Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TÀI LIỆU môn NCKH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.45 KB, 16 trang )

1.

Trường Học

2.

Lịch Sử

3.

Cơ Sở
3a,

Phòng hành chánh quản trị :

3b,

Phòng giáo dục đào tạo :

3c,

Phòng dạy nghề

4.

Lớp Học Phổ Thông :

5.

Lớp Học Nghề


6.

Ðiều Trị
6a,

Phương pháp thuần dụng ngôn ngữ ký hiệu (1886-1936)

6b,

Phương pháp hỗn hợp

6c,

Phương pháp nghe nói

7.

Quan Hệ
7a,

Quan hệ trong nước

7b,

Quan hệ quốc tế

8.

Hoạt Ðộng
8a,


Giúp các trường câm điếc ở vùng xâu xa

8b,

Ðào tạo giáo viên

8c,

Sản phẩm

9.

Liên Lạc

10.

Giúp Ðỡ Của Bạn

10a,

Bảo trợ học phí cho 1 em có gia cảnh nghèo

10b,

Giúp vật liệu

10c,

Giúp quà, tặng phẩm


10d,

Giúp máy nghe

10.e,

Giúp máy dùng để dạy nghề

10.f,

Giúp máy hay bộ phận Computer

Trung Tâm Giáo Dục Trẻ Khiếm Thính Thuận An


1.

Trường Học

Trung tâm Giáo Dục trẻ Khiếm Thính Thuận An tại tỉnh Bình Dương (Lái
Thiêu) là một trường nội trú cho trẻ câm, điếc gồm hơn 300 học sinh từ 5 tới
20 tuổi.
Trung tâm Thuận An còn được người
dân quanh vùng gọi bằng cái tên thân
thuộc là Trường Câm Ðiếc Lái Thiêu,
hay cái nôi của người câm điếc tại Việt
Nam, vì tại đây bao thế hệ người câm
điếc đã được nuôi dưỡng và giáo dục
trong hơn 100 năm qua.

Là một trung tâm giáo dục trẻ khiếm thính có chiều dày về lịch sử, kể từ năm
1994, với tài trợ của tổ chức Caritas và sự cộng tác của trường cao đẳng Sư
phạm Bình Dương, trung tâm đã bắt đầu mở các khóa Sư phạm trung cấp và
cao đẳng để đào giáo viên giảng dạy trong trường tiểu học.Từ năm 1999,
trung tâm trực thuộc trường Đại học Sư phạm Saigon nên việc đào tạo lại
càng thuận lợi hơn
Hiện nay trung tâm đang đào tạo 55 giáo viên có trình độ cao đẳng cử nhân
chuyên ngành tật học cho các trường câm điếc tại nhiều điạ phương miền
nam nước Việt Nam.
Đồng thời trung tâm cũng sẽ cộng tác với khoa giáo dục đặc biệt của Đại Học
Sư Phạm trong việc đào tạo chuyên môn cho những sinh viên hệ cử nhân
tật học của khoa này. Hiện nay khoa đang đào tạo 27 sinh viên chính quy hệ
cử nhân tật học (2000-2004)

2.

Lịch Sử

Trường được thành lập năm 1886 do một linh mục người pháp thuộc hội thừa
sai Paris: Cha Azemar (hay còn gọi là Cha Lực). Năm 1866, Cha Azemar lúc
bấy giờ còn là Cha sở họ đạo Lái Thiêu đã quy tụ khoảng 5 trẻ câm điếc dạy
ngôn ngữ và đạo đức. Ðến năm 1880 Cha gởi anh Nguyễn Văn Trường, anh
thanh niên câm điếc đầu tiên sang pháp du học về ngôn ngữ ký hiệu, ngôn
ngữ điệu bộ.


Khi anh Trường về nước, Cha chính thức tuyên bố mở trường dạy trẻ câm
điếc vào năm 1886. Kể từ đó trường đã phát triển như sau:
Năm 1903 trường được giao cho các nữ tu dòng thánh Phaolo và các
chị tiếp tục điều hành đến năm 1975.

Năm 1975 trường trở thành công lập hoá và đặt dưới sự quản lí cuả
bộ lao động, thương binh và xã hội.
Tháng 7.1995 trường đặt dưới sự quản lí cuả bộ Giáo Dục và Đào
Tạo đồng thời trở thành thành viên của đại học quốc gia Tp.HCM.
Từ tháng 10.1999 trường trực thuộc đại học sư phạm Tp.HCM.
Từ khi trường được thành lập đến nay, số học sinh lưu lại trong danh sách
nhà trường là :
-

1866-1903:
1903-1904:
1934-1937:
1937-1947:
1947-1957:
1957-1967:
1967-1968:
1968-1969:
1969-1970:
1970-1971:
1971-1972:
1972-1973:
1975-1989:
1990-1991:
1991-1992:
1992-1993:
1994-1995:
1995-1996:
1996-1997:
1997-1998:
1998-1999:

1999-2000
2000-2001:
2001-2002:
2002-2003

5 đến 20 học sinh
30 học sinh
70 học sinh
140 học sinh
250 học sinh
360 học sinh
380 học sinh
441 học sinh
470 học sinh
510 học sinh
550 học sinh
600 học sinh
200 học sinh
220 học sinh
260 học sinh
280 học sinh
290học sinh
291 học sinh
300 học sinh
310 học sinh
298 học sinh
298 học sinh
300 học sinh
300 học sinh( kể cả trại viên)
320 học sinh



-

3.

2003-2004

301 học sinh

Cơ Sở

Trung tâm Thuận An toạ lạc tại B43 khu phố Bình Ðức, thị trấn Lái Thiêu,
Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương. Với diện tích là 16.000m². Trong đó diện
tích sử dụng là 5.000m². Trung tâm chia làm 3 bộ phận chính :
3a,

Phòng hành chánh quản trị :

Gồm trưởng, phó phòng và các bộ phận kế toán, văn thư, cấp dưỡng.
Phòng được điều hành theo quy chế nhà nước với hệ thống quản lí :
Bác Sĩ Hoàng Ngọc Bản : Giám đốc trung tâm
Ông Nguyễn Ðức Mạnh : Phó giám đốc, phụ trách hành chánh
Nữ tu Ngô Thị Mai Anh :
Phó giám đốc, phụ trách chuyên môn
3b,

Phòng giáo dục đào tạo :

Gồm trưởng phòng, phó phòng và 34 giáo viên tiểu học có trình độ đại

học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Qua nhiều thế hệ,chương trình
giáo dục được biên soạn này dưạ trên những điểm chính yếu của chương
trình dành cho các học sinh tiểu học phổ thông. Tuy nhiên các phương pháp
giao tiếp biến chuyển theo thời gian
3c,

Phòng dạy nghề

Gồm trưởng phòng và 10 giáo viên, nhằm cung cấp cho các em câm
điếc những bước cơ bản về nghề thêu, may, mộc, lọng, hớt tóc để các em có
thể tự lập trong gia đình và ngoài xã hội

4.

Lớp Học Phổ Thông :

Hiện trung tâm có 22 lớp phổ thông với những độ tuổi khác nhau.
Trong đó có 11 lớp dự bị, 1 lớp mẫu giáo và 10 lớp cấp một tiểu học. Các em
được phân chia vào các lớp như sau :
-

Từ 5 đến 6 tuổi
Cho vào lớp mẫu giáo.
Từ 7 tuổi trở lên


Cho học lớp dự bị 1, dự bị 2, dự bị 3. Sau khi học xong các lớp dự bị
sẽ được lên lớp 1 tới lớp 5. Thông thường số học sinh của mỗi lớp từ 9 đến
12 em.
Với nhiều lí do khác nhau nên trung tâm chỉ nhận trẻ từ 5 tuổi trở lên để nuôi

dưỡng và giáo dục. Vì dưới 5 tuổi, các em cần sự chăm sóc đặc biệt từ phía
gia đình thêm vào đó trung tâm còn thiếu thốn về nhiều mặt không thể đáp
ứng các nhu cầu đối với trẻ còn quá nhỏ. Tuy nhiên các em nhỏ dưới ba tuổi
được gia nhập vào chương trình can thiệp sớm của trung tâm nếu được phát
hiện sớm.
Có một trường hợp là em Dương Thị Thùy Dương, được
phát hiện và can thiệp sớm khi em ở vào độ 2 tuổi rưỡi.
Theo kết quả cho thấy thì hiện nay em phát triển về ngôn
ngữ rất tốt so với các em khác.
Một mơ ước trong tương lai là các em trẻ câm điếc Việt Nam sẽ được phát
hiện và can thiệp sớm như trẻ em các nước tiên tiến trên thế giới

5.

Lớp Học Nghề

Bên cạnh các lớp học phổ thông, trung tâm còn trang bị cho các em một số
ngành nghề. Hiện nay trường có 8 lớp học nghề :
-

Lớp thêu
Lớp may (có 4 lớp). May việt phục, may âu phục
Lớp thợ mộc
Lớp làm lọng
Lớp hớt tóc

Khi học sinh bắt đầu chương trình lớp 3, nghĩa là các em có kỹ năng đọc, viết,
tính toán... Học sinh được chia vào các các lớp học nghề trên vào 4 buổi
chiều trong tuần. Buổi sáng các em tiếp tục học chương trình tiểu học trong
các lớp.

Khi các em tốt nghiệp tiểu học về văn hoá đồng thời cũng
là lúc các em được trang bị một số kỹ năng cơ bản về
nghề nghiệp để có thể tiếp tục phát triển tại gia đình với
sự giúp đỡ với nhau.


Ða số các em có thể tự mưu sinh với những nghề mà các em lĩnh hội được
tại nhà trường.

6.

Ðiều Trị

Ðối với các nước phát triển trên thế giới như Singapore người ta dùng biện
pháp “can thiệp sớm” đối với các trẻ bị nghi là bị mất sức nghe. Bắt đầu từ sơ
sanh trẻ đã được một mạng lưới bao gồm gia đình, các bộ phận y tế, các
chuyên gia về thính học giúp phát hiện thật sớm và có biện pháp thích hợp để
giúp em trong chương trình can thiệp sớm. Ở đây có các sự kết hợp giữa các
yếu tố gia đình, y tế, kỹ thuật và giáo dục. Trong đó, yếu tố gia đình là quan
trọng nhất.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự mất thính lực nơi trẻ em. Những
nguyên nhân ấy có thể là:
Điếc do di truyền ( Vì cha mẹ mang gene điếc)
Điếc do mắc phải vì một lí do nào đó.
Điếc do hậu quả của các bịnh nhiễm trùng( viêm màng não,chảy mủ lỗ tai)
Điếc do độc tính của thuốc( sử dụng kháng sinh liều cao, cha mẹ bị nhiễm
độc …)
Điếc do những bệnh nhiễm của ngườimẹ trong thời gian mang thai.
Các trẻ nằm trong nhóm sinh thiếu tháng, thiếu trọng lượng… (cũng dễ có
nguy cơ nằm trong nhóm trẻ bị mất thính giác, tật nguyền…)

Ngày nay, vớisự phát triển của khoa học kỹ thuật vớicác kỹ thuật như đo điện
thân não, đo điện ốc tai... trẻ điếc có thể được phát hiện ngay khi trẻ được vài
ba tháng tuổi. Sau đó các em được trang bị máy trợ thính và gia nhập vào
chương trình can thiệp sớm. Chương trình này thường yêu cầu cha mẹ đem
trẻ đến gặp gỡ các nhà chuyên môn một hai lần trong tuần
để xem các chuyên viên chơi đùa và dậy trẻ, sau đó chính cha mẹ là người
chơi đùa với trẻ theo những gì họ học được từ các chuyên viên. Việc tập
luyện kéo dài đến 2 năm thì trẻ nói được và lúc ấy đưa vào trường
Pre_school. Ít năm sau thì vào lớp 1
Tại Việt Nam, hiện nay cũng bắt đầu chương trình can
thiệp sớm, nhưng do mức sống của người dân còn kém,
nên thông tin chưa kịp đến với gia đình. Mặt khác, do tâm


lí chung của mọi người là không ai muốn con mình bị khuyết tật và dĩ nhiên
không dễ gì chấp thuận khi biết con mình bị khuyết tật.
Ðau lòng hơn cả là có nhiều phụ huynh, sau khi đưa con đến trung tâm là
ngoảnh mặt quay lưng như vừa trút đi một gánh nặng, vì họ nghĩ đến trung
tâm sẽ an tâm hơn và coi như nỗi lo tâm lý được vơi đi phần nào.
Việt Nam còn rất nhiều khó khăn hiện chưa giải quyết được. Do vậy phương
pháp điều trị chủ yếu là các phương pháp sau:
6a,

Phương pháp thuần dụng ngôn ngữ ký hiệu (1886-1936)

Sau thời gian được đào tạo tại Rodez (Pháp) bằng phương pháp dùng ngôn
ngữ kí hiệu đơn thuần, Thầy Trường về nước đã truyền đạt cho cả trường
cách dùng ngôn ngữ ký hiệu như một phương tiện trong giao thiệp giữa thầy
và trò. Ðến năm 1936, hai nữ tu Monica Nguyễn Thị Tịnh và Simone Philip đi
du học tại Nogent le Rotrou theo phương pháp belge tức là phương pháp vẫn

dùng ngôn ngữ ký hiệu nhưng xen lẫn vào đó nhiều chữ viết.
6b,

Phương pháp hỗn hợp

Năm 1967 tới năm 1970 nữ tu Marie Claire Nguyễn Thị Phúc sau ba
năm đi du học tại Pháp trở về nước với phương pháp trực tiếp. Ðặc điểm của
phương pháp này đi từ can thiệp sớm (education precose), trang bị máy
nghe, rồi dùng các đồ dùng trực quan, các cuộc tham quan để trẻ đi vào ngôn
ngữ nói. Tuy nhiên trong thời điểm đó kỹ thuật về máy nghe còn ở giai đoạn
nghiên cứu. Ðối với các nhà giáo dục thì việc dậy nói đồng nghĩa với việc sửa
tật phát âm qua việc định vị trí môi, miệng, cộng với cảm giác cảm nhận của
xúc giác. Cũng trong thời điểm này, trang bị máy nghe cho trẻ còn là một khó
khăn lớn đối với hoàn cảnh xã hội Việt Nam nên Soeur Phúc chỉ phát huy tới
mức tối đa là phương pháp sửa tật phát âm qua hình miệng. Vì không có máy
nghe dạy học, trong các lớp học còn sử dụng phương pháp hoãn hợp trong
giao tiếp có nghiã là dùng cả hình môi, dấu múa quy ước.
6c,

Phương pháp nghe nói

Từ năm 1989, một khái niệm về sự giao tiếp bằng
lời đã được du nhập vào Việt Nam qua sự giúp đỡ của ủy
ban II Hoà Lan. Cùng lúc ấy, trung tâm đã gởi nữ tu Marie Ngô Thị Mai Anh và
Lid wina Lê Thị Huệ sang Pháp để học khóa đào tạo giáo viên dạy người điếc
Hiệp hội quốc gia về các trường mù và điếc tại Paris (FISAF).


Ðồng thời trung tâm cũng gởi cô Nguyễn Thị Thanh Thủy và nữ tu Teresa
Trịnh Thị Ðào theo khóa học đào tạo đo ủy ban II tổ chức.

Giai đoạn này, cùng với sự tiến bộ của khoa học về kỹ thuật máy trợ thính,
một quan điểm mới trong giảng dạy trẻ khiếm thính. Quan điểm về dạy nói đã
hoàn toàn thay đổi. Mô phỏng theo cách học nói của con người, người ta
nhận ra tầm quan trọng chủ yếu của thính giác trong việc hình thành ngôn
ngữ.
Việc phát hiện sớm độ mất thính giác và mang máy cho trẻ sớm, hướng dẫn
cho phụ huynh trong việc giao tiếp với trẻ khiếm thính ngay trong thời kỳ phát
triển ngôn ngữ (0-2 tuổi) là một mới bước rất quan trọng hình thành ngôn
ngữ cho trẻ.
Ngay những năm đầu tiên của thập niên 90, trung tâm đã bắt đầu thử
nghiệm việc dạy học với phương tiện giao tiếp bằng nghe nói, đặt việc hội
thoại làm trung tâm. Tuy nhiên sau một thời gian thực hành và nghiên cứu,
trung tâm đã nhận ra phương pháp nghe nói sẽ chỉ đem lại hiệu qủa tốt khi
hội đủ các yếu tố được chọn lọc kỹ càng về khả năng của giáo viên, sự phát
hiện bệnh tật sớm, sự hộ trợ hữu hiệu của máy móc kỹ thuật, sự cộng tác có
ý thức của phụ huynh, môi trường v..v...
Từ đó trung tâm đưa ra hai phương hướng:
a,

Ðường hướng sử dụng giao tiếp tổng hợp:
Dành cho trẻ đến trường ở độ tuổi quá lớn, không
nằm trong chương trình can thiệp sớm.
b,

Ðường hướng sử dụng ngôn ngữ nói trong giao tiếp:
Dành cho học sinh đã tham dự chương trình can thiệp sớm hoặc các
học sinh đến trường sớm (trước 5 tuổi).

7.


Quan Hệ

Trong khoảng thời gian qua, trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Thuận
An đã đào tạo được nhiều mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan, tổ chức trong
và ngoài nước. Trung tâm xin chân thành cám ơn các quý vị ân nhân đã ủng
hộ trung tâm trong việc giúp đỡ các trẻ khuyết tật
7a,

Quan hệ trong nước


Trực thuộc đại học sư phạm Tp.HCM Việt Nam, cơ quan được Bộ
Giáo Dục tài trợ cho mỗi em học sinh 100.000 Ðồng Việt Nam (khoảng
6,4UDS) mỗi tháng
Thỉnh thoảng được các nhóm từ thiện đến thăm (vào dịp tết, lễ) cho
các em một bữa cơm ngon, mì gói, dầu, nước tương, tập viết ...
Hiện nay trung tâm đang phối hợp với các điạ phương đào tạo giáo
viên cao đẳng sư phạm chuyên ngành tật học cho các tỉnh thuộc miền nam
Việt Nam.
7b,

Quan hệ quốc tế

EH

Ủy ban II của Hoà Lan (Komitee Twee Neitherland): Postbuss-003

Giúp máy nghe tai và máy móc chuyên môn trong những năm trước
năm 2000
-


Hararlem Neitherland tài trợ về kỹ thuật thính học như :





-

Cung cấp máy đo thính lực
Kiểm tra máy trợ thính và
Cung cấp máy nghe cho học sinh khiếm thính trong khoảng thời gian (1990 đến
1995)
Ðào tạo cho trung tâm giáo viên chuyên môn (key teachers)

Tổ chức Caritas Thụy Sĩ và Luxembuorg:
Lowenststrasse P.O Box CH-002 Lueerne Switzerland

Tài trợ cho trung tâm 5 khoá đào tạo giáo viên cao đẳng sư phạm. Ðã
và đang đào tạo khoảng 200 giáo viên trình độ cao đẳng 3 năm cho các
trường tại miền nam Việt Nam (trung bình mỗi khoá nhận được từ 40.00050.000 USD cho suốt 3 năm học). Bao gồm tiền học bổng, sách vở, tài liệu
học tập, tham quan cho giáo viên, lương của giảng viên ....
-

AHCH (American Help for Asian Children)
555W. Harbor Dr #01 San Diego.Ca 92101. Tel: 619-297-7575

Một hội từ thiện bao gồm một số gia đình người Việt và Mỹ
Ðã cung cấp hàng nghìn máy trợ thính cho các trẻ khiếm thính Việt
Nam thông qua hội Bảo Trợ Bệnh Nhân Nghèo Tp.HCM. Mỗi năm trung tâm

Thuận An cũng nhận được 300 máy trợ thính cho các học sinh mới. Máy của
AHAC là loại máy quyên góp cho nên có máy có chất lượng tốt nhưng cũng
có máy mau hư.


-

Vietnam Service
PO.Box 239 UP Campus 110 Quenzon city Philippinnes
Ðã giúp kinh phí dạy nghề 2 lần, khoảng vài chục triệu tiền Việt Nam

-

Singapore International Foundation
9 Penang Road #12-01 park Mall Singapore 238459
Tel: 65-683-78075 ,
Ðã cho 20 sinh viên học sinh trong đó có 5 người khiếm thính đến
trung tâm Thuận An tặng 12 máy computer cũ và tổ chức trại sinh hoạt cho
các học sinh trong khoảng 10 ngày trước lễ giáng sinh năm 2002
-

ACA (Asian community by the Asians)
Tổ chức thi tay nghề thêu cho các em khuyết tật. Tặng sách cho thư
viện của các em. Tặng 1 tivi và đầu máy video.

8.

Hoạt Ðộng

Ngoài việc giáo dục trẻ khuyết tật và đào tạo giáo viên trẻ khiếm thính

trung tâm còn có những hoạt động giúp đỡ các trường câm điếc tại miền nam
Việt nam như sau:
8a,

Giúp các trường câm điếc ở vùng xâu xa

Giới thiệu các trường câm điếc ở vùng xa với hội bảo trợ bệnh nhân
nghèo tại Tp.HCM để xin hộ máy nghe khi có tổ chức AHAC đến
Phái giáo viên có khả năng chuyên môn đi theo đoàn để lắp máy cho
các em
Ðào tạo giáo viên cho trường mới mở
Chia sẻ máy trợ thính cũ với các trường vùng xa khi trung tâm xin
được
Dạy các trường mới kỹ thuật làm núm tai để học sinh đeo máy
Cung cấp những sách giáo khoa và tài liệu do Trung Tâm Thuận An
nghiên cứu được để các trường mới dạy cho các em mẫu giáo và lớp dự bị
(khai tâm, chuẩn bị ngôn ngữ để có thể học chương trình cấp một)
8b,

Ðào tạo giáo viên

Với mục tiêu giáo dục kiến thức phổ thông cho trẻ khiếm thính, hướng
nghiệp cho các em có thể nhập hội vào xã hội và có một đời sống tự


lập. Ðiều này đòi hỏi không chỉ sự quan tâm của gia đình, xã hội... mà còn
cần sự giúp đỡ của các đoàn thể, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước để có
thể đào tạo giáo viên cao đẳng trong việc giảng dạy.
Là một trung tâm giáo dục trẻ khiếm thính có
chiều dày về lịch sử. Ngay từ khi chịu quản lí của nhà

nước Việt Nam trung tâm được giao nhiệm vụ đào tạo
giáo viên giảng dạy trong các trường khiếm thính,
nhưng công việc này chỉ dừng lại ở việc đào tạo ngắn ngày.
Từ năm 1994, với sự tài trợ cuả tổ chức Caritas và sự cộng tác của trường
cao đẳng sư phạm Bình Dương trung tâm đã bắt đầu mở các khoá sư phạm
trung cấp và cao đẳng để đào tạo giáo viên giảng dạy trẻ câm điếc trong
trường tiểu học vùng xâu xa.
Các khoá đào tạo diễn tiến như sau :
1994 - 1996
Ðào tạo 27 giáo viên
1996 - 1998
Ðào tạo 31 giáo viên
1998 - 1999
Ðào tạo 34 giáo viên
1999 - 2001
Ðào tạo 50 giáo viên (Do Ðại học sư phạm tổ
chức)
2001 - 2005
Ðào tạo 55 giáo viên
Tuy nhiên khó khăn trước mắt là tổ chức Caritas Thụy Sĩ chỉ còn tài trợ việc
đào tạo giáo viên đến năm 2005, nghĩa là sau khi kết thúc khoá 5 trung tâm
sẽ phải tự túc trong việc đào tạo giáo viên giảng dạy. Cái khó hơn nữa là Việt
nam đang thiếu giáo viên đặc biệt dạy trẻ câm điếc.
Trong năm khóa trước đây, trung tâm đã đào tạo một số giáo viên dạy tại
trung tâm, số còn lại là các giáo viên được gửi đếntừ các trường mới mở. Họ
chưa qua trường lớp sư phạm nào và sau ba năm được đào tạo tại trung tâm
thuận An , họ đã có thể trở thành những giáo viên nắm vững các phương
pháp như các chìa khóa để mở ra các kinh nghiệm ngày càng phong phú hơn
trong ngành tật học.
8c,


Sản phẩm

Do kinh phí đào tạo rất eo hẹp thêm vào đó khoa học kỹ thuật của Việt Nam
còn thấp kém, y tế chưa phát triển ... nên nhìn chung trung tâm còn thiếu thốn
về mọi mặt. Từ máy móc, tiền bạc cho tới công cụ y tế, thuốc men ....


Trung bình học phí của mỗi em là 1,5 triệu đồng Việt Nam (~100USD) cho
một năm,
nhưng ngân sách nhà nước chỉ ủng hộ cho mỗi tháng có 100.000 Ðồng hay
mỗi năm 1,2 triệu Ðồng Việt Nam (~ 70USD) . Ngân khoản ít ỏi này không đủ
để trang trải những chi phí cho các em và mua máy móc, dụng cụ dạy học
Trung tâm phải tìm mọi cách để tìm mọi cách để vượt qua những khó khăn
trước mắt bằng việc bán sản phẩm, thậm chí kêu gọi phụ huynh đóng góp
120.000 Ðồng (8.5USD) cho mỗi tháng. Song có gia đình đóng được ít tháng
lại thôi hay hoặc gởi tiền đến trễ. Bởi lí do đơn giản là đa số các gia đình có
con gởi tại trung tâm là gia đình dân lao động nghèo. Họ làm quanh năm đầu
tắt mặt tối vẫn không nuôi nổi miệng thì làm sao có thể đóng góp vào cho
trung tâm.
Ðáng buồn hơn nữa là có gia đình nghĩ rằng gởi con vào trung tâm là thoát
nợ, là rảnh tay nên đôi khi cả năm chưa đến thăm con một lần.
Không đành nhìn các em chịu cảnh đói khổ, các CNV, các Soeur của trung
tâm phải chạy xin ở khắp nơi, vận động, kêu gọi... với mong ước được sự
giúp đỡ của các tổ chức, các cơ quan trong và ngoài nước, các nhà hảo
tâm ...
Xoay sở đủ bề như thế nhưng chẳng khác gì “giọt nước
rơi trên cát”, do đó các học sinh trung tâm vẫn còn chiụ
nhiều thiệt thòi và phải làm thêm những sản phẩm thủ
công nghệ để để bán phụ thêm vào

Nhìn những sản phẩm do các em làm ra không ai nghĩ đó là sản phẩm của trẻ
câm điếc, ít học làm. Từng đường kim mũi chỉ cứ thoăn thoắt xuyên qua từng
lớp vải trông thật khéo léo. Những bộ quần áo được tạo nên tứ những bàn
tay cần cù, chăm chỉ như chứa bao sự kiên trì của các em và bao nhiệt huyết
của các Soeur đã cố công dạy dỗ.

9.

Liên Lạc

Các nhà hảo tâm có thể liên lạc trực tiếp với trường qua Soeur Mai Anh bằng
qua thư, telephone, fax hay e-mail.
Ðịa Chỉ
Trung tâm Thuận An
B34 khu phố Bình Ðức
Thị Trấn Lái Thiêu, Huyện Thuận An
Tỉnh Bình Dương


Soeur Ngô Thị Mai Anh
Telephone : 0650-755587
Fax :
0650 753007
e-mail:

Hướng dẫn đường đi:
Hướng từ Sài Gòn (Tp.HCM)
Từ cầu Bình Triệu đi theo quốc lộ 13 (khoảng 13 Cây số).
Ðến chợ Lái Thiêu, đi thẳng theo đường một chiều khoảng 1 cây số).
Ðến ngã ba, quẹo trái theo bảng chỉ đến trung tâm (khoảng 80 mét), rẽ phải

sẽ gặp trung tâm Giáo Dục Trẻ khuyết tật Thuận An

10.

Giúp Ðỡ Của Bạn

Với mong ước nuôi dưỡng và giáo dục trẻ câm điếc ngày càng tốt hơn, tạo
cho các em một nền giáo dục, một khả năng tự lập căn bản để các em có thể
tự tin bước vào đời.
Niềm mong ước ấy có thành sự thật hay không, không chỉ do sự cố gắng của
trung tâm mà còn nhờ vào sự giúp đỡ, hộ trợ của các cơ quan, các tổ chức,
các nhà hảo tâm khắp nơi. Vì thế trung tâm luôn mong ước nhận được sự
ủng hộ của mọi cá nhân, đoàn thể trong và ngoài nước.
Những nhà hảo tâm có thể liên lạc trực tiếp với Soeur Mai Anh qua telephone,
thư hay e-mail.
Sau đây là một số việc điển hình các bạn có thể giúp trung tâm.
10a,

Bảo trợ học phí cho 1 em có gia cảnh nghèo

Hiện nay trong trung tâm có khoảng 90 em có hoàn cảnh khó khăn, cần
sự giúp đỡ của người khác. Số tiền 1.5 triệu (khoảng 100USD) một năm nhìn
chung tuy không lớn nhưng đối với những gia đình nghèo là một chi phí quá
sức của họ.
Vì tương lai của các em, xin các bạn hãy đưa tay nâng đỡ các em và nhận
bảo trợ các em 1 năm hay nhiều năm.
10b,

Giúp vật liệu



Ngoài việc thiếu thiết bị máy móc trung tâm còn thiếu những vật dụng
như chỉ thêu, vải may quần áo .... để các em sử dụng trong lớp học nghề
10c,

Giúp quà, tặng phẩm

Hàng năm vào dịp tết, lễ trung tâm thường tổ chức cho các em vui chơi bằng
hình thức trại hè nhằm rèn luyện cho các em tinh thần đoàn kết với nhau và
quen với sinh hoạt tập thể
Trung tâm mong nhận được sự giúp đỡ về tài chánh và tặng phẩm của các
nhà hảo tâm để có thể tổ chức các buổi lễ, các cuộc cắm trại hoàn hảo hơn
10d,

Giúp máy nghe

Ngoài một ít các em được phục hồi khả năng nghe, phần lớn các em cần máy
nghe để có thể hiểu người đối thoại. Do đó trung tâm mong nhận được sự
giúp đỡ về máy nghe cho các em.
Trong những năm qua, Trung tâm đã nhận được sự quan tâm, hộ trợ về máy
móc về máy móc của các tổ chức trong và ngoài nước như ủy ban II của Hoà
Lan, tổ chức AHAC của Mỹ ...
Thế nhưng lại sinh nẩy vấn đề mới là máy không đồng nhất, phòng học
không ngăn được tạp âm dội vào máy nghe... Quả thực, đây là một trong
những vấn đề nan giải của trung tâm.
Hiện các loại máy trung tâm đang dùng là:
-

Máy trợ thính cá nhân cho các em gồm




Máy sau tai (behind ear hearing aid)
máy hộp (body hearing aid)

Máy đo thính lực audiometry SD50 của hãng Siemens do trung tâm tự
mua với kinh phí của Ðại học sư phạm)
-

Máy Text box: Rastronics Portarem 20 ver. 4.0
Hearing and selection, hearing aid fitting aid testing, according to ANSI
Standards.
-

Máy Acoustic analizer AA30 của hãng starcy do komitee Twee tài trợ
Máy đo nhĩ lượng:


Auto tympanic.
10e,

Giúp máy dùng để dạy nghề

Với số lượng máy hiện tại gồm
-

Khoảng 20 máy may dành cho các lớp học nghề
Một số máy cưa, bào cũ, dùng để dạy các em học nghề thợ mộc
Một số máy mài và các máy cưa nhỏ dùng để cưa lọng và gỗ mỹ nghệ


còn quá ít để có thể cho các em sử dụng trong việc học nghề và sản xuất
những sản phẩm phụ thêm vào chi phí. Trung tâm mong nhận được sự giúp
đỡ của các nhà hảo tâm khắp nơi để có thể tạo cho các em điều kiện tốt đẹp
hơn.
10f,

Giúp máy hay bộ phận Computer

Trước ngưỡng cửa của công nghệ thông tin, trung tâm mong có thể tạo điều
kiện để các em có thể hòa nhập vào xã hội. Ngoài những giờ học chữ trên
lớp, trung tâm còn mở phòng máy computer để làm phương tiện học nghe
cho các em cũng như giúp các em làm quen với bàn phím, màn hình. Mỗi
tuần, các em học sinh từ lớp 2 đến lớp 4 được học mỗi lớp 2 giờ. Các em học
sinh lớp năm được học mỗi lớp 6 giờ các chương trình word, paint, power
point do Sr. Marie Ngọc Lan và vài cô trợ giảng hướng dẫn
Trong tương lai, khoảng đầu năm 2005, với mong ước được sự giúp đỡ của
đồng bào khắp nơi, trung tâm dự định sẽ mở phòng vào internet để các vào
chơi mỗi tuần một lần. Qua đó, các em sẽ biết thêm về kỹ thuật, tin tức mới
cũng như từ đó các em có được niềm tư tin hơn trong giao tiếp với người
bình thường, xoá đi mặc cảm tật nguyền và dễ hoà nhập vào xã hội
Hiện nay trung tâm mong nhận được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm khắp
nơi, vì với số máy hiện tại là 15 máy không đủ để đáp ứng nhu cầu cho hơn
300 em ở trung tâm.
Ðây là một dự kiến mang tính chất khả quan, dự kiến này có đi vào thực tiễn
hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm khắp
nơi.


Trung tâm mong nhận được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm về máy
computer hoặc các bộ phận như mainboard, CPU (200MHZ trở lên) , RAM,

Soundcard... và chi phí vào internet để có thể thực hiện dự án này .
Trung Tâm Giáo Dục Trẻ khuyết Tật Thuận An luôn chào đón vòng tay thân ái
yêu thương của các bạn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×