Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nông lâm nghiệp tại vùng trung du miền núi bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 111 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phương pháp xác định giá trị
doanh nghiệp nông lâm nghiệp tại vùng trung du miền núi Bắc Bộ Việt Nam”,
tôi luôn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của rất nhiều người.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường, Khoa đào tạo Sau đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, các anh chị
trong sáu công ty đã tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập.
Tôi cũng xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè để tôi có
thể hoàn thành được luận văn này.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo TS.Trần Hữu Dào người đã định
hướng tư duy, cung cấp tài liệu và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn.
Trong thời gian nghiên cứu tìm hiểu do thời gian có hạn, tầm nhận thức còn
mang nặng tính lý thuyết, chưa nắm được kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và
những người quan tâm tới đề tài này để cho đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2012
Tác giả

Trần Thị Thanh Nga


ii

MỤC LỤC
Trang


Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ………………………………………………………….……….............i
Mục lục…………………………………………………………………….…….….ii
Danh mục các từ viết tắt…………………………………………………..……..…iv
Danh mục các bảng……………………………………….….…………………......v
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Cơ sở lý luận về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp ...................4
1.1.1. Doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp ...................................................4
1.1.2. Định giá doanh nghiệp ..........................................................................12
1.1.3. Sự cần thiết phải định giá doanh nghiệp. ............................................14
1.2.Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài .......14
1.2.1 Trên thế giới............................................................................................14
1.2.2. Tại Việt Nam ..........................................................................................18
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................25
2.1. Đặc điểm của vùng trung du miền núi Bắc Bộ Việt Nam ........................25
2.2 Đặc điểm của các công ty nghiên cứu .........................................................26
2.2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội và tình hình sản xuất kinh doanh
của của công ty cổ phần chè Văn Hưng - Yên Bái ........................................26
2.2.2. Đặc điểm cơ bản của Công ty Cổ Phần Chè Phú Thọ .........................28
2.2.3. Đặc điểm cơ bản Công ty Cổ phần chè Sông Lô..................................29
2.2.4. Đặc điểm cơ bản của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp
Thác Bà ............................................................................................................31
2.2.5. Đặc điểm cơ bản của Công ty lâm nghiệp Xuân Đài ...........................32
2.2.6. Đặc điểm tự nhiênCông ty Lâm nghiệp Yên Sơn ................................33
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................35


iii


2.3.1 Chọn địa điểm nghiên cứu .....................................................................35
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................35
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................36
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................45
3.1. Đánh giá thực trạng xác định giá trị tài sản trong các doanh nghiệp
nông nghiệp tại vùng Trung du miền núi Bắc Bộ Việt Nam...........................45
3.1.1 Giá trị tài sản vật chất. ...........................................................................45
3.1.2. Giá trị tài sản về đầu tư tài chính .........................................................50
3.1.3 Giá trị tài sản vô hình .............................................................................50
3.1.4 Giá trị vườn cây ......................................................................................51
3.1.5 Giá trị tài nguyên đất ..............................................................................60
3.2. Đánh giá thực trạng xác định giá trị tài sản trong các doanh nghiệp lâm
nghiệp tại vùng Trung du miền núi Bắc Bộ Việt Nam ....................................66
3.2.1. Giá trị tài sản vật chất ...........................................................................66
3.2.2. Giá trị tài sản về đầu tư tài chính ........................................................72
3.2.3. Giá trị tài sản vô hình ............................................................................73
3.2.4. Xác định giá trị rừng .............................................................................75
3.2.5. Giá trị tài nguyên đất .............................................................................89
3.3. Tổng hợp kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của các công ty nông
lâm nghiệp ...........................................................................................................92
3.4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp xác định giá trị tài sản
tại các Công ty nông - lâm nghiệp. ....................................................................97
3.4.1. Ưu nhược điểm về phương pháp xác định giá trị tài sản ....................97
3.4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp xác định giá trị tài
sản tại các Công ty nông - lâm nghiệp. ..........................................................98
KẾT LUẬN ............................................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết đầy đủ

Viết tắt

1

CP

Cổ phần

2

CPH

Cổ phần hóa

3

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

4


ĐTDH

Đầu tư dài hạn

5

ĐTNH

Đầu tư ngắn hạn

6

GTDN

Giá trị doanh nghiệp

7

GTGT

Giá trị gia tăng

8

LN

Lợi nhuận

9


NN

Nhà nước

10

STT

Số thứ tự

11

SXKD

Sản xuất kinh doanh

12

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

13

TSCĐ

Tài sản cố định

14


TSCĐHH

Tài sản cố định hữu hình

15

TSLĐ

Tài sản lưu động


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1

Giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn của ba công ty nông nghiệp

47

3.2

Giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của ba công ty nông nghiệp


49

3.3

Giá trị tài sản đầu tư tài chính của ba công ty nông nghiệp

51

3.4

Tổng hợp giá trị vườn chè của công ty Cổ phần chè Phú Thọ

55

3.5

Giá trị vườn chè đánh giá lại năm 2011

58

3.6

Giá trị vườn cây của ba công ty nông nghiệp

60

3.7

Giá trị tài nguyên đất của ba công ty nông nghiệp


61

3.8

Bảng tổng hợp giá trị quyền sử dụng đất của công ty cổ phần chè Văn Hưng

63

3.9

Giá trị đất phi nông nghiệp Công ty CP chè Sông Lô

65

3.10 Tổng hợp kết quả xác định giá trị doanh nghiệp nông nghiệp

66

3.11 Giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn của ba công ty lâm nghiệp

68

3.12 Giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của ba công ty lâm nghiệp

70

3.13 Giá trị tài sản đầu tư tài chính của ba công ty lâm nghiệp

73


3.14 Giá trị tài sản vô hình của ba công ty lâm nghiệp

74

3.15 Một số chỉ tiêu xác định giá trị lợi thế kinh doanh của Công ty lâm

75

nghiệp Xuân Đài
3.16 Một số chỉ tiêu xác định giá trị lợi thế kinh doanh của Công ty Lâm

75

nghiệp Thác Bà
3.17 Tổng chi phí cho 1ha rừng Keo từ năm 2005-2011.

85

3.18 Tổng hợp chi phí cho 1ha rừng Bạch đàn từ năm 2005-2011

86

3.19 Diện tích rừng theo năm trồng đến ngày 31/12/2011

87

3.20 Tập hợp giá trị rừng đến 31/12/2011

88


3.21 Tập hợp giá trị của rừng đến cuối năm 2011

89

3.22 Giá trị rừng của ba công ty lâm nghiệp

90

3.23 Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp của Công ty LN Thác Bà

91

3.24 Giá trị thuê đất phi nông nghiệp tại Công ty năm 2011

93

3.25 Tổng hợp giá trị đất các công ty lâm nghiệp

93

3.26 Tổng hợp kết quả xác định giá trị doanh nghiệp

95


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết

Việc chuyển đổi loại hình kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề đang được
nhiều người quan tâm và được triển khai rộng rãi trên cả nước. Muốn chuyển đổi
loại hình kinh doanh việc xác định giá trị doanh nghiệp là một bước quan trọng
không thể thiếu được. Trong thời gian qua vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp nổi
lên là một trong những khó khăn gây cản trở lớn đến quá trình đổi mới doanh
nghiệp nói chung và cổ phần hóa doanh nghiệp nói riêng. Một trong những lý do
chủ yếu khiến quá trình này gặp khó khăn là do chúng ta chưa thể xác định giá trị
của doanh nghiệp một cách hợp lý do đặc tính doanh nghiệp là một hàng hóa đặc
biệt bao gồm nhiều bộ phận cấu thành và có thể chia thành ba nhóm như sau:
- Nhóm 1: Giá trị tài sản vật chất của doanh nghiệp gồm: nhà xưởng, máy móc thiết
bị, vật tư, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm chưa bán, tài sản bằng
tiền...
- Nhóm 2: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích mặt bằng do doanh nghiệp
quản lý và sử dụng
- Nhóm 3: Giá trị tài sản vô hình: các lợi thế so sánh, lợi thế tự nhiên, vị trí của
doanh nghiệp, bí quyếtm kỹ thuật công nghệ, uy tín của doanh nghiệp, nguồn nhân
lực ....
Chính vì những lý do này đẫn đến quá trình xác định giá trị doanh nghiệp là
một hoạt động phức tạp. Việc xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
vẫn mang tính áp đặt. Do đó, vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp không chỉ cần
thiết cho công tác cổ phàn hóa doanh nghiệp Nhà Nước mà còn có vai trò to lớn cho
sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi có thị trường chứng khoán.
Như vậy nghiên cứu phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp là hết sức cần thiết
và có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn đối với tiến trình đổi mới quản lý doanh
nghiệp ở nước ta hiện nay
Xuất phát từ yêu cầu đó, được sự nhất trí của trường Đại học Lâm nghiệp và
sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Trần Hữu Dào, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nông lâm nghiệp tại
vùng trung du miền núi Bắc Bộ Việt Nam"



2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước nói chung
và giá trị doanh nghiệp Nông – lâm nghiệp nói riêng
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lí luận về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp.
+ Nghiên cứu thực trạng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nông lâm
nghiệp tại vùng Trung du miền núi Bắc Bộ Việt Nam.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh
nghiệp nông lâm nghiệp tại vùng Trung du miền núi Bắc Bộ Việt Nam.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nông lâm nghiệp.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu trên phạm vi vùng Trung du miền núi Bắc
Bộ Việt Nam, các nội dung chuyên sâu được khảo sát tại các doanh nghiệp nông lâm nghiệp:
- Về thời gian: Các thông tin phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ năm
2009 - 2011. Xác định giá trị doanh nghiệp cho năm 2012.
2.4. Nội dung nghiên cứu
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nông
lâm nghiệp.
+ Nghiên cứu thực trạng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nông nghiệp
tại các công ty nông nghiệp.
* Giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn
* Giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
* Giá trị tài sản đầu tư tài chính



3

* Giá trị tài sản vô hình
* Giá trị vườn cây
* Giá trị tài nguyên đất đai
+ Nghiên cứu thực trạng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp lâm nghiệp
tại các công ty lâm nghiệp.
* Giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn
* Giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
* Giá trị tài sản đầu tư tài chính
* Giá trị tài sản vô hình
* Giá trị rừng
* Giá trị tài nguyên đất đai
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh
nghiệp nông lâm nghiệp.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp
1.1.1. Doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp
1.1.1.1. Lý thuyết chung về doanh nghiệp
* Khái niệm về doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp (năm 2005) của nước ta hiện nay, doanh nghiệp
được định nghĩa như sau: Doanh nghiêp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.[19]
* Phân loại doanh nghiệp

Tùy theo mục tiêu nghiên cứu, có thể phân loại doanh nghiệp theo nhiều
cách khác nhau. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu:
a/ Phân loại theo hình thức sở hữu vốn trong doanh nghiệp
Căn cứ vào quan hệ sở hữu về vốn trong doanh nghiệp, có thể chia doanh
nghiệp thành các loại sau đây:
- Doanh nghiệp nhà nước[19]
Doanh nghiệp nhà nước là loại hình doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn,
thành lập, tổ chức, quản lý, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà
nước giao. Vốn đầu tư thuộc về sở hữu Nhà nước, doanh nghiệp được thành lập và
hoạt động theo kế hoạch của Nhà nước.
- Doanh nghiệp tư nhân [19]
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân tự bỏ vốn
đầu tư thành lập, làm chủ và tự chịu trách nhiệm vô hạn về các hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp là người bỏ vốn đầu tư thành lập
doanh nghiệp, có toàn quyền quyết định các vấn đề tổ chức sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, là người đại diện pháp lý của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp
có thể đầu tư điều hành doanh nghiệp hoặc có thể thuê người khác làm giám đốc
điều hành.


5

- Công ty trách nhiệm hữu hạn[19]
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) bao gồm hai loại là công ty TNHH
nhiều thành viên và công ty TNHH một thành viên.
+ Công ty TNHH nhiều thành viên: là loại hình doanh nghiệp do ít nhất hai thành
viên cùng tham gia góp vốn thành lập, cùng chịu trách nhiệm hữu hạn về các
khoản nợ của công ty. Vốn của công ty do các thành viên đóng góp đủ ngay 1 lần
khi đăng kí thành lập. Công ty này không có quyền phát hành các loại cổ phiếu và
trái phiếu để huy động thêm vốn trong quá trình hoạt động.

+ Công ty TNHH một thành viên: là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức làm
chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm
vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Công ty TNHH một thành viên có tư cách
pháp nhân, không có quyền phát hành cổ phiếu và trái phiếu để huy động thêm
vốn.
- Công ty cổ phần[19]
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp do ít nhất ba thành viên cùng
tham gia góp vốn thành lập. Vốn của công ty được chia làm nhiều phần bằng nhau
gọi là các cổ phần. Các thành viên góp vốn vào doanh nghiệp bằng cách mua một
hay một số cổ phần của công ty và được gọi là các cổ đông. Trong quá trình hoạt
động công ty cổ phần có quyền phát hành các cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường để
huy động thêm vốn. Các cổ đông được hưởng lợi nhuận của công ty chia đều cho
các cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong
phạm vi mệnh giá cổ phiếu do mình sở hữu.
- Công ty hợp danh[19]
Công ty hợp danh là loại hình công ty do ít nhất hai thành viên hợp danh và
có một số thành viên góp vốn đứng ra thành lập. Công ty này không được phép
phát hành cổ phiếu và trái phiếu để huy động thêm vốn.
- Nhóm các công ty:
Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với
nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.


6

Nhóm công ty bao gồm các hình thức: Công ty mẹ - Công ty con, tập đoàn kinh
tế, các hình thức khác.
b/ Phân loại doanh nghiệp theo quy mô
Quy mô của doanh nghiệp là một khái niệm tổng hợp nói lên độ lớn của
một DN. Thông thường quy mô DN được thể hiện qua các chỉ tiêu như: tổng số

vốn đầu tư, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận, giá trị tổng sản lượng… Dựa trên các
chỉ tiêu xác định quy mô, DN được chia ra làm các loại chủ yếu là:
- Doanh nghiệp quy mô lớn
- Danh nghiệp quy mô vừa
- Doanh nghiệp quy mô nhỏ
c/ Phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh
Theo đặc điểm của các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, có thể chia các
doanh nghiệp thành các loại sau đây:
- Doanh nghiệp công nghiệp
- Doanh nghiệp nông nghiệp
- Doanh nghiệp thương mại
- Doanh nghiệp xây dựng cơ bản…
Các cách phân chia trên cũng chỉ là tương đối vì trong thực tiễn, các doanh
nghiệp thường kinh doanh tổng hợp trên một số lĩnh vực thuộc các ngành khác
nhau hoặc mỗi doanh nghiệp có thể không phải là doanh nghiệp Nhà nước nhưng
Nhà nước nắm giữ một tỷ lệ vốn nhất định..v..v.
 Doanh nghiệp nông nghiệp[21]
a/ Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)
Theo cách phân loại ở phần trước thì doanh nghiệp nhà nước là loại hình
doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập, tổ chức, quản lý, nhằm thực
hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. DNNN có các đặc trưng cơ
bản là:
+ Vốn đầu tư thuộc về sở hữu Nhà nước, doanh nghiệp được thành lập và hoạt
động theo kế hoạch của Nhà nước.


7

+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo kế hoạch của Nhà nước.
+ Quyền hạn và nghĩa vụ của DNNN được quy định cụ thể trong Luật doanh

nghiệp Nhà nước ban hành ngày 30/4/1995.
Theo số liệu thống kê gần đây nhất, cả nước có khoảng 5800 DNNN nắm
giữ trên 80% tổng số vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nhưng hiệu quả
kinh doanh rất thấp. Trong số các doanh nghiệp trên có khoảng 2000 DNNN được
đưa vào 90 tổng công ty, các doanh nghiệp này chiếm gần 75% tổng số vốn Nhà
nước trong các doanh nghiệp. Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước đã
được chuyển đổi sang các loại hình công ty khác theo chủ trương chuyển đổi các
doanh nghiệp Nhà nước hoặc chuyển thành công ty cổ phần theo quy định tại
Nghị định 109/2007/NĐ-CP ban hành ngày 26 tháng 6 năm 2007 về chuyển
doanh nghiệp 100% vốn Nhànước thành công ty cổ phần và Luật doanh nghiệp
2005 quy định về các loại hình công ty.
b/ Doanh nghiệp nông nghiệp
Doanh nghiệp nông nghiệp là loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp với đặc trưng cơ bản là sử dụng đất đai và các loại cây trồng, vật
nuôi làm tư liệu sản xuất chủ yếu. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp:
+ Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt.
+ Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế
được.
+ Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống gồm cây trồng và vật nuôi.
Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo qui luật sinh học nhất định (sinh
trưởng, phát triển và diệt vong).
+ Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Chu kì sản xuất nông nghiệp phụ
thuộc chu kì sinh học của các loại cây trồng, vật nuôi.
+ Các sản phẩm nông sản có thể được tiêu dùng trực tiếp như rau xanh, lương
thực, thịt, cá, trứng, sữa… Ngoài ra các sản phẩm có thể được cung cấp cho các
ngành công nghiệp chế biến như: chè, cà phê, cao su, ca cao, lạc, đỗ, bông, đay…


8


Trước đây các doanh nghiệp nông nghiệp chủ yếu tồn tại dưới dạng các
nông trường quốc doanh và các DN Nhà nước:
+ Nông trường quốc doanh: là loại hình DN nông nghiệp Nhà nước chủ yếu thực
hiện trồng chăm sóc các loại cây nông nghiệp dài ngày như: chè, cà phê, cao su,
điều, hồ tiêu… cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
+ Doanh nghiệp nhà nước về chế biến nông sản: là các DN hoạt động chủ yếu
trong lĩnh vực bảo quản, chế biến; phân phối các loại nông sản từ nơi sản xuất đến
nơi tiêu thụ hoặc cho các doanh nghiệp chế biến.
Hiện nay có 2 cách phân loại DN nông nghiệp chủ yếu là phân loại theo
lĩnh vực hoạt động kinh doanh và phân loại theo loại hình thức sở hữu vốn trong
doanh nghiệp.
- Căn cứ vào hình thức sở hữu vốn thì doanh nghiệp nông nghiệp được chia ra
thành các loại tương tự như quy định của Luật doanh nghiệp 2005 gồm: doanh
nghiệp nông nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Các đặc điểm cơ bản của từng loại hình
DN này đã được nêu ở trên.
- Căn cứ vào chuyên môn trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nông
nghiệp có thể chia thành:
+ Doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp: bao gồm các doanh nghiệp chỉ thực hiện
việc trồng trọt và chăn nuôi. Các sản phẩm thu hoạch được bảo quản, sơ chế và
cung cấp cho thị trường hoặc ngành công nghiệp chế biến.
+ Doanh nghiệp chế biến nông sản: Là các doanh nghiệp thực hiện việc bảo quản,
chế biến các loại nông sản đã thu mua được. Các sản phẩm nông sản rất đa dạng
như: cà phê, chè, sữa, đồ hộp, dầu ăn, đường, mứt…
+ Doanh nghiệp dịch vụ: là các doanh nghiệp hoạt động trong các hoạt động như
nghiên cứu đất đai; nghiên cứu và cung cấp giống cây trồng, vật nuôi; nghiên cứu
và chuyển giao các công nghệ, kĩ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp; cung cấp các
vật tư cho nông nghiệp như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc thiết bị
phục vụ sản xuất nông nghiệp…



9

Tuy nhiên hiện nay trong xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, sự
cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì không một doanh nghiệp nào chỉ kinh
doanh đơn thuần trong một lĩnh vực mà thực hiện kinh doanh tổng hợp. Các
doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp thực hiện đồng thời nhiều hoạt động sản xuất
kinh doanh trong và ngoài lĩnh vực nông nghiệp hoặc thực hiện nhiều hoạt động
của sản xuất nông nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi đến thu mua nông sản rồi chế
biến và cung cấp cho thị trường. Các nhà máy, xí nghiệp thường được đặt gần
vùng nguyên liệu để dễ dàng thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.
c/ Doanh nghiệp lâm nghiệp
Doanh nghiệp lâm nghiệp là 1 loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
lâm nghiệp với đặc trưng cơ bản nhất là lấy rừng và tài nguyên rừng làm tư liệu
sản xuất chủ yếu.
Như vậy doanh nghiệp lâm nghiệp trước hết là một tổ chức thực hiện hoạt
động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực lâm nghiệp với các hoạt động xây dựng
rừng và tài nguyên rừng làm tư liệu sản xuất chủ yếu.
Như vậy doanh nghiệp lâm nghiệp trước hết là một tổ chức thực hiện hoạt
động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu về lâm sản
đối với toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó doanh nghiệp lâm nghiệp còn phải làm
nhiệm vụ phát huy chức năng phòng hộ của rừng đối với quốc gia, đồng thời phát
huy chức năng phòng hộ của rừng đối với quốc gia, đồng thời phát huy tốt nhất
các chức năng về văn hóa xã của rừng đối với xã hội.
* Các đặc điểm của doanh nghiệp lâm nghiệp.
- Đặc điểm về chu kì sản xuất trong kinh doanh lâm nghiệp.
Chu kì sản xuất là khoảng thời gian tính theo lịch kể từ khi bắt đầu đưa đối
tượng lao động vào gia công, chế biến cho đến khi hoàn thành công đoạn sản xuất
cuối cùng, sản xuất được nhập kho thành phẩm, sẵn sàng cung cấp cho thị trường.

Do đối tượng lao động chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh lâm
nghiệp là cây rừng, có chu kì sinh trưởng kéo dài nhiều năm, thông thường là hàng
chục năm, cá biệt có thể tới hàng trăm năm. Vì thế chu kì sản xuất kinh doanh


10

trong doanh nghiệp lâm nghiệp, nó làm cho vốn đầu tư trong doanh nghiệp lâm
nghiệp thường rất lâu dài, đó là đặc điểm quan trọng ảnh hưởng toàn bộ công tác
tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lí của doanh nghiệp lâm nghiệp nó
làm cho vốn đầu tư trong doanh nghiệp lâm nghiệp thường nằm rất lâu dài trong
quá trình sản xuất dưới dạng sản phẩm dở dang. Vì thế doanh nghiệp quay vòng
vốn chậm, vốn rất lâu được thu hồi, hiệu quả kinh doanh thường thấp, độ rủi ro
cao. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp lâm nghiệp phải hết sức thận trọng trong xác
định cơ cấu cây trồng, chủ động áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, rút ngắn chu kì
kinh doanh trong sản xuất.
- Tính đa dạng phức tạp trong hoạt động của các doanh nghiệp lâm nghiệp.
Tính đa dạng thể hiện ở chỗ: Sản xuất khép kín từ khâu tạo rừng đến khâu khai
thác chế biến lâm sản, về cơ bản gồm các khâu:
+ Xây dựng rừng, gồm các hoạt động như: điều tra rừng, gieo ươm, trồng mới,
phục hồi, chăm sóc, bảo vệ, sản xuất nông lâm kết hợp…
+ Khâu khai thác vận chuyển, gồm các hoạt động như: khai thác gỗ và các loại
lâm sản, vận xuất vận chuyển lâm sản từ rừng đến các kho bãi hoặc nơi tiêu thụ.
+ Khâu chế biến lâm gỗ, các loại lâm sản, vận xuất vận chuyển lâm sản tử rừng
đên các kho bãi hoặc nơi tiêu thụ.
+ Khâu chế biến lâm sản, gồm: gia công chế biến gỗ, các loại lâm sản ngoài gỗ
thành sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường.
+ Các hoạt động chuyển bị và phục vụ sản xuất như: xây dựng sửa chữa đường
vận chuyển, bảo dưỡng máy móc thiết bị…
Tính phức tạp thể hiện ở chỗ: Các hoạt động sản xuất mang tính nông

nghiệp( hoạt động trong khâu xây dựng rừng), lại vừa mang tính chất nông nghiệp
(hoạt động khai thác vận chuyển, chế biến lâm sản). Điều này đỏi hỏi doanh
nghiệp cần áp dụng mô hình sản xuất tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
- Đặc điểm về địa bàn hoạt động của Doanh nghiệp lâm nghiệp.
Gắn liền với tư liệu sản xuất chủ yếu là rừng và tài nguyên rừng, các doanh nghiệp


11

lâm nghiệp thường được phân bố ở các vùng miền núi xa xôi hẻo lánh, địa bàn phức
tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển. Đặc điểm này đặt các doanh nghiệp lâm nghiệp
trước những khó khăn trong việc tổ chức sản xuất như thiếu điều kiện cơ sở vật chất,
dịch vụ xã hội cần thiết cho hoạt động của mình.
- Tính mùa vụ của sản xuất trong doanh nghiệp lâm nghiệp.
Trong sản xuất lâm nghiệp có nhiều hoạt động mang tính mùa vụ ở các
mức độ khác nhau làm nảy sinh những yêu cầu nhất định trong quá trình tổ chức
sản xuất của các doanh nghiệp. Tính mùa vụ của sản xuất trong các doanh nghiệp
lâm nghiệp được quyết định bởi đối tượng chủ yếu là cây rừng, những thực thể
sinh học, hơn nữa sản xuất lâm nghiệp thường diễn ra ở điều kiện ngoài trời nên
chịu ảnh hưởng rất mạnh của yếu tố thời tiết. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải
xây dựng được phương án tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hết sức linh hoạt và
khoa học, để vừa tận dụng được những điều kiện thuận lợi lại vừa tránh được ảnh
hưởng bất lợi của thời tiết, chủ động áp dụng biện pháp tổ chức sản xuất để hạn
chế thấp nhất tính mùa vụ.
- Sản xuất lâm nghiệp mang tính sâu sắc.
Địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp lâm nghiệp là ở vùng trung du
miền núi, cũng đồng thời là nơi sinh sống của cư dân các địa phương. Nghề rừng
cũng là một trong những nghề truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc miền
núi. Vì vậy mọi hoạt động của doanh nghiệp lâm nghiệp đều có ảnh hưởng đến

đời sống của nhân dân địa phương như: tạo việc làm, tăng thu nhập,cải thiện môi
trường tự nhiên văn hóa xã hội…và chịu ảnh hưởng rất lớn của cộng đồng các dân
tộc sinh sống trên địa bàn. Vì vậy hoạt động sản xuất lâm nghiệp mang tính xã hội
sâu sắc.
1.1.1.2 Giá trị doanh nghiệp
Để thuận tiện cho việc đánh giá giá trị doanh nghiệp thì mỗi phương pháp
xác định giá trị doanh nghiệp có định nghĩa riêng về giá trị doanh nghiệp. Hiện
nay ở nước ta có 2 phương pháp phổ biến để xác định giá trị doanh nghiệp được
Nhà nước quy định là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu


12

(DCF). Theo đó giá trị doanh nghiệp được định nghĩa như sau:
- Giá trị của doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp tài sản: Giá trị thực tế
của doanh nghiệp cổ phần hóa là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp
tại thời điểm cổ phần hóa có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà
người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được.
Giá trị thực tế vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa là giá trị thực tế
của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư Quỹ khen thưởng,
Quỹ phúc lợi và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có).
- Giá trị của doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp dòng tiền chiết khấu:
Giá trị thực tế của doanh nghiệp bao gồm giá trị thực tế phần vốn nhà nước, nợ
phải trả, số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi và số dư kinh phí sự
nghiệp (nếu có).
Như vậy qua 2 định nghĩa nêu trên ta thấy giá trị doanh nghiệp được tính
bằng công thức sau:

Giá trị thực
tế của DN


Giá trị
=

phần vốn

Số dư bằng

Nợ
+

Nhà nước

phải
trả

+

tiền quỹ
khen thưởng,
Quỹ phúc lợi

Số dư kinh
+

phí sự
nghiệp
(nếu có)

1.1.2. Định giá doanh nghiệp

1.1.2.1. Một số định nghĩa về định giá doanh nghiệp[6]
- Xác định giá trị doanh nghiệp được hiểu là việc điều tra chi tiết và đánh giá các
hoạt động của công ty nhằm xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh
nghiệp.
- Là tính toán, xác định sự thay đổi về mặt giá trị của doanh nghiệp tại một thời
điểm nhất định. Là quá trình ước tính khoản tiền người mua có thể trả và người
bán có thể thu khi bán doanh nghiệp.
- Xác định giá trị doanh nghiệp là quá trình xác định giá trị thực tế của một DN tại
một thời điểm nhất định trên cơ sở thị trường nhằm tạo lập cơ sở để các bên tham
gia giao dịch mua bán doanh nghiệp.


13

Các định nghĩa trên tuy có phần khác nhau nhưng đều nêu lên một số đặc
điểm chung của việc định giá doanh nghiệp là:
+ Giá trị doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị bao gồm: giá trị của các tài sản của
doanh nghiệp đang sở hữu và sử dụng, các tiềm năng lợi thế của doanh nghiệp.
+ Việc xác định giá trị của doanh nghiệp được dựa trên cơ sở giá thị trường tại
thời điểm định giá và tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
+ Giá trị của doanh nghiệp được xác định là giá trị tương đối tại một thời điểm
nhất định tức là ở những thời điểm khác nhau giá trị của doanh nghiệp sẽ khác
nhau phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố như: giá cả thị trường, quy định của Nhà
nước...
+ Việc xác định giá trị doanh nghiệp mang tính ước lượng vì giá trị doanh nghiệp
còn bao gồm các giá trị tiềm năng.
Tóm lại có thể hiểu xác định giá trị doanh nghiệp hay còn gọi là định giá
doanh nghiệp, thực chất là việc xác định giá trị bằng tiền của các bộ phận cấu
thành giá trị thực tế của doanh nghiệp một cách hợp lý, đầy đủ dựa trên cơ sở các
quy định pháp luật của Nhà nước, giá cả thị trường và tình hình thực tiễn hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
1.1.2.2. Một số căn cứ pháp lý về xác định giá trị doanh nghiệp.
- Nghị định 109/2007/NĐ-CP ban hành ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
- Thông tư 146/2007/TT-BTC ban hành ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính về
việc hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số
109/2007/NĐ-CP ban hành ngày 26/6/2007 của Chính phủ.
- Thông tư 106/2008/TT-BTC ban hành ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính về
hướng dẫn kế toán khi chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ
phần.
- Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ban hành ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính
phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.


14

1.1.3. Sự cần thiết phải định giá doanh nghiệp.
Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính, xu hướng toàn cầu
hoá đang diễn ra sôi động ở các cấp độ khác nhau, cùng với trào lưu hợp nhất, sát
nhập, thôn tính, tiếp quản... xác định giá trị DN ngày càng cần thiết và có vai trò
quan trọng trong nền kinh tế.
- Thứ nhất, kết quả xác định giá trị DN cho thấy bức tranh tổng quát về giá trị của
một doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng phục vụ việc đưa ra quyết định đầu tư, tín
dụng, mua bán doanh nghiệp, cổ phần hóa...
- Thứ hai, kết quả thẩm định giá trị DN nhằm giúp cho doanh nghiệp có những
giải pháp cải tiến quản lý cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Thứ ba, các kết quả thẩm định giá trị DN cũng là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân
và công chúng đầu tư ra quyết định đầu tư vào các loại chứng khoán do doanh
nghiệp phát hành trên thị trường tài chính.

- Thứ tư, việc định giá nhằm trợ giúp cho quá trình chuyển đổi cơ cấu về vốn chủ
sở hữu vì: Cổ đông hoặc nhà đầu tư muốn nắm bắt một cách chi tiết về tình hình
hiện tại của công ty trước khi đưa ra quyết định cuối cùng; Giúp DN thấy các cơ
hội và tiềm năng phát triển cho tương lai; Giúp DN nhận biết các khoản nợ ngoài
dự kiến. Ví dụ: các vấn đề về thuế, các nguy cơ tiềm ẩn về kiện tụng, tranh chấp…
- Thứ năm, quá trình xác định giá trị DN sẽ đánh giá một cách khách quan các
điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Việc xác định giá trị DN toàn diện và thành
công sẽ đem lại những hiệu quả tích cực sẽ giúp DN phát hiện ra những khu vực
làm ăn hiệu quả của công ty, từ đó sẽ đưa ra được những giải pháp phát huy tối đa
hiệu quả điểm mạnh đó để gia tăng giá trị cho các cổ đông và chủ doanh nghiệp.
1.2.Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
1.2.1 Trên thế giới
+ Hungari
Ágnes Horváth (2005) nghiên cứu về các phương pháp xác định giá trị
doanh nghiệp ở Hungari đã chỉ ra các phương pháp chủ yếu để xác định giá trị
doanh nghiệp bao gồm: phương pháp chiết khấu dòng tiền (discounted cash flow),


15

phương pháp định giá với các hệ số nhân (valuation with multiplication
indicators), và phương pháp định giá dựa vào giá trị gia tăng kinh tế (evaluation
based on economics value added).
Phương pháp chiết khấu dòng tiền (discounted cash flow)
Phương pháp chiết khấu dòng tiền là phương pháp định giá rất phổ biến.
Theo phương pháp này giá trị của một công ty (doanh nghiệp) là tổng số tiền mà
doanh nghiệp này kiếm được trong hoạt động kinh doanh của nó trong dài hạn.
Giá trị của một công ty là giá trị chiết khấu dòng tiền kỳ vọng của công ty này
trong tương lai.
Tuy nhiên, phương pháp chiết khấu dòng tiền có một số hạn chế:

- Phương pháp này chỉ có thể áp dụng thành công khi một công ty hoạt động trong
một môi trường ổn định và trong một vòng đời trưởng thành.
- Trong một môi trường năng động và trong thời kỳ khai trương một chi nhánh
mới của công ty thì không thể dự đoán được doanh thu tiềm năng hoặc dòng tiền
nhàn rỗi.
- Hầu hết các công ty đều bị thua lỗ trong năm đầu tiên của quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh, vì vậy dòng tiền của các công ty này thì không có triển vọng.
Phương pháp định giá với các hệ số nhân (valuation with multiplication
indicators)
Phương pháp này dựa vào sự so sánh các chỉ số của công ty. Các chỉ số
được sử dụng rộng rãi trong phương pháp này là: giá bán/lợi nhuận
(Price/Earnings), giá bán/doanh thu (Price/Sales), …. Trong trường hợp của các
công ty đã được niêm yết các chỉ số này dễ dàng được xác định. Đối với giá trị
của các công ty chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán, bình quân các
chỉ số của các công ty đã được niêm yết và của một công ty hoạt động trong cùng
lĩnh vực thì được đưa vào tài khoản (bản báo cáo), khi đó các chỉ số của các công
ty này thì được tính toán một cách dễ dàng.
Nhược điểm của phương pháp:


16

- Đánh giá hệ số nhân dựa vào các con số được so sánh thì không thể thực hiện
được khi công ty bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh với tư cách là một công
ty hoàn toàn mới và không có các công ty với lợi nhuận giống nhau trên thị
trường.
- Phương pháp này có thể được áp dụng cho một thị trường vốn phát triển mà
trong đó có rất nhiều công ty mà giá trị bình quân của các chỉ số được tính toán
cho dài hạn và được sử dụng như những hệ số nhân.
Phương pháp định giá dựa vào giá trị gia tăng kinh tế (evaluation based on

economics value added)
Giá trị gia tăng kinh tế là lợi nhuận ròng trừ đi thuế điều chỉnh. Ưu điểm
chính của phương pháp này là nó đã đưa vào tài khoản chi phí cơ hội của vốn đầu
tư. Bản chất chính của phương pháp này như sau: khi một lượng vốn xác định
được đầu tư với mục đích cụ thể, chúng ta mất lợi nhuận mà chúng ta có thể thu
được và mất đi cơ hội đầu tư vào một số lĩnh vực khác trong thời gian đầu tư.
+ Romania
Nicolae Sichigea và Dan Florentin Sichigea (2006) đã dùng phương pháp
chiết khấu dòng tiền để xác định giá trị của công ty S.C. RO LEASING S.A.
Craiova ở Romania. Trong nghiên cứu này các tác giả đã chỉ ra rằng lý thuyết,
phương pháp luận và cách tính toán giá trị của một công ty sử dụng phương pháp
chiết khấu dòng tiền về cơ bản là lý thuyết để xác định hiệu quả kinh tế của đầu
tư, và đặc biệt sự tính toán kinh tế và tài chính sẽ hướng vào việc đánh giá tính
khả thi của một dự án đầu tư.
Trên thực tế, việc xác định giá trị của công ty sử dụng phương pháp chiết
khấu dòng tiền quay trở lại việc áp dụng trực tiếp phương pháp chiết khấu giá trị
để lựa chọn những dự án đầu tư. Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ lợi nhuận nhỏ nhất mà
một quá trình đầu tư thu được để thỏa mãn các yêu cầu của các cổ đông về lợi
nhuận.
Trong trường hợp xác định giá trị của công ty S.C. RO LEASING S.A.


17

Craiova các tác giả đã đề xuất các bước định giá bao gồm: dự báo dòng tiền có
khả năng của các cổ đông trong giai đoạn 2004-2008, xác định tỷ lệ chiết khấu, dự
báo giá trị vào cuối năm 2008, và xác định giá trị trên mỗi cổ phiếu.
Các tác giả cũng kết luận rằng phương pháp chiết khấu dòng tiền rất phức
tạp bởi vì thực tế phương pháp này phải dựa vào một vài yếu tố mà chúng ta phải
đánh giá, vì vậy theo quan điểm chủ quan phương pháp này đóng vai trò rất quan

trọng. Những sự dự báo của một vài dòng tiền, giá trị phần dư, tỷ lệ chi phí bình
quân thì rất khó thực hiện đối với các công ty mà chưa được định giá trên thị
trường chứng khoán.
+ Italia
Rosida Carpagnano, Nicola Cirillo và Tiziana Del Prete nghiên cứu về xác định
giá trị doanh nghiệp ở Italia đã chỉ ra rằng việc định giá các kết quả thu được của
một công ty ở Italia là việc tự do đàm phán và xác định giá cả mà người mua phải
trả. Các tác giả cũng chỉ ra rằng, liên quan đến các phương pháp xác định giá trị
của công ty, phương pháp chiết khấu dòng tiền là phương pháp khá phổ biến được
dùng để so sánh các hệ số giao dịch. Với việc so sánh các hệ số giao dịch, các tác
nhân lựa chọn một vài giao dịch quan trọng đã được thực hiện trong lĩnh vực, mà
trong đó mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định trong một thời kỳ
cụ thể. Khi đó họ sẽ áp dụng các kết quả của các hệ số đối với việc xác định mục
tiêu của công ty. Các phương pháp khác nhau có thể được áp dụng bởi riêng các
tác nhân hoặc do kết hợp với mục đích xác định giá mua.
+ New Zealand
Tháng 7 năm 1990 Chính phủ New Zealand đã tổ chức đấu thầu bán
550.000 ha rừng và có 82 tổ chức tham gia đấu thầu nhưng chỉ có 2 tổ chức đã
trúng thầu đó là công ty trách nhiệm hữu hạn Tasman của New Zealand (47030
ha) và công ty trách nhiệm hữu hạn Ernslaw One của 1 người Malaysia gốc
Singapore (24000 ha và xưởng cưa) với tổng giá trị 364 triệu đô la New Zealand)
và đến cuối năm 1990 phần lớn 250.000 ha rừng của New Zealand đã được bán


18

với tổng giá trị thu về là 1 tỷ đô la New Zealand.
Đến cuối năm 1996 việc tư nhân hoá rừng tại New Zealand đã hoàn thành
và chính phủ chỉ còn quản lý dưới 7% tổng diện tích rừng của cả nước. Lợi ích
chủ yếu của tư nhân hoá rừng mang lại ngân sách cho chính phủ vào khoảng 1,5

tỷ USD. Tăng được lợi nhuận và công ăn việc làm mang lại hiệu quả kinh tế, đồng
thời tăng được số lượng các thành phần tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực lâm
nghiệp bao gồm cả các thành viên trong nước và quốc tế, đa dạng hình thức sở
hữu (sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước). Hiện tại 12% các hoạt động kinh doanh
lâm nghiệp của New Zealand thuộc các công ty của Châu Á, 33% các hoạt động
kinh doanh lâm nghiệp cảu New Zealand thuộc các công ty của Mỹ. Tốc độ trồng
cây gây rừng kể từ khi tư nhân hoá đã tăng lên đáng kể. Như vậy, New Zealand
việc xác định giá trị doanh nghịêp lâm nghiệp thông qua đấu thầu.
1.2.2. Tại Việt Nam
* Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới, phát
triển nông lâm trường quốc doanh:
Bước sang thời kỳ đổi mới, khởi đầu từ Nghị quyết10-NQ/TƯ ngày
5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp với chủ trương:
“ Tạo môi trường cho các doanh nghiệp thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh
doanh”. Các doanh nghiệp nông lâm nghiệp Nhà nước, chuyển dần từ cơ chế quản
lý tập trung bao cấp sang tự chủ hạnh toán kinh doanh.
Tiếp đến Nghị định 388-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng ngày 20/11/1991
về đăng ký và tiến hành sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, đã bước đầu tạo
tiền đề cho các nông lâm trường chuyển đổi theo cơ chế mới. Các nông lâm
trường trên cả nước được thành lập và đăng ký lại với tư cách là doanh nghiệp
Nhà nước, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, tự trang trải về các chi phí sản xuất
và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, việc đăng ký các nông lâm trường thành doanh nghiệp nhà nước
chỉ có tác dụng hợp thức hoá về mặt pháp lý, còn tác dụng chấn chỉnh tổ chức, các
mối quan hệ nội bộ và hoạt động của các NLTQD rất hạn chế. Sau khi được thành


19

lập lại theo Nghị định 388, nhà nước cắt giảm dần vốn đầu tư, các NLTQD tiếp

tục lâm vào tình trạng rất khó khăn, không tự mình thoát ra được.
Trước thực trạng đó Chính phủ ban hành Nghị định 12/CP ngày 2/3/1993
về “sắp xếp lại tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp
Nhà nước đã có tác động làm thay đổi hệ thống NLTQD, đặc biệt ở khu vực Tây
Nguyên- nơi có số lượng rất đông nông lâm trường nằm trong các liên hiệp lâm
nông công nghiệp do Trung ương quản lý. Các Liên hiệp lâm nông công nghiệp ở
khu vực Tây Nguyên bị giải thể, từ đó chuyển giao các nông lâm trường cho tỉnh
quản lý.
Theo tinh thần của Nghi định thì cần phải tiếp tục thực hiện cải cách doanh
nghiệp nhà nước nói chung trong đó có NLTQD, nhằm mục tiêu chuyển mạnh các
nông lâm trường sang sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong cơ chế thị trường,
đồng thời làm tốt vai trò nòng cốt thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát
triển sản xuất nông lâm nghiệp. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định 187/1999/QĐ-TTg ngày 16/9/1999 “Về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý
nông lâm trường quốc doanh”.
Nhìn chung việc sắp xếp, đổi mới NLTQD theo Quyết định 187 đã gặp
phải nhiều cản trở, vướng mắc và không thành công. Trong bối cảnh đó, ngày
16/6/2003, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 28-NQ/TW về
tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh. Nghị quyết
28-NQ/TW đã chỉ rõ hướng tiếp tục sắp xếp đổi mới LTQD như sau:
- Một là: Những nông lâm trường đang quản lý chủ yếu là rừng sản xuất và đất
trồng rừng nguyên liệu cần được đầu tư thâm canh, sử dụng giống mới, gắn nông
lâm trường (vùng nguyên liệu) với nhà máy chế biến (cả về tổ chức và hợp đồng
kinh tế) và hoạt động theo cơ chế sản xuất, kinh doanh.
- Hai là: Những lâm trường đang quản lý chủ yếu là đất rừng tự nhiên và diện
tích đất được quy hoạch trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì chuyển thành đơn
vị sự nghiệp có thu.
- Ba là: Những lâm trường quản lý diện tích đất lâm nghiệp ít, phân bố xen kẽ với



20

đất nông nghiệp và gần khu dân cư thì thu hẹp diện tích, chuyển thành đơn vị sự
nghiệp có thu, làm dịch vụ sản xuất cây giống, xây dựng mô hình ứng dụng và
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân trong vùng. Diện tích còn lại thì chính
quyền địa phương thu hồi để đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật đất đai.
- Bốn là: Những lâm trường không cần giữ lại thì giải thể, chính quyền địa
phương thu hồi đất để sử dụng theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban
hành Nghị Định 200/2004/NĐ-CP của Chỉnh phủvề sắp xếp, đổi mới và phát triển
nông lâm trường quốc doanh. Điểm mới của Nghị định 200/2004/NĐ-CP của
Chỉnh phủ là: Thực hiện thí điểm cổ phần hoá các nông lâm trường sở hữu kinh
doanh rừng trồng, có điều kiện sản xuất tương đối thuận lợi, gần các trung tâm
kinh tế, lâm trường có ít lao động đồng bào dân tộc thiểu số. Trước mắt thí điểm
cổ phần hoá các lâm trường kinh doanh rừng trồng gắn với cơ sở chế biến, trong
đó thực hiện bán cổ phần ưu đãi cho người sản xuất cung cấp nguyên liệu cho các
cơ sở chế biến.
Về cơ chế quản lý của các Công ty Nông Lâm nghiệp được quy định như sau:
- Các Công ty Nông Lâm nghiệp 100% vốn Nhà nước hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp Nhà nước, khi chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên hoặc cổ phần hoá thì hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Các Công ty Nông Lâm nghiệp 100% vốn Nhà nước thực hiện cổ phần hoá cơ sở
chế biến nông, lâm sản, thương mại, dịch vụ theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP
ngày 19 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước
thành Công ty cổ phần; thực hiện bán cổ phần cho người sản xuất nguyên liệu; thí
điểm cổ phần hoá vườn cây vàrừng trồng.
* Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Năm 1990, Bộ lâm nghiệp đã thực hiện đề tài thí điểm cổ phần hoá lâm
trường Hữu Lũng nhưng đề tài đã không thành công. Nguyên nhân không thành
công là do thời điểm đó chúng ta chưa có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn về cổ phần

hoá doanh nghiệp nhà nước nói chung và lâm trường quốc doanh nói riêng. Hệ


×