Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Giải pháp pháp lý nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.7 KB, 16 trang )

TÓM TẮT
Đề tài: “Giải pháp pháp lý nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
tín dụng”, được triển khai nghiên cứu, thực hiện từ ngày 05/03/2016 đến ngày
05/9/2016 tại Trường Đại học Trà Vinh.
Trong giai đoạn hiện nay, khi thực hiện vai trò cấp tín dụng cho các thành phần
kinh tế thông qua các HĐTD, các tổ chức tín dụng đang đứng trước những khó khăn,
thách thức, đặc biệt là nguy cơ rủi ro tín dụng từ sự tranh chấp giữa tổ chức tín dụng
và khách hàng vay vốn. Nội dung tranh chấp trong HĐTD rất đa dạng và phổ biến,
thực tiễn quá trình phát sinh tranh chấp trong HĐTD có thể xuất phát từ nhiều nguyên
nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân từ phía những bất cập của pháp luật về
HĐTD và việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD trong giai
đoạn hiện nay.
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu những quy định cơ bản của pháp luật Việt
Nam về lĩnh vực tín dụng ngân hàng, pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ
HĐTD, đánh giá thực trạng áp dụng và các vấn đề phát sinh, bất cập trong việc áp
dụng các quy phạm pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD. Đề tài đề xuất
một số giải pháp về mặt pháp lý hoàn thiện thêm các quy định của pháp luật, nhằm
hạn chế tranh chấp phát sinh trong HĐTD, góp phần tạo môi trường lành mạnh cho
quan hệ tín dụng phát triển an toàn. Những giải pháp đó tập trung vào những vấn đề
như: Hoàn thiện các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay nhằm hạn chế tranh
chấp liên quan đến lãi suất, quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐTD; Hoàn thiện
quy định của pháp luật liên quan đến tư cách chủ thể ký kết, thực hiện HĐTD; Hoàn
thiện pháp luật liên quan đến chấm dứt hợp đồng, thu hồi nợ trước hạn; Hoàn thiện
pháp luật liên quan đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong HĐTD.
Với những giải pháp pháp lý nêu trên, sẽ giúp hệ thống pháp luật liên quan
đến tín dụng ngân hàng thêm hoàn thiện, góp phần hạn chế, khắc phục những tranh
chấp phát sinh từ HĐTD, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

-iii-



ABSTRACT
The subject: "Legal solutions to minimize disputes arising from the credit
contract", is conducted for research and carried out from 05/03/2016 to 05/9/2016 at
Tra Vinh University.
In the current period, when performing the role of granting credit for the
economic sector through the credit contract, the credit institution is facing difficulties
and challenges, particularly the credit risk from disputes between credit institutions
and borrowing customers. Dispute contents in credit contract are varied and popular,
the practical process of arising disputes in credit contract that can derive from many
different causes, including those caused by the inadequacies of the law on credit
contract and the legal application for resolution of disputes arising from the credit
contract in the current period.
Through the process of researching and learning the basic rules of the law of
Vietnam in the field of banking credit, the law for resolution of disputes arising from
the credit contract, assessing the status of the application and issues arising,
inadequacies in the application of legal for resolution of disputes arising from the
credit contract. The thesis proposed some legal solutions tocomplete the provisions
of law, to minimize disputes arising in credit contract, contributing to a healthy
environment for safe development of credit relations These solutions focus on issues
such as: Completing the provisions of the law on lending rates to minimize of disputes
related interest, rights and obligations of the parties to the credit contract; Completing
the law relating to the signing holder status, perform credit contract; Improving the
law relating to the termination of the contract, recovery of debts before maturity;
Improving the law relating to the security measures for implementation of obligations
in credit contract
With the above-mentioned legal solutions, that will help the legal system relating to
bank credit for improvement, contributing to limit and remedy the disputes arising from
credit contract, promoting economic and social development

-iv-



MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ..............................................................................................................iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................................2
3. Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu .............................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài ..................................................3
6. Bố cục của luận văn ..............................................................................................4
7. Hướng tiếp cận tư liệu để thực hiện đề tài ............................................................4
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG ..............................................................6
1.1 Khái quát về hợp đồng tín dụng ..........................................................................6
1.1.1 Khái niệm hợp đồng tín dụng .....................................................................6
1.1.2 Đặc điểm của Hợp đồng tín dụng ...............................................................8
1.1.2.1 Chủ thể cho vay của Hợp đồng tín dụng luôn là Tổ chức tín dụng .....8
1.1.2.2 Đối tượng của Hợp đồng tín dụng luôn là vốn tiền tệ .........................9
1.1.2.3 Hợp đồng tín dụng phải được ký kết dưới hình thức văn bản và đa phần
là loại hợp đồng theo mẫu ..............................................................................10
1.1.2.4 Hợp đồng tín dụng luôn nhằm mục đích sinh lợi...............................12
1.1.2.5 Hợp đồng tín dụng là dạng hợp đồng cho vay theo kỳ hạn ...............13


-v-


1.2 Khái quát về tranh chấp hợp đồng tín dụng ......................................................13
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm tranh chấp hợp đồng tín dụng .................................13
1.2.1.1 Khái niệm về tranh chấp hợp đồng tín dụng ......................................13
1.2.1.2 Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng tín dụng .....................................14
1.2.2 Phân loại tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ...............................19
1.2.3 Dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng phổ biến...........................................20
1.3 Khía cạnh kinh tế - xã hội của tranh chấp hợp đồng tín dụng ..........................23
1.3.1 Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế đối với tranh chấp hợp đồng tín dụng nói
chung và lợi ích kinh tế của các bên nói riêng ..................................................23
1.3.2 Ảnh hưởng của yếu tố chính trị - xã hội, pháp luật đối với tranh chấp hợp
đồng tín dụng .....................................................................................................24
1.3.3 Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, đạo đức, trình độ năng lực, hiểu biết và thói
quen trong kinh doanh đối với tranh chấp hợp đồng tín dụng ...........................25
1.4 Hậu quả của tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ..................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HĐTD VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT .................................................................29
2.1 Thực trạng tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng trong giai đoạn hiện nay ....29
2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng tín dụng trong giai đoạn hiện nay 30
2.2.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về quyền nghĩa vụ trả nợ (trả lãi và nợ gốc)
của bên vay trong hợp đồng tín dụng ................................................................30
2.2.1.1 Những khó khăn, bất cập của pháp luật về lãi suất, lãi quá hạn và việc
thực hiện nghĩa vụ của bên vay ......................................................................30
2.2.1.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về lãi suất, lãi quá hạn và việc thực hiện
nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng ..............................................36
2.2.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về tư cách chủ thể ký kết, thực hiện hợp đồng
tín dụng ..............................................................................................................41

2.2.2.1 Những khó khăn, bất cập của pháp luật về tư cách chủ thể ký kết, thực
hiện hợp đồng tín dụng ..................................................................................41
2.2.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về tư cách chủ thể ký kết, thực hiện hợp
đồng tín dụng .................................................................................................49

-vi-


2.2.3 Thực trạng áp dụng pháp luật liên quan đến chấm dứt hợp đồng, thu hồi nợ
trước hạn ............................................................................................................53
2.2.3.1 Những khó khăn, bất cập của pháp luật liên quan đến chấm dứt hợp
đồng, thu hồi nợ trước hạn .............................................................................53
2.2.3.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến chấm dứt hợp đồng, thu hồi
nợ trước hạn ...................................................................................................54
2.2.4 Thực trạng áp dụng pháp luật về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng tín dụng .......................................................................56
2.2.4.1 Những khó khăn, bất cập của pháp luật về biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng ..................................................................56
2.2.4.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
đảm bảo trong hợp đồng tín dụng ..................................................................61
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CÁC GIẢI PHÁP PHÁP LÝ ĐỂ NGĂN NGỪA VÀ
HẠN CHẾ TRANH CHẤPHỢP ĐỒNG TÍN DỤNG ..........................................67
3.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay nhằm hạn chế tranh
chấp liên quan đến lãi suất, quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐTD .............67
3.2 Hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến tư cách chủ thể ký kết, thực
hiện HĐTD ..............................................................................................................71
3.3 Hoàn thiện pháp luật liên quan đến chấm dứt hợp đồng, thu hồi nợ trước hạn 75
3.4 Hoàn thiện pháp luật liên quan đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
trong HĐTD ............................................................................................................77
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................80

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81

-vii-


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ Luật Dân sự

BLTTDS

Bộ Luật Tố tụng dân sự

HĐBĐ

Hợp đồng bảo đảm

HĐTD

Hợp đồng tín dụng

KDTM

Kinh doanh thương mại

NHNN

Ngân hàng nhà nước


TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

VKSNDTC

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

-viii-



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, với chính sách
mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, đã góp phần tạo nên những bước tiến đáng kể cho
công cuộc xây dựng đất nước, mở ra nhiều cơ hội mới và cũng đặt ra những thách thức
vô cùng to lớn cho mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp, trong đó không thể không nói đến
ngân hàng, lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở các nước đi lên từ nền kinh tế bao cấp. Ngân
hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa
để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh toán..., phục vụ cho việc phát triển,
mở rộng sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức kinh tế.
Nhận thức được vị trí và vai trò của mình, các Ngân hàng ở nước ta đang từng
bước khẳng định sự lớn mạnh của mình trong mọi phương diện hoạt động, đặc biệt
là thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng, phục vụ đắc lực cho sự phát triển của các
ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân
hàng thực hiện dưới nhiều hình thức, trong đó cho vay vốn thông qua hợp đồng tín
dụng (HĐTD) là hình thức kinh doanh quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn tạo nên lợi
nhuận cho ngân hàng. Cho vay vốn thông qua HĐTD của các tổ chức tín dụng
(TCTD) là nguồn cung ứng vốn chủ yếu cho các thành phần kinh tế, tạo điều kiện
cho các thành phần kinh tế dễ dàng tiếp cận nguồn vốn với mức lãi suất hợp lý (do
Nhà nước kiểm soát) để đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy
kinh tế phát triển, ổn định xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực đối với nền kinh tế thì các TCTD
mà chủ yếu là hệ thống ngân hàng, cũng gặp không ít khó khăn trong thực hiện vai
trò, nhiệm vụ của mình, đặc biệt là vai trò cấp tín dụng cho các thành phần kinh tế
thông qua các HĐTD. Những khó khăn đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
như: trình độ hiểu biết pháp luật của cán bộ ngân hàng, người dân, doanh nghiệp,
năng lực giải quyết tranh chấp của Thẩm phán liên quan đến lĩnh vực HĐTD còn
nhiều hạn chế; những quy định của pháp luật về HĐTD còn nhiều bất cập, chưa theo


-1-


kịp sự phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Từ những khó
khăn cơ bản này nên việc phát sinh tranh chấp từ HĐTD giữa các đối tác là điều khó
tránh khỏi. Nội dung tranh chấp phát sinh từ HĐTD rất đa dạng và phức tạp. Tuy
nhiên, biểu hiện của rủi ro, tranh chấp trong hợp đồng tín dụng hiện nay tập trung
nhiều và phổ biến nhất là khi khách hàng không hoàn trả gốc và lãi đúng hạn. Những
tranh chấp phát sinh từ HĐTD nếu không ngăn ngừa, không có biện pháp hạn chế sẽ
có những tác động xấu đến nền kinh tế nói chung, hệ thống ngân hàng, các TCTD nói
riêng, sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư,
người gửi tiền bị xâm phạm.
Trong những năm qua, pháp luật về ngân hàng nói chung và pháp luật về giải
quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD nói riêng đã được Nhà nước ta quan tâm và không
ngừng hoàn thiện như: Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2014, Luật
Ngân hàng Nhà nước 2010, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn
thi hành… Những văn bản trên tạo ra khung pháp lý quan trọng, tạo đà cho hoạt động
cho vay của các Ngân hàng phát triển, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì pháp
luật về ngân hàng nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
tín dụng nói riêng còn nhiều bất cập, đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng nghiên
cứu, hoàn thiện, đặc biệt là hoàn thiện các biểu mẫu HĐTD cho phù hợp với nhu cầu
thực tế. Bên cạch đó, việc nghiên cứu bất cập của pháp luật về HĐTD, đây được xem là
nguyên nhân thực tế làm phát sinh tranh chấp từ HĐTD, từ đó có những kiến nghị hoàn
thiện pháp luật, đề xuất những giải pháp pháp lý nhằm hạn chế và khắc phục tranh chấp
phát sinh từ HĐTD là hết sức cần thiết.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp pháp lý nhằm hạn chế
tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu những quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực tín

dụng ngân hàng, pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD, đánh giá thực
trạng áp dụng và các vấn đề phát sinh, bất cập trong việc áp dụng các quy phạm pháp
luật, từ đó đề ra những giải pháp về mặt pháp lý nhằm hoàn thiện thêm các quy định

-2-


của pháp luật Việt Nam nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh trong HĐTD, góp phần
tạo môi trường lành mạnh cho quan hệ tín dụng phát triển an toàn.
3. Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng tín dụng, tranh
chấp hợp đồng tín dụng và những quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết
tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng. Trên cơ sở phân tích thực trạng áp dụng
các quy định đó trong thực tiễn, chỉ ra những vấn đề phát sinh và bất cập về mặt pháp
lý, từ đó đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp
luật nhằm hạn chế những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng.
Luận văn tập trung nghiên cứu những hạn chế, chưa hợp lý từ quy định của
pháp luật hiện hành dẫn đến thực trạng tranh chấp phát sinh từ HĐTD và thực trạng
áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con
đường tòa ánở Việt Nam. Qua đó, đề ra một số kiến nghị, giải pháp pháp lý nhằm hạn
chế những tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ở Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.
Ngoài ra, tác giả sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để lý giải
vấn đề, như phân tích, so sánh, tổng hợp và các phương pháp thống kê, nghiên cứu
xã hội học, tham khảo ý kiến của những người làm công tác ký kết, theo dõi thực hiện
và giải quyết tranh chấp HĐTD. Đồng thời, tiến hành đánh giá, lý giải những vấn đề
chưa hợp lý, vướng mắc, làm phát sinh tranh chấp trong HĐTD để làm sáng tỏ những

nội dung của luận văn.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Từ thực tiễn hoạt động cho vay của các TCTD, nghiên cứu một số tài liệu tham
khảo trong quá trình soạn thảo, ký kết và thực hiện HĐTD, chủ thể pháp lý tham gia
ký kết HĐTD, các điều khoản trong HĐTD nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh từ
HĐTD. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn

-3-


áp dụng pháp luật trong việc ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp HĐTD, từ đó,
nhận diện một số hạn chế, vướng mắc phát sinh từ những quy định của pháp luật hiện
hành, để đề xuất các giải pháp pháp lý hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về HĐTD,
nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng. Góp phần làm lành mạnh hóa
thị trường tiền tệ quốc gia, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục cụm từ
được viết tắt, nội dung luận văn được chia thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng tín dụng và tranh chấp hợp đồng
tín dụng
Chương 2: Thực trạng tranh chấp và áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp
phát sinh từ hợp đồng tín dụng trong giai đoạn hiện nay
Chương 3: Nội dung các giải pháp pháp lý để ngăn ngừa và hạn chế tranh chấp
hợp đồng tín dụng
7. Hướng tiếp cận tư liệu để thực hiện đề tài
Giải pháp pháp lý nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh từ HĐTD là đề tài pháp
lý tương đối phức tạp, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả với nhiều đề tài
nghiên cứu và góc độ nghiên cứu khác nhau. Qua khảo sát về tình hình nghiên cứu
xung quanh vấn đề này, đã có tiếp cận những công trình nghiên cứu như: Luận văn
Cử nhân của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa với đề tài “Tranh chấp hợp đồng tín dụng

– nguyên nhân và giải pháp qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án”; Luận văn Cử nhân
của tác giả Nguyễn Thị Bích Hồng với đề tài “Thực trạng giải quyết tranh chấp hợp
đồng tín dụng về lãi suất tại Tòa án”;Th.s Nguyễn Quỳnh Chi; “Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay”; PGS.TS Nguyễn Như
Phát, TS. Lê Thị Thu Thủy; “Tranh chấp hợp đồng và các phương thức giải quyết
tranh chấp hợp đồng” của TS. Phan Chí Hiếu; Sách chuyên khảo “Các biện pháp
bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng" do TS. Lê Thị Thu Thủy làm
chủ biên, Nhà Xuất bản Tư pháp 2006, Cuốn sách “Hoàn thiện pháp luật về hoạt
động của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của TS.
Ngô Quốc Kỳ, Nhà Xuất bản Tư pháp, năm 2005.

-4-


Các công trình nghiên cứu này đã góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho
việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nói chung
và hợp đồng tín dụng nói riêng. Tuy nhiên tác giả nhận thấy, nội dung về giải pháp
pháp lý để hạn chế và khắc phục tranh chấp phát sinh từ HĐTD đã được các tác giả
đề cập đến, nhưng nhìn chung ở mức độ sơ lược thông qua việc nghiên cứu thực trạng
giải quyết tranh chấp HĐTD mà chủ yếu tập trung ở dạng tranh chấp về lãi suất hoặc
các biện pháp bảo đảm.
Qua quá trình nhận thức và tìm hiểu, khảo sát trên các sách, báo, tạp chí và các
phương tiện thông tin đại chúng khác, tác giả cho rằng việc nghiên cứu đề tài pháp
luật về hợp đồng tín dụng vẫn còn là cấp thiết, bởi lẽ các quy định pháp luật về vấn
đề này thường xuyên thay đổi theo điều kiện thực tế và vẫn còn nhiều bất cập, chưa
phù hợp với thực tiễn.

-5-



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
VÀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
1.1 Khái quát về hợp đồng tín dụng
1.1.1 Khái niệm hợp đồng tín dụng
Theo tiếng La-tinh, tín dụng là chữ creditum (tin tưởng, tín nhiệm), tín dụng
có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung đều có nội dung
thống nhất, xem tín dụng là một phạm trù kinh tế đã tồn tại và trải qua nhiều hình thái
kinh tế - xã hội [42,tr. 202-203].
Hiểu theo nghĩa hẹp, tín dụng là sự vay mượn, trong đó bao gồm hai chủ thể,
bên cho vay và bên đi vay. Quan hệ vay mượn dựa theo nguyên tắc có hoàn trả cả
vốn và lãi trong một thời hạn nhất định, để thỏa mãn nhu cầu của cả 2 bên - đây là
quan hệ bình đẳng, cả 2 bên cùng có lợi và mang tính thoả thuận lớn. Hiểu theo nghĩa
rộng, tín dụng là sự vận động của nguồn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, là sự chuyển
dịch nguồn vốn từ chủ thể dư thừa vốn, có vốn nhàn rỗi sang chủ thể thiếu hụt vốn
và cần vốn cho nhu cầu đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và tiêu dùng và có sự
hoàn trả vốn với một giá trị cao hơn trong quá trình chuyển dịch đó.
Tín dụng là một phạm trù kinh tế – xã hội đã tồn tại từ rất lâu và trải qua nhiều
hình thái kinh tế - xã hội, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường, qua từng thời kỳ, từng giai đoạn mà dần hình thành
nên các hình thức tín dụng mới có trình độ cao hơn như: tín dụng nặng lãi, tín dụng
thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước và tín dụng tiêu dùng.
Trong các hình thức trên thì tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng vô
cùng quan trọng, nó là một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tín
dụng cho các doanh nghiệp, các thể nhân khác trong nền kinh tế. Do vậy, khi nói đến

-6-



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Bộ Tài nguyên Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày
19/5/2014 của Bộ TNMT quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
[2]. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính
phủ về Giao dịch bảo đảm.
[3]. Chính phủ (2007), Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính
phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.
[4]. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày
29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
[5]. Chính phủ (2014), Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
[6]. Chính phủ (2014), Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/5/2014 của Chính phủ
về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.
[7]. Chính phủ (2010), Nghị quyết 12/NQ-CP ngày 07/3/2010 của Chính phủ về
phiên họp thường kỳ tháng 2/2010.
[8]. Chính phủ (2010), Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010 của Chính phủ về
những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.
[9]. Chính phủ (2007), Thông tư số 04/2008/TT-BKH hướng dẫn một số quy định
tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ
về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.
[10]. Phan Thị Cúc (2012), Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ phần 2, tái bản lần
thứ ba, NXB Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh.
[11]. Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của Tổ
chức tín dụng đối với khách hàng.


-81-


[12]. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày
03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay ban hành
kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.
[13]. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày
22/4/2005 của Thống đốc NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
để xử lí rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD.
[14]. Ngân hàng Nhà nước (2015), Quyết định số 02/VBHN-NHNN ngày 21/01/2015
của Thống đốc NHNN ban hành Chế độ báo cáo tài chính của các TCTD.
[15]. Ngân hàng Nhà nước (2010), Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010
của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng
đồng Việt Nam.
[16]. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc
NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về phân loại nợ,
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro trong hoạt động ngân hàng của
TCTD ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của
Thống đốc NHNN.
[17]. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định số 2538/QĐ-NHNN ngày 31/10/2007
của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng
đồng Việt Nam.
[18]. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định số 1143/QĐ-NHNN ngày 29/5/2007
về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.
[19]. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 12/2010/TT-NHNN của Thống đốc
NHNN Việt Nam hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối
với khách hàng.
[20]. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 07/2013/TT-NHNN, ngày 14/3/2013
của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với
tổ chức tín dụng.

[21]. Ngân hàng Nhà nước (2003), Thông tư số 07/2003/TT-NHNN, ngày 19/5/2003
của Thống đốc NHNN, hướng dẫn thực hiện một số quy định về bảo đảm tiền
vay của các TCTD.

-82-


[22]. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
[23]. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015.
[24]. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15/6/2004.
[25]. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.
[26]. Quốc hội (2013), Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.
[27]. Quốc hội (2005), Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
[28]. Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19/6/2014.
[29]. Quốc hội (2009), Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 ngày 17/6/2009.
[30]. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2012/QH12 ngày
16/6/2010.
[31]. Quốc hội (2015), Luật Tố tụng hành chính số 3/2015/QH13.
[32]. Quốc hội (2008), Nghị quyết số 23/2008/QH12 ngày 06/11/2008 của Quốc hội
về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009.
[33]. TAND huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng (2013), Bản án KDTM sơ thẩm số
03/2013/KDTM-ST ngày 15/5/2013.
[34]. TAND thành phố Cà Mau (2014), Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số:
21/2014/KDTM-ST ngày 30/9/2014.
[35]. TAND tỉnh Cà Mau (2015), Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số:
01/2015/KDTM-PT ngày 20/3/2015.
[36]. TAND tỉnh Sóc Trăng (2009), Bản án sơ thẩm 09/2009/DS- ST ngày 11/9/2009.
[37]. TAND tỉnh Sóc Trăng (2009), Bản án sơ thẩm số 06/2009/KDTM-ST ngày
28/9/2009.
[38]. TAND tỉnh Sóc Trăng (2010), Bản án Kinh doanh thương mại sơ thẩm số

10/2010/KDTM-ST ngày 10/8/2010.
[39]. Tòa án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ tư pháp - Bộ tài
chính (1997), Thông tư liên tịch số 01/TTLT, ngày 19/6/1997 về việc xét xử và
thi hành án về tài sản.
[40]. Toà phúc thẩm TAND tỉnh Sóc Trăng (2013), Bản án KDTM phúc thẩm số
13/2013/KDTM-PT ngày 19/8/2013.

-83-


[41]. Trần Thị Thùy Trang (2014), Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ
HĐTD bằng con đường Tòa án ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ ngành Luật kinh
tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
[42]. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình Luật Ngân
hàng, NXB Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
[43]. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình luật Ngân
hàng, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh.
Các trang mạng
[44]. Nguyễn Thị Thu Hằng (2009), “Thực trạng tranh chấp HĐTD và một số kiến
nghị, Học tập và nghiên cứu pháp luật tài chính – ngân hàng”,
<https:// luattaichinh.wordpress.com/2009/03/26/thực-trạng-tranh-chấp-hdtdv-một-số-kiến-nghị/>, truy cập ngày 12/6/2016.
[45]. Hoàng Yến (2009), Tính lãi suất “trên trời”, Báo Pháp luật TPHCM,
< /2009122711504885pl063cl016/tinh-lai-suat-trentroi.htm >, truy cập, ngày 12/8/2016.

-84-



×