Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài tập tài chính doanh nghiệp corporate finance (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.79 KB, 9 trang )

GaMBA01.M02

Tài chính doanh nghiệp

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Học viên

: Nguyễn Anh Điệp

Lớp

: GaMBA01.M02

Giảng viên : TS Nguyễn Văn Định

Hà Nội, tháng 07 năm 2009
1

Học viên: Nguyễn Anh Điệp


GaMBA01.M02

Tài chính doanh nghiệp

ĐỀ BÀI
Bạn vừa được thuê làm chuyên gia tài chính cho công ty ELEC, một công ty
hàng đầu trên thị trường chứng khoán về sản xuất một loại thiết bị điện tử chuyên
dụng. Công ty đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài để sản xuất một loại sản


phẩm mới. Dự án dự kiến có vòng đời là 5 năm. Cách đây 3 năm công ty đã mua
một lô đất giá 7 triệu USD với dự kiến làm bãi chôn chất thải hoá chất nhưng sau
đó công ty đã xây dựng đường ống thải an toàn thay cho phương án này. Lô đất
vừa được đánh giá lại gần đây với giá trị thị trưòng là 10,4 triệu USD. Hiện công
ty có ý định xây dựng một nhà máy mới trên lô đất này. Chi phí đầu tư xây dựng
nhà máy dự tính là 15 triệu USD.
Sau đây là các số liệu hiện thời về công ty ELEC:
-

Các khoản nợ: Công ty đang có 15,000 trái phiếu đã phát hành và đang lưu
hành(mệnh giá 1,000USD/1trái phiếu), trái phiếu này trả lãi cố định
7%/năm(trả 2 lần/năm) và còn 15 năm nữa đến hạn hoàn trả gốc. Hiện trái
phiếu đang được bán với giá bằng 94% mệnh giá.

-

Cổ phiếu phổ thông: Công ty hiện có 300,000 cổ phiếu đang lưu hành, được
bán với giá 75USD/cổ phiếu; cổ phiếu công ty có beta là 1,4.

-

Cổ phiếu ưu đãi: Công ty phát hành 20,000cổ phiếu ưu đãi, cổ tức 5% vơi
mệnh giá 100USD/cổ phiếu và hiện đang đựơc bán với giá 72USD/cổ phiếu.

-

Thông tin thị trường: Lãi xuất phi rủi ro hiện là 5%, giá rủi ro thị trường là 8%.

Để huy động vốn cho dự án, công ty dự đinh thuê CSC làm tổ chức bảo lãnh phát
hành. Chi phí bảo lãnh phát hành dự kiến phải trả cho CSC là 9% đối với cổ phiếu

phổ thông phát hành mới, 6% đối với cổ phiếu ưu đãi phát hành mới và 4% đối với
trai phiếu phát hành mới. CSC đã bao gồm tất cả các chi phí phát hành trực tiếp,
gián tiếp vào mức phí trên. Thuế xuất thu nhập công ty hiện là 35%. Dự án yêu
cầu bổ sung vốn lưu động dòng ban đầu là 900,000 USD để dự án có thể đi vào
hoạt động.

2

Học viên: Nguyễn Anh Điệp


GaMBA01.M02

Tài chính doanh nghiệp

Công ty muốn duy trì cơ cấu vốn ổn định khi phát hành chứng khoán huy động
vốn để đầu tư cho dự án này (phương án 1), còn CSC đề xuất công ty nên huy
động toàn bộ vốn cho đầu tư bằng phát hành thêm cổ phiếu phổ thông (phương án
2).
Yêu cầu:
1. Hãy bình luận ưu nhược điểm của hai phương án và đưa ra ý kiến của mình về
phương án lựa chọn căn cứ vào lập luận này.
2. Giả sử bạn chọn phương án huy động vốn theo đề xuất của công ty CSC. Tính
dòng tiền đầu tư của dự án vào năm 0, có tính đến các tác động phụ.
3. Dự án dây truyền sản phẩm mới có phần rủi ro hơn so với hoạt đọng hiện tại
của ELEC, chủ yếu là do cơ sở dự án đặt ở nước ngoài. Quản lý công ty cho
rằng bạn nên điều chỉnh cộng thêm 2% cho mức rủi ro cao hơn này. Hãy tính tỷ
lệ chiết khấu phù hợp cho dự án.
4. Nhà máy có vòng đời tính khấu hao là 8 năm, công ty áp dụng phương pháp
khấu hao tuyến tính để khấu hao theo thời gian này. Vào cuối năm cuối của dự

án(năm 5), nhà máy có thể được thanh lý với giá 5 triệu USD. Tính dòng tiền
sau thuế của giao dịch này.
5. Công ty sẽ phát hành thêm chi phí cố định hàng năm là 400,000$. Dự án dự
tính sản xuất được 12,000 sản phẩm/năm và bán với giá 10,000$/sản phẩm, chi
phí biến đổi cho mỗi đơn vị sản phẩm là 9,000$. Tính dòng tiền hoạt động
hàng năm (OCF) của dự án.
6. Kế toán trưởng của công ty quan tâm đến tác động của dự án đến lợi nhuận kế
toán của công ty. Hãy tính toán sản lượng hoà vốn (kế toán) của dự án để kế
toán trưởng yên tâm về dự án.
7. Chủ tịch công ty muốn bạn đưa tất cả các tính toán của bạn vào một báo cáo để
thuyết trình với giám đốc tài chính của công ty, hãy tính IRR, NPV và các chỉ
tiêu phù hợp khác. Trình bày kiến nghị của bạn.

3

Học viên: Nguyễn Anh Điệp


GaMBA01.M02

Tài chính doanh nghiệp

8. Bạn cần thêm những thông tin, giả thiết gì để báo cáo và kiến nghị của bạn có
tính thuyết phục hơn.

LỜI GIẢI
1. Bình luận ưu, nhược điểm của hai phương án và đưa ra ý kiến của mình
về phương án lựa chọn:
Theo đề bài ta có các chỉ số của ELEC như sau:
Khoản

mục
Trái phiếu
Cổ phiếu
phổ thông
Cổ phiếu
ưu đãi

Số lượng

Cộng :

Lãi suất

Giá
bán/CP,TP
9,400$
75$
(beta =1.4 )

Chi phí
vốn
4.99

Tỷ lệ chiết
khấu
1.85%

Giá trị thị
trường
14,100,000$


16.20%

9.58%

22,500,000$

15,000

7%

300,000

-

20,000

5%

72$

6.94%

0.26%

1,440,000$

-

-


-

-

38,040,000$

-

Cơ cấu vốn hiện thời của ELEC :
-

Cổ phiếu phổ thông : (22,500,000/38,040,000)100%

= 59.15%

-

Trái phiếu

: (14,100,000/38,040,000)100%

= 37.04%

-

Cổ phiếu ưu đãi

: (1,440,000/38,040,000)100%


= 3.79%

Công ty ELEC cần huy động tổng số vốn ròng là 15,900,000 USD. Trong đó :
-

Vốn đầu tư xây dựng nhà máy dự kiến

: 15,000,000 USD.

-

Bổ sung vốn lưu động ròng ban đầu

:

900,000 USD

• Phương án 1: Duy trì cơ cấu vốn ổn định như hiện tại khi phát hành chứng
khoán huy động vốn đầu tư cho dự án:
Chỉ tiêu
Cổ phiếu phổ
thông
Trái phiếu

Giá thị
trường

Cơ cấu
vốn


Vốn ròng
cần tăng
them

Tỷ lệ phí
phát
hành

Tổng vốn
cần huy
động

22,500,000

59.15%

9,404,574

9%

10,334,697

930,123

14,100,000

37.07%

5,893,533


4%

6,139,097

245,564

4

Học viên: Nguyễn Anh Điệp

Phí phát
hành


GaMBA01.M02

Tài chính doanh nghiệp

Cổ phiếu ưu
đãi CT

1,440,000

3.79%

601,893

Cộng

38,040,000


100.%

15,900,000

6%

640,311

38,419

17,114,105 1,214,105

• Phương án 2 : Huy động toàn bộ vốn cho đầu tư bằng phát hành thêm cổ
phiếu phổ thông theo đề xuất của CSC :

Chỉ tiêu
Cổ phiếu phổ
thông
Trái phiếu
Cổ phiếu ưu
đãi CT
Tổng cộng
-

Giá trị
mệnh giá $

Cơ cấu
vón


Vốn cần
tăng thêm

Tỷ lệ phí
phát
hành

Tổng vốn
cần huy
động

22,500,000

59.15%

15,900,000

9%

14,100,000

37.07%

-

-

-


-

1,440,000

3.79%

-

-

-

-

38,040,000

100%

15,900,000

-

Phí phát
hành

17,472,527 1,572,527

17,472,527 1,572,527

Huy động vốn theo phương án 1: Cơ cấu vốn không thay đổi. Giá trị cổ phiếu

của công ty trên thị trường ít biến động hơn. Chi phí phát hành thấp hơn so với
phương án 2. Do vậy đảm bảo được quyền lợi của cổ đông hơn => Công ty nên
chọn phương án 1 để huy động vốn.

-

Huy động vốn theo phương án 2: Làm thay đổi cơ cấu vốn. Khi đó vốn chủ sở
hữu tăng lên (do phát hành tăng thêm cổ phiếu phổ thông). Trong khi đó chi
phí vốn của cổ phiếu phổ thông (16,2%) cao hơn so với chi phí vốn của trái
phiếu (4,99) và cổ phiếu ưu đãi (6,94). Dẫn đến rủi ro cao hơn phương án 1( sẽ
là gánh nặng lâu dài cho doanh nghiệp khi vốn điều lệ tăng cao). Mặt khác chi
phí phát hành lớn hơn phương án 1=> ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.

-

Kết luận: Nên huy động vốn theo phương án 1.

5

Học viên: Nguyễn Anh Điệp


GaMBA01.M02

Tài chính doanh nghiệp

2. Giả sử chọn phương án huy động vốn theo đề xuất của CSC. Tính dòng
tiền đầu tư của dự án vào năm 0, có tính đến tác động phụ:
Dòng tiền năm 0 của dự án là:


Dòng tiền

Năm 0

Chi phí cơ hội (lô đất)
Đầu tư XD nhà máy
Vốn lưu động ròng ban đầu
Chi phí huy động vốn

(10,400,000$)
(15,000,000$)
(900,000$)
(1,572,527$)

Cộng:

(27,872,527$)

3. Tính tỷ lệ chiết khấu phù hợp của dự án khi điều chỉnh cộng thêm 2%
mức rủi ro thị trường:
Theo bảng tính toán ở mục 1, ta có tỷ lệ chiết khấu phù hợp là của dự án là:
1,85% + 9,58% + 0,26% +2% = 13,69%
4. Vào cuối năm cuối của dự án ( 5 năm), nhà máy có thể được thanh lý với
giá 5 triệu USD. Tính dòng tiền sau thuế của giao dịch này :
-

Giá trị tài sản cố định của nhà máy tính khấu hao là: 15,000,000$

-


Giá trị còn lại của tài sản cố định sau năm thứ 5 là :
(15,000,000$ : 8 ) x 3 = 5,625,000$

-

Giá trị thanh lý cuối năm thứ 5: 5,000,000$

-

Như vậy thanh lý tài sản lỗ : 5,000,000$ – 5,625,000$ = (625,000$)
=> không phải nộp thuế thu nhập.

-

Dòng tiền sau thuế là: 5,000,000 $

5. Tính dòng tiền hoạt động hàng năm (OCF) của dự án:
Ta có công thức : OCF = EBIT + KH - Thuế
Tính EBIT như sau:
Doanh thu S ( 12,000 sp x 10,000$/sp)
Chi phí biến đổi (12,000 sp x 9,000$/sp)

120,000,000
108,000,000
6

Học viên: Nguyễn Anh Điệp


GaMBA01.M02


Tài chính doanh nghiệp

Lãi góp
Chi phí cố định phát sinh
Khấu hao D (15,000,000/8 năm)
Tổng chi phí C
EBIT
Thuế (Tc) 35%

12,000,000
400,000
1,875,000
108,400,000
9,725,000
3,403,750

Thay số vào công thức ta có:
OCF = 9,725,000 + 1,875,000 - 3,403,750 = 8,196,250 $
Ngoài ra có thể tính theo phương pháp lợi thuế:
OCF = (S-C) x (1-Tc) + DxTc


OCF = (120,000,000 - 108,400,000) x 65% + 1,875,000 x 35%



OCF = 7,540,000+ 656,250 = 8,196,250 $

6. Tính sản lượng hoà vốn ( kế toán ) của dự án:

Khi doanh thu hoà vốn thì: OCF = S – C = D
Gọi Q là sản lượng hoà vốn ta có: S = Qx10,000 ; C= Qx9,000 + 400,000
=> Qx10,000 - (Qx9,000 + 400,000) = 1,875,000
=> 1,000xQ = 2,275,000 hay Q = 2,275 sản phẩm
Ngoài ra ta có cách tính khác:
Sản lượng hoà vốn khi: Tổng doanh thu = Tổng chi phí.
Ta có : Q x 10,000 = 1,875,000 + 400,000 + Qx9000


Q = 2,275,000/1,000 = 2,275 sản phẩm.

7. Tính IRR, NPV và các chỉ tiêu phù hợp khác:
-

Tài sản cố định được sử dụng trong 8 năm, khấu hao theo phương pháp
tuyến tính. Giá trị khấu hao mỗi năm là 1,875,000$, cuối năm thứ 5 giá trị
còn lại của tài sản cố định theo sổ sách là 5,625,000$, giá trị thanh lý thu
hồi dược 5,000,000$.

-

Dự tính việc thay đổi vốn lưu động ròng:
7

Học viên: Nguyễn Anh Điệp


GaMBA01.M02

Tài chính doanh nghiệp


Năm

VLĐ ròng ($)

Thay đổi VLĐ ròng ($)

0
1
2
3
4
5

900,000
900,000
900,000
900,000
900,000
900,000

(900,000)
0
0
0
0
900,000

Năm
0

1
2
3
4
5

Từ các số liệu tính toán ở trên ta có:
OCF
0
8,196,250
8,196,250
8,196,250
8,196,250
8,196,250

-

Thay đổi VLĐ
ròng
(900,000)
0
0
0
0
900,000

Chi tiêu vốn

FV


(26,972,527) (27,872,527)
0
8,196,250
0
8,196,250
0
8,196,250
0
8,196,250
5,000,000
14,096,250

PV
(27,872,527)
7,209,297
6,341,393
5,577,577
4,905,672
7,421,422

Tính NPV :
NPV = - 27,872,527 + 31,455,361 = + 3,582,834$.

-

Tính IRR :
IRR = 19,1%
Như vậy NPV dương và IRR lớn hơn thu nhập yêu cầu cho thấy dự án trên
rất tốt, việc đầu tư dự án là đúng đắn.


8. Những thông tin, giả thiết để báo cáo, kiến nghị có tính thuyết phục:
-

Thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô (tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế,
chỉ số lạm phát, chính sách tài chính tiền tệ, cán cân thương mại xuất nhập
khẩu, chính sách đầu tư….).

-

Thông tin về môi trường cạnh tranh (nội bộ ngành, các đối thủ cạnh tranh
hiện tại, tiềm tàng…)

-

Tiềm lực, lợi thế cạnh tranh của Công ty .

-

Chiến lược phát triển của Công ty.

-

Tình hình tài chính của Công ty…vv.
8

Học viên: Nguyễn Anh Điệp


GaMBA01.M02


Tài chính doanh nghiệp

--------------------------------------

9

Học viên: Nguyễn Anh Điệp



×