Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Một số giải pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới tại xã chuyên mỹ phú xuyên hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.16 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ THỊ PHƯƠNG LINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI XÃ CHUYÊN MỸ - PHÚ XUYÊN - HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2012


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa…………………………………………………………………...
Lời cảm ơn…………………………………………………………………….
Mục lục………………………………………………………………………..
Danh mục các từ viết tắt………………………………………………………
Danh mục các bảng……………………………………………………………
Danh mục các hình…………………………………………………………....
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
1. Sự cần thiết ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 3
2.1. Mục tiêu tổng quát: ............................................................................. 3
2.2. Mục tiêu cụ thể: ................................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 3
4. Nội dung nghiên cứu: ................................................................................ 3


5. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................... 5
Chương 1 .......................................................................................................... 7
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI ...................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan về chương trình xây dựng nông thôn mới: ....................... 7
1.2. Khái niệm về nông thôn mới: .............................................................. 8
1.3. Đặc điểm của một xã nông thôn mới: ............................................... 10
1.4. Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới: ........................................... 12
1.5. Một số văn bản pháp luật về chương trình xây dựng nông thôn mới:
.................................................................................................................. 21
1.5.1. Văn bản của Trung ương: ........................................................... 21
1.5.2. Văn bản của Thành phố Hà Nội: ................................................ 22
1.6. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở nước ngoài (qua ví dụ ở Hàn
Quốc): ....................................................................................................... 23
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng nông thôn mới: ............... 26
Chương 2 ........................................................................................................ 30
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CHUYÊN MỸ
THEO BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA ............................................................. 30
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Chuyên Mỹ ................................... 30


2

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên: ..................................................................... 30
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội:........................................................... 30
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội xã Chuyên Mỹ theo Bộ tiêu chí
Quốc gia ................................................................................................... 38
2.2.1. Nhóm tiêu chí về quy hoạch và thực hiện quy hoạch: ................ 38
2.2.2. Nhóm tiêu chí về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: ........................ 38
2.2.3. Nhóm tiêu chí về kinh tế - xã hội và tổ chức sản xuất: ............... 46

2.2.4. Nhóm tiêu chí về văn hóa – xã hội – môi trường: ...................... 52
2.2.5. Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị: .......................................... 59
2.3. Đánh giá chung, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế: .................... 60
2.3.1. Đánh giá chung: ......................................................................... 60
2.3.2. Hạn chế: ...................................................................................... 63
2.3.3. Nguyên nhân: .............................................................................. 65
Chương 3 ........................................................................................................ 66
GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ
CHUYÊN MỸ ................................................................................................ 66
3.1. Quan điểm, mục tiêu và lộ trình xây dựng nông thôn mới tại xã
Chuyên Mỹ: .............................................................................................. 66
3.1.1. Quan điểm xây dựng nông thôn mới tại xã Chuyên Mỹ: ............ 66
3.1.2. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại xã Chuyên Mỹ: ............... 67
3.1.3. Lộ trình xây dựng nông thôn mới tại xã Chuyên Mỹ: ................ 67
3.2. Giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Chuyên Mỹ ..................... 68
3.2.1. Giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về
xây dựng nông thôn mới: ...................................................................... 68
3.2.2. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện quy hoạch nông thôn mới tại
xã Chuyên Mỹ: ...................................................................................... 69
3.2.3. Giải pháp xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội:
............................................................................................................... 70
3.2.4. Giải pháp phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất: ...................... 72
3.2.5. Giải pháp phát triển văn hóa – xã hội, bảo vệ môi trường: ....... 76
3.2.6. Giải pháp củng cố hệ thống chính trị: ........................................ 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 85
1. Kết luận .................................................................................................... 85
2. Kiến nghị.................................................................................................. 86
2.1. Kiến nghị với Trung ương ................................................................. 86



3

2.2. Kiến nghị, đề xuất với Thành phố ..................................................... 86
2.3. Một số đề xuất với huyện Phú Xuyên ............................................... 87
2.4. Một số đề xuất với xã ........................................................................ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết
Xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn là một chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước. Từ những năm cuối thế kỷ XX, Chính phủ đã chỉ đạo
triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới tại các xã, huyện trên toàn quốc;
cho đến nay, chương trình này đã ở giai đoạn thứ 3. Hà Nội là một trong 11
tỉnh, thành phố có xã được chọn thí điểm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 3
trên toàn quốc.
Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính vào ngày 1/8/2008 đã tăng
tổng diện tích lên 3.348,5 km2; dân số là 6,45 triệu người, được tổ chức thành
29 quận, huyện với 577 phường, xã và thị trấn (tính đến 31/12/2008). Sau khi
hợp nhất, khu vực nông thôn của Thành phố (chủ yếu là của Hà Tây cũ) đã
đạt được những thành tựu đáng kể. Cơ cấu kinh tế nội bộ khu vực nông thôn
đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh giá trị sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại, giảm dần giá
trị sản xuất ngành nông nghiệp. Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn sau ba năm
được đầu tư đã đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ phát triển sản xuất kinh
doanh, đời sống dân sinh, phòng chống bão lụt. Một số công trình xử lý môi
trường, thu gom rác thải được xây dựng, góp phần từng bước hình thành nên
các vùng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, việc mở rộng địa giới hành
chính cũng đang đặt ra nhiều khó khăn cho Thành phố Hà Nội trong phát triển
khu vực nông thôn ngoại thành: trình độ lao động; thu nhập bình quân đầu
người của khu vực nông thôn còn rất thấp; môi trường nhiều khu vực ô nhiễm
nghiêm trọng; hạ tầng nông thôn còn yếu kém; một số vấn đề về quản lý lao


2

động, văn hóa, xã hội còn bất cập.... Những vấn đề nêu trên đang được Thành
phố tập trung các nguồn lực để tháo gỡ và giải quyết. Đến nay, Thành phố
đang khẩn trương thực hiện Đề án: “Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hà
Nội giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030”. Cùng với Thụy
Hương là xã thí điểm theo chương trình của Quốc gia, Hà Nội cũng đã chọn
15 xã để triển khai thí điểm của Thành phố.
Chuyên Mỹ là một xã ngoại thành thuộc huyện Phú Xuyên, nằm phía
Nam Hà Nội, có cơ cấu kinh tế với tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao:
59,39%; nông nghiệp chỉ chiếm 24,25% và thương mại, dịch vụ chiếm
16,36%. Những năm qua, tuy đã đạt được một số thành tích trong phát triển
kinh tế - xã hội nhưng xã còn gặp nhiều vấn đề bất cập như: tỷ lệ lao động
phổ thông chưa qua đào tạo còn cao; kinh tế phát triển song mới chỉ tập trung
vào một số hộ kinh doanh; đa phần chất lượng đời sống người dân chưa cao;
môi trường bị ô nhiễm vì nghề truyền thống, rác thải sinh hoạt, chăn nuôi,
nông nghiệp… Từ thực tiễn cho thấy xã Chuyên Mỹ cần định hướng phát
triển và sớm trở thành một xã nông thôn mới với sự phát triển bền vững về
kinh tế - xã hội và môi trường nếu có một hướng đi và mô hình phát triển phù
hợp.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, việc nghiên cứu đề tài: “Một số giải
pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới tại xã Chuyên Mỹ - Phú Xuyên - Hà
Nội” có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Ngoài việc giúp xã

đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, kết quả nghiên
cứu còn đóng góp thêm một mô hình cụ thể cho Chương trình xây dựng Nông
thôn mới của Thành phố.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội của xã Chuyên Mỹ,
huyện Phú Xuyên, các khó khăn, thuận lợi, cơ hội, thách thức, đề tài sẽ đề
xuất một số các giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Chuyên Mỹ trong
những năm tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tại xã Chuyên
Mỹ - Phú Xuyên – Hà Nội theo Bộ tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn. Từ đó nêu ra được các khó khăn, thuận lợi của xã trong việc phát
triển kinh tế - xã hội để trở thành một xã đạt chuẩn nông thôn mới.
- Nghiên cứu đề xuất mục tiêu, các nhiệm vụ, lộ trình và giải pháp để
xây dựng nông thôn mới tại xã Chuyên Mỹ trong những năm tới.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng kinh tế - xã hội xã
Chuyên Mỹ - Phú Xuyên – Hà Nội, những vấn đề liên quan đến bộ tiêu chí
nông thôn mới.
4. Nội dung nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm:
Nội dung 1: Những vấn đề chung về xây dựng nông thôn mới.
- Khái niệm về nông thôn mới.
- Bộ tiêu chí nông thôn mới của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Một số văn bản pháp luật có liên quan đến chủ trương phát triển kinh tế

nông thôn và chương trình xây dựng nông thôn mới.


4

- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới.
- Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trong và ngoài nước. Bài học
cho Việt Nam và Hà Nội.
Nội dung 2: Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tại xã Chuyên Mỹ
theo Bộ tiêu chí nông thôn mới của quốc gia.
- Khái quát chung đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Chuyên Mỹ.
- Phân tích thực trạng kinh tế - xã hội của xã theo từng nhóm tiêu chí của
bộ tiêu chí quốc gia.
+ Nhóm tiêu chí về quy hoạch và thực hiện quy hoạch.
+ Nhóm tiêu chí về cơ sở hạ tầng kinh tế.
+ Nhóm tiêu chí về văn hóa – xã hội – môi trường.
+ Nhóm tiêu chí về kinh tế - xã hội và tổ chức sản xuất.
+ Nhóm tiêu chí về an ninh quốc phòng.
- Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
Nội dung 3: Đề xuất một số giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã
Chuyên Mỹ.
- Quan điểm và mục tiêu chung về xây dựng nông thôn mới tại xã
Chuyên Mỹ.
- Các nhiệm vụ và chỉ tiêu chủ yếu xây dựng nông thôn mới và lộ trình
thực hiện.
- Đề xuất giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới tại xã Chuyên Mỹ.


5


+ Giải pháp về tuyên truyền.
+ Giải pháp về quy hoạch.
+ Giải pháp về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
+ Giải pháp về kinh tế và tổ chức sản xuất.
+ Giải pháp về văn hóa – xã hội – môi trường.
+ Giải pháp về hệ thống chính trị.
- Một số kiến nghị, đề xuất với Thành phố, huyện.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
- Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp:
Sau khi thu thập, số liệu được thống kê và phân tích trên bảng tính Excel.
Từ kết quả thu được sau khi xử lý, so sánh với bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn
mới để đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội của xã theo tiêu chí nông thôn mới
Quốc gia.
- Phân tích bằng phương pháp SWOT:
Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Với những điều kiện nội tại sẵn có, chỉ ra những cơ hội để định hướng phát
triển kinh tế - xã hội xã một cách đúng đắn nhất để phát huy hết điểm mạnh
của xã. Đồng thời, chỉ ra các nguy cơ mà xã sẽ gặp phải trong quá trình phát
triển sắp tới hay chính là những tồn tại, đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc
phục những tồn tại này.
- Phương pháp hội thảo, xin ý kiến chuyên gia:


6

+ Xin ý kiến chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tổ chức các
cuộc tọa đàm với một số chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,
xây dựng nông thôn mới cũng như xin ý kiến của lãnh đạo xã về phương
hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã, góp phần đưa ra những giải pháp

đúng đắn phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội xã Chuyên Mỹ
giúp xã nhanh chóng đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia Nông
thôn mới.
+ Hội thảo: Sau khi hoàn thiện nội dung nghiên cứu, đề tài được báo cáo
trước lãnh đạo xã Chuyên Mỹ, các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn nhằm hoàn thiện các nội dung đã được đưa ra trong đề tài, chỉnh
sửa các nội dung còn thiếu sót cũng như các giải pháp chưa phù hợp với thực
trạng xã Chuyên Mỹ.
- Phương pháp khảo sát điều tra thực hiện theo hai cách:
+ Nghe báo cáo kinh tế - xã hội của xã qua một số năm, điều kiện kinh
tế - xã hội, định hướng phát triển của xã trong giai đoạn tới.
+ Lập phiếu điều tra xã hội học cho hai đối tượng: nhà quản lý và người
dân nhằm thu thập những thông tin và số liệu cần thiết, phục vụ cho kết quả
nghiên cứu.


7

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI
1.1. Tổng quan về chương trình xây dựng nông thôn mới:
Vấn đề xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn luôn
được Nhà nước quan tâm thực hiện. Từ những năm 2000, Chính phủ đã thực
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm phát triển kinh tế - xã hội
khu vực nông thôn. Cho đến nay, Chương trình này đã thực hiện qua 3 giai
đoạn.
Giai đoạn 1: Từ năm 2000 đến 2003, Ban Kinh tế Trung ương và Bộ
Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo xây dựng thí điểm mô hình
nông thôn mới cấp xã ở khoảng 200 xã điểm, trong đó trọng tâm là 18 xã. Tuy

nhiên các mô hình này chưa thực sự thành công.
Giai đoạn 2: Từ năm 2007-2009, thực hiện tới cấp thôn bản với 17 thôn
bản thí điểm. Vướng mắc lớn nhất trong giai đoạn này chính là sự lúng túng
của ngành nông nghiệp cũng như các địa phương khi xác định tiêu chí, mục
tiêu cụ thể cần đạt được trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới.
Có thể thấy rằng, qua 2 giai đoạn thí điểm Chương trình xây dựng Nông
thôn mới, nông thôn Việt Nam phần lớn mới chỉ dừng lại ở mức thay đổi bộ
mặt về cơ sở hạ tầng, còn thực chất đời sống của nhân dân thì chưa được cải
thiện nhiều.
Giai đoạn 3: Từ năm 2009 - 2011. Bám sát chủ trương của Đảng và
thực hiện Nghị quyết số 26, Ban Bí thư đã thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương
và thông qua Ðề án về chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn
mới, giao cho Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai việc thực hiện, chọn 11 xã


8

thí điểm xây dựng mô hình Nông thôn mới trong giai đoạn này. Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đặt mục tiêu đến năm 2020, trên
50% số xã đạt chuẩn, cơ bản xây dựng kết cấu hạ tầng theo chuẩn nông thôn
mới, tăng thu nhập của người dân lên gấp 2,5 lần hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo
dưới 3%...
Song song với việc thí điểm các dự án cụ thể, đã có một số nghiên cứu
được thực hiện bước đầu nhằm hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
Nông thôn mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình
nào được công bố trong cả nước.
Bám sát chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước,
Thành phố Hà Nội đang thực hiện đề án “Xây dựng Nông thôn mới trên địa
bàn Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030”. Bên cạnh
Thụy Hương là xã thí điểm theo Chương trình của Quốc gia, Thành phố cũng

đã chọn 18 xã triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới.
Thực tế hiện nay, việc triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới
của Hà Nội còn ở giai đoạn đầu, nhiều vấn đề đặt ra phải giải quyết còn lúng
túng và bỡ ngỡ. Ngoài ra, với mỗi địa phương cụ thể, cần có những mô hình
nông thôn mới cụ thể, phù hợp với thực tế của địa phương thì mới phát huy
hết tiềm lực kinh tế của địa phương.
1.2. Khái niệm về nông thôn mới:
Khái niệm “nông thôn” thường đồng nghĩa với làng, xóm, thôn…Trong
tâm thức người Việt, đó là một môi trường kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa
nước cổ truyền, không gian sinh tồn, không gian xã hội và cảnh quan văn hoá
xây đắp nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh của
người Việt. Làng - xã là một cộng đồng cư trú có ranh giới lãnh thổ tự nhiên


9

và hành chính xác định. Làng là một đơn vị tự cung tự cấp về kinh tế, có
ruộng, có nghề, có chợ…tạo thành một không gian khép kín thống nhất. Làng
- xã là một cộng đồng tương đối độc lập về phong tục tập quán, văn hoá.
Trong lịch sử, làng - xã là đơn vị hành chính cơ sở. Tuy nhiên làng - xã cũng
có những biến đổi ít nhiều qua các thời kỳ, nhưng nhìn chung cho đến trước
năm 1945, qua các biến động, làng vẫn giữ được những cấu trúc truyền thống
cơ bản. Nông thôn được xác định là tổng hợp của các làng, nói cách khác,
làng Việt là đơn vị cơ bản của nông thôn Việt Nam.
Làng - xã đã từng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất
nước, là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá, nuôi dưỡng nguyên khí của dân tộc
trước các nguy cơ đồng hoá, nô dịch. Những giá trị nói trên của làng luôn
luôn cần thiết cho phát triển đất nước, cần và sẽ được tiếp tục trong mô hình
nông thôn mới. Nhưng tính khép kín, tính tự cung tự cấp của mô hình làng
truyền thống rõ ràng không đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước hiện

nay.
Có thể nói, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương, chính
sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta đã có những
thay đổi căn bản. Những nội dung trong chính sách phát triển nông nghiệp,
nông thôn như: xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chú trọng các chương
trình lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh
tế trang trại, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, xây dựng đời
sống văn hoá ở khu dân cư, thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở… đã bắt đầu
tạo ra những yếu tố mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh
đó, Nhà nước đã phối hợp với các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội trong
nước để xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi trường thiên nhiên và môi trường
xã hội ở nông thôn. Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước ta đã


10

và đang đưa nền kinh tế nông nghiệp nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá - tập
trung - quan liêu - bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Hiện nay, khái niệm nông thôn mới vẫn chưa được đưa ra một cách
chính thống nên vẫn còn rất nhiều những ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, quan
niệm chung của các nhà nghiên cứu: mô hình nông thôn mới là những kiểu
mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu khoa học - kỹ
thuật hiện đại, song vẫn giữ được những nét đặc trưng, thuần phong mỹ tục
Việt Nam trong cuộc sống văn hoá tinh thần. Mô hình nông thôn mới được
quy định bởi các đặc điểm: đáp ứng yêu cầu phát triển; có sự đổi mới về tổ
chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả cao trên tất cả các mặt
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; tiến bộ hơn so với mô hình cũ; chứa đựng
các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước.
Qua nghiên cứu tài liệu, tham khảo ý kiến chuyên gia khái niệm nông

thôn mới theo chúng tôi là: mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc
điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo những tiêu chí mới,
đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu
nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở
tính tiên tiến về mọi mặt.
1.3. Đặc điểm của một xã nông thôn mới:
Một xã được công nhận là nông thôn mới mang một số đặc điểm cơ bản
sau:
- Được quy hoạch một cách rõ ràng. Trong thực tế, khu vực nông thôn
luôn phát triển tự do, không theo chuẩn mực hay quy hoạch, gây ra sự lộn xộn
trong cảnh quan. Theo Bộ tiêu chí Quốc gia, một xã đạt chuẩn nông thôn mới


11

phải có 3 loại quy hoạch: quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát
triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn
mới; Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư
hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được hiện đại hóa.
Hiện nay, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn vẫn còn nghèo
nàn, thiếu thốn, gây khó khăn cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, để các xã đạt chuẩn nông thôn mới hệ thống cơ sở hạ tầng phải từng
bước hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh của người dân.
- Kinh tế phát triển, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến. Qua điều tra
cho thấy, các hình thức sản xuất ở khu vực nông thôn hiện nay vẫn còn nhỏ
lẻ, manh mún; công cụ lao động thô sơ, chủ yếu là thủ công; hiệu quả sản xuất
kinh doanh chưa cao, thu nhập của người dân còn thấp. Nhưng theo tiêu

chuẩn của một xã nông thôn mới thì thu nhập bình quân đầu người của người
dân phải cao gấp 1,5 lần thu nhập bình quân đầu người của tỉnh, riêng Thành
phố Hà Nội chỉ tiêu này có sự thay đổi theo đặc tính riêng của Thành phố là
thu nhập bình quân đầu người của người dân cao gấp 1,5 lần khu vực nông
thôn; các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến giúp cho kinh tế phát triển, nâng
cao đời sống của cư dân nông thôn.
- Các điều kiện văn hóa – xã hội – môi trường được nâng cao nhằm đảm
bảo chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn. Một trong các đặc điểm của
một xã đạt chuẩn nông thôn mới đó là chất lượng cuộc sống của cư dân nông
thôn được đảm bảo. Vì hiện nay, đa số cư dân nông thôn chưa được hưởng
thụ các điều kiện văn hóa - xã hội - môi trường đảm bảo, đời sống văn hóa


12

còn nghèo nàn, điều kiện xã hội còn thấp và đặc biệt là về môi trường, người
dân phải chịu đựng sự ô nhiễm ngày càng gia tăng.
- Bộ máy chính quyền được củng cố, tổ chức chặt chẽ. Hiện nay, tổ chức
chính quyền của xã ngày càng được cải thiện, tuy nhiên, cán bộ cấp xã vẫn
chưa đáp ứng được hết yêu cầu công việc ở cấp địa phương. Vì thế, cán bộ và
chính quyền của xã nông thôn mới phải có tinh thần trách nhiệm cũng như
nghiệp vụ chuyên môn đủ sâu để phục vụ nhu cầu công việc.
- Tình hình an ninh trật tự địa phương được đảm bảo. Trong điều kiện
đô thị hóa ngày càng nhanh như hiện nay thì hệ quả của nó cũng nhanh chóng
lan rộng nếu chính quyền không có biện pháp thỏa đáng. Đây cũng là một đặc
điểm quan trọng của một xã nông thôn mới.
1.4. Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới:
Để xây dựng và đánh giá một xã đạt chuẩn nông thôn mới, Chính phủ
đã ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới.
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ ký

ban hành từ ngày 16/4/2009 kèm theo Quyết định số 491/QĐ-TTg. Bộ tiêu
chí nêu rất rõ các tiêu chí và chỉ tiêu theo vùng trên toàn quốc. Bộ tiêu chí
gồm 19 tiêu chí được chia làm 5 nhóm: Quy hoạch (1 tiêu chí); Hạ tầng kinh
tế - xã hội (8 tiêu chí); Kinh tế và tổ chức sản xuất (4 tiêu chí); Văn hóa - Xã
hội - Môi trường (4 tiêu chí); Hệ thống chính trị (2 tiêu chí). Trong mỗi tiêu
chí có chia nhỏ ra các đầu mục chi tiết nhằm đánh giá chính xác thực trạng
kinh tế - xã hội của mỗi xã, huyện, tỉnh. Từ đó, giúp cho cấp quản lý, ban chỉ
đạo xây dựng nông thôn mới của mỗi địa phương đưa ra được các phương án
khả thi nhằm đưa địa phương mình trở thành xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn
mới.


13

Khi đánh giá thực trạng khu vực nông thôn hiện nay qua Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới, có thể rút ra những nhận xét sau:
- Trong toàn bộ 19 tiêu chí quốc gia có duy nhất 1 tiêu chí toàn bộ khu
vực nông thôn Hà Nội đã đạt được là tiêu chí hệ thống an ninh trật tự xã hội
được giữ vững; 10 tiêu chí cơ bản đạt (60%-80% yêu cầu) là: giao thông nông
thôn; thủy lợi; hệ thống điện nông thôn; bưu điện; nhà ở dân cư nông thôn;
các hình thức tổ chức sản xuất; giáo dục; y tế xã; văn hóa và hệ thống tổ chức
chính trị xã hội trong các xã đã đủ theo quy định. Còn 8 chỉ tiêu chưa đạt
(dưới 50% yêu cầu) là: tiêu chí quy hoạch; trường học; cơ sở vật chất văn
hóa; chợ nông thôn; thu nhập; tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ lao động và môi trường.
- Các tiêu chí thuộc nhóm về cơ sở vật chất, hạ tầng có tỷ lệ số xã đạt
chuẩn khá cao, lên đến 60 - 80% tổng số xã. Tuy nhiên, đó mới chỉ là đạt tiêu
chuẩn về số lượng, còn chất lượng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn đã và
đang xuống cấp trầm trọng. Theo điều tra thực tế, về thủy lợi: trong số
2.045,09km kênh mương cấp 3 do xã quản lý đã được kiên cố hóa có đến hơn
80% đã hư hỏng, cần cải tạo nâng cấp; gần 60% trạm bơm đã xuống cấp cần

cải tạo. Chỉ tiêu về hệ thống điện: 39,23% đường dây cần cải tạo, nâng cấp và
972,7km cần xây dựng mới; 22,87% trạm biến áp cần cải tạo, nâng cấp. Hiện
vẫn còn 15% số nhà ở nông thôn chưa đạt chuẩn trong đó có 2.974 nhà đã
xuống cấp nghiêm trọng.
- Các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, văn hóa, hệ thống chính trị xã hội có tỷ lệ
đạt chuẩn khá cao: chất lượng đội ngũ giáo viên cao: >90% đạt chuẩn; số xã
được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã đạt 85,5%; 95,68% thôn xây
dựng được Quy ước làng văn hóa. Tuy nhiên, trong số chỉ tiêu này vẫn còn
những chỗ yếu kém cần khắc phục. Chất lượng giáo dục ở mức khá cao song
cơ sở vật chất trường học thì còn yếu kém: nhà trẻ có 7,3% đạt chuẩn; tiểu


14

học có 52,4% đạt chuẩn; THCS có 29,3% đạt chuẩn. Cơ sở vật chất văn hóa
còn thiếu thốn nhiều, chỉ có 15/75 xã có nhà văn hóa đạt chuẩn.
- Các nhóm tiêu chí có tỷ lệ số xã đạt chuẩn rất thấp chủ yếu là nhóm chỉ
tiêu về quy hoạch, kinh tế và môi trường. Trên thực tế, hầu như chưa có xã
nào đã hoàn thành các nhiệm vụ về quy hoạch với chỉ 2,74% xã đạt chuẩn về
quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường, 7,48% xã đạt
chuẩn về quy hoạch phát triển các khu dân cư mới. Năm 2009, thu nhập bình
quân của người dân khu vực nông thôn chỉ đạt 11,26 triệu đồng/người/năm
(bình quân của Thành phố 31,8 triệu đồng/người/năm); tỷ lệ hộ nghèo là
9,27% gấp 1,52 lần tỷ lệ hộ nghèo toàn Thành phố (6,09%); tỷ lệ lao động
trong độ tuổi đang làm việc trong lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp hiện nay là
57,85%. Các tiêu chí về môi trường còn ở mức rất thấp: số dân được sử dụng
nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế chỉ chiếm trên 30%; công tác quản lý,
thu gom và xử lý chất thải ở khu vực nông thôn đã được chú trọng hơn song
chỉ có 37% số xã được thu gom đưa đi xử lý tập trung; hầu hết lượng nước
thải sinh hoạt và sản xuất của khu vực nông thôn đều chưa được xử lý trước

khi đổ thải ra môi trường bên ngoài…
Có thể nhận thấy rằng, mặc dù hiện nay chưa có xã nào đạt chuẩn quốc
gia về nông thôn mới, nhưng khi nghiên cứu các tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn
quốc gia và đánh giá thực trạng khu vực nông thôn Hà Nội thì cho thấy hầu
hết các tiêu chí này các xã của Thành phố đều có thể đạt hoặc vượt chỉ tiêu
trong những năm tới, nhất là các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, là những
chỉ tiêu chủ yếu cần nguồn tài chính là có thể thực hiện được. Tuy nhiên, vẫn
có một số tiêu chí rất khó để thực hiện được, như chỉ tiêu về thu nhập bình
quân đầu người; chỉ tiêu về số lượng lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư
nghiệp (theo tiêu chí là 25% số lượng lao động của xã trong khi hiện nay rất


15

nhiều xã tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn ở mức rất cao với 60-80% tổng
số lao động); các chỉ tiêu về môi trường, đặc biệt là chỉ tiêu chất thải, nước
thải được thu gom và xử lý đúng quy định hay chỉ tiêu không có các hoạt
động gây suy giảm môi trường…)
Các chỉ tiêu của Bộ tiêu chí Quốc gia được trình bày cụ thể dưới đây:
A. Xã Nông thôn mới
I. Quy hoạch
TT

Tên tiêu
chí

Nội dung tiêu
chí

Chỉ

Đồng
TDMN
tiêu
bằng
phía
chung
sông
Bắc
Hồng

1.1.Quy hoạch sử
dụng đất và hạ
tầng thiết yếu cho
phát triển sản
xuất nông nghiệp
hàng hóa, công
nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, dịch
vụ
Quy 1.2. Quy hoạch
hoạch và phát triển hạ tầng
1 thực hiện kinh tế - xã hội – Đạt
quy môi trường theo
hoạch chuẩn mới
1.3. Quy hoạch
phát triển các khu
dân cư mới và
chỉnh trang các
khu dân cư hiện
có theo hướng

văn minh, bảo tồn
được bản sắc văn
hóa tốt đẹp

Đạt

Đạt

Chỉ tiêu theo vùng
Duyên
ĐB
Bắc
Đông
hải
Tây
sông
Trung
Nam
Nam Nguyên
Cửu
bộ
bộ
TB
Long

Đạt

Đạt

Đạt


Đạt

Đạt


16

II. Hạ tầng Kinh tế - Xã hội

Tên
T tiêu
TT
chí

Nội dung
tiêu chí

2.1. Tỷ lệ km
đường
trục
xã, liên xã
được
nhựa
hóa hoặc bê
tông hóa đạt
chuẩn
theo
cấp kỹ thuật
của

Bộ
GTVT
2.2. Tỷ lệ km
đường
trục
thôn,
xóm
được
cứng
hóa đạt chuẩn
Giao
theo cấp kỹ
2
thông
thuật của Bộ
GTVT
2.3. Tỷ lệ km
đường ngõ,
xóm sạch và
không lầy lội
vào
mùa
mưa.
2.4. Tỷ lệ km
đường
trục
chính
nội
đồng
được

cứng hóa, xe
cơ giới đi lại
thuận tiện
3.1. Hệ thống
thủy lợi cơ
3 Thủy lợi bản đáp ứng
yêu cầu sx và
dân sinh

Chỉ
Đồng
TDMN
tiêu
bằng
phía
chung
sông
Bắc
Hồng

Chỉ tiêu theo vùng
Duyên
ĐB
Bắc
Đông
hải
Tây
sông
Trung
Nam

Nam Nguyên
Cửu
bộ
bộ
TB
Long

100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

70%

50%

100% 70%

70%

70%

100% 50%

100%
100% 100% 100%
100%
100%
100%
(50%
(70% (70% (50%
(30%
100%

cứng
cứng
cứng
cứng cứng cứng
cứng
hóa
hóa
hóa)
hóa) hóa) hóa)
hóa)

65%

50%

Đạt

Đạt

100% 70%

Đạt

Đạt

70%

70%

Đạt


Đạt

100% 50%

Đạt

Đạt


17

4

5

6

7

Điện

Trường
học

Cơ sở
vật chất
văn hóa

Chợ

nông
thôn

3.2. Tỷ lệ km
trên mương
do xã quản lý
được kiên cố
hóa
4.1. Hệ thống
điện đảm bảo
yêu cầu kỹ
thuật
của
ngành điện
4.2. Tỷ lệ hộ
sử dụng điện
thường
xuyên,
an
toàn từ các
nguồn
Tỷ lệ trường
học các cấp:
mầm
non,
mẫu
giáo,
tiểu
học,
THCS có cơ

sở vật chất
đạt
chuẩn
quốc gia
6.1. Nhà văn
hóa và khu
thể thao xã
đạt chuẩn của
Bộ VH-TTDL
6.2. Tỷ lệ
thôn có nhà
văn hóa và
khu thể thao
thôn đạt quy
định của Bộ
VH-TT-DL
Chợ
đạt
chuẩn của Bộ
Xây dựng

65%

50%

85%

85%

70%


45%

85%

45%

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

98%

95%

99%

98%


98%

98%

99%

98%

80%

70%

100% 80%

80%

70%

100% 70%

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt


Đạt

Đạt

Đạt

100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt


18

8.1. Có điểm
phục vụ bưu

Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
chính
viễn
8 Bưu điện thông.
8.2.

Internet đến Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
thôn
9.1. Nhà tạm,
Không Không Không Không Không Không Không Không
dột nát
Nhà ở 9.2. Tỷ lệ hộ
9
dân cư có nhà ở đạt
80% 75% 90% 80% 80% 75% 90% 70%
tiêu chuẩn Bộ

Xây dựng

III. Kinh tế và tổ chức sản xuất

TT

10

11

12

13

Tên tiêu Nội dung tiêu
chí
chí
Thu nhập bình
quân
đầu
người/năm so
Thu nhập
với mức bình
quân chung của
tỉnh
Hộ
Tỷ lệ hộ nghèo
nghèo
Tỷ lệ lao động
trong độ tuổi

Cơ cấu
làm việc trong
lao động
lĩnh vực nông,
lâm, ngư nghiệp
Hình Có tổ hợp tác
thức tổ hoặc hợp tác xã
chức sản hoạt động có
xuất hiệu quả

Chỉ
Đồng
TDMN
tiêu
bằng
phía
chung
sông
Bắc
Hồng

1,4
lần

1,2 lần

< 6%

Chỉ tiêu theo vùng
Duyên

Bắc
Đông
hải
Tây
Trung
Nam
Nam Nguyên
bộ
bộ
TB

ĐB
sông
Cửu
Long

1,5
1,4 lần 1,4 lần 1,3 lần
lần

1,5
lần

1,3
lần

10%

3%


5%

5%

7%

3%

7%

<
30%

45%

25%

35%

35%

40%

20% 35%



















19

IV. Văn hóa - Xã hội - Môi trường
Tên tiêu Nội dung tiêu
TT
chí
chí

14

15

16

17

14.1. Phổ cập
giáo dục trung

học
14.2. Tỷ lệ học
sinh tốt nghiệp
THCS
được
Giáo dục tiếp tục học
trung học (phổ
thông, bổ túc,
học nghề)
14.3. Tỷ lệ lao
động qua đào
tạo
15.1. Tỷ lệ
người dân tham
gia các hình
Y tế thức BHYT
15.2. Y tế xã
đạt chuẩn quốc
gia
Xã có từ 70%
số thôn, bản trở
lên đạt tiêu
Văn hóa chuẩn làng văn
hóa theo quy
định của Bộ
VH-TT-DL
17.1. Tỷ lệ hộ
được sử dụng
nước sạch hợp
vệ sinh theo

Môi
quy
chuẩn
trường
Quốc gia
17.2. Các cơ sở
SX-KD đạt tiêu
chuẩn về MT

Chỉ
Đồng
TDMN
tiêu
bằng
phía
chung
sông
Bắc
Hồng

Chỉ tiêu theo vùng
Duyên
Bắc
Đông
hải
Tây
Trung
Nam
Nam Nguyên
bộ

bộ
TB

ĐB
sông
Cửu
Long

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

85%

70%

90%


85%

85%

70%

90% 80%

>
> 40
>
>
> 20%
> 35% > 35% > 20%
35%
%
40% 20%

30%

20%

40%

30%

30%

20%


40% 20%

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt


Đạt

Đạt

85%

70%

90%

85%

85%

85%

90% 75%

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt


Đạt

Đạt


20

17.3. Không có
các hoạt động
suy giảm môi
trường và có
Đạt
các hoạt động
phát triển môi
trường
xanh,
sạch, đẹp
17.4.
Nghĩa
trang được xây
Đạt
dựng theo quy
hoạch
17.5. Chất thải,
nước thải được
Đạt
thu gom và xử
lý theo quy định

Đạt


Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt


Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

V. Hệ thống chính trị
Tên tiêu Nội dung tiêu
TT
chí
chí

Hệ thống
tổ chức
chính trị
18
xã hội
vững
mạnh

18.1. Cán bộ xã
đạt chuẩn
18.2. Có đủ các
tổ chức trong hệ
thống chính trị

cơ sở theo quy
định.
18.3. Đảng bộ,
chính quyền xã
đạt tiêu chuẩn
“trong
sạch,
vững mạnh”
18.4. Các tổ
chức đoàn thể
chính trị của xã
đều đạt danh
hiệu tiên tiến trở
lên

Chỉ
Đồng
TDMN
tiêu
bằng
phía
chung
sông
Bắc
Hồng

Chỉ tiêu theo vùng
Duyên
Bắc
Đông

hải
Tây
Trung
Nam
Nam Nguyên
bộ
bộ
TB

ĐB
sông
Cửu
Long

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt


Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt


Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt


21

An ninh, An ninh, trật tự
19 trật tự xã xã hội được giữ Đạt
hội
vững

Đạt

Đạt


Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

B. Huyện Nông thôn mới: Có 75% số xã trong huyện đạt nông thôn mới
C. Tỉnh Nông thôn mới: Có 80% số huyện trong tỉnh đạt nông thôn mới.
1.5. Một số văn bản pháp luật về chương trình xây dựng nông thôn mới:
Sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành đối với
chương trình nông thôn mới được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật sau:
1.5.1. Văn bản của Trung ương:
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp
hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác
định nhiệm vụ xây dựng: "Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới";
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính
phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương
Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010 - 2020;
- Văn bản số 5385/VPCP-KTN ngày 7/8/2009 của Văn phòng Chính
phủ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh
Hùng về việc xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới;


Đạt


×