ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CAÅM MYÕ
Đơn vị: Trường Mầm Non Họa Mi
Mã số: …………..
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC QUA
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI
Người thực hiện:
Trần Thị Tuyết Vân
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: Giáo dục Thể Chất
- Lĩnh vực khác :…………………………
Có đính kèm:
Mô hình
Phần mềm
Phim ảnh
Năm học: 2014 - 2015
1
Hiện vật khác
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên:
Trần Thị Tuyết Vân
2. Ngày, tháng, năm sinh:
05/04/1987
3. Nơi sinh :
Bà Rịa-Vũng Tàu
4. Địa chỉ:
Ấp 2 – Xuân Quế - Cẩm Mỹ - Đồng Nai
5. Điện thoại:
0613720076 (CQ) ĐTDĐ: 0973637935
6. Fax:
E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Họa Mi
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học sư phạm
- Năm nhận bằng: 2015
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục mầm non
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Chăm sóc giảng dạy trẻ MN
- Số năm có kinh nghiệm:
6 năm
- Sáng kiến kinh nghiệm có trong những năm gần đây:
Một số biện pháp phát triển thể lực qua trò chơi
vận động cho trẻ 4-5 tuổi
2
PHÁT TRIỂN THỂ LỰC QUA TRÒ CHƠI
VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ khi lọt lòng mẹ cho đến 6 tuổi, trẻ luôn thích hoạt động, vận động tích cực.
Vận động là sự chuyển động của cơ thể con người, trong đó sự tham gia của các hệ
cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động gân, cơ, khớp cùng
phối hợp vận động và phát triển. Do đó vận động có ý nghĩa đối với sự phát triển thể
lực và giúp cho hệ thần kinh của trẻ phát triển.
Thế mà, ngày nay với nhịp sống “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” thì những giá
trị truyền thống của dân tộc dường như đã bị lãng quên, đa số trẻ không được chơi
những trò chơi dân gian, trò chơi vận động, các loại trò chơi phù hợp với trẻ nhỏ.
Thay vào đó là những âm thanh xập xình của các băng đĩa hiện đại, không được cùng
bạn bè chơi “ Đuổi bắt, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột ” dưới ánh trăng sáng hay
bóng cây râm mát. Xã hội đang dần đô thị hoá “Tấc đất trở thành tất vàng” đã làm
cho sân chơi của trẻ ngày càng nhỏ dần và hạn hẹp, có những phụ huynh còn nhốt con
mình vào phòng mặc nó với trò chơi điện tử, những đĩa hình không lành mạnh. Trẻ ít
được chơi với bạn bè trong xóm, ít được chạy nhảy, leo trèo vui chơi trốn tìm của lứa
tuổi hồn nhiên, mà ai đã qua rồi đều thấy nuối tiếc. Cho nên thể lực của trẻ phát triển
không hài hoà, các cơ không rắn chắc, khả năng đề kháng kém.
Thực tế, ở trường chúng tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ thực hiện các hình thức
phát triển vận động như: Trong giờ thể dục, thể dục buổi sáng, trò chơi vận động, dạo
chơi, tham quan, trong đó trò chơi vận động là chiếm lợi thế nhất.
Ở trường mầm non, trò chơi vận động đã được quan tâm, nhiều trường đã khai
thác và quan tâm, nhiều trường đã khai thác và sử dụng một số tranh dân gian mà trẻ
rất yêu thích như: “Chi chi chành chành, nu na nu nống, rồng rắn lên mây, thả đĩa ba
ba, lộn cầu vồng, kéo cưa lừa xẻ…” Những trò chơi vận động mới thường được sử
dụng nhiều trên các giờ học thể dục, trong các giờ tự do ngoài trời, trò chơi vận động
chưa chiếm vị trí xứng đáng đúng với ý nghĩa của nó.
Với tình hình chung đó, trường mầm non sẽ là môi trường tốt nhất giúp cho trẻ
phát triển toàn diện, đặc biệt là phát triển thể lực thông qua nội dung phát triển vận
động, trong đó trò chơi là hoạt động cơ bản của trẻ mầm non, trò chơi vận động rất tốt
cho sự phát triển thể lực của trẻ.
Riêng tôi, kinh nghiệm trong chuyên môn đã có một ít, với lòng yêu nghề cùng
với sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu, của các đồng nghiệp, đặc biệt là sự nổ lực cố gắng
của bản thân, tôi đã tìm tòi và có biện pháp khắc phục những khó khăn và quan trọng
hơn nữa là giúp cháu phát triển hài hoà về mọi mặt, nên tôi đã tiếp tục chọn đề tài “
Phát triển thể lực qua trò chơi vận động cho trẻ 4 – 5 tuổi ” để nghiên cứu nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục toàn dục toàn diện cho trẻ .
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
3
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện.
Đó là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ (thông qua việc rèn luyện cơ thể và
hình thành phát triển các kỹ năng và kỹ xảo vận động) tổ chức sinh hoạt và giữ gìn vệ
sinh nhằm làm cho cơ thể phát triển hài hoà, cân đối, sức khoẻ được tăng cường làm
cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách.
C. Mác đã đánh giá rất cao ý nghĩa của thể lực (giáo dục thể chất) và cho rằng nó
phải được đưa vào trường dành cho con em nhân dân lao động ở mức độ cao như ở
các trường thể dục chuyên ngành. Theo C.Mác: “Việc kết hợp lao động sản xuất với
trí dục và thể dục không chỉ là một trong những phương tiện tăng thêm sản xuất
xã hội mà còn là phương tiện duy nhất để đào tạo con người phát triển toàn diện”.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân
tập thể dục để tăng cường sức khoẻ cho mỗi người mà như vậy là làm cho cả nước
hùng mạnh. Đảng ta rất coi trọng sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân
dân thể hiện trong nghị quyết của các đại hội Đảng – Gần đây nhất trong nghị quyết
Trung Ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân có ghi “ Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của xã hội, là nhân
tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ”. Vì vậy chúng ta phải
phấn đấu để mọi người đều được quan tâm, chăm sóc sức khoẻ.
Giáo dục thể chất cho trẻ em trước tuổi đến trường có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Cơ thể của trẻ em ở lứa tuổi này đang phát triển mạnh mẽ. Nếu không được
chăm sóc giáo dục thể chất đúng đắn thì gây nên những thiếu sót trong sự phát triển
cơ thể của trẻ em mà sau không thể khắc phục được.
Sự phát triển thể chất có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, sự phát triển toàn
diện nhân cách của trẻ. Cơ thể mạnh khoẻ làm cho trẻ yêu đời và tri giác cái đẹp sâu
sắc hơn, tinh tế hơn và tự trẻ có khả năng tạo ra cái đẹp trong mọi hoạt động và đời
sống, cơ thể phát triển cân đối, mạnh mẽ là một biểu hiện cao của tính thẩm mỹ.
Trong các bộ môn thể dục nghệ thuật, thể dục tự do, bài thể dục … có thể giáo dục
trẻ về tính thẩm mỹ trong mỗi động tác, trong mỗi nhịp điệu và sự kết hợp hài hoà với
âm nhạc và đội hình, tập thể.
Ở nước ta hiện nay, tình hình sức khoẻ của trẻ em có nhiều vấn đề đáng lo ngại.
Nhiều trẻ mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, các bệnh đường hô hấp, các bệnh
đường ruột … các điều kiện đảm bảo và chăm sóc sức khoẻ của trẻ còn đang nhiều
thiếu thốn. Cơ sở vật chất ở các trường và gia đình còn quá chật hẹp, chưa đảm bảo vệ
sinh môi trường cho trẻ sinh hoạt, học tập. Bởi vậy, giáo dục thể chất cho trẻ em ở
nước ta càng được tiến hành mạnh mẽ và toàn diện với sự quan tâm và trách nhiệm
của toàn xã hội. ( Tài liệu giáo dục học MN II )
Ở trường mầm non, trò chơi vận động được tổ chức một cách triệt để, nó vừa là
một nội dung học vừa là phương pháp tổ chức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực và cũng là
phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.
Trò chơi vận động làm phát triển ở trẻ những phẩm chất tư duy và ngôn ngữ. Để
tham gia vào cuộc chơi, trẻ tìm hiểu luật chơi, cách xử lý các tình huống và vai trò
4
của mình trong khi chơi, xác định mối quan hệ giữa bản thân với đồng đội làm cho tư
duy của trẻ phát triển.
Trò chơi vận động là phương tiện để giáo dục thể lực cho trẻ, có tác dụng rèn
luyện và hoàn thiện các vận động cơ bản như chạy, nhảy, bật, leo, trèo, trườn, ném,
bắt … đồng thời trò chơi vận động tạo cho trẻ niềm vui sướng, những xúc cảm lành
mạnh có tác dụng nâng cao hoạt động của cơ thể sống đặc biệt là hệ thần kinh của trẻ.
Ngoài ra trò chơi vận động giúp trẻ hình thành một số phẩm chất đạo đức, ý chí
(bền bỉ, dẻo dai, kiên trì, khắc phục khó khăn … )
Quan điểm của các nhà khoa học đều có một điểm rất chung là thông qua các
hình thức rèn luyện, phát triển thể lực như: Dạo chơi, thể dục sáng, vận động cơ bản,
trò chơi vận động, giúp trẻ thoải mái, cân bằng trạng thái, tăng cường sức sống, máu
tuần hoàn tốt, ăn ngon, mở rộng mối quan hệ với bạn, Tuy nhiên, giáo viên không lạm
dụng cho cháu chơi quá sức.
Từ những điểm chung nhất của các nhà khoa học, bản thân tôi là một giáo viên
trực tiếp đứng lớp cần phải làm gì? Làm như thế nào để giúp cho các cháu có thể lực
tốt, thể lực tốt thì mới năng động, nhạy bén, có khả năng lĩnh hội kiến thức khả quan
hơn. Cho nên tôi luôn nghiên cứu, tham khảo, học hỏi đưa ra giải pháp để thực hiện
đề tài. Và trong những năm gần đây tôi đã mạnh dạn đưa các giải pháp của đề tài
Phát triển thể lực qua trò chơi vận động cho trẻ 4 – 5 tuổi để áp dụng vào thực tế
cho đơn vị trường mình và nhận thấy đã có tác động khắc phục được hạn chế về mặt
phát triển thể chất ở trường một cách có hiệu quả. Nên tôi đã tiếp tục chọn đề tài
Phát triển thể lực qua trò chơi vận động cho trẻ 4 – 5 tuổi để nghiên cứu nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục toàn dục toàn diện cho trẻ .
2. Thực trạng của đề tài
a. Thuận lợi
- Giáo viên đã được đào tạo chuẩn, có lòng yêu nghề mến trẻ có một số kinh
nghiệm trong công tác giảng dạy
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu trường,thường xuyên cho đi thăm quan,
kiến tập các trường mầm non trong huyện, các bạn đồng nghiệp
- Phòng học, sân chơi sạch sẽ
- Số trẻ nam và nữ tương đối cân bằng
- Trẻ khỏe mạnh tăng cân đều, tỷ lệ ở kênh suy dinh dưỡng và thấp còi không
nhiều
- Phụ huynh học sinh quan tâm đến tình hình sức khỏe và chương trình học của
con em mình
b. Khó khăn
- Đa số phụ huynh là công nhân cao su và công nhân xí nghiệp, nên ít có thời
gian quan tâm đến con cái, cũng như việc tham gia làm đồ chơi với con em mình chưa
có
- Nhận thức của các bậc phụ huynh về vai trò của giáo dục thể chất cho trẻ nói
riêng và giáo dục mầm non nói chung chưa đúng đắn
- Những kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ của các bậc phụ huynh còn hạn chế.
5
- Công tác tuyên truyền, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, địa phương về
việc chăm sóc giáo dục mầm non chưa cao, chưa hiệu quả.
- Điều kiện kinh tế vùng còn khó khăn nên việc tạo cho trẻ một sân chơi còn hạn
hẹp
- Cháu có thể lực không đều nên dẫn đến khả năng lĩnh hội chậm và không hoạt
bát đây là vấn đề mà bản thân tôi cần nghiên cứu nhằm thu thập các số liệu để thực
hiện đề tài. Chính vì những khó khăn trên tôi vận dụng một số hình thức để nắm bắt
các thông tin khi thực hiện đề tài như sau:
- Phương pháp quan sát đàm thoại: Giáo viên và các cháu
- Phương pháp thống kê số liệu trẻ về tình hình sức khỏe của cháu
- Phương pháp thăm dò ý kiến giáo viên trong trường…
c. Số liệu thống kê
Bảng 1: Thống kê số liệu cân đo trẻ trước khi nghiên cứu
Chiều cao
Cân nặng
Bình
Suy
Bình
Tháng, Tổng số
Béo phì
Thấp còi
Tên lớp
năm
trẻ
dinh
thường
thường
dưỡng
26
23
3
0
22
4
Lớp chồi 09/201
4
(88,4% (11,5%
(84,6% (15,3%
2
)
)
)
)
Qua bảng theo dõi sức khỏe của trẻ lớp chồi 2, tôi nhận thấy rằng sức khỏe giữa
các trẻ có sự phát triển không đồng đều. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng , trẻ thấp còi ở lớp
vẫn còn. Điều này cho thấy, bên cạnh những kết quả giáo dục thể chất cho trẻ nói
riêng và giáo dục cho trẻ nói chung mà lớp đã đạt được thì vẫn còn tồn tại những hạn
chế, yếu kém cần khắc phục. Vì thế tôi đã mạnh dạn đưa ra phương pháp thăm dò ý
kiến giáo viên trong trường và có kết quả như sau:
Bảng 2: Thăm dò ý kiến giáo viên trước khi nghiên cứu
Nội dung câu hỏi
Nội dung trả lời
Số lượng
GV
Tỉ lệ
(%)
(24 )
Câu 1: Chị hiểu như thế
nào về phát triển thể chất?
a. Phát triển thể chất là quá
trình hình thành, thay đổi
chiều cao, cân nặng
5
20,8%
b. Phát triển thể chất là mức
độ phát triển của cơ thể
4
16,6%
c. Phát triển thể chất là chất
lượng phát triển thể chất
được biểu hiện qua các tố
7
29,1%
6
chất thể lực
d. Tất cả các ý trên
8
33,3%
Câu 2: Theo chị nhiệm vụ a. Bảo vệ và tăng cường sức
của giáo dục thể chất cho khỏe
trẻ nhằm mục đích gì?
b. Hình thành ở trẻ những kĩ
năng, kĩ xảo vận động
6
25%
3
12,5%
c. Giáo dục lòng yêu thích
rèn luyện cơ thể thông qua
các trò chơi vận động, bài
tập TD..
6
25%
9
37,5%
d. Cả 3 ý trên
Câu 3: Theo chị nghĩ việc
phát triển thể lực cho trẻ
thông qua trò chơi vận
động có cần thiết hay
không?
a. Rất cần thiết
7
29,1%
b. Cần thiết
c. Không cần thiết
14
3
58,3%
12,5%
Câu 4: Phát triển thể lực là
một nhu cầu không thể
thiếu được đối với trẻ. Cô
đã sử dụng hình thức nào
để tổ chức cho trẻ phát
triển thể lực cho trẻ một
cách toàn diện ?
a. Trò chơi vận động
4
16,6%
b. Thể dục sáng
2
3
8,3%
12,5%
3
12,5%
12
50%
Câu 5: Thông qua các trò
chơi vận động nhằm phát
triển thể lực cho trẻ chị đã
chú ý được các yêu cầu
nào sau đây?
a. Đảm bảo tính an toàn cho
trẻ
8
33,3%
b. Lượng vận động và thời
gian phù hợp với trẻ
2
8,3%
c. Sự luân phiện hợp lí giữa
vận động và nghỉ ngơi
2
8,3%
d. Tất cả các ý trên
12
50%
c. Tiết học trên thể dục
d. Dạo chơi, tham quan, lao
động
e. Tất cả các ý trên
7
Qua khảo sát thực tế các phương pháp trên tôi đã thu thập được các thông tin từ
đó bản thân tôi luôn suy nghĩ làm cách nào để phát triển thể lực cho trẻ qua trò chơi
vận động và đưa ra một số giải pháp sau:
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
+ Giải pháp 1: Biện pháp xây dựng môi trường kích thích tính tích cực vận
động của trẻ thông qua các trò chơi vận động:
Môi trường luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi, khám phá trong các hình
thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực hứng thú tham gia
vận động một cách tự nguyện và tự giác: Môi trường cần cung cấp cho trẻ em nhiều
cơ hội để thực hiện các hoạt động phát triển vận động phù hợp “ Chỉ khi ở trong một
môi trường thuận lợi đứa trẻ mới có cơ hội phát triển đầy đủ và bộc lộ những tính
cách tiềm ẩn của mình” (M.Montessori). Môi trường kích thích nhu cầu trải nghiệm
và thử thách khả năng vận động của trẻ thông qua các trò chơi vận động.
Làm thế nào giáo viên có thể tạo ra môi trường kích thích trẻ tích cực vận động
hiệu quả thông qua các trò chơi vận động?
Môi trường trong lớp: cần sắp xếp một khoảng không gian đủ rộng, có thể tận
dụng hành lang để có thể tổ chức những vận động rèn luyện khả năng giữ thăng bằng,
phát triển tố chất khéo léo, mạnh mẽ.
Môi trường ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội được trải nghiệm thử thách vận
động. Tất cả những trò chơi vận động ngoài trời đều giúp trẻ phát triển sự thăng bằng,
dẻo dai và khả năng phối hợp. Khoảng đất cho trẻ tham gia trò chơi phải mềm để đở
cho trẻ khi ngã.
+ Giải pháp 2: Biện pháp thi đua:
Mục đích của tinh thần thi đua nhằm hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động ở
mức độ cao và rèn luyện phẩm chất đạo đức như lòng tự trọng, tinh thần đồng đội cho
trẻ. Thi đua làm tăng hứng thú, tăng khả năng vận động, phát triển các tố chất vận
động, kích thích, lôi cuốn trẻ chơi
Biện pháp thi đua tiến hành dưới hai dạng:
Thi đua cá nhân: Chọn các cháu ngang sức cho trẻ chơi thi đua với nhau
Thi đua đồng đội: Phân chia đội làm sao cho tương đối vừa sức, số lượng bằng
nhau, yêu cầu tổ chức nhanh, các đội bắt đầu thực hiện cùng một lúc. Trước khi bắt
đầu cuộc thi, nên cho trẻ nhắc lại điều kiện của cuộc thi. Sau khi chơi xong, giáo viên
là người phân xử thắng thua một cách khách quan, thì sẽ có tác dụng giáo dục sự công
bằng trong một tập thể trẻ nhỏ.
Chú ý: Khi sử dụng biện pháp thi đua, cần tránh để trẻ hưng phấn quá mức, tránh
gây những kích thích căng thẳng thần kinh làm ảnh hưởng không tốt đến hành vi và
trạng thái của trẻ. Cần lưu ý đến thời gian mà trẻ chơi trò chơi vận động và tham gia
thi đấu, điều khiển lượng vận động cho trẻ sao cho phù hợp.
8
+ Giải pháp 3: Nâng cao về mặt nhận thức chuyên môn
Hình 1: Các giáo viên tổ chức họp khối trao đổi các đề tài khó trong chủ đề mới
Phải nói rằng việc tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ngiệp vụ cho
bản thân là điều đặt lên hàng đầu đối với mỗi giáo viên. Muốn thực hiện được điều đó
mỗi giáo viên phải tự tìm tòi sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng để trau
dồi bản thân.
Luôn nắm vững tâm sinh lý của trẻ để có phương pháp tổ chức các hoạt động
cho trẻ, không để trẻ nhàm chán im lặng, phải giúp trẻ hoạt động tích cực vào các hoạt
động, gây hứng thú và sự chú ý cho trẻ.
Thực hiện đầy đủ các đợt chuyên đề. Ngoài ra tôi còn tranh thủ nghiên cứu sách
báo, sưu tầm các loaị tranh ảnh, xem các kênh truyền hình, truy cập mạng để có vốn
kiến thức được đầy đủ và phong phú hơn
Luôn có ý thức học hỏi những người đi trước, dự giờ, tham quan các lớp,
trường bạn nhằm trau dồi kiến thức, học những điều hay, điều mới lạ để thực hiện dạy
trẻ có hiệu quả nhất.
Bản thân tôi luôn tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn.Tôi đã không
bỏ qua cơ hội học hỏi kinh nghiệm nào khi được nhà trường, cấp trên tạo điều kiện
như: - -Đi dự giờ ở các trường điểm của tỉnh, tham gia, tham dự hội thi nhất là dự giờ
chéo với các chị đồng nghiệp, học những chương trình mới do Sở, Phòng Giáo Dục tổ
chức.
Tham gia đầy đủ các buổi họp khối, họp chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn
của các cấp cũng như nhà trường tổ chức.
9
Tìm hiểu vận dụng tốt đổi mới chương trình Giáo Dục Mầm Non mới, hình
thức tổ chức giáo dục trẻ phát huy tính tích cực sáng tạo ở trẻ.
Quan tâm và hiểu biết tâm lý trẻ để biết được những điểm tích cực cần phát huy.
Tham gia lớp học “ Đại học từ xa ” vào những tháng hè.
+ Giải pháp 4: Sưu tầm sách báo trong thư viện để lựa chọn các trò chơi vận
động cho việc áp dụng trong các hoạt động của trẻ.
Hình 2: Giáo viên đang sưu tầm sách tìm các trò chơi phù hợp .
Khi lựa chọn trò chơi cô giáo lên dựa trên những điều kiện của địa phương,
trường lớp, sự hứng thú và khả năng của trẻ, dựa vào mục đích của mình định phát
triển kỹ năng, kỹ xảo vận động nào ở trẻ mà chọn trò chơi phù hợp với yêu cầu giáo
dục và rèn luyện.
Để lựa chọn trò chơi từng ngày cho phù hợp, cô giáo phải căn cứ vào nội dung
của các tiết học, các hoạt động trước và sau khi tổ chức trò chơi.
Lựa chọn trò chơi vận động, phải lưu ý thời gian trong ngày. Thường vào buổi
sáng, cô giáo nên chọn trò chơi có vận động tích cực, vào buổi chiều nên chọn những
trò chơi có vận động nhẹ nhàng hơn để đảm bảo cho trẻ nghỉ ngơi tích cực.
Lựa chọn trò chơi còn phụ thuộc vào thời tiết, những ngày trời quá lạnh, trẻ phải
mặc nhiều quần áo do đó không nên chọn những trò chơi có nhiều vận động khó, nên
chọn những trò chơi sao cho tất cả trẻ được tham gia. Vào những ngày trời nóng, nên
chọn những trò chơi có vận động nhẹ nhàng tránh cho trẻ chạy nhảy quá nhiều, gây
mệt mỏi. Không nên để trẻ chờ lâu khi chọn trò chơi.
10
+ Giải pháp 5: Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ tham gia làm đồ dùng, dụng cụ
phục vụ cho các hoạt động.
Hình 3: Cô và cháu cùng làm mũ chim và vô lăng để chơi trò chơi “ ô tô và chim sẽ
Hình 4:
Cô và
cháu
cùng
làm mũ
chóp
cho
bác
chăn
dê để
hóa
trang
cho
chú dê
Sau khi trò chơi thoả mãn với những yêu cầu đã đề ra, cô giáo chuẩn bị dụng cụ
và sân bãi (hoặc trong lớp học), chuẩn bị về số lượng và chất lượng dụng vụ, quét dọn
11
thu nhặt những vật nguy hiểm, vật nhọn... cô giáo cần vẽ, hoặc đánh dấu các quy ước
cần thiết, xếp đặt các dụng cụ, những trang bị bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho buổi
chơi.
Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất và sân bãi cho buổi chơi bao nhiêu thì kết quả tổ chức
trò chơi càng hiệu quả bấy nhiêu. Vì vậy cô giáo cần hết sức coi trọng khâu này, tránh
chuẩn bị qua loa, sơ sài...
Ví dụ: Nếu tổ chức cho cháu chơi trong lớp thì tôi chuẩn bị cho cháu một khoảng
không gian rộng, sạch sẽ, thu dọn hết đồ chơi gọn gàng để không cản trở trẻ hoạt
động. Nếu tổ chức ngoài trời tôi chọn khoảng sân bằng phẳng, khô ráo, đồng thời có
cây xanh, bóng mát và các dụng cụ để phục vụ cho trò chơi.
Theo hướng đổi mới hiện nay cháu phải được hoạt động nhiều và hoạt động một
cách tích cực và hứng thú, nhất là cháu được sử dụng sản phẩm của mình làm ra, mặc
dù sản phẩm chưa đẹp nhưng cháu rất tự hào là mình đã biết làm ra sản phẩm để phục
vụ trò chơi.
Ví dụ: Trước khi chơi trò chơi “Chim sẻ và ôtô” tôi và cháu cùng làm vô lăng,
mũ chim. Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê “ thì làm mủ chóp cho bác chăn dê, các chấm tròn
to, nhỏ, râu để hoá trang cho những chú dê.
+ Giải pháp 6: Tổ chức cho trẻ chơi.
Hình 5: Cô và cháu đang chơi trò chơi rồng rắn lên mây
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ tuổi mẫu giáo, trong đó trò chơi
vận động có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Giáo viên
mầm non phải tạo cho trẻ bầu không khí thật sự hứng thú, tích cực để trẻ bộc lộ khả
năng, hạn chế trong khi thực hiện kĩ năng vận động của mình, từ đó giáo viên sẽ có
những điều chỉnh kịp thời nhằm giúp cho việc rèn luyện kĩ năng vận động của trẻ
được hiệu quả hơn.
12
Những thời điểm thuận lợi để cô giáo tổ chức cho trẻ chơi : Đón trẻ buổi sáng,
giữa hai tiết học, tiết học thể dục, giờ dạo chơi, hoạt động buổi chiều.
Tổ chức trò chơi gồm những nhiệm vụ sau : Tập hợp các cháu, phân chia lớp
thành tổ, nhóm hoặc đội ( nếu trò chơi phải chia thành nhóm đội), chọn đội trưởng
cho từng đội hoặc nhóm, cô giáo hoặc trẻ tự phân vai chơi.
Ví dụ: tổ chức cướp cờ thì chơi lần lượt từng nhóm, tổ chức “ Rồng rắn lên
mây”, “Chim sẽ và ô tô” chơi cả lớp.
Tuỳ theo nội dung và tính chất của trò chơi, cô giáo có thể tổ chức cho các cháu
chơi theo nhiều đội hình khác nhau như: hàng ngang, hàng dọc, vòng tròn, ở mỗi đội
hình, vị trí đứng của cô giáo để giải thích và điều khiển trò chơi cũng khác nhau.
VD : Tổ chức “Rồng rắn lên mây” đội hình hàng dọc, “Chim sẽ và ô tô” đội
hình vòng tròn.
Cô giáo chọn vị trí đứng của mình sao cho các cháu nhìn rõ cô làm gì và nghe cô
nói gì, cô giáo phải quan sát được toàn bộ trẻ và tiến trình cuộc chơi. Vị trí đứng của
cô giáo không được gây cản trở đến cuộc chơi của trẻ, chú ý đến đội hình của những
trẻ đã chơi xong. Nếu không chú ý đến khâu này, sân chơi sẽ lộn xộn, mất trật tự, làm
giảm ý nghĩa giáo dục và kết quả cuộc chơi.
+ Giải pháp 7: Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ chơi trò chơi vận động ở ngoài trời
Hình 6: Cho trẻ chơi trò chơi vận động ngoài trời
Chọn trò chơi phụ thuộc vào chỗ chơi. Nếu cô giáo tổ chức trò chơi ở ngoài trời
hoặc nơi có diện tích rộng thì chọn những trò chơi có vận động chạy nhảy nhiều hơn,
nếu tổ chức trong lớp nên chọn những trò chơi chạy nhảy ít hơn.
Lựa chọn trò chơi cho tiết học thể dục, ngoài những điều kiện lựa chọn trò chơi
vận động như nêu ở trên, trò chơi vận động trong tiết học thể dục phải đáp ứng những
yêu cầu sau: Những trò chơi vận động được đưa vào phần chính của tiết học là những
trò chơi tương ứng với nhóm vận động cơ bản. Ví dụ : Đi, chạy <=> trò chơi vận động
13
“ Đi, chạy theo tín hiệu”; ném xa bằng một tay <=> trò chơi vận động “ Ném qua
dây”. mục đích nhằm rèn luyện những kỹ năng của các vận động cơ bản
Khi chọn lọc trò chơi vận động cho trẻ chơi, cô giáo phải chú ý đến lứa tuổi của
trẻ tình hình sức khoẻ của các cháu, dụng cụ phục vụ, sân bãi cho trò chơi và số lượng
các cháu tham gia chơi. Ngoài ra, cô giáo phải chú ý đến đặc điểm của từng cháu mà
phân công các cháu vào trò chơi cho phù hợp.
+ Giải pháp 8: Tổ chức hoạt động mọi lúc mọi nơi.
Hình 7: Tổ chức trò chơi mèo đuổi chuột
Hình 8: Tổ chức trò chơi bịt mắt bắt dê
Hoạt động ở mọi lúc mọi nơi là vô cùng phong phú. Chính những lúc hoạt động
góc, hoạt động mọi lúc mọi nơi mới lột tả hết khả năng sáng tạo, khả năng của trẻ, trẻ
nhảy múa sáng tạo một cách tự do thoải mái .
14
Ví dụ : Vào giờ hoạt động MLMN tôi gợi hỏi trẻ sẽ làm gì ? và thực hiện như thế
nào?
+ Giải pháp 9: Giáo viên giới thiệu và giải thích trò chơi để cháu nắm rõ cách
chơi và qui tắc chơi.
Hình 9: Cô giáo đang giải thích trò chơi “ Kéo co”
Cô giáo có thể giới thiệu và giải thích quy tắc chơi theo nhiều cách khác nhau,
điều này phụ thuộc và hoàn cảnh thực tế, sự hiểu biết của trẻ và kinh nghiệm của cô
giáo.
Nếu là trò chơi mới, cô giới thiệu và giải thích trò chơi phải làm mẫu nhất là đối
với trẻ mẫu giáo lớp chồi. Các bước tiến hành: Gọi tên trò chơi , giải thích cách chơi
và quy tắc chơi, cách đánh giá kết quả và những điều cần chú ý. Đối với lứa tuổi mầm
non, khi được cô giáo tổ chức trò chơi, các cháu muốn tham gia ngay, chứ không
thích nghe giải thích dài dòng, vì vậy cô giáo nên nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, tránh
nói vội vàng hoặc ngắn gọn quá, khiến một số cháu chưa nắm vững cách chơi lúc chơi
sẽ hạn chế kết quả.
Đối với những trò chơi trẻ đã hiểu quy tắc chơi, sau khi gọi tên trò chơi, cô giáo
cần giải thích sơ lược, nhắc lại những điều cơ bản để toàn bộ các cháu nắm vững quy
tắc chơi. Cô giáo có thể đưa thêm một số yêu cầu cao hơn những lần trước, đòi hỏi trẻ
phải cố gắng mới hoàn thành được. Việc đánh giá kết quả của trò chơi phải cao hơn,
toàn diện hơn, như vậy trẻ mới hào hứng, tích cực phát huy hết khả năng sức lực, trí
tuệ và óc sáng tạo của mình.
+ Giải pháp 10: Giáo viên hướng dẫn trò chơi vận động mới cho trẻ chơi.
Hình 10: Giáo viên làm mẫu, giải thích trò chơi có qui tắc phức tạp
15
Những trò chơi vận động phải là những trò chơi có vận động quen thuộc đối
với trẻ, nghĩa là trò chơi đó trẻ được làm quen từ trước một đến hai tuần vào các thời
điểm khác nhau trong ngày (hoạt động vui chơi buổi sáng, buổi chiều).
Trẻ ở lứa tuổi này đã có hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh, có kỹ năng,
kỹ xảo vận động, khả năng định hướng trong không gian của trẻ tốt hơn. Điều đó tạo
điều kiện cho trẻ tự tham gia vào trò chơi, trẻ biết phối hợp vận động cùng các bạn,
những vận động của trẻ nhanh nhẹn và linh hoạt hơn.
Khi hướng dẫn trò chơi vận động mới cho trẻ, cô giáo giải thích rõ ràng, ngắn
gọn toàn bộ nội dung và quy tắc của trò chơi. Với những trò chơi có quy tắc phức tạp,
động tác khó, cô giáo vừa làm mẫu, vừa giải thích cho trẻ. Sau khi trẻ đã nắm được
nội dung và quy tắc chơi, cô cho một số trẻ hoặc một số nhóm trẻ chơi thử, sau đó cả
lớp chơi. Đối với những trò chơi vận động có lời, cô giáo cần cho trẻ đọc thuộc lời
trước khi chơi. Cô phân vai cho trẻ hoặc trẻ tự nhận vai chính.
Khi tiến hành những trò chơi vận động mà trẻ đã biết, cô giáo cần nhắc lại quy
tắc chơi hoặc trẻ tự nhắc lại, cô tạo điệu kiện cho trẻ tự thoả thuận vai chơi với nhau,
với mục đích nâng cao tính tự lực của trẻ trong trò chơi và để trẻ nắm vững nội dụng
và quy tắc của trò chơi.
Cô giáo cần theo dõi quá trình chơi của trẻ: trẻ thể hiện quy tắc trò chơi như thế
nào? Mối quan hệ giữa trẻ, tình trạng sức khoẻ của trẻ,... để có biện pháp kịp thời điều
chỉnh cuộc chơi (nhắc lại quy tắc chơi, thời gian chơi, thay đổi vai chơi...) Cô giáo có
thể nhận xét trẻ trong khi chơi và sau khi chơi. Cô khuyến khích, động viên những trẻ
nhút nhát, chậm chạp trong khi chơi và những trẻ thực hiện đúng quy tắc chơi,
nghiêm khắc với những trẻ cố tình không thực hiện đúng quy tắc chơi
+ Giải pháp 11: Giáo viên là người điều khiển trò chơi và đánh giá kết quả sau
mỗi lần chơi của trẻ.
Hình 11: Giáo viên nhận xét quá trình chơi của trẻ
16
Sau mỗi lần chơi giáo viên phải là người nhận xét, đánh giá khéo léo các lần
chơi, giúp trẻ tự tin bước vào lần chơi sau.
Cô giáo điều khiển trò chơi phải theo dõi tiến trình của cuộc chơi một cách chi
tiết nhất, bao quát nhất, kịp thời xử lý các tình huống, hoặc chỉnh lý các chi tiết của
trò chơi làm cho cuộc chơi sinh động, hấp dẫn, tất cả các cháu đều được tham gia chơi
thích thú.
Khi điều khiển các cuộc chơi, cô giáo cần làm những việc sau đây : làm động tác
khởi động, cho các cháu bắt đầu chơi, theo dõi và nắm được những hoạt động của
từng cá nhân hoặc toàn bộ trẻ tham gia chơi. Cô giáo điều chỉnh khối lượng vận động
của trò chơi bằng các cách như: Dùng tiếng vỗ tay, tiếng trống, xắc xô, tiếng reo hò để
tăng nhịp độ trò chơi, rút ngắn hoặc tăng thời gian chơi (nghỉ giải lao nếu cần giảm
khối lượng vận động), thay đổi phạm vi hoạt động của trò chơi....
Cô giáo nhận xét và đánh giá kết quả chơi của trẻ, thống kê những khuyết điểm
và ưu điểm của từng đội (nếu có) trong đó có các điểm như: Thời gian hoàn thành của
từng đội, số người (trẻ) phạm quy tắc chơi, tình hình trật tự, kỷ luật,....
Việc điều khiển quá trình một cuộc chơi của trẻ sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn tất
cả các cháu tham gia chơi thích thú, đó là nghệ thuật của nhà sư phạm. Điều đó phụ
thuộc nhiều vào tinh thần ham học hỏi, nghiên cứu, sưu tầm tích luỹ kinh nghiệm của
cô giáo – nhà sư phạm – thì nghệ thuật đó mới ngày càng phát triển phong phú và
hoàn thiện.
+ Giải pháp 12: Kết hợp cùng phụ huynh cùng thảo luận về chuyên đề phát triển
thể chất.
17
Hình 12: Tổ chức họp PHHS để trao đổi kết hợp giữa gia đình và nhà trường
Kết hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ là vô cùng quan trọng
. Bằng nhiều hình thức như thông qua bản tin ở trường, chế độ dinh dưỡng hợp lý, qua
các trò chơi vận động để giúp trẻ phát triển thể lực tốt hơn, trao đổi trực tiếp về
những hạn chế của trẻ trong môn phát triển thể chất, từ đó phụ huynh cùng phối hợp
để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi thực hiện một số giải pháp trên khi thực hiện đề tài tôi đạt được một số kết
quả sau:
* Đối với trẻ:
- Phát triển khả năng thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo, biết phối
hợp vận động cùng trẻ khác, hào hứng tham gia vào hoạt động phát triển thể lực, khả
năng sử dụng một số đồ dùng trong vui chơi, học tập, sinh hoạt. Hình thành một số
hiểu biết về ích lợi của việc luyện tập thể lực thông qua trò chơi vận động đối với sự
phát triển cơ thể và bảo vệ sức khỏe.
* Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh có sự thay đổi suy nghĩ về vấn đề giáo dục của giáo viên đối với trẻ.
- Quan tâm hơn về việc phát triển thể lực cho trẻ thông qua trò chơi vận động
- Sẵn sàng đóng góp khi giáo viên cần thiết.
- Biết phối hợp với giáo viên trong công tác phát triển thể chất cho trẻ. biết cách chăm
sóc, giáo dục trẻ khoa học.
* Đối với giáo viên:
- Trình độ chuyên môn được nâng lên rõ rệt
18
- Nhận thức đúng đắn hơn về việc phát triển thể lực cho trẻ qua trò chơi vận động,
thường xuyên tổ chức tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ được tham gia rèn luyện phát
triển thể lực ngày càng tốt hơn
- Có một số kỹ năng vận động, thao tác hướng dẫn trẻ tham gia các trò chơi nhằm
nâng cao thể lực có hiệu quả, đặc biệt là biết khéo léo trong việc chọn lựa các hình
thức tổ chức gây hấp dẫn trẻ tham gia tích cực vào giờ học tạo cho bộ môn phát triển
thể chất không còn là một bộ môn cứng nhắc mà càng thích thú với môn học này. .
* Đối với nhà trường:
- Đã trang bị thêm trang thiết bị, cơ sỡ vật chất phục vụ cho nhu cầu phát triển thể
chất cho trẻ.
- Xây dựng được tư liệu, tài liệu chuyên môn và sưu tầm các trò chơi vận động mới,
trò chơi dân gian, giáo án mẫu để cùng giáo viên thực hiện tốt phương pháp giáo dục
thề lực cho trẻ thông qua trò chơi vận động một cách tích cực, hiệu quả.
* Số liệu thống kê
Bảng 1: Thống kê số liệu cân đo trẻ trước khi nghiên cứu
Tên lớp
Tháng,
năm
Lớp chồi 09/201
4
2
Tổng số
trẻ
26
Cân nặng
Bình
Suy
Béo phì
dinh
thường
dưỡng
23
3
0
(88,4% (11,5%
)
)
Chiều cao
Bình
Thấp còi
thường
22
4
(84,6% (15,3%
)
)
Bảng 1: Thống kê số liệu cân đo trẻ sau khi nghiên cứu
Tên lớp
Lớp chồi
2
Tháng
12/201
4
03/201
5
Cân nặng
Tổng số
Bình
Suy
Béo phì
trẻ
dinh
thường
dưỡng
24
2
0
26
(92,3% (7,6%)
)
26
0
0
26
(100%)
Chiều cao
Bình
Thấp còi
thường
23
3
(88,4% (11,5%
)
)
25
1
(96,1% (3,8%)
)
Qua bảng trên, ta thấy sự chênh lệch trước và sau nghiên cứu tăng là:
19
NỘI DUNG
TỈ LỆ
Tăng (%)
Cân
nặng
Bình thường
11.6%
11.6%
Suy dinh dưỡng
Chiều
cao
Giảm(%)
Bình thường
11.5%
Thấp còi
11.5%
Qua bảng 1: So sánh thống kê số liệu cân đo của trẻ trước khi nghiên cứu và sau
khi nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ thấp còi giảm xuống rõ rệt, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
đã không còn nữa giúp trẻ tăng trưởng và phát triển bình thường. Điều này cho thấy
bên cạnh những kết quả giáo dục của nhà trường đề ra việc giáo dục thể chất cho trẻ
thông qua trò chơi vận động là rất cần thiết và bổ ích cho trẻ, là một trong những
nhiệm vụ quan trong nhất của trường mầm non. Vì vậy, giáo dục thể chất cho trẻ
thông qua các trò chơi vận động luôn được nhà trường quan tâm, lưu ý thực hiện
nghiêm túc đầy đủ. Nhờ đó chất lượng giáo dục thể chất ở trường tôi không ngừng
được nâng cao.
Bảng 2: Thăm dò ý kiến giáo viên trước khi nghiên cứu
Nội dung câu hỏi
Nội dung trả lời
Số lượng
GV
Tỉ lệ
(%)
(24 )
Câu 1: Chị hiểu như thế
nào về phát triển thể chất?
a. Phát triển thể chất là quá
trình hình thành, thay đổi
chiều cao, cân nặng
5
20,8%
b. Phát triển thể chất là mức
độ phát triển của cơ thể
4
16,6%
c. Phát triển thể chất là chất
lượng phát triển thể chất
được biểu hiện qua các tố
chất thể lực
7
29,1%
d. Tất cả các ý trên
8
33,3%
6
25%
Câu 2: Theo chị nhiệm vụ a. Bảo vệ và tăng cường sức
20
của giáo dục thể chất cho
trẻ nhằm mục đích gì?
khỏe
12,5%
b. Hình thành ở trẻ những kĩ
năng, kĩ xảo vận động
3
c. Giáo dục lòng yêu thích
rèn luyện cơ thể thông qua
các trò chơi vận động, bài
tập TD..
6
d. Cả 3 ý trên
25%
37,5%
9
Câu 3: Theo chị nghĩ việc
phát triển thể lực cho trẻ
thông qua trò chơi vận
động có cần thiết hay
không?
a. Rất cần thiết
7
29,1%
b. Cần thiết
c. Không cần thiết
14
3
58,3%
12,5%
Câu 4: Phát triển thể lực là
một nhu cầu không thể
thiếu được đối với trẻ. Cô
đã sử dụng hình thức nào
để tổ chức cho trẻ phát
triển thể lực cho trẻ một
cách toàn diện ?
a. Trò chơi vận động
4
16,6%
b. Thể dục sáng
2
3
8,3%
12,5%
3
12,5%
12
50%
Câu 5: Thông qua các trò
chơi vận động nhằm phát
triển thể lực cho trẻ chị đã
chú ý được các yêu cầu
nào sau đây?
a. Đảm bảo tính an toàn cho
trẻ
8
33,3%
b. Lượng vận động và thời
gian phù hợp với trẻ
2
8,3%
c. Sự luân phiện hợp lí giữa
vận động và nghỉ ngơi
2
8,3%
d. Tất cả các ý trên
12
50%
c. Tiết học trên thể dục
d. Dạo chơi, tham quan, lao
động
e. Tất cả các ý trên
Bảng 2: Thăm dò ý kiến giáo viên sau khi nghiên cứu
21
Nội dung
câu hỏi
Câu 1: Chị
hiểu như thế
nào về phát
triển thể chất?
Nội dung trả lời
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ (%)
Tỉ lệ
tăng so
lượng
(%)
Trước
với trước
GV
khi
Sau khi
khi
(24)
nghiên
nghiên
nghiên
cứu
cứu
cứu
(%)
a. Phát triển thể chất
là quá trình hình
thành, thay đổi chiều
cao, cân nặng
2
20,8%
8,3%
d. Tất cả các ý trên
22
33,3%
91,6%
a. Bảo vệ và tăng
cường sức khỏe
4
25%
16,6%
20
37,5%
a. Rất cần thiết
14
29,1%
83,3%
58,3%
b. Cần thiết
10
58,3%
41,6%
b. Phát triển thể chất
là mức độ phát triển
của cơ thể
c. Phát triển thể chất
là chất lượng phát
triển thể chất được
biểu hiện qua các tố
chất thể lực
Câu 2: Theo
chị nhiệm vụ
của giáo dục
thể chất cho trẻ
nhằm mục đích
gì?
45,8%
b. Hình thành ở trẻ
những kĩ năng, kĩ xảo
vận động
c. Giáo dục lòng yêu
thích rèn luyện cơ thể
thông qua các trò chơi
vận động, bài tập TD..
d. Cả 3 ý trên
Câu 3: Theo
chị nghĩ việc
phát triển thể
lực cho trẻ
c. Không cần thiết
22
37,4%
12,5%
thông qua trò
chơi vận động
có cần thiết hay
không?
Câu 4: Phát
triển thể lực là
một nhu cầu
không thể thiếu
được đối với
trẻ. Cô đã sử
dụng hình thức
nào để tổ chức
cho trẻ phát
triển thể lực cho
trẻ một cách
toàn diện ?
a. Trò chơi vận động
Câu 5: Thông
qua các trò chơi
vận động nhằm
phát triển thể
lực cho trẻ chị
đã chú ý được
các yêu cầu nào
sau đây?
a. Đảm bảo tính an
toàn cho trẻ
b. Thể dục sáng
c. Tiết học trên thể
dục
d. Dạo chơi, tham
quan, lao động
e. Tất cả các ý trên
24
50%
8
33,3%
16
50%
100%
50%
33,3%
b. Lượng vận động và
thời gian phù hợp với
trẻ
c. Sự luân phiện hợp
lí giữa vận động và
nghỉ ngơi
d. Tất cả các ý trên
66,6%
16,6%
Qua bảng 2: Thăm dò ý kiến giáo viên trước khi nghiên cứu và sau khi nghiên
cứu bản thân tôi cũng như các giáo viên qua quá trình khảo sát trên cho thấy cũng đã
nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, vai trò của việc phát triển thể chất cho trẻ nói chung,
phát triển thể lực cho trẻ thông qua trò chơi vận động nói riêng. Tôi không ngừng
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm của mình hơn
nữa để đạt kết quả giáo dục cao hơn.
* Bài học kinh nghiệm
Sau khi nghiên cứu các luận cứ khoa học đã đem lại cho tôi nhiều điều bổ ích,
thú vị, càng đi sâu vào đề tài tôi càng thấy nó chiếm vị trí giáo dục phát triển thể lực
23
cho trẻ hết sức quan trọng mà bấy lâu nay tôi chưa khai thác được. Chính vì thế tôi
không dừng lại ở đây, mà tôi phải dành thời gian nghiên cứu, tham khảo, đọc các tài
liệu có liên quan đến sự giáo dục và phát trển cho trẻ mầm non.
Bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau :
- Thường xuyên chơi rèn luyện thể lực cho trẻ bằng các trò chơi vận động một
cách hợp lý và có khoa học. Để cho cuộc sống ngày càng có ý nghĩa hơn
- Bổ sung đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi vận động
- Giáo viên thường xuyên dự giờ, học tập các trường đã tổ chức tốt trò chơi vận
động
- Tham khảo them tài liệu để biết được tầm quan trọng của trò chơi vận động đối
với việc phát triển thể lực cho trẻ mầm non
- Xây dựng cơ sỡ vật chất tạo không gian hợp lý cho trẻ chơi được tốt
- Phụ huynh quan tâm đến sức khỏe của con em mình, có chế độ dinh dưỡng hợp
lý. Hỗ trợ cho các giáo viên các nguyên liệu, vật liệu phế thải để làm đồ chơi tự tạo
phục vụ cho trò chơi vận động
- Cha mẹ cần cho con em mình hòa nhập với bạn bè lối xóm
- Mở rộng sân chơi cho con trẻ
- Hạn chế các loại băng đĩa điện tử nhạc xập xình, hip hop.
Với kết quả đạt được qua việc khảo sát thực trạng đã khẳng định tầm quan
trọng trong việc giúp trẻ phát triển thể lực thông qua trò chơi vận động, điều này tạo
tiền đề cho sự hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho trẻ. Do đó giáo viên
phải là người có kiến thức sâu rộng, linh hoạt trong mọi tình huống, thực hiện đúng
giờ nào việc đó. Trong cuộc sống, giúp trẻ yêu thích thế giới xung quanh, tạo cho trẻ
cảm giác hứng thú, say mê, ham thích hoạt động nhằm mục đích phát triển thể lực,
mở rộng mối quan hệ giao tiếp gữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với nhiều người xung quanh.
Để làm được điều đó thì hết sức vất vả đòi hỏi người giáo viên phải yêu nghề, mến
trẻ, luôn xem “ cô giáo như mẹ hiền” để mang đến những cái mới, hay nhất, tinh tế
nhất cho những đứa con thân yêu của mình.
V. ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
Việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục theo hướng đổi mới, sẽ giúp
giáo viên linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc xác định lựa chọn, tổ chức các hoạt
động chăm sóc giáo dục trẻ cũng như nghiên cứu lồng ghép các hình thức với nhau
tạo cho trẻ hứng thú tham gia với các hoạt động tạo điều kiện cho trẻ phát triển một
cách toàn diện. Vì thế tôi đã có một số đề xuất khuyến nghị sau:
1. Đề xuất khuyến nghị
* Đối với phòng giáo dục
- Phòng giáo dục địa phương cần đầu tư thêm cơ sỡ vật chất, trang thiết bị phục
vụ cho quá trình giảng dạy của giáo viên và các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ
- Chỉ đạo và tạo điều kiện cho các trường mầm non đảm bảo số trẻ trong nhóm
lớp theo quy định, tránh tình trạng lớp chật chội và trẻ quá đông
* Đối với nhà trường.
24
- Trang bị đầy đủ đồ dùng trang thiết bị cho trẻ hoạt động như: Vòng, Bóng, túi
cát, dây thừng…Tài liệu bổ trợ cho việc dạy và học của các cháu.
- Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của
việc chăm sóc bảo vệ trẻ
- Tăng cường đội ngũ giáo viên, nhà trường tạo điều kiện và thời gian cũng như
kinh phí để các cô theo học các lớp đại học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của mình
- Tăng cường công tác kiển tra, tổ chức nhiều hình thức thi đua, động viên khen
thưởng khuyến khích giáo viên, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề
- Tạo điều kiện cho Giáo Viên được đi tham quan học hỏi kinh nghiệm các
trường để nâng cao chất lượng dạy hoạt động phát triển thể lực thông qua các trò chơi.
- Thường xuyên tổ chức các hội thi “ Bé khỏe bé ngoan” để chọn ra bé có năng
khiếu, bồi dưỡng giúp trẻ phát triển hết khả năng linh hoạt, khóe léo của mình thông
qua hoạt động phát triển thể lực.
- Xây dựng tư liệu, tài liệu chuyên môn, sưu tầm các trò chơi vận động, trò chơi
dân gian, giáo án mẫu, giáo án tốt đã chọn lọc.
* Đối với giáo viên
- Luôn luôn tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, không bỏ qua cơ hội
học hỏi kinh nghiệm nào khi được trường, cấp trên tạo điều kiện như đi dự giờ ở các
trường điểm của tỉnh, tham gia tham dự hội thi nhất là dự giờ chéo với các chị em
đồng nghiệp, học những chương trình mới do sở, phòng giáo dục tổ chức.
- Cần duy trì thường xuyên, liên tục về phương pháp và biện pháp chăm sóc giáo
dục trẻ như trong suốt thời gian thực hiện.
- Giáo viên nắm rõ về đặc điểm tâm sinh lý của từng nhóm trẻ mà mình phụ trách
- Nắm vững về nội dung, hình thức phát triển thể lực để đề ra biện pháp cho phù
hợp. Thiết kế tổ chức các hoạt động phát triển thể lực một cách linh hoạt sáng tạo theo
từng chủ đề, chủ điểm, theo tình hình sức khỏe của trẻ hiện có để trẻ tiếp tục phát huy
hết khả năng của mình.
- Soạn thảo kịp thời, có đầu tư kỹ. Nghiên cứu kĩ những thể loại, dụng cụ của
hoạt động phát triển thể lực để tổ chức hoạt động phát triển thể lực qua trò chơi vận
động tại lớp mọi lúc mọi nơi.
- Tham khảo thêm tài liệu để biết được tầm quan trọng của trò chơi vận động đối
với việc phát triển thể lực cho trẻ mầm non.
- Thường xuyên chơi rèn luyện thể lực cho trẻ bằng các trò chơi vận động một
cách hợp lý và có khoa học.
- Cần tạo môi trường hoạt động, thoáng mát, sạch sẽ không gian hợp lý cho trẻ
chơi được tốt và phát triển thể lực một cách chủ động.
- Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, thường xuyên trao đổi về tình hình sức
khỏe, học tập của cháu ở trường và ở nhà để gia đình, nhà trường nắm rỏ hơn về tình
hình sức khỏe của cháu
* Đối với phụ huynh
25