức và hỗ trợ nhân viên có cơ hội được cống
hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp. Đánh giá đúng mức hiệu quả và luôn
động viên khích lệ nhân viên.
- Khuyến khích nhân viên tham gia vào các quyết định theo khả năng
của mình.
- Tăng cường vai trò của công đoàn trong việc tham gia vận động
tuyên truyền và bảo vệ lợi ích người lao động.
- Thực hiện chế độ khen thưởng kịp thời cả về vật chất và tinh thần.
Trên cơ sở đó tuỳ theo năng lực cụ thể của từng cán bộ, nhân viên cũng như
công nhân doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo cho phù hợp đáp ứng hiệu quả
làm việc trong doanh nghiệp của mình, đó là nguồn tài sản lớn của công ty
mà đơn vị không ngừng chăm lo và phát triển.
Tóm lại: Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề hệ
trọng luôn được quan tâm trong bất cử một tổ chức, đơn vị nào. Bởi đào tạo
và phát triển là cả một quá trình, đòi hỏi doanh nghiệp phải có tầm nhìn
chiến lược và dài hạn, luôn đặt yếu tố con người lên mục tiêu hàng đầu của
đơn vị, doanh nghiệp mình thì việc quan tâm, đầu tư cho công tác đào tạo và

phát triển nguồn nhân lực mới thực sự có hiệu quả, đem lại kết quả hoạt
động của doanh nghiệp ngày càng vững vàng hơn.




×