Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

giáo dục thẩm mĩ nhóm 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.15 KB, 5 trang )

Đề tài: Mĩ dục (Giáo dục thẩm mĩ)

I.Lời mở đầu
Theo Khoản 1, điều 27 Luật Giáo dục năm 2005 có ghi rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ
thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các
kỹ năng cơ bản,…”. Để đáp ứng được yêu cầu đó, một trong những hoạt động giáp dục
cho học sinh là giáo dục thẩm mĩ. Giáo dục thẩm mĩ là vấn đề quan trọng và cần thiết
trong việc hình thành nhân cách học sinh. Thông qua giáo dục thẩm mĩ, học sinh hiểu
được cái hay, cái đẹp của cuộc sống, đồng thời có cách ứng xử tốt với mọi người xung
quanh, với cộng đồng. Con người với trí tuệ, sức khỏe của mình nếu thiếu đi giá dục
thẩm mĩ vẫn không thể phát triển toàn diện trong xã hội hiện đại. Bởi vậy, giáo dục thẩm
mĩ có vai trò vô cùng to lớn trong nhận thức và trong lao động sáng tạo của con người.


II. Nội dung
1. Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mĩ
- Phát triển ở học sinh những tình cảm, thị hiếu, năng khiếu và lý tưởng thẩm mĩ
trong cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp trong nghệ thuật và cuộc sống.
- Giúp cho học sinh nắm được những quan niệm chuẩn mực về thẩm mĩ, hình
thành niềm tin thẩm mĩ, phát triển năng lực phán đoán và đánh giá thẩm mĩ.
- Hình thành ở học sinh những năng lực biểu hiện và sáng tạo nghệ thuật: làm
đẹp môi trường, cư xử văn minh, trang phục hợp thẩm mĩ.
- Khơi gợi lòng mong muốn và khả năng đưa cái đẹp vào đời sống, học tập, lao
động và ứng xử.
- Bồi dưỡng tình cảm thẩm mĩ lành mạnh: yêu cái đẹp, ghét cái xấu. Do đó hình
thành lý tưởng thẩm mĩ đúng đắn cho học sinh.
2. Phương tiện, con đường thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ
Các nhiệm vụ của giáo dục thẩm mĩ được thực hiện thông qua nhiều phương tiện:
thiên nhiên, nghệ thuật, hoạt động dạy - học, hoạt động lao động, trò chơi, giao
lưu… Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ cho học sinh cần có sự
kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội. Như vậy, khi tiếp cận với cái


mới, cái đẹp các em mới có sự nhìn nhận, tiếp thu khách quan và đúng đắn.
a. Về phía gia đình
Trong ba phương diện trên, gia đình được coi là cái nôi đầu tiên, là nền tảng về
giáo dục thẩm mĩ cho học sinh sau này. Yếu tố gia đình và mức độ quan tâm
giáo dục đến con cái của gia đình càng lớn thì tình trạng trẻ em, thanh thiếu
niên tham gia vào các trò giải trí thiếu lành mạnh, không có thẩm mĩ càng ít.
Do đó, gia đình cần:
-

Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ phát triển lành mạnh, tạo cơ sở cho sự phát triển
bản thân các em sau này.
Chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các em.
Quan tâm đến những hoạt động và những chuyển biến tâm lý của các em.

b. Về phía nhà trường
Khác với gia đình và xã hội, nhà trường là nơi có sự giáo dục với hệ thống
hoàn chỉnh, chặt chẽ và toàn diện nhất, do đó cũng có thể cho rằng nhà trường
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Do
đó, nhà trường cần thực hiện nhiều biện pháp kết hợp với nhau:
- Có kế hoạch quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngăn chặn tình trạng học
sinh bỏ học, tham gia các trò chơi giải trí không lành mạnh.


-

Thông qua chương trình giảng dạy, lồng ghép các kiến thức thẩm mĩ để
truyền đạt cho học sinh. Bên cạnh đó, còn có thể khai thác ưu thế về giáo
dục thẩm mĩ của một số bộ môn thuộc ngành khoa học xã hội như: Ngữ
văn, lịch sử, giáo dục công dân, âm nhạc… từ đó hướng học sinh đến cái
chân, thiện, mĩ.

- Thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp như hội trại, văn nghệ, báo
tường,… một cách thường xuyên và hấp dẫn để thu hút đông đảo học sinh
tham gia nhằm tuyên truyền, giáo dục thẩm mĩ.
- Tạo điều kiện để học sinh tham gia hoạt động và thể hiện hết năng lực bản
thân. Phát hiện và bồi dưỡng những em có năng khiếu đặc biệt.
- Thầy cô là những tấm gương soi trực tiếp mà các em học sinh luôn tìm ở đó
một hình mẫu. Do vậy, các thầy cô phải được trang bị những kiến thức
thẩm mỹ để nhận ra cái đẹp, để làm đẹp cho mình, không chạy theo mốt,
diêm dúa sẽ gây phản cảm, phản tác dụng.
- Sách giáo khoa ngoài nội dung tốt, còn phải có hình thức đẹp với tỷ lệ khổ
sách, số trang, số bìa, minh họa, kỹ thuật in, giấy…
c. Về phía xã hội
Ngoài nhà trường, xã hội cũng là môi trường có ảnh hưởng, tác động rất lớn
đến tư tưởng và hành động của con người ở nhiều lứa tuổi khác nhau, tuy nhiên
chịu tác động mạnh nhất vẫn là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Do đó, ngăn chặn
những chuyển biến, ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành nhân cách và đạo
đức cho học sinh là hoạt động mang tính xã hội cao. Vì vậy:
- Đảng và Nhà nước cùng các cơ quan quản lý giáo dục cần nhanh chóng có
các biện pháp mang tính pháp chế đối với các loại hình sinh hoạt, giải trí
thiếu lành mạnh.
- Đưa các chuẩn mực, các tư tưởng văn hóa truyền thống trở thành nội dung
quan trọng không những trong nhà trường mà còn trong các chương trình
giải trí, các sự kiện…
- Đẩy mạnh các cuộc vận động, tổ chức nhiều cuộc thi theo hướng đòi hỏi
sáng tạo trong suy nghĩ và cảm nhận phù hợp với chuẩn mực xã hội.
- Kết hợp với nhiều cơ quan, tổ chức tham gia giáo dục thẩm mĩ như Đoàn
thanh niên, Hội học sinh, sinh viên, các câu lạc bộ sinh hoạt chung…
Công việc xã hội hóa trên vừa mang tính định hướng cho học sinh, vừa nâng cao
nhận thức thẩm mĩ, đấu tranh loại bỏ các loại hình giải trí thiếu lành mạnh, ảnh
hưởng xấu đến học sinh.

3. Đánh giá
Giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường đã làm được nhiều điều tốt, đúng đắn và bổ
ích:


a. Tích cực
- Đem đến cho học sinh những tri giác, cảm nhận về cử chỉ, thái độ, cách
hành xử… của bản thân và thế giới theo phương diện thẩm mĩ.
- Thực hiện trang phục, lễ phục và nghi thức học đường nghiêm túc, chuẩn
mực… giúp học sinh định hình cho mình một khuynh hướng thẩm mĩ đúng
đắn.
- Hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, hội trại truyền thống…được tổ chức
thường xuyên với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo học sinh, sinh viên.
- Lồng ghép được nhiều bài học không những về quan niệm thẩm mĩ mà còn
giáo dục kỹ năng mềm, kỹ nẵng phản xạ… cần thiết cho học sinh.
- Đưa cái đẹp, cái thẩm mĩ trở thành những đề tài phổ biến và quan trọng
trong các diễn đàn trao đổi dành cho học sinh.
b. Hạn chế
- Do nhận thức thiếu chín chắn, tâm lý chưa phát triển hoàn thiện và sự tác
động tiêu cực của cá loại hình giải trí thiếu lành mạnh đang phá triển tràn
lan đã khiến nhiều học sinh có những việc làm sai trái, đi ngược lại các giá
trị thẩm mĩ dân tộc. Do đó, một bộ phận học sinh đã hình thành năng lực
thẩm mĩ bị sai lệch.
- Dưới tác động của internet, các hình thức giải trí tiêu cực… học sinh bị hạn
chế sức sáng tạo, thiếu năng động.
- Nhiều trường (nhất là các trường thuộc khu vực khó khan) thường cho qua
môn mỹ thuật, không dạy hoặc “thả nổi”. Bài học mỹ thuật thường chỉ
dừng lại ở mức đơn giản nhất, ngay cả các khái niệm như hình họa, vẽ trang
trí, bố cục, phối màu, luật xa gần,… cũng khiến nhiều học sinh cảm thấy
khó hiểu vì không được giảng dạy cụ thể.

- Các hoạt động hỗ trợ môn học như thăm các bảo tàng mỹ thuật, các di tích,
trò chuyện với nghệ nhân, họa sĩ… dù đã được tổ chức, nhưng lại bị nhiều
yếu tố thời gian, kinh phí, chương trình… dẫn tới việc có đi cũng chỉ mang
tính giải trí nên kết quả thu lượm rất hạn chế.
- Xuất hiện nhiều hiện tượng như: mất trật tự, lựa học đường, sự thay đổi
trong mối quan hệ thầy trò… ảnh hưởng nhiều đến đạo đức, nhân cách của
học sinh.

III.Kết luận
Như vậy, giáo dục thẩm mĩ chiếm giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với nền giáo
dục nói riêng và toàn xã hội nói chung.


Trong bối cảnh xã hội hiện nay, để công tác giáo dục thẩm mĩ ngang tầm với yêu
cầu, nhiệm vụ là không hề đơn giản. Nó không phải là trách nhiệm của riêng
ngành giáo dục mà đòi hỏi sự toàn tâm toàn ý, chung tay góp sức của gia đình, nhà
trường và toàn xã hội. Tuy nhiên, sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội
vẫn không đủ nếu như mỗi cá nhân không tự ý thức giá trị của thẩm mĩ để từ đó
tìm tòi, học hỏi và sáng tạo.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×