Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.74 KB, 20 trang )

Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO
CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ,
TỪNG BƯỚC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC
CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ SẦM SƠN

A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU:

Bước vào thập kỷ thứ 2 của thế kỷ XXI, trong xu thế phát triển nền kinh tế
tri thức của mọi quốc gia trên thế giới, chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò
quyết định trong việc phát huy nội lực, phát triển đất nước, hợp tác và cạnh tranh
trong hội nhập khu vực và quốc tế, điều đó đòi hỏi phải nâng cao học vấn của
những người lao động. Vì vậy, việc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở
một cách vững chắc, từng bước phổ cập giáo dục cả bậc học trung học trong giai
đoạn hiện nay có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm góp phần phát triển và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thị xã Sầm Sơn được thành lập theo Quyết định số 157/QÐ/HÐBT của
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 18 tháng 12 năm 1981; Sầm Sơn
cách thành phố Thanh Hoá 16 km về phía Ðông; Diện tích tự nhiên khoảng 18
km2, phía Bắc giáp sông Mã, phía Ðông và Nam giáp biển Ðông, phía Tây
giáp huyện Quảng Xương; Sầm Sơn có 4 phường và 1 xã; dân số 59713
người; là một thị xã vùng biển, là điểm du lịch lý tưởng cho du khách bốn phương;
nền kinh tế - xã hội của thị xã phát triển nhanh chủ yếu là dịch vụ du lịch và nghề
đánh cá. Trong những năm qua tốc độ phát triển kinh tế của thị xã tương đối ổn
định, phát huy thế mạnh, tiềm năng của đô thị du lịch biển, thu hút các nguồn lực
1
Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn




Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

đầu tư để phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng tương đối cao và bền vững;
chất lượng văn hoá- xã hội ngày càng được nâng cao; quốc phòng an ninh được giữ
vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị ổn định; đời sống,
mức thu nhập của nhân dân địa phương từng bước được nâng lên. Trong những
năm tới thị xã tiếp tục xây dựng theo hướng xây dựng đô thị du lịch biển giàu đẹpvăn minh- hiện đại.
Cùng với sự phát triển kinh tế- chính trị- xã hội trong toàn thị xã; Ngành
Giáo dục và Đào tạo luôn được sự quan tâm chỉ đạo có hiệu quả của các cấp uỷ
Đảng, chính quyền các cấp; sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể và
sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, nhân dân trên địa bàn thị xã. Trong những
năm qua cấp uỷ Đảng, Chính quyền thị xã đã ban hành nhiều văn bản, Chỉ thị,
Nghị quyết về triển khai thực hiện phổ cập giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo các ban
ngành, đoàn thể, các trường học tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh công tác xã
hội hóa, huy động nhân dân tích cực, chủ động tham gia có hiệu quả các hoạt
động phổ cập giáo dục.
Là một thị xã mà dân số rất không ổn định, nhiều gia đình luôn đi làm
ăn xa, do đó con em trong độ tuổi đi học cũng biến động thường xuyên vì phải
theo gia đình chuyển đi, chuyển về; với đặc thù của thị xã du lịch thời vụ tập
trung chủ yếu vào 3 tháng hè, có ảnh hưởng lớn đối tượng thanh thiếu niên
cùng tham gia lao động hè với gia đình, đổng thời có nhiều ảnh hưởng tác
động từ du khách mang lại nên hàng năm ngay sau hè học sinh bỏ học còn
nhiều... các vấn đề này có ảnh hưởng lớn đến tiến độ và chất lượng phổ cập
giáo dục THCS và phổ cập giáo dục trung học trên địa bàn.
Nhằm nâng cao hơn nữa mặt bằng dân trí, thực hiện phân luồng sau cấp
học THCS, tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới cơ cấu sản xuất và chất lượng
nguồn nhân lực của thị xã, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Sầm Sơn lần thứ

2
Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn


Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

XV đã đề ra: “... Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ
tuổi và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, từng bước thực
hiện phổ cập GD THPT”
II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS Ở THỊ XÃ
SẦM SƠN:

1. Quy mô trường, lớp, học sinh:
Tổng số trường: 20 trường; có 1 Trung tâm GDTX- DN; 5 Trung tâm HTCĐ
xã phường. Tổng số lớp: 364 lớp; Tổng số HS: 12.875 học sinh.
Trong đó:
Mầm non: 6 trường; 77 nhóm lớp; 2680 cháu. Trong đó: 16 nhóm trẻ, 365
cháu; 61 lớp mẫu giáo, 2315 cháu.
Tiểu học: 7 trường; 156 lớp; 4784 học sinh.
THCS: 5 trường; 83 lớp; 3151 học sinh.
THPT: 2 trường; 45 lớp; 2115 học sinh.
GDTX: 1 trung tâm; 3 lớp; 145 học sinh.
TTHTCĐ: 5 trung tâm học tập công đồng xã phường.
2. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện các mục
tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở:
Thuận lợi:
Đảng và Nhà nước đã xác định phổ cập giáo dục là nhiệm vụ quan trọng
đối với sự phát triển của đất nước. Các chỉ thị, nghị quyết của Bộ chính trị,
Ban chấp hành trung ương Đảng, Quốc hội Nghị định của Chính phủ đã tạo

điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện phổ cập giáo dục
THCS.
3
Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn


Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

Thuận lợi cơ bản nhất là công tác phổ cập giáo dục đã được Thị uỷ,
HĐND, UBND Thị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội
Tỉnh đảng bộ lần thứ XVII xác định Mục tiêu đạt chuẩn vững chắc phổ cập
giáo dục trung học cơ sở và thúc đẩy phổ cập bậc trung học.
Nghị quyết Hội đồng nhân dân Thị các khoá đều đưa chỉ tiêu
PCGDTHCS là một trong những chỉ tiêu quan trọng về phát triển kinh tế – xã
hội. Các Ban, Ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội của địa phương
đã tích cực tham gia và có nhiều hoạt động phong phú hỗ trợ cho sự nghiệp
giáo dục nói chung và công tác phổ cập giáo dục nói riêng.
Nhận thức của nhân dân về giáo dục có nhiều chuyển biến. Tỷ lệ huy động
đến lớp nhìn chung tốt. Hàng năm nhiều địa phương huy động 100% số TNTH
và lớp 6, tỷ lệ duy trì sĩ số cao, phần lớn ở mức trên 98%, số học sinh bỏ học ít,
hiệu quả đào tạo gần 80%. Chất lượng đào tạo được củng cố, có chuyển biến tiến
bộ, tỷ lệ lưu ban hàng năm thấp, nhiều nơi dưới 2%, tỷ lệ tốt nghiệp đều trên
90%, có trường tỷ lệ tốt nghiệp nhiều năm liên tục đạt 100%.
Chủ trương phổ cập THCS tuy còn nhiều vấn đề tồn tại, nhưng bước đầu
đã được triển khai và thực hiện tốt tại các xã phương, các xã phường đã củng cố
Ban chỉ đạo, Kế hoạch phổ cập GD THCS đã được xây dựng trên cơ sở điều tra
cơ bản, có tính thực thi.
Mạng lưới trường lớp được hoàn chỉnh tạo điều kiện cho học sinh học
tập, mạng lưới trường Tiểu học và Trung học cơ sở đáp ứng được yêu cầu thực

hiện nhiệm vụ PCGDTHCS. Hiện nay Sầm Sơn có 6 trường Mầm non 7
trường Tiểu học, 5 trường THCS 2 trường THPT, 1 trung tâm GDTX- DN, 5
Trung tâm học tập cộng đồng.
Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh với các mô hình phù hợp,
tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ PCGD THCS ở các xã , phường, đặc biệt đối
4
Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn


Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

với việc tổ chức, vận động đối tượng phổ cập ra lớp cũng như việc huy động
các nguồn lực cho công tác phổ cập ở các xã phường.
Qua nhiều năm làm công tác phổ cập, tuyên truyền nâng cao dân trí, cán
bộ và nhân dân trong Thị xã đã thấy được tầm quan trọng của việc học tập của
con em, một số gia đình đã hợp tác với nhà trường để phấn đấu thực hiện công
tác phổ cập trên địa bàn. Những cán bộ giáo viên được giao trọng trách hướng
dẫn, thực hiện nhiệm vụ phổ cập THCS phần nào đã rút được bài học kinh
nghiệm từ việc thực hiện phổ cập Tiểu học- chống mù chữ.
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Thị uỷ, HĐND, UBND Thị
xã, sự nổ lực, tích cực khắc phục khó khăn của các ngành, các cấp trong Thị,
công tác xoá mù chữ và phổ cập giáo dục ở Thị xã đã đạt được những kết quả
quan trọng: Năm 1997 Sầm Sơn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu
học và chống mù chữ; Năm 2002 Sầm Sơn được Tỉnh công nhận đạt chuẩn
phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi; Tháng 12 năm 2004 được Tỉnh công
nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS; Tháng 9 năm 2006 được Bộ GD &
ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập GD THCS.
Công tác PCGD THCS được tiếp tục triển khai tích cực ở các xã,
Phường và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện mục

tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần thực
hiện thắng lợi những mục tiêu kinh tế- xã hội của Thị xã.
Những khó khăn đối việc thực hiện PCGD THCS Thị xã Sầm Sơn:
Do điều kiện kinh tế xã hội tác động, Sầm Sơn chưa phải là địa phương
phát triển mạng lưới về giáo dục, trình độ dân trí thấp, thậm chí Quảng Cư đã
có những giai đoạn không đủ các lớp cấp THCS, học sinh phải đi học ở Quảng
Tiến, nhận thức về việc học của một bộ phận nhân dân địa phương còn hạn
chế, nhất là những gia đình làm nghề đánh cá, dịch vụ, xây dựng – Họ chỉ cần
5
Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn


Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

cho con biết đọc, biết viết hoặc tốt nghiệp tiểu học, sau đó thì đi làm để có thu
nhập.
Tuy năm 1997 đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập tiểu học xong các
tiêu chí đạt được mới ở mức vừa đến chuẩn, vì vậy xuất phát điểm để tiến
hành phổ cập THCS rất khó khăn.
Năm 2004 được UBND Tỉnh công nhận đạt chuẩn phổ cập GD THCS .
Tháng 9 Năm 2006 được Bộ công nhận đạt chuẩn phổ cập GD THCS nhưng
tỷ lệ đạt chuẩn còn rất khiêm tốn chưa ổn định và chưa vững chắc.
Nhận thức về chủ trương phổ cập THCS trong các cấp, các ngành chưa được
quán triệt tốt do đó chưa có quyết tâm cao trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Trong chỉ đạo còn chung chung, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành xác định
chưa rõ, công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc hướng dẫn còn yếu.
Một số địa bàn tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao (trên 7%), Chất lượng đào
tạo ở một số vùng chưa vững chắc. Tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng còn
nhiều, vẫn còn tập trung chủ yếu ở khối THCS, trong năm qua có: 18 học sinh bỏ

học giữa chừng và 23 học sinh bỏ học trong hè.
Nguyên nhân của số học sinh bỏ nên trên do ảnh hưởng bởi mặt trái của
nền kinh tế thị trường, cộng với sự cám dỗ về thu nhập mùa vụ trong hoạt
động dịch vụ du lịch, khiến cho nhiều gia đình không quan tâm đến việc học
của con em, không ngăn cản việc con em bỏ học để đi làm hoặc đi chơi.
Một bộ phận lãnh đạo trên địa bàn từ cấp xã đến cấp thị còn cho việc
thực hiện phổ cập THCS là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục nên chưa
thường xuyên phối hợp và tạo điều kiện đầy đủ cho công tác phổ cập THCS.
Công tác xã hội hoá giáo dục trong quá trình thực hiện phổ cập THCS
chưa phát huy được tác dụng như mong muốn.
6
Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn


Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

Từ thực trạng này, nếu không có biện pháp chỉ đạo tốt trong công tác
phổ cập giáo dục nói chung và phổ cập GD THCS nói riêng thì không thể thực
hiện và hoàn thành được nhiệm vụ phổ cập giáo dục trên địa bàn thị xã Sầm
Sơn theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XV đã đề ra. Chính vì vậy
tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạp công tác phổ cập giáo dục trung học
cơ sở, từng bước phổ cập giáo dục trung học của Phòng Giáo dục và Đào tạo
thị xã Sầm Sơn”, nhằm tiếp tục thực hiện tốt, duy trì, giữ vững, từng bước
nâng chất lượng phổ cập giáo dục THCS tại thị xã Sầm Sơn một cách vững
chắc, từng bước phổ cập giáo dục trung học.
Trong phạm vi của đề tài này tôi xin nêu một số biện pháp quản lý chỉ
đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn thị xã Sầm Sơn mà
tôi đã làm có hiệu quả và đang áp dụng làm trong những năm học tới.
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Tăng cường công tác tưyên truyền về phổ cập giáo dục mầm non, tiểu
học, THCS, trung học, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành và của địa phương.
2. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể đối
với công tác phổ cập giáo dục. Căn cứ chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại
hội Thị Đảng bộ lần thứ XV , các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ
chức chính trị xã hội cần xây dựng kế hoạch thực hiện, đề ra mục tiêu, chỉ
tiêu, giải pháp cụ thể, phối hợp đồng bộ để thực hiện đảm bảo chất lượng và
tiến độ.
3. Củng cố Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các cấp. Có sự phân công
trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo phổ cập
các cấp tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc tổ chức thực hiện, sự
7
Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn


Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

tham gia phối hợp của các ban ngành, đoàn thể trong việc thực hiện nhiệm vụ
phổ cập; tổ chức sơ, tổng kết kịp thời để rút kinh nghiệm chỉ đạo và khen
thưởng động viên kịp thời những nhân tố điển hình tích cực.
4. Đẩy mạnh xã hội hóa phổ cập giáo dục; xây dựng và nâng cao chất
lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường. Xây
dựng một xã hội học tập, phong trào toàn dân học tập; xây dựng mối liên kết
giữa ngành giáo dục với các ngành, các đoàn thể, các dự án, những chương
trình (khuyến nông, khuyến ngư, xoá đói giảm nghèo, xây dựng làng - xã văn
hoá…); xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục
gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội.

5. Không ngừng nâng cao chất lượng dạy học và hiệu quả đào tạo ở các
nhà trường phổ thông để tạo nên sự đồng đều ở các xã phường trên địa bàn thị
xã về chất lượng giáo dục. Triển khai có hiệu quả việc đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; chú
trọng các biện pháp để giảm thiểu số học sinh lưu ban, bỏ học...
6. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, mua sắm bổ
sung trang thiết bị dạy học theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá, đồng bộ hoá
bằng nhiều nguồn kinh phí, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; Xây dựng
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đủ về số luợng, đạt
chuẩn theo quy định.
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Tiếp tục duy trì, củng cố và không ngừng nâng chuẩn PCGD THĐĐT
và PCGD THCS làm nền tảng vững chắc cho PCGD Trung học.
2. Củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD Trung học từ cấp thị đến các
xã, phường. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo, xây dựng kế
hoạch cụ thể, sâu sát, triển khai thực hiện có hiệu quả, thường xuyên theo dõi
8
Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn


Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

đôn đốc, đúc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh bổ sung kịp thời nhằm thực hiện
đúng tiến độ kế hoạch phổ cập.
3. Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch PCGD Trung học gồm thành
phần Bí thư, chủ tịch và cán bộ phụ trách Văn hoá- Xã hội các xã, phường;
Lãnh đạo các trường THCS, THPT, TT GDTX- DN, các TTHTCĐ xã phường.
Tập huấn cho cán bộ làm công tác phổ cập, hướng dẫn lại nghiệp vụ điều tra
xử lý số liệu, lập bộ hồ sơ PCGD Trung học theo đúng yêu cầu của Bộ

GD&ĐT.
4. Chỉ đạo Trung tâm GDTX- DN và các trường THCS tổ chức hoạt
động hướng nghiệp có hiệu quả để tạo điều kiện phân luồng học sinh sau
THCS.
Có chính sách hỗ trợ và thu hút động viên học sinh tốt nghiệp THCS
vào học nghề như: ưu tiên giới thiệu việc làm, ưu tiên cho vay vốn để sản
xuất, mở các cơ sở sản xuất....
5. Chỉ đạo các trường học tăng cường đổi mới phương pháp dạy học,
phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, đẩy mạnh phong trào sử dụng
thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện .
6. Đầu tư xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
cho các trường, các Trung tâm GDTX- DN, TT HTCĐ xã phường để thu hút
học sinh vào học. Đầu tư kinh phí xây dựng trường THCS và trường THPT
đạt chuẩn Quốc gia với mức kinh phí thị xã hỗ trợ kích cầu 300 triệu đồng đối
với mỗi trường đạt chuẩn, duy trì cơ chế trích 50% kinh phí khai thác quỹ đất
tại xã phường cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường đạt chuẩn quốc gia.
7. Tăng cường công tác xã hội hoá trong PCGD Trung học bằng việc
huy động các lực lượng xã hội tuyên truyền vận động các đối tượng trong độ
tuổi phổ cập đến trường, đóng góp nhân lực, vật lực cho PCGD Trung học.
9
Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn


Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

Khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư mở các trường dân lập dưới
nhiều loại hình, với các thủ tục ưu đãi, trong đó chú trọng mở các trường dạy
nghề, các cơ sở sản xuất sử dụng số học sinh tốt nghiệp nghề tại trường nghề
và các trường THCN.

8. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra của Ban chỉ đạo cấp thị, cấp
xã, phường và của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
9. Tham mưu cho UBND thị xã chỉ đạo các ban ngành, tổ chức chính trị
xã hội phối hợp chặt chẽ với Phòng GD&ĐT để chỉ đạo và thực hiện tốt công
tác PC GD trung học trên địa bàn:
Ban chỉ đạo Phổ cập cấp thị:
Tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện công tác PCGD Trung học đạt hiệu
quả.
Tổ chức giao ban định kỳ ít nhất 3 tháng 1 lần để nắm tình hình và tăng
cường công tác chỉ đạo.
Tổ chức kiểm tra và đề nghị công nhận các đơn vị đạt chuẩn.
Hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá và có hình thức khen thưởng các tập
thể đạt chuẩn PCGD Trung học vượt kế hoạch, các cá nhân có nhiều đóng góp
cho công tác Phổ cập, chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện làm chậm tiến độ
PCGD Trung học.
Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Tham mưu để Thường vụ thị uỷ ra Nghị quyết chuyên đề về PCGD
Trung học trên địa bàn thị xã, tham mưu cho UBND thị trong việc xây dựng
đề án PCGD Trung học.

10
Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn


Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

Triển khai các loại văn bản hướng dẫn công tác PCGD Trung học của Bộ
GD&ĐT, Sở GD&ĐT đến các trường THCS, các xã phường và cụ thể hoá các
loại văn bản phù hợp với thực tế tại địa phương.

Tham mưu với UBND thị để thành lập các đoàn kiểm tra công nhận các
đơn vị đã hoàn thành PCGD Trung học.
Phân công một đồng chí Lãnh đạo và một đồng chí chuyên viên Phòng
phụ trách công tác phổ cập giáo dục THCS và phổ cập giáo dục trung học. Tại
mỗi nhà trường có một đồng chí trong BGH và một đồng chí giáo viên phụ
trách công tác phổ cập giáo dục THCS và phổ cập giáo dục trung học.
Tổ chức các lớp tập huấn PCGD Trung học cho cán bộ quản lý và cán bộ
phụ trách của các trường THCS.
Chỉ đạo các trường tiến hành điều tra cơ bản, lập bộ hồ sơ PCGD Trung
học.
Kết hợp với kiểm tra chuyên môn và tổ chức kiểm tra chuyên đề để thường
xuyên nắm bắt và chỉ đạo kịp thời công tác PCGD THCS và PCGD Trung học.
Chỉ đạo trung tâm GDTX để thực hiện nhiệm vụ mở lớp BT THCS, BT
THPT tại trung tâm và các địa phương.
Chỉ đạo các trường TH và THCS : TH huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp
1, các trường THCS huy động số học sinh tốt nghiệp Tiểu học vào học lớp 6
đạt 100%. Phấn đấu huy động trên 99% số trẻ trong độ tuổi 11-14 theo học
chương trình THCS. Hàng năm tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu
học 100%; học sinh tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ 98% trở lên. Tổ chức điều tra
cơ bản thông kê các đối tượng trong độ tuổi chặt chẽ, chính xác và cập nhật
kịp thời thông tin vào bộ hồ sơ PC (lưu ý tính pháp lý của các thông tin số

11
Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn


Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

liệu). Quản lý chặt chẽ các loại hồ sơ, hoàn thành bộ hồ sơ phổ cập PCGD

Trung học theo đúng yêu cầu của các văn bản chỉ đạo.
Thành lập Tổ cốt cán phổ cập GDTHCS (Gọi tắt là Tổ phổ cập THCS)
của Ngành do một đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục phụ trách. Đây là một tổ
nghiệp vụ tập hợp những giáo viên chuyên trách công tác PCGDTHCS ở các
trường THCS, có năng lực về làm phổ cập. Tổ cốt cán có nhiệm vụ giúp
Trưởng phòng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ PCGDTHCS ở các đơn vị nhà
trường, đánh giá, xếp loại thi đua về công tác phổ cập của các đơn vị. Giúp
Trưởng phòng trong việc lập kế hoạch chỉ đạo công tác phổ cập GDTHCS trên
địa bàn thị xã. Tổ chức giao ban phổ cập GD trung học mỗi tháng 1 lần với
nhiều hình thức khác nhau để nắm bắt và bổ sung kịp thời hồ sơ phổ cập và có
kế hoạch chỉ đạo kịp thời. Việc sinh hoạt Tổ phổ cập cũng nhằm giúp cho đội
ngũ cán bộ chuyên trách học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác phổ cập,
giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.
Các trường THPT:
Tham gia Ban chỉ đạo PCGD Trung học, chịu trách nhiệm về công tác
PCGD Trung học tại địa bàn được phân công và đối tượng phổ cập đang học
trong nhà trường.
Phối hợp chặt chẽ với Phòng Giáo dục để thực hiện PCGD Trung học,
phối hợp với Trung tâm GDTX- DN để giảng dạy các lớp bổ túc THPT.
Có biện pháp tích cực để giảm tỷ lệ HS bỏ học, lưu ban, nâng tỷ lệ đi học
chuyên cần. Không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất
lượng các hoạt động giáo dục để đảm bảo tỷ lệ học sinh lên lớp hằng năm trên
99%; Tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT 99% trở lên. Phấn đấu xây dựng
trường THPT đạt chuẩn Quốc gia theo theo lộ trình xây dựng trường đạt
chuẩn quốc gia của Thị xã.
12
Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn


Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,

từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

Trung tâm GDTX- DN:
Vận động để mở lớp và giảng dạy các lớp xoá mù chữ, xoá tái mù chữ,
các lớp BT THCS và BT THPT tại trung tâm và tại địa bàn các xã phường,
các trường tiểu học, THCS và các TTHTCĐ xã phường .
Phòng Tài chính- kế hoạch:
Tham mưu cho UBND thị xã tìm nguồn ngân sách để chi cho PCGD
Trung học trên địa bàn toàn thị. ( Kinh phí cho tập huấn, kiểm tra, xây dựng hồ
sơ và kinh phí hỗ trợ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia).
Phòng Nội vụ và phòng LĐ-TBXH:
Tham mưu với UBND thị xã sớm thành lập Trung tâm dạy nghề thị xã để
công tác đào tạo nghề trên địa bàn thị xã hoạt động có hiệu quả đáp ứng nhu cầu
phân luồng sau THCS.
Các tổ chức chính trị- xã hội:
Phối hợp tổ chức tuyên truyền vận động để huy động các đối tượng trong
độ tuổi đến trường cũng như duy trì sĩ số trong suốt cả năm học.
Uỷ ban nhân dân các xã, phường:
Đảng uỷ, HĐND, UBND các xã, phường tăng cường công tác tuyên
truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về Luật Giáo dục, về PCGD
Trung học, có kế hoạch trích ngân sách đầu tư cho công tác PCGD Trung học.
Xây dựng và kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD Trung học cấp xã, phường,
thành phần như sau:Trưởng ban: đ/c Chủ tịch UBND xã, phường; Phó ban trực:
đ/c Hiệu trưởng THCS; phó ban : đ/c Phó Chủ tịch xã, phường; các thành viên:
Hiệu trưởng trường TH, Hội khuyến học, Bí thư xã đoàn, Chủ tịch Hội liên hiệp
phụ nữ; Trưởng các thôn ...).
13
Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn



Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

Thông qua Đại hội giáo dục các cấp và Hội nghị phụ huynh các trường,
phối hợp với Hội Khuyến học, Trung tâm học tập cộng đồng và các đoàn thể
trong địa phương để làm cho nhân dân hiểu rõ và tự giác tham gia công tác
PCGD Trung học.
Uỷ ban nhân dân các xã, phường có chính sách phù hợp để các gia đình có
đối tượng trong độ tuổi PCGD Trung học và tạo mọi điều kiện đồng thời có trách
nhiệm động viên con em đến trường, tham gia học các lớp bổ túc văn hoá THCS,
THPT, các trường chuyên nghiệp, dạy nghề ba năm.
Định kỳ tổ chức hội nghị giao ban rút kinh nghiệm để tiếp tục phát huy
và đẩy mạnh công tác phổ cập tại các địa phương.

C- KẾT LUẬN:
1. Kết quả đạt được:
Sau 3 năm thực hiện đề tài, kết quả đạt được như sau:
1.1. Năm 2008, 2009:
Tỉ lệ
thanh
thiếu
niên từ
15 đến 18
Số xã,
tuổi có
phường đạt
bằng tốt
chuẩn
nghiệp
PCGDTHCS

THCS và
BTCS (Tỉ
lệ PC)
(%)

Năm/
Tiêu chí

Tỉ lệ trẻ
6 tuổi
vào học
lớp 1
(%)

Tỉ lệ HS
tốt
nghiệp
Tiểu học
(%)

Tỉ lệ
HS tốt
nghiệp
Tiểu
học vào
học lớp
6(%)

2008


99,0

96,5

99,6

95,1

82,5

5/5

2009

99,6

97,8

99,9

97,4

84,6

5/5

Tỉ lệ HS
lớp 9 tốt
nghiệp
THCS và

BTCS
(%)

14
Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn


Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

1.2. Năm 2010.
1.2.1. Đến thời điểm tháng 12 năm 2010, 100% các xã phường trên địa
bàn thị xã đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.
1.2.2. Về cơ sở vật chất các trường học ngày càng được các cấp uỷ
Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hoá, hiện đại
hoá, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đến tháng 3 năm 2011 hầu hết các
trường học trên địa bàn thị xã đều đủ phòng học 1 ca. Trang thiết bị được các
địa phương và các nhà trường quan tâm đầu tư mua sắm bổ sung mới, nhiều
trường học đã có thư viện đạt chuẩn và thư viện tiên tiến.
1.2.3. Chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo ngày càng được nâng
cao. Tỷ lệ xét hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm đạt tỷ lệ 100%, tỷ lệ
học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm đạt từ 98% đến 100%, tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp THPT hàng năm đạt trên 98%, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại
học, cao đẳng hàng năm đạt tỷ lệ 40%, tỷ lệ học sinh vào học tại các trường
nghề đạt tỷ lệ 30%.
1.2.4. Kết quả phổ cập GD THCS thời điểm tháng 12 năm 2010:
Số hộ: 14161;
Số khuyết tật, chết: 85;

Số dân: 59713

Chuyển đi: 1629; Chuyển đến: 1

Số đối tượng phải PCGDTHCS: 7088
TIÊU CHUẨN 1

- Dạy và duy trì được chuẩn quốc gia về PCGDTH và xoá mù chữ
- Trẻ 6 tuổi: 992; Trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 990 tỷ lệ: 99.8%
-Số đối tượng 11 đến 14 tuổi: 3168
15
Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn


Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

Trong đó:
Đã tốt nghiệp tiểu học: 3090; Tỷ lệ: 97,54%
Đang học tiểu học: 78; Tỷ lệ: 2,46%
Còn ở ngoài trường tiểu học: 0; Tỷ lệ: 0%
- Số học sinh tốt nghiệp tiểu học năm qua: 740; Tỷ lệ: 100,0%
- Số học sinh tốt nghiệp tiểu học năm qua vào lớp 6: 737; Tỷ lệ: 99,6%
- Cơ sở giáo dục đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất thực hiện đầy đủ các môn học
trong chương trình trung học cơ sở.
TIÊU CHUẨN 2

Số học sinh lớp 9 năm qua: 950
Số học sinh tốt nghiệp THCS&BTCS: 939; Tỷ lệ: 98,8%
Số đối tượng từ 15 đến 18 tuổi: 3920
Số đối tợng 15 đến 18 tuổi có bằng TN THCS và BTCS: 3450; Tỷ lệ 88.0%
Đơn vị đạt chuẩn phổ cập GDTHCS tháng 12 năm 2010.


16
Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn


Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

1.3. BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA PHỔ CẬP BẬC TRUNG HỌC
Thị xã : Sầm Sơn

Điều tra ngày 05 tháng 12 năm 2010

Tỉnh : Thanh Hoá
Tổng số đối tợng phải phổ cập bậc trunh học

Năm qua

Các năm trớc

TN THCS Năm qua

TN THCS các năm trớc

TN THCS Năm qua

TN THCS nẳm trớc

6


7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21


22

23

24

25

26

27

14
96
15
95
16
94
17
93
15-17

1166
1229
1201
1288
3718

536
574

630
637
1841

243
234
246
312
792

923
995
955
976
2926

3
771
104
41
916

0
1
763
844
1608

1
585

54
3
642

0
6
16
5
27

0
1
574
54
629

0
0
7
500
507

0
0
0
6
6

0
20

5
5
30

0
2
1
2
5

0
0
6
3
9

0
0
0
17
17

0
0
0
1
1

0
0

1
6
7

0
0
0
1
1

0
0
0
0
0

0
0
0
1
1

0
0
0
0
0

0
0

0
0
0

0
12
6
8
26

20
21
23
36
80

0
86
148
196
430

18
92
19
91
20
90
21
89

18- 21

1303
1205
1387
1081
4976

630
581
681
548
2440

305
247
228
162
942

998
958
1159
919
4034

20
5
3
0

28

907
831
976
797
3511

8
3
1
1
13

4
1
4
1
10

9
5
3
0
17

74
13
1
3

91

460
511
669
534
2174

2
0
0
0
2

2
1
0
0
3

9
1
0
0
10

11
1
1
1

14

14
34
11
15
74

128
28
13
1
170

14
130
40
21
205

4
8
127
41
180

0
11
13
20

44

0
3
1
30
34

0
14
17
47
78

13
10
17
12
52

29
98
124
81
332

219
233
269
233

954

2

Nữ

5

1

Tổng số đối tợng trong độ tuổi

4

Năm sinh

3

Độ tuôi

Số khuyết tật chết chuyển đi

Đang học, học xong bổ
túc THPT

Đang học. Học xong THPT
TN THCS
bao gồm

Lớp 10.


Lớp

Bao gồm

11

Lớp

Đã

12

TN

Lớp 10
Bao
gồm

Đang học . học xong THCN, TDN

m


m


m

12


Đ
ã
T
N

1

2

3

N
ă
m
3.
5

L
ớp

L
ớp

11

Bỏ học


m

4

Đã
TN

TH

TH
CS

TH
PT

17
Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn


Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

2. Bài học kinh nghiệm:
Từ những kết quả đã đạt được, chúng ta thấy rằng phổ cập giáo dục là chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước, của tỉnh, của huyện thị do vậy phổ cập giáo dục phải được thể hiện
trong các Nghị quyết, Chương trình hành động của các cấp uỷ Đảng, HĐND,
UBND các cấp, phải được phân định rõ trách nhiệm từng cơ quan, ban, ngành,
đoàn thể, tổ chức trong thực hiện công tác phổ cập giáo dục. Song, ngành Giáo
dục và Đào tạo phải giữ vai trò nòng cốt, là đầu mối và chịu trách nhiệm chính
trong quá trình triển khai thực hiện phổ cập, chủ động tham mưu, đề xuất kế
hoạch và các giải pháp kịp thời, hiệu quả cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền

trong quá trình thực hiện mục tiêu phổ cập. Xây dựng kế hoạch phổ cập phải gắn
liền với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và sát với tình hình thực tế của địa
phương; phải coi trọng chất lượng giáo dục thực chất từ việc xác định mục tiêu,
xây dựng kế hoạch, đảm bảo các điều kiện đến quy trình kiểm tra, đánh giá, công
nhận kết quả. Phải coi thực hiện phổ cập giáo dục để nâng cao dân trí là điều
kiện quan trọng để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng
cuộc sống. Do đó phải làm tốt và kịp thời công tác tuyên truyền cho các tầng lớp
nhân dân có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và vai trò của phổ cập giáo
dục; phát động phong trào toàn dân tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục, tạo
phong trào học tập để mọi người trong độ tuổi đi học.
Muốn hoàn thành được mục tiêu phổ cập GD nói chung và phổ cập GD
trung học, phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp,
sự phối hợp tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể; tuyên truyền, giáo
dục nâng cao nhận thức cho các tổ chức chính trị - xã hội, cho nhân dân về trách
nhiệm và nghĩa vụ đối với sự nghiệp giáo dục nói chung cũng như đối với công
tác phổ cập giáo dục nói riêng; thực hiện tốt việc phổ cập GD mầm non, củng cố
18
Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn


Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

và duy trì kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục
Trung học cơ sở tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện nhiệm vụ phổ cập
giáo dục Trung học; đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, xây dựng mạng
lưới trường lớp, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ
cấu, đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu của thời kì đổi mới hiện nay. Phát triển
Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng tạo cơ hội học
tập cho các đối tượng phổ cập.

Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của toàn dân; nhiệm vụ
của toàn ngành về phổ cập giáo dục có hoàn thành hay không là phụ thuộc vào
đội ngũ cán bộ quản lý, các đồng chí cốt cán của ngành và toàn thể cán bộ, giáo
viên, học sinh, biết phát huy những thành tích đã đạt được, vận dụng sáng tạo các
bài học kinh nghiệm, phát huy nội lực, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp uỷ Đảng,
chính quyền và toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo n
3. Kiến nghị, đề xuất:
Sở GD&ĐT cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về phổ cập giáo dục trung
học, quy định chuẩn, quy định về hồ sơ, quy trình kiểm tra công nhận ...
Tham mưu cho UBND Tỉnh có văn bản chỉ đạo các huyện thị thực hiện
công tác phổ cập giáo dục trung học tại các địa phương.
Tham mưu cho UBND Tỉnh có cơ chế chính sách, đầu tư tài chính cho
công tác phổ cập giáo dục trung học.
Sầm Sơn, ngày 31 tháng 3 năm 2011
NGƯỜI VIẾT SKKN

Hoàng Trung Kiên
19
Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn


Một số biện pháp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở,
từng bước phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sầm Sơn.

MỤC LỤC

Đề mục

Trang


A- ĐẶT VẤN ĐỀ

1

I. LỜI MỞ ĐẦU

1

II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS Ở
THỊ XÃ SẦM SƠN

1. Quy mô trường, lớp, học sinh
2. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện các mục
tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3
3
3
7

I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

7

II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

8

C- KẾT LUẬN


14

1. Kết quả đạt được

14

2. Bài học kinh nghiệm

18

3. Kiến nghị, đề xuất

19

20
Hoàng Trung Kiên – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo- Thị xã Sầm Sơn



×