Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô – thực tiễn áp dụng tại tỉnh trà vinh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 15 trang )

TÓM TẮT
Luận văn “Pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô –
Thực tiễn áp dụng tại tỉnh Trà Vinh” góp phần phân tích rõ các vấn đề pháp lý cơ
bản nhất về các điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô của Việt Nam.
Đặc biệt, qua nghiên cứu thực tiễn áp dụng tại tỉnh Trà Vinh, tác giả chỉ ra được một
số bất cập trong quy định của pháp luật và đề xuất những nội dung cần hoàn thiện
khi điều chỉnh điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Bên cạnh đó, đề tài góp phần làm phong phú thêm số lượng công trình
nghiên cứu tại Việt Nam về điều kiện kinh doanh vận tải nói chung của các doanh
nghiệp trên thị trường. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu
tham khảo cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nhà nước
về vận tải. Đối với các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến dịch vụ vận tải hành
khách bằng ô tô có thể tham khảo để hiểu rõ hơn các quy định hiện hành để kinh
doanh phù hợp với quy định.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Bố cục của
luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề pháp lý cơ bản về điều kiện kinh doanh vận tải
hành khách bằng ô tô.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hành
khách bằng ô tô tại tỉnh Trà Vinh.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải
hành khách bằng ô tô.
Từ những vấn đề nghiên cứu trong luận văn, cho thấy hoạt động kinh doanh
vận tải hành khách bằng ô tô có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất và đời sống
của nhân dân. Không chỉ có vai trò là động lực cho phát triển kinh tế, hoạt động
kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô còn góp phần giải quyết các vấn đề của xã
hội như: Giải quyết việc làm, huy động vốn xã hội hóa để đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy
nhiên, thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô

-iii-



cũng chưa thật sự chặt chẽ đã dẫn đến việc thi hành pháp luật trong thực tiễn còn
nhiều hạn chế, bất cập, cần sớm được khắc phục nhằm phát huy tốt vai trò của pháp
luật trong thực tiễn cuộc sống như: Quy định về người điều hành vận tải, về phê
duyệt phương án kinh doanh, quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô
theo tuyến cố định, quy định về vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du
lịch, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hành khách bằng xe buýt.
Trên cơ sở kết quả đánh giá những nội dung đã triển khai và những hạn chế,
bất cập trong quá trình thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải hành
khách bằng ô tô hiện hành, đồng thời trước yêu cầu tiếp tục việc triển khai các giải
pháp để siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông,
nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng
dịch vụ vận tải bằng xe ô tô của cả nước nói chung, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh nói riêng. Vì vậy, việc tăng cường công tác rà soát các văn bản quy phạm pháp
luật về vận tải, đề xuất hoàn thiện các quy định trong hoạt động vận tải, bảo đảm
đúng quy định của pháp luật là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay.

-iv-


ABSTRACT
The thesis “The legislation on business conditions of passenger transport by
car- Practical applications at Tra Vinh Province” contributes to analyze clearly
about the most basic legal issues on business conditions of passenger transport by
car in Viet Nam. Specially, through partical research, which applied in Tra Vinh
Province, the author pointed out some inadequacies in the provisions of law and
proposed contents that need improvement when adjusting business conditions of
passenger transport by car.
Furthermore, the subject contributes to enriching the number of research
works in Viet Nam on general business conditions of businesses in the market.

Thereout, the result of the research may be used as documention for officials doing
inspection, examination and State management of transport. For those businesses
related to passenger transport services by car, who can consult to follow through the
current regulations to match the business conditions.
Besides the introduction and conclusion, list of references. This thesis is
structured into 3 chapters:
Chapter 1: The basic legal issues on business conditions of passenger
transport by car.
Chapter 2: Practical application of regulations on business conditions of
passenger transport by car at Tra vinh Province.
Chapter 3: Solutions to improve the law on business conditions of passenger
transport by car.
From the thesis’s research issues, show that the business activity of
passenger transport by car plays an important role in the production and life of the
people. It’s not only as a development dynamics for economy improvement, but
also solving some social problems such as: jobs, socialized capital mobilization to
infrastructure investment. However, the status law on business conditions of
passenger transport by car is not really fixed, which led to the implementation of

-v-


law in practice is limited, shortcoming, some need to be soon surmounted in order
to promote the role of law in reality like: the provision of transport operators, the
approval of business plans, the management of passenger transport by car along the
fixed routes, the provision of transport by contract, tourist transport, taxis transport,
and by bus.
Based on the results of apprasing of the deployed contents and the
inadequacies in the law implementation process about the business conditions of
passenger transport by car nowadays, with the request that continuing the

deployment of solutions to tighten the transport business activity, so that we can
minimize the traffic accidents, improve the efficiency and effectiveness of the State
management, enhance the quality of transport services by car not only in Tra Vinh
Province but also in Viet Nam. Therefore, the boost of review mission on legal
documents about transport, the propose to complete the regulations in transport
operators, which all compliance with the law, is the necessary and urgent problem
nowadays.

-vi-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ...............................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... xii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .....................................................................................3
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................6
7. Bố cục của luận văn .............................................................................................7
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN KINH
DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ ...............................................8

1.1. Tổng quan về vận tải hành khách bằng ô tô .....................................................8
1.1.1. Khái niệm và vai trò của vận tải hành khách bằng ô tô ...........................8
1.1.1.1. Khái niệm vận tải hành khách bằng ô tô ...........................................8
1.1.1.2. Vai trò của vận tải hành khách bằng ô tô ........................................10
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vận tải hành khách bằng ô tô .......................10
1.1.3. Các hình thức vận tải hành khách bằng ô tô...........................................16
1.1.3.1. Vận tải hành khách theo tuyến cố định trong nước và quốc tế .......16
1.1.3.2. Vận tải hành khách bằng xe buýt ....................................................18
1.1.3.3. Vận tải hành khách bằng xe taxi .....................................................20

-vii-


1.2. Điều kiện kinh doanh và pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải hành
khách bằng ô tô đối với doanh nghiệp Việt Nam ..................................................22
1.2.1. Điều kiện kinh doanh .............................................................................22
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải hành
khách bằng ô tô .................................................................................................25
1.3. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải hành
khách bằng ô tô ......................................................................................................27
1.4. Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách
bằng ô tô.................................................................................................................30
1.5. Pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô đối với nhà
cung cấp dịch vụ nước ngoài .................................................................................37
1.5.1. Cam kết chung của Việt Nam đối với lĩnh vực vận tải hành khách bằng
đường bộ ...........................................................................................................37
1.5.2. Quy định cụ thể điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô đối
với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài ...............................................................38
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH
DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ TẠI TỈNH TRÀ VINH .....40

2.1. Thực trạng về vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ........40
2.1.1. Thực trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận tải hành khách
bằng ô tô ..........................................................................................................40
2.1.2. Hệ thống bến bãi.....................................................................................45
2.1.3. Các điểm dừng, đỗ xe, các trạm dừng nghỉ dọc đường ..........................46
2.2. Thực trạng về phương tiện và người điều khiển phương tiện ........................47
2.2.1. Phương tiện.............................................................................................47
2.2.2. Người điều khiển phương tiện ................................................................47
2.3. Hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô ........................................................48
2.3.1. Vận tải khách tuyến cố định ...................................................................49
2.3.2. Vận tải bằng xe buýt ...............................................................................53
2.3.3. Vận tải bằng taxi.....................................................................................54

-viii-


2.3.4. Vận tải hợp đồng và du lịch ...................................................................54
2.4. Lượng hành khách vận chuyển bằng ô tô .......................................................54
2.5. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh .............................................................................................57
2.5.1. Công tác phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật về vận tải hành
khách bằng ô tô .................................................................................................57
2.5.2. Công tác quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện ...........57
2.5.2.1. Công tác quản lý phương tiện .........................................................57
2.5.2.2. Công tác quản lý người điều khiển phương tiện .............................59
2.5.3. Công tác quản lý bến xe .........................................................................59
2.5.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ....................................................60
2.5.5. Đánh giá chung .......................................................................................62
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN
KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ ..................................68

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách
bằng ô tô.................................................................................................................68
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về điều kiện doanh vận tải hành khách bằng ô tô
để nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và đảm bảo an toàn giao thông ..........68
3.1.2. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hành
khách bằng ô tô .................................................................................................69
3.2. Giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải hành
khách bằng ô tô ......................................................................................................70
3.2.1. Hoàn thiện văn bản pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải hành
khách bằng ô tô .................................................................................................70
3.2.2. Các giải pháp hỗ trợ ...............................................................................73
KẾT LUẬN ..............................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................78
PHỤ LỤC .................................................................................................................81
PHỤ LỤC 1 ...........................................................................................................81

-ix-


PHỤ LỤC 2 ...........................................................................................................82
PHỤ LỤC 3 ...........................................................................................................83
PHỤ LỤC 4 ...........................................................................................................84
PHỤ LỤC 5 ...........................................................................................................85
PHỤ LỤC 6 ...........................................................................................................86
PHỤ LỤC 7 ...........................................................................................................87

-x-


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LGTĐB:

Luật Giao thông đường bộ

LGTĐB 2001:

Luật Giao thông đường bộ năm 2001

LGTĐB 2008:

Luật Giao thông đường bộ năm 2008

GPLX:

Giấy phép lái xe

GTVT:

Giao thông vận tải

HTX:

Hợp tác xã

DNTN:

Doanh nghiệp tư nhân

TNHH:


Trách nhiệm hữu hạn

HKVC:

Hành khách vận chuyển

HKLC:

Hành khách luân chuyển

TTATGT:

Trật tự an toàn giao thông

TNGT:

Tai nạn giao thông

CBCNV:

Cán bộ công nhân viên

GSHT:

Giám sát hành trình

-xi-


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Tổng hợp mạng lưới đường bộ trên địa bàn tỉnh

41

Bảng 2.2

Tổng hợp hiện trạng bến xe trên địa bàn tỉnh

43

Bảng 2.3

Bảng 2.4

Tổng hợp số lượng giấy phép lái xe ô tô tính đến
31/12/2015

45

Tổng hợp số lượng doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên
địa bàn tỉnh


46

Bảng 2.5

Mạng lưới vận tải khách nội tỉnh

47

Bảng 2.6

Mạng lưới vận tải khách liên tỉnh và quốc tế

47

Bảng 2.7

Chỉ tiêu khai thác các tuyến xe buýt đang hoạt động

51

Bảng 2.8

Khối lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển bằng
đường bộ từ năm 2011-2015

-xii-

52



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì nhu cầu đi lại của con người giữa
các vùng miền cũng tăng lên nhanh chóng. Chất lượng cuộc sống được nâng lên
khiến con người đòi hỏi chất lượng dịch vụ vận tải hành khách nói chung cũng phải
đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, nhanh chóng, thuận lợi, văn minh lịch sự. Các yếu
tố này phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý, khai thác kinh doanh vận tải hành
khách nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải được cung ứng trên thị trường.
Trong những năm qua, lực lượng vận tải hành khách bằng ô tô phát triển
nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Chất lượng phương tiện đã được cải
thiện, nhiều phương tiện chất lượng tốt được đưa vào khai thác, dịch vụ vận tải
được nâng lên rõ rệt. Về mặt tích cực, việc phát triển nhanh chóng của lực lượng
vận tải hành khách bằng ô tô đã đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tăng
cao trên mọi vùng miền Tổ quốc. Nhưng tốc độ phát triển nhanh chóng phương tiện
cũng dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt giữa các lực lượng vận tải, cùng với sự thiếu
chặt chẽ, đồng bộ trong công tác quản lý của các cơ quan nhà nước đã khiến những
mặt tiêu cực trong lĩnh vực vận tải hành khách bằng ô tô vẫn tồn tại và có chiều
hướng gia tăng làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ vận tải và công tác
đảm bảo an toàn giao thông.
Vấn đề nêu trên đã đặt ra yêu cầu mới cho cơ quan quản lý nhà nước về giao
thông vận tải hiện nay. Vì, công tác quản lý nhà nước là một yếu tố then chốt và tất
yếu, có tính định hướng cho mọi hoạt động thực tiễn, trong đó có hoạt động kinh
doanh vận tải hành khách bằng ô tô. Nhà nước với vai trò xây dựng khuôn khổ pháp
luật về kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thông qua các chính sách và hệ
thống pháp luật phù hợp với thực tiễn sẽ có tác động quyết định đến sự phát triển
bền vững của hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô, sẽ đưa hoạt động
này vào quy củ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

-1-



Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh vận tải hành khách
bằng ô tô đối với sản xuất và đời sống của nhân dân, Luật Giao thông đường bộ số
26/2001/QH10 (LGTĐB 2001) được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 9 thông qua ngày
29/6/2001 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2002. Đây là Luật đầu tiên quy
định về lĩnh vực giao thông đường bộ, được đúc kết sau một quá trình thực hiện các
Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư liên quan. Sau khi LGTĐB 2001 có
hiệu lực, các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải hành
khách bằng ô tô lần lượt được ban hành như: Chỉ thị số 01/2004/CT-TTg ngày
02/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động vận tải khách
liên tỉnh bằng ô tô; Quyết định số 08/2005/QĐ-BGTVT ngày 10/01/2005 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bến xe ô tô khách; Quyết định số
09/2005/QĐ-BGTVT ngày 10/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy
định về vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định và vận tải khách bằng ô tô theo
hợp đồng; Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày 28/9/2006 của Chính phủ về điều
kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô …. Hệ thống văn bản này bước đầu đã tạo hành
lang pháp lý và cải thiện công tác tổ chức, quản lý vận tải hành khách bằng ô tô,
giúp cho hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp trong lĩnh vực này ngày càng
đạt hiệu quả.
Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy hệ thống văn bản trên cũng chưa thật sự chặt
chẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô vẫn chưa
được khắc phục mà lại có dấu hiệu gia tăng. Do đó, để nâng cao công tác tổ chức
quản lý, tạo môi trường thuận lợi cho các đối tượng kinh doanh vận tải, góp phần
tích cực cho sự phát triển bền vững của hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô
đúng với vai trò là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, ngày
13/11/2008, Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật Giao thông đường
bộ số 23/2008/QH12 (LGTĐB 2008) thay thế LGTĐB 2001 và có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01/7/2009. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số
91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô và Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ sửa


-2-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam (2006), Biểu cam kết cụ
thể về dịch vụ - Danh mục miễn trừ đối xử Tối huệ quốc theo Điều II, Tổ chức
thương mại thế giới.
[2]. Ban An toàn giao thông TP.HCM (2016), “Giải pháp nâng cao năng lực quản
lý vận tải hành khách”, Hội thảo “Giải pháp nâng cao năng lực quản lý vận
tải hành khách”, Báo Giao thông.
[3]. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (2012), Thông tư số 49/2012/TT-BGTVT ngày
12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quy chuẩn bến xe ô tô khách.
[4]. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (2013), Thông tư số 68/2013/TT-BGTVT ngày
31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về thanh tra viên, công
chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra ngành giao thông vận tải.
[5]. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (2010), Thông tư số 02/2010/TT-BGTVT
ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định quy trình
thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch,
chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành Giao thông vận tải.
[6]. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (2014), Thông tư liên tịch số
152/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 05/10/2014 của Bộ Giao thông vận tải,
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch
vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
[7]. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (2014), Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT
ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức,
quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
[8]. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT,
ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định trách nhiệm

và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô.

-78-


[9]. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế (2015), Thông tư Liên tịch số 24/2015/TTLTBYT-BGTVT ngày 21/8/2015.
[10]. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư 70/2015/TT-BGTVT ngày
09/11/2015 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định các hành vi không
được thực hiện trong kiểm định xe cơ giới.
[11]. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 73/2015/TT-BGTVT
ngày 11/11/2015 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Thông
tư số 49/2012/TT-BGTVT về quy chuẩn bến xe ô tô khách.
[12]. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT
ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về quy trình
lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định.
[13]. Bộ Công thương (2008), Cam kết về dịch vụ khi gia nhập WTO – Bình luận
của người trong cuộc, NXB Thống kê, Hà Nội.
[14]. Chính phủ (2013), Nghị định 57/2013/NĐ-CP ngày 31/5/2013 của Chính phủ
quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành giao thông vận tải.
[15]. Chính phủ (2014), Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ
về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
[16]. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Trà Vinh (2016), Quyết định số 1441/QĐUBND ngày 08/7/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030.
[17]. Dương Thị Kim Ngọc (2014), Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận
tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố Đà Nẵng đến năm
2020”, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
[18]. Đỗ Thị Hải Như (2015), Pháp luật về kinh doanh vận chuyển hành khách
bằng đường bộ ở Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[19]. Quốc hội (2001), Luật Giao thông đường bộ số 26/2001/QH10 ngày 29 tháng

6 năm 2001.
[20]. Quốc hội (2008), Luật Giao thông đường bộ số: 23/2008/QH12 ngày 13 tháng
11 năm 2008.
-79-


[21]. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm
2014.
[22]. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư số: 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014.
[23]. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao
thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
[24]. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04/3/2014 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
[25]. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 05/3/2010 của
Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt đề án tăng cường biên chế, trang
thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải”.
[26]. Trường Cao Đẳng Giao thông vận tải (2014), Nghiệp vụ vận tải, TP. Hồ Chí Minh.
[27]. Phạm Thúy Vân (2010), Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải taxi hành khách
Mai Linh thủ đô, Đại học Giao thông vận tải.
Tiếng Anh
[28]. Department of Transport and Main Roads (2015), Passenger transport driver
authorization, Queensland Government.
[29]. Europa (2013), Passenger transport statistics, EU Statistics Explained.
[30]. Maria J. Figueroa, Lewis M. Fulton and Geetam Tiwari (2016), Avoiding,
Transforming, Transitioning: Pathways to Sustainable Low Carbon Passenger
Transport in Developing Countries, Social Science Research Network.
[31]. OECD (2015), Passenger transport, Organisation for Economic Co-operation
and Development.

Trang mạng
[32]. “Members and Observers”,
< truy cập
ngày: 29/8/2016.
[33]. “Quy trình vận chuyển Door To Door”, < truy cập ngày: 25/5/2016.

-80-



×