A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I- LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết : '' Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoa học, có
kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỹ luật, giàu lòng nhân ái, yêu
nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và
chuẩn bị cho tương lai. Phải mở rộng quy mô, đồng thời trú trọng nâng cao chất lượng
hiệu quả giáo dục , gắn học với hành , tài với đức " .
Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục phổ thông . Quá trình giáo dục
Tiểu học là một bộ phận hữu cơ của quá trình sư phạm trọn vẹn nhằm tạo cơ sở ban
đầu của nhân cách phát triển hài hoà và toàn diện. Với nhiệm vụ " Hình thành cho học
sinh những cơ bản ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ,
thể chất và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học trung học hoặc đi vào cuộc sống lao
động ".
Quá trình giáo dục đạo đức là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể , giúp
học sinh hình thành những ý thức đạo đức , bồi dưỡng tình cảm đạo đức , rèn luyện
hành vi và thói quen đạo đức. Cùng với yêu cầu đổi mới của đất nước , của sự nghiệp
Giáo dục - Đào tạo , yêu cầu giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phải
đổi mới và nâng cao. Trách nhiệm này thuộc về mọi thành viên trong nhà trường, mọi
tổ chức đoàn thể, đặc biệt Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tốt nhất,
có hiệu quả nhất trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học .
Thực tiễn công tác giáo dục Tiểu học cho thấy: Trường nào tổ chức tốt hoạt động
của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì trường đó công tác giáo dục đạo đức
cho học sinh đạt kết quả rất tốt .Tuy nhiên hoạt động Đội thiếu niên Tiền phong Hồ
Chí Minh còn bộc lộ tính hình thức, chưa thích ứng kịp với sự thay đổi cơ cấu nền
kinh tế - xã hội do đó tác dụng của tổ chức Đội còn hạn chế.
Là một Hiệu trưởng công tác nhiều năm , trước đây tôi đã có một số năm làm Tổng
phụ trách Đội, nên tôi rất quan tâm tới việc chỉ đạo hoạt động Đội, đặc biệt là việc
giáo dục đạo đức cho học sinh qua hoạt động Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí. Bằng
thực tiễn chỉ đạo hoạt động Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tôi muốn nêu lên
những suy nghĩ , tổng hợp những kinh nghiệm hy vọng góp phần làm tốt hơn nữa vai
1
trò và tác dụng của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo
đức cho học sinh góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo .
Chính sự đòi hỏi cấp bách trong công cuộc đổi mới của đất nước cùng với nhận
thức của bản thân về ý nghĩa và tầm quan trọng của của công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh; đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có trọng trách lớn lao hơn trong việc đề ra kế
hoạch chỉ đạo tốt công tác này thông qua hoạt động của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ
Chí Minh ở trường Tiểu học. Từ những lý do trên đã thôi thúc tôi mạnh dạn đề xuất
một vài kinh nghiệm về " Biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh thông
qua hoạt động Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở trường Tiểu học " để tìm
ra những biện pháp , những kinh nghiệm tiên tiến trong công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh thông qua hoạt động Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh nhằm góp phần
nâng cao giáo dục toàn diện trong nhà trường .
II- THỰC TRẠNG VIỆC CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆU CHÍNH - THIỆU HOÁ - THANH HOÁ .
1- Đặc điểm tình hình nhà trường
Trường Tiểu học Thiệu Chính là một trường nằm ở phía tây của huyện Thiệu Hoá,
trường cách xa trung tâm huyện 10 km. Năm 1995 trường được tách ra từ trường phổ
thông cơ sở Thiệu Chính và cũng từ đó trường mang tên “Trường Tiểu học Thiệu
Chính ”. Kế thừa và phát huy truyền thống của nhà trường tiên tiến trong nhiều năm
qua nhà trường đã tạo được nhiều chuyển biến vững chắc nhất là chất lượng dạy và
học. Trường được công nhận trường Tiểu học chuẩn Quốc gia từ năm 2000 . Từ đó
đến nay trường luôn giữ vững các tiêu chuẩn và đang từng bước phấn đấu nâng cao
các tiêu chuẩn , năm 2008 trường đã được Uỷ ban nhân dân Tỉnh kiểm tra và công
nhận lại Trường Tiểu học chuẩn Quốc gia mức độ I . Mặc dù đã đạt nhiều thành tích
nhưng so với yêu cầu phát triển chung của xã hội vẫn còn nhiều hạn chế . Trường
được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền , các đoàn thể và nhân dân địa
phương , sự nổ lực của đội ngũ Cán bộ - Giáo viên , sự tạo điều kiện của các bậc phụ
huynh và sự cố gắng học tập - rèn luyện của các em học sinh trường đã vượt qua khó
khăn để xây dựng nhà trường . Từ năm 2000 được công nhận chuẩn Quốc gia trường
đã có nhiều năm đạt trường Tiên tiến xuất sắc : Năm học 2002-2003 trường được Uỷ
2
ban nhân dân Tỉnh tặng bằng khen, năm học 2003-2004 trường được Bộ Giáo dục và
Đào tạo tặng bằng khen. Là trường chuẩn Quốc gia mức độ I nhưng những năm gần
đây trường không đạt danh hiệu trường Tiên tiến do cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu
cầu của giáo dục hiện nay nên nó đã ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giáo dục. Mặt
khác nền nếp dạy và học mới đi vào ổn định , trong đó có việc giáo dục đạo đức cho
học sinh thông qua hoạt động Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh chưa tốt .
2- Thực trạng công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh Thông qua hoạt
động đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở Trường Tiểu học Thiệu Chính
Trường Tiểu học Thiệu Chính là trường có truyền thống trong phong trào thi đua
"Hai tốt", có đội ngũ giáo viên có tay nghề vững vàng, đầy nhiệt huyết và đầy lòng
yêu thương học sinh . Với tinh thần trách nhiệm cao của Cán bộ-Giáo viên và Hội
đồng giáo dục, cùng sự nổ lực tận tâm của các cấp, các đoàn thể trong và ngoài nhà
trường đã tạo nên truyền thống đạo đức , học tập , lao động ....Đặc biệt là vấn đề giáo
dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường nhiều năm gần đây được đánh giá tốt.
Về phía học sinh : Đa số các em ngoan ngoãn , lễ phép. Nhưng trong thời kỳ "Mở
cửa” đã có những biểu hiện tiêu cực về đạo đức ở một số khía cạnh : Hiện tượng học
sinh lười học , thiếu nhiệt tình và tự giác trong hoạt động tập thể , một số cá biệt có cử
chỉ và lời nói thiếu văn hoá , vui chơi thiếu lành mạnh , xuất hiện lối sống ích kỷ
..Trước thực trạng đó nhà trường càng thấy rõ hơn trọng trách cần giáo dục để các em
có nhận thức, có thói quen về chuẩn mực hành vi đạo đức và cách ứng xử phù hợp.
Ban giám hiệu nhà trường cũng đã xác định cần phải tìm biện pháp hữu hiệu trong chỉ
đạo công tác này.
Mặc dù Thiệu Chính là một xã nằm cách xa trung tâm huyện , đời sống nhân dân so
với mặt bằng chung thì còn gặp nhiều khó khăn , các em ít bị chi phối bởi đồng tiền.
Song không vì thế mà hiện tượng tiêu cực không xảy ra . Nhiều em có hoàn cảnh gia
đình khó khăn về kinh tế , các em phải kiếm tiền để phụ giúp bố mẹ . Lại có những gia
đình cả bố và mẹ đi làm ăn xa gửi con cho ông bà . Do thiếu sự chăm sóc của Bố Mẹ ,
thiếu thốn về tình cảm hoặc điều kiện kinh tế khó khăn nên sinh ra trộm cắp vặt , vô lễ
với người lớn , bắt nạt bạn bè , nói năng tục tằn thô lỗ ...Nhà trường đã quan tâm tới
việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng không được sự phối hợp của gia đình nên
kết quả chưa cao. Cụ thể : Năm học 2008-2009 vào đầu tháng 11 khi tôi mới về
3
trường, toàn trường có 239 em, qua khảo sát có 11 em xếp loại hạnh kiểm ở mức chưa
thực hiện đầy đủ . Đây là vấn đề nổi cộm buộc các nhà giáo dục, các nhà tổ chức, các
cấp, các ngành quan tâm đến sự nghiệp giáo dục Thiệu Chính phải boăn khoăn trăn trở
để tìm ra nguyên nhân , giải quyết đúng đắn để đưa giáo dục Thiệu Chính từng bước
đi lên , đứng vững và xứng đáng là trường Tiểu học chuẩn Quốc gia mức độ 1 và cũng
là để hoà nhập với xu thế phát triển của thời đại .
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do ảnh hưởng của cách giáo dục, của mỗi
nhà trường, của mỗi gia đình và của xã hội. Là do sự quan tâm của các cấp chính
quyền, của gia đình chưa đúng mức hoặc chưa đúng phương pháp , hoặc thiếu phương
pháp giáo dục. Trước tình hình thực tế như vậy, là một người làm nhiệm vụ quản lý
giáo dục tôi đã trăn trở và suy nghĩ rất nhiều: “ Phải chăng biện pháp giáo dục đạo đức
cho học sinh chưa phù hợp ?”,“ Hay là nhà trường , các tổ chức trong trường chưa có
hoạt động để giúp các em phát triển nhân cách? ”....Tất cả những vấn đề trên đã làm
ảnh hưởng tới việc hình thành các chuẩn mực đạo đức, cũng như việc giáo dục đạo
đức cho học sinh nói chung và học sinh ở trường Tiểu học Thiệu Chính nói riêng. Đây
là vấn đề cấp bách, là tiếng chuông báo động đòi hỏi các cấp, các ngành, gia đình xã
hội cùng với nhà trường phải suy nghĩ. Đặc biệt nhà trường là nơi giáo dục đạo đức
cho các em đạt hiệu quả cao nhất. Mặt khác do ảnh hưởng của xã hội nói chung và
cuộc sống ở địa phương nói riêng, sự quan tâm của bố mẹ học sinh của các cấp chính
quyền địa phương chưa nhiều dẫn đến kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh chưa
được như mong muốn.
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hai con đường : Là qua dạy học các môn
văn hoá và quá trình hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hai con đường này thống nhất trong
quá trình sư phạm và để hướng tới sự phát triển nhân cách của học sinh. Tuy nhiên
trong những năm trước năm 2008 xuất phát từ nhận thức và quan niệm rằng: tổ chức
chỉ đạo tốt việc dạy các môn học văn hoá giúp cho học sinh hiểu biết giá trị của những
tri thức khoa học mở rộng tầm hiểu biết về tự nhiên - xã hội và con người là con
đường giáo dục đạo đức tốt nhất, nên việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua
hoạt động ngoài giờ lên lớp (hay qua hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh) ở trường Tiểu học Thiệu Chính chưa được quan tâm đúng mức và có phần coi
nhẹ .
4
Trong vic ch o cụng tỏc ny, Hiu trng ch vch ra hng i chung m cha
cú k hoch ch o c th. Vic giỏo dc o c v giỏ tr nhõn vn cho hc sinh gn
nh c " khoỏn " cho giỏo viờn ch nhim lp v Tng ph trỏch . Giỏo dc o
c cho hc sinh c ch o tin hnh tt c cỏc bui sinh hot trong lp cng nh
trong cỏc bui cho c u tun. Cỏc hot ng v cỏc phong tro thi ua theo ch
im vi cỏc ngy l ln gn vi tng thỏng trong nm hc c lónh o nh trng
ph bin n mi giỏo viờn v hc sinh, giỏo viờn ch nhim tng lp v Tng ph
trỏch m nhn t chc hot ng. Do ú vic t chc v ụn c hc sinh tin hnh
hot ng vi cỏc ni dung tu thuc vo ch im trong iu kin cho phộp rt hn
hp. Cỏc hot ng ú gn nh c "dn u" trong cỏc lp ca ton trng nờn
hiu qu tỏc ng n vic giỏo dc n tng hc sinh cha cao, cha cú ch o im
, hot ng trng im vi tng giỏo viờn v tng khi lp. Vic phi hp ch o i
TNTP H Chớ Minh thc t cú lm nhng trong ch o cú phn lỳng tỳng v phng
phỏp, v ni dung hot ng. Do vy kt qu giỏo dc núi chung, giỏo dc o c núi
riờng cha cao .Trong nm hc cng cú hc sinh vi phm o c b x lớ k lut .
3- Tỡm hiu kt qu nhng nm hc trc :
- Cht lng giỏo dc hng nm t cha cao:
Tng
Nm hc
s hc
HS gii
HS Tiên
Trung
bình
Yếu
tiến
SL
SL
SL
%
%
SL
%
%
2006-2007
270
29
10,7
64
23,2
158
58,5
19
7,0
2007-2008
254
28
11,1
76
29,9
137
53,9
13
5,1
- Số lợng học sinh đạt danh hiệu " Cháu ngoan Bác Hồ "còn thấp:
sinh
Học đạt cháu ngoan Bác Hồ
SL
%
sinh
2006-2007
270
146
54,1
2007-2008
254
157
61,8
Trc thc trng vic giỏo dc o c cho hc sinh thụng qua hot ng i thiu
Năm học
Tổng số học
niờn Tin phong H Chớ Minh trng Tiu hc Thiu Chớnh trong nhng nm trc
cha em li hiu qu, cha gúp phn nõng cao cht lng giỏo dc, cha cú s
chuyn bin . L mt ngi Hiu trng mi c v qun lý trng tụi ó trn tr rt
nhiu. Bn thõn tụi cú suy ngh: Phi chng vic ch o giỏo dc o c cho hc
5
sinh Thông qua hoạt động đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh chưa sát đúng nên
chưa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục”. Từ những trăn trở và tôi thực sự lo lắng
tìm các giải pháp, biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh Thông qua hoạt
động đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thật đúng theo quy định để góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục xứng với một trường chuẩn Quốc gia mức độ I .
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ
MINH.
Để thực hiện tốt việc chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà
trường thì người quản lý và bản thân mỗi giáo viên trong trường phải hiểu rõ cơ sở lý
luận về việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh. Từ việc hiểu rõ cơ sở lý luận của vấn đề này mọi người cùng
nhau thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động đội Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho trẻ .
1- Cán bộ - Giáo viên cần hiểu rõ đạo đức và việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội, đạo đức biểu hiện những tư tưởng, quan
điểm nhận thức của con người. Đồng thời đạo đức còn là những nguyên tắc, chuẩn
mực hướng con người tuân theo để điều chỉnh hành vi của mình trong mối quan hệ với
tự nhiên, xã hội, con người (con người trong địa phương, đất nước, quốc tế) và với
chính bản thân mình.
Giáo dục đạo đức là một bộ phận hữu cơ của giáo dục toàn diện, giáo dục đạo đức là
một quá trình khó khăn, phức tạp vào đầy tính nghệ thuật. “Giáo dục đạo đức nhằm
xây dựng cho học sinh những nét tính cách nhất định và bồi dưỡng cho các em những
tiêu chuẩn và quy tắc hành vi quy định thái độ của chúng đối với nhau, đối với gia
đình, đối vớimọi ngưòi và đối với Tổ quốc”
2- Cán bộ - Giáo viên biết rõ vai trò của nhà trường với việc giáo dục đạo đức
cho học sinh Tiểu học .
Để thực hiện mục tiêu cấp học, một trong những yêu cầu chủ yếu khi học xong Tiểu
học, học sinh phải có lòng nhân ái mang bản sắc con người Việt Nam: yêu quê hương
6
đất nước, hoà bình, lòng nhân ái, kính trên nhường dưới, đoàn kết và sẵn sàng hợp tác
với mọi người, có ý thức về bổn phận của mình với người thân, với bạn, đối với cộng
đồng và môi trường sống, tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật, các quy định ở
trường, khu dân cư, nơi công cộng, sống hồn nhiên, mạnh dạn, trung thực.
Để đạt được mục tiêu cao cả trong nhà trường Xã hội chủ nghĩa là đào tạo con người
có nhân cách phát triển toàn diện trong đó có“ sự thống nhất của Trí với Đức” thì
nhà trường Tiểu học với đội ngũ giáo viên phải giỏi về chuyên môn, vững vàng về
nghiệp vụ, có phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục thích hợp linh hoạt và
có tầm nhìn xa rộng trong lĩnh vực chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh và
giáo dục học sinh trong tập thể thông qua tập thể, bằng tập thể sẽ mang lại hiệu quả.
a) Tập thể trong việc phát triển nhân cách, hình thành phẩm chất đạo đức cho học
sinh:
Giáo dục trong tập thể, bằng tập thể, vì tập thể kết hợp với giáo dục gia đình là biện
pháp giáo dục đạo đức phù hợp với lứa tuổi thiếu niên.
Trong nhà trường có: tập thể lớp, tập thể đội, các tập thể trên đều gắn bó với nhau,
những nguyên tắc thống nhất đảm bảo cho học sinh tích cực tham gia mọi hoạt động .
Tập thể lớp học là đơn vị cơ sở của học sinh, trong tập thể lớp có những quan hệ học
sinh - giáo viên, học sinh - học sinh được hình thành lâu dài bền vững. Tập thể Đội có
tác dụng định hướng về chính trị cho các hoạt động của tập thể học sinh, ảnh hưởng
đến sự phát triển của tập thể đó thông qua các cơ quan tự quản đó là Ban chỉ huy liên
đội, Ban chỉ huy Chi đội.
b) Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức:
Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong
và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho
đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi,
thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.Nhiệm vụ
của đội viên là thực hiện điều lệ chương trình hoạt động của Đội, thực hiện 5 điều Bác
Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt và để sau này trở thành người đoàn
viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Như vậy Đội Thiếu niên Tiền phong là một
lực lượng giáo dục, cùng với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo.
7
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường có cùng nội dung là giáo
dục các em theo“ 5 điều Bác Hồ dạy”. Đội giáo dục đội viên theo những nguyên tắc
và phương pháp riêng với những hình thức đa dạng, nội dung hấp dẫn phong phú, phù
hợp với lứa tuổi và đặc điểm cá nhân đội viên. Chính vì vậy công tác tổ chức hoạt
động đội có ưu điểm đặc biệt trong giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học.
3- Cán bộ - Giáo viên cần nắm được phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh
Tiểu học thông qua hoạt động của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
a) Nội dung và các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học :
Nội dung chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học bao gồm các chuẩn
mực, hành vi đạo đức đơn giản, phổ biến, cần thiết nhất trong mối quan hệ của học
sinh được trình bày dưới dạng các mẫu hành vi cụ thể. Tư tưởng cơ bản xuyên suốt
nội dung giáo dục là lòng nhân ái khoan dung, tôn trọng phẩm giá con người, đồng
thời biết tự trọng tự khẳng định phẩm giá bản thân cùng với những giá trị nhân văn và
giá trị quốc tế cao đẹp theo sự hoà nhập của đất nước với cộng đồng quốc tế.
Trong nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng, giáo dục đạo đức cho học
sinh thông qua hai con đường cơ bản là: Qua dạy học các môn văn hoá và các hoạt
động ngoài giờ lên lớp. Ngoài ra giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học còn được
tiến hành qua việc tổ chức thực hiện nội qui - qui chế , điều lệ của Đội Thiếu niên và
Sao nhi đồng, thông qua tấm gương mẫu mực của giáo viên và mối quan hệ học sinh
trong gia đình và ngoài xã hội .
b) Tổ chức hoạt động Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh nhằm giáo dục đạo
đức cho học sinh trong trường Tiểu học .
Ở trường Tiểu học, hoạt động ngoài giờ lên lớp (hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh) thường được tổ chức dưới các hình thức tiết sinh hoạt tập thể,
tiết chào cờ và các hoạt động theo chủ điểm. Học sinh được hoạt động và qua đó rèn
luyện hành vi, hình thành thói quen đạo đức. Trong các hình thức trên thì hoạt động
theo chủ điểm là cơ bản và chủ yếu, còn sinh hoạt tập thể và tiết chào cờ về cơ bản là
thực hiện các nội dung theo chủ điểm. Chương trình, nội dung hoạt động theo chủ
điểm được sắp xếp sao cho phù hợp với các ngày lễ lớn của từng tháng trong năm học.
Nội dung giáo dục phải được quán triệt và xuyên suốt quá trình học tập của học sinh
trong cả năm học. Từng tháng đều có nội dung cần đi sâu, cần nhấn mạnh
8
Chỉ đạo hoạt động Đội gắn liền với đời sống xã hội theo địa bàn dân cư, thắt chặt
mối quan hệ hữu cơ giữa ba môi trường giáo dục : “ Gia đình - Nhà trường - Xã hội
” tạo nên sức mạnh tổng hợp để công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học có
hiệu quả góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo trong nhà trường.
Kết quả một số năm gần đây ở trường Tiểu học Thiệu Chính, Thiệu Hoá, Thanh Hoá
trong việc thực hiện chỉ đạo nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thông
qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh đã phần nào khẳng định rõ nét hơn .
II- BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THÔNG
QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆU CHÍNH
Để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đáp ứng với yêu cầu hiện nay
việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần có những giải pháp phù hợp với nhà trường ,
phù hợp với học sinh trong trường . Chính vì vậy tôi đã trăn trở tìm ra các giải pháp ,
biện pháp để việc giáo dục đạo đức cho học sinh đạt kết quả tốt hơn góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục trong trường . Sau một thời gian suy nghĩ- tìm tòi, tôi đã chọn
các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động của Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh . Khi áp dụng các biện pháp này để chỉ đạo trong năm học
2008-2009 và năm học 2009-2010 đạt hiệu quả rất cao nên năm học này tôi vẫn tiếp
tục áp dụng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong
trường. Qua thực tiễn tôi đã chỉ đạo tập trung vào những biện pháp lớn sau đây:
Biện pháp1 : Nâng cao nhận thức về việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông
qua hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Để giáo dục đạo đức cho học sinh đạt được kết quả tốt thì không những tổ chức, chỉ
đạo tốt việc học và dạy các môn văn hoá mà còn phải tổ chức tốt hoạt động Đội trong
nhà trường . Muốn hoạt động Đội có hiệu quả, cần tổ chức tốt các hoạt động thường
xuyên , kế tiếp nhau với nội dung và hình thức nhẹ nhàng , hấp dẫn phù hợp với khả
năng tổ chức của giáo viên cũng như phù hợp với từng lứa tuổi học sinh . Nội dung
giáo dục đã được quán triệt trong toàn hội đồng và trong suốt quá trình hoạt động của
học sinh trong cả năm học. Ngay từ đầu năm học , song song với việc vạch định các
nội dung thông qua Hội đồng sư phạm khi học tập nghị quyết năm học , lãnh đạo nhà
trường đã cho từng giáo viên hiểu rõ ý nghĩa tác dụng của hoạt động Đội TNTP Hồ
9
Chí Minh . Việc lập kế hoạch xây dựng nội dung và hình thức hoạt động đều có sự bàn
bạc đóng góp ý kiến của tập thể giáo viên , các đoàn thể . Kế hoạch luôn đảm thống
nhất giữa giáo dục và giáo dưỡng, có quy định rõ ràng về chất lượng, số lượng, thời
gian, địa điểm, các hình thức, biện pháp và người tổ chức thực hiện, các điều kiện hỗ
trợ cho hoạt động .
Để hoạt động đạt hiệu quả mong muốn, bên cạnh việc bồi dưỡng nhận thức cho giáo
viên trong cách nhìn nhận và tổ chức họat động cho học sinh cũng cần tập trung chăm
lo giáo dục nhận thức cho học sinh để biến quá trình giáo dục thành nhu cầu hành
động của học sinh. Kế hoạch hoạt động phải dựa trên những quy định nội dung chung.
Qua việc triển khai học chỉ thị năm học một cách nghiêm túc và việc tổ chức cho
toàn thể giáo viên nghiêm cứu lại mục tiêu của cấp học nên đã thu được kết quả: từ
Ban giám hiệu đến giáo viên và học sinh đêù nhận thức rất rõ tác dụng của hoạt động
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Biện pháp 2 : Làm tốt công tác tổ chức và xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức
cho học sinh thông qua hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu đã đưa ra một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lý,
khoa học và có hiệu quả:
a) Đối với Ban giám hiệu:
Phân công Hiệu phó phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp trong đó đặc biệt chú ý
đến công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh. Yêu cầu lên kế hoạch chỉ đạo dài hơi, có biện
pháp cụ thể khắc phục những tồn tại của năm trước.
b) Đối với Tổng phụ trách:
Trước đây Ban giám hiệu quan niệm là cứ có giáo viên trẻ nào về trường là giao cho
làm Tổng phụ trách, không cần biết rằng người đó có làm được hay không, chính vì
vậy nên phong trào Đội của trường có một thời gian bị lắng xuống, mọi nề nếp sinh
hoạt của học sinh không được quy cũ, dẫn đến ảnh hưởng tới đạo đức học sinh.
Từ năm học 2008-2009 Ban giám hiệu xác định được vai trò trách nhiệm của Tổng
phụ trách Đội: Vừa là người cán bộ chính trị, vừa là nhà giáo dục vừa là thầy cô, là
anh chị, vừa là bạn của các em. Tổng phụ trách đội có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức,
hướng dẫn mọi hoạt động của Liên đội Thiếu niên Tiền phong. Người Tổng phụ trách
còn chịu trách nhiệm tổ chức, bồi dưỡng và kiểm tra chi đội, chịu sự lãnh đạo của Ban
10
chấp hành chi đoàn và tham mưu, tổ chức, động viên đoàn viên tham gia giáo dục
thiếu niên. Người Tổng phụ trách có trách nhiệm phối hợp và tham mưu với Hiệu
trưởng, Tổng phụ trách kết hợp với đội ngũ giáo viên trong trường và các lực lượng
giáo dục khác làm tốt công tác đội.
Vì vậy Ban giám hiệu đã làm tờ trình lên Phòng giáo dục, Phòng giáo dục đã quyết
định cho đồng chí Trần Văn Lừng là giáo viên dạy môn Âm nhạc làm Tổng phụ trách
Đội. Đồng chí Trần Văn Lừng là một người có năng lực, nhiệt tình, nói được, làm
được. Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện cho Tổng phụ trách đi tập huấn, thăm quan
học hỏi những vấn đề mới mẻ trong công tác đội.
c) Đối với giáo viên chủ nhiệm :
Ban giám hiệu thống nhất với chi đoàn giao trách nhiệm cho mỗi đồng chí chủ
nhiệm là một phụ trách đội. Phụ trách đội có nhiệm vụ hướng dẫn các em trong ban
chỉ huy chi đội tổ chức sinh hoạt đội, tổ chức đại hội chi đội hay lễ kết nạp đội viên,
các buổi biểu diễn văn nghệ, các cuộc thi do Liên đội nhà trườngtổ chức. Đội ngũ giáo
viên luôn được tập huấn nghiệp vụ công tác đội (một tháng một lần theo chuyên đề).
Cách làm đó vừa lôi kéo được đội ngũ giáo viên chủ nhiệm vào công việc mà họ lại
nhiệt tình ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ để Tổng phụ trách hoàn thiện nhiệm vụ.
d) Đối với Ban chỉ huy liên đội :
Hàng năm nhân dịp 26/3, nhà trường và chi đoàn, Tổng phụ trách tổ chức thi“Phụ
tráh sao giỏi ” để chọn cán bộ Đội giỏi; qua đó tạo điều kiện để cho Liên đội có được
đội ngũ cán bộ trong năm học tới. Sau khi tuyển chọn, Tổng phụ trách có kế hoạch
thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ đội cho các em, đồng thời lôi kéo các em vào công
việc của đội, các em được rèn luyện nhiều trong thực tế. Do đó đến cuối lớp 4, đầu lớp
5 đội ngũ này có đủ năng lực lãnh đạo và tổ chức cho cho đội hoạt động có nền nếp,
đạt hiệu quả.
đ) Huy động cộng đồng tham gia công tác đội:
Sẽ là thiếu sót nếu như chỉ biết huy động các lực lượng giáo dục trong nhà trường,
muốn có được sức mạnh tổng hợp thì Ban giám hiệu và Tổng phụ trách phải biết tổ
chức lực lượng ngoài nhà trường hỗ trợ và tham gia vào công tác giáo dục đạo đức
cho học sinh dưới nhiều hình thức. Nhà trường bằng các hoạt động của mình đã thu
11
hút được : Hội phụ huynh của trường. Ngay từ đầu năm học Hội đã tổ chức đại hội đề
ra hoạt động cụ thể của Hội, đồng bầu ban chấp hành Hội gồm những phụ huynh có
trách nhiệm, có năng lực nhiệt tình với hoạt động của nhà trường. Hàng năm Hội đóng
góp xây dựng quỹ để khen trưởng học sinh và giáo viên hoặc ủng hộ cho các hoạt
động của nhà trường cũng như của Đội. Để có được cộng đồng quan tâm cùng tham
gia vào các hoạt động của nhà trường như vậy về phía nhà trường trước hết phải có
chất lượng giáo dục toàn diện, có hiệu quả (kết quả lên lớp cũng như tỷ lệ hoàn thành
chương trình Tiểu học) hàng năm luôn được nâng lên .
Biện pháp 3: Chỉ đạo hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Đổi mới về nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh là một yêu cầu
tất yếu trong bối cảnh đổi mới của đất nước. Tuy nhiên phải thống nhất giữa tính
truyền thống và tính hiện đại. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc như tình
thương yêu, thái độ tôn trọng con người lao động cần cù, giúp đỡ nhau, tôn trọng đạo
đức vẫn còn mang ý nghĩa thời đại cần khai thác, giữ gìn và tiếp tục hiện đại hoá,
những giá trị đạo đức truyền thống bị lãng quên cần được phục hồi. Cần giữ gìn và
phát huy những giá trị đạo đức của dân tộc.
Từ nhận thức đúng đắn về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh qua tổ chức hoạt
động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, tôi đã tập trung vào các nội dung:
a)Giáo dục truyền thống :
Giáo dục truyền thống trong hoạt động Đội để giúp các em hiểu biết truyền thống
dân tộc, truyền thống của Đảng, của quê hương, của địa phương, thêm kính yêu, biết
ơn các lãnh tụ, các anh hùng liệt sĩ; từ đó củng cố và nâng cao lòng yêu quê hương đất
nước, tự hào về truyền thống tốt đẹp của Đảng, của dân tộc, của địa phương mình.
Hơn lúc nào hết khi đất nước đang vượt qua muôn ngàn khó khăn, đổi mới toàn diện
để đi lên hoà nhập vào cộng đồng thế giới thì lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội,
truyền thống bản sắc dân tộc tốt đẹp, tự hào và tin vào tương lai của đất nước càng cần
được giáo dục sâu sắc trong lứa tuổi thiếu niên .
Với những suy nghĩ trên, trong chỉ đạo hoạt động Đội những năm qua và hiện nay
nhà trường đặc biệt lưu ý đến giáo dục truyền thống :
- Truyền thống đấu tranh của dân tộc, của Đảng (qua các gương anh hùng dân tộc ở
từng giai đoạn lịch sử, qua tấm gương sáng ngời của Bác Hồ, của các anh hùng liệt sĩ.)
12
- Tìm hiểu truyền thống vinh quang của Đoàn (26/3), của Đội (15/5); của quân đội
(22/12), truyền thống của liên đội , của nhà trường.
Những nội dung giáo dục truyền thống được thể hiện qua việc tổ chức các hoạt động
như: Phút sinh hoạt truyền thống, đêm lửa trại truyền thống, lễ viếng tượng đài liệt sĩ,
thăm các khu di tích lịch sử văn hoá , báo công kính dâng lên Bác Hồ kính yêu trong
buổi Đại hội cháu ngoan Bác Hồ cuối mỗi năm học .
Về hình thức: Trang trí khánh tiết phải đẹp, đúng quy định, chăng cờ hoa lộng lẫy
để các em thấy được không khí tưng bừng của các ngày hội. Nhà trường và Liên đội
luôn đổi mới hình thức đại hội để tránh khô khan tẻ nhạt, cứng nhắc; các chương trình
được lồng ghép, đan xen các bài hát, điệu múa ...những hình ảnh, những hoạt động
phù hợp, sinh động, cuốn hút các em góp phần tạo nên thành công rực rỡ của đại hội.
Về nội dung: Sau nghi lễ chào cờ là: “ Lễ dâng hoa tưởng niệm nhớ ơn Bác Hồ
kính yêu”; một em giọng trầm ấm đọc đoạn thơ “ Bác Hồ - Bác Hồ ơi! Bảy mươi
chín mùa xuân cuộc đời Bác…” tiếp theo : 4 em tay cầm nến có thắp sáng múa theo
bài hát “ Bác còn sống mãi” và 10 em xếp thành 2 hàng đi từ dưới lên sân khấu dâng
những bông hoa tươi thắm nhất lên tượng đài Bác.
Tiếp theo là:“ Phút sinh hoạt truyền thống” các gương anh hùng như anh Kim
Đồng, chị Võ Thị Sáu; anh Nguyễn Văn Thuộc ; hình ảnh của các anh chị lần lượt
hiện ra sân khấu, với những lời nói làm sống lại những trang lịch sử hào hùng của dân
tộc Việt Nam.
Ngoài ra liên đội còn tổ chức thi báo tường, Hội thi văn nghệ, nghe nói chuyện theo
chủ đề. Song song với các công tác trên liên đội còn làm tốt công tác Trần Quốc Toản:
chăm sóc, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công cách mạng, thăm hỏi
tặng quà cho mẹ liệt sĩ cô đơn .
Tăng cường giáo dục truyền thống chính trị thực hiện nguyên tắc đầu tiên của hoạt
động đội. Những nội dung và hình thức giáo dục truyền thống phong phú đa dạng đã
góp phần làm cho đội viên thực hiện tốt mục tiêu phấn đấu của mình là: Thực hiện
theo 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan trò giỏi, bạn tốt , công dân tốt.
b) Giáo dục lòng nhân ái, nếp sống văn minh, phong cách thanh lịch và hành vi
ứng xử có văn hoá qua hoạt động đội:
13
Trước đây khi đánh giá xếp loại học sinh nhà trường căn cứ vào những biểu hiện
tình cảm trong đối xử với cha mẹ, anh chị em ở trong nhà, với thầy cô, với bạn bè ở
nhà trường, với người lớn tuổi và các em nhỏ ở ngoài đường. Trong nội dung giáo dục
đạo đức hiện nay, bên cạnh việc giáo dục cho học sinh nếp sống văn minh, thanh lịch,
ứng xử có văn hoá càng phải đặc biệt lưu ý giáo dục lòng yêu thương con người, biết
yêu quý, kính trọng những người xung quanh, biết thông cảm giúp đỡ những người
gặp hoạn nạn, người tàn tật, trẻ em biết đấu tranh với những hành vi coi thường nhân
phẩm, ích kỷ, thờ ơ , lạnh lùng (hoặc thiếu tôn trọng người khác) biết sống và làm việc
theo pháp luật. Mặt khác giáo dục học sinh vừa biết tự hào dân tộc mình, vừa biết tôn
trọng các dân tộc khác; càng trú trọng nền văn hoá của dân tộc mình lại càng quý
trọng những di sản văn hoá của nhân loại; biết quan tâm đến những vấn để toàn cầu
của thời đại (dân số; môi trường, hợp tác và phát triển)
Bằng những hoạt động phong phú, hình thức hấp dẫn để giáo dục nếp sống văn
minh, giáo dục lòng nhân ái trong cử chỉ đạo đức thể hiện trong “10 điều văn minh
trong giao tiếp” (xem phụ lục ), lấy đó làm nội dung giáo dục thường xuyên cho đội
viên, tăng cường hoạt động của Đội “ Cờ đỏ”, kiểm tra nề nếp, nếp sống đội viên, phát
động các đợt thi đua trong những nội dung là:“Nói lời hay làm việc tốt”, tổ chức
những buổi thảo luận“ Thế nào là nếp sống đẹp”........
Một trong những cuộc thi có hình thức hấp dẫn, mang tính giáo dục cao thu hút
được lứa tuổi thiếu niên tham gia, đó là việc tổ chức cuộc thi“ Nét đẹp đội viên”,“
Nếp sống tuổi hoa”. Các em đội viên được tuyển chọn từ các chi đội lên dự thi đều
phải thi trang phục đội viên, trang phục tự chọn, thi tài năng(hát, múa, vẽ, kịch câm,
cắm hoa, đàn) và đặc biệt thi ứng xử, các câu hỏi mà các em phải trả lời mang những
nội dung về nếp sống văn minh, về những hiểu biết của mình đòi hỏi các em phải linh
hoạt, tháo vát, thông minh trong trả lời. Trong cuộc thi “Nét đẹp đội viên” được tổ
chức ngày 26/3 có câu hỏi “Em hãy kể tên gương những thiếu niên dũng cảm mà
em biết ? Ở tỉnh ta có tấm gương thiếu niên nào ? ”
Với những câu hỏi trên các em biết được nhiều gương thiếu niên dũng cảm như :
Kim Đồng, Vừ A Dính , Lê văn Tám, Nguyễn Bá Ngọc. Các em sẽ biết được ở Thanh
Hoá quê hương chúng ta có tấm gương thiếu niên dũng cảm đó là gương anh Nguyễn
Bá Ngọc đã được ghi vào sử sách. Những cuộc thi như thế có hiệu quả rất cao không
14
chỉ với các em dự thi phải thể hiện được nét đẹp văn hoá, thanh lịch, hiểu biết của
người đội viên , người học sinh mà còn tác động đến toàn thể các đội viên (các em
phải tập trung xây dựng chương trình, cách trả lời cho bạn mình để thi đua với các bạn
đại diện cho chi đội khác). Các cuộc thi này đều được các em đội viên rất hào hứng
tham gia, theo dõi và cổ vũ nhiệt tình .
Ngoài ra các em thiếu niên nhi đồng còn tích cực tham gia các phong trào quyên
góp ủng hộ các bạn bị bão lụt, các phong trào “ Lá lành đùm lá rách”;“ Bầu bí
thương nhau”;“Giúp bạn nghèo vượt khó học giỏi”. Liên đội đã gây quỹ vì bạn
nghèo: Năm học 2008-2009 được 550.000 đồng, năm học 2009-2010 được 650.000
đồng (bằng nhiều hình thức : thu nhặt phế liệu như lon bia, lọ chai, vỏ chai). Số tiền
này Liên đội đã mua sách vở bút mực giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn có điều
kiện theo học . Đặc biệt phong trào“ Tết vì người nghèo ” đã được các em tham gia
nhiệt tình. Với số tiền quyên góp được Liên đội đã mua qùa là những chiếc áo mới
tặng cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp tết cổ truyền . Bằng những hoạt
động phù hợp nhẹ nhàng ấy, lòng nhân ái: “Thương người như thể thương thân” là
cái vốn có ở mỗi con người được khơi dậy, được nâng lên làm cho con người sống đẹp
hơn, ngăn chặn những lối sống vị kỷ thấp hèn, lối sống phi nhân do mặt trái của nền
kinh tế thị trường mang lại. Tinh thần tương thân tương ái, lẽ sống cao đẹp nếp sống
văn minh đã bằng những hoạt động thực tiễn bổ ích thấm dần, thấm sâu vào mỗi
người đội viên và nhi đồng .
c) Tập trung chỉ đạo điểm :
Kế hoạch hoạt động đội không “dàn đều” với tất cả các khối lớp như những năm
trước, nhà trường đã xác định trọng tâm, trong điểm cho việc chỉ đạo có hiệu quả hoạt
động này. Cùng với việc đi sâu chỉ đạo từng khối, nhà trường đã chú trọng chỉ đạo
điểm hoạt động đội với khối lớp 4. Từ việc đi sâu chuyên môn để bồi dưỡng nhận thức
cho giáo viên đến việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch. Xác định
khối lớp 4 là khối trọng tâm cần chỉ đạo tốt hoạt động giáo dục đạo đức bởi vì tổ chức
tốt các hoạt động cho khối 4 sẽ kích thích ý thức vươn lên đối với các em ở khối dưới
và tạo tiền đề tốt xây dựng tập thể lành mạnh ở khối 5 để các em có ý thức và chú tâm
cho việc chuẩn bị cho thi hết cấp và học lên nữa.
15
Từ suy nghĩ trên tôi đã có những biện pháp hữu hiệu trong chỉ đạo tổ chức hoạt
động đội cho khối 4. Các kế hoạch hoạt động này tôi trực tiếp hướng dẫn giáo viên
xây dựng cho chi đội mình phụ trách ,với mục tiêu nhằm giáo dục đạo đức cho học
sinh và thu hút mọi học sinh tham gia với ý thức tự giác, hào hứng. Kế hoạch hoạt
động được xây dựng chi tiết, bắt buộc bao hàm các nội dung sau:
- Đặc đỉêm tình hình của lớp: Nêu rõ mặt mạnh, mặt yếu của tổ chức và lưu ý đến học
sinh chưa ngoan, những em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Biện pháp thực hiện: Đặc biệt chú ý đến nhóm phương pháp thi đua, khen thưởng và
nêu gương.
- Nội dung và hình thức hoạt động : được triển khai cụ thể rõ ràng , phù hợp tâm sinh
lý của lớp. Có chỉ tiêu cụ thể cho từng hoạt động.
Qua Đại hội Đội hoặc các cuộc thi do Đội tổ chức: Tôi chỉ đạo lấy khối 4 làm điểm,
làm mẫu, đã thu được kết quả tốt. Từ thành công trong tổng chỉ đạo điểm với sự tham
gia cổ vũ của đông đảo giáo viên và học sinh các lớp, nhà trường đều đã tổ chức đánh
giá rút kinh nghiệm và triển khai mở rộng phạm vi để tất cả các khối lớp đều thực hiện
nên đã thu được kết quả rất cao.
Ban giám hiệu nhà trường luôn tăng cường kiểm tra đánh giá không chỉ với giáo
viên trong công tác tổ chức mà với học sinh trong các hoạt động với việc giáo dục và
chuẩn mực tiếp theo.
d) Làm tốt công tác thi đua :
Công tác thi đua được tiến hành triệt để, lấy biện pháp nêu gương làm trọng, khen
thưởng kịp thời và khách quan với cả giáo viên và học sinh có ý thức tốt, các cá nhân
có sai phạm được nhắc nhở giáo dục kịp thời với uốn nắn ngăn ngừa trong giáo dục là
chính, đó chính là nguyên nhân mà trong những năm qua không có trường hợp học
sinh bị xử lý kỷ luật, tỷ lệ học sinh thực hiện đầy đủ được nâng lên rõ rệt, nhất là với
học sinh khối 4- khối được chỉ đạo điểm trong tổ chức hoạt động. Số học sinh đạt
danh hiệu “ cháu ngoan Bác Hồ” tăng nhiều so với các năm trước . Chất lượng toàn
diện của học sinh cũng được nâng lên.
Tóm lại : Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động của Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh là một việc làm rất quan trọng trong công tác quản lý của
người Hiệu trưởng. Để tiến hành tốt người Hiệu trưởng ngoài trình độ chuyên môn
16
cao, nng ng , sỏng to , nhit tỡnh cũn phi bit lp k hoch t chc, ch o ,
kim tra, ỏnh giỏ tng hp kt qu vic ch o giỏo dc o c cho hc sinh thụng
qua hot ng i Thiu niờn Tin phong H Chớ Minh . Ngoi ra cũn phi cú ngh
thut qun lý ti ba , kh nng xõy dng k hoch sỏt thc vi iu kin thc t ca
trng, thc hin chc nng ch o di nng lc chinh phc v cm hoỏ s phm
ca mỡnh.
C- KT LUN
I- KT QU KHI THC HIN CC BIN PHP CH O GIO DC O
C CHO HC SINH THễNG QUA HOT NG I THIU NIấN TIN
PHONG H CH MINH TRNG TIU HC THIU CHNH
Trong quỏ trỡnh ch o giỏo dc o c cho hc sinh thụng qua hot ng i
Thiu niờn Tin phong H Chớ Minh trng Tiu hc Thiu Chớnh - Huyn Thiu
Hoỏ - Tnh Thanh Hoỏ mt cỏch ỳng n cú chn lc tụi thy cht lng o c
ca hc sinh c nõng lờn rừ rt . Cỏc em ngoan ngoón , l phộp, nghe li thy cụ
giỏo , trong lp hc chm chỳ nghe thy cụ ging bi , hng say phỏt biu ý kin xõy
dng bi. T ú cht lng giỏo dc ton din ca hc sinh cng c nõng lờn ỏp
ng vi yờu cu giỏo dc hin nay v m bo c cỏc tiờu chun ca trng Tiu
hc chun Quc gia mc I.
KT QU C TH
1- Cht lng giỏo dc
Nm hc
Tng s
hc sinh
Tiờn tin
Hc gii
2008-2009
2009-2010
239
243
SL
31
43
KI: 2010-2011
240
44
%
12,9
17,7
18,
SL
75
95
95
3
%
31,4
39,1
39,
7
Trung bỡnh
SL
122
98
87
%
51,1
40,3
36,
2
Yu
11
7
%
4,6
2,9
14
5,8
SL
2- Danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ
Năm học
2008-2009
Tổng số học
Học đạt cháu ngoan Bác Hồ
SL
%
169
70,7
sinh
239
17
2009-2010
243
178
73,2
Do quá trình chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động Đội Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh đạt kết quả tốt : Chất lượng đạo đức được nâng lên góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục tòan diện trong trường nên trường Tiểu học Thiệu
Minh cũng như Liên đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của trường đã đạt được
danh hiệu thi đua như sau :
Năm học
Danh hiệu thi đua đạt
2008-2009
Liên đội Vững mạnh Xuất sắc - Được huyện đoàn tặng khen
2009-2010
Liên đội Vững mạnh Xuất sắc - Được huyện đoàn tặng khen
Năm học 2008-2009 và năm học 2009-2010 tôi đã áp dụng các biện pháp đã nêu ở
trên vào chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ĐộiThiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh đạt hiệu quả cao . Điều đáng mừng là trong Hội thi “ Phụ
trách sao giỏi ” cấp huyện năm học 2009-2010 Liên đội trường Tiểu học Thiệu Chính
đã có đội viên đạt giải nhì . Chính vì vậy năm học 2010-2011 này tôi tiếp tục áp dụng
các biện pháp đó vào chỉ đạo hoạt động của Đội Thiêú niên Tiền phong Hồ Chí Minh
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện .
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình nghiên cứu và triển khai áp dụng các biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo
đức học sinh thông qua hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở trường
Tiểu học Thiệu Chính kết quả rất khả quan . Đó là chất lượng đạo đức của học sinh
được nâng lên , chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt . Bản thân tôi rút ra
được bài học kinh nghiệm như sau :
1. Phải có nhận thức đúng đắn về công tác giáo dục học sinh trong việc thực hiện
mục tiêu đào tạo cũng như trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.
Sự chuyển biến về chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu
học Thiệu Chính năm học 2008-2009, năm học 2009-2010 và năm học 2010-2011 này
so với những năm học trước đây trước hết là sự chuyển biến nhận thức về mục tiêu
đào tạo , về giáo dục đạo đức, về vị trí, vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh trong công tác giáo dục ở nhà trường.
Người Hiệu trưởng cần nhận thức đúng và từ đó cho hội đồng sư phạm có sự chuyên
biến trong nhận thức, quyết tâm trong chỉ đạo hoạt động cụ thể .
18
2. Phải có sự thống nhất, phối hợp giữa Hiệu trưởng và Tổng phụ trách (Hiệu
trưởng phải là người cố vấn cho Tổng phụ trách , ngược lại thì Tổng phụ trách
là người tham mưu đắc lực với Hiệu trưởng trong công việc).
Tuy rằng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức dưới sự chỉ đạo
của đoàn (theo hệ thống từ Trung ương đến cơ sở)hoạt động theo mục đích, điều lệ
nhưng xét đến cùng thì mục đích, nội dung của đội trong nhà trường là thống nhất
phục vụ mục tiêu giáo dục . Vì vậy, dưới sự lãnh đạo của chi bộ, Hiệu trưởng và Tổng
phụ trách đội trong nhà trường đã thống nhất, phối hợp tốt trong công tác. Do vậy đã
mang lại hiệu quả cao trong giáo dục, thực hiện mục tiêu đào tạo.
3. Hiệu trưởng (người cán bộ quản lý) phải năng động, nhạy bén trong việc lựa
chọn nội dung hình thức hoạt động, có khả năng tổ chức trong việc lựa chọn cán
bộ, tức là phải biết “ chọn mặt gửi vàng”, chọn đúng người, giao đúng việc.
4. Nội dung hoạt động phải phong phú đa dạng, hấp dẫn phù hợp với điều kiện
cụ thể và phải phù hợp với đặc tâm sinh lý của học sinh.
Trường Tiểu học Thiệu Chính đã thu hút được học sinh, đội viên thiếu niên vào
những hoạt động đa dạng, đã kích thích tính tham hiểu biết, thích hoạt động của thiếu
niên bằng các cuộc thi, các cuộc tham quan, du lịch làm cho học sinh thực sự gắn bó
yêu mến nhà trường .
5. Biết phối hợp thường xuyên chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà
trường để phát huy được các nguồn lực (nhân lực, vật chất, trí lực) tạo thành sức
mạng tổng hợp.
Giáo dục nhà trường không thể đạt được kết quả tối ưu nếu như không biết phối
hợp với giáo dục ngoài xã hội, giáo dục gia đình. Trường Tiểu học Thiệu Chính đã
khai thác khả năng to lớn của các tổ chức , đoàn thể ,của lực lượng đông đảo cha mẹ
học sinh vào công tác giáo dục, vừa làm cho họ có trách nhiệm hơn trong việc giáo
dục học sinh vừa huy động được sự đóng góp lớn vào nội dung hoạt động, vừa phát
huy được nguồn kinh phí mà xưa nay nhà trường còn rất hạn chế ở mức độ nào đó
trường Tiểu học Thiệu Chính đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
III- KẾT LUẬN
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, giáo dục là sự nghiệp của toàn đảng, toàn
dân, MacarenCô - nhà giáo dục nổi tiếng của Liên Xô (cũ) đã nói : “Con người trong
19
chế độ Xã hội chủ nghĩa không thể chịu sự giáo dục trực tiếp của một người nào,
dù người ấy có tài ba lỗi lạc đến đâu, giáo dục là cả một quá trình xã hội”.
Giáo dục đạo đức là một quá trình khó khăn , phức tạp và đầy tính nghệ thuật, vì
vậy nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường,
của đoàn, Đội mà là trách nhiệm của mỗi gia đình, của toàn xã hội và thái độ đúng đắn
nhất thể hiện trách nhiệm của mỗi người hiện nay là thực hiện tốt: “ Luật bảo vệ ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em”.
Hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh góp phần đáng kể trong việc
giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện , góp phần giáo dục các em thành những con người:“Giàu lòng nhân ái, yêu
nước, yêu chủ nghĩa xã hội , sống lành mạnh”. Đó là sự thành công của tập thể Hội
đồng giáo dục trường Tiểu học Thiệu Chính -huyện Thiệu Hoá - tỉnh Thanh Hoá.
Đề tài này mang tính chất tổng kết một số kinh nghiệm bước đầu dưới góc độ chỉ
đạo ở một đơn vị trong hoạt động thực tế. Chắc chắn còn nhiều hạn chế, rất mong
được sự chỉ dẫn và góp ý của đồng nghiệp , của hội đồng khoa học các cấp .
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thiệu Chính, ngày 28 tháng 3 năm 2011
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Chinh
20
MỤC LỤC
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang
I - Lời mở đầu
1
II- Thực trạng việc chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua
2
hoạt động Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở trường
Tiểu học Thiệu Chính - Thiệu Hoá - Thanh Hoá .
1- Một số đặc điểm tình hình chung
2
2- Thực trạng công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua
3
hoạt động đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở Trường Tiểu học
Thiệu Chính
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các giải pháp thực hiện chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh thông
6
qua hoạt động đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
1- Cán bộ - Giáo viên cần hiểu rõ đạo đức và việc giáo dục đạo đức cho
6
học sinh.
2- Cán bộ - Giáo viên biết rõ vai trò của nhà trường với việc giáo dục
7
đạo đức cho học sinh Tiểu học
3- Cán bộ - Giáo viên cần nắm được phương pháp giáo dục đạo đức cho học
8
sinh Tiểu học thông qua hoạt động của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
II- Biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động
9
đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở Trường Tiểu học Thiệu Chính
1- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về việc giáo dục đạo đức cho học sinh
9
thông qua hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
2- Biện pháp 2 : Làm tốt công tác tổ chức và xây dựng kế hoạch giáo dục đạo
10
đức cho học sinh thông qua hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh.
3- Biện pháp 3: Chỉ đạo hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
12
C - KẾT LUẬN
I- Kết quả khi thực hiện các Biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho
21
17
học sinh Thông qua hoạt động đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
ở Trường Tiểu học Thiệu Chính
II- Bài học kinh nghiệm
18
III- Kết luận
20
PHỤ LỤC
10 điều văn minh giao tiếp của học sinh
1. Sống văn minh, lịch sự, có hoài bão đẹp, có chí trong học tập.
2. Có lòng tự trọng, biết giữ danh dự của mình và trọng danh dự của người khác.
3. Đi đứng nghiêm chỉnh không nói tục, cười to làm mất trật tự trên đường đi và chỗ
đông người.
4. Tôn trọng thầy cô giáo ở trường, ngoài xã hội, khi gặp chào hỏi lễ phép, khi tiếp
xúc nói năng kính trọng.
5. Đối với mọi người cần nhã nhặn, tuỳ theo quan hệ lứa tuổi mà xưng hô đúng mực,
được mọi người giúp đỡ biết cảm ơn, khi lỡ làm phiền biết xin lỗi.
6. Giúp đỡ nhường bước người già, thương binh, tàn tật, người gặp nạn, phụ nữ có
thai, nơi đông người trên tàu xe và đường đi.
7. Trong gia đình kính trọng ông bà , cha mẹ , thương yêu chị em, đi hỏi , về chào ,
dùng từ “dạ”, “ vâng” khi giao tiếp với người hơn tuổi .
8. Quần áo đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ biết văn minh , lịch sự.
9. Gặp đám tang ngả mũ để vĩnh biệt.
10. Gặp khách quốc tế, tỏ tình cảm hữu nghị, không xúm quanh .
22