Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Một số giải pháp góp phần phát triển bền vững hoạt động sản xuất rau sạch tại xã vân nội huyện đông anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NN & PT NÔNG THÔN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------

PHẠM THỊ HẢI PHƯỢNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT RAU SẠCH TẠI
XÃ VÂN NỘI – HUYỆN ĐÔNG ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NN & PT NÔNG THÔN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------------

PHẠM THỊ HẢI PHƯỢNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT RAU SẠCH TẠI
XÃ VÂN NỘI – HUYỆN ĐÔNG ANH


Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS . NGUYỄN VĂN TUẤN

Hà Nội, 2012


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày
của con người, đặc biệt trong một xã hội có nền kinh tế phát triển. Thành
phần rau xanh ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu bữa ăn nhờ một số
đặc tính ưu việt của nó như khả năng cung cấp một hàm lượng cao các
Vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra ăn nhiều rau xanh còn
có tác dụng hạn chế một số bệnh về đường tim mạch.
Tuy nhiên trong những năm gần đây do sự phát triển của khoa học kỹ
thuật và sự gia tăng nhanh chóng của dân số đô thị cũng như các khu công
nghiệp lớn đã thải ra môi trường một hàm lượng lớn các chất thải độc hại và
chất bẩn gây ô nhiễm môi trường làm mất cân bằng sinh thái đặc biệt là ảnh
hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp ở khu vực phụ cận. Bên cạnh đó, để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sinh khối trong sản xuất nông nghiệp con
người đã sử dụng một số lượng lớn và không hợp lý các loại phân bón, các
hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV), các chất kích thích sinh trưởng và bảo quản
nông sản... đã gây tích luỹ trong môi trường và sản phẩm nông nghiệp một dư

lượng lớn các chất độc hại trong đó nguy hiểm nhất là trong các loại rau quả
tươi. Theo thống kê của ngành rau quả Việt Nam trong những năm qua, một
số trường hợp rau quả đã chứa hàm lượng chất độc quá ngưỡng cho phép.
Một số địa phương đã xảy ra hàng ngàn trường hợp ngộ độc do ăn phải thực
phẩm chứa nhiều độc tố, có một số trường hợp dẫn đến tử vong.
Do đặc thù của cây rau có tính chất của một cây ngắn ngày có thể trồng
nhiều vụ trong một năm và trồng xen kẽ với các loại cây trồng khác nên nó
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo công ăn việc làm và nâng cao
thu nhập cho người sản xuất. Ngoài ra các sản phẩm phụ của ngành sản xuất
rau còn là nguồn thức ăn phong phú tạo điều kiện phát triển chăn nuôi trở


2

thành một trong những ngành chính cân đối với ngành trồng trọt.
Trong thời kì hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang trên đà hội nhập
vào tổ chức thương mại thế giới WTO thì nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ không chỉ đơn thuần là nhu cầu về số lượng mà còn đòi
hỏi cả về chất lượng có như vậy thì sản phẩm nông nghiệp nói chung và
ngành sản xuất rau xanh nói riêng mới có thể đứng vững được trên thị trường
thế giới và đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp của các nước
bạn. Tuy nhiên nền nông nghiệp nước ta vẫn còn lạc hậu, chưa đưa được
những tiến bộ khoa học vào sản xuất và chế biến làm cho chất lượng hàng
nông sản vẫn còn kém chất lượng, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế
giới. Đứng trước tình hình đó thì câu hỏi đặt ra cho ngành sản xuất rau là phải
làm gì để có những sản phẩm tươi, sạch đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội và
xuất khẩu ra nước ngoài.
Để khắc phục tình trạng trên, công nghệ sản xuất rau sạch hay rau an
toàn ngày càng trở nên phổ biến và đã được sự ủng hộ của cộng đồng. Hiện
nay việc nghiên cứu, bố trí, triển khai sản xuất rau sạch ở một số thành phố

lớn là một trong những yêu cầu cấp thiết của nền nông nghiệp Việt Nam. Xã
Vân Nội – Đông Anh – Hà Nội lại là vùng có truyền thống trồng rau lâu đời,
đây là vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho ngành rau phát triển.
Bên cạnh đó lại có một thị trường tiêu thụ rau quả thực phẩm rộng lớn.
Để phát triển bền vững hoạt động sản xuất rau sạch thì vấn đề nâng cao
hiệu quả sản xuất và tiêu thụ rau sạch, nhưng vẫn đáp ứng được các vấn đề về
kinh tế, xã hội và môi trường là rất cần thiết. Không những nâng cao thu nhập
cho người dân, giải quyết được công ăn việc làm cho người dân mà còn bảo
vệ được môi trường sinh thái và gây dựng được một thương hiệu rau sạch ở
tại xã Vân Nội.


3

Từ thực tế trên, để phát triển bền vững hoạt động sản xuất rau sạch và
đạt hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu của toàn xã hội và xuất khẩu,
đồng thời góp phần đưa vùng Vân Nội – Đông Anh trở thành vùng sản xuất
rau sạch quan trọng, chúng tôi tiến hành chọn nghiên cứu: “Một số giải pháp
góp phần phát triển bền vững hoạt động sản xuất rau sạch tại xã Vân Nội –
huyện Đông Anh” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
2.1 Mục tiêu chung.
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng sản xuất rau của các hộ nông
dân tại xã Vân Nội huyện Đông Anh, đề tài đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển bền vững và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
rau sạch ở địa bàn nghiên cứu.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững
trong SXNN.
+ Đánh giá được thực trạng phát triển kinh doanh rau sạch tại xã Vân

Nội – Đông Anh.
+ Chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng tới tính bền vững của hoạt
động KD rau sạch trên địa bàn xã Vân Nội
+ Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững và
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất rau sạch trên địa bàn xã Vân Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động sản xuất kinh doanh
rau sạch trên địa bàn xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội


4

3.2 Phạm vi nghiên cứu.
+Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung chủ yếu vào khâu sản xuất rau sạch.
Đề tài xem xét về tính bền vững trên các khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi
trường của hoạt động sản xuất kinh doanh rau sạch trên địa bàn xã Vân Nội.
+Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện tại xã Vân Nội – huyện Đông
Anh – Hà Nội.
+Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu trong 3 năm gần đây
(2009-2011).
4 - Nội dung nghiên cứu.
- Cơ sở lý luâ ̣n về vấ n đề nghiên cứu.
- Thực trạng hoạt động SXKD rau sạch trên địa bàn xã Vân Nội
- Giải pháp phát triển bền vững SXKD rau sạch trên địa bàn xã Vân Nội


5


Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững trong nông nghiệp.
1.1.1. Phát triển bền vững và phát triển bền vững trong nông nghiệp
1.1.1.1. Phát triển bền vững:
Để duy trì sự sống của bản thân và tiếp tục sự phát triển của nòi giống,
ngay từ thời kỳ nguyên thuỷ của lịch sử nhân loại, con người đã có những
hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến thành những vật phẩm
cần thiết cho mình, hoặc để cải thiện những điều kiện thiên nhiên, tạo nên môi
trường sống thích hợp với mình. Trong lúc tiến hành những hoạt động đó, con
người ít nhiều đã biết rằng mọi can thiệp vào tài nguyên thiên nhiên và môi
trường luôn luôn có hai mặt lợi, hại khác nhau đối với cuộc sống trước mắt và
lâu dài của con người. Một số kiến thức và biện pháp thiết thực để ngăn ngừa
những tác động thái quá đối với môi trường đã được đúc kết và truyền đạt từ
thế hệ này qua thế hệ khác dưới dạng những tín ngưỡng và phong tục. Trong
các xã hội công nghiệp, với sự phát hiện những nguồn năng lượng mới, vật
liệu mới và kỹ thuật sản xuất tiến bộ hơn nhiều, con người đã tác động mạnh
mẽ vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường, can thiệp một cách trực tiếp và
nhiều khi thô bạo vào các hệ thiên nhiên. Để “chế ngự” thiên nhiên, con
người nhiều khi đã tạo nên những mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu phát triển
của xã hội loài người với các quá trình diễn biến của tự nhiên. Để đạt tới
những năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp, con người đã chuyển đổi các
dòng năng lượng tự nhiên, cắt nối các mắt xích thức ăn vốn có của thiên
nhiên, đơn điệu hoá các hệ sinh thái, sử dụng năng lượng bổ sung to lớn để
duy trì những cân bằng nhân tạo mong manh. Đặc biệt là trong nửa cuối thế
kỷ 20, sau những năm hồi phục hậu quả của thế chiến lần thứ hai, hàng loạt


6


nước tư bản chủ nghĩa cũng như xã hội chủ nghĩa tiếp tục đi sâu vào công
nghiệp hoá, nhiều nước mới được giải phóng khỏi chế độ thực dân cũng có
điều kiện phát triển mạnh mẽ nền kinh tế của mình. Một số nhân tố mới như
cách mạng khoa học và kỹ thuật, sự bùng nổ dân số, sự phân hoá các quốc gia
về thu nhập đã tạo nên nhiều nhu cầu và khả năng mới về khai thác tài nguyên
thiên nhiên và can thiệp vào môi trường. Trật tự bất hợp lý về kinh tế thế giới
đã tạo nên hai loại ô nhiễm: “ô nhiễm do thừa thãi” tại các nước tư bản chủ
nghĩa phát triển và: “ô nhiễm do đói nghèo” tại các nước chậm phát triển về
kinh tế.
Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển.
Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể ngừng tiến hoá
và ngừng sự phát triển của mình. Đó là qui luật của sự sống, của tạo hoá mà
vạn vật đều phải tuân theo một cách tự giác hay không tự giác. Con đường để
giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát
triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi
trường. Phát triển đương nhiên sẽ biến đổi môi trường, nhưng làm sao cho
môi trường vẫn làm đầy đủ các chức năng: đảm bảo không gian sống với chất
lượng tốt cho con người, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần
thiết, tái xử lý các phế thải của hoạt động của con người, giảm nhẹ tác động
bất lợi của thiên tai, duy trì các giá trị lịch sử văn hoá, khoa học của loài
người. Hay nói một cách khác đó là: phát triển bền vững (PTBV).
Phát triển bền vững là một quá trình phát triển hài hòa với điều kiện xã
hội và điều kiện tự nhiên, từ đó có thể gia tăng khả năng đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của thế hệ hiện tại nhưng không làm phương hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Phát triển bền vững là một phương
hướng phát triển được các quốc gia trên thế giới ngày nay hướng tới, đó là
niềm hy vọng lớn của toàn thể loài người.



7

PTBV có đặc điểm:
(1) - Sử dụng đúng cách nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không làm tổn
hại hệ sinh thái và môi trường
(2) - Tạo ra các nguồn vật liệu và năng lượng mới
(3) - Ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ phù hợp với hoàn cảnh địa
phương
(4) - Tăng sản lượng lương thực, thực phẩm
(5) - Cấu trúc và tổ chức lại các vùng sinh thái nhân văn để phong cách và
chất lượng cuộc sống của ngươì dân đều thay đổi theo hướng tích cực
Mục tiêu cuối cùng của PTBV là thỏa mãn yêu cầu căn bản của con
người, cải thiện cuộc sống, bảo tồn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm
tương lai ổn định. PTBV thực hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ,
giữa các quốc gia, giữa hiện tại với tương lai. PTBV có tính chất đa diện,
thống nhất, toàn bộ. Muốn PTBV phải lồng ghép được 3 thành tố quan trọng
của sự phát triển với nhau: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi
trường. Đây là nguyên lý chung để hướng sự phát triển bền vững của các lĩnh
vực trong nền kinh tế.
Cùng với định nghĩa về PTBV, khái niệm phát triển nông nghiệp bền
vững cũng hình thành. Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20, những vấn
đề đặt ra chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp: bảo vệ môi trường đất,
nước và khởi xuớng một số hệ thống canh tác bền vững. Mục đích của nông
nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống bền vững về sinh thái, có tiềm lực
về kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà không huỷ
diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường. Thông tin về các mô hình canh
tác tổng hợp, canh tác bền vững trên đất dốc, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp…


8


1.1.1.2. Nông nghiệp bền vững:
Nông nghiệp bền vững là “việc thiết kế những hệ thống cư trú lâu bền
của con người; đó là một triết lý và một cách tiếp cận về việc sử dụng đất tạo
ra mối liên kết chặt chẽ giữa tiểu khí hậu, cây hằng năm, cây lâu năm, súc vật,
đất, nước và những nhu cầu của con người, xây dựng những cộng đồng chặt
chẽ và có hiệu quả” [5].
Nông nghiệp bền vững chủ trương bảo vệ môi trường, tạo dựng một
môi trường trong lành và sử dụng một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Mục đích của nông nghiệp là kiến tạo một hệ thống bền vững về mặt sinh
thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con
người mà không làm hủy diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường.
Nông nghiệp bền vững tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp sản xuất
lương thực, thực phẩm cho người, thức ăn cho chăn nuôi nhiều hơn so với
các hệ thống tự nhiên. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống mà trong đó
con người tồn tại và sử dụng những nguồn năng lượng không độc hại, tiết
kiệm và tái sinh năng lượng, sử dụng nguồn tài nguyên phong phú của
thiên nhiên mà không liên tục phá hoại những nguồn tài nguyên đó. Nông
nghiệp bền vững không chỉ bảo vệ những hệ sinh thái đã có trong tự nhiên
mà còn tìm cách khôi phục những hệ sinh thái đang bị suy thoái [5].
1.1.1.3. Phát triển nông nghiệp bền vững:
 Khái niệm:
Có nhiều khái niệm khác nhau về phát triển nông nghiệp bền vững. Tổ
chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) năm 1992 quan niệm rằng “Phát
triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và
kỹ thuật nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả
cho hiện tại và mai sau. Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp sẽ đảm
bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về



9

kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương
diện xã hội” [5].
Các khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm:
- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng vẫn đảm
bảo khả năng phát triển ấy trong tương lai.
- Phát triển nông nghiệp bền vững là gia tăng sản xuất nhằm đáp ứng nhu
cầu lương thực, thực phẩm càng cao và đảm bảo cho giá giảm dần.
- Phát triển nông nghiệp bền vững là nên duy trì trình độ sản xuất cần thiết
đáp ứng nhu cầu tăng dân số mà không làm suy thoái môi trường.
- Phát triển nông nghiệp bền vững là duy trì sự cân bằng giữa sự tăng
trưởng và cân bằng sinh thái.
- Phát triển nông nghiệp bền vững được hiểu là tối đa hoá lợi ích kinh tế
trên cơ sở ràng buộc bởi duy trì chất lượng của nguồn lực tự nhiên theo thời
gian và tuân thủ các quy luật sau:
+ Đối với tài nguyên tái sinh thì sử dụng ở mức thấp hơn hoặc bằng
+ Đối với tài nguyên không tái sinh thì tối ưu hoá hiệu quả sử dụng chúng
bằng giải pháp hợp lý từ các yếu tố đầu vào ( phân bón, kỹ thật canh tác…)
- Phát triển nông nghiệp bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu tăng
trưởng chung của nền kinh tế nhưng không làm suy thoái môi trường tự nhiên
– con người và đảm bảo trên mức nghèo đói của người dân nông thôn.
- Phát triển nông nghiệp bền vững là đảm bảo an ninh lương thực, tăng
cải tổ kinh tế khắc phục nghèo đói và tạo điều kiện tăng tốc công nghiệp hoá.


10

- Phát triển bền vững được hiểu là giữ vững tốc độ tăng trưởng về sản
xuất lẫn y tế và giáo dục qua nhiều năm hay thập kỷ.

- Phát triển nông nghiệp bền vững là cực đại hoá phúc lợi hiện tại
không làm giảm thiểu các phúc lợi ấy trong tương lai.
- Phát triển nông nghiệp bền vững là hướng phát triển mà trong đó giá
trị của vốn thiên nhiên không bị suy giảm qua thời gian [5].
Trên quan điểm phát triển, sự phát triển nông nghiệp một cách bền
vững vừa đảm bảo nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp
vừa tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của nhân loại trong tương lai. Mặt khác,
phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng đạt năng suất nông nghiệp
cao hơn, vừa bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo sự cân bằng có
lợi về môi trường. Chỉ có tăng năng suất mới có thể đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của con người về sản phẩm nông nghiệp. Việc tăng năng suất này
phải được thực hiện một cách ổn định, bền vững, nông nghiệp không bị chao
đảo trước các “cú sốc” của kinh tế thị trường. Tăng năng suất nông nghiệp
trước hết phải tăng hiệu quả sử dụng đất đai, lao động, vốn, sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực khan hiếm để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về sản
phẩm nông nghiệp.
Như vậy, phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự
thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm bảo đảm thỏa mãn nhu cầu ngày càng
tăng của con người cả cho hiện tại và tương lai. Sự phát triển như vậy của nền
nông nghiệp sẽ không làm ảnh hưởng đến môi trường, không giảm cấp tài
nguyên, phù hợp về kỹ thuật và công nghề, có hiệu quả kinh tế và được xã hội
chấp nhận [5].


11

 Đặc trưng của phát triển nông nghiệp bền vững:
Phát triển nông nghiệp - nông thôn bền vững là quá trình đa chiều bao gồm:
(i) Tính bền vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuất đến tiêu thụ,
liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường).

(ii) Tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất và nước về không gian và
thời gian.
(iii) Khả năng tương tác thương mại trong tiến trình phát triển nông
nghiệp và nông thôn để đảm bảo cuộc sống đủ, an ninh lương thực trong vùng
và giữa các vùng.
Ủy ban Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đã đưa ra 4 đặc trưng của
phát triển nông nghiệp bền vững như sau:
 Nuôi dưỡng các nguồn tài nguyên toàn thế giới cho thế hệ ngày nay và
mai sau.
 Áp dụng mỗi nơi một cách làm nông nghiệp địa phương.
 Bảo đảm công bằng kinh tế và công bằng xã hội.
Phân phối một cách công bằng quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên và sản
phẩm sản xuất ra.[5]
1.1.2. Phát triển bền vững trong quá trình tổ chức sản xuất rau sạch.
1.1.2.1. Phát triển bền vững sản xuất rau sạch.
Khái niệm phát triển bền vững sản xuất rau sạch mang tính chất toàn
diện và đa phương, bao gồm phát triển các hoạt động liên quan đến sản xuất
rau sạch, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực ở nông thôn, tăng
cường các dịch vụ và phương tiện phục vụ cho sản xuất rau sạch theo nghĩa
rộng và phục vụ cho cả đời sống của con người.
Phát triển bền vững sản xuất rau sạch phải đảm bảo sự bền vững về
kinh tế, xã hội và môi trường. Sản xuất rau sạch phải đảm bảo cho người sản
xuất rau có thu nhập khá, để người sản xuất có thể từng bước nâng cao đời


12

sống của mình, để họ có thể tiếp tục duy trì và mở rộng sản xuất rau theo
hướng sản xuất rau sạch. Từ đây, người sản xuất nhận thức được những gì
mình cần làm và phải làm gì để tạo ra được sự bền vững cho người tiêu dùng,

cho môi trường sinh thái.
Phát triển sản xuất rau sạch nhằm cung ứng cho thị trường sản phẩm
sạch có lợi cho sức khoẻ, sản xuất sản phẩm thị trường cần, đáp ứng nhu cầu
thị hiếu, hướng dẫn thị trường, điều tiết hướng dẫn tiêu dùng, góp phần phát
triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc
sống, góp phần tổ chức lại sản xuất và lưu thông phân phối theo hướng văn
minh, hiện đại; góp phần phát triển bền vững.
- Cung cấp sản phẩm sạch
Sản phẩm cung ứng cho thị trường tiêu dùng đòi hỏi phải là sản phẩm
đạt được những tiêu chí cơ bản: chất lượng, mẫu mã, hình thức bề ngoài. Yêu
cầu về chất lượng đối với hàng nông sản, thực phẩm là phải đảm bảo dưỡng
chất cung cấp năng lượng cho con người, vệ sinh và an toàn cho sức khoẻ.
Phát triển bền vững và tổ chức cung ứng rau sạch là thực hiện cung ứng sản
phẩm sạch cho nhu cầu tiêu dùng của con người, góp phần phát triển chỉ số
con người một cách toàn diện về trí tuệ và sức khoẻ. Đồng thời, phát triển bền
vững rau sạch góp phẩn loại trừ những sản phẩm gây ảnh hưởng bất lợi cho
sức khoẻ của con người vẫn đang lưu thông trên thị trường.
Phát triển bền vững sản xuất rau sạch nhằm mục tiêu tạo ra những vùng
sản xuất an toàn tập trung, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, hiệu
quả môi trường thân thiện với sức khoẻ cộng đồng, hiệu quả xã hội cho người
sản xuất đạt được ở mức độ tốt nhất.
- Đáp ứng xu hướng thị hiếu tiêu dùng
Cuộc sống chất lượng đòi hỏi phải được cung ứng các sản phẩm, các
dịch vụ tốt. Nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng đòi hỏi về số lượng


13

và chất lượng của các sản phẩm. Khi điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhu cầu
trọng tâm là đòi hỏi thoả mãn về lượng, nhưng khi trình độ sản xuất xã hội

phát triển, nhu cầu xã hội cũng tăng theo và chuyển dần trọng tâm từ nhu cầu
về lượng sang nhu cầu về chất, đi cùng với chất là hình thức mẫu mã phải
đẹp, tiện ích. Rau sạch là một sản phẩm nằm trong xu hướng thị hiếu tiêu
dùng hiện nay.
- Nâng cao trình độ và ý thức của người sản xuất
Sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất rau sạch nói riêng ở Việt
Nam chủ yếu được thực hiện ở các hộ gia đình nông dân với quy mô nhỏ ở một
số vùng trọng điểm quanh các đô thị lớn, sản xuất kiểu trang trại theo quy mô
lớn mới đang manh nha hình thành. Tập quán canh tác truyền thống có ứng dụng
khoa học công nghệ đã được áp dụng nhiều năm trở lại đây nhưng vẫn còn hạn
chế, chưa được mở rộng, kỹ thuật chuyên canh chưa cao; năng suất, chất lượng
thấp; trình độ của người sản xuất chưa được nâng cao; chưa dứt bỏ được một số
tập quán canh tác cũ, lạc hậu.
Tổ chức sản xuất và lưu thông rau sạch góp phần thay đổi tập quán sản
xuất và kinh doanh cũ, lạc hậu, không phù hợp và dần hình thành vùng sản
xuất tập trung rau sạch, nâng cao ý thức và trình độ của người sản xuất; thay
đổi tập quán kinh doanh nhỏ lẻ, phân tán khó quản lý và tạo ra tập quán kinh
doanh mới theo hướng văn minh, hiện đại.
- Tác dụng đối với phát triển kinh tế, xã hội, môi trường
Trong cuộc sống, rau là loại thức ăn không thể thiếu, là nguồn cung cấp
các vitamin, các loại axit hữu cơ, khoáng chất rất cần cho sự phát triển của cơ
thể con người mà nhiều thực phẩm khác không thể thay thế được. Khi nguồn
lương thực và đạm động vật đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh ngày
càng tăng. Người ta coi rau như là một nhân tố tích cực trong việc cân bằng
dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Cây rau còn là cây dễ trồng xen, trồng gối,


14

nên trồng rau tạo điều kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất,

ngoài ra còn tận dụng được cả lao động và những tư liệu sản xuất khác. Cây
rau còn là cây có giá trị kinh tế cao, tạo ra nguồn thu nhập lớn cho hộ nông
dân. Do đó, phát triển rau sạch có ý nghĩa lớn về kinh tế và xã hội, tạo việc
làm, tận dụng lao động, đất và nguồn tài nguyên…Sản xuất rau sạch đang là
yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá.
Rau còn là nguồn xuất khẩu quan trọng và là nguồn nguyên liệu cho
chế biến. Rau có ý nghĩa mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần tăng nguồn thu
ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại
hoá. Sản xuất rau sạch tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao,
đóng góp một phần đáng kể vào quá trình sản xuất chung của cả nước.
Sản xuất rau sạch cung cấp nguyên liệu để phát triển ngành công
nghiệp thực phẩm nhằm tăng dự trữ, góp phần điều hoà cung trên thị trường,
ổn định giá cả. Đồng thời, một số loại cây rau như khoai tây, khoai sọ có giá
trị như cây lương thực nên trong thời gian qua đã góp phần vào việc đảm bảo
an ninh lương thực của quốc gia. Sản xuất rau còn là nguồn cung cấp thức ăn
cho chăn nuôi, góp phần phát triển ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất
chính.
Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đang phải đối đầu với những khó
khăn và thách thức lớn của sự phát triển kinh tế như quy mô sản xuất nhỏ lẻ,
manh mún, công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm còn thấp, khả năng hợp
tác liên kết của nông dân Việt Nam còn yếu. Vì vậy, phát triển bền vững rau
sạch, bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng, không chỉ là vấn đề tất yếu của
sản xuất nông nghiệp hiện nay, mà còn góp phần nâng cao tính cạnh tranh của
nông sản hàng hoá trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại
thế giới (WTO), mở ra thị trường tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước và
khuyến khích phát triển sản xuất.


15


Có thể nói, phát triển sản xuất rau sạch đang là vấn đề quan tâm của các
ngành, các cấp, cũng như của toàn xã hội nói chung. Sản xuất rau sạch có ý
nghĩa và vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh việc cung cấp
thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu cho chế biến
và sản phẩm cho xuất khẩu; sản xuất rau còn góp phần tăng sản lượng nông
nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân,
tận dụng đất đai và nguồn lao động dư thừa, điều kiện sinh thái. Do đó, phát
triển bền vững rau sạch là một vấn đề cần thiết hơn bao giờ hết.
1.1.2.2. Khái niệm và tiêu chuẩn rau sạch.
*) Khái niệm rau sạch.
Cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công nghiệp, về công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học... ngành Nông nghiệp cũng đã đạt được
những thành tựu rực rỡ. Mục tiêu phát triển trong thế kỷ tới, thế kỷ XXI của
ngành Nông nghiệp là hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái bền vững.
Thức ăn sạch không có dư lượng các hoá chất, cân bằng dinh dưỡng về mặt
Protein, vitamin, các chất khoáng là những vấn đề đang được nhân loại hết
sức quan tâm và cần được đặt lên hàng đầu trong các chương trình phát triển
của ngành Nông nghiệp [7].
Nghiên cứu khái niệm rau sạch giúp chúng ta nắm được bản chất của
vấn đề này.
Theo chỉ tiêu chất lượng rau sạch do Sở Khoa học Công nghệ và Môi
trường Thành phố Hà Nội đưa ra năm 2010, rau sạch phải đạt những tiêu
chuẩn sau:
- Rau thương phẩm phải đảm bảo phẩm chất tươi, không dập nát, héo
úa, sạch đất cát.
- Hàm lượng NO3-, kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi
sinh vật ở trong mức tối thiểu cho phép.


16


- Vùng rau sạch phải được bố trí trên vùng đất có truyền thống trồng
rau, có trình độ kỹ thuật thâm canh cao, có điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật như: Hệ thống giao thông để vận chuyển giống phân bón, sản
phẩm đến sản xuất và tiêu thụ, hệ thống kênh mương nội đồng để cung cấp
nước tưới.
- Vùng rau sạch phải không nằm trong các vùng quy hoạch xây dựng
đô thị trong tương lai và cách ly với khu vực sản xuất có nguy cơ gây ô
nhiễm. Vùng rau sạch phải đảm bảo các điều kiện về môi trường như: Phải
cách xa khu công nghiệp, xa đường quốc lộ ít nhất 100m. Trong đất và nước
tưới không chứa các nguyên tố gây độc hại cho sức khoẻ con người như dư
lượng thuốc BVTV, dư lượng kim loại nặng, đủ tiêu chuẩn vệ sinh...[4].
Theo quan điểm của PGS.TS Trần Khắc Thi, chuyên ngành trồng trọt –
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng thì sản phẩm rau sạch khi
đáp ứng yêu cầu sau:
- Sạch hấp dẫn về hình thức: tươi, sạch bụi bẩn, không tạp chất, thu
đúng độ chín (khi có chất lượng cao), không có triệu chứng bệnh, có bao bì vệ
sinh hấp dẫn.
- Sạch an toàn về chất lượng: Khi sản phẩm rau không có chứa lượng
thuốc BVTV, lượng NO3-, kim loại nặng và lượng vi sinh vật gây bệnh không
vượt quá ngưỡng cho phép của tổ chức Y tế thế giới [7].
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Thành phố Hà Nội có 2 khái
niệm về rau sạch là rau sạch tương đối và rau sạch tuyệt đối như sau:
- Rau sạch an toàn (rau sạch tương đối): là rau đáp ứng được các tiêu
chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng nitrat, hàm lượng kim loại nặng
và lượng vi sinh vật gây bệnh theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới.
- Rau sạch tuyệt đối: Ngoài các tiêu chuẩn về rau sạch an toàn, rau sạch
tuyệt đối còn không được dùng thuốc trừ sâu trong canh tác [4].



17

Nói tóm lại, rau sạch là rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật riêng,
được bố trí sản xuất tại những nơi đủ tiêu chuẩn và quan trọng nhất là chất
lượng rau sản xuất ra phải đảm bảo được vệ sinh, an toàn cho sức khoẻ con
người tức là các hàm lượng NO3-, dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng kim loại
nặng và vi sinh vật phải đáp ứng các tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới.
*) Tiêu chuẩn của rau sạch.
Rau sạch là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác
trên các diện tích đất có thành phần hoá thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất là
kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân
bón, từ các chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn tại trong đất
đai), được sản xuất theo những quy trình nhất định (đặc biệt là quy trình sử
dụng phân bón, thuốc trừ sâu và tưới nước). Nhờ vậy, rau sạch đảm bảo các
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý có thẩm quyền
của Nhà nước đặt ra [8].
Trong quá trình sản xuất rau sạch, người ta phải sử dụng những loại
phân bón có nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật trong danh mục cho
phép. Mặc dù trong rau an toàn còn tồn tại dư lượng nhất định các chất độc
hại nhưng không đến mức ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu dùng. Mức
độ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm rau sạch được thể hiện
trong các chỉ tiêu đánh giá chất lượng như sau:
- Về tiêu chuẩn hình thái: Sản phẩm rau được thu hoạch đúng thời
điểm, đúng yêu cầu cảu từng loại rau, đúng độ chin kỹ thuật (hay thương
phẩm); không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, không sâu bệnh và có bao
gói thích hợp.
- Về chỉ tiêu nội chất: rau sạch phải đảm bảo các quy định mức cho
phép:
+ Dư lượng các loại hoá chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau.



18

+ Hàm lượng nitrat (NO3) tích luỹ trong sản phẩm rau (Phụ lục 1 Bảng 1.1) [4].
+ Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh như E. coli, Samonella sp…
và ký sinh trùng đường ruột như trứng giun đũa Ascaris sp… (Phụ lục 1 Bảng 1.2) [4].
+ Hàm lượng tích luỹ của một số kim loại nặng chủ yếu như chì (Pb),
thuỷ ngân (Hg), Asen (As), cadimi (Cd), đồng (Cu)… (Phụ lục 1 - Bảng 1.3)
[4].
Sản phẩm rau chỉ được coi là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi
hàm lượng tồn dư của các chỉ tiêu nêu trên không vượt quá giới hạn tiêu
chuẩn quy định.
Trong đời sống hàng ngày, rau sạch thường được gọi là rau an toàn. Vì
vậy, cần có sự phân biệt một cách chính xác hơn. Khái niệm rau sạch sử dụng
để chỉ các loại rau có chất lượng tốt, với dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật,
các kim loại nặng (Cu, Pb, Cd...), nitrat cũng như các vi sinh vật có hại đối
với sức khoẻ con người ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn của
FAO, WTO hoặc tiêu chuẩn Việt Nam. Đây là các chỉ tiêu quan trọng nhất
nhằm xác định mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm cho rau quả “sạch”[7].
Rau sạch (sạch hoàn toàn) là loại rau được sản xuất bằng công nghệ
sinh học, hoàn toàn không sử dụng phân hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật.
rau sạch được sản xuất theo quy trình vệ sinh đồng ruộng, bón phân sinh học
và phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp sinh học. Mức độ đảm bảo các tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của rau sạch cao hơn nhiều so với rau an
toàn.
Sản xuất rau sạch là một bộ phận của ngành sản xuất nông nghiệp. Bên
cạnh những đặc điểm chung thì sản xuất rau sạch còn có những đặc điểm
riêng:



19

- Khi trồng rau sạch người sản xuất phải xử lý kỹ vườn ươm để phòng
chống sâu, bệnh cho cây giống.
- Rau sạch là loại rau yêu cầu kỹ thuật cao, đầu tư vật chất cũng như lao
động lớn hơn cây trồng khác.
- Là sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có nhiều loại sâu bệnh
hại, cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đúng quy định (về liều
lượng, chủng loại, thời gian…) và tổ chức sử dụng lao động hợp lý, khoa học
để vừa cho năng suất, sản lượng cao, vừa đảm bảo chất lượng.
- Có sự đòi hỏi rất nghiêm ngặt của thị trường tiêu thụ sản phẩm rau
sạch, người sản xuất phải tôn trọng các tiêu chuẩn chất lượng thì sản phẩm
mới tồn tại được trên thị trường.
- Rau sạch là sản phẩm tươi sống, có hàm lượng nước cao, cồng kềnh,
dễ hư hỏng, khó vận chuyển và bảo quản nên thường được tiêu thụ tại chỗ.
- Tiêu thụ rau mang tính thời vụ nên lượng cung cấp và giá bán là hai
yếu tố biến động tỷ lệ nghịch với nhau. Sự khan hiếm vào đầu vụ và cuối vụ
làm cho giá bán tăng và giá bán giảm vào giữa vụ do lượng cung tăng [7].
Tuy nhiên, việc sản xuất các loại rau sạch phải vận dụng các yêu cầu cụ
thể cho từng loại rau, với điều kiện thực tế của từng địa phương. Ở Hà Nội,
Sở Khoa học công nghệ và Môi trường Thành phố Hà Nội đã ra quy định số
562/QĐ-KHCN về rau sạch, trong đó yêu cầu sản xuất rau an toàn phải tuân
thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn sau:
- Môi trường sản xuất rau sạch như đất, nước, không khí cần phải sạch,
trong lành, không bị nhiễm bẩn do nước thải, chất thải của thành phố, của các
khu công nghiệp, bệnh viện và khí thải xe cơ giới.
- Rau phải được sản xuất ở những nơi đã quy hoạch và có sự quản lý
chặt chẽ về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Người sản xuất phải tự nguyện,
tự giác, có kiến thức và tiếp thu được quy trình sản xuất mới.



20

- Hạt giống được kiểm định chất lượng, có khả năng kháng sâu bệnh
cao, không chứa mầm bệnh gây hại. Trước khi gieo hạt giống hoặc cây con,
cần được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng nhiệt và cần gieo trồng đúng thời vụ
thích hợp nhất cho từng loại cây.
- Đất trồng rau không được nhiễm bẩn, nhiễm độc của thuốc bảo vệ
thực vật và kim loại nặng. Cấu trúc đất trung bình, pH từ 5,5 - 6,8. Hàm lượng
mùn > 1,5%. Không chứa tàn dư sâu bệnh. Đất cao ráo, dễ thoát nước thích
hợp với sinh trưởng và phát triển của cây rau. Phải chọn đất xa khu công
nghiệp, xa bệnh viện, nghĩa trang, đường quốc lộ ít nhất 200m trở lên.
- Nguồn nước sử dụng phải được lấy trực tiếp từ sông Hồng, sông
Đuống hoặc từ giếng khoan. Phải dùng nước sạch để tưới cho cây, không
được dùng nước bẩn để tưới hoặc rửa rau sau thu hoạch.
- Không được dùng phân tươi để bón hoặc tưới mà chỉ dùng phân
chuồng đã được ủ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh, phân hỗn hợp hữu cơ,
khoáng theo tỷ lệ cân đối. Sử dụng phân bón qua lá, chất kích thích của các
đơn vị được phép sản xuất, dùng đúng liều lượng và theo hướng dẫn.
- Áp dụng nghiêm ngặt phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM
(chọn giống chống bệnh, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng…), không
dùng thuốc bảo vệ thực vật đã cấm sử dụng, chỉ sử dụng thuốc có độ độc thấp,
thời gian phân huỷ nhanh, đảm bảo thời gian cách ly cho phép.
- Cần thu hoạch tại thời điểm rau đạt chất lượng tốt nhất (đúng tiến độ
chín của sản phẩm và đúng thời gian cách ly). Rau cần được phân loại theo
tiêu chí chất lượng và phải được bán ngay. Đồng thời phải có điều kiện chế
biến và bảo quản theo đúng kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
[4].



21

1.1.2.3. Quy trình sản xuất rau sạch.
Mỗi một loại rau quả đều có một quy trình sản xuất riêng tuỳ theo nhu
cầu sinh lý của chúng, để đảm bảo tiêu chuẩn rau sạch cung cấp cho nhu cầu
của thị trường cần phải thực hiện đầy đủ các quy định này.
Ngoài việc đảm bảo các yếu tố môi trường đất, nước, không khí, để sản
xuất rau sạch cần tuân thủ các quy định sau:
a) Thời vụ:
Thường có các thời vụ sau: vụ Đông, vụ Xuân, vụ Đông Xuân, vụ Hè,
vụ Hè Thu, vụ Thu Đông.
Cần phải sản xuất nhiều chủng loại rau sạch để rải vụ và cung cấp đủ
cho nhu cầu người tiêu dùng, tránh tình trạng thiếu rau ở thời kỳ giáp vụ [2].
b) Giống:
Các loại rau ăn lá, hoa, thân, củ, quả, hạt... đều có thể sản xuất theo quy
trình rau sạch. Tuy nhiên, mỗi loại rau thích ứng với từng loại đất và điều kiện
sinh thái khác nhau. Các loại hạt giống và cây con đều phải sạch sâu bệnh,
giống nhập nội phải qua kiểm dịch thực vật trước khi đưa vào sản xuất. Cần
thiết phải xử lý hạt giống 100% trước khi gieo trồng. Chỉ gieo những hạt tốt
và cây con tốt [2].
c) Phân bón:
Tuyệt đối không được sử dụng phân tươi hoặc rác chưa qua xử lý
không được sử dụng nước bẩn hoà tan phân bón qua lá và pha thuốc trừ sâu.
Hạn chế sử dụng phân đạm chức gốc NO3- thời kỳ gần thu hoạch [7].
Toàn bộ phân chuồng ủ hoại mục và dùng phân hữu cơ vi sinh để bón
lót, tuỳ theo nhu cầu cụ thể của từng loại rau mà có chế độ bón lượng phân
khác nhau (trung bình khoảng 10-15 tấn phân chuồng, 300kg phân hữu cơ vi
sinh cho 1 ha và lượng đạm kali theo quy trình kỹ thuật từng cây, bón 30% N
và 50% K, số đạm và kali còn lại dùng để bón thúc). Tuyệt đối không dùng



22

phân chuồng chưa hoại mục để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng và các
nhóm vi sinh vật đang cần N để phân giải phân chuồng tươi. Với những loại
rau có thời gian sinh trưởng ngắn (ít hơn 60 ngày) bón thúc 2 lần, thời gian
sinh trưởng dài có thể bón thúc 3 lần, kết thúc bón trước lúc thu hoạch 15-20
ngày.
Sử dụng phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng ngay khi mới bén
rễ. Có thể phun 3-4 lần tuỳ từng loại rau, nồng độ theo hướng dẫn của từng
loại rau và từng loại chế phẩm. Nếu sử dụng phân bón lá thì giảm lượng phân
bón hoá học 30-50% [7].
d) Phòng trừ sâu bệnh.
Chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch,
kết thúc phun thuốc hoá học trước khi thu hoạch ít nhất là 15 ngày. Ưu tiên sử
dụng các chế phẩm sinh học (BT), các chế phẩm thảo mộc, ký sinh thiên địch
(Ong mắt đỏ...) để phòng trừ sâu bệnh. Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng
hợp (trồng giống chống sâu bệnh, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng...)
thường xuyên kiểm tra sâu bệnh, phát hiện kịp thời, tập trung phòng trừ sớm.
Chú ý xử lý sạch sâu bệnh trên cây con giống ở vườn ươm trước khi đem
trồng đại trà [7].
e) Thu hoạch và bảo quản:
Thu hoạch đúng thời gian theo quy trình kỹ thuật của từng loại cây để
đảm bảo rau có chất lượng tốt nhất, không bị úa dập nát, bảo quản đúng theo
tiêu chuẩn kỹ thuật của rau sạch.
Ngoài những yêu cầu trên, khu vực trồng rau sạch còn phải bố trí trên
những địa bàn có truyền thống tập quán và kinh nghiệm sản xuất lâu đời, trình
độ kỹ thuật thâm canh cao, có đầy đủ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.



23

Ngoài ra, vùng rau phải không nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng
đô thị trong tương lai và phải cách ly với các khu vực sản xuất có nguy cơ gây
ô nhiễm [7].
1.1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững sản xuất rau sạch.
Quá trình sản xuất rau sạch không chỉ bó hẹp trong các hoạt động sản
xuất mà còn cả trong thu hoạch, chế biến, lưu thông và phân phối. Vì vậy, để
có thể sản xuất ra các loại rau sạch đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng cần phải tính đến các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến quá
trình sản xuất rau sạch.
a) Yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật.
Điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, chất đất, nguồn nước phục vụ
cho quá trình sản xuất là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất
lượng sản phẩm. Đồng thời, do rau sạch là loại cây trồng đòi hỏi yêu cầu kỹ
thuật cao, đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nên nếu khu vực nào mà cơ sở hạ tầng
không đảm bảo thì khó có thể tổ chức sản xuất rau sạch được.
Chính vì vậy, khác với việc sản xuất rau truyền thống, sản xuất rau sạch
đòi hỏi phải có sự đầu tư về trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngăn dùng như các
loại nhà che, nhà lưới, nhà vòm, nhà kính... Nhà lưới, nhà vòm là những
phương tiện sự xâm nhập của côn trùng, bướm gây hại rau, qua đó hạn chế
được sự sử dụng thuốc bảo vệ thực vật - một yêu cầu khắt khe của sản xuất
rau sạch. Ngoài ra, nhà che còn hạn chế những tác động bất lợi của thiên
nhiên như mưa to, gió lớn, nắng gắt, mưa đá, sương muối…, từ đó giúp cho
rau không bị thương tổn do va chạm cơ học. Điều này góp phần đáng kể vào
việc giữ chất lượng cho rau sạch [6].
b) Yếu tố kỹ thuật canh tác.
Kinh nghiệm, tập quán và trình độ kỹ thuật của người sản xuất ảnh hưởng
nhiều đến việc bố trí cơ cấu cây trồng và chất lượng sản phẩm. Trong đó, kỹ thuật



×