Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài tập phân tích tài chính doanh nghiệp (14)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.28 KB, 6 trang )

GaMBA01.N01

Tài chính Doanh nghiệp

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Họ và tên :
Lớp
:

Lương Tuấn Dũng
GaMBA01.N01

BÀI LÀM
Là chuyên gia Tài chính của công ty DEI, tôi cần phải lựa chọn những phương án
đầu tư hiệu quả nhất để Dự án của công ty đạt được hiệu quả cao.
Những thông tin cơ bản về công ty DEI:
a. Tổng giá trị đầu tư cho Dự án:
- Lô đất được đầu tư xây dựng nhà xưởng (đã được định giá lại theo giá thị trường
hiện nay): 10,400,000$
-

Chi phí đầu tư xây dựng nhà máy: 15,000,000$

-

Tài sản lưu động ròng: 900,000$

Tổng giá trị đầu tư cho dự án: 26,300,000$.
Tổng số tiền cần huy động: 15,900,000$.


b. Số liệu về công ty:
+/ Các khoản nợ: 15,000 trái phiếu x 1,000$/1 trái phiếu = 15,000,000$ (lãi cố định
7%/năm), trả 2 lần 1 năm, 15 năm đến hạn hoàn gốc. Giá trái phiếu hiện tại: 94%
mệnh giá.
+/ Cổ phiếu phổ thông: 300,000CP x 100$/1CP(mệnh giá) = 30,000,000$. Giá bán
(hiện nay = 75$/1CP). β = 1.4.
+/ Cổ phiếu ưu đãi: 20,000CP x 100$/1CP (mệnh giá) = 2,000,000$. Giá bán (hiện
nay = 72$/1CP). Cổ tức = 5%.
* Tỷ trọng danh mục tài sản hiện nay của công ty:
Danh mục
Nợ

Giá trị
$15,000,000

Tỷ trọng
31.91%
1


GaMBA01.N01

Vốn chủ
Cổ phiếu phổ thông
Cổ phiếu ưu đãi
Giá trị công ty

Tài chính Doanh nghiệp

$32,000,000

$30,000,000
$2,000,000
$47,000,000

68.09%
63.83%
4.26%
100.00%

c. Thông tin thị trường:
+/ Lãi suất phi rủi ro: 5%
+/ Giá rủi ro thị trường 8%
d. Công ty dự định thuê GMW là tổ chức bảo lãnh phát hành với chi phí phát hành
mới là:(đã bao gồm tất cả mức phí về phát hành trực tiếp và gián tiếp)
+/ Trái phiếu: 4%.
+/ Cổ phiếu phổ thông: 9%.
+/ Cổ phiếu ưu đãi: 6%.
Thuế suất thuế thu nhập công ty: 35%.
1. Câu 1: Phân tích hai phương án huy động vốn cho dự án:
Việc phân tích ưu nhược điểm của 2 phương án huy động vốn liên quan tới việc
phân tích chi phí vốn của 2 phương án huy động vốn này:
Phương án 1: Duy trì cơ cấu vốn hiện tại khi phát hành chứng khoán huy động
vốn đầu tư cho dự án:
Danh mục
Nợ
Cổ phiếu phổ thông
Cổ phiếu ưu đãi
Giá trị công ty

Ban đầu


tỷ trọng

$15,000,000
$30,000,000
$2,000,000
$47,000,000

32 %
64%
4%
100%

Số tăng thêm
theo tỷ trọng
$5,088,000
$10,176,000
$636,000
$15,900,000

Chi phí phát
hành
$203,520
$915,840
$38,160
$1,157,520

• Ưu điểm:
-/ Giữ nguyên được cơ cấu vốn hiện tại, duy trì được mức chi phí vốn bình quân
như cũ nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý vốn của doanh nghiệp.

-/ Chi phí phát hành thấp, chi phí vốn bình quân thấp
2


GaMBA01.N01

Tài chính Doanh nghiệp

-/ Được lợi về thuế (do duy trì tỷ lệ nợ trái phiếu)
-/ Có thể tận dụng lợi thế đòn bẩy tài chính để tăng lợi nhuận cho cổ đông.
-/ Không phải trả vốn gốc.
-/ Không bị áp lực trả cổ tức.
• Nhược điểm:
-/ Phương án huy động vốn này có phần nợ vay nên sẽ gia tăng áp lực hoàn trả vốn
vay và lãi vay, cổ tức ưu đãi cho dự án nên có thể tăng thêm tính rủi ro cho dự án.
Phương án 2: Huy động toàn bộ vốn bằng cổ phiếu phổ thông
Thì để tăng thêm:15,900,000$, công ty phải tốn một khoản chi phí phát hành
lớn hơn phương án 1. Cụ thể: = 15,900,000$ x 9% = 1,431,000$
• Ưu điểm:
-/ Không phải đối mặt với áp lực hoàn trả vốn. Điều này sẽ rất thuận lợi cho dự án.
Nếu dự án chưa có hiệu quả ngay thì chủ đầu tư sẽ giảm được áp lực thanh toán gốc và cổ
tức ưu đãi cho các cổ đông (không giống với trường hợp vốn vay và cổ phiếu ưu đãi phải
hoàn trả gốc và lãi đúng hạn và đầy đủ).
• Nhược điểm:
-/ Chi phí phát hành cao.
-/ Do sử dụng 100% vốn chủ sở hữu cho dự án nên tỷ lệ thu nhập yêu cầu đối với
các cổ đông cao hơn.
-/ Không được khấu trừ thuế.
-/ Bị phân chia phiếu bầu và tác động đến việc quản lý công ty.
*/ Nhìn chung: qua phân tích 2 phương án trên, chúng ta thấy phương án 1 có ưu

việt hơn vì đa dạng được nguồn vốn đầu tư cho Dự án qua đó phân tán được rủi ro và tận
dụng được những ưu thế của từng nguồn vốn. Phương án 1 cũng có chi phí phát hành thấp
hơn phương án 2.
Trong danh mục tài sản của Công ty, thì cổ phiếu (ưu đãi, phổ thông) chiểm tỷ
trọng 63% trong tổng danh mục và có tốc độ giảm giá nhiều nhất. Nếu lựa chọn theo
phương án 2 thì Công ty sẽ gặp rủi ro nhiều hơn so với phương án 1.
Câu 2: Tính dòng tiền của dự án vào năm 0 theo phương án huy động vốn cổ
phiếu phổ thông (phương án 2) có tính đến tác động phụ:

3


GaMBA01.N01

Khoản mục
- Chi phí cơ hội nếu không thực hiện dự án mà tiến hành bán
lô đất đã mua (10.4-7)
Chi phí xây dựng nhà máy
Chi phí vốn lưu động ròng
Chi phí phát hành cổ phiếu
Tổng cộng

Tài chính Doanh nghiệp

Giá trị ($) năm 0
-3,400,000
-15,000,000
-900,000
-1,431,000
-20,731,000


Vậy dòng tiền đầu tư vào dự án năm 0 là -20,731,000$
Câu 3: Tính tỷ lệ chiết khấu mới cho dự án:Do Dự án đầu tư tại nước ngoài nên
quản lý công ty đề nghị cộng thêm 2% cho mức rủi ro cao hơn. Vậy tỷ lệ chiết khấu
phù hợp cho dự án lúc này là:
Nếu dự án sử dụng 100% vốn từ việc phát hành cổ phiếu phổ thông, tỷ lệ chiết khấu
tính cho dự án bằng tỷ lệ thu nhập mong đợi của chủ sở hữu đối với cổ phiếu có cộng
thêm tỷ lệ do rủi ro kinh doanh (theo đề bài là 2%)
Tỷ lệ thu nhập mong đợi với cổ phiếu này là:
Er=Rf+beta x (Rm-Rf)= 5+1.4x8=16.2%/năm
Vậy tỷ lệ chiết khấu tính cho dự án nếu sử dụng 100% vốn từ việc phát hành cổ
phiếu phổ thông = 16.2+2=18.2%/năm.
Câu 4: Tính dòng tiền sau thuế của giao dịch vào cuối năm thứ 5:
Nhà máy được tính khấu hao trong 8 năm theo phương pháp khấu hao tuyến tính, vậy
chi phí khấu hao hàng năm là: 15,000,000/8=1,875,000$
Vậy giá trị còn lại của nhà máy vào cuối năm thứ 5 là:
15,000,000 – 1,875,000 x 5=5,625,000 $
Vào cuối năm thứ 5 nhà máy được thanh lý với giá 5.000.000 $, như vậy khoản thua
lỗ là: 5,000,000 – 5,625,000 = -625,000 $
Khoản thua lỗ này sẽ làm giảm khoản thuế thu nhập phải nộp là:
625,000 x 0.35 = 217,750$
Tăng giá trị của dòng tiền sau thuế lên tương ứng là: 217,750$
Vậy dòng tiền sau thuế của giao dịch này là: 5,000,000 + 217,750 = 5,217,750$

4


GaMBA01.N01

Tài chính Doanh nghiệp


Câu 5: Tính OCF hàng năm của dự án:
Công ty phát sinh chi phí cố định hàng năm là 400,000$. Dự án dự tính sản xuất
được 12,000 sản phẩm/ năm. Bán sản phẩm 10,000$/1sản phẩm. Chi phí biến đổi cho mỗi
đơn vị sản phẩm là: 9,000$.
Áp dụng công thức tính:
OCF = (S-C)(1-T)+DxT
Trong đó S = Doanh thu = 12,000 x 10,000 = 120,000,000$
C= Chi phí bằng tiền = 12,000 x 9,000 + 400,000 = 108,400.000$
T= thuế = 0.35
D = Khấu hao hàng năm = 1,875,000$
Ta tính được OCF hàng năm của dự án là = 11,600,000$ x 0.65 + 1,875,000$ x 0.35
= 7,540,000$ + 656,250 = 8,196,250$.
Câu 6: Tính sản lượng hòa vốn kế toán của dự án:
Hoà vốn kế toán là điểm mà ở đó không có thu nhập kế toán. Tức là OCF = D (dòng
tiền bằng khấu hao).
Gọi sản lượng hoà vốn kế toán là Q*
 Q* = (D + FC + VC)/P
+/ Với FC = 400,000$.
+/ VC = 9,000$ x 12,000 = 108,000,000$
+/ D = 1,875,000$.
P = 10,000$
Q* = 11,027.50 sản phẩm. Với sản lượng này thì hoà vốn kế toán
Câu 7: Tính toán toàn bộ dự án, tỷ lệ chiết khấu 18.2%/năm
Khoản mục
Năm 0
Đầu tư ban đầu -20,731,000
OCF
Thanh lý nhà


Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

8,196,250$

8,196,250$

8,196,250$

8,196,250$ 8,196,250$
5,217,750

5


GaMBA01.N01

Tài chính Doanh nghiệp

máy
Thu hồi vốn lưu
động ròng
Dòng tiền của -20,731,000


900,000
8,196,250$

8,196,250$

8,196,250$

8,196,250$ 14,314,000

dự án
Vậy: Với tỷ lệ chiết khấu 18.2%/năm thì NPV của dự án = 7,435,969 $.
IRR của dự án = 32.04%/năm
Thời gian hoàn vốn của dự án = 3.7 năm
Như vậy qua tính toán các chỉ số tài chính của dự án. Ta nhận thấy:
-

NPV >0

-

IRR > tỷ lệ chiết khấu 18.2%/năm

-

Thời gian hoàn vốn nhỏ hơn 5 năm

Kiến nghị: Với những chỉ số tài chính được phân tích ở trên, Tôi thấy rằng dự án
hoàn toàn có tính khả thi và nên tiến hành thực hiện dự án. Tuy nhiên, cần lưu ý phải tiết
kiệm chi phí và đa dạng nguồn vốn huy động cho dự án để rút ngắn thời gian hoàn vốn

hơn nữa.
Câu 8: Những thông tin, giả thiết bổ sung
Nhìn chung, những thông tin được cung cấp trong phần dữ kiện của bài tập chưa có
những thông tin quan trọng là:
+/ Khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
+/ Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Dự án (tại thị trường nước ngoài hay trong
nước).
+/ Môi trường đầu tư tại nước ngoài (các loại thuế, chi phí nhân công kho bãi, vận
chuyển ...).

6



×