Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

Nhóm 6nct nhu pp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 23 trang )

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI

GVHD: Nguyễn Thị Nguyệt
SVTH: Đoàn Thị Như
Nguyễn Thị Hải
Nguyễn Thị Lan Anh
Phan Thúy Vy
Lê Thị Minh Hoàng


VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TRONG VIỆC THỜ CÚNG TỔ TIÊN


I. MỤC ĐÍCH. MỤC TIÊU

• Mục đích
• Mục tiêu
II. NỘI DUNG

• Khái niệm



Người cao tuôi
Truyền thống

• Hoạt động





Chuẩn bị
Tiến hành
Kết luận


I. MỤC ĐÍCH. MỤC TIÊU

• 1. Mục đích:
Nêu lên vai trò của người cao tuổi trong việc phát huy giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam

• 2. Mục tiêu:
- Người cao tuổi cảm thấy có ích cho gia đình
- Người cao tuổi có thể nêu lên những kinh nghiệm của bản thân trong những việc quan trọng của gia đình.
- Thể hiện được vai trò của người cao tuổi trong việc giáo dục con cái
- Người cao tuổi cảm thấy mình được tôn trọng và bản thân mình vẫn luôn có ích.


II. NỘI DUNG

Người cao tuổi

KHÁI NIỆM
Truyền thống

Chuẩn bị

HOẠT ĐỘNG
Tiến hành

Kết luận



1. Khái niệm

• Người cao tuổi:
Người cao tuổi hay người cao niên hay người già là những người lớn tuổi, thường có độ tuổi khoảng từ 60 trở
lên. Người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng
trong gia đình và xã hội.


• Truyền thống:
Truyền thống là những tập tục, thói quen và nói chung là những kinh nghiệm xã hội được hình thành từ lâu đời trong
lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.


2. Hoạt động

Chuẩn bị

Tiến hành

Kết luận


• CHUẨN BỊ
Người cao tuổi đóng vai trò khá quan trọng trong ngày giỗ, thờ cũng tổ tiên. Điều đó thể hiện rõ trong những công
việc, quá trình tổ chức cúng giỗ thờ cúng tổ tiên
Phân chia nhiệm vụ: Dọn nhà cửa, bàn thờ, mua đồ.
Trong buổi họp gia đình, phân công công việc:
Người cao tuổi hướng dẫn và phân công công việc:

Dọn nhà: thường là người trong gia đình, người chịu trách nhiệm trong buổi giỗ
+ dọn dẹp nhà, lau bàn ghế, rủa chén đĩa, dọn nhà sạch sẽ..
Dọn bàn thờ: công việc này người cao tuổi sẽ làm cùng với con trai trưởng trong nhà. ( nếu tuổi của người cao tuổi đã
cao và không có khả năng làm thì người con trai trưởng sẽ đãm nhận làm giúp cha)
+ dọn rửa ly hương, quét bàn thờ, dọn quét bụi, tân trang, cắm hoa, hương nhang…
Mua đồ thờ cúng tổ tiên:
Người cao tuổi có nhiều kinh nghiệm trong việc thờ cúng tổ tiên sẽ hướng dẫn cho con cháu chuẩn bị và mua những
món đồ cần thiết, các món đồ liên quan đến việc thờ cúng như vàng mã, hoa, tiền vàng, nhang khói.. hay những món
đồ cúng. Việc đi chợ sao cho hợp lý. Bày mâm, đặt tiệc..
+ đi chợ: người vợ, chị em trong nhà…
+ bày mâm, bàn ghế con trai trong nhà
Công việc này mọi thành viên trong gia đình đều tham gia, cả anh em họ hàng sẽ đến và tổ chức họp cùng với người
cao tuổi lớn nhất trong nhà. Trong quá trình phân công, công việc sẽ có những ý kiến trái chiều, những ý kiến tranh
luận, lúc này, sẽ nghe theo quyền quyết định của người cao tuổi trong nhà, cũng như những hiểu biết của người cao
tuổi về việc thờ cũng tổ tiên.



• Vai trò của người cao tuổi trong việc chuẩn bị món ăn cúng giỗ
Đối với việc chuẩn bị các món ăn cho ngày cúng giỗ, người cao tuổi có vai trò đứng ra hướng dẫn và chỉ dẫn con
cháu trong nhà làm những món ăn phù hợp với mâm cỗ, theo từng vùng miền khác nhau.
Các món cúng giỗ miền bắc: Cơm trắng, Xôi. Một con cua và một quả trứng bày chung trên một đĩa. Bánh dầy
đậu. Chả quế. Thịt quay, Bê thui. Giò.Thịt kho tầu. Chân giò .Gà quay hay gà luộc. Thịt đông, dưa chua. Nem
dê.Tôm .Lươn om với bắp chuối bào. Nộm măng. Miến xào lòng gà .Món bóng cá nhồi giò sống hay bóng lợn
.Xà lách búp, cà chua, dưa deo



Các món cúng giỗ miền trung
Các món cúng sẽ được phân ra làm 04 loại là: món xào, món canh, món ăn từ thịt, món từ tôm cá

Các món xào cho mâm cỗ.Thường là món củ hay légume xào với thịt heo nạc, có khi thịt bò hay tôm.Đậu cô veSu.
Xà lách bóp thịt bò với dầu dấm. Đậu trắng. Khoai tây chiên. Cary
Các món thịt: Thịt vịt luộc chấm nước mắm gừng. Thịt gà bóp với rau răm tiêu muối. Thịt heo luộc với mắm tôm,
kèm với rau sống, vã xắt lát. Thịt heo quay. Thịt gà ru ty. Thịt bò nướng. Thịt heo kho rim. Thịt heo kho nước với sã
và đậu phụng. Bánh tráng ram ( người Nam gọi là chả giò, loại bánh trán cuốn thịt băm rồi chiên dầu ăn cho vàng).
Nem chả
Các món từ cá, tôm: Cá chiên khúc. Cá thu hay cá to chặt khúc kho nước. Tôm rim hay tôm rang. Vã trộn với tôm. Vã
kho thịt (heo hay gà vịt đều được)
Các món canh cúng giỗ: Canh thịt hầm giò heo. Canh bún nấu với lòng gà vịt
Tráng miệng: Bánh in.



Các món cúng giỗ miền nam
Tùy hoàn cảnh mà có bốn món : Hầm, Thịt luộc, Xào, Kho.
1.Món kho thường là thịt heo, cá lóc, kho với nước dừa để gợi phong vị miền Nam.
2.Món thịt luộc là thịt ba chỉ, xắt mỏng.
3.Món hầm, tức là thịt heo hầm, thường là giò heo hầm măng tre Mạnh Tông, loại măng ngon nhất của Nam Bộ
4.Xào là món thịt bị câu thúc về hình thức: xào chua, xào mặn, với rau cải đồ lòng, hoặc tôm, gần như tuyệt đối không dùng thịt rừng.
Mỗi món ăn ở từng vùng miền đều theo phong tục ăn uống ở miền đó mà chế biến. Trong quá trình chế biến thức ăn, người cao tuổi có vai trò là
người hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm để con cháu có thể nấu ra những món ăn mang đậm chất quê hương mình; để ngày giỗ trở nên thiêng
liêng hơn không bị ảnh hưởng bởi những thứ xa xỉ khác.



Vai trò của người cao tuổi trong việc mời khách
Trong khâu chuẩn bị buổi đám giỗ, phần không thể thiếu là việc mời khách đến tham dự. Đối với những gia đình còn có người
cao tuổi thì công việc này đa phần sẽ do họ đảm nhiệm. Ngay từ một hai hôm trước ngày giỗ NCT đã phải tất bật từ nhà này
sang nhà khác, từ xóm dưới đến xóm trên. Nếu nhà nào vắng người thì phải đi mời lại vào lúc khác cho kỳ được mới thôi.
Công việc mời khách tưởng rằng đơn giản nhưng với NCT, họ cho rằng đây là cơ hội để thể hiện cách nói năng, các phép tắc

ứng xử trong nhiều tình huống phức tạp. Với những gia đình có đông họ hàng thì NCT sẽ truyển đạt các kinh nghiệm, cách ăn
nói, thưa gửi khôn khéo cho con cháu để chúng có thể tự mình sang mời những gia đình khác.


• TIẾN HÀNH
Tiến hành tổ chức cúng giỗ:
- Hoàn tất việc các khâu chuẩn bị trang trí, thức ăn.
- Người cao tuổi quan sát xung quanh xem con cháu đã có mặt đầy đủ
- Người cao tuổi giữ cho bầu không khí trong buổi giỗ được hài hòa
- Nhắc nhở con cháu dâng lễ cúng gia tiên


• Tiến hành cúng bái:
- Cúng trước ăn sau. Thể hiện ý nghĩa "Uống nước nhớ nguồn" việc đó có thể xếp vào thuần phong mỹ tục người Việt Nam

- Các mâm cỗ đã xong, một hoặc ba mâm được để lên bàn. Người cao tuổi mặc áo the khăn xếp, bước lên chiếc sập trước bàn
thờ để thắp hương, đèn nến rồi đứng giữa sập, hai tay chắp giữa ngực, lên gối xuống gối lễ ba lần, đoạn đứng nghiêm, mười
ngón tay đan vào nhau và đưa lên ngang trán, miệng lầm rầm khấn

- Khấn xong, người cao tuổi lễ một lễ và ba vái nữa, rồi rót rượu cúng. Một số họ lớn, khi giỗ tổ họ, tổ chức dâng hương tế tổ
và thay bài khấn bằng một bài văn tế, ông trưởng lễ xong thì đọc bài văn tế, rồi đem ra sân đốt như đốt sớ ở đình chùa.

- Thường cháy dở tuần nhang (hương) thứ hai thì cúng cơm và cuối tuần nhang thì người cao tuổi tạ lễ, hoá vàng rồi hạ cỗ cho
con cháu xin lộc.



• Tiếp đón khách:
- Tiếp đón con cháu từ nơi xa về
- Giao tiếp, trò chuyện thân mật

- Hỏi thăm tình hình sức khỏe, cuộc sống, việc làm….

• Thường con cháu sẽ có mặt đầy đủ tại ngày giỗ nói nên ý nghĩa vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta “ uống nước nhớ nguồn”. Lúc nay đây người
cao tuổi sẽ truyền lại cho con cháu những kinh nghiệm, nhắc nhở con cháu về những phẩm chất tốt đẹp của người đi trước và gắn kết tình
cảm các thành viên trong gia đình, dòng họ, làng xóm, ngành nghề…


• KẾT LUẬN
Sau khi hoàn tất xong việc thờ cúng tổ tiên, lúc này người cao tuổi cùng các con cháu của mình quay quần trong mâm cơm
cúng giỗ. Vào những lúc này, NCT thường có vai trò chỉ dạy cho con cháu cách thờ cúng truyền thống từ xưa đến nay cũng
như giáo dục về ý nghĩ của việc thờ cúng tổ tiên này. Chẳng hạn: Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ
vào ngày mất thường được tính theo âm lịch. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như
người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt
hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm.
Đây là một lễ vô cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã thể hiện lòng thành kính với vong linh người đã khuất,
không phụ thuộc vào việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Chỉ với chén nước, quả trứng, nén hương cũng giữ được đạo hiếu.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×