Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÀI tập NHÓM GIỚI và PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.05 KB, 14 trang )

PHẦN I
DỰ ÁN: CHUNG TAY XÓA BỎ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI PHƯỜNG HẢI
CHÂU 2, QUẬN HẢI CHÂU, TP ĐÀ NẴNG ( GIAI ĐOẠN 2017-2018)
BẢNG KẾ HOẠCH DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG
THỜI
GIAN
8/6/2017
9/2017

NỘI DUNG CÔNG VIỆC
Khảo sát tình hình bạo lực gia đình tại địa phương

NGƯỜI THỰC HIỆN
Nhân viên CTXH
Hội phụ nữ và Đoàn Thanh
niên
Nhân viên CTXH
Phối hợp với phòng văn hóa
thông tin
Nhân viên CTXH phối hợp
với hội phụ nữ
Nhân viên công tác xã hội
phối với chính quyền địa
phương, hội phụ nữ và đoàn
thanh niên
Nhân viên công tác xã hội
phối với chính quyền địa
phương, hội phụ nữ
Nhân viên CTXH phối hợp
với chính quyền địa phương
Nhân viên CTXH phối hợp


với hội phụ nữ, đoàn thanh
niên, hội người cao tuổi
Nhân viên CTXH

10/2017

Phát động chương trình xóa bỏ bạo lực gia đình
thông qua các hoạt động truyền thông để mỗi gia
đình được biết.
Tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình

1/11/2017

Thành lập câu lạc bộ “gia đình hạnh phúc”

25/ 11/2017

Tổ chức chương trình “ Chung tay xóa bỏ bạo lực gia
đình” nhân ngày phòng chống BLGĐ ( 25/11/2017)

12/2017

Tổ chức buổi giao lưu văn hóa văn nghệ trong CLB

01/2018

Tập huấn kiến thức về vấn đề bạo lực gia đình

02/2018


Tập huấn về kỹ năng ứng phó khi có xảy ra bạo lực
gia đình
Kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được tại các hộ gia Nhân viên CTXH phối hợp
đình thông qua buổi họp CLB tại nhà văn hóa
với chính quyền địa phương
Tổ chức cuộc thi kiến thức về chủ đề “Bạo lực gia Nhân viên CTXH phối hợp
đình” giữa các hộ gia đình với nhau
với hội phụ nữ, đoàn thanh
niên
Trao đổi, chia sẻ về quá trình tham gia chương trình
Nhân viên CTXH
Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình
Nhân viên CTXH

03/2018
04/2018
05/2018
06/2018

1. Mục tiêu dự kiến của dự án

- Phấn đấu đạt trên 95% số hộ gia đình được tiếp cận thông tin về phòng, chống bạo
lực gia đình.
- Trên 90% số cán bộ tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình các cấp được
tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực gia đình.


- Trên 90% chính quyền địa phương, đoàn thể cấp phường phụ trách công tác phòng,
chống bạo lực gia đình được tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực gia
đình.

- Đạt 100% số nạn nhân bạo lực gia đình có nhu cầu hoặc được phát hiện bảo đảm tiếp
cận các hoạt động hỗ trợ về phòng, chống bạo lực gia đình, tư vấn pháp lý, chăm sóc y
tế, bảo vệ sự an toàn cho nạn nhân.
- Trên 95% số người có hành vi bạo lực gia đình được phát hiện bảo đảm tiếp cận các
hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa, giáo dục chuyển đổi hành vi.
- Đạt 100% tổ dân phố có triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình gồm: Câu
lạc bộ gia đình phát triển bền vững, nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, địa chỉ tin
cậy và đường dây nóng.
2. Nguồn lực thực hiện dự án

* Con người:
- Các sở, ngành, đoàn thể, cơ quan có liên quan như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội
người cao tuổi và các tổ trưởng tổ dân phố của phường Hải Châu 2.
- Phòng Văn hoá và Thông tin của phường: Chủ trì, phối hợp các ngành có liên quan
triển khai thực hiện Kế hoạch; triển khai các mô hình điểm, phát hiện những mô hình
tốt để nhân rộng; tổ chức sơ, tổng kết hoạt động hàng tháng và tổng hợp báo cáo kết
quả thực hiện với cấp trên. Tham mưu UBND phường chỉ đạo và định hướng cho các
cơ quan thông tin đại chúng, phản ánh kịp thời, chính xác tình hình bạo lực gia đình
và kết quả phòng, chống bạo lực gia đình. Tổ chức thực hiện có hiệu quả “Chương
trình hành động: chung tay xóa bỏ bạo lực gia đình tại phường Hải Châu 2, quận Hải
Châu, TP Đà Nẵng”
- Phòng Y tế quận: Phối hợp với các ban, ngành của phường có liên quan hướng dẫn
các cơ sở khám, chữa bệnh trong việc chăm sóc y tế, tư vấn về sức khỏe cho nạn nhân
bạo lực gia đình; thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp bệnh nhân là nạn nhân
bạo lực gia đình; hướng dẫn nhân viên y tế của các tổ đoàn kết thực hiện nhiệm vụ
phòng, chống bạo lực gia đình.


- Phòng Lao động - Thương binh và xã hội Thành phố: Có trách nhiệm tham mưu thực
hiện hiệu quả Chương trình xóa đói giảm nghèo, góp phần hạn chế bạo lực gia đình;

phối hợp với các ngành liên quan đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người là nạn
nhân bạo lực gia đình, người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình chưa có việc làm;
hướng dẫn thực hiện việc trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở bảo trợ xã
hội; hướng dẫn thực hiện công tác bình đẳng giới.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp quận: Có trách nhiệm lồng ghép kiến thức phòng,
chống bạo lực gia đình vào các chương trình giáo dục phù hợp với yêu cầu từng ngành
học, cấp học (Quyết định số 2170/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Đề án giáo dục, chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và
phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020).
- Công an quận, phường: Chủ trì và phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị để thực hiện việc bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của nạn nhân bạo lực gia đình; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình; đồng thời thống kê, báo cáo tình
hình phòng, chống bạo lực gia đình về UBND quận.
- Tòa án nhân dân cấp quận: Áp dụng thống nhất pháp luật phòng, chống bạo lực gia
đình; kịp thời xét xử các vụ án về bạo lực gia đình, xét 9 xử lưu động tại địa bàn xảy
ra vụ án trọng điểm; phối hợp, tạo điều kiện cho Phòng Văn hóa và Thông tin quận
thực hiện nhiệm vụ thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Uỷ ban nhân dân phường: Có kế hoạch chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và cân
đối ngân sách hàng năm để bố trí kinh phí thực hiện tốt Kế hoạch này.
- Nhân viên xã hội.
- Toàn nhân dân của quận Hải Châu 2.
* Kinh phí:


- Kinh phí thực hiện Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí
trong dự toán chi ngân sách hằng năm của thành phố, các Phòng, ban, đơn vị, đoàn
thể, cơ quan có liên quan và UBND phường theo phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước hiện hành.
- Các Phòng, ban, đơn vị, đoàn thể thành phố căn cứ nhiệm vụ được phân công, có

trách nhiệm lập Kế hoạch hoạt động, dự toán kinh phí thực hiện hằng năm gửi về
phòng Tài chính – Kế hoạch thành phố thẩm định, trình UBND thành phố phê duyệt.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác
cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.


PHẦN II
CHƯƠNG TRÌNH “ CHUNG TAY XÓA BỎ BẠO LỰC GIA ĐÌNH” NHÂN
NGÀY PHÒNG CHỐNG BLGĐ ( 25/11/2017)
1. Tên chương Trình: “Chung tay xóa bỏ bạo lực gia đình”
2. Đối tượng
-

Các hộ gia đình tại phường Hải Châu 2, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
3. Tính cấp thiết của chương trình
Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều

hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Ở Phường Hải
Châu II – Quận Hải Châu – TP Đà nẵng trong những năm qua, đã dành nhiều sự quan
tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếp và
gián tiếp như: Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em, Bộ luật Dân sự, ..và đặc biệt Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.
Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội trong
lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Nhưng đánh giá một cách khách quan thì các
quy phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết về
lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực trong gia đình chưa có nhiều
thay đổi, chuyển biến tích cực và thế nữa nó dần trở thành như một hiện tượng của xã
hội.
Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp, nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn cần sự
giúp đỡ về y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật. Những tổn thương về thể chất có thể chữa

lành bằng sự chăm sóc y tế, nhưng với tổn thương về tâm lý, nạn nhân không dễ dàng
vượt qua được. Những sợ hãi, hoang mang, khủng hoảng, …có thể theo họ một thời
gian dài, khiến họ không lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống. Họ rất cần được tư vấn
tâm lý để vượt qua những nỗi ám ảnh này, họ cần được biết rằng họ không có lỗi trong
việc để hành vi bạo lực gia đình xảy ra, được hướng dẫn phải xử sự như thế nào khi
những hành vi này tiếp diễn. Đặc biệt, họ cần biết những quy định của pháp luật về
vấn đề này để nâng cao khả năng tự bảo vệ trong những trường hợp tương tự.
Như vậy chúng ta thấy rằng, bạo lực gia đình từ lâu đã không còn là vấn đề của
mỗi gia đình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Vì vậy, việc tổ


chức chương trình về phòng chống bạo lực gia đình trên địa phương này là rất cần
thiết.
4. Mục tiêu chương trình:
a. Kiến thức.
- Nhằm nhận diện rõ hơn về luật pháp và chính sách của Việt Nam đối với
-

việc phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.
Tăng thêm hiểu biết về quy luật tâm lý cho các thành viên trong gia đình.
Tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia trong ngành tâm lý và dự luận xã
hội về vấn đề bạo lực trong gia đình. Xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng,

-

chống bạo lực gia đình
Giúp cho người dân nhận biết đươc những vấn đề đặt ra trước nạn bạo lực

-


gia đình và đưa ra hướng giải quyết thích hợp
Nâng cao nhận thực về vai trò, vị trí, trách nhiệm của cán bộ, lãnh đạo trong
việc phòng chống bạo lực gia đình từ đó chất lượng, hiệu quả công tác

-

phòng, chống bạo lực gia đình dược nâng cao
Nâng cao nhận thức của người dân về việc xóa bỏ bạo lực gia đình, đó là
trách nhiệm của toàn dân. Thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình,
góp phần tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình, hướng đến truyền thống tốt đẹp

của con người, gia đình Việt Nam.
b. Kỹ năng.
- Phát triển kỹ năng tuyên truyền về việc phòng, chống bạo lực gia đình,
-

tuyên truyền phải đảm bảo chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực.
Hình thành được kỹ năng ứng phó với căng thẳng trong giai đình.
Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ địa phương trong việc phòng

chống bạo lực gia đình.
- Trang bị cho mọi người kỹ năng về cách ứng phó khi có bạo lực xảy ra.
c. Thái độ.
- Nhiệt tình tham gia các buổi tuyên truyền, tập huấn về việc phòng, chống
-

bạo lực gia đình
Thực hiên đúng Luật phòng chống bạo lực gia đình
Sẵn sàng kết hợp với cán bộ địa phương trong công tác phòng, chống bạo
lực gia đình.


5. Kết quả, chỉ tiêu dự kiến của chương trình
a. kết quả dự kiến của chương trình:
-

90% người dân tại địa phương tham gia tích cực vào chương trình.


-

100% các hộ gia đình sau khi tham gia chương trình sẽ được trang bị kiến thức

-

để phòng chống bạo gia đình.
Trên 95% số người có hành vi bạo lực gia đình được phát hiện bảo đảm tiếp

-

cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa, giáo dục chuyển đổi hành vi.
100% cán bộ chính quyền địa phương tiếp tục xây dựng các mô hình phòng

-

chống bạo lực gia đình.
95% các hộ gia đình có hành vi bạo lực gia đình sẽ có các hành vi tích cực và

-

giảm sút một cách đáng kể.

b. Chỉ tiêu dự kiến của chương trình:
90 % các hộ gia đình hiểu được tác hại của bạo lực gia đình ảnh hưởng đến bản

-

thân, con cái và xã hội.
90% các hộ gia đình tham vào chương trình.
85% các hộ gia đình nắm bắt được những điều luật liên quan đến bạo lực gia

-

đình.
85% các hộ gia đình biết được các kỹ năng như giải quyết mâu thuẫn giữa các

-

thành viên trong gia đình, kỹ năng kiềm chế cảm xúc…
90% cán bộ chính quyền địa phương tiếp tục pháp huy vai trò của mình trong

-

tuyên truyền các vấn đề về bạo lực gia đình.
90% cán bộ tham gia cùng với chương trình.
Đạt 100% số nạn nhân bạo lực gia đình có nhu cầu hoặc được phát hiện bảo
đảm tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng, chống bạo lực gia đình, tư vấn
pháp lý, chăm sóc y tế, bảo vệ sự an toàn cho nạn nhân.
6. Nguồn lực thực hiện
a. Con người:
- Các cơ sở, ban ngành đoàn thể có liên quan như:
+ Hội phụ nữ

+ Đoàn Thanh niên
+ Đại diện tổ dân phố
- Phòng văn hóa và thông tin của phường Hải Châu 2:
+ Phối hợp trong việc thực thực hiện công tác truyền thông, vận động sự tham
gia
+Tham mưu trong việc tổ chức, thực hiện chương trình cho hiệu quả
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố: Có trách nhiệm tham
mưu về các vấn đề liên quan đến chính sách, văn bản pháp lý về việc hỗ trợ cho
người là nạn nhân bạo lực gia đình, người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình
chưa có việc làm; hướng dẫn thực hiện việc trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình
tại các cơ sở bảo trợ xã hội; hướng dẫn thực hiện công tác bình đẳng giới.


- Công an quận, phường: tham mưu và phối hợp chủ trì chương trình về các văn
bản luật pháp, báo cáo thống kê tình trạng bạo lực tại phường và đưa ra các biện
pháp xử lý nhằm ngăn ngừa tình trạng bạo lực gia đình tiếp diễn
- Uỷ ban nhân dân phường: hướng dẫn chỉ đạo, giám sát trong việc tổ chức triển
khai thực hiện và hỗ trợ nguồn ngân sách thực hiện.
- Nhân viên xã hội.
- Toàn nhân dân của quận Hải Châu 2.
b. kinh phí:
- Kinh phí thực hiện chương trình được bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng
năm của thành phố, và từ các đơn vị, đoàn thể, cơ quan có liên quan và UBND
phường theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
7. Kế hoạch chi tiết
THỜI GIAN

19h45 – 20h15

NGƯỜI THỰC

HIỆN
Đón tiếp đại biểu, khách mời
Nhân viên CTXH, Sự
Ổn định tổ chức
hỗ trợ của đoàn thanh
niên và hội phụ nữ
Giao lưu văn nghệ
Nhân viên CTXH
Tuyên bố lí do - Giới thiệu đại biểu Đoàn thanh niên
Hội phụ nữ
NVCTXH đánh giá kết quả đợt Nhân viên CTXH
khảo sát tại phương
Hỏi – đáp với chuyên gia
Nhân viên CTXH

20h15 – 20h40

Tổ chức cuộc thi

19h00 -19h15
19h10- 19h30
19h30 -19h45

20h40 – 20h50
20h50- 21h00

HOẠT ĐỘNG

Nhân viên CTXH
Sự hỗ trợ của hội phụ

nữ và đoàn thanh
niên.
Phát phiếu khảo sát cam kết thực Nhân viên CTXH
hiện chương trình
Sự hỗ trợ của đoàn
thanh niên.
Tổng kết, kết thúc chương trình
Nhân viên CTXH

* Hoạt động 1: “ NVCTXH đánh giá kết quả đợt khảo sát tại phương”
a. Mục tiêu: Hiểu rõ hơn về tình trạng bạo lực gia đình tại phường Hải Châu 2 để từ
đó đưa ra những hoạt động phù hợp nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng
bạo lực gia đình tại phường.
b. Cách thực hiện:
- NVCTXH trình bày các cách đã thực hiện trong đơt khảo sát vừa qua:


+ Lấy thông tin từ cán bộ phường ( hội phụ nữ, công an phường, tổ trưởng tổ dân
phố...)
+ Từ thông tin của cán bộ địa phương NVCTXH đã tìm đến nhà của các gia đình có
tình trạng bạo lực để thăm hỏi và quan sát để biết và hiểu rõ về nhu cầu của người
dân.
+ Bên cạnh đó, trò chuyện với người dân sống xung quanh gia đình có tình trạng bạo
lực để hiểu rõ hơn về vấn đề và mức độ mà gia đình đó đang gặp phải.
+ Trò chuyện cùng người lớn tuổi trong phường để biết được thêm rõ hơn tình trạng
bạo lực gia đình của phường.(biết thêm nhiều gia đình có tình trạng bạo lực mà chính
quyền không phát hiện)
+ Về phát bảng khảo sát thì chương trình thực hiện phát cho 3 đối tượng người già
(hỏi và đánh luôn), người đã lập gia đình (phát và nhờ điền thu ngay hoặc hẹn hôm
sau đến thu) học sinh (phát nhờ điền và thu ngay) khi đưa ra 3 bảng khảo sát chéo sẽ

cho kết quả sát với thực tế.
- NVCTXH trình bày đánh giá về kết quả khảo sát.
c. Kết quả:
- Sau khi thực hiện khảo sát tình hình bạo lực gia đình tại phường Hải Châu 2 chương
trình nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ từ phía người dân tại địa phương: bà
con nhiệt tình trả lời, cung cấp thông tin chính xác để chương trình có được kết quả
khảo sát đầy đủ và chính xác với tình hình hiện tại của địa phương
* Hoạt động 2: “Hỏi - đáp với chuyên gia”.
a. Mục tiêu:
- Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình tại địa phương.
- Cung cấp thông tin cho mọi người hiểu về bạo lục gia đình.
b. Cách thực hiện:
- Giới thiệu chuyên gia.
- Tiến hành thưc hiện NVCTXH sẽ đặt ra một số câu hỏi cho chuyên gia như sau:
+ Chuyên gia có thể cho mọi người được biết những nhìn nhận của mình về kết quả
khảo sát vấn đề bạo lực gia đình tại địa phương?
+ Chuyên gia có thể cung cấp một số thông tin về bạo lực gia đình cho mọi người
cùng hiểu rõ không ạ?


+ Theo chuyên gia thì nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực gia đình ạ?
+ Chuyên gia có thể chia sẻ cho mọi người được biết bạo lực gia đình có ảnh hưởng
như thế nào đến tâm lý, sức khỏe cũng như đời sống tinh thần của các thành viên
trong gia đình ạ?
+ Chuyên gia có thể cung cấp cho mọi người một số kỹ năng ứng phó khi có bạo lực
gia đình xảy ra không ạ?
- Sau khi đưa ra những câu hỏi và được chuyên gia giải đáp, NVCTXH tạo cơ hội cho
mọi người dân cùng trao đổi những thắc mắc đối với chuyên gia.
- Sau khi kết thúc mục hỏi đáp, NVCTXH có lời cảm ơn đến chuyên gia.
c. Kết quả:

- Tổng quan được tình hình bạo lực gia đình của đia phương.
- Mọi người có cơ hội trao đổi trực tiếp với chuyên gia nên hiểu rõ hơn về bạo lực gia
đình.
- Nâng cao kiến thức cho mọi người.
* Hoạt động 3: “Tổ chức cuộc thi kiến thức về Bạo lực gia đình.”
a. Mục tiêu:
- Để các thành viên trong mỗi hộ gia đình được nói lên hiểu biết của mình về vấn nạn
bạo lực gia đình cũng như ôn lại các kiến thức đã được tuyên truyền về phòng chống
BLGĐ.
- Thông qua những sự hiểu biết đó, NVXH mong muốn mỗi gia đình sẽ có thêm được
nét văn hóa, lịch sự, yêu thương lẫn nhau; góp phần đưa gia đình mình tránh xa sự bạo
hành về tinh thần lẫn thể xác.
- Sự giao lưu trong các phần thi sẽ giúp các gia đình có thêm được sự gắn bó hơn; từ
đó áp dụng vào thực tiễn cuộc sống: tình làng nghĩa xóm, biết tham gia hòa giải khi
gia đình nào đó có mâu thuẫn, bạo hành. Xóa bỏ cách nghĩ đã tồn tại lâu đời “đèn nhà
ai nấy tỏ”
b. Cách thực hiện:
Phần 1: Theo kế hoạch sẽ có 8 thành viên đại diện cho 8 gia đình tham gia vào cuộc
thi. 16 người sẽ bốc thăm chia cặp, tổng cộng có 4 cặp thi. Nội dung phần 1 là cuộc thi
“ Đối mặt” với thể lệ như sau:


+ Mỗi cặp thi gồm 2 người sẽ đứng đối diện với nhau. Sẽ có 3 câu hỏi liệt kê về chủ
đề BLGĐ. Khi người dẫn chương trình đọc xong mỗi câu hỏi, người thi sẽ đặt cược
câu trả lời của mình.
+ Nếu một trong 2 bên cảm thấy người đối diện mình đặt cược quá nhiều hoặc linh
cảm họ sẽ không đưa ra hết các đáp án đã đặt thì có quyền nhường quyền trả lời.
+ Nếu người được trả lời trước mà đưa ra bằng với đáp án đã đặt cược thì sẽ thắng,
nhưng nếu như đang trả lời mà có 1 đáp án bị sai thì sẽ thua. Ai thắng 2 câu hỏi thì sẽ
vào vòng trong.

Phần 2: Trận bán kết là phần thi “Ai nhanh tay hơn”. Thể lệ:
+ Chương trình sẽ đưa ra 12 câu hỏi với 4 câu trả lời A,B,C,D. Sau khi đọc xong câu
hỏi và 4 đáp án, người dẫn chương trình hô “Hết” thì 4 người chơi mới được quyền
bấm chuông trả lời. Ai bấm trước chữ “Hết” sẽ mất quyền ưu tiên.
+ Hai người chơi trả lời nhiều câu hỏi đúng nhất sẽ vào chung kết. Nếu trường hợp cả
4 người chơi , mỗi người đều trả lời đúng 3 câu thì sẽ có 2 câu hỏi phụ để chọn 2
người xứng đáng nhất.
Phần 3: Vòng chung kết với 2 thí sinh còn lại sẽ được thử thách với phần thi “ Đuổi
hình bắt chữ”. Thể lệ:
+ Sẽ có 8 bức tranh thể hiện nội ý nghĩa, 1 lời tuyên truyền, 1 cụm từ,…nói về BLGĐ
và phòng chống BLGĐ kèm theo đó sẽ có 1 dãy ô chữ bị trống cần được điền vào.
+ Sau khi mỗi bức tranh được trình chiếu, người chơi sẽ có 10 giây để suy nghĩ.Với
câu hỏi đầu, sau 10 giây thì người giành quyền vào chung kết đầu tiên sẽ được ưu tiên
trả lời trước. Các câu hỏi tiếp theo sẽ theo hình thức xen kẽ.
+ Trả lời đúng với đáp án chương trình sẽ được 1 điểm, trả lời sai thì sẽ không có
điểm và nhường quyền trả lời cho người kia.
+ Nếu sau 10 giây quan sát bức tranh và ô chữ nhưng không ai trả lời được thì người
dẫn chương trình sẽ gợi ý lần lượt là 1 ô chữ, 2 ô chữ. Đến ô thứ 3 mà không có ai trả
lời nữa thì đáp án sẽ được công bố.
+ Ai trả lời được 4 hoặc hơn 4 câu sẽ trở thành người thắng cuộc.
c. Kết quả:
- Với những nội dung soạn sẵn cho cuộc thi, hy vọng chương trình sẽ diễn ra thuận
lợi, các thí sinh sẽ tham gia cuộc thi đầy đủ.


- Dự đoán phần thắng sẽ thuộc về gia đình chú Nguyễn Văn Phi, bởi đây là người đại
diện cho gia đình đạt giải “ Gia đình văn hóa” đầu tiên của phường.
* Hoạt động 4: “Phát phiếu khảo sát cam kết thực hiện chương trình”
a. Mục tiêu
- Mọi người hiểu rõ được những kiến thức mà chương chương trình đã truyền đạt, từ

đó nhìn nhận, rút ra được những hiểu biết riêng cho bản thân và cam kết thực hiện
chương trình: “chung tay xóa bỏ bạo lực gia đình”
- Số người cam kết thực hiện chương trình nằm ở mức tối đa.
b. Cách thực hiện
- NVCTXH phổ biến một số điều lệ trước khi phát phiếu khảo sát.
- Cùng với sự hỗ trợ của đoàn thanh niên tại địa phương tiến hành phát phiếu.
- Sau khi phát phiếu xong, tiến hành thu phiếu và thống kê số lượng người cam kết
thực hiện chương trình.
- Mọi người cùng hô to khẩu hiệu: “chung tay xóa bỏ bạo lực gia đình”
c. Kết quả:
- Mọi người tích cực tham gia và cam kết thực hiện chương trình.
* Hoạt động 5: “tổng kết”
Phường Hải Châu II – Quận Hải Châu – TP Đà nẵng, trong nhiều năm qua đã dành
nhiều sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình, tuy nhiên tình trạng bạo lực
gia đình vẫn còn tồn tại đâu đây. Chương trình: “chung tay xóa bỏ bạo lực gia đình” là
một chương trình hết sức thiết thực và có ý nghĩa đối với người dân tại địa phương.
Qua chương trình mọi người có cơ hội được tham gia, không những trang bị cho mình
những kiến thức vô cùng bổ ích mà còn có cơ hội tham gia một số phần chơi khá thú
vị từ đó tạo nên sự gắn kết yêu thương giữa các thành viên trong gia đình cũng như
giữa các hộ gia đình với nhau.


DANH SÁCH NHÓM 3:
1. PHAN THỊ MẾN
2. ĐẶNG THỊ PHƯƠNG THẢO
3. THÁI THÙY TUYẾT TRINH
4. VÕ THANH LAN
5. NGÔ THỊ THU HẰNG
6. NGUYỄN QUỐC HUY
7. HOÀNG THỊ SÁU

8. KHƯƠNG THỊ CẨM TÚ
9. TRẦN THỊ HOÀN
10. PHAN TIẾN THÀNH




×