Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG bắt cóc CHO TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.72 KB, 4 trang )

KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG BẮT CÓC CHO TRẺ EM.
I.

II.
III.

IV.

MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được thế nào là bắt cóc trẻ em và tác hại của việc bắt cóc trẻ
em.
- Liệt kê được các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc trẻ em.
- Nêu được các cách phòng tránh từ xa các tình huống có nguy cơ bị bắt
cóc trẻ em.
- Trình bày được cách xử lý một số tình huống có nguy cơ bị bắt cóc trẻ
em.
2. Về kỹ năng:
- Xử lý được một số các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc trẻ em.
- Có kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
3. Về thái độ:
- Hình thành thái độ yêu quý, giữ gìn, bảo vệ bản thân và người khác.
- Có thái độ phê phán hành vi bắt cóc trẻ em.
ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CHỦ ĐỀ:
Chủ đề được thiết kế dành cho học sinh bậc tiểu học
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ
- Tranh, ảnh minh họa các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc trẻ em
- Các tình huống, vật dụng để đóng vai.
- Câu chuyện kể.
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Khởi động


a. Mục tiêu
- Khởi động giới thiệu vào bài học
- Tạo hứng thú cho học sinh đối với buổi học
b. Cách tiến hành
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi: “ chanh chua, cua kẹp”
• Giáo viên hướng dẫn luật chơi : Các bạn đưa tay trái nắm lại, tay phải
ngửa ra. Khi quản trò hô "chanh" cả vòng tròn đáp "chua" và đột xuất
quản trò hô "cua" thì cả vòng tròn đáp "kẹp" cùng lúc đó tay phải bắt
lấy tay trái người bên trái, tay trái mình thì thụt vào. Người nào bị kẹp
là thua. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi thử
- Giáo viên tổ chức chơi trò chơi
- Giáo viên hỏi học sinh
• Các con có vui khi chơi trò này không?
• Qua trò chơi này các con có rút ra được bài học gì?


c.
2.
a.
b.
-

c.
3.
a.
b.
-

Học sinh trả lời, giáo viên khen ngợi học sinh và rút ra kết luận.
Kết luận

Để chơi tốt trò chơi này các con cần phải ghi nhớ và tập trung chú ý.
Trò chơi này nhắc nhở chúng ta phải biết bảo vệ bản thân mình bởi các
nguy cơ có thể gây tổn thương cho bản thân mình.
Giáo viên giới thiệu vào kỹ năng phòng tránh bắt cóc.
Hoạt động 2: Bắt cóc trẻ em và tác hại của bắt cóc trẻ em
Mục tiêu
Trình bày được thế nào là bắt cóc trẻ em và tác hại của bắt cóc trẻ em.
Nhận biết được hung thủ và nạn nhân của bắt cóc trẻ em.
Cách tiến hành
Giáo viên kể cho học sinh câu chuyện “Nobita bị bắt cóc”
Giáo viên nêu vấn đề:
• Các con có thích câu chuyện.
• Trong truyện này có những nhân vật nào ?
• Nobita trong câu chuyện bị làm sao?
• Các con có biết bắt cóc trẻ em là gì không?
• Ai là người có thể bắt cóc trẻ em ?
• Em có biết các trẻ em bị bắt cóc sẽ bị nguy hiểm như thế nào không?
Giáo viên gọi học sinh nêu ý kiến về các vấn đề.
Giáo viên nhận xét và kết luận.
Kết luận
Bắt cóc trẻ em là một người nào đó dùng sức mạnh để bắt trẻ em nhằm
thực hiện ý đồ xấu.
Nạn nhân của bắt cóc thường là trẻ em, hung thủ có thể cả người lạ và
người quen.
Hoạt động 3: Các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc trẻ em và cách phòng
tránh.
Mục tiêu
Học sinh liệt kê được các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc trẻ em.
Trình bày được cách phòng tránh các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc trẻ
em.

Cách tiến hành
Giáo viên hỏi học sinh có nguy cơ bị bắt cóc.
Cho học sinh kể về sự việc đã chứng kiến trẻ bị bắt cóc.
Giáo viên đặt câu hỏi:
• Các con từng chứng kiến việc trẻ bị bắt cóc chưa?
• Các con đã nghe về việc bắt cóc ở đâu? ( đài phát thanh, tivi, báo chí,
người thân , bạn bè)


c.
-

-

4.
a.
b.
-

-

Kết luận
Các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc trẻ em là:
• Đi một mình nơi tối tắm, vắng vẻ.
• Ở nhà một mình và có người lạ gõ cửa.
• Người lạ đến trường và đón mình đi học về.
• Người lạ cho mình bánh kẹo và rủ mình đi theo họ đến một nơi nào
đó.
Để phòng tránh không bị bắt cóc trẻ em, các em cần:
• Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ.

• Không nhận quà, bánh lạ của người khác.
• Không đi theo người lạ.
• Không cho người lạ vào nhà khi ở một mình.
Hoạt động 4
Mục tiêu:
Nhận biết và phòng tránh các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc trẻ em.
Xử lý được một số các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc trẻ em.
Hình thành kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
Cách tiến hành:
Giáo viên chia lớp ra làm 4 nhóm.
Mỗi nhóm sẽ thảo luận một tình huống trong vòng 10 phút và yêu cầu
học sinh trình bày kết quả thảo luận bằng cách đóng vai.
Giáo viên nêu tình huống:
• TH1: người lạ cho mình bánh kẹo và rủ mình đi theo họ. Nếu là em,
em có lấy kẹo và đi theo không? Vì sao? Nếu từ chối em sẽ nói như
thế nào?
• TH2: Hôm nay khi tan học đang ngồi chờ mẹ đến đón, bỗng An thấy
có một cô đến và nói là bạn của mẹ và đến đón mình đi học về. Nếu là
em,em có đi cùng không? Vì sao? Nếu từ chối không đi em sẽ ứng xử
như thế nào?
• TH3: Hôm nay em ở nhà một mình, bỗng có người lạ gõ cửa nói là
bạn của ba mẹ và muốn em mở của để vào chơi với em. Nếu là em,
em có mở cửa không? Vì sao? Nếu từ chối em sẽ nói như thế nào?
• TH4: Hôm nay, khi tan học em đi bộ về nhà, đang đi bỗng có một
người lạ đến làm quen và hỏi địa chỉ, số nhà của em, sau đó họ còn đi
theo em. Nếu là em, em có nói cho họ biết không? Vì sao? Nếu từ
chối, em sẽ ứng xử như thế nào?
Giáo viên quan sát học sinh thảo luận nhóm
Giáo viên mời các nhóm lên trình bày cách xử lý của mình.



c.
-

Giáo viên nhận xét, tuyên dương và kết luận lại cách ứng xử trong những
tình huống trên.
Kết luận:
Khi gặp các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc trẻ em các em cần:
Nhận biết tình huống
Bình tĩnh
Từ chối và tìm người trợ giúp.

Hoạt động 5 : Vận dụng
a.Mục tiêu
- Giúp học sinh được vận dụng những điều đã học trong thực tiễn cuộc sống
b. Cách tiến hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh : Sưu tầm các câu chuyện, các tình huống trẻ em bị
bắt cóc. Sau đó phân tích rõ ràng các tình huống mà trẻ em bị bắt cóc. Sau đó, phân
tích rõ cadc tình huống nguy hiểm trong các trường hợp đó.
- Giáo viên có thể tổ chức thêm các hoạt động, tọa đàm, giáo dục hoạt động đóng
kịch để vận dụng kỹ năng trong các tình huống khác nhau.
c.Kết luận
V.TỔNG KẾT
- Kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc trẻ em là một kỹ năng quan trọng cần trang bị cho
trẻ
- Kỹ năng này giúp trẻ nhận biết, phòn tránh và xử lý được các tình huống có nguy
cơ bị bắt cóc trẻ em
- Trẻ biết cách tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác.




×