Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Kiểm huấn CTXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.58 KB, 4 trang )

NHÓM 6_ LỚP 13CTXH
BÀI TẬP 1 : TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KIỂM HUẤN CÔNG TÁC
XÃ HỘI
1. Quản lý trong kiểm huấn công tác xã hội

Quản lý là hoạt động phân bổ và sử dụng nguồn tài nguyên (nhân lực, tiền bạc, máy
móc, vật liệu, phương pháp, thời gian, không gian, và những thứ khác) để đạt được mục
tiêu của tổ chức. Nó bao gồm những nhiệm vụ thiết lập và duy trì một môi trường nội
bộ; trong đó con người làm việc cùng nhau trong các nhóm để có kết quả, hiệu quả và từ
đó đạt được mục tiêu mà nhóm đề ra.
Như vậy, quản lý là “các chức năng được nhân viên xã hội các cấp thực hiện trong các
cơ sở phục vụ con người nhằm hoàn thành mục đích của tổ chức.”
Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình theo những quy luật,
định luật hay những quy tắc tương ứng nhằm để cho hệ thống hay quá trình đó vận động
theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định trước.
Các hoạt động của người quản lý trong công tác xã hội
- Chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các thực tập sinh, kiểm huấn viên mới, thân chủ,…thực
hiện các mục tiêu, kế hoạch mà cấp trên giao phó.
- Giám sát tiến độ thực hiện các công việc, phát hiện sai sót để kịp thời khắc phục và
hướng dẫn kiểm huấn viên đi đúng hướng.
- Phân tích những khó khăn có thể gặp phải từ đó theo dõi và lập kế hoạch can thiệp
khi cần thiết.
Ý nghĩa của quản lí trong công tác xã hội
+ Thứ nhất, thông qua tập thể để thúc đẩy tính tích cực của cá nhân.
+ Thứ hai, điều hoà quan hệ giữa người với người, giảm mâu thuẫn giữa hai bên.
+ Thứ ba, tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thông qua hỗ trợ để làm được những việc
mà một cá nhân không thể làm được, thông qua hợp tác tạo ra giá trị lớn hơn giá trị cá
nhân - giá trị tập thể
1



2. Đào tạo trong kiểm huấn công tác xã hội

Đào tạo là quá trình làm tăng hoặc phát triển năng lực, kỹ năng,…của nhân lực trong
tổ chức.
Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên
quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng,
nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và
khả năng đảm nhận được một công việc nhất định.
Các hoạt động của người đào tạo trong công tác xã hội
-

Người kiểm huấn trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo về kiến thức cũng như kỹ năng,
thái độ,…cho các thực tập sinh hay kiểm huấn viên mới, thân chủ…Trong vai trò đào tạo,
kiểm huấn viên như là một người thầy nhưng không áp đặt kiến thức và kinh nghiệm lên
người học, không bảo họ phải làm thế này, làm thế kia mà khéo léo từng bước đặt câu hỏi
để kiểm huấn viên mới nhận ra mình cần phải bắt đầu từ đâu và làm những gì, làm như

-

thế nào.
Nhân viên kiểm huấn cần cân bằng được giữa việc đào tạo lý thuyết và kỹ năng thực
hành cho người được kiểm huấn để tránh trường hợp khi người được kiểm huấn bắt đầu

-

công việc thì lại chuyên về lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành và ngược lại.
Kiểm huấn viên cùng đồng hành với học viên để giúp họ thực hành và khám phá ra
những gì mới mẻ, những kinh nghiệm thực tế quý giá.Truyền đạt lại những kinh nghiệm
của bản thân đã được tích lũy cho các kiểm huấn viên cấp dưới.Giúp học viên kết nối
được giữa lý thuyết với thực hành và phát triển khái niệm bản thân như một nhân viên


-

Công tác xã hội chuyên nghiệp.
Được xem là một người thầy, do đó người kiểm huấn viên phải chịu trách nhiệm về
chương trình đào tạo. Bằng kinh nghiệm của mình, kiểm huấn viên hướng dẫn cho học
viên trong việc thực hành nghề nghiệp của họ. Cần có sự sáng tạo trong việc chia sẻ kinh

-

nghiệm.
Duy trì mối quan hệ tích cực với cơ sở, sẵn sàng góp ý xây dựng khi cần thiết.
2


-

Thường xuyên tham gia các buổi trao đổi kinh nghiệm cũng như cập nhật kiến thức

-

chuyên môn.
Đảm bảo rằng các học viên sẽ được hướng dẫn tốt về phương pháp, tạo cơ hội cho họ thể

-

hiện được những cố gắng, thay đổi và không quên tương tác với các học viên.
Ý nghĩa của đào tạo trong công tác xã hội
Giúp duy trì mối quan hệ tích cực giữa người kiểm huấn và người được kiểm huấn.
Giúp người được kiểm huấn được trang bị đầy đủ và có hệ thống các kiến thức, kỹ năng


-

cơ bản cho quá trình thực hành.
Giúp người kiểm huấn và người được kiểm huấn có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau.
3. Hỗ trợ trong kiểm huấn công tác xã hội

Hỗ trợ trong công tác xã hội là người kiểm huấn giúp giới thiệu các mô hình, phương
pháp làm việc hiệu quả, giới thiệu các nguồn lực giúp cá nhân, cơ sở… vận dụng tốt nhất
các cơ hội nghề nghiệp của họ.
Chức năng hỗ trợ: chức năng hỗ trợ trong kiểm huấn được hiểu là việc tạo thuận lợi
cho công việc của cá nhân, nhóm, cơ sở để họ có thể thực hiện phần việc của mình trong
quá trình cung cấp các dịch vụ xã hội. Điểu này có nghĩa là mở ra cánh cửa cho việc phát
huy năng lực và áp dụng các kỹ năng của cá nhân, nhóm, cơ sở trong thời gian thực hành.
Các hoạt động của người hỗ trợ trong công tác xã hội
- Hỗ trợ về mặt thông tin, nâng cao kiến thức cho các thực tập sinh, kiểm huấn viên
mới, thân chủ,…
- Hỗ trợ các phương tiện, tài liệu cho quá trình kiểm huấn.
- Hỗ trợ kịp thời khi thực tập sinh, kiểm huấn viên mới, thân chủ,..gặp các vấn đề,
những trường hợp khó khăn không tự giải quyết được.
- Hỗ trợ kết nối nguồn lực đến với các thực tập sinh, kiểm huấn viên mới, thân chủ,…
nhằm giải quyết vấn đề.
3


Ý nghĩa của hỗ trợ trong công tác xã hội
-

Giúp cá nhân, nhóm, cơ sở đứng vững khi họ ở trong các tình huống căng thẳng.

Tạo bầu không khí tích cực cho việc học tập, làm việc.
Quản lý mối quan hệ kiểm huấn theo cách thức giúp đỡ.
Giúp cá nhân, nhóm, cơ sở xử lý các căng thẳng do công việc gây nên.
Bảo đảm rằng cá nhân, nhóm, cơ sở hiểu được con người và hành vi của họ khi làm việc

với các cá nhân, tổ chức khác.
- Giúp xác định, điều chỉnh cảm xúc và khắc phục các chướng ngại khác gây cản trở sự
tiến bộ của họ.
- Giúp phát triển các thái độ và cảm xúc có ích cho sự thực hiện và hoàn thành công việc

hiệu quả.

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×