Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAHP tại xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.05 KB, 102 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cám ơn và
các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả khóa luận
Đỗ Quang Hào
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn; Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn Viết Đăng
là người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Đình Dù, ban thú y xã Đình Dù
Trạm thú y huyện Văn Lâm và các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Đình Dù đã
giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè,
những người đã khích lệ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội ngày… tháng … năm 2014
Ký tên
Đỗ Quang Hào
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Ngày 28-1-2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tiêu
chuẩn VietGAHP (Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) là tên gọi
tắt của Thực hành chăn nuôi tốt ở Việt Nam. Là những nguyên tắc, trình tự,


thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm
đảm bảo lợn được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn
vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và
người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
Trong khi đó ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Đình Dù vẫn còn
nhiều hạn chế như năng suất thấp, phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, chất lượng
thịt lợn chưa cao do áp dụng công nghệ kĩ thuật còn lạc hậu cổ truyền.
Hiện nay trên địa bàn xã Đình Dù đang có chương trình chăn nuôi lợn
an toàn sinh học và áp dụng VietGAHP đang được áp dụng trên địa bàn xã
cho một trăm hộ nông dân chăn nuôi lợn. Xuất phát những vẫn đề thực tiễn
trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp phát
triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAHP tại xã Đình Dù, huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên”. Nhằm nghiên cứu thực trạng chăn nuôi lợn theo
hướng VietGAHP trên địa bàn xã Đình Dù, từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAHP tại xã Đình Dù trong
thời gian tới.
Để tiến hành nghiên cứu đề chúng tôi tập chung nghiên cứu 4 mục tiêu
cụ thể (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn
nuôi lợn theo hướng VietGAHP; (2) Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn theo
hướng VietGAHP tại xã Đình Dù; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
chăn nuôi lợn áp dụng quy trình VietGAHP tại xã Đình Dù; (4) Đề xuất giải
pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAHP trên địa bàn xã Đình Dù,
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trong những năm tới. Đối tượng nghiên cứu
iii
của đề tài là tình hình phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAHP tại xã
Đình Dù. Phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm: Về nội dung: nghiên cứu, phát
triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAHP trên địa bàn xã; Về không gian:
Nghiên cứu tại địa bàn xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; Về thời
gian: Nghiên cứu vấn đề phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAHP
trong khoảng thời gian 3 năm (2012 - 2014) đưa gia các giải pháp phát triển

chăn nuôi lợn áp dụng quy trình VietGAHP đến năm 2020.
Trong đề tài cúng tôi có tìm hiểu một số khái niệm liên quan đên hộ
nông dân, phát triển, tiêu chuẩn VietGAHP, đặc điểm của chăn nươi lợn theo
hướng VietGAHP. Đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm chăn nuôi của một số mô
hình chăn nuôi an toàn khác của một sô nước trên thế giới và tìm hiểu tình
hình chăn nuôi áp dụng VietGAHP ở một số tỉnh thành lớn của nước ta như
Thanh Hóa, Đồng Nai, từ đó rút ra kinh nghiệm để áp dụng vào thực tiện phát
triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAHP tại xã Đình Dù.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu là phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập
thông tin, số liệu, phương pháp phân tích thông tin số liệu, chọn mẫu điều tra.
Qua quá trình điều tra nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả như sau:
Qua quá trình tìm hiểu thực tế cho thấy tình hình chăn nuôi theo hướng
VietGAHP trên địa bàn xã đã được triển khai rộng rãi có tới 100 hộ tham gia
trên tổng số 230 hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn xã.
Chăn nuôi lợn theo hướng VietGAHP vừa phát huy được lợi thế chăn
nuôi của xã Đình Dù vừa giúp hộ nông dân chăn nuôi lợn hiệu quả kinh tế cao
hơn, vừa đáp ứng thị trường tiêu thụ thịt lợn an toàn và chất lượng cho người
tiêu dùng vừa đảm bảo sức khỏe cho người chăn nuôi và đảm bảo an sinh xã
hội môi trường.
iv
Đa số việc thực hiện các tiêu chí về chuồng trại thiết bị chăn nuôi, môi
trường, vệ sinh chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP các hộ nông dân đều
thực hiện khá tốt.
Tuy nhiên những việc liên quan đến ghi chép trong chăn nuôi hầu như
tất cả các hộ đều không thực hiện mặc dù không tốn kém về chi phí.
Sản xuất chưa gắn chặt với chế biến, giết mổ. Người tiêu dùng vẫn trên
toàn xã vẫn chưa biết đến thịt lợn an toàn vệ sinh thực phẩm. Thương hiệu thịt
lợn chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là chưa phổ biến ở Việt Nam nói
chung và xã Đình Dù nói riêng. Trình độ các chủ hộ chăn nuôi chưa được

đồng đều nên việc tiếp cận quy trình VietGAHP chưa được đồng đều. Chăn
nuôi theo quy trình VietGAHP, người chăn nuôi chịu mức chi phí đầu tư cao
hơn do phải làm tốt công tác bảo vệ môi trường, tiêm phòng cho vật nuôi
trong khi nguồn vốn đầu tư chăn nuôi là còn rất hạn chế.
Do đó sản phẩm của VietGAHP chưa được đánh giá đúng với giá trị
thực, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao như mong muốn. Khiến người chăn
nuôi lợn theo hướng VietGAHP chưa thể tiến hành phát triển chăn nuôi theo
đúng quy trình nghiêm ngặt.
v
MỤC LỤC
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của xã Đình Dù ( 2012 – 2014)
Error: Reference source not found
Bảng 3.2 Dân số, lao động của xã trong 3 năm (2012-2014) Error:
Reference source not found
Bảng 3.3 Kết quả phát triển kinh tế xã Đình Dù (2012-2014) Error:
Reference source not found
Bảng 3.4 Phân bổ mẫu điều tra tại xã Đình Dù. Error: Reference source not
found
Bảng 4.1 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn của xã Error: Reference
source not found
Bảng 4.2 Quy mô chăn nuôi lợn trên địa bàn xãError: Reference source not
found
Bảng 4.3 Thông tin chung về chủ hộ điều tra Error: Reference source not
found
Bảng 4.4 Thông tin chung về các hộ điều tra Error: Reference source not
found
Bảng 4.5 Tình hình chăn nuôi lợn của các hộ điều tra năm 2014 Error:
Reference source not found

Bảng 4.6 Tình hình sử dụng chuồng trại của hộ điều tra Error: Reference
source not found
Bảng 4.7 Tình hình đầu tư vốn cho chăn nuôi của hộ điều tra Error:
Reference source not found
Bảng 4.8 Nguồn cung cấp con giống của hộ điều tra Error: Reference
source not found
Bảng 4.9 Chi phí sử dụng thức ăn các hộ điều tra ( tính cho 1 kg lợn hơi)
Error: Reference source not found
Bản 4.10 Lịch trình tiêm phòng cho lợn tại xã Đình Dù Error: Reference
source not found
Bảng 4.11 Tình hình dịch bệnh trong hộ điều tra năm 2014.Error: Reference
source not found
vii
Bảng 4.12 Tình hình thực hiện tiêu chuẩn địa điểm, chuồng trại, kho và
thiết bị chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP Error: Reference
source not found
Bảng 4.13 Tình hình thực hiện tiêu chuẩn quản lý con giống, đàn lợn, thức
ăn nước uống và vệ sinh chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP
Error: Reference source not found
Bảng 4.14 Tình hình thực hiện tiêu chuẩn quản lý dịch bệnh, bảo quản và sử
dụng thuốc thú y, phòng trị bệnh theo tiêu chuẩn VietGAHP
Error: Reference source not found
Bảng 4.15 Tình hình thực hiện tiêu chuẩn quản lý chất thải bảo vệ môi
trường và kiểm soát côn trùng theo tiêu chuẩn VietGAHP. .Error:
Reference source not found
Bảng 4.16 Tình hình thực hiện tiêu chuẩn quản lý nhân sự, truy nguyên
nguồn gốc sản phẩm, kiểm tra nội bộ và khiếu nại, giải quyết
khiếu nại Error: Reference source not found
Bảng 4.17 Kết quả kiểm tra đánh giá tình thực hiện VietGAHP của hộ
điều tra Error: Reference source not found

Bản 4.18 Tình hình tiêu thụ lợn thịt của hộ điều tra năm 2014 Error:
Reference source not found
Bảng 4.19 Hiệu quả chăn nuôi ở hộ điều tra năm 2014 Error: Reference
source not found
Bảng 4.20 Mục tiêu phát triển đàn lợn và hộ chăn nuôi áp dụng VietGAHP
của xã Đình Dù đến năm 2020.Error: Reference source not found
viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm lợn thịt xã Đình Dù Error: Reference
source not found
Đồ thị 3.1 Cơ cấu kinh tế xã Đình Dù (2012 – 2014)Error: Reference source
not found
Đồ thị 4.1 Tình hình chăn nuôi lợn xã Đình Dù (2012 – 2014) Error:
Reference source not found
Đồ thị 4.2 BQ tỉ lệ hộ áp dụng tiêu chuẩn địa điểm,thiết kế chuồng trại, kho
và thiết bị chăn nuôi theo VietGAHP.Error: Reference source not
found
Đồ thị 4.3 BQ tỉ lệ hộ áp dụng tiêu chuẩn quản lý con giống, đàn lợn, thức
ăn nước uống và vệ sinh chăn nuôi theo VietGAHP Error:
Reference source not found
Đồ thị 4.4 BQ tỉ lệ hộ áp dụng các tiêu chuẩn quản lý dịch bệnh, bảo quản
sử dụng thuốc thú y và phòng trị bệnh theo VietGAHP Error:
Reference source not found
Đồ thị 4.5 BQ tỉ lệ hộ áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất thải bảo vệ môi
trường và kiểm soát côn trùng theo VietGAHP Error: Reference
source not found
Đồ thị 4.6 BQ tỉ lệ hộ áp dụng tiêu chuẩn quản lý nhân sự, truy nguyên
nguồn gốc sản phẩm, kiểm tra nội bộ và khiếu nại, giải quyết
khiếu nại theo VietGAHP Error: Reference source not found
ix

DANH MỤC VIẾT TẮT
BQ Bình quân
GAP Good Agricultural Practic
VietGAP Viet Namese Good Agricultural Practic
GAHP Good Animal Husbandry Practice
VietGAHP Vietnamese Good Animal Husbandry Practices
KT Kinh tế
XH Xã hội
ĐVT Đơn vị tính
HND Hộ nông dân
KTHND Kinh tế hộ nông dân
SL Số lượng
CC Cơ cấu
QML Quy mô lớn
QMV Quy mô vừa
QMN Quy mô nhỏ
UBND Ủy ban nhân dân

x
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 28-1-2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tiêu
chuẩn VIETGAP, VietGAP được dựa trên cơ sở ASEAN GAP, EUREPGAP/
GLOBALGAP và FRESHCARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông sản
Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất
nông nghiệp bền vững.
VIETGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực
hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí như:
- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất.

- An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất
nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch.
- Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn việc lạm dụng sức lao
động của nông dân.
- Truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này cho phép xác định
được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt là các GAP (Good
Agricultural Practices) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi. Khi
các đối tượng được xét thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí VietGAP s• được cấp
giấy chứng nhận VietGAP. Cơ quan chỉ định và giám sát hoạt động của tổ
chức chứng nhận VietGAP bao gồm: Tổng cục Thuỷ sản là cơ quan chỉ định
và giám sát hoạt động tổ chức chứng nhận VietGAP lĩnh vực thuỷ sản. Cục
Trồng trọt là cơ quan chỉ định và giám sát hoạt động tổ chức chứng nhận
VietGAP lĩnh vực trồng trọt. Cục Chăn nuôi là cơ quan chỉ định và giám sát
hoạt động tổ chức chứng nhận VietGAHP lĩnh vực chăn nuôi.
1
Trong lĩnh vực chăn nuôi, VietGAHP được cụ thể bằng tiêu chuẩn
VietGAHP (Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) là tên gọi tắt của
Thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn ở Việt Nam.
Xã Đình Dù nằm trên huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên tiếp giáp với
thủ đô Hà Nội. Là một địa phương có tiềm năng và đang phát triển ngành
chăn nuôi lợn. Do có truyền thống cũng như vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên,
điều kiện xã hội rất thuận lợi như: Nghề truyền thống mổ lợn, xay giò, chả
(làng Đình Dù), thị trường tiêu thụ rộng lớn, có tuyến giao thông thuận lợi
( nằm trên QL5). Xã còn nằm giữa hai 2 khu công nghiệp lớn của tỉnh là Như
Quỳnh và Phố Lối. Tuy nhiên ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn vẫn còn nhiều
hạn chế như năng suất thấp, phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, chất lượng thịt lợn
chưa cao do áp dụng công nghệ kĩ thuật còn lạc hậu cổ truyền.
Hiện nay trên địa bàn xã Đình Dù đang có chương trình chăn nuôi lợn

an toàn sinh học và áp dụng VietGAHP đang được áp dụng trên địa bàn xã
cho một trăm hộ nông dân chăn nuôi lợn và được chia làm chia làm 4 nhóm,
điều này là một tín hiệu rất mừng cho ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn xã có
thể giúp người chăn nuôi nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm.
Chương trình có được áp dụng và phát triển ra toàn địa bàn toàn xã hay không
là do sự chỉ đạo các ngành các cấp, cán bộ kĩ thuật và sự hưởng ứng tin tưởng
của người dân.
Chính vì những vẫn đề thực tiễn trên chúng tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng
VietGAHP tại xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
2
Nghiên cứu thực trạng chăn nuôi lợn theo hướng VietGAHP trên địa
bàn xã Đình Dù, từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi
lợn theo hướng VietGAHP tại xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn
nuôi lợn theo hướng VietGAHP;
- Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn theo hướng VietGAHP tại xã Đình
Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn áp dụng quy trình
VietGAHP tại xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAHP trên
địa bàn xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trong những năm tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển chăn nuôi lợn theo
hướng VietGAHP tại xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Thông

qua khảo sát các nhóm hộ chăn nuôi được phân loại theo quy mô chăn nuôi.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu, phát triển chăn nuôi lợn theo hướng
VietGAHP trên địa bàn xã.
- Về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn xã Đình Dù, huyện Văn Lâm,
tỉnh Hưng Yên.
- Về thời gian: Nghiên cứu vấn đề phát triển chăn nuôi lợn theo hướng
VietGAHP trong khoảng thời gian 3 năm (2012 - 2014) đưa gia các giải pháp
phát triển chăn nuôi lợn áp dụng quy trình VietGAHP đến năm 2020.
PHẦN II
3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI LỢN THEO HƯỚNG VIETGAHP
2.1 Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAHP
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân
Hộ nông dân (HND) là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các nhà khoa
học nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các hoạt động nông nghiệp và phi
nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu thực hiện qua sự hoạt động của nông hộ.
Tchayanov, nhà nông học người Nga cho rằng: HND là một đơn vị sản
xuất ổn định và ông coi HND là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển
nông nghiệp. Luận điểm của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách
nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới.
Theo Ellis năm 1993: “HND là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng
đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệ
thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng
phần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao”.
Ở nước ta, cũng có nhiều tác giả đền cập đến khái niệm HND, Lê Đình
Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế - xã hội, là hình thức kinh
tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”.

Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “HND là những hộ chủ yếu hoạt động
theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông
nghiệp ở nông thôn”.
HND có những đặc điểm sau:
Một là, HND là đơn vị kinh tế, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng.
4
Hai là, quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất được biểu hiện ở trình độ
phát triển của hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hoàn toàn. Trình độ này
quyết định quan hệ giữa HND và thị trường.
Ba là, các HND ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia hoạt động
phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau.
Từ khái niệm và đặc điểm của HND cho thấy, HND là những hộ sống ở
nông thôn, hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. HND là đơn
vị kinh tế cơ sở, đơn vị sản xuất và là đơn vị tiêu dùng.
Kinh tế hộ nông dân
Theo Tchayanov (1920): “Kinh tế hộ nông dân (KTHND) được hiểu là
một hình thức tổ chức kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào sức lao động gia
đình, nhằm thỏa mãn những nhu cầu cụ thể của hộ gia đình như một tổng thể
mà không dựa trên chế độ trả công theo lao động với mỗi thành viên của nó”.
Có quan điểm cho rằng: KTHND bao gồm toàn bộ các khâu của quá
trình tái sản xuất mở rộng: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng;kinh tế hộ
thể hiện được các hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ nông nghiệp, hộ
nông – lâm – ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp.
Có ý kiến lại cho rằng: KTHND là một hình thức kinh tế phức tạp xét
từ góc độ quan hệ kinh tế tổ chức, là sự kết hợp những ngành, những công
việc khác nhau trong quy mô gia đình nông dân.
Theo Frank Ellis (1993): “KTHND là kinh tế của những hộ gia đình có
quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu lao động của gia
đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham
gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường”.

Theo Đỗ Văn Viện (2006): “KTHND là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở
của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền
vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung
ngân quỹ, ngủ chung một nhà, mọi quyết định trong sản xuất – kinh doanh và
5
đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo
điều kiện để phát triển”.
KTHND có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, có sự thống nhất chặt ch• giữa quyền sở hữu và quá trình
quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất. Sở hữu trong nông hộ là sự sở hữu
chung, nghĩa là mọi thành viên trong hộ đều có quyền sở hữu với những tư
liệu sản xuất vốn có cũng như những tài sản của hộ.
Thứ hai, lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt ch•,
trong nông hộ mọi người thường gắn bó chặt ch• với nhau theo quan hệ huyết
thống, kinh tế nông hộ lại tổ chức với QMN hơn các loại hình doanh nghiệp
khác cho nên việc điều hành sản xuất và quản lý cũng đơn giản gọn nhẹ.
Thứ ba, kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất
cao. Do kinh tế nông hộ có QMN nên bao giờ cũng có sự thích ứng dễ dàng
hơn so với các doanh nghiệp nông nghiệp QML.
Thứ tư, có sự gắn bó chặt ch• giữa quá trình sản xuất với lợi ích của
người lao động. Trong kinh tế nông hộ mọi người gắn bó với nhau cả trên cơ
sở kinh tế, huyết tộc và cùng chung ngân quỹ nên dễ dàng đồng tâm hiệp lực
để phát triển kinh tế nông hộ.
Thứ năm, kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất có QMN nhưng hiệu quả.
QMN không đồng nghĩa với sự lạc hậu, năng suất thấp. Kinh tế nông hộ vẫn
có khả năng cho năng suất lao động cao hơn các doanh nghiệp nghiên cứu có
QML. Kinh tế nông hộ vẫn có khả năng ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật và công
nghệ tiên tiến để cho hiệu quả kinh tế cao thì đó là biểu hiện của sản xuất lớn.
Thứ sáu, kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và tiền vốn của hộ là
chủ yếu.

Tuy nhiên, kinh tế nông hộ cũng có giới hạn nhất định, đặc biệt trong
sản xuất đòi hỏi các hộ phải có sự hợp tác, đoàn kết thì mới làm được. Một số
HND riêng lẻ khó có thể giải quyết các vấn đề về thủy lợi, phòng trừ sâu bệnh
6
– dịch hại, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và sản xuất, tiêu thụ nông sản
hàng hóa, phòng trừ thiên tai và rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Ở đây lại
cần sự có mặt của kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân cũng
như nhiều tổ chức khác trong quan hệ hướng dẫn và hỗ trợ kinh tế nông
hộ phát triển.
Từ các khái niệm trên nhận thấy: KTHND là hình thức tổ chức kinh tế
cơ sở của xã hội, trong đó có các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và
tư liệu sản xuất.
2.1.1.2 Khái niệm phát triển
Tăng trưởng là tăng lên về số lượng; phát triển không những là tăng về
số lượng mà còn phong phú hơn về chủng loại, chất lượng và phù hợp hơn về
cơ cấu, phân bố của cải.
Phát triển về nghĩa hẹp đó là sự mở rộng, mở mang của sự vật, hiện tượng
trong đời sống một cách tương đối hoàn chỉnh trong một giai đoạn nhất định.
Phát triển bền vững là phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải
đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai. Phát triển bền vững đang là
mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia. Ngày nay khái niệm bền vững nhằm
hướng tới bền vững về kinh tế, bền vững về chính trị, xã hội và bền vững về
môi trường.
Phát triển bền vững là sự phát triển liên tục trên cơ sở khai thác và sử
dụng hợp lý các nguồn lực đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho thế
hệ tương lai (Oxford University Press,1987).
2.1.2 Tiêu chuẩn VietGAHP
VietGAHP (Vietnamese Good Animal Husbandry Practices) là tên gọi
tắt của Thực hành chăn nuôi tốt ở Việt Nam. Là những nguyên tắc, trình tự,
thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm

đảm bảo lợn được nuôi dưỡng để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn
vệ sinh thực phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và
7
người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm gồm
những nội dung chính như sau.
*Địa điểm
- Lựa chọn địa điểm: Vị trí xây dựng chuồng trại phải phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất của địa phương.
Ở các cổng ra vào của các khu chuồng trại và ở đầu mỗi dãy chuồng
phải bố trí hố khử trùng. Người và phương tiện vận chuyển trước khi vào trại
đều phải đi qua các hố khử trùng.
Trong trại chăn nuôi lợn cần trồng cây xanh và tạo các thảm cỏ để tăng
cường khả năng chống nóng, góp phần cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi.
Khu nuôi cách ly lợn ốm, khu nuôi tân đáo phải bố trí cách biệt và có
hàng rào ngăn cách với khu chăn nuôi.
Bể chứa nước phân cần xây dựng ở khu xử lý chất thải, phía ngoài hàng
rào của khu chăn nuôi.
*Thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi
- Thiết kế chuồng trại
Hướng chuồng: Tốt nhất là hướng Đông – Tây hoặc Đông Bắc – Tây
Nam. Nếu là chuồng kín thì hướng chuồng không nhất thiết phải là 2 hướng
trên. Ngoài ra, tùy thuộc vào kích thước các chiều của lô đất để bố trí hướng
chuồng cho phù hợp.
Kiểu chuồng: Có thể chọn 2 kiểu chuồng: chuồng hở thì lưu thông
không khí theo thông thoáng tự nhiên; chuồng kín điều tiết được nhiệt độ, ẩm
độ theo hệ thống thiết bị phụ trợ (quạt, hệ thống làm mát v.v…).
Nền chuồng: Không trơn láng, dễ thoát nước.
Mái chuồng: Có 2 dạng: 1 mái hoặc 2 mái; vật liệu làm mái có thể bằng
ngói, tole, fibro-xi măng, lá, nhưng tốt nhất là loại tấm lợp 3 lớp.
Vách chuồng: làm bằng song sắt hay inox hoặc xây gạch, bê tông.

8
Khoảng cách giữa các khu chuồng, dãy chuồng phải được bố trí xây
dựng hợp lý.
Thiết kế chuồng nuôi cho các đối tượng lợn khác nhau phải tuân thủ
theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Thiết kế hệ thống vệ sinh sát trùng: Tùy thuộc vào hệ thống chăn nuôi
hiện có của trại để thiết kế một hệ thống vệ sinh sát trùng thích hợp nhằm làm
giảm thiểu tối đa sự lây lan của mầm bệnh.
- Thiết kế kho
Kho chứa thức ăn và nguyên liệu phải đảm bảo thông thoáng, có hệ
thống thông gió tốt, không bị dột, tạt nước khi mưa gió để đảm bảo không bị
ẩm mốc. Kho phải có các bệ kê để thức ăn và nguyên liệu không tiếp xúc
xuống sàn nhà. Thức ăn/nguyên liệu được chất thành từng cột, chiều cao cột
vừa phải để thuận tiện trong việc phòng cháy chữa cháy và bốc dỡ.
Kho chứa thuốc thú y, thuốc sát trùng phải đảm bảo thông thoáng, có
hệ thống thông gió tốt, không bị dột, tạt nước khi mưa gió. Có kho lạnh, tủ
lạnh để bảo quản vắc xin và một số loại kháng sinh yêu cầu được bảo quản
lạnh. Phải có sơ đồ vị trí các loại thuốc trong kho và ghi chép theo dõi xuất
nhập thuốc để tránh tình trạng có lô thuốc để quá hạn sử dụng.
Các loại hóa chất như dầu máy, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng …
không được để lẫn trong kho chứa thức ăn.
Kho chứa các vật dụng khác và xưởng cơ khí: Các dụng cụ chăn nuôi
chưa được sử dụng cần được bảo quản trong kho sạch s•, tránh lây nhiễm
trước khi sử dụng. Tùy theo quy mô trại nên có một xưởng cơ khí để sửa
chữa, lắp đặt chuồng trại và các trang thiết bị.
- Thiết bị chăn nuôi
Nhóm thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống: Máng chứa thức ăn, nước
uống phải được làm bằng xi măng; nhựa trơ không độc; kim loại hay hợp kim
ít bị ăn mòn, không chứa chì, arsen.
9

Khay, silo chứa thức ăn được làm bằng nhựa trơ, không có độc tính;
kim loại hay hợp kim ít bị ăn mòn, không chứa chì, arsen.
Núm uống phải được làm bằng kim loại hay hợp kim ít bị ăn mòn và
không chứa chì, arsen.
Dụng cụ vệ sinh chuồng trại, thu gom và chứa chất thải: Dụng cụ hốt
phân phải được làm bằng kim loại, hợp kim hoặc bằng nhựa. Thùng chứa
phân phải được làm bằng nhựa, kim loại hay hợp kim, phải có nắp đậy và
không bị rò rỉ. Cất giữ dụng cụ đúng nơi quy định, thực hiện tốt việc vệ sinh
và tiêu độc khử trùng.
Trang bị bảo hộ lao động: Trang bị bảo hộ lao động riêng biệt cho công
nhân trại và khách tham quan. Trang bị bảo hộ phải được khử trùng và cất giữ
đúng nơi quy định.
Thiết bị khác gồm đèn chiếu sáng hay sưởi ấm phải có mũ chụp, quạt
làm thông thoáng được đặt ở vị trí hướng gió thổi từ nơi sạch đến nơi bẩn, sàn
lót nền cho lợn nái nuôi con, lợn nái mang thai được làm bằng nhựa hay xi
măng chắc chắn, bề mặt không quá trơn, không gồ ghề.
*Con giống và quản lý giống
- Nguồn gốc con giống: Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất.
- Chất lượng con giống: Chất lượng con giống phải đảm bảo theo đúng
quy định hiện hành.
- Quản lý con giống
Quản lý lợn đực giống: Quản lý lợn đực giống phù hợp theo quy trình
kỹ thuật hiện hành.
Quản lý lợn nái sinh sản và lợn con: Quản lý lợn nái sinh sản và lợn
con phù hợp theo quy trình kỹ thuật hiện hành.
*Vệ sinh chăn nuôi
- Các biện pháp vệ sinh chăn nuôi
10
Thường xuyên kiểm tra hệ thống cống thoát nước thải, hầm chứa phân

và hệ thống cung cấp nước uống. Sửa chữa kịp thời các hỏng hóc, thường
xuyên xử lý phân (làm trống hầm chứa).
Thường xuyên quan tâm chương trình vệ sinh sát trùng chuồng trại bao
gồm: Quét rác, dọn phân. Làm vệ sinh hệ thống thông gió, quạt máy. Vệ sinh,
sát trùng chuồng lợn khi trống chuồng.
Nếu sử dụng chất độn chuồng, khi thấy bẩn phải dọn sạch. Sau mỗi đợt
nuôi phải thay chất độn chuồng.
- Vệ sinh sát trùng bên ngoài khu chuồng trại
Thường xuyên thay thuốc sát trùng hố khử trùng ở cổng ra vào ít nhất
ngày một lần.
Tất cả các loại xe khi vào cổng đều phải phun thuốc sát trùng.
Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh các dãy chuồng và khu chăn
nuôi, ít nhất 2 tuần một lần.
- Vệ sinh sát trùng bên trong chuồng trại
Thay nước sát trùng hoặc vôi sát trùng của hố sát trùng mỗi ngày vào
mỗi buổi sáng trước khi thực hiện các công việc khác.
Sát trùng chuồng trại vào các thời điểm: trước khi nuôi 5 ngày; sau mỗi
đợt nuôi; khi chuyển đàn …
Phun thuốc sát trùng ở các lối đi và khu vực xung quanh chuồng một
lần/tuần (nếu không có dịch bệnh) và mỗi ngày (nếu có dịch bệnh).
Trong trường hợp có dịch, phun thuốc sát trùng trên lợn 1 tuần/lần bằng
các dung dịch thuốc sát trùng thích hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Thu gom chất thải rắn hàng ngày vào hệ thống chứa, có nắp hay mái
che bảo đảm không rò rỉ, không lưu giữ chất thải trên 24 giờ mà không có
biện pháp xử lý.
- Vệ sinh sát trùng các dụng cụ chăn nuôi và phương tiện vận chuyển.
11
Trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển trong chăn nuôi phải
được tiêu độc khử trùng thường xuyên.
Hạn chế di chuyển đến mức tối đa những trang thiết bị phục vụ chăn

nuôi trong trại. Trong trường hợp bắt buộc, phải khử trùng tiêu độc trước khi
di chuyển.
Sát trùng nơi chứa chất thải bằng dung dịch có tính sát trùng mạnh hoặc
rắc vôi bột.
Làm vệ sinh các silo, thùng chứa thức ăn, định kỳ 2 tuần/lần, máng ăn 1
lần/ngày để tránh thức ăn thừa, nấm mốc.
Trước và sau khi vận chuyển lợn đến khu chuồng mới, phương tiện vận
chuyển phải được khử trùng.
*Quản lý thức ăn, nước uống và nước vệ sinh
- Thức ăn
Nguyên liệu: Thường xuyên giám sát các nguy cơ sinh học, hóa học và
vật lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu, thức ăn, ảnh hưởng đến
sức khỏe vật nuôi, giảm an toàn sản phẩm chăn nuôi.
Khi xuất nhập nguyên liệu và thức ăn phải ghi đầy đủ các thông tin về
số lượng, tên hàng, nguồn gốc, ngày sản xuất, hạn sử dụng, đánh giá cảm
quan, mùi vị … Khi đưa vào kho bảo quản, phải đặt đúng vị trí hoặc đúng với
bồn chứa đã được đánh dấu. Chú ý đảm bảo nguyên tắc vào trước ra trước,
vào sau ra sau.
Nguyên liệu dự trữ phải đạt yêu cầu về độ ẩm và để trong kho có đủ
các tiêu chuẩn về diện tích, độ thông thoáng, nhiệt độ và định kỳ xông hơi
kho để ngăn ngừa sự phá hoại của sâu mọt, nấm mốc…
Trong trường hợp tự trộn thức ăn, cơ sở phải có hệ thống trộn thức ăn
theo quy trình đảm bảo kỹ thuật, trộn đúng thời gian, nghiền đúng kích thước,
đáp ứng được các tiêu chuẩn về lý tính, dinh dưỡng và độc tố.
12
Hệ thống trộn thức ăn phải được vệ sinh sạch s• để tránh tạp nhiễm từ
mẻ trộn này sang mẻ khác, đặc biệt là mẻ trộn có thuốc và không thuốc. Nên
trộn mẻ không chứa thuốc trước, mẻ chứa thuốc sau. Cần kiểm soát chặt ch•
để tránh nhiễm chéo các chất phụ gia trong quá trình bảo quản, bao bì, vận
chuyển, cân, từ mẻ trộn này sang mẻ trộn khác.

Ghi vào sổ nhật ký sản xuất và lưu trữ hồ sơ tất cả các khẩu phần trộn,
trình tự trộn và nhân viên phụ trách trộn.
Trang thiết bị trộn thức ăn và dụng cụ cân đo cần được hiệu chỉnh và
kiểm tra định kỳ.
Sử dụng kháng sinh, hóa chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải
tuân thủ thời gian ngưng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Không
được sử dụng kháng sinh, hóa chất trong danh mục cấm của Nhà nước và Bộ
Nông nghiệp & PTNT.
Thường xuyên hoặc đột xuất kiểm tra phân tích các chất cấm, kháng
sinh trong thức ăn mua để tránh tồn dư hóa chất độc hại trong sản phẩm chăn
nuôi.
Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh khu vực sản xuất thức ăn, kho chứa
thức ăn và nguyên liệu thức ăn để tránh gây ô nhiễm
Sử dụng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của lợn theo
hướng dẫn của nhà sản xuất. Chất lượng thức ăn cho lợn ở các lứa tuổi phải
đáp ứng yêu cầu sinh trưởng và phát triển.
Trong trường hợp phải trộn thuốc vào thức ăn nhằm mục đích phòng
bệnh, trị bệnh hoặc kích thích tăng trưởng, cần phải ghi chép và lưu trữ hồ sơ
việc sử dụng thức ăn, loại thuốc trộn, liều lượng, thời gian sử dụng thức ăn có
trộn thuốc, thời gian ngừng cho ăn thức ăn có trộn thuốc.
Nguyên liệu và thức ăn phải được lưu mẫu cho đến khi sản phẩm được
sử dụng mà không có sự cố nào.
- Nước uống
13
Nguồn nước và nước uống (kể cả nước dùng để pha thuốc cho lợn uống
khi bị bệnh) phải đạt được các tiêu chuẩn đã được quy định trong tiêu chuẩn
Việt Nam
Kiểm tra thường xuyên hệ thống cấp nước gồm bồn chứa nước, ống
dẫn, máng uống, núm uống để đảm bảo hệ thống không bị hở, không bị rò rỉ,
không bị ô nhiễm do bụi bặm, chất bẩn … Bồn chứa nước nên có mái che để

tránh nước bị nóng do nhiệt từ mặt trời.
Nước vệ sinh: có thể sử dụng nước máy, nước giếng khoan, nước giếng
khơi; không được sử dụng nước ao bị nhiễm khuẩn (ô nhiễm) hoặc nước thải.
*Quản lý đàn lợn
- Lợn nhập vào chuồng phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng
nhận kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu
có). Tốt nhất nên nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.
Chỉ nên mua lợn mới từ 1 – 2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ
mang bệnh vào trại.
- Khi lợn về đến trại, phải chuyển lợn xuống ngay, đưa vào khu cách ly
để nuôi thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của lợn trong quá
trình nuôi thích nghi.
- Sau khi nhập lợn phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn lợn, quan tâm
đến một số bệnh như: bệnh giả dại, lở mồm long móng, dịch tả, hội chứng rối
loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) …
- Tập cho lợn đi vệ sinh đúng chỗ vào vị trí quy định trong một vài
ngày đầu.
*Xuất bán lợn
- Cần phải bố trí khu vực xuất bán lợn ở phía cuối trại và có lối đi riêng
để hạn chế lây nhiễm cho toàn trại.
- Cần phải tuân thủ tuyệt đối thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi
xuất bán để đảm bảo lợn không tồn dư kháng sinh khi giết thịt.
14
- Cần cung cấp hồ sơ (nguồn gốc, tình hình điều trị, lý lịch …) của tất
cả các loại lợn khi bán cho người mua.
*Chu chuyển đàn và vận chuyển lợn
- Chu chuyển lợn nhỏ đến khu lợn lớn hơn và không chuyển ngược lại.
Tốt nhất nên có phương tiện chuyên dụng cho từng khu và phải sát trùng cẩn
thận trước và sau khi chuyển.
*Quản lý dịch bệnh

- Giám sát dịch bệnh: Áp dụng phương thức “cùng vào – cùng ra” theo
thứ tự ưu tiên là: cả khu => từng dãy => từng chuồng => từng ô lợn (tùy theo
điều kiện chăn nuôi cụ thể để lựa chọn) nhằm hạn chế sự lây lan bệnh tật.
- Trong trường hợp điều trị bệnh, cần ghi chép thông tin đầy đủ về dịch
bệnh, tên thuốc, liều lượng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng lợn, người
tiêm, thời điểm ngưng thuốc. Không bán lợn trong thời gian cách ly thuốc.
- Khi phát hiện lợn chết phải báo với cán bộ kỹ thuật để có biện pháp
xử lý.
*Bảo quản và sử dụng thuốc thú y
- Vắc xin và một số kháng sinh phải được bảo quản lạnh theo hướng
dẫn, chỉ lấy ra khi sử dụng.
- Mỗi loại thuốc để riêng một khu vực và không để lẫn vào nhau, đặc
biệt là đối với các loại thuốc có tính đối kháng nhau.
- Ghi chép việc xuất nhập kho từng loại thuốc, chủng loại thuốc, thời
hạn sử dụng để sử dụng đúng hạn, tránh lãng phí.
- Cần phải có kế hoạch cụ thể về việc sử dụng vắc xin và thuốc thú y
cho trại và phải lập bảng kế hoạch sử dụng thuốc.
*Phòng trị bệnh
- Phòng bệnh: Có lịch tiêm phòng các bệnh chính theo quy định hiện
hành (dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, tiêu chảy …), các bệnh khác tùy
theo tình hình dịch tễ của vùng để có yêu cầu cụ thể về quy trình phòng bệnh.
15

×