Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Đánh giá thực hiện dự án trồng rừng tại các tỉnh thanh hoá và nghệ An(KFW4) trên địa bàn huyện diễn châu tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN NGHĨA HẢI

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DỰ ÁN TRỒNG RỪNG TẠI
CÁC TỈNH THANH HÓA VÀ NGHỆ AN (KFW4) TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN NGHĨA HẢI

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN DỰ ÁN TRỒNG RỪNG TẠI
CÁC TỈNH THANH HÓA VÀ NGHỆ AN (KFW4) TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN NGHĨA BIÊN

HÀ NỘI, 2012


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sĩ “Đánh giá thực hiê ̣n dự án trồng rừng tại các tỉnh
Thanh Hóa và Nghệ An (KfW4) trên đi ̣a bàn huyê ̣n Diễn Châu tỉnh Nghê ̣ An”
chuyên ngành kinh tế nông nghiệp, là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng cá nhân tôi.
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị, một nghiên
cứu nào.
Trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu
khác nhau, của các nhân và tập thể và các thông tin trích dẫn được sử dụng
đều được ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tác giả

Nguyễn Nghĩa Hải


ii

LỜI CÁM ƠN

Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc sỹ Kinh tế
Nông nghiệp của trường Đại học Lâm nghiệp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm
nghiệp, Khoa Đào tạo sau Đại học, các thầy cô giáo đã giảng dạy và truyền
đạt những kiến thức khoa học mới trong quá trình học tập tại trường.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thầy giáo TS. Nguyễn
Nghĩa Biên, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, truyền
đạt những kiến thức khoa học, kinh nghiệm quý báu và dành những tình cảm
tốt đẹp cho tác giả trong quá trình công tác, học tập cũng như trong thời gian
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Nhân dịp này tác giả cũng xin gửi lời cám ơn tới Ban quản lý các dự án
lâm nghiệp, Ban quản lý dự án KfW4 trung ương, Ban quản lý dự án KfW4
huyện Diễn Châu, lãnh đạo UBND, người dân các xã Diễn Lâm, Diễn Phú và
Diễn Lợi huyện Diễn Châu... đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả
điều tra thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và
người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian
học tập và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2012
Tác giả

Nguyễn Nghĩa Hải


iii

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cám ơn ........................................................................................................ ii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................... vi
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình ........................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu ........................................................ 4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm dự án ........................................................... 4
1.1.2. Đánh giá dự án và các quy định về đánh giá dự án.......................... 8
1.1.3. Các hình thức đánh giá dự án ........................................................... 9
1.1.4. Phương pháp đánh giá dự án .......................................................... 10
1.2. Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu ........................... 12
1.2.1. Trên thế giới ................................................................................... 12
1.2.2. Ở Việt Nam .................................................................................... 13
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 19
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu ............................................. 19
2.1.1. Điề u kiê ̣n tự nhiên .......................................................................... 19
2.1.2. Điề u kiê ̣n kinh tế xã hô ̣i huyê ̣n Diễn Châu .................................... 25
2.1.3. Những khó khăn, thuận lợi ............................................................. 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 29
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 29
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 30


iv

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................... 30

2.2.4. Mô ̣t số chỉ tiêu đánh giá ................................................................. 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 32
3.1. Khái quát về dự án trồng rừng tại các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An .... 32
3.1.1. Quy mô, mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ của dự án ..................... 34
3.1.2. Cơ chế tổ chức quản lý thực hiện dự án ......................................... 35
3.1.3. Dịch vụ tư vấn ................................................................................ 37
3.1.4. Cơ chế đầu tư và chính sách hưởng lợi .......................................... 37
3.2. Tình hình thực hiện Dự án KfW4 huyện Diễn Châu ............................ 39
3.2.1. Quy mô, mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ của dự án ..................... 39
3.2.2. Cơ chế tổ chức quản lý thực hiện dự án ......................................... 41
3.2.3. Kết quả thực hiện dự án tại huyện Diễn Châu ............................... 41
3.3. Những đóng góp của dự án ................................................................... 72
3.3.1. Đóng góp về mặt môi trường ........................................................ 72
3.3.2. Cải thiện điều kiện sống cho người dân ......................................... 76
3.3.3. Tổng hợp đánh giá hiệu quả ban đầu của dự án trên các mặt kinh tế,
xã hội và môi trường. ............................................................................... 81
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện dự án.............................. 84
3.4.1. Yếu tố kinh tế - xã hội .................................................................... 84
3.4.2. Yếu tố kỹ thuật ............................................................................... 84
3.4.3. Yếu tố quản lý - tổ chức thực hiện ................................................ 85
3.5. Những thuâ ̣n lơ ̣i, khó khăn và tồ n ta ̣i trong quá trình thực hiê ̣n .......... 86
3.5.1. Thuận lợi ........................................................................................ 86
3.5.2. Khó khăn ........................................................................................ 87
3.5.3. Bài học kinh nghiệm ...................................................................... 89
3.6. Đề xuấ t các giải pháp phát huy thành quả và duy trì tính bề n vững của
dự án............................................................................................................. 90


v


3.6.1. Giải pháp quản lý - tổ chức thực hiện ............................................ 91
3.6.2. Giải pháp kinh tế - xã hội ............................................................... 92
3.6.3. Giải pháp khoa học - kỹ thuật ........................................................ 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANG MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQL DA

Ban quản lý dự án

BQL

Ban quản lý

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

NN& PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

ODA


Viện trợ phát triển

UBND

Ủy ban nhân dân

VPTV

Văn phòng tư vấn

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

ĐTLĐ

Điều tra lập địa

KfW

Ngân hàng tái thiết Đức

WB

Ngân hàng thế giới

KNXTTS

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh


KNTS

Khoanh nuôi tái sinh

KT-XH

Kinh tế xã hội

KH-KT

Khoa học kỹ thuật

XTTS

Xúc tiến tái sinh

TKTGCN

Tài khoản tiền gửi cá nhân

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

QLRBV

Quản lý rừng bền vững

QLBV


Quản lý bảo vệ

CSBV

Chăm sóc bảo vệ

HGĐ

Hộ gia đình

KT-XH

Kinh tế xã hội


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

2.1

Một số chỉ tiêu nhiệt độ trong năm của huyện Diễn Châu

21


2.2

Diện tích, cơ cấu các loại đất huyện Diễn Châu

22

2.3

Diện tích, cơ cấu sử dụng đất huyện Diễn Châu trong 03

23

năm 2009 - 2011
3.1

Tổng hợp các nhiệm vụ của dự án KfW4

35

3.2

Nội dung, nhiệm vụ của dự án KfW4 huyện Diễn Châu

41

3.3

Tổng hợp kết quả thực hiện về khối lượng các hoạt động của

42


dự án
3.4

Tổng hợp kết quả QHSDĐ theo từng năm

47

3.5

Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất theo xã

48

3.6

Tổng hợp diện tích ĐTLĐ theo năm

49

3.7

Tổng hợp diện tích ĐTLĐ theo xã

50

3.8

Tổng hợp kết quả trồng rừng theo năm


54

3.9

Tổng hợp số diện tích chăm sóc bảo vệ theo năm

57

3.10 Tổng hợp diện tích KNTS rừng theo từng năm

58

3.11 Tổng hợp số tài khoản tại các xã

65

3.12 Tổng hợp giải ngân theo từng năm

68

3.13 Tổng hợp giải ngân theo hoạt động của dự án

70

3.14 Tổng hợp số liệu giải ngân theo nguồn vốn

70

3.15 Diễn biến độ che phủ của rừng so với thời điểm trước lúc


73

thực hiện dự án
3.16 Kết quả điều tra đánh giá về cường độ lũ/lụt hàng năm so
với trước lúc triển khai dự án

74


viii

3.17 Kết quả điều tra xu hướng cường độ bồi lấp đất đá

75

3.18 Kết quả điều tra đánh giá mức và cơ cấu thu nhập của người

76

dân có tham gia và không tham gia dự án
3.19 Kết quả khảo sát đánh giá chất lượng của các khóa tậP huấn,

78

hội thảo đến việc nâng cao kỹ năng cho người dân
3.20 Kết quả khảo sát đánh giá sự tham gia của người dân vào

80

các quyết định về sử dụng đất lâm nghiệp

3.21

Ý kiến của cán bộ địa phương vùng dự án

3.22 Kết quả thảo luận cho điểm các chỉ báo đánh giá những tác
động bước đầu của các xã thực hiện dự án KfW4 tại Diễn
Châu

81
82


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên hình

Trang

1.1

Các chỉ tiêu đánh giá dự án

14

3.1


Bản đồ vùng thực hiện dự án

33

3.2

Biểu đồ so sánh kết quả thực hiện các hoạt động của dự án

43

về khối lượng
3.3

Biểu đồ so sánh giá trị giải ngân theo từng năm

69

3.4

So sánh giá trị giải ngân theo nguồn vốn

71


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Nói đến lâm
nghiệp trước hết phải nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân và

trong đời sống xã hội, vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị bảo vệ môi trường.
Vị thế của ngành lâm nghiệp Việt Nam trong khu vực và trên thế giới đang
trở nên ngày càng quan trọng. Việt Nam cũng nằm trong danh sách các quốc
gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và lâm
nghiệp được coi là một lĩnh vực chủ chốt đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong việc thích ứng với các biến đổi khí hậu.
Hoạt động sản xuất của ngành lâm nghiệp cho đến nay đã có những
thay đổi đáng kể nhờ việc chuyển đổi từ các lâm trường quốc doanh thành các
công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, hoạt động theo cơ chế kinh
tế thị trường. Theo đó, ngành lâm nghiệp đã tích cực tham gia vào việc tạo
thêm nhiều việc làm và cải thiện sinh kế cho gần 25 triệu người sống gần
rừng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định an ninh chính trị và tạo ra
một động lực cho sự phát triển chung của đất nước trong những năm gần đây.
Tuy vâ ̣y, trong thời gian qua tăng trưởng ngành lâm nghiệp còn thấp và
không bền vững, khả năng cạnh tranh kém, tiềm năng tài nguyên rừng chưa
được khai thác đúng và toàn diện, đặc biệt đối với lâm sản ngoài gỗ và các
dịch vụ môi trường. Do trồng rừng sản xuất có chu kỳ kinh doanh dài, chịu sự
tác động của nhiều yếu tố thiên nhiên và con người, việc đầu tư cho trồng
rừng nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ hay tài trợ từ bên ngoài thì mức
độ rủi ro khá lớn.
Nhận thức đươ ̣c vai trò quan tro ̣ng của rừng trong chính sách phát triể n
kinh tế xã hô ̣i và môi trường, trong thời gian qua Chính phủ đã ban hành các
chính sách, chương trình hỗ trơ ̣ về lâm nghiêp̣ như Luật Bảo vệ và phát triển


2

rừng, chương trin
̀ h trồ ng mới 5 triêụ ha rừng... Chính phủ cũng không ngừng
tranh thủ sự hỗ trợ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế và các thành phầ n

kinh tế đầ u tư vào lâm nghiêp.
̣
Tỉnh Nghệ An là một trong những địa phương đã nhận được sự quan
tâm hỗ trợ của Nhà nước và các Tổ chức Quốc tế trong lĩnh vực phát triển
Lâm nghiệp và bảo vệ môi trường với nhiều dự án đã và đang được triển khai,
đầu tư thực hiện tại tỉnh. Trong đó phải kể đến dự án trồng rừng tại các tỉnh
Thanh Hóa và Nghệ An do chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức viện trợ
không hoàn lại thông qua Ngân hàng tái thiết Đức (KfW).
Sau thời gian thực hiện dự án từ năm 2004 đến nay, dự án đã bước đầu
phát huy đươ ̣c những hiê ̣u quả nhất đinh.
̣ Tuy nhiên trong quá trình thực hiện
dự án còn nhiều vấn đề bất cập nên kết quả thực hiện dự án chưa cao. Vì thế
việc đánh giá tình hình thực hiện dự án là rất cần thiết nhằm rút ra bài học
kinh nghiệm cho các chương trình dự án phát triển lâm nghiệp tiếp theo.
Xuất phát từ lý do đó, việc thực hiện đề tài “Đánh giá thực hiê ̣n dự án
trồng rừng tại các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An (KfW4) trên điạ bàn huyê ̣n
Diễn Châu tỉnh Nghệ An” là hết sức cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện và làm rõ những yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả của dự án trồng rừng KfW4 tại huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An, đề tài góp phần hoàn thiện lý luận về đánh giá dự án cũng như rút
ra được các bài học thực tiễn đối với quản lý dự án KfW4, đề xuất các giải
pháp nhằm phát huy thành quả và duy trì tính bền vững của dự án.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá tình hình thực hiện dự án KFW4 trên địa bàn huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghê ̣ An.


3


+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện dự án trong thời
gian qua.
+ Đề xuất các giải pháp phát huy thành quả và duy trì tính bền vững
của dự án.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động của dự án KfW4 trên
điạ bàn huyê ̣n Diễn Châu tỉnh Nghệ An cụ thể tại các xã Diễn Lâm, Diễn Phú
và Diễn Lợi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi về nội dung: Tâ ̣p trung vào đánh giá thực hiê ̣n dự án.
Phạm vi về không gian: Tập trung nghiên cứu tại địa bàn 3 xã Diễn
Lâm, Diễn Phú và Diễn Lợi của huyê ̣n Diễn Châu tỉnh Nghê ̣ An.
Phạm vi về thời gian: Hoa ̣t đô ̣ng của dự án KfW4 từ năm 2004 đế n 2011.
4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện các nô ̣i dung sau:
- Tổng quan các vấn đề về lý luâ ̣n và thực tiễn liên quan tới đánh giá dự án;
- Các cơ chế, chính sách, quy đinh
̣ về quản lý dự án và đánh giá dự án
ODA;
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu;
- Kế t quả thực hiện các hoạt động của dự án tại khu vực nghiên cứu,
tiǹ h hình tổ chức thực hiê ̣n dự án;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của dự án.
- Các giải pháp duy trì, phát huy thành quả của dự án.


4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦ A VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm dự án
1.1.1.1. Khái niệm về dự án
Trong lý thuyết cũng như trong quản lý kinh tế hiện nay còn tồn tại
nhiều quan điểm khác nhau về dự án. Tuỳ mục đích nghiên cứu, mỗi quan
điểm về dự án xuất phát từ cách tiếp cận khác nhau.
Theo đại từ điển Bách khoa toàn thư, “Dự án - project là điều người ta
có ý định muốn làm” và được sắp đặt theo kế hoạch để chuyển động ý đồ hay
ý tưởng thành quá trình hành động. Khái niệm này đã thực hiện sự gắn kết
giữa tư duy và hành động để thể hiện mối quan hệ giữa ước mơ và hiện thực
thông qua các hoạt động được sắp đặt có kế hoạch. Dự án là một ý tưởng
được xác định để dẫn tới một tổ hợp các hoạt động theo một trình tự và phụ
thuộc lẫn nhau trong một chuỗi liên kết nhằm: (1) Đáp ứng một mong muốn
đã được đề ra. (2) Chịu ràng buộc bởi kỳ hạn và nguồn lực. (3) Thực hiện
trong một bối cảnh để chắc chắn đạt được mục tiêu đề ra.
Theo quan điểm đánh giá dự án đến các vấn đề xã hội, Lyn Squire
Herman G.Vander Tak (1989) cho rằng: Dự án là tổng thể các giải pháp nhằm
sử dụng các nguồn tài nguyên hay nguồn lực hữu hạn vốn có nhằm đem lại lợi
ích cho xã hội càng nhiều càng tốt. Đây là một khái niệm có tầm khái quát
rộng với cụm danh từ “tổng thể các giải pháp” nhằm mang lại lợi ích lớn nhất
cho xã hội.
Theo Gittinger (1982) trong nghiên cứu “Phân tích kinh tế các dự án
nông nghiệp”, khái niệm dự án được đặt trong một hệ thống quản lý nguồn
lực đầu vào và giám sát đánh giá kết quả đầu ra theo một trình tự và không


5


gian hoạt động nhất định. Từ đó dự án được định nghĩa theo ba quan điểm:
(1) Dự án là sự sắp xếp có hệ thống các nguồn dự trữ cho đầu tư, các nguồn
dự trữ đó được lập kế hoạch, phân tích, đánh giá, thực thi và tiến hành như
một đơn vị độc lập; (2) Dự án được coi như một đơn vị tác nghiệp nhỏ nhất
trong một kế hoạch hay một chương trình, được chuẩn bị và thực thi như một
thể độc lập và thống nhất; (3) Dự án là một hoạt động trong đó các nguồn dự
trữ được sử dụng tốt nhất với khả năng thu hồi và có lãi khi Dự án kết thúc.
Trong tác phẩm “Phát triển cộng đồng” (1995), với cách tiếp cận lấy
mục tiêu làm cơ sở xác định khái niệm dự án, tác giả Nguyễn Thị Oanh đưa ra
hai định nghĩa về dự án như sau: (1) Dự án là sự can thiệp một cách có kế
hoạch nhằm đạt một hay một số mục tiêu, hoàn thành những chỉ báo thực hiện
đã định trước tại một địa bàn và trong một khoảng thời gian nhất định, có sự
tham gia thực sự của những tác nhân và tổ chức cụ thể. (2) Dự án là một tổng
thể có kế hoạch những hoạt động nhằm đạt được một số mục tiêu cụ thể trong
khoảng thời gian và khuôn khổ chi phí nhất định [20].
Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về dự án, nhưng đến thời điểm hiện
nay để nhìn nhận dự án một cách đầy đủ nhất phải đứng trên nhiều khía cạnh
khác nhau, về hình thức, về quản lý, về kế hoạch, về nội dung.
+ Về mặt hình thức, dự án là một tập tài liệu trình bày chi tiết và có hệ
thống các hoạt động và chi phí dưới dạng một bản kế hoạch để đạt được
những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
+ Về mặt nội dung, dự án được coi như là một tập hợp các hoạt động có
liên quan đến nhau, được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định
bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định thông qua
việc sử dụng hợp lý các nguồn lực xác định.
+ Về mặt kế hoạch hoá, dự án là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết
để đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội làm tiền đề cho các


6


quyết định đầu tư và tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt động riêng lẻ nhỏ nhất
trong công tác kế hoạch nền kinh tế nói chung.
+ Về mặt quản lý, dự án là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật
tư lao động để tạo ra các kết quả kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường trong
tương lai.
Một dự án nhất định sẽ bị giới hạn về thời gian, không gian và con
người cùng các nguồn lực khác để hoàn thành mục tiêu đã được xác định.
Mỗi dự án đều có các yếu tố xác định:
- Các bên liên quan được xác định rõ ràng, bao gồm nhóm mục tiêu
chính và nhóm hưởng lợi cuối cùng.
- Việc điều phối, quản lý kế hoạch, và tài chính được thiết lập rõ ràng.
- Hệ thống giám sát và đánh giá để hỗ trợ cho việc quản lý dự án.
- Một nhu cầu thích hợp của tài chính, kinh tế được phân tích để chỉ ra
lợi ích của dự án có tính hiệu quả kinh tế. Các dự án phát triển chính là cách
xác định và quản lý đầu tư và tiến trình thay đổi.
Từ các định nghĩa khái quát trên, đến nay dự án đã được dùng rất rộng
rãi và phổ biến cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với mỗi một lĩnh
vực, dự án sẽ được cụ thể hoá một cách chi tiết hơn cho phù hợp với đặc điểm
riêng có của lĩnh vực đó. Mặc dù có sự khác nhau về khái niệm dự án song
tính chất chung vốn có của dự án vẫn tồn tại và được thể hiện rõ nét ở tất cả
các lĩnh vực.
1.1.1.2. Đặc điểm dự án
Như vậy, có thể hiểu dự án là tổng thể các hoạt động dự kiến nguồn lực
và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian
và địa điểm xác định, nhằm tạo ra những kết quả cụ thể thực hiện những mục
tiêu nhất định và đều có những đặc trưng sau:


7


(i) Dự án có tính thống nhất: Dự án là một thực thể độc lập trong một
môi trường xác định với các giới hạn nhất định về quyền hạn và trách nhiệm.
(ii) Dự án có tính xác định: Dự án được xác định rõ ràng về mục tiêu
phải đạt được, thời hạn bắt đầu và thời hạn kết thúc cũng như nguồn lực cần
có với một số lượng, cơ cấu, chất lượng và thời điểm giao nhận.
(iii) Dự án có tính logic: Tính logic của dự án được thể hiện ở mối quan
hệ biện chứng giữa các bộ phận cấu thành dự án.
Một dự án thường gồm bốn bộ phận sau:
(1) Mục tiêu: một dự án thường có hai cấp mục tiêu:
+ Mục tiêu phát triển là mục tiêu mà dự án góp phần thực hiện. Mục
tiêu phát triển được xác định trong kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế,
xã hội của đất nước, của vùng.
+ Mục tiêu trực tiếp là mục tiêu cụ thể mà dự án phải đạt được trong
khuôn khổ nguồn lực nhất định và trong khoảng thời gian nhất định.
(2) Kết quả: là những đầu ra cụ thể của dự án được tạo ra từ các hoạt
động của dự án. Kết quả là điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu trực tiếp
của dự án.
(3) Các hoạt động: là những công việc do dự án tiến hành nhằm chuyển
hoá các nguồn lực thành các kết quả của dự án. Mỗi hoạt động của dự án đều
đem lại kết quả tương ứng.
(4) Nguồn lực: là các đầu vào về vật chất, tài chính, sức lao động cần
thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Nguồn lực là tiền đề tạo nên các
hoạt động của dự án.
Bốn bộ phận trên của dự án có quan hệ logic chặt chẽ với nhau: Nguồn
lực của dự án được sử dụng tạo nên các hoạt động của dự án. Các hoạt động
tạo nên các kết quả (đầu ra). Các kết quả là điều kiện cần thiết để đạt được


8


mục tiêu trực tiếp của dự án. Đạt được mục tiêu trực tiếp là tiền đề góp phần
đạt được mục tiêu phát triển.
1.1.2. Đánh giá dự án và các quy định về đánh giá dự án
1.1.2.1. Đánh giá dự án
Đánh giá được định nghĩa là một hệ thống (và khách quan nhất có thể)
kiểm tra một dự án đã hoạch định, đang diễn ra hoặc đã hoàn thành. Nó nhằm
mục đích trả lời câu hỏi quản lý cụ thể và đánh giá giá trị tổng thể của dự án
và đưa ra các bài học kinh nghiệm để cải thiện kế hoạch hoạch và ra quyết
định trong tương lai.
Đánh giá tìm cách xác định mức độ phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, và
tính bền vững của dự án. Đánh giá cần cung cấp thông tin đáng tin cậy và hữu
ích và đưa ra các bài học cụ thể kinh nghiệm để giúp các đối tác và cơ quan
tài trợ ra quyết định tốt hơn.
1.1.2.2. Quy định của Chính phủ Việt Nam về đánh giá các dự án ODA đầu tư
tại Việt Nam
Với các dự án ODA đầu tư tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam quy định
quy trình đánh giá được thực hiện trong 4 giai đoạn của chu trình đầu tư:
Đánh giá ban đầu: tiến hành ngay sau khi bắt đầu thực hiện chương
trình, dự án nhằm xem xét tình hình thực tế của chương trình, dự án so với
văn kiện được duyệt (xác định tính phù hợp của dự án).
Đánh giá giữa kỳ: tiến hành vào giữa thời gian thực hiện chương trình,
dự án nhằm xem xét quá trình thực hiện từ khi bắt đầu (đánh giá tính phù hợp,
hiệu quả, hiệu suất).
Đánh giá kết thúc: tiến hành ngay sau kết thúc thực hiện chương trình,
dự án nhằm xem xét các kết quả đạt được và tổng kết toàn bộ quá trình thực
hiện, rút ra các kinh nghiệm cần thiết làm cơ sở lập báo cáo kết thúc chương
trình, dự án; (đánh giá tính hiệu quả và bền vững)



9

Đánh giá tác động: tiến hành vào một thời điểm thích hợp trong vòng 3
năm, kể từ ngày đưa chương trình, dự án vào khai thác (trọng tâm đánh giá là
tính hiệu quả, tác động và tính bền vững) [4].
Để thực hiện công tác đánh giá các dự án ODA, Chính phủ Việt Nam
đưa ra nhiều quy định về đánh giá, hướng dẫn thực hiện đánh giá như Nghị
định 131/2006/NĐ-CP [23]; Quyết định 150/2006/QĐ-TTg ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện “Chiến lược quốc gia về vay và trả
nợ nước ngoài đến 2010” [22]; Quyết định 803/2007/QĐ-BKH của Bộ Kế
hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hiện ban hành Chế độ báo cáo và hệ thống
mẫu biểu báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án ODA hài hòa hóa
với các nhà tài trợ [3]; Thông tư 04/2007/TT-BKH cụ thể hóa việc thiết lập và
vận hành hệ thống quốc gia về theo dõi và đánh giá các chương trình dự án
ODA [5]; Quyết định 1248/2007/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và đầu tư cho
biết quy định của Khung theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA
thời kỳ 2006-2010 là xác định những định hướng ưu tiên chiến lược của công
tác theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA và những hoạt động chủ
yếu cần thực hiện để xây dựng, vận hành và hoàn thiện hệ thống quốc gia về
theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA [4].
1.1.3. Các hình thức đánh giá dự án
- Đánh giá độc lập (Independent Evaluation) Đánh giá được thực hiện
bởi các cá nhân hay các đơn vị tư vấn độc lập với dự án.
- Đánh giá tham dự (Participatory evaluation): Phương pháp đánh giá
có sự tham dự của các cơ quan, các bên liên đới kể cả người hưởng lợi. Đánh
giá có sự tham gia là một hệ thống phân tích được thực hiện bởi các nhà quản
lý Dự án và các thành viên được hưởng lợi từ Dự án, Những người tham gia
cùng thiết kế đánh giá, tiến hành đánh giá và tổng kết đánh giá, cho phép họ
điều chỉnh, xác định lại chính sách hoặc mục tiêu, chiến lược, sắp xếp lại các



10

tổ chức các đơn vị triển khai lại các nguồn lực nếu cần thiết. Nó là cơ hội cho
cả người bên trong và người bên ngoài cộng đồng dừng lại phản ánh về quá
khứ và đưa ra quyết định cho tương lai.
Các tác giả và các tổ chức trên thế giới như Jim Woodhill, Lisa Robins,
Joachim Theis, Heather. M. Grady đã phân chia các hình thức đánh giá dự án:
+ Đánh giá mục tiêu là xem xét liệu dự án có đạt được mục tiêu đã định hay
không, nó tập trung vào việc phân tích các chỉ số đo đạc hiệu quả thu được.
+ Đánh giá tiến trình, mở rộng diện đánh giá hơn so với loại đánh giá
trên, sử dụng tri thức và hiểu biết của nhiều người để xem xét nhiều vấn đề
của dự án.
1.1.4. Phương pháp đánh giá dự án
Mỗi dự án khi đánh giá đều có phương pháp đánh giá riêng cho mình
để đạt được mục tiêu đề ra.
Một số công cụ hữu ích trong việc đánh giá các dự án tại Việt Nam.
1.1.4.1. Đánh giá Tài liệu: Nếu dự án đã được thiết kế tốt và được theo dõi
tốt, nhiều thông tin cần thiết sẽ được lấy từ các tài liệu hiện có. Quá trình này
cũng giúp đoàn đánh giá hiểu dự án bao gồm những gì để tìm và nơi để tìm
bằng chứng về thành quả.
1.1.4.2. Phương pháp Khảo sát mẫu: Bao gồm việc lựa chọn những mẫu đầu
tiên, sau đó thiết kế câu hỏi khảo sát hoặc danh sách cần kiểm tra. Mẫu có thể
là một mẫu ngẫu nhiên, một mẫu phân tầng ngẫu nhiên, hoặc một mẫu không
ngẫu nhiên/có chủ định trước. Các câu hỏi điều tra cần được diễn đạt cẩn thận
và thử nghiệm để đảm bảo mọi người đều hiểu chính xác và các câu hỏi tự
chúng không làm sai lệch kết quả.
1.1.4.3. Quan sát trực tiếp: Đây là một phương pháp đánh giá kết quả và tác
động cơ bản mà hiệu quả nên luôn được sử dụng để kiểm tra chéo hoặc xác
minh các nguồn thông tin khác.



11

1.1.4.4. Phỏng vấn không chính thức: Trong bất kỳ bối cảnh nào của dự án
luôn có những cá nhân có kiến thức hoặc ý kiến đặc biệt có giá trị. Những
người này có thể là thành viên của các cơ quan thực hiện / chủ trì dự án,
những đối tượng hưởng lợi, hoặc các bên liên quan khác hay đơn giản là
những quan sát viên có am hiểu. Phỏng vấn có cấu trúc với người đó phải
luôn luôn là một phần của quá trình đánh giá. Điều này cũng là một phần của
bản chất việc đánh giá có sự tham gia của người dân.
1.1.4.5. Phân tích chi phí lợi ích (BCA): Phương pháp này dựa trên thông tin thu
được qua các phương tiện khác để so sánh lợi ích tổng số và chi phí của dự án.
1.1.4.6. Phỏng vấn bán cấu trúc: Đây là phỏng vấn mặt đối mặt với các bên
liên quan cá nhân hoặc những nhóm nhỏ bằng cách sử dụng một loạt các câu
hỏi mở và các chủ đề để hướng dẫn các hội thoại. Các cuộc phỏng vấn như
vậy là quan trọng trong việc đạt được sự hiểu biết sâu sắc về lý do tại sao
những điều đó xảy ra (hoặc không xảy ra), và những gì mọi người cảm thấy
về tính phù hợp và tác động của dự án.
1.1.4.7. Nghiên cứu tình huống: Đây là những đánh giá chi tiết các cá nhân
hoặc nhóm được lựa chọn để điển hình hoặc đại diện cho một nhóm lớn hơn.
Nghiên cứu trường hợp cụ thể có thể tiết lộ những hiểu biết sâu sắc hơn về
kết quả và các tác động của dự án, nhưng phải luôn luôn được sử dụng kết
hợp với các phương pháp mà có thể tương tác với một khu vực các bên liên
quan lớn hơn.
1.1.4.8. Phân tích SWOT thực hiện trong các nhóm: Đây là một kỹ thuật dễ
dàng áp dụng để xác định những điểm mạnh của một dự án (những điều đã
được thực hiện tốt), những điểm yếu (những điều đã không được thực hiện
tốt), các cơ hội (để xây dựng các điểm mạnh và khắc phục điểm yếu), và các
nguy cơ (từ lực lượng bên ngoài) có thể gây hại kết quả trong tương lai.



12

1.1.4.9. Đánh giá nhanh nông thôn (RRA): RRA trình bày một cách nhanh chi
phí thấp để thu thập thông tin từ các bên liên quan và liên quan đến các cuộc
phỏng vấn quan trọng cung cấp thông tin, các nhóm tập trung, phỏng vấn bán
cấu trúc, quan sát trực tiếp, khảo sát nhỏ vv. Bởi vì RRA là một quy trình
nhanh nó có thể cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định quản lý
và gắn chặt chẽ hơn với các đối tượng. Tuy nhiên phương pháp này ít hiệu lực
và chính xác hơn so với cuộc điều tra chính thức và những yêu cầu phát triển
kỹ năng tốt về điều khiển.
1.2. Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Trên thế giới
Nghiên cứu về cơ chế quản lý, đánh giá bằng sự khởi đầu cho các công
tác này là sự công bố phần mềm EVALUE của Cục Nông nghiệp Mỹ vào
năm 1980. Đây là phần mềm cho phép người sử dụng đánh giá được hiệu quả
đầu tư cho các dự án rừng trồng (Peter J.Ince và cộng sự, 1980). Tuy nhiên,
chương trình máy tính này chỉ dừng lại ở mức đánh giá hiệu quả tài chính
thông qua các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR... Báo cáo đánh giá của Winconsin
Woodland, Micheal Luedeke và Jeff Martin (1996).
Winconsin Woodland, Micheal Luedeke và Jeff Martin (1996) cho rằng
đánh giá hiệu quả dự án không chỉ dừng lại ở hiệu quả kinh tế mà còn xem xét
ở nhiều góc độ xã hội và môi trường (đặc biệt đối với lâm nghiệp thì trồng
rừng phòng hộ, môi trường là vấn đề quan tâm).
Renard R. (2004) sử dụng nghiên cứu của nhiều tác giả để xem xét hiê ̣u
quả của dự án dưới nhiề u góc đô ̣ khác nhau, nhưng đã chỉ ra rằ ng hiêụ quả cơ
chế đầ u tư và cơ chế quản lý của mô ̣t dự án cu ̣ thể không chỉ dừng la ̣i ở liñ h
vực kinh tế mà còn phải xem xét đế n yế u tố xã hô ̣i và môi trường.
Theo Lyn Squire trong tài liệu “Phân tích kinh tế dự án” đã chỉ ra rằng,

trong trường hợp các chi phí hoặc lợi ích môi trường kéo dài trong tương lai


13

thì các lợi ích và chi phí đó phải được đưa vào phân tích. Không phải là dự án
đã kết thúc về mặt hành chính mà chúng ta bỏ qua các lợi ích và chi phí về
môi trường [29]. Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề tỷ suất chiết khấu và lý do
muốn giản đơn việc tính toán đã làm cho nhiều người chọn thời hạn phân tích
và đánh giá ngắn hơn nhiều. Đối với các dự án quản lý rừng đầu nguồn hoặc
trồng rừng thì thời hạn đánh giá phải đủ lớn (chừng khoảng 15-20 năm) để
thấy đầy đủ và rõ ràng các lợi ích và chi phí kinh tế.
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc đánh giá dự án được nhắc đến nhiều từ thập kỷ 80
của thế kỷ XX. Việc tiếp cận muộn hơn so với nhiều nước trên thế giới đã tạo
ra những cơ hội tốt trong việc tiếp cận phương pháp mới trong đánh giá. Đặc
biệt, trong các dự án lâm nghiệp thì hiệu quả đầu tư không chỉ được đánh giá
qua các chỉ tiêu kinh tế mà hiệu quả về mặt xã hội và môi trường cũng được
quan tâm. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi sang kinh tế thị
trường, các nghiên cứu trong thời gian qua đang tập trung chủ yếu vào đánh
giá hiệu quả kinh tế dự án trồng rừng để giúp cho việc lựa chọn phương án
đầu tư có hiệu quả nhất về mặt tài chính.
Theo Vũ Nhâm [18] trước khi đánh giá Dự án cần chuẩn bị một số
bước sau:
+ Bước 1: Xem xét các mục tiêu và thực hiện các hoạt động của Dự án.
+ Bước 2: Xác định lý do đánh giá.
+ Bước 3: Xác định các vấn đề đánh giá.
+ Bước 4: Xác định ai sẽ thực hiện đánh giá.
+ Bước 5: Xác định các chỉ số trực tiếp và giám tiếp, định lượng và
định tính trong đánh giá.

+ Bước 6: Xác định các nguồn thông tin cần thu thập cho đánh giá.
+ Bước 7: Xác định yêu cầu chuyên môn của người đánh giá.


14

+ Bước 8: Lập kế hoạch thời gian tiến hành đánh giá.
+ Bước 9: Xác định ai sẽ thu thập thông tin.
+ Bước 10: Phân tích trình bầy kết quả.
Để đảm bảo tính bền vững của Dự án, khi đánh giá Dự án cần quan tâm
đánh giá những chỉ tiêu sau:
KINH TẾ

Lợi ích của các
đối tác
XÃ HỘI

MÔI TRƯỜNG

Hình 1.1. Các chỉ tiêu đánh giá dự án

Một số công trình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế cho các dự
án trồng rừng gỗ nguyên liệu được tiến hành vào thập kỷ 90 như: Per H. Stahl
và Heine Krekula (1990) với công trình “Đánh giá hiệu quả kinh tế cho hoạt
động kinh doanh rừng trồng Bạch đàn tại vùng nguyên liệu giấy Phú Thọ”.
Các chỉ tiêu NPV, IRR được dùng chủ yếu để đánh giá hiệu quả kinh tế. Một
số chỉ tiêu về hiệu quả xã hội và môi trường cũng đã được nhắc đến nhưng
nhìn chung còn rất hạn chế và chưa rõ ràng, đặc biệt những ảnh hưởng của
cây Bạch đàn đến môi trường đất, nước chưa được chú ý đến [21].
Sau thập kỷ 90, vấn đề hiệu quả xã hội và môi trường đã được nhiều tác

giả quan tâm trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả của dự án. Các nghiên cứu
tập trung xác định rõ nguyên nhân của sự thay đổi về mặt kinh tế, xã hội và
môi trường ở thời điểm trước và sau khi dự án được triển khai. Tuy nhiên, các


×