Khám phá và phát triển khả
năng lãnh đạo tiềm ẩn
Hầu hết mọi người trong chúng ta đều có những khả năng lãnh đạo nhất
định. Tuy nhiên, việc phát triển những khả năng đó ở mỗi người hoàn toàn khác
nhau bởi mỗi một người lại các định hướng về nghề nghiệp hoàn toàn khác biệt
nhau; do đó, việc khám phá và phát triển các kỹ năng còn tiềm ẩn sẽ được tiến
hành theo các phương pháp hoàn toàn riêng rẽ.
Khả năng lãnh đạo là một kỹ năng rất có giá trị không chỉ trong kinh doanh
mà còn trong nhiều mặt của cuộc sống. bạn có thể là cá nhân thành công nhất
trong lĩnh vực của bạn nhưng bạn vẫn sẽ phải đối mặt với vô số các vấn đề và
hoàn cảnh khó khăn đòi hỏi bạn phải tìm kiếm các chiến lược mới và cách tân hơn
để giải quyết chúng tốt nhất.
Người lãnh đạo là một người có khả năng giải quyết vấn đề với một tầm
nhìn rộng và mang tính bao quát. Cho dù bạn đang lãnh đạo một mình bản thân
bạn, gia đình bạn hay một doanh nghiệp lớn, việc phát triển các kỹ năng cần thiết
để lạc quan tiến lên phía trước là không thể bỏ qua.
Dưới đây là 10 cách để khai phá năng lực lãnh đạo tiềm ẩn bên trong bạn:
1) Biết rõ mục đích hoạt động của mình là gì
Mọi người đều có mục đích trong cuộc sống. Rất thường xuyên, chúng ta
thường giải quyết những gì cuộc sống đem lại cho chúng ta hơn là việc tạo ra cuộc
sống của những giấc mơ.
Bạn có thể thiết kế cuộc sống của bạn xung quanh một cái đích ngắm nếu
bạn có tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu của bạn là gì và bạn sẽ đi đến đâu nếu theo
đuổi nó. Không quan tâm tới tình trạng hiện tại của bạn, vẫn có những cách thức
khác nhau để mang lại cho cuộc sống một mục đích và ý nghĩa, để rồi bạn xây
dựng mọi thứ khác từ đó.
2) Không rời bỏ các mục tiêu
Với một mục đích và tầm nhìn rõ ràng, các mục tiêu có thể được xây dựng
cung cấp một bản đồ đường đi được sử dụng khi thực thi các kế hoạch. Sẽ có
những thứ trên con đường đi hiện diện để giúp bạn trau chuốt cho tầm nhìn và các
mục tiêu của mình. Song trong tay bạn luôn phải có tấm bản đồ đường đi theo
đúng các mục tiêu đã đề ra.
3) Quản lý danh tiếng của bạn
Danh tiếng là một trong những tài sản quý giá nhất của bạn. Việc quản lý
có hiệu quả danh tiếng đó đòi hỏi bạn phải hiểu được danh tiếng được tạo ra như
thế nào và làm thế nào để duy trì và phát triển nó tốt nhất.
Một nhà lãnh đạo hiệu quả thường là tấm gương để mọi người noi theo và
điều đó góp phần xây dựng danh tiếng cho họ. Danh tiếng của bạn có thể quyết
định lớn tới thành công nếu nó được quản lý và sử dụng thông minh.
4) Cởi mở và phóng khoáng
Các nhà lãnh đạo biết rằng họ không thể có tất cả các câu trả lời cho mọi
vấn đề. Trong cuốn sách Good to Great - Từ tốt tới Vĩ đại của tác giả Jim Collins,
các cuộc nghiên cứu cho thấy phẩm chất đầu tiên của các nhà lãnh đạo trong
những công ty thành công nhất đó là sự khiêm nhường.
Những nhà lãnh đạo này luôn cởi mở với các đề xuất và biết rằng thành
công của họ phụ thuộc vào những nỗ lực của tất cả mọi người. Để có được thành
công bền vững, bạn phải cởi mở và phóng khoáng với tất cả các khả năng có thể.
5) Không ngừng trau dồi/đổi mới
Trên con đường đi, các nhà lãnh đạo không ngừng cản thiện bản thân và bất
cứ vấn đề nào gặp phải. Họ đọc những thông tin mới nhất trong ngành, phân tích
chúng cẩn thận; tìm ra những điểm cần chú ý; cung cấp của cải thông tin đó cho
những người khác; và tìm kiếm các cách thức sáng tạo để mở rộng tầm nhìn của
họ.
6) Đảm bảo tính cộng tác trong giải quyết vấn đề
Sức mạnh của sự cộng tác là không thể xem thường. Nó cho ta thấy rõ ý
nghĩa của câu châm ngôn “ba ông thợ da bằng một Gia Cát Lượng”. Khi một nhà
lãnh đạo tiếp thu các ý kiến bên ngoài cách thức ra quyết định thân thuộc của họ,
sự sáng tạo là hết sức thông thường. Yếu tố cộng tác có thể được áp dụng trong
mọi khía cạnh của cuộc sống.
7) Phát triển những nhà quản lý khác
Một trong những cách thức tốt nhất để phát triển kỹ năng lãnh đạo đó là
đào tạo những người khác trở thành các nhà lãnh đạo. Bạn rất dễ bị sa lầy vào các
hoạt động thường nhật và hạn chế sự phát triển của bạn cũng như sự phát triển của
những người bạn dẫn dắt.
Khi một cá nhân bắt đầu khai phá các phẩm chất lãnh đạo tiểm ẩn, có một
thay đổi trong quy trình suy nghĩ của người đó. Sẽ không còn là làm thế nào để
hoàn thành công việc – mà là mọi việc phải được thực hiện chuẩn xác với nhận
thức rõ về kết quả.
8) Có tính quyết đoán
Là một nhà lãnh đạo, những người khác sẽ nhìn vào bạn cho các định
hướng. Bạn phải cân nhắc những lựa chọn của bạn sử dụng các nguồn lực bạn phải
làm việc cùng và đưa ra những quyết định tốt nhất. Rất khó có thể tránh khỏi các
sai lầm, song bạn có thể thấy rằng một quyết định khác biệt có thể đem lại những
kết quả tốt hơn.
Hãy nhớ rằng các sai lầm trong các phán quyết của bạn có giá trị rất lớn
miễn là bạn dành thời gian để rút kinh nghiệm từ chúng.
9) Học hỏi từ các sai lầm
Người lãnh đạo chịu trách nhiệm cho những sai lầm mắc phải. Sai lầm
không có gì đáng ngại cả, đó còn là một khoản đầu tư lớn nhất của các nguồn lực
và nên được sử dụng cho tất cả giá trị của nó. Nếu bạn mắc sai lầm, hãy dành đủ
thời gian cần thiết để xác định căn nguyên gốc gác vấn đề nhằm biến sai lầm thành