Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây cà phê trên quy mô hộ gia đình thị xã gia nghĩa, tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.79 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VÕ DUY NAM

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ
TRÊN QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH THỊ XÃ GIA NGHĨA,
TỈNH ĐẮK NƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Đồng Nai, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VÕ DUY NAM

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CÀ PHÊ
TRÊN QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH THỊ XÃ GIA NGHĨA,
TỈNH ĐẮK NƠNG

CHUN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

Đồng Nai, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Đồng Nai, ngày 27 tháng 7 năm 2014
Tác giả luận văn

Võ Duy Nam


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ của các thầy, cô giáo giảng dạy tại
khoa sau ñại học trường Đại Học Lâm Nghiệp, các anh chị và các bạn tại các Sở,
Ban, Ngành đã giúp tơi hồn thành đề tài.
Đặc biệt Tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn
Tuấn, người ñã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành ñề tài này.

Do thời gian nghiên cứu ñề tài có hạn, kỹ năng phân tích và kỹ năng thực tế
cịn chưa cao, nên đề tài tốt nghiệp khơng thể tránh khỏi những thiếu sót và
nhiều vấn đề cịn chưa được đề cập đến.
Kính mong các thầy cơ giáo trong hội đồng bảo vệ xem xét và có những ý
kiến ñóng góp ñể cho ñề tài này ñược ñầy ñủ và phong phú hơn, góp phần vào sự
nghiệp phát triển nơng nghiệp, nơng thơn nói chung và trên địa bàn thị xã Gia
Nghĩa, tỉnh Đắk Nơng nói riêng.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Võ Duy Nam


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................ii
MỤC LỤC..................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU.............................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP......................................5
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp......................5
1.1.1. Khái niệm, nội dung, bản chất hiệu quả kinh tế...........................................5
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất và kinh doanh cà phê........................12
1.2.1. Trên thế giới...............................................................................................12
1.2.2. Trong nước.................................................................................................16

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THỊ XÃ GIA NGHĨA
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................22
2.1. Đặc ñiểm cơ bản của thị xã Gia Nghĩa, Tỉnh Đăk Nơng..............................22
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên................................................................................22
2.1.2. Đặc ñiểm kinh tế - xã hội..........................................................................27
2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................36
2.2.1. Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu khảo sát............................................36
2.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập thơng tin...................................................40
2.2.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu..........................................................41
2.3. Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu..........................................................42
2.3.1. Các chỉ tiêu về các nguồn lực sử dụng trong SX cà phê của hộ gia đình..42


iv

2.3.2. Các chỉ tiêu chi phí sản xuất thường xuyên gồm.......................................42
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................................43
3.1. Thực trạng hoạt ñộng gây trồng cà phê quy mơ hộ gia
đình của thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nơng...........................................................43
3.1.1. Diện tích gây trồng cà phê của thị xã Gia nghĩa........................................43
3.1.2. Sản lượng cà phê của thị xã Gia Nghĩa.....................................................44
3.1.3. Tình hình tiêu thụ cà phê trên ñịa bàn........................................................45
3.2. Hiệu quả kinh tế trong gây trồng cà phê của các hộ gia đình trên địa
bàn nghiên cứu....................................................................................................46
3.2.1. Những thông tin cơ bản về các HGĐ ñiều tra...........................................46
3.2.2. Chi phí trong gây trồng cà phê của các HGĐ ñiều tra...............................56
3.2.3. Doanh thu từ cà phê của các HGĐ ñiều tra................................................64
3.2.4. Hiệu quả kinh tế trong SX cà phê kinh doanh của các HGĐ ñiều tra........68
3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong

sản xuất cà phê của các hộ gia đình trên ñịa bàn thị xã Gia Nghĩa.................... 70
3.4. Những thành công, tồn tại trong sản xuất cà phê của các HGĐ trên
địa bàn thị xã Gia Nghĩa.......................................................................................75
3.4.1. Những thành cơng ñạt ñược.......................................................................75
3.4.2. Những tồn tại..............................................................................................78
3.4.3. Nguyên nhân..............................................................................................78
3.5. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất
cà phê của các HGĐ trên ñịa bàn thị xã Gia Nghĩa............................................. 79
3.5.1. Về kỹ thuật canh tác...................................................................................79
3.5.2. Về lao ñộng................................................................................................80
3.5.3. Giải pháp về vốn.......................................................................................80
3.5.4. Giải pháp về khoa học kỹ thuật..................................................................81
3.5.5. Giải pháp về thị trường..............................................................................82


v

3.5.6. Giải pháp về cơ sở hạ tầng.........................................................................83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................................84
1. Kết luận............................................................................................................84
2. Khuyến nghị.....................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................87
PHỤ LỤC.............................................................................................................89


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

B/Q

Chữ viết đầy đủ
Bình qn

BVTV

Bảo vệ thực vật

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KHKT

Khoa học kỹ thuật

PTNT

Phát triển nơng thơn

TDTT

Thể dục thể thao

TĐPTBQ

TĐTLĐ
TW
UBND
VSATTP

Tốc ñộ phát triển bình quân
Trong ñộ tuổi lao ñộng
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Vệ sinh an toàn thực phẩm


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng
1.1

Nội dung
Sản lượng cà phê thế giới trong những năm 1997 -

Trang
15

2004

2.1

Bảng Cơ cấu ñất ñai của thị xã Gia Nghĩa


25

2.2

Hiện trạng các cơng trình hồ, ñập ở thị xã Gia Nghĩa

32

2.3

Cơ cấu kinh tế của thị xã Gia Nghĩa

35

Diện tích trồng cây Cà phê phân theo huyện, thị xã tỉnh
3.1

Đắk Nông

43

Sản lượng Cà phê của thị xã Gia Nghĩa và của các
3.2

huyện của tỉnh Đắk Nông

44

3.3


Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Đắk Nông

46

3.4

Phân phối số hộ ñiều tra trong các xã nghiên cứu

47

3.5

Đặc ñiểm chung của nông hộ trồng cà phê ở thị xã Gia
Nghĩa

48

3.6

Trình độ học vấn của nơng hộ trồng cà phê theo cấp
học

49

3.7

Chi phí sản xuất cà phê trung bình trên/ha của 1 vụ

57


3.8

Khối lượng N, P, K nguyên chất trung bình trên ha

60

Năng suất, giá bán, doanh thu, thu nhập và các chỉ tiêu
3.9

tài chính của hoạt động sản xuất cà phê trung bình trên 1 ha

67


viii

Tình hình lợi nhuận từ 1 ha cà phê của hộ điều tra

3.10

69

Các thơng số thống kê chính của các biến đưa vào mơ
3.11
3.12

72

hình
Kết quả ước lượng mơ hình


73


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần ñây, ngành sản xuất cà phê ở Việt Nam đã có những
bước tiến nhảy vọt, diện tích và năng suất khơng ngừng tăng trưởng. Song
song với đó, các vấn ñề về chất lượng và giá cả sản phẩm cũng được cải thiện
rõ rệt. Hiện nay, tồn quốc có khoảng 500 ngàn ha cà phê, tập trung chủ yếu ở
các tỉnh Tây Nguyên và Đông nam bộ. Tuy nhiên, do ñiều kiện tự nhiên và xã
hội khác nhau của từng ñịa phương nên việc phát triển sản xuất cà phê cũng
rất ña dạng. Sự chênh lệch về năng suất của từng vùng do đó cũng rất rõ rệt.
Để nâng cao mặt bằng chung về năng suất cũng như chất lượng cà phê
tồn quốc, việc xác định những khó khăn và thuận lợi của các vùng sản xuất
cà phê chuyên biệt ñể từ ñó ñịnh hướng cho sự ñầu tư bổ sung về khoa học kỹ
thuật cũng như tài chính là rất cần thiết. Năm 2008, mặc dầu bị ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế thế giới song nước ta vẫn xuất khẩu được 954 nghìn tấn
đạt kim ngạch 1,95 tỷ USD tăng 2,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.
Theo báo cáo tại hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 08 - 09 tại thành phố
Hồ Chí Minh: năm 2008, Việt Nam ñã xuất khẩu hơn một triệu tấn cà phê, ñạt
kim ngạch 1,8 tỷ USD. Dự kiến cả năm 2009, Việt Nam xuất khẩu khoảng
1,15 triệu tấn, ñạt kim ngạch 1,75 tỷ USD (tăng 14,9% sản lượng nhưng giảm
19,2% trị giá). Chín tháng đầu năm 2009, cả nước xuất khẩu ñược 880.000
tấn, kim ngạch chỉ ñạt 1,3 tỷ USD. Nguyên nhân giá cà phê xuất khẩu giảm
do giá cà phêxuống thấp, lượng cà phê xuất khẩu của các quốc gia lại tăng
thêm khoảng 3% so với năm trước.
Đắk Nông là 1 tỉnh của khu vực Tây Ngun, có tài ngun thiên nhiên

phong phú và đa dạng, có tiềm năng để phát triển các ngành lâm nghiệp, cây
cơng nghiệp... Đây là vùng có tính chất đặc thù về ñiều kiện tự nhiên rất phù
hợp ñể phát triển cây Cà phê. Cà phê là mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu


2

nơng sản có giá trị cao của tỉnh Đắk Nơng cũng như của khu vực Tây Nguyên
Việt Nam. Từ lợi thế về đất đai, khí hậu, kinh nghiệm của người nơng dân kết
hợp với chế độ xã hội, chính trị ổn định đã đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu
mỗi năm lên ñến trên dưới 2 tỷ USD với khối lượng trên dưới 900.000 tấn cà
phê, góp phần rất lớn cho nền tảng bền vững, cơ sở ñể phát triển cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và mang lại sức mạnh cho việc hội nhập vào nền
kinh tế thế giới và khu vực.
Hiện nay, với việc áp dụng các thành tựu khoa học và trình độ thâm canh
của nơng dân ngày càng cao nên năng suất cà phê cũng như nhiều loại cây
trồng ở thị xã Gia Nghĩa không ngừng tăng. Người dân sống trên ñịa bàn thị
xã Gia Nghĩa phần lớn ñều sồng chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ nông
nghiệp mà cụ nguồn thu từ cây cà phê cũng là một trong những cây trồng
mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.
Cũng như hầu hết các địa bàn khác, thị xã Gia Nghĩa cũng có những ñiều
kiện rất thuận lợi ñể phát triển cây cà phê, tuy nhiên do kỹ thuật canh tác của
người dân cịn hạn chế, chưa đúng u cầu, cơng tác thu hoạch bảo quản sau
thu hoạch chưa ñạt tiêu chuẩn nên hiệu quả mang lại chưa cao. Để nơng
nghiệp nói chung và cây cà phê nói riêng thực sự phát huy vai trị “trụ đỡ”
cho nền kinh tế thì cịn nhiều vấn ñề cần phải giải quyết.
Cũng như các huyện thuần nơng khác, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nơng
hiện đang phải ñối mặt với hàng loạt các vấn ñề như: sản xuất nhỏ, manh
mún, công nghệ lạc hậu, sử dụng ñầu vào kém hiệu quả làm tăng chi phí các
yếu tố ñầu vào, giảm sản lượng và giá cả ñầu ra, áp dụng khoa học, kỹ thuật

chưa hợp lý, chính sách chưa phù hợp và một số ảnh hưởng của các nhân tố
khách quan khác như thời tiết, khí hậu...dẫn tới ảnh hưởng ñến hiệu quả sản
xuất, kinh tế và nhất là ảnh hưởng ñến trực tiếp các hộ gia ñình trực tiếp sản
xuất cà phê rất lớn.


3

Để cải thiện hiệu quả trong sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ
gia đình nơng thơn, em ñã lựa chọn nghiên cứu ñề tài: “Giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh tế cây Cà phê trên quy mô hộ gia đình tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh
Đắk Nơng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng sản xuất cây cà phê tại các hộ gia đình
trên địa bàn, Luận văn sẽ đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế trồng cà phê của các hộ nông dân trên ñịa bàn thị xã Gia Nghĩa, tỉnh
Đắk Nông.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản
xuất nơng nghiệp.
+ Đánh giá ñược thực trạng hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất cây
cà phê trên quy mơ hộ gia đình trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nơng.
+ Chỉ ra được những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng ñến hiệu quả kinh tế
của hộ gia ñình sản xuất cà phê trên ñịa bàn thị xã Gia Nghĩa.
+ Đề xuất ñược những giải pháp ñể nâng cao hiệu quả kinh tế của hộ gia
đình sản xuất cà phê trên ñịa bàn thị xã Gia Nghĩa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của ñề tài
Đối tượng nghiên cứu của ñề tài là hiệu quả kinh tế của hoạt ñộng gây

trồng cà phê quy mơ hộ gia đình trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk
Nơng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Phạm vi về nội dung


4

Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của hoạt ñộng sản
xuất cà phê trong quy mơ các hộ gia đình.
+ Phạm vi về khơng gian
Nghiên cứu ñược thực hiện trên ñịa bàn thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk
Nông.
+ Phạm vi về thời gian
Luận văn sẽ thu thập các số liệu về sản xuất kinh doanh cây cà phê gây
trồng ở quy mơ hộ gia đình của thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông trong thời
gian từ năm 2011- 2013.
Các số liệu khảo sát thực tiễn ñược thực hiện trong khoảng tháng 12 năm
2013 ñến tháng 3 năm 2014.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về ñánh giá hiệu quả kinh tế.
- Thực trạng hiệu quả kinh tế của hoạt ñộng gây trồng cà phê quy mơ hộ
gia đình trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê quy
mơ hộ gia đình trên địa bàn.
- Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê của
các hộ gia đình trên ñịa bàn thị xã Gia Nghĩa.
5. Kết cấu của Luận văn
Ngồi phần đặt vấn đề về tính cấp thiết của ñề tài, mục tiêu nghiên cứu,
giới hạn phạm vi nghiên cứu của ñề tài, luận văn bao gồm các phần chính sau:

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả kinh tế trong
sản xuất nơng nghiệp.
Chương 2. Đặc ñiểm cơ bản của thị xã Gia Nghĩa và Phương pháp
nghiên cứu.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm, nội dung, bản chất hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt ñộng sản xuất. Mục tiêu của sản xuất là ñáp ứng mức sống ngày càng tăng
về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, trong khi nguồn lực sản xuất xã hội
ngày càng trở nên khan hiếm. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là một địi hỏi
khách quan của mọi nền sản xuất xã hội.
Xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau, ñến nay có nhiều quan ñiểm
khác nhau về hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tơi đề cập một số quan ñiểm sau:
- Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì : "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi
xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hố mà khơng cắt giảm một loạt
sản lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả
năng sản xuất của nó" [25].
Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu
quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn
lực sản xuất trên ñường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có
hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở ñây mà tác giả ñưa ra là cao nhất, là lý

tưởng và khơng thể có mức hiệu quả nào cao hơn nữa.
- Có một số tác giả lại cho rằng hiệu quả kinh tế ñược xác ñịnh bởi quan
hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của hai ñại lượng kết quả và chi phí. Các quan điểm
này mới chỉ ñề cập ñến hiệu quả của phần tăng thêm chứ khơng phải của tồn
bộ phần tham gia vào quy trình kinh tế [25].


6

- Một số quan ñiểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế ñược xác ñịnh bởi tỷ số
giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho
quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ơng : "Tính hiệu quả được xác
định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh"
Đây là quan ñiểm ñược nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào
tính hiệu quả kinh tế của các qúa trình kinh tế [25].
- Hai tác giả Whohe và Doring lại ñưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh
tế. Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính
bằng đơn vị giá trị. Theo hai ơng thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.
"Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg...) và
lượng các nhân tố ñầu vào (giờ lao ñộng, ñơn vị thiết bị,ngun vật liệu...)
được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật", "Mối quan hệ tỷ lệ
giữa chi phí kinh doanh phải chỉ ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí
kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị" và
"Để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta cịn hình thành tỷ lệ giữa sản
lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền" Khái niệm hiệu quả
kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai ơng chính là năng suất lao động, máy
móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu
quả của hoạt động quản trị chi phí [25].
- Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú
ý và sử dụng phổ biến đó là : hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng (hoặc một

qúa trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình ñộ lợi dụng các nguồn
lực ñể ñạt ñược mục tiêu ñã xác ñịnh. Đây là khái niệm tương ñối ñầy ñủ phản
ánh ñược tính hiệu quả kinh tế của hoạt ñộng sản xuất kinh doanh [25].
Từ các quan ñiểm về hiệu quả kinh tế thì có thể đưa ra khái niệm về hiệu
quả kinh tế của các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất kinh
doanh) của các doanh nghiệp như sau: hiệu quả sản xuất kinh doanh là một


7

phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc,
thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm ñạt ñược mục tiêu mà doanh nghiệp
ñã ñề ra.
1.1.1.2. Bản chất hiệu quả kinh tế
Như vậy, trong thực tế có rất nhiều quan điểm về hiệu quả. Tuy nhiên,
việc xác ñịnh bản chất và khái niệm hiệu quả cần phải xem xét trên các khía
cạnh sau đây:
- Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là sự thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời
gian, biểu hiện trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy
luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặt biệt tồn tại trong nhiều
phương thức sản xuất.
- Thứ hai: theo quan ñiểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là
một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con
người với con người trong quá trình sản xuất.
- Thứ ba: hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối
cùng mà là mục tiêu phương tiện xuyên suốt mọi hoạt ñộng kinh tế. Trong kế
hoạch và quản lý kinh tế nói chung, hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa ñầu
vào và ñầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất ñịnh, hoặc một
kết quả thu ñược với một chi phí nhỏ hơn.
Như vậy, bản chất của hiệu quả được xem là:

+ Việc ñáp ứng nhu cầu của con người trong ñời sống xã hội.
+ Việc bảo tồn tài nguyên, nguồn lực ñể phát triển lâu bền.
1.1.1.3. Khái niệm hộ, nơng hộ, kinh tế hộ
* Khái niệm về hộ:
Hiện có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh khái niệm nơng hộ như:
- Theo tác giả Weberster (1990) cho rằng Hộ là những người cùng sống
chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và cùng chung một ngân quỹ [16].


8

- Theo Raul (1989): Hộ là những người có chung huyết thống, có quan hệ
mật thiết lẫn nhau trong quá trình tạo ra của cải vật chất, tạo ra sản phẩm để tồn
tại cho bản thân và cho gia đình trong cộng đồng [16].
- Theo Martin (1998): Hộ gia đình Là ñơn vị kinh tế cơ bản của xã hội có
liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, tiêu dừng và các hoạt động kinh tế khác
[16].
- Có nhiều khái niệm khác nhau về hộ nhưng có chưng đặc điểm sau:
+ Chung sống dưới một mái nhà.
+ Chung nguồn thu nhập.
+ Sản xuất chung.
+ Có trách nhiệm với nhau trong sự tồn tại và phát triển.
* Khái niệm nông hộ:
Nông hộ là các hộ có phương tiện sống dựa trên mộng đất, sử dụng chủ
yếu lao động gia đình trong sản xuất, nằm trong hệ thống kinh tế lớn về mặt cơ
bản ñược ñặc trưng bằng việc tham gia vào thị trường hoạt động với trình độ
hồn chỉnh khơng cao.
* Khái niệm về kinh tế hộ:
Kinh tế hộ là một ñơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn.
Kinh tế hộ chủ yếu dựa vào gia ñình ñể khai thác ñất ñai và các yếu tố sản xuất

khác nhằm đạt được thu nhập cao nhất. Nó là ñơn vị kinh tế tự chủ căn bản,
dựa vào tích lũy là chủ yếu vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thốt khỏi
đói nghèo vươn lên làm giàu từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa.
1.1.1.4. Các chỉ tiêu ñánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
* Các chỉ tiêu phản ánh kết quả, chi phí
- Tổng giá trị sản xuất thu được (G):


9

Là tổng thu nhập của một loại mơ hình hoặc một đơn vị diện tích; cơng
thức tính là: G=ΣQi*Pi, trong ñó Qi là khối lượng sản phẩm thứ i, Pi là giá sản
phẩm thứ i.
- Chi phí trung gian (IC), cịn được gọi là chi phí sản xuất: Là chi phí cho
một mơ hình hoặc một đơn vị diện tích, trong một khoảng thời gian; bao gồm:
Chi phí vật chất, dịch vụ, khơng bao gồm cơng lao động, khấu hao.
- Chi phí lao động (CL): Chi phí số ngày cơng lao ñộng cho một chu kỳ
sản xuất hoặc một thời gian cụ thể.
- Khấu hao tài sản cố ñịnh (KH): Tài sản cá nhân, hộ ñầu tư ñể sản xuất
(Như nhà kho, máy bơm, máy khác ...).
- Chi phí khác (K).
- Tổng chi phí (TC): TC= IC+CL+KH+K.
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:
- Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra.
Cơng thức: VA= G-IC.
- Hiệu suất đồng vốn (HS): Do sản xuất nơng nghiệp có chu kỳ ngắn nên
có thể gọi là "Hiệu quả sử dụng đồng vốn"; Cơng thức tính là: HS=VA/IC.
- Lợi nhuận (Pr): Pr = G-TC.
- Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế:
+ Hiệu quả kinh tế tuyệt ñối (H0): Là so sánh tuyệt ñối giữa giá trị gia

tăng (VA), hoặc Lợi nhuận (Pr) của mơ hình này so với mơ hình khác, phương
án sản xuất này so với phương án sản xuất khác...; cơng thức tính: H0 = VA1VA2 hoặc Pr1- Pr2.
+ Hiệu quả kinh tế tương ñối (H1): Là so sánh tương ñối giữa giá trị gia
tăng (VA), hoặc Lợi nhuận (Pr) của mơ hình này so với mơ hình khác, phương
án sản xuất này so với phương án sản xuất khác ...; cơng thức tính: H1 =
VA1/VA2 hoặc Pr1/Pr2.


10

+ Hiệu quả kinh tế tăng thêm (∆H) = ∆G/∆IC hoặc ∆G/∆TC; ∆G = G2 G1; ∆IC = IC2-IC1; ∆TC = TC2-TC1.
Trong đó: G2 là giá trị sản xuất ở mức ñầu tư IC2 hoặc TC2, G1 là giá trị
sản xuất ở mức ñầu tư IC1 hoặc TC1.
1.1.1.5. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh tế của hoạt ñộng sản xuất
Việc xác ñịnh hiệu quả của hoạt ñộng sản xuất liên quan ñến việc xác ñịnh
lượng ñầu ra và lợi nhuận ñược tạo ra từ những yếu tố ñầu vào của q trình
đó. Do vậy, nghiên cứu về hiệu quả thường ñược bắt ñầu từ việc nghiên cứu
hàm sản xuất.
Hàm sản xuất của một loại sản phẩm nào đó là biểu diễn về mặt toán học
của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của một q trình sản xuất. Vì thế hàm
sản xuất thường được biểu diễn như sau:
Y = f(x1, x2,..... xn)

(1)

Trong đó, số lượng sản phẩm ñầu ra, Y là một hàm số ñầu vào xi. Đẳng
thức (1) cho thấy sự tồn tại một số dạng hàm toán học về mối quan hệ giữa
biến phụ thuộc Y và số lượng yếu tố ñầu vào (biến ñộc lập). Có nhiều dạng
hàm sản xuất ñược ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm nhưng dạng hàm
Cobb - Douglas ñược sử dụng phổ biến nhất, ñặc biệt là trong sản xuất nông

nghiệp. Các ông Cobb và Douglas (1928) thấy rằng logarit của sản lượng và
các yếu tố ñầu vào thương quan hệ theo dạng tuyến tính. Do vậy, hàm sản
xuất Cobb-Douglas ñược viết dưới dạng:
LnY = lnα0 + α1lnx1 + α2lnx2 + ... + αnlnxn
Hay:

Y = α0x1α1 x2α2... xnαn

(2)
(3)

Trong ñó: Y và xi(i = 1, 2,....n) lần lượt là các lượng đầu ra và đầu vào
của q trình sản xuất. Hằng số α0 có thể được gọi là tổng năng suất nhân tố,
biểu diễn tác ñộng của những yếu tố nằm ngồi những yếu tố đầu vào có
trong hàm sản xuất. Nhưng yếu tố này có thể là sự tiến bộ công nghệ, sự hiệu


11

quả. Với cùng lượng ñầu vào xi, α0 càng lớn sản lượng tối ña ñạt ñược sẽ càng
lớn. Những tham số αi ño lường hệ số co giãn của sản lượng theo các yếu tố
ñầu vào. Chúng giả ñịnh là cố định và có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1.
Hiệu suất theo quy mơ của hàm sản xuất này có thể được tính bằng cơng thức:
Hiệu suất theo quy mô =


i

dY dx1
.

dx1 Y

,

(i = 1, 2,..., n)

Áp dụng cơng thức này đối với cơng thức (3), ta có
Hiệu suất theo quy mơ =



αi.

i

Do vậy, tổng các mũ số của các yếu tố ñầu vào ño lường hiệu suất theo
quy mô của hàm sản xuất Cobb - Douglas. Do hàm Cobb - Douglas ñơn giản
và bảo ñảm những thuộc tính quan trọng của sản xuất nên thường được sử
dung nhiều trong nghiên cứu thực nghiệm.
Một dạng hàm sản xuất ñược chỉ ñịnh cụ thể, dạng hàm cụ thể của hàm
lợi nhuận sẽ ñược xác ñịnh tương ứng. Rõ ràng cấu trúc của hàm sản xuất sẽ
quy ñịnh cấu trúc hàm lợi nhuận. Những tham số của hàm lợi nhuận sẽ là một
ví dụ về hàm số đối ngẫu của chính nó, nghĩa là hàm đối ngẫu sẽ có dạng
giống như hàm khởi thủy. Như vậy, hàm sản xuất Cobb - Douglas có hiệu
suất theo quy mơ giảm dần theo các ñầu vào biến ñổi ñược biểu diễn như sau
(Cobb - Douglas, 1928):
m

n


1

1

V = A ∏ Xiαi ∏ Xiβi
Trong đó µ =

m



(4)

α1 < 1

1

Hàm lợi nhuận đối với hàm sản xuất Cobb - Douglas là:
m

π* = A(1 -µ)-1(1-µ) ∏
1

Trong đó: Ci = pi/py.

Ci
α1

- αi(1-µ)-1


n

CZ i
1

β(i -µ)-1

(5)


12

Ta thấy rõ rằng hàm lợi nhuận cũng có dạng Cobb - Douglas bởi vì hàm
sản xuất Cobb - Douglas là trường hợp của hàm tự ñối ngẫu.
Lấy logarit 2 vế của (5), ta có:
π* = lnA* +
Trong đó:

m

n



αi* lnc1 + ∑ βi* lnZ1

1

1


(6)

m

A* = A(1 -µ)-1(1-µ) ∏ αiαi(1-µ)-1
1

αi* = -α(1-µ)-1 < 0

i = 1, 2,....,m

βi* = -β(1-µ)-1 < 0

i = 1, 2,....,n

Hàm số cầu ñối với ñầu vào biến ñổi thứ i rút ra từ (6) sẽ là:
X*i = -

∂π *
∂c1

(7)

Nhân 2 vê của (7) cho -ci/π*, ta ñược:
-

ciXi *
∂ ln π *
=
π*

∂ ln c1

(8)

Đối với hàm lợi nhuận Cobb - Douglas (8) trở thành:
-

ciXi *
= αi*
π*

(9)

Lưu ý rằng các tham số αi* xuất hiện trong cả hàm lợi nhuận và hàm số
cầu ñối với yếu tố thứ i. Chúng cùng là những tham số tương ứng trong
phương trình (6), biểu diễn hệ số co giãn của lợi nhuận theo giá đầu vào.
Thơng tin này tạo cơ sở cho việc kiểm ñịnh các giả thiết về sự tối ña hóa lợi
nhuận [18].
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất và kinh doanh cà phê
1.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có 75 nước trồng cà phê với diện tích trên 10 triệu
hecta và sản lượng hàng năm biến ñộng trên dưới 6 triệu tấn. Năng suất bình
quân chưa vượt q 6 tạ nhân/ha. Trong đó ở châu Phi có 28 nước năng suất
bình qn khơng vượt q 4 tạ nhân/ha. Nam Mỹ ñạt dưới 6 tạ nhân/ha. Bốn


13

nước có diện tích cà phê lớn nhất đó là: Brazil trên 3 triệu hecta chiếm 25% sản
lượng cà phê thế giới, Côte DVoừe (Châu Phi), Indonesia (Châu Á) mỗi nước

khoảng 1 triệu hecta và Cơlơmbia có gần 1 triệu hecta với sản lượng hàng năm
ñạt trên dưới 700 ngàn tấn. Do áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới như giống
mới và mật ñộ trồng dày nên ñã có hàng chục nước đưa năng suất bình qn
đạt trên 1 tấn/ha. Điển hình có Costa Rica ở Trung Mỹ với diện tích cà phê chè
là 85.000 ha nhưng đã đạt năng suất bình qn trên 1.400 kg/ha.
Hiện nay, có nhiều nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới,
trong đó Brazil là nước sản xuất cà phê lớn nhất với sản lượng trên 2 triệu tấn
hàng năm, chiếm 25% thị trường quốc tế (Phan Sỹ Hiếu, 2004). Các nước xuất
khẩu lớn khác là Việt Nam, Colombia, Indonesia, Mexico, Ấn Độ, Guatemala,
Ethiopia, Uganda, Costa Rica, Peru, Burundi và E1 Salvador. Những nước tiêu
thụ cà phê lớn nhất là Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản và Ý.
Do sự xuất hiện và gây tác hại của bệnh gỉ sắt cà phê tại nhiều nước Trung
và Nam Mỹ từ năm 1970 trở lại đây đã gây thêm những khó khăn và tốn kém
cho nghề trồng cà phê ở khu vực này. Cà phê chè hiện nay vẫn chiếm 70% sản
lượng của thế giới. Diện tích cà phê chè được trồng tập trung chủ yếu ở Trung
và Nam Mỹ, một số nước ở Đông Phi như: Kenya, Cameroon, Ethiopie,
Tanzania và một phần ở châu Á như: Indonesia, Ấn Độ, Philippines.
Tổ chức cà phê thế giới (ICO) do khơng cịn giữ được hạn ngạch xuất
nhập khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do cho nên có những giai đoạn giá
cà phê xuống thấp chưa từng có so với vài chục năm trở lại đây. Tình trạng
này đã dẫn đến hậu quả là nhiều nước phải hủy bỏ bớt diện tích cà phê, hoặc
khơng tiếp tục chăm sóc vì kinh doanh khơng cịn thấy có hiệu quả. Năm
1994 do những đợt sương muối và sau đó là hạn hán diễn ra ở Brazil, vì vậy
đã làm cho sản lượng cà phê của nước này giảm xuống gần 50%, do đó đã


14

góp phần làm cho giá cà phê tăng vọt, có lợi cho những người xuất khẩu cà
phê trê thế giới.

Vậy nên, nét ñặc trưng lớn nhất của thị trường cà phê thế giới trong
những năm vừa qua là sự dao ñộng lớn, không ổn ñịnh về giá. Do ñặc ñiểm
nội tại của thị trường cà phê, nhìn chung độ co giãn cầu với giá thấp, trong
khi đó cà phê là một cây công nghiệp lâu năm, phản ứng cung cà phê với giá
thường rất trễ (Nguyễn Đăng Hào, 2002), một sự tăng giá cà phê tạm thời có
thể làm cho người sản xuất đổ xơ vào sản xuất, kết quả là làm cho cung cà
phê ở những năm sau tăng nhanh. Tổ chức cà phê thế giới (ICO) do khơng
cịn giữ được hạn ngạch xuất nhập khẩu, giá cả trơi nổi trên thị trường tự do
cho nên có những giai ñoạn giá cà phê xuống thấp chưa từng có so với vài
chục năm trở lại ñây. Hậu quả là giá cà phê bị sụp đổ và nếu tình trạng này
kéo dài sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến ngành sản xuất cà phê. Tình trạng này sẽ
trở nên trầm trọng hơn khi mà khả năng điều tiết của chính phủ vào thị trường
nơng sản cịn yếu và chưa có hiệu quả. Điều này có thể được minh chứng qua
tình hình sản xuất cà phê ở nước ta trong những năm vừa qua.
Theo một số kết quả nghiên cứu, theo sau quá trình tự do hóa thương
mại, diện tích cà phê thế giới ñã gia tăng nhanh ở các nước sản xuất cà phê.
Kết quả là cung cà phê tăng nhanh trong thời gian gần ñây và giá cà phê giảm
xuống mức thấp nhất trong mấy chục năm gần ñây. Những xu hướng thay ñổi
trong cung, cầu, kho ñệm và sự dao ñộng lớn của giá cà phê ñang là những
mối quan tâm hàng ñầu cúa các nước ñang phát triển dưới tác động của chính
sách tự do hóa thương mại hiện nay.
Sản lượng cà phê quốc tế không ngừng tăng lên từ mức 90 triệu bao
trong những năm 1980 lên 110 triệu bao những năm cuối 1990 và ñầu thế kỷ
21 (bảng 1.1). Trong đó chủ yếu là cà phê chè (arabica) chiếm tỷ trọng trên
60%.


15

Bảng 1.1 Sản lượng cà phê thế giới trong những năm 1997 - 2004

(ĐVT: triệu bao, 1 bao=60kg)
Aabica

1997/98

1998/99

1999/2000

2000/01

2001/02

2002/03

2003/04

64,899

74,913

73,697

71,223

67,892

82,431

65,887


Robusta

32,753

33,506

39,706

45,638

42,834

41,72

39,345

Total

97,652

108,419

113,403

116,861

110,726

124,151


105,132

(Nguồn: Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO))
Sản lượng cà phê gia tăng chủ yếu từ 2 khu vực sản xuất cà phê lớn của
thế giới, đó là châu Mỹ và châu Á. Đặc biệt là trong những năm qua diện tích
và sản lượng cà phê của Brazin tăng mạnh. Điều này ñã gây áp lực tăng nhanh
lượng cung cà phê ra thị trường thế giới.

(Nguồn: Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO))
Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê của thế giới trong 9 tháng ñầu niên vụ cà
phê 2012/2013 (từ tháng 10/2012 ñến tháng 6/2013) vẫn tăng 3,4% so với
cùng kỳ năm trước, từ mức 81,5 triệu bao lên 84,3 triệu bao. Trong vịng 1
năm tính đến tháng 6/2013, xuất khẩu cà phê tồn thế giới đạt 112,4 triệu bao,
tăng so với mức 104,8 triệu bao của cùng kỳ năm trước.


×