Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 107 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nền nông nghiệp Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời với 2 ngành
sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi, cả 2 ngành sản xuất chính này luôn
gắn bó mật thiết với nhau, cùng thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển.
Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, chăn nuôi lợn cũng đã từng
bước khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam.
Theo số liệu niên giám thống kê năm 2010 tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi
chiếm trên 25% trong toàn ngành nông nghiệp, trong đó chăn nuôi lợn chiếm
78% tổng giá trị của ngành chăn nuôi.
Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng là nghề cổ truyền ở
Việt Nam, gắn với nền văn minh lúa nước trong lịch trình tiến hoá của các
cộng đồng dân tộc Việt Nam, thực tế từ vùng thấp đến vùng cao, từ đồng
bằng đến trung du miền núi đâu đâu cũng thấy chăn nuôi lợn. Chăn nuôi lợn
trong nông hộ nhằm tận dụng phế phẩm trong nông nghiệp đã làm giảm chi
phí đầu vào, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ nông
dân. Do vậy chăn nuôi lợn đã có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh
tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng như đối với nền kinh tế của cả
nước.
Hiện nay chăn nuôi lợn có một số triển vọng đó là: chăn nuôi lợn là
ngành sản xuất thực phẩm chủ lực của Việt Nam, chiếm 80% lượng thịt trong
bữa ăn của của con người Việt; lượng thịt lợn tiêu thụ trung bình trên thế giới
80 kg/người/năm, trong khi ở Việt Nam chỉ 46 kg/người/năm; Nhà nước sẽ
ngày càng hoàn thiện hành lang pháp lý để kiểm soát đầu vào và đầu ra cho
sản phẩm chăn nuôi; chăn nuôi lợn an toàn, quy mô chăn nuôi hữu cơ được
quan tâm và phát triển; thị trường tiêu thụ rộng lớn với yêu cầu ngày càng cao
1
về số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; tiềm năng xuất khẩu thịt
lợn sang EU, Nhật Bản đang mở rộng …
Bên cạnh những thuận lợi và triển trọng đó thì cũng còn rất nhiều hạn
chế, hạn chế lớn nhất là quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ trong cả nước chiếm 89%,


chính điều này đã tạo ra rất nhiều khó khăn và thách thức cho ngành chăn
nuôi lợn như: sản phẩm khó đáp ứng về chất lượng và sản lượng, nguồn con
giống không đảm bảo, chất lượng thức ăn chăn nuôi kém, phòng trừ dịch bệnh
chưa đủ, thiếu thông tin về thị trường và chính sách hỗ trợ, rất khó khăn trong
phòng chống dịch bệnh và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng … thiếu yếu
tố bền vững.
Huyện Xuân Lộc thuộc phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai, có nhiều tiềm
năng và lợi thế để phát triển chăn nuôi một cách toàn diện. Đó là nguồn
nguyên liệu tại chỗ khá phong phú, nằm cuối tỉnh Đồng Nai, trên trục quốc lộ
1A nên rất thuận lợi cho việc chăn nuôi, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm. Đặc
biệt, Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía
Nam nên có thị trường tiêu thụ rộng lớn, sản lượng thịt lợn năm 2010 chiếm
87,04% tổng sản lượng thịt của toàn huyện.
Bên cạnh những lợi thế thì huyện còn có nhiều khó khăn trong việc
phát triển chăn nuôi lợn như: Qui mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ thâm canh chăn
nuôi còn thấp, chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa phát huy và tận
dụng tiềm năng sẵn có của địa phương, sản phẩm thịt lợn chất lượng thấp, giá
trị hàng hoá không cao, cơ sở vật chất phục vụ cho chăn nuôi còn yếu, dịch
bệnh vẫn xảy ra liên tục đặc biệt là chưa kiểm soát được vấn đề ô nhiễm môi
trường. Thị trường đầu vào và đầu ra cho chăn nuôi chưa ổn định đã gây nên
những trở ngại. Những vấn đề cần giải quyết trong chăn nuôi như con giống,
thức ăn, vốn, kỹ thuật còn chưa tốt, chưa đồng bộ, dịch bệnh gây thiệt hại cho
hộ chăn nuôi, nhất là dịch bệnh lợn tai xanh đã xảy ra trong năm 2010.
2
Với những thực tiễn trên, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp cho vấn
đề phát triển chăn nuôi lợn một cách bền vững là có ý nghĩa rất quan trọng.
Để góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai và phát triển mang tính bền vững, tôi lựa chọn đề tài nghiên
cứu “một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên
địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” làm luận văn thạc sĩ kinh tế.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn, phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp
phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi bền vững.
- Đánh giá thực trạng phát triển và tính bền vững của hoạt động chăn
nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
- Xác định các nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi
theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất được một số giải pháp để pháp triển chăn nuôi lợn bền vững
trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ, các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân Lộc,
tỉnh Đồng Nai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu kết quả của ngành chăn nuôi trên địa
bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai qua 3 năm 2009 – 2011.
3
- Phạm vi về nội dung:
Các chính sách tác động đến chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Xuân
Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Quá trình sản xuất chăn nuôi lợn ở các hộ gia đình, các trang trại chăn
nuôi trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
4. Nội dung nghiên cứu
- Những lý luận cơ bản về ngành chăn nuôi và sự phát triển nông
nghiệp bền vững, chăn nuôi lợn bền vững.

- Đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi, chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện Xuân Lộc.
- Phân tích các yếu tố tác động đến chăn nuôi lợn theo hướng bền vững.
- Phân tích những yếu tố tác động đến sản lượng thịt lợn của người
chăn nuôi.
- Phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, tiềm năng và thách
thức đối với chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện.
5. Kết cấu luận văn
Chương 1- Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Chương 2- Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3- Kết quả nghiên cứu
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm phát triển bền vững
Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về sự phát triển bền vững, trong đó
định nghĩa được nhắc đến nhiều nhất là định nghĩa của Ủy ban Thế giới về
Môi trường và Phát triển bền vững đưa ra năm 1987. Phát triển bền vững là
sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Ngày nay khái niệm bền vững phải
nhằm hướng tới: bền vững về kinh tế, bền vững về chính trị, xã hội và bền
vững về môi trường.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, vị trí và vai trò của ngành chăn nuôi
Khái niệm:
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp,
với đối tượng là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng
nhu cầu của con người.
Đặc điểm ngành chăn nuôi
- Đối tượng tác động của ngành chăn nuôi là các cơ thể sống động vật,

có hệ thần kinh cao cấp, có những tính quy luật sinh vật nhất định (người sản
xuất cần đảm bảo một lượng thức ăn đủ về chất và lượng để đảm bảo cho vật
nuôi phát triển tốt nhất, cần có sự quan tâm chăm sóc, có biện pháp kỹ thuật
để phòng trừ dịch bệnh ).
- Chăn nuôi co thể phát triển tĩnh, tập trung mang tính chất như sản
xuất công nghiệp hoặc di động phân tán mang tính chất như san xuất nông
nghiệp.
5
- Chăn nuôi là ngành sản xuất đồng thời cho nhiều sản phẩm. Vì vậy
cần căn cứ vào mục đích thu sản phẩm chính để lựa chọn hướng đầu tư và
quy trình kỹ thuật được áp dụng.
Vị trí của ngành chăn nuôi
- Chăn nuôi là một trong 2 ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp
Việt Nam, trong chăn nuôi thì đối tượng là các loại động vật nuôi nhằm cung
cấp các loại sản phẩm: thịt, trứng, sữa đáp ứng nhu cầu của con người, sản
phẩm chăn nuôi có giá trị kinh tế lớn và hàm lượng dinh dưỡng cao. Khi xã
hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng nâng lên thì nhu cầu
thực phẩm cũng tăng theo và sản phẩm cũng phải đáp ứng chất lượng ngày
càng cao.
- Đối với một số ngành công nghiệp chế biến thì chăn nuôi cũng đáp
ứng một phần không nhỏ trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào.
Vai trò của ngành chăn nuôi
- Ngành chăn nuôi cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như
thịt, trứng, sữa, mật ong nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người.
- Chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm làm nguyên liệu quý giá cho các
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược liệu và công nghiệp chế biến
khác.
- Chăn nuôi là ngành ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung
cấp thực phẩm tươi sống và sản phẩm chế biến có giá trị xuất khẩu.
- Chăn nuôi cung cấp cho trồng trọt nguồn phân bón hữu cơ. Không chỉ

có tác dụng tăng năng suất cây trồng mà còn có tác dụng cải tạo đất, tái tạo hệ
sinh vật và bảo vệ sinh thái.
1.1.3. Chăn nuôi lợn theo hướng bền vững
1.1.3.1. Khái niệm chăn nuôi lợn theo hướng bền vững
- Nông nghiệp bền vững phải bao hàm sự quản lý thành công tài
nguyên nông nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến
chất lượng môi trường và gìn giữ được tài nguyên thiên nhiên.
6
Sự phát triển bền vững luôn bao gồm các mặt:
+ Khai thác sử dụng hợp lý nhất tài nguyên thiên nhiên hiện có để thoả
mãn nhu cầu của con người
+ Giữ gìn số lượng và chất lượng tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ
mai sau.
+ Tìm cách bồi dưỡng tái tạo năng lương tự nhiên thông qua việc tìm
các năng lượng thay thế, nhất là năng lượng sinh học.
Phát triển bền vững là trung tâm, là sự hài hòa của 3 khía cạnh phát
triển đó là Kinh tế- Xã hội - Môi trường.
Chăn nuôi lợn theo hướng bền vững là chăn nuôi mà đảm bảo được
đồng thời 3 mục tiêu: bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
1.1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn
- Nhân tố tự nhiên:
+ Việc phát triển chăn nuôi lợn phải dựa trên những điều kiện thuận lợi
về thời tiết khí hậu.
+ Phát triển chăn nuôi lợn còn do nhân tố đất đai tác động vào.
- Các nhân tố kinh tế:
+ Vốn: Nguồn vốn ảnh hưởng việc phát triển chăn nuôi lợn như một
yếu tố quyết định. Có vốn sẽ mở rộng về quy mô và đi sâu nâng cao chất
lượng hoặc có thể tổ chức thành trang trại.
+ Khoa học công nghệ: Áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các
khâu chăn nuôi sẽ làm cho ngành chăn nuôi lợn trở thành một ngành công

nghiệp chăn nuôi; mở rộng được quy mô, tăng sản lượng và chất lượng sản
phẩm thịt lợn cũng được nâng cao.
+ Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trên thị trường: Mục đích chủ yếu của
chăn nuôi lợn là để bán, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Khi nhu
cầu tiêu thụ thịt lợn tăng lên, đa dạng chủng loại sản phẩm chế biến sẽ tạo
động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn phát triển.
7
+ Giá cả thịt lợn trên thị trường: Giá thịt lợn trên thị trường cao và lợi
nhuận thu được lớn sẽ kích thích phát triển chăn nuôi lợn.
- Các nhân tố xã hội:
+ Tập quán sản xuất: Tập quản sản xuất khác nhau sẽ ảnh hưởng khác
nhau đến sự phát triển chăn nuôi lợn.
+ Nguồn lao động: Chăn nuôi lợn có thể tận dụng lao động thừa trong
nông hộ. Do vậy chăn nuôi lợn thường phát triển ở những vùng nông thôn.
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chăn nuôi lợn theo hướng bền vững.
1.1.4.1. Kết quả, hiệu quả về mặt kinh tế.
Các chỉ tiêu kinh tế:
- Tổng chi phí: phản ánh toàn bộ chi phí bỏ ra đầu tư vào sản xuất. Chỉ
tiêu này nhiều hay ít phụ thuộc vào qui mô canh tác, trình độ kỹ thuật canh tác
và ngoài ra còn có sự tham gia của các yếu tố khác.
Tổng chi phí sản xuất (chăn nuôi) = Chi phí vật chất + Chi phí lao động
- Doanh thu (DT): Phản ánh kết quả đạt được trong quá trình sản xuất.
Chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc vào giá bán và năng xuất.
Doanh thu = Sản lượng * Giá bán
- Lợi nhuận (LN): là chênh lệch giữa khoản thu và chi phí bỏ ra trong
quá trình sản xuất, chỉ tiêu này rất quan trọng đo lường kết quả trực tiếp, do
đó chỉ tiêu càng lớn càng tốt.
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí sản xuất
- Thu nhập (TN): là khoản lợi nhuận cộng với chi phí lao động gia đình
hay thu nhập chính là doanh thu trừ cho chi phí vật chất và chi phí lao động

thuê ngoài. Nó phản ánh giá trị thu về từ hoạt động chăn nuôi lợn
Thu nhập = Doanh thu – (CPVC + CPLĐ thuê)
= Doanh thu – (Tổng chi phí – Chi phí lao động gia đình)
8
- Tỷ suất lợi nhuận (TSLN): cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong quá
trình sản xuất sẽ cho bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì
hiệu quả kinh tế càng cao.
Tỷ suất lợi nhuận
(TSLN)
=
Lợi nhuận (LN)
Tổng chi phí (TC)
- Tỷ suất thu nhập (TSTN): Nói lên hiệu quả một đồng chi phí vật chất
bỏ ra thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ suất này càng cao thì càng
hiệu quả.
Tỷ suất thu nhập
(TSTN)
=
Thu nhập (TN)
Tổng chi phí (TC)
1.1.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội.
- Tạo công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư nông thôn.
- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
- Tạo thu nhập, nâng cao mức sống, trình độ văn hóa của người chăn nuôi.
- Xóa bỏ tập quán chăn nuôi lạc hậu.
1.1.4.3. Bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.
+ Vị trí xây dựng chuồng trại: phù hợp với quy hoạch của địa phương;
có nguồn nước sạch, đáp ứng đủ về số lượng nước
+ Xử lý được tiếng ồn.
+ Xử lý nước thải: Hệ thống thoát nước đảm bảo; có biện pháp xử lý

chất thải (biogas, ao lắng, ao sinh học đảm bảo không phát sinh mùi hôi)
đáp ứng tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường.
+ Xử lý khí thải mùi hôi.
1.1.5. Những chính sách của nhà nước về phát triển chăn nuôi nói
chung và chăn nuôi lợn nói riêng tác động đến chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện.
- Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004 của ủy
ban Thường vụ Quốc hội.
9
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
- Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ về việc
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.
- Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25 tháng 07 năm 2005 về việc
ban hành danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thuộc
diện phải kiểm dịch.
- Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.
- Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 về Hướng dẫn
nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi
- Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/3/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong chăn nuôi giai
đoạn 2011 - 2013
- Quyết định 48/2011/QĐ-UBND ngày 27-07-2011 về ban hành Quy
định về chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Quyết định số 3082/QĐ-UBND ngày 22/10/2009 của UBND tỉnh
Đồng Nai về phê duyệt quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi, các cơ sở giết
mổ tập trung trên địa bàn huyện Xuân Lộc giai đoạn 2009-2015 và định
hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 1279/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 của UBND tỉnh
Đồng Nai về phê duyệt báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp giai đoạn

2011-2015, định hướng đến năm 2020 của huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
1.2. Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp (chăn nuôi lợn) bền vững
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển bền vững một số nước trên thế giới:
- Kinh nghiệp từ nông nghiệp Hà Lan (nguồn: Trích từ bài viết có
tính chất biên khảo của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn về một số
10
kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Hà Lan được đăng tải trên website
/>Hà Lan là nước nghèo tài nguyên, diện tích nhỏ (41.526 km2) song đã
xây dựng một nền nông nghiệp có tính cạnh tranh cao, phát triển bền vững và
có hiệu quả cao nhất thế giới; diện tích đất canh tác khoảng 0,058 ha/người, là
mức thấp nhất của thế giới; lao động nông nghiệp chiếm 3,6% số lao động xã
hội, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 3% GDP, có nghĩa là GDP tạo ra từ 1 lao
động nông nghiệp có thấp hơn 1 chút so với GDP được tạo ra từ một lao động
nói chung của toàn nền kinh tế, nghĩa là thu nhập giữa thành thị và nông thôn,
thị dân và nông dân tuy có chênh lệch, nhưng rất nhỏ.
Ở Hà Lan, nông nghiệp không còn là một ngành ở “thế yếu”. Định kiến
về “người làm nông nghiệp cam chịu số phận nghèo hơn người làm công
nghiệp dịch vụ” không tồn tại trong xã hội Hà Lan.
Hà Lan đã đạt những thành tựu vượt trội về phát triển nông nghiệp:
Xuất khẩu đứng đầu thế giới (9 mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới, 3 đứng
2 thế giới)
Bảng 1.1. Vị thế của hàng nông sản Hà Lan trên thị trường thế giới
(bình quân 1997-1999).
Tên hàng nông sản
Mức xuất khẩu
(tỉ USD/năm)
% thế giới
Thứ tự trên
thế giới
Hoa tươi cắt 2,127 48,1 1

Cây cảnh trong chậu 1,091 33,2 1
Cà chua 0,677 23,1 1
Khoai tây 0,346 21,6 1
Hành tây 0,455 14,8 1
11
Trứng gà còn vỏ 0,320 29,4 1
Pho mát khô, sữa đặc 1,717 6,2 1
Thịt lợn 1,117 11,9 2
Bia đại mạch 0,898 19,2 1
Bánh ca cao, dầu ca cao 0,747 37,0 1
Sản phẩm Sôcôla 0,487 6,8 2
Thuốc lá 2,819 17,4 2
Nguồn tài liệu: IPH và Union fleurs: Intertional Statistics, Flower and
Plants, 2002. FAO (trích từ )
Kim ngạch xuất khẩu nông sản tính theo đầu người rất cao: Trong 5
năm 1995-1999, hàng năm kim ngạch xuất khẩu nông sản của Hà Lan bình
quân đạt 37,83 tỉ USD, nếu chia đều cho 26,9 vạn người làm nông nghiệp thì,
hàng năm mỗi người tạo ra giá trị xuất khẩu 140.600 USD, vượt xa các nước
khác (so với Pháp 39200 USD, Australia 35300 USD, Mỹ 19900 USD); Mức
xuất khẩu trên một đơn vị diện tích canh tác đạt 18570 USD/ha (không tính
hàng thuỷ sản), tức là 1m2 đất tạo ra 1,86 USD, cao hơn hẳn các nước khác.
Nền nông nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng đứng hàng đầu thế giới.
Vì thiếu đất canh tác, Hà Lan thực thi chiến lược “đầu tư cao- sản xuất nhiều”,
là một đặc trưng nổi bật của nền nông nghiệp Hà Lan (Hệ thống thuỷ lợi và
phòng chống lũ có tiêu chuẩn an toàn cao; Diện tích nhà kính lớn nhất thế giới)
Hà lan nổi bật với sản xuất hoa, là vương quốc hoa, khoai tây, hành tây,
cà chua, chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi lợn phát triển mạnh với quy mô ngày
càng lớn, quy mô trang trại trên 1.000 con chiếm trên 22% tổng số trang trại
chăn nuôi lợn.
12

- Kinh nghiệm từ nông nghiệp của Đài Loan: (nguồn: Trích từ bài
viết “Phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) của Đài Loan và Trung
Quốc, kinh nghiệm đối với Việt Nam” của tác giả Phạm Quang Diệu đăng
trên website />Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đài Loan rơi vào khủng hoảng trầm
trọng: thu nhập bình quân dưới 200 USD/người, lạm phát cao, dân số tăng
3,5%/năm; tỷ lệ đất nông nghiệp trên đầu người thấp, 0,2 ha/người; tỷ lệ thất
nghiệp lên tới 50%. Tuy nhiên bắt đầu thập kỷ 50, kinh tế Đài Loan đạt được
tốc độ tăng trưởng nhanh, liên tục và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển đổi ổn
định từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đưa Đài Loan thành nước
công nghiệp mới của châu á. Giai đoạn 1950-1980, tốc độ tăng trưởng thu
nhập bình quân đầu người hàng năm trên 12%. Những yếu tố tạo nên sự thần
kỳ của nền kinh tế có thể kể đến là: đầu tư phát triển nông nghiệp, lấy nông
nghiệp làm cơ sở để phát triển công nghiệp; chiến lược công nghiệp hoá
hướng ngoại, phát triển công nghiệp đều khắp giữa các vùng; vai trò hỗ trợ
hợp lý của chính phủ.
Đến nay, tuy số lượng người làm nông nghiệp chỉ còn 7% nhưng do
nâng cao được kỹ thuật, cơ giới hóa hoàn toàn trong sản xuất, xây dựng tốt
mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, nền nông nghiệp Đài Loan không chỉ đáp ứng
nhu cầu nội địa mà còn phục vụ được cho một số thị trường nước ngoài. Sản
phẩm nông nghiệp của mỗi nông dân Đài Loan đều có mã vạch riêng. Khi họ
đưa sản phẩm ra bán ngoài thị trường, khách hàng có thể dễ dàng biết sản
phẩm đó là của ai cũng như đánh giá được chất lượng của chúng.
1.2.2. Khái quát một số nét chính về tình hình chăn nuôi trên thế giới
1.2.2.1. Dân số thế giới
13
Theo số liệu thống kê cuối 2011 dân số của toàn cầu đạt trên 7 tỷ người,
dự báo mỗi năm dân số thế giới tăng 70- 80 triệu người. Dự kiến đến năm 2050
dân số toàn cầu có số lượng trên 9,5 tỷ người. Các vấn đề liên quan đến con
người, đến nông nghiệp, lương thực, thực phẩm, môi trường sống và đói nghèo
là những vấn đề luôn được cả loài người quan tâm. Khủng hoảng kinh tế tài

chính thế giới từ năm 2007 đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của nhân
loại và có nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ đói nghèo trên toàn cầu (FAO).
1.2.2.2. Tình hình chăn nuôi thế giới
Lương thực, thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề sống
còn của nhân loại. Ngày nay nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp
lương thực và các loại thực phẩm nuôi sống cả nhân loại trên trái đất. Ngành
chăn nuôi không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng, sữa là các thực phẩm cơ
bản cho dân số của cả hành tinh mà còn góp phần đa dạng nguồn giene và đa
dạng sinh học trên trái đất.
Số lượng vật nuôi:
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới – FAO năm
2009 số lượng đầu gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau: Tổng đàn
trâu là 182,2 triệu con và phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á, tổng đàn bò là
1.164,8 triệu con, dê là 591,7 triệu con, cừu là 847,7 triệu con, lợn là 887,5
triệu con, gà là 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con… Tốc
độ tăng về số lượng vật nuôi hàng năm của thế giới trong thời gian vừa qua
thường chỉ đạt trên dưới 1% năm.
Hiện nay các quốc gia có số lượng vật nuôi lớn của thế giới như sau:
- Đàn bò nhiều nhất thế giới là Brazin với 204,5 triệu con, xếp thứ hai
là Ấn Độ với 172,4 triệu con, xếp thứ ba là Hoa kỳ với 94,5 triệu con.
- Đàn trâu nhiều nhất thế giới là Ấn Độ với 106,6 triệu con (chiếm trên
58% tổng số trâu của thế giới), xếp thứ hai là Pakistan với 29,9 triệu con, xếp
14
thứ ba là Trung Quốc với 23,7 triệu con và Việt Nam xếp thứ 7 thế giới với
2,8 triệu con trâu.
Các cường quốc về chăn nuôi lợn của thế giới như sau:
Bảng 1.2. Các nước có số lượng lợn nhiều nhất thế giới.
Đơn vị tính: con
STT Tên nước Đơn vị Số lượng
1 China Con 451.177.581

2 United States of America Con 67.148.000
3 Brazil Con 37.000.000
4 Viet Nam Con 27.627.700
5 Germany Con 26.886.500
6 Spain Con 26.289.600
7 Russian Federation Con 16.161.860
8 Mexico Con 16.100.000
9 France Con 14.810.000
10 Poland Con 14.278.647
Nguồn: Trích từ www.cucchannuoi.gov.vn
Qua bảng 1.2 cho thấy: Số đầu lợn hàng năm nhiều nhất là Trung Quốc
với 451,1 triệu con, xếp thứ hai là Hoa Kỳ với 67,1 triệu con, xếp thứ ba là
Brazin với 37,0 triệu con và Việt Nam xếp thứ 4 với 27,6 triệu con.
Về chăn nuôi Vịt, xếp thứ nhất thế giới là Trung Quốc với 771 triệu
con, xếp thứ hai là Việt Nam với 84 triệu con và xếp thứ ba là Indonesia với
42,3 triệu con.
Sản phẩm chăn nuôi:
Thịt gia súc, gia cầm : Với số lượng vật nuôi như trên, tổng sản lượng
thịt sản xuất năm 2009 của thế giới trên 281 triệu tấn, trong đó thịt trâu chiếm
3,30 triệu tấn, thịt bò 61,8 triệu tấn, thịt dê 4,9 triệu tấn, thịt cừu 8,1 triệu tấn,
thịt lợn 106 triệu tấn, thịt gà 79,5 triệu tấn, thịt vịt 3,8 triệu tấn và còn lại là
các loại thịt khác như thỏ, ngựa, lạc đà, lừa… Cơ cấu về thịt của thế giới
nhiều nhất là thịt lợn chiếm 37,7%, thịt gà chiếm 28,5%, thịt bò chiếm 22,6%
tổng sản lượng thịt, còn lại 12,7% là thịt dê, cừu, ngựa , trâu, vịt và các vật
nuôi khác.
15
Nếu dân số của thế giới năm 2009 trên 6,7 tỷ người thì bình quân về số
lượng thịt trên đầu người là khoảng 41,9 kg/người/năm, trong khi đó các nước
phát triển đạt trên 80 kg/người/năm và các nước đang phát triển đạt khoảng
30 kg/người/năm.

Các cường quốc về sản lượng thịt năm 2009: Về sản lượng thịt lợn,
đứng đầu thế giới là Trung Quốc với 49,8 triệu tấn, xếp thứ hai là Hoa Kỳ với
10,4 triệu tấn, xếp thứ ba là Đức với 5,2 triệu tấn, xếp thứ tư là Brazin với
4,29 triệu tấn, xếp thứ năm là Tây Ban Nha với 3,29 triệu tấn và Việt Nam
xếp thứ sáu với 2,55 triệu tấn.
Phương thức chăn nuôi:
Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba
hình thức cơ bản đó là: i) Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công
nghệ cao; ii) Chăn nuôi trang trại bán thâm canh và iii) Chăn nuôi nông hộ
quy mô nhỏ và quảng canh.
Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn thâm canh sản xuất
hàng hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ,
Châu Úc và một số nước ở Châu Á, Phi và Mỹ La Tinh. Chăn nuôi công
nghiệp thâm canh công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong
chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý
đàn. Các công nghệ sinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn
nuôi như nhân giống, lai tạo đã nâng cao khả năng sinh sản và điều khiển giới
tính.
Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh gia súc gia cầm tại phần lớn
các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung
Đông. Trong chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩm
chăn nuôi năng xuất thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của
chăn nuôi hữu cơ.
16
Chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ở một số nước
phát triển, sản phẩm chăn nuôi được người tiêu dùng ưu chuộng. Tuy nhiên
chăn nuôi hữu cơ năng xuất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao thường là
mâu thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn do đó đang là thách thức
của nhân loại trong mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ.
Xu hướng của thị trường sản phẩm chăn nuôi:

Theo tổ chức nông lương thế giới FAO, nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi
như thịt, trứng, sữa của toàn cầu tăng lên hàng năm do dân số tăng và thu
nhập tăng, mức sống tăng cao. Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của thế giới là
thịt, trứng và sữa. Tổng sản lượng thịt khoảng 281 triệu tấn thịt sản xuất hàng
năm, trong đó thịt bò, thịt lợn và gia cầm chiếm vị trí quan trọng nhất về số
lượng.
Dự báo về chăn nuôi Châu Á nói riêng và chăn nuôi thế giới nói chung
báo sẽ tiếp tục phát triển và tăng trưởng nhanh trong thời gian tới không chỉ
về số lượng vật nuôi mà còn về chất lượng sản phẩm chăn nuôi để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và tăng dân số trên trái đất. Vấn
đề vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong chăn
nuôi sẽ được toàn xã hội quan tâm hơn nữa từ trang trại đến bàn ăn. Quản lý,
kiểm soát chất thải vật nuôi để bảo vệ môi trường chăn nuôi và môi trường
sống cho con người là vấn để không phải chỉ ở phạm vi quốc gia mà trên toàn
cầu. Một vấn đề khác đang đặt ra là phát triển chăn nuôi phải thích ứng với
vấn đề biến đổi khí hậu do sự ấm lên của trái đất đang là thách thức cho nhiều
quốc gia có nhiều nguy cơ nhất trong đó có Việt Nam.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Qua thực tế và thành quả phát triển nông nghiệp bền vững của một số
nước trên thế giới như Hà Lan và Đài Loan nói trên, nhận thấy rằng chúng ta
17
có rất nhiều điều cần phải học hỏi và rút kinh nghiệm để có thể phát triển bền
vững ngành nông nghiệp, trong đó có chăn nuôi lợn. Một số điều chủ yếu rút
ra được như sau:
- Cần chú trọng, tập trung đầu tư một số mặt hàng chủ lực, đang và sẽ
phát triển mạnh ở Việt Nam nói chung và huyện Xuân Lộc nói riêng.
- Ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để khắc phục
những hạn chế do điều kiện tự nhiên mang lại và nhằm tăng năng suất cây
trồng, vật nuôi, đảm bảo chất lượng.
- Khuyến khích và giúp nông dân tổ chức thành các nhóm liên kết hay

hiệp hội để làm cầu nối liên kết giữa Chính phủ và nông dân, huy động sức
mạnh tập thể để huy động vốn đầu tư, phát triển vùng.
- Nắm bắt nhu cầu của thế giới để sản xuất, chế biến những sản phẩm
phù hợp với như, làm tăng giá trị xuất khẩu.
1.2.4. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan.
Quá trình thực hiện nghiên cứu này tác giả có tham khảo một số bài
viết được đăng tải trên internet, với các ý kiến của chuyên gia về phát triển
chăn nuôi bền vững và phát triển ngành chăn nuôi trong xu thế hội nhập.
Cụ thể:
- Bài viết của PGS.TS Hoàng Kim Giao công tác tại Cục Chăn nuôi-
chức vụ là Cục Trưởng Cục chăn nuôi với tựa đề “Ngành chăn nuôi Việt
Nam phát triển trong xu thế hội nhập” được đăng trên website
(khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản trường đại
học Nông nghiệp Hà Nội) ngày 02/10/2009. Tác giả phân tích: Hội nhập kinh
tế đòi hỏi ngành chăn nuôi Việt Nam không những phát triển mà còn phải phát
triển hiệu quả và bền vững; đây là một thách thức nhưng cũng là nhiệm vụ đặt ra
cho ngành, bởi vì chăn nuôi nước ta đang có những mâu thuẫn giá đầu vào cao,
giá đầu ra thấp, chăn nuôi phát triển càng nhanh, môi trường ô nhiễm càng nặng,
18
đất sử dụng cho chăn nuôi không thiếu nhưng thiếu sự ổn định và quy hoạch,
thiếu bền vững do dịch bệnh thường xuyên xảy ra và khó kiểm soát. Tác giả đã
phân tích những cơ hội và khó khăn, thách thức phát triển chăn nuôi Việt
Nam, từ đó đưa ra định hướng phát triển chăn nuôi bền vững với quan
điểm: Phát triển ngành chăn nuôi hàng hóa có hiệu quả, có khả năng cạnh
tranh, từng bước đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; tổ chức lại
chăn nuôi theo hướng gắn với thị trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ
sinh thú y, nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo
vệ môi trường, cải thiện an sinh xã hội; phát triển sản phẩm chăn nuôi có
lợi thế và khả năng cạnh tranh như lợn, gia cầm, …; phát triển chăn nuôi
theo hướng trang trại, công nghiệp, sản xuất hàng hóa tập trung; tạo điều

kiện để chăn nuôi truyền thống chuyển dần sang chăn nuôi trang trại, công
nghiệp quy mô lớn hơn. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra các giải pháp sau: Phát
triển các chương trình chăn nuôi; rà soát và quy hoạch ngành chăn nuôi;
cải tiến nâng cao chất lượng con giống và hoàn thiện hệ thống quản lý giống
vật nuôi; mở rộng sản xuất nguyên liệu, các cơ sở chế biến thức ăn chăn
nuôi nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn; xây dựng và phổ biến
các quy trình chăn nuôi, thực hiện tốt “Quy trình thực hành chăn nuôi tốt –
VietGap”; quy hoạch các nhà máy, khu vực giết mổ, chế biến gia súc gia
cầm, kiểm soát được môi trường chăn nuôi; đào tạo tập huấn, tuyên truyền
nâng cao ý thức cho người chăn nuôi và tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực
phẩm. Tác giả kết luận, chăn nuôi có vị trí kinh tế quan trọng đối với nông
nghiệp Việt Nam do đó cần phải: Chuyển đổi nhận thức của người dân về
vai trò quan trọng của ngành chăn nuôi; chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn trong đó ưu tiên phát triển chăn nuôi theo hướng trang
trại công nghiệp, chăn nuôi thâm canh hàng hóa, chăn nuôi có quản lý, kiểm
soát; phát triển chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước đồng thời tiến
19
tới xuất khẩu; phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường và tiến tới
chăn nuôi bền vững.
- Bài viết của KS. Lê Bá Lịch- Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi
Việt Nam với tựa đề “Thức ăn chăn nuôi: Biện pháp hàng đầu phát triển chăn
nuôi bền vững giai đoạn 2010- 2020” được đăng trên website
(khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản trường đại
học Nông nghiệp Hà Nội). Tác giả phân tích: Khác với trồng trọt coi giống là
biện pháp hàng đầu thì giai đoạn nay chăn nuôi hàng hóa phải coi thức ăn là
biện pháp số một, bởi vì trong chăn nuôi hàng hóa thức ăn chiếm 65-70%
giá thành sản phẩm. Thực phẩm động vật có an toàn hay không thì có nhiều
yếu tố chi phối nhưng yếu tố đầu tiên phải xem xét đến là thức ăn chăn nuôi.
Ở nhiều nước Châu Âu giành 50-60% diện tích đất nông nghiệp để trồng cỏ
chăn nuôi, ở Châu Á nhiều nước như Trung Quốc, Thái Lan dành 40-50%

tổng sản lượng làm thức ăn chăn nuôi và hàng năm đều có kế hoạch sản
xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước, kế hoạch nhập khẩu nguyên
liệu nước ngoài … không bỏ ngõ, phó mặc doanh nghiệp tự lo nguyên liệu
như ở Việt Nam hiện nay. Trong phần đánh giá hiện trạng, tác giả đã đánh
giá những khó khăn, hạn chế ngành chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt
Nam như: Thiếu nguyên liệu, hàng năm giá trị nhập khẩu trên dưới 2 tỷ
USD nguyên liệu thức ăn chăn nuôi gồm mỳ mạch, cám chích ly, dầu thực
vật, mỡ động vật, khô dầu đậu tương, bột cá, bột xương thịt, chất khoáng,
các chất phụ gia bổ sung thức ăn, các loại vi khoáng, vitamine …; thiếu
công nghệ sản xuất, tại Việt Nam chưa có chuổi nghiên cứu công nghệ ứng
dụng đại trà vào chế biến thức ăn chăn nuôi, công nghệ sản xuất premix các
doanh nghiệp phải nhập khẩu từ nước ngoài về để sử dụng, công thức phối
chế thức ăn lợn con, các probiotic, synbiotic để sử dụng thay thế kháng
sinh; nhu cầu thiết bị nhà máy có công suất 20-40 tấn/giờ phải nhập khẩu từ
Châu Âu và Trung Quốc với chi phí đắt đỏ, các doanh nghiệp Việt Nam
20
không đủ sức cạnh tranh với công ty nước ngoài vì vốn ít …; về quản lý,
hiện nay có nhiều văn bản hướng dẫn chung của nhiều ngành, nhiều cấp
quản lý nên gây sự chồng chéo và có nhiều người, nhiều ngành quản lý
nhưng thực sự không có chuyên môn, ít hiểu biết, gây nhiều khó khăn cho
doanh nghiệp; về hệ thống chế biến thức ăn gia súc, có 225 nhà máy và
xưởng sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, với sản lượng 12.317 ngàn
tấn/năm, tuy nhiên thị phần của các công ty 100% vốn nước ngoài chiếm
65-70% nên họ nắm thị phần và khống chế giá cả. Đồng thời tác giả đã đưa
ra định hướng phát triển chế biến thức ăn gia súc Việt Nam đến năm 2020
như sau: Dự kiến tổng sản lượng thịt xẻ đến năm 2015 đạt 4.300 ngàn tấn,
đến năm 2020 đạt 5.500 ngàn tấn, trong đó năm 2015 tổng sản lượng thịt
lợn xẻ chiếm 65% (2.795 ngàn tấn), năm 2020 chiếm 63% (3.465 ngàn tấn);
bình quân sản phẩm thịt xẻ năm 2015 đạt 46 kg/người/năm, năm 2020 đạt
56 kg/người/năm; dự ước nhu cầu thức ăn tinh cho gia súc, gia cầm năm

2015 là 21.577 triệu tấn, năm 2020 là 26.766 triệu tấn, trong đó dự ước nhu
cầu thức ăn cho lợn năm 2015 là 15.575 triệu tấn, năm 2020 là 18.810 triệu
tấn; nhu cầu đạm năng lượng cho gia súc, gia cầm năm 2015 là 21,7 triệu
tấn, năm 2020 là 26,8 triệu tấn, tuy nhiên khả năng sản xuất trong nước
năm 2015 chỉ đạt 9,68 triệu tấn, năm 2020 chỉ đạt 10,75 triệu tấn (khả năng
năm 2015 sẽ thiếu hụt 13,1 triệu tấn đạm năng lượng và năm 2020 thiếu hụt
16,9 triệu tấn đạm năng lượng); nhu cầu đạm động thực vật cho gia súc, gia
cầm năm 2015 là 4,8 triệu tấn, năm 2020 là 5,9 triệu tấn, tuy nhiên khả năng
sản xuất trong nước năm 2015 chỉ đạt 0,7 triệu tấn, năm 2020 chỉ đạt 01
triệu tấn (khả năng năm 2015 sẽ thiếu hụt 4,1 triệu tấn đạm động thực vật
và năm 2020 thiếu hụt 4,9 triệu tấn đạm động thực vật). Từ những dự báo
nhu cầu thực phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm tác giả đã khẳng định đẩy
mạnh phát triển chăn nuôi ở Việt Nam đồng nghĩa với việc nhập khẩu
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Tác giả đã đưa ra những giải pháp sau: Thứ
21
nhất, phải đổi mới nhận thức để đặt đúng “vai trò, vị trí của chăn nuôi
trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp” là giải quyết an ninh lương thực cho xã
hội; thứ hai, phải đầu tư nghiên cứu khoa học, nghiên cứu những khâu đột
phá của ngành thức ăn chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm hóa dược, khoáng vi
lượng, premix, vi sinh, enzyme, hoạt chất sinh học … tạo nguồn nguyên liệu
mới thức ăn bổ sung chăn nuôi góp phần hạ giá thành sản phẩm; thứ ba,
đầu tư hoặc mời gọi đầu tư nước ngoài sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn
nuôi về các amino acid, lyzine, Methionine, các vi khoáng, các chất phụ gia
bổ sung …; thứ tư, coi thức ăn chăn nuôi là mặt hàng thiết yêu an ninh thực
phẩm được hưởng mọi quyền lợi ưu tiên như lương thực và phân bón; thứ
năm, phải thống nhất về quản lý chất lượng; thứ sáu, áp dụng các chính
sách miễn thuế VAT cho nguyên liệu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, miễn
thuế nhập khẩu, quy hoạch đất xây dựng cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi;
thứ bảy, đổi mới chương trình đào tạo ở cấp đại học nông nghiệp với các
ngành chuyên về dinh dưỡng, thức ăn chăn nuôi.

- Luận văn Thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp,
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội của tác giả Nguyễn Văn Kha được
TS.Phạm Văn Hùng hướng dẫn năm 2009 với tựa đề “Nguyên cứu giải pháp
phát triển chăn nuôi lợn tập trung tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”. Tác
giả đã nhận định huyện Yên Mỹ- tỉnh Hưng Yên có nhiều tiềm năng phát
triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn theo hướng sản xuất hàng hóa, tuy
nhiên phần lớn hộ chăn nuôi theo tính chất lấy công làm lãi, tận dụng phụ
phẩm nông nghiệp … do đó hiệu quả chưa cao, chưa có tính chất chuyên
môn hóa, sản phẩm chưa có tính cạnh tranh cao, việc áp dụng khoa học kỹ
thuật còn hạn chế, chưa có quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, không kiểm
soát được dịch bệnh và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mục tiêu cụ
thể trong nghiên cứu của tác giả là: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về
chăn nuôi lợn và hình thức chăn nuôi lợn tập trung; đánh giá thực trạng
22
hiệu quả kinh tế của các loại hình chăn nuôi lợn ở huyện Yên Mỹ; phân tích
các nguyên nhân và tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
của các loại hình chăn nuôi lợn; định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi lợn trong việc phát triển
khu vực chăn nuôi tập trung ở huyện Yên Mỹ. Về phương pháp nghiên cứu,
tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu (150 mẫu trên địa bàn
05/17 xã, thị trấn) và phương pháp thống kê kinh tế. Về kết quả nghiên cứu,
tác giả đã đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn huyện Yên Mỹ trong
giai đoạn 2006-2008 có tốc độ tăng bình quân về số đầu lợn là 9,24%, về sản
lượng là 9,43%; về đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình chăn nuôi lợn,
tác giả đã phân tích tỷ suất lợi nhuận để nhận biết một đồng chi phí bỏ ra
trong quá trình sản xuất sẽ cho bao nhiêu đồng lợi nhuận (tỷ suất lợi nhuận
bằng lợi nhuận trên chi phí) và kết quả loại hình chăn nuôi lợn sinh sản có tỷ suất
lợi nhuận cao nhất là 0,23 lần, kế đến là loại hình chăn nuôi hỗn hợp và chăn
nuôi lợn thịt đều có tỷ suất lợi nhuận bằng 0,16 lần; về phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả chăn nuôi lợn, tác giả đã phân tích hiệu quả theo quy

mô và theo hướng sử dụng thức ăn. Phân tích hiệu quả theo quy mô, tác giả
đã cho thấy tỷ suất lợi nhuận theo quy mô vừa (từ 10 đến 100 con lợn) là cao
nhất, 0,24 lần, quy mô lớn (trên 100 con lợn) là 0,22 lần và quy mô nhỏ
(dưới 10 con lợn) là 0,1 lần, điều đó cho thấy: Quy mô lớn thì doanh thu cao
hơn nhưng hiệu quả sản xuất thì không bằng quy mô vừa. Bên cạnh đó, qua
phân tích hiệu quả theo hướng sử dụng thức ăn tác giả đã chứng minh bằng
tỷ suất lợi nhuận khi sử dụng thức ăn đậm đặc của loại hình chăn nuôi lợn
sinh sản đạt 0,19 lần so với sử dụng thức ăn hỗn hợp tự chế biến là 0,12 lần,
loại hình chăn nuôi lợn thịt đạt 0,16 lần so với sử dụng thức ăn hỗn hợp tự
chế biến là 0,06 lần. Cùng với kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, tác giả đã
định hướng của chủ hộ chăn nuôi lợn và đã cho kết quả là có tới 87,3% có
định hướng muốn chăn nuôi ra khu dân cư, 84,7% có định hướng chăn nuôi
23
tập trung, 52,1% muốn giữ nguyên quy mô, 15,3% định hướng chăn nuôi
gia đình, định hướng có ý kiến đồng tình thấp nhất là thu hẹp quy mô (chỉ
6,3% đồng tình). Tác giả cũng đã phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách
thức của phát triển chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn huyện Yên Mỹ.
Kết hợp kết quả phân tích và định hướng phát triển chăn nuôi lợn tập trung
của huyện Yên Mỹ tác giả đã đề ra các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn
tập trung huyện Yên Mỹ như sau: Thứ nhất, giải pháp về công tác quy
hoạch đất đai bao gồm quy hoạch các khu vực chăn nuôi tách biệt với khu
dân cư nhằm đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trường và góp phần nâng cao
hiệu quả chăn nuôi; thứ hai, giải pháp về tổ chức sản xuất như là tạo mối
liên kết giữa các tổ chức tài chính tín dụng, ngân hàng, các cơ sở chế biến,
cơ sở dịch vụ, khuyến nông và chủ hộ chăn nuôi, khuyến khích thành lập
hợp tác xã chăn nuôi, hiệp hội chăn nuôi, xây dựng các mô hình trình diễn,
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; thứ ba, nhóm giải pháp về chính
sách như miễn giảm tiền sử dụng đất, thuê đất, thuế sử dụng đất, ưu đãi
thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp; thứ tư, giải pháp về vốn như tăng
cường hình thức cho vay trung và dài hạn, nâng cao mức vốn vay, đơn giản

hóa thủ tục vay vốn; thứ năm, phát triển chăn nuôi gắn với khu vực giết mổ,
chế biến; thứ sáu, giải pháp về môi trường chăn nuôi như khuyến khích
phát triển chăn nuôi theo mô hình VAC, dùng hố phân Biogas, xây dựng
chuồng trại theo hướng sản xuất công nghiệp, thường xuyên vệ sinh chuồng
trại; thứ bảy, giải pháp về thị trường như phải xây dựng thương hiệu, nhà
nước cần có chính sách hỗ trợ thông tin, mở rộng thị trường, xúc tiến
thương mại, dự báo ngắn và dài hạn về xu thế thị trường trong và ngoài
nước. thứ tám, nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật công nghệ đối với các
khâu con giống, thức ăn, chuồng trại, đào tạo tập huấn, vệ sinh thú y và an
toàn thực phẩm. Tác giả kết luận, các chủ hộ chăn nuôi lợn hoặc thành
phần khác chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ quản lý
24
kinh tế chủ hộ; loại hình chăn nuôi lợn sinh sản cho hiệu quả cao nhất vì đòi
hỏi kỹ thuật cao, chi phí đầu tư ban đầu lớn; quy mô chăn nuôi bình quân
của một chủ hộ trên địa bàn huyện là nhỏ và hiệu quả kinh tế tỷ lệ thuận
với quy mô số đầu lợn; ngoài hiệu quả kinh tế, chủ hộ chăn nuôi lợn còn
mang lại hiệu quả về mặt xã hội và môi trường; chăn nuôi lợn đem lại hiệu
quả tốt hơn so với trồng trọt và chăn nuôi gia cầm; để nâng cao kết quả và
hiệu quả kinh tế chủ hộ chăn nuôi lợn cần áp dụng đồng bộ các giải pháp
như quy hoạch đất đai, giải pháp về vốn, thị trường, tổ chức sản xuất, ứng
dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ, phát triển chăn nuôi gắn với giết mổ
và chế biến.
- Luận văn tốt nghiệp đại học, chuyên ngành kinh tế nông nghiệp,
khoa kinh tế và phát triển nông thôn trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,
năm 2009 của tác giả Trần Thị Thoa, được TS. Vũ Thị Phương Thụy hướng
dẫn với tựa đề “thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế chăn nuôi lợn ở hộ nông dân tại xã Xuân Nôn- Đông Anh- Hà
Nội”. Tác giả đã đặt vấn đề phát triển chăn nuôi lợn ở xã Xuân Nôn- Đông
Anh- Hà Nội đã và đang nâng cao được thu nhập cho dân và phát triển kinh
tế- xã hội địa phương. Tuy nhiên việc chăn nuôi lợn vẫn còn mang tính chất

tự túc, tự phát, mạnh ai nấy làm, chăn nuôi theo phương thức lấy công làm lãi
nhằm tận dụng những sản phẩm phụ trong ngành trồng trọt, trong sinh hoạt,
lấy phân bón và tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình do vậy hiệu quả
kinh tế chưa cao. Về phương pháp nghiên cứu, tác giả đã điều tra các hộ chăn
nuôi lợn và không chăn nuôi trên địa bàn 3 thôn: Xuân Nộn, Đường Yên,
Lương Quy với 60 hộ gồm các quy mô lớn, vừa và nhỏ, đồng thời kết hợp sử
dụng phương pháp chuyên gia để tổng hợp, phân tích số liệu và dự báo. Về
kết quả nghiên cứu, tác giả đã đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn tại xã Xuân
Nôn, huyện Đông Anh- Hà Nội; tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, đánh
giá những thuận lợi, khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong
25

×