Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện xuân lộc tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------

TẠ TẤN TÀI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đồng Nai, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------

TẠ TẤN TÀI

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN XUÂN LỘC – TỈNH ĐỒNG NAI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN QUANG HÀ

Đồng Nai, 2012


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
“Một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa
bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Tạ Tấn Tài


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn “Một số giải pháp phát triển chăn nuôi
lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai”,
ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ
tận tình của các tổ chức tập thể và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Nguyễn Quang Hà,
người thầy đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và thực hiện hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Trường Đại học Lâm Nghiệp
Việt Nam cơ sở 1 và cơ sở 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện Uỷ- HĐND- UBND huyện Xuân
Lộc, các phòng ban, ngành của huyện, các xã, thị trấn và các chủ trang trại, hộ
chăn nuôi mà tôi đã tiếp xúc, điều tra, phỏng vấn và thu thập số liệu.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Đồng Nai, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Tạ Tấn Tài

năm 2012


iii

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài:.................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 3
2.1. Mục tiêu tổng quát: .................................................................... 3
2.2. Mục tiêu cụ thể: .......................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................... 3

4. Nội dung nghiên cứu......................................................................... 4
5. Kết cấu luận văn ............................................................................... 4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...... 5
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................. 5

1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững................................................ 5
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vị trí và vai trò của ngành chăn nuôi .... 5
1.1.3. Chăn nuôi lợn theo hướng bền vững ..................................... 6
1.1.3.1. Khái niệm chăn nuôi lợn theo hướng bền vững ................. 6
1.1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi
lợn .................................................................................................. 7

1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chăn nuôi lợn theo hướng bền vững........ 8
1.1.5. Những chính sách của nhà nước về phát triển chăn nuôi
nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng tác động đến chăn nuôi
lợn trên địa bàn huyện. ................................................................... 10
1.2. Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp (chăn nuôi lợn) bền
vững..................................................................................................... 11


iv

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển bền vững một số nước trên thế
giới................................................................................................... 11
1.2.2. Khái quát một số nét chính về tình hình chăn nuôi trên
thế giới ............................................................................................. 14
1.2.2.1. Dân số thế giới................................................................ 14
1.2.2.2. Tình hình chăn nuôi thế giới ........................................... 14
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam....................................... 18

1.2.4. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan ......... 19
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 30
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................. 30
2.1.1.1. Vị trí địa lý....................................................................... 30
2.1.1.2. Tài nguyên khí hậu: ......................................................... 32
2.1.1.3. Tài nguyên đất đai: .......................................................... 32
2.1.1.4. Tài nguyên nước: ............................................................. 34
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: ..................................................... 36
2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế........................................... 36
2.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ........................... 37
2.1.2.3. Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội. ............................................................................................... 40
2.1.2.4. Mạng lưới điện................................................................. 41
2.1.3. Thực trạng phát triển nông nghiệp giai đoạn 2008 – 2011 ... 41
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 44
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................... 44
2.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu.................................... 45


v

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................... 47
3.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn huyện Xuân Lộc.............. 47
3.2. Các yếu tố chính tác động đến tính bền vững trong chăn
nuôi lợn trên địa bàn huyện. .............................................................. 49
3.2.1. Tình hình phát triển các trang trại chăn nuôi lợn ................ 49
3.2.2. Các nhân tố tác động đến chăn nuôi lợn về mặt xã hội. ....... 50

3.2.2.1. Chuồng trại (đầu tư cơ sở vật chất) ................................. 50
3.2.2.2. Lao động.......................................................................... 51
3.2.2.3. Sử dụng các giống mới: ................................................... 52
3.2.2.4. Thức ăn cho lợn:.............................................................. 54
3.2.2.5. Vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm trong chăn nuôi lợn. .... 56
3.2.2.6. Về tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ....................................... 60
3.2.3. Xử lý chất thải và vệ sinh môi trường ................................... 61

3.2.4. Vấn đề liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong chăn
nuôi ........................................................................................................63
3.2.5. Các chương trình khuyến khích phát triển chăn nuôi
trên địa bàn huyện .......................................................................... 65
3.2.6. Tình hình phát triển chăn nuôi tại các khu vực chăn
nuôi tập trung trên địa bàn huyện .................................................. 69
3.2.7. Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn ..................................... 70
3.2.7.1. Đối với chăn nuôi lợn thịt. ............................................... 70
3.2.7.2. Đối với chăn nuôi lợn sinh sản......................................... 72
3.2.8. Các yếu tố tác động đến hiệu quả chăn nuôi tại thịt ............. 74
3.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và thách thức đối
với chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân Lộc (phân tích ma
trận SWOT). ....................................................................................... 80


vi

3.3.1 Điểm mạnh ............................................................................. 81
3.3.2 Điểm yếu ................................................................................. 83
3.3.3 Cơ hội và thách thức trong chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện Xuân Lộc .............................................................................. 84
3.4. Định hướng phát triển nông nghiệp (chăn nuôi lợn) trên địa

bàn huyện Xuân Lộc .......................................................................... 85
3.4.1. Mục tiêu chung của phát triển nông nghiệp. ........................ 86
3.4.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................... 86
3.4.3. Quy hoạch phát triển các ngành nông nghiệp ...................... 87
3.4.3.1. Trồng trọt (phục vụ cho phát triển chăn nuôi).................. 87
3.4.3.2. Chăn nuôi ........................................................................ 88
3.5. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo
hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tình Đồng Nai............91
3.5.1. Giải pháp về phát triển chăn nuôi theo quy hoạch................ 92
3.5.2. Giải pháp về lựa chọn quy mô chăn nuôi.............................. 93
3.5.3. Giải pháp về con giống .......................................................... 94
3.5.4. Giải pháp về nguồn cung cấp thức ăn................................... 95
3.5.5. Giải pháp về thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm................. 96
3.5.6. Giải pháp về xử lý môi trường. .............................................. 97
3.5.7. Giải pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật............................. 98
3.5.8. Giải pháp về tổ chức sản xuất- tiêu thụ sản phẩm ................ 99
3.5.9. Các giải pháp khác .............................................................. 100
3.5.10. Một số khuyến nghị .......................................................... 101
KẾT LUẬN .............................................................................................. 103


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Dofico

Công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai

CLBNSC


Câu lạc bộ năng suất cao

CPVC

Chi phí vật chất

DT

Doanh thu

EU

Liên minh Châu Âu

FAO

Tổ chức nông lương thực thế giới

G

Giống

GAHP

Nhóm thực hành chăn nuôi tốt

HTX

Hợp tác xã


KLH

Khu liên hiệp

LDN:

Chi phí lao động thuê ngoài (1000 đồng)

LIFSAP

Dự án canh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm

TA

Thức ăn

TC

Tổng chi phí

TN

Thu nhập

TSLN

Tỷ suất lợi nhuận

TY


Thú y

UBND

Ủy ban nhân dân

XD

Xây dựng

Y

Sản lượng


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Ký hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Vị thế của hàng nông sản Hà Lan trên thị trường thế
giới (bình quân 1997-1999)


11

Bảng 1.2 Các nước có số lượng lợn nhiều nhất thế giới

14

Bảng 2.1 Diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Xuân Lộc

32

Bảng 2.2 Diện tích đất phân theo độ dốc - tầng dày

33

Bảng 2.3

Một số chỉ tiêu về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế huyện Xuân Lộc giai đoạn 2007-2011

35

Bảng 2.4

Dân số và lao động huyện Xuân Lộc Giai đoạn 20072011

38

Bảng 2.5

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông

lâm thủy sản Giai đoạn 2007-2011, huyện Xuân Lộc

41

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất
Bảng 2.6 ngành nông nghiệp giai đoạn 2007-2011 huyện Xuân
Lộc

42

Bảng 3.1

Quy mô đàn và sản phẩm ngành chăn nuôi giai đoạn
2005 – 2011 trên địa bàn huyện Xuân Lộc

46

Bảng 3.2

Lao động tham gia chăn nuôi lợn tại các trang trại, hộ
gia đình

51

Bảng 3.3 Giống lợn được nuôi tại các trang trại, hộ chăn nuôi
Bảng 3.4

Nguồn cung cấp thức ăn cho các trang trại, hộ chăn nuôi
lợn


52
54

Bảng 3.5 Trình độ của chủ hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện

55

Kết quả đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn
Bảng 3.6 chuyên ngành chăn nuôi thú y trên địa bàn huyện giai
đoạn 2007-2011

56


ix

Bảng 3.7

Thực trạng xử lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện

60

Bảng 3.8

Phân loại theo quy mô loại hình chăn nuôi lợn thịt trên
địa bàn nghiên cứu

70


Bảng 3.9

Tổng hợp kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn theo quy


70

Bảng 3.10

Một số chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả chăn nuôi lợn sinh
sản theo quy mô

72

Bảng 3.11 Mô tả các biến của hàm sản lượng lợn thịt xuất chuồng

75

Bảng 3.12

Tóm tắt thống kê các biến mô tả hàm sản lượng lợn thịt
xuất chuồng

76

Bảng 3.13

Kết quả ước lượng hợp lý tối đa các tham số của hàm
sản xuất và hàm hiệu quả của chăn nuôi lợn thịt


77

Bảng 3.14

Điểm mạnh của chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân
Lộc

80

Bảng 3.15 Điểm yếu của chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân Lộc

82

Bảng 3.16

Cơ hội và thách thức của chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện Xuân Lộc

84

Bảng 3.17

Dự kiến quy mô phát triển đàn lợn đến năm 2020 trên
địa bàn các xã thuộc huyện Xuân Lộc

89


1


ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nền nông nghiệp Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời với 2 ngành
sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi, cả 2 ngành sản xuất chính này luôn
gắn bó mật thiết với nhau, cùng thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển.
Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, chăn nuôi lợn cũng đã từng
bước khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam.
Theo số liệu niên giám thống kê năm 2010 tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi
chiếm trên 25% trong toàn ngành nông nghiệp, trong đó chăn nuôi lợn chiếm
78% tổng giá trị của ngành chăn nuôi.
Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng là nghề cổ truyền ở
Việt Nam, gắn với nền văn minh lúa nước trong lịch trình tiến hoá của các
cộng đồng dân tộc Việt Nam, thực tế từ vùng thấp đến vùng cao, từ đồng
bằng đến trung du miền núi đâu đâu cũng thấy chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn
trong nông hộ nhằm tận dụng phế phẩm trong nông nghiệp đã làm giảm chi
phí đầu vào, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ nông
dân. Do vậy chăn nuôi lợn đã có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh
tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng như đối với nền kinh tế của cả
nước.
Hiện nay chăn nuôi lợn có một số triển vọng đó là: chăn nuôi lợn là
ngành sản xuất thực phẩm chủ lực của Việt Nam, chiếm 80% lượng thịt trong
bữa ăn của của con người Việt; lượng thịt lợn tiêu thụ trung bình trên thế giới
80 kg/người/năm, trong khi ở Việt Nam chỉ 46 kg/người/năm; Nhà nước sẽ
ngày càng hoàn thiện hành lang pháp lý để kiểm soát đầu vào và đầu ra cho
sản phẩm chăn nuôi; chăn nuôi lợn an toàn, quy mô chăn nuôi hữu cơ được
quan tâm và phát triển; thị trường tiêu thụ rộng lớn với yêu cầu ngày càng cao


2


về số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; tiềm năng xuất khẩu thịt
lợn sang EU, Nhật Bản đang mở rộng …
Bên cạnh những thuận lợi và triển trọng đó thì cũng còn rất nhiều hạn
chế, hạn chế lớn nhất là quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ trong cả nước chiếm 89%,
chính điều này đã tạo ra rất nhiều khó khăn và thách thức cho ngành chăn
nuôi lợn như: sản phẩm khó đáp ứng về chất lượng và sản lượng, nguồn con
giống không đảm bảo, chất lượng thức ăn chăn nuôi kém, phòng trừ dịch bệnh
chưa đủ, thiếu thông tin về thị trường và chính sách hỗ trợ, rất khó khăn trong
phòng chống dịch bệnh và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng … thiếu yếu
tố bền vững.
Huyện Xuân Lộc thuộc phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, có nhiều tiềm
năng và lợi thế để phát triển chăn nuôi một cách toàn diện. Đó là nguồn
nguyên liệu tại chỗ khá phong phú, nằm cuối tỉnh Đồng Nai, trên trục quốc lộ
1A nên rất thuận lợi cho việc chăn nuôi, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm. Đặc
biệt, Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía
Nam nên có thị trường tiêu thụ rộng lớn, sản lượng thịt lợn năm 2010 chiếm
87,04% tổng sản lượng thịt của toàn huyện.
Bên cạnh những lợi thế thì huyện còn có nhiều khó khăn trong việc
phát triển chăn nuôi lợn như: Qui mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ thâm canh chăn
nuôi còn thấp, chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa phát huy và tận
dụng tiềm năng sẵn có của địa phương, sản phẩm thịt lợn chất lượng thấp, giá
trị hàng hoá không cao, cơ sở vật chất phục vụ cho chăn nuôi còn yếu, dịch
bệnh vẫn xảy ra liên tục đặc biệt là chưa kiểm soát được vấn đề ô nhiễm môi
trường. Thị trường đầu vào và đầu ra cho chăn nuôi chưa ổn định đã gây nên
những trở ngại. Những vấn đề cần giải quyết trong chăn nuôi như con giống,
thức ăn, vốn, kỹ thuật còn chưa tốt, chưa đồng bộ, dịch bệnh gây thiệt hại cho
hộ chăn nuôi, nhất là dịch bệnh lợn tai xanh đã xảy ra trong năm 2010.



3

Với những thực tiễn trên, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp cho vấn
đề phát triển chăn nuôi lợn một cách bền vững là có ý nghĩa rất quan trọng.
Để góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai và phát triển mang tính bền vững, tôi lựa chọn đề tài nghiên
cứu “một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên
địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” làm luận văn thạc sĩ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn, phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp
phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi bền vững.
- Đánh giá thực trạng phát triển và tính bền vững của hoạt động chăn
nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
- Xác định các nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi
theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất được một số giải pháp để pháp triển chăn nuôi lợn bền vững
trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ, các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu kết quả của ngành chăn nuôi trên địa
bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai qua 3 năm 2009 – 2011.



4

- Phạm vi về nội dung:
Các chính sách tác động đến chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân
Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Quá trình sản xuất chăn nuôi lợn ở các hộ gia đình, các trang trại chăn
nuôi trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
4. Nội dung nghiên cứu
- Những lý luận cơ bản về ngành chăn nuôi và sự phát triển nông
nghiệp bền vững, chăn nuôi lợn bền vững.
- Đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi, chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện Xuân Lộc.
- Phân tích các yếu tố tác động đến chăn nuôi lợn theo hướng bền vững.
- Phân tích những yếu tố tác động đến sản lượng thịt lợn của người
chăn nuôi.
- Phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, tiềm năng và thách
thức đối với chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện.
5. Kết cấu luận văn
Chương 1- Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Chương 2- Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3- Kết quả nghiên cứu


5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững
Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về sự phát triển bền vững, trong đó
định nghĩa được nhắc đến nhiều nhất là định nghĩa của Ủy ban Thế giới về
Môi trường và Phát triển bền vững đưa ra năm 1987. Phát triển bền vững là sự
phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp
ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Ngày nay khái niệm bền vững phải nhằm
hướng tới: bền vững về kinh tế, bền vững về chính trị, xã hội và bền vững về
môi trường.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vị trí và vai trò của ngành chăn nuôi
Khái niệm:
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp,
với đối tượng là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng
nhu cầu của con người.
Đặc điểm ngành chăn nuôi
- Đối tượng tác động của ngành chăn nuôi là các cơ thể sống động vật,
có hệ thần kinh cao cấp, có những tính quy luật sinh vật nhất định (người sản
xuất cần đảm bảo một lượng thức ăn đủ về chất và lượng để đảm bảo cho vật
nuôi phát triển tốt nhất, cần có sự quan tâm chăm sóc, có biện pháp kỹ thuật
để phòng trừ dịch bệnh...).
- Chăn nuôi co thể phát triển tĩnh, tập trung mang tính chất như sản
xuất công nghiệp hoặc di động phân tán mang tính chất như san xuất nông
nghiệp.


6

- Chăn nuôi là ngành sản xuất đồng thời cho nhiều sản phẩm. Vì vậy
cần căn cứ vào mục đích thu sản phẩm chính để lựa chọn hướng đầu tư và
quy trình kỹ thuật được áp dụng.
Vị trí của ngành chăn nuôi

- Chăn nuôi là một trong 2 ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp
Việt Nam, trong chăn nuôi thì đối tượng là các loại động vật nuôi nhằm cung
cấp các loại sản phẩm: thịt, trứng, sữa ... đáp ứng nhu cầu của con người, sản
phẩm chăn nuôi có giá trị kinh tế lớn và hàm lượng dinh dưỡng cao. Khi xã
hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng nâng lên thì nhu cầu
thực phẩm cũng tăng theo và sản phẩm cũng phải đáp ứng chất lượng ngày
càng cao.
- Đối với một số ngành công nghiệp chế biến thì chăn nuôi cũng đáp
ứng một phần không nhỏ trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào.
Vai trò của ngành chăn nuôi
- Ngành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như
thịt, trứng, sữa, mật ong ... nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người.
- Chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm làm nguyên liệu quý giá cho các
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược liệu và công nghiệp chế biến
khác.
- Chăn nuôi là ngành ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung
cấp thực phẩm tươi sống và sản phẩm chế biến có giá trị xuất khẩu.
- Chăn nuôi cung cấp cho trồng trọt nguồn phân bón hữu cơ. Không chỉ
có tác dụng tăng năng suất cây trồng mà còn có tác dụng cải tạo đất, tái tạo hệ
sinh vật và bảo vệ sinh thái.


7

1.1.3. Chăn nuôi lợn theo hướng bền vững
1.1.3.1. Khái niệm chăn nuôi lợn theo hướng bền vững
- Nông nghiệp bền vững phải bao hàm sự quản lý thành công tài
nguyên nông nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến
chất lượng môi trường và gìn giữ được tài nguyên thiên nhiên.
Sự phát triển bền vững luôn bao gồm các mặt:

+ Khai thác sử dụng hợp lý nhất tài nguyên thiên nhiên hiện có để thoả
mãn nhu cầu của con người
+ Giữ gìn số lượng và chất lượng tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ
mai sau.
+ Tìm cách bồi dưỡng tái tạo năng lương tự nhiên thông qua việc tìm
các năng lượng thay thế, nhất là năng lượng sinh học.
Phát triển bền vững là trung tâm, là sự hài hòa của 3 khía cạnh phát
triển đó là Kinh tế- Xã hội - Môi trường.
Chăn nuôi lợn theo hướng bền vững là chăn nuôi mà đảm bảo được
đồng thời 3 mục tiêu: bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
1.1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn
- Nhân tố tự nhiên:
+ Việc phát triển chăn nuôi lợn phải dựa trên những điều kiện thuận lợi
về thời tiết khí hậu.
+ Phát triển chăn nuôi lợn còn do nhân tố đất đai tác động vào.
- Các nhân tố kinh tế:
+ Vốn: Nguồn vốn ảnh hưởng việc phát triển chăn nuôi lợn như một
yếu tố quyết định. Có vốn sẽ mở rộng về quy mô và đi sâu nâng cao chất
lượng hoặc có thể tổ chức thành trang trại.
+ Khoa học công nghệ: Áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các
khâu chăn nuôi sẽ làm cho ngành chăn nuôi lợn trở thành một ngành công


8

nghiệp chăn nuôi; mở rộng được quy mô, tăng sản lượng và chất lượng sản
phẩm thịt lợn cũng được nâng cao.
+ Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trên thị trường: Mục đích chủ yếu của
chăn nuôi lợn là để bán, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Khi nhu
cầu tiêu thụ thịt lợn tăng lên, đa dạng chủng loại sản phẩm chế biến sẽ tạo

động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển.
+ Giá cả thịt lợn trên thị trường: Giá thịt lợn trên thị trường cao và lợi
nhuận thu được lớn sẽ kích thích phát triển chăn nuôi lợn.
- Các nhân tố xã hội:
+ Tập quán sản xuất: Tập quản sản xuất khác nhau sẽ ảnh hưởng khác
nhau đến sự phát triển chăn nuôi lợn.
+ Nguồn lao động: Chăn nuôi lợn có thể tận dụng lao động thừa trong
nông hộ. Do vậy chăn nuôi lợn thường phát triển ở những vùng nông thôn.
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chăn nuôi lợn theo hướng bền vững.
1.1.4.1. Kết quả, hiệu quả về mặt kinh tế.
Các chỉ tiêu kinh tế:
- Tổng chi phí: phản ánh toàn bộ chi phí bỏ ra đầu tư vào sản xuất. Chỉ
tiêu này nhiều hay ít phụ thuộc vào qui mô canh tác, trình độ kỹ thuật canh tác
và ngoài ra còn có sự tham gia của các yếu tố khác.
Tổng chi phí sản xuất (chăn nuôi) = Chi phí vật chất + Chi phí lao động
- Doanh thu (DT): Phản ánh kết quả đạt được trong quá trình sản xuất.
Chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc vào giá bán và năng xuất.
Doanh thu = Sản lượng * Giá bán
- Lợi nhuận (LN): là chênh lệch giữa khoản thu và chi phí bỏ ra trong
quá trình sản xuất, chỉ tiêu này rất quan trọng đo lường kết quả trực tiếp, do
đó chỉ tiêu càng lớn càng tốt.
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí sản xuất


9

- Thu nhập (TN): là khoản lợi nhuận cộng với chi phí lao động gia đình
hay thu nhập chính là doanh thu trừ cho chi phí vật chất và chi phí lao động
thuê ngoài. Nó phản ánh giá trị thu về từ hoạt động chăn nuôi lợn
Thu nhập = Doanh thu – (CPVC + CPLĐ thuê)

= Doanh thu – (Tổng chi phí – Chi phí lao động gia đình)
- Tỷ suất lợi nhuận (TSLN): cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong quá
trình sản xuất sẽ cho bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì
hiệu quả kinh tế càng cao.
Lợi nhuận (LN)

Tỷ suất lợi nhuận

=

(TSLN)

Tổng chi phí (TC)

- Tỷ suất thu nhập (TSTN): Nói lên hiệu quả một đồng chi phí vật chất
bỏ ra thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ suất này càng cao thì càng
hiệu quả.
Tỷ suất thu nhập
(TSTN)

Thu nhập (TN)
=
Tổng chi phí (TC)

1.1.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội.
- Tạo công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư nông thôn.
- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
- Tạo thu nhập, nâng cao mức sống, trình độ văn hóa của người chăn nuôi.
- Xóa bỏ tập quán chăn nuôi lạc hậu.
1.1.4.3. Bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.

+ Vị trí xây dựng chuồng trại: phù hợp với quy hoạch của địa phương;
có nguồn nước sạch, đáp ứng đủ về số lượng nước
+ Xử lý được tiếng ồn.


10

+ Xử lý nước thải: Hệ thống thoát nước đảm bảo; có biện pháp xử lý
chất thải (biogas, ao lắng, ao sinh học... đảm bảo không phát sinh mùi hôi)
đáp ứng tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường.
+ Xử lý khí thải mùi hôi.
1.1.5. Những chính sách của nhà nước về phát triển chăn nuôi nói
chung và chăn nuôi lợn nói riêng tác động đến chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện.
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004 của ủy
ban Thường vụ Quốc hội.
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ về việc
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.
- Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25 tháng 07 năm 2005 về việc
ban hành danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thuộc
diện phải kiểm dịch.
- Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.
- Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 về Hướng dẫn
nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi
- Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong chăn nuôi giai
đoạn 2011 - 2013
- Quyết định 48/2011/QĐ-UBND ngày 27-07-2011 về ban hành Quy

định về chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định số 3082/QĐ-UBND ngày 22/10/2009 của UBND tỉnh
Đồng Nai về phê duyệt quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, các cơ sở giết


11

mổ tập trung trên địa bàn huyện Xuân Lộc giai đoạn 2009-2015 và định
hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 1279/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 của UBND tỉnh
Đồng Nai về phê duyệt báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp giai đoạn
2011-2015, định hướng đến năm 2020 của huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
1.2. Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp (chăn nuôi lợn) bền vững
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển bền vững một số nước trên thế giới:
- Kinh nghiệp từ nông nghiệp Hà Lan (nguồn: Trích từ bài viết có
tính chất biên khảo của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn về một số
kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Hà Lan được đăng tải trên website
/>Hà Lan là nước nghèo tài nguyên, diện tích nhỏ (41.526 km2) song đã
xây dựng một nền nông nghiệp có tính cạnh tranh cao, phát triển bền vững và
có hiệu quả cao nhất thế giới; diện tích đất canh tác khoảng 0,058 ha/người, là
mức thấp nhất của thế giới; lao động nông nghiệp chiếm 3,6% số lao động xã
hội, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 3% GDP, có nghĩa là GDP tạo ra từ 1 lao
động nông nghiệp có thấp hơn 1 chút so với GDP được tạo ra từ một lao động
nói chung của toàn nền kinh tế, nghĩa là thu nhập giữa thành thị và nông thôn,
thị dân và nông dân tuy có chênh lệch, nhưng rất nhỏ.
Ở Hà Lan, nông nghiệp không còn là một ngành ở “thế yếu”. Định kiến
về “người làm nông nghiệp cam chịu số phận nghèo hơn người làm công
nghiệp dịch vụ” không tồn tại trong xã hội Hà Lan.
Hà Lan đã đạt những thành tựu vượt trội về phát triển nông nghiệp:
Xuất khẩu đứng đầu thế giới (9 mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới, 3 đứng

2 thế giới)


12

Bảng 1.1. Vị thế của hàng nông sản Hà Lan trên thị trường thế giới
(bình quân 1997-1999).
Mức xuất khẩu
Thứ tự trên
% thế giới
(tỉ USD/năm)
thế giới
Hoa tươi cắt
2,127
48,1
1
Cây cảnh trong chậu
1,091
33,2
1
Cà chua
0,677
23,1
1
Khoai tây
0,346
21,6
1
Hành tây
0,455

14,8
1
Trứng gà còn vỏ
0,320
29,4
1
Pho mát khô, sữa đặc
1,717
6,2
1
Thịt lợn
1,117
11,9
2
Bia đại mạch
0,898
19,2
1
Bánh ca cao, dầu ca cao
0,747
37,0
1
Sản phẩm Sôcôla
0,487
6,8
2
Thuốc lá
2,819
17,4
2

Nguồn tài liệu: IPH và Union fleurs: Intertional Statistics, Flower and
Plants, 2002. FAO (trích từ )
Tên hàng nông sản

Kim ngạch xuất khẩu nông sản tính theo đầu người rất cao: Trong 5
năm 1995-1999, hàng năm kim ngạch xuất khẩu nông sản của Hà Lan bình
quân đạt 37,83 tỉ USD, nếu chia đều cho 26,9 vạn người làm nông nghiệp thì,
hàng năm mỗi người tạo ra giá trị xuất khẩu 140.600 USD, vượt xa các nước
khác (so với Pháp 39200 USD, Australia 35300 USD, Mỹ 19900 USD); Mức
xuất khẩu trên một đơn vị diện tích canh tác đạt 18570 USD/ha (không tính
hàng thuỷ sản), tức là 1m2 đất tạo ra 1,86 USD, cao hơn hẳn các nước khác.
Nền nông nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng đứng hàng đầu thế giới.
Vì thiếu đất canh tác, Hà Lan thực thi chiến lược “đầu tư cao- sản xuất nhiều”,
là một đặc trưng nổi bật của nền nông nghiệp Hà Lan (Hệ thống thuỷ lợi và
phòng chống lũ có tiêu chuẩn an toàn cao; Diện tích nhà kính lớn nhất thế giới)
Hà lan nổi bật với sản xuất hoa, là vương quốc hoa, khoai tây, hành tây,
cà chua, chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi lợn phát triển mạnh với quy mô ngày


13

càng lớn, quy mô trang trại trên 1.000 con chiếm trên 22% tổng số trang trại
chăn nuôi lợn.
- Kinh nghiệm từ nông nghiệp của Đài Loan: (nguồn: Trích từ bài
viết “Phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) của Đài Loan và Trung
Quốc, kinh nghiệm đối với Việt Nam” của tác giả Phạm Quang Diệu đăng
trên website />Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đài Loan rơi vào khủng hoảng trầm
trọng: thu nhập bình quân dưới 200 USD/người, lạm phát cao, dân số tăng
3,5%/năm; tỷ lệ đất nông nghiệp trên đầu người thấp, 0,2 ha/người; tỷ lệ thất
nghiệp lên tới 50%. Tuy nhiên bắt đầu thập kỷ 50, kinh tế Đài Loan đạt được

tốc độ tăng trưởng nhanh, liên tục và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển đổi ổn
định từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đưa Đài Loan thành nước
công nghiệp mới của châu á. Giai đoạn 1950-1980, tốc độ tăng trưởng thu
nhập bình quân đầu người hàng năm trên 12%. Những yếu tố tạo nên sự thần
kỳ của nền kinh tế có thể kể đến là: đầu tư phát triển nông nghiệp, lấy nông
nghiệp làm cơ sở để phát triển công nghiệp; chiến lược công nghiệp hoá
hướng ngoại, phát triển công nghiệp đều khắp giữa các vùng; vai trò hỗ trợ
hợp lý của chính phủ.
Đến nay, tuy số lượng người làm nông nghiệp chỉ còn 7% nhưng do
nâng cao được kỹ thuật, cơ giới hóa hoàn toàn trong sản xuất, xây dựng tốt
mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, nền nông nghiệp Đài Loan không chỉ đáp ứng
nhu cầu nội địa mà còn phục vụ được cho một số thị trường nước ngoài. Sản
phẩm nông nghiệp của mỗi nông dân Đài Loan đều có mã vạch riêng. Khi họ
đưa sản phẩm ra bán ngoài thị trường, khách hàng có thể dễ dàng biết sản
phẩm đó là của ai cũng như đánh giá được chất lượng của chúng.


14

1.2.2. Khái quát một số nét chính về tình hình chăn nuôi trên thế giới
1.2.2.1. Dân số thế giới
Theo số liệu thống kê cuối 2011 dân số của toàn cầu đạt trên 7 tỷ người,
dự báo mỗi năm dân số thế giới tăng 70- 80 triệu người. Dự kiến đến năm 2050
dân số toàn cầu có số lượng trên 9,5 tỷ người. Các vấn đề liên quan đến con
người, đến nông nghiệp, lương thực, thực phẩm, môi trường sống và đói nghèo
là những vấn đề luôn được cả loài người quan tâm. Khủng hoảng kinh tế tài
chính thế giới từ năm 2007 đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của nhân
loại và có nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ đói nghèo trên toàn cầu (FAO).
1.2.2.2. Tình hình chăn nuôi thế giới
Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống

còn của nhân loại. Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp
lương thực và các loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất. Ngành
chăn nuôi không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ
bản cho dân số của cả hành tinh mà còn góp phần đa dạng nguồn giene và đa
dạng sinh học trên trái đất.
Số lượng vật nuôi:
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới – FAO năm
2009 số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn
trâu là 182,2 triệu con và phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò là
1.164,8 triệu con, dê là 591,7 triệu con, cừu là 847,7 triệu con, lợn là 887,5
triệu con, gà là 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con… Tốc
độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua
thường chỉ đạt trên dưới 1% năm.
Hiện nay các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn của thế giới như sau:
- Đàn bò nhiều nhất thế giới là Brazin với 204,5 triệu con, xếp thứ hai
là Ấn Độ với 172,4 triệu con, xếp thứ ba là Hoa kỳ với 94,5 triệu con.


×