Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Phân tích hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------------

LÊ KHÁNH HƯNG

PHÂN TÍCH HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI CỦA HỘ KINH DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------------

LÊ KHÁNH HƯNG

PHÂN TÍCH HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI CỦA HỘ KINH DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM KHÁNH NAM


TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu, kết quả do trực tiếp tôi thu thập, thống kê và xử lý. Các
nguồn dữ liệu khác được sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 6 năm 2017
Người cam đoan

Lê Khánh Hưng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1 .................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.5. Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2 .................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................................................................ 5
2.1. Lý thuyết về hoạt động thương mại của hộ kinh doanh ........................................... 5
2.1.1. Hộ kinh doanh ................................................................................................... 5
2.1.1.1. Khái niệm hộ kinh doanh ............................................................................ 5
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế hộ .................................................................................... 5


2.1.1.3. Vai trò của kinh tế hộ.................................................................................. 6
2.1.2. Hoạt động thương mại ....................................................................................... 7
2.1.2.1. Khái niệm hoạt động thương mại ............................................................... 7
2.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động thương mại .......................................................... 8
2.2. Lý thuyết về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh doanh ... 8
2.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính.......................................................................... 8
2.2.2. Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại .............................. 10
2.3. Các lý thuyết về kinh tế học sản xuất..................................................................... 11
2.3.1. Hành vi tối đa hóa sản lượng và hàm sản xuất ................................................ 11
2.3.2. Hành vi tối thiểu hóa chi phí và hàm chi phí .................................................. 12
2.3.3. Tối đa hóa lợi nhuận ........................................................................................ 14
2.3.4. Đo lường chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất .............................................. 15
2.4. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................................................................... 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................. 19
CHƯƠNG 3 .................................................................................................................. 21
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 21
3.1. Khung phân tích ..................................................................................................... 21
3.2. Mô hình và giả thiết nghiên cứu ............................................................................ 21
3.2.1. Mô hình nghiên cứu......................................................................................... 21

3.2.2. Các biến trong mô hình và kỳ vọng ................................................................ 22
3.3. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................. 23
3.4. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................... 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................................. 25
CHƯƠNG 4 .................................................................................................................. 26
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 27
4.1. Tổng quan về tỉnh Kiên Giang ............................................................................... 27
4.1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................................................. 27
4.1.2. Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang................................................................................................................. 28


4.2. Mô tả mẫu khảo sát ................................................................................................ 31
4.2.1. Đặc điểm chủ hộ .............................................................................................. 31
4.2.2. Đặc điểm hộ kinh doanh .................................................................................. 33
4.3. Phân tích hồi quy.................................................................................................... 36
4.3.1. Kiểm định đa cộng tuyến các biến độc lập trong mô hình .............................. 36
4.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vi phạm hành chính ............................. 37
4.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến số hành vi vi phạm và lượng tiền phạt ............... 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4.............................................................................................. 44
CHƯƠNG 5 .................................................................................................................. 47
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................................................... 47
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 47
5.2. Hàm ý chính sách ................................................................................................... 49
5.3. Hạn chế của đề tài .................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC SỐ LIỆU


DANH MỤC VIẾT TẮT

VPHC

Vi phạm hành chính

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

QĐ-TTg

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

UBND

Ủy ban nhân dân

SL

Số lần

SHTT

Sở hữu trí tuệ

QLTT

Quản lý thị trường

ATTP


An toàn thực phẩm

HKD

Hộ kinh doanh


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Các biến trong mô hình

22

Bảng 4.1: Giới tính của chủ hộ

31

Bảng 4.2: Dân tộc của chủ hộ

32

Bảng 4.3: Độ tuổi của chủ hộ

33

Bảng 4.4: Trình độ học vấn chủ hộ

33

Bảng 4.5: Đăng ký kinh doanh


34

Bảng 4.6: Xuất xứ hàng hóa

34

Bảng 4.7: Địa điểm kinh doanh

35

Bảng 4.8: Vốn kinh doanh

35

Bảng 4.9: Số lượng lao động

36

Bảng 4.10: Thuế

36

Bảng 4.11: Kiểm định đa cộng tuyến các biến độc lập trong mô hình

37

Bảng 4.12: Kết quả khả năng vi phạm hành chính

37


Bảng 4.13: Kết quả ước lượng mô hình hồi quy đa biến

40

Bảng 4.14: Hệ số VIF

41


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Quá trình tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp

15

Sơ đồ 3.1: Khung phân tích

21

Biểu đồ 4.1: Tổng VPHC theo từng năm

29

Biểu đồ 4.2: Vi phạm theo lĩnh vực giai đoạn 2011- 2016

29

Biểu đồ 4.3: Vi phạm về hàng cấm, hàng lậu và hàng giả, vi phạm SHTT 30
Biểu đồ 4.4: Vi phạm về gian lận thương mại, kinh doanh và ATTP

31



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn “Phân tích hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
của hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” cho thấy sự ảnh hưởng của các
đặc điểm cá nhân và các đặc điểm hộ gia đình đến hành vi VPHC. Mẫu nghiên cứu
của đề tài được chọn từ 467 hồ sơ hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang bằng
phương pháp chọn mẫu ngẩu nhiên. Khung phân tích của đề tài xác định 2 nhóm
nhân tố gồm đặc điểm chủ hộ và đặc điểm hộ kinh doanh có ảnh hưởng đến khả
năng VPHC, số hành vi VPHC và lượng tiền nộp phạt của hộ kinh doanh. Mô hình
hồi quy gồm 10 biến độc lập ảnh hưởng đến 3 biến phụ thuộc, được chỉ ra bởi 3 mô
hình.
Kết quả mô hình hồi quy Binary Logistic phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng VPHC trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh doanh có 8 nhân tố ảnh
hưởng đến biến phụ thuộc gồm giới tính chủ hộ, dân tộc chủ hộ, học vấn chủ hộ,
đăng ký kinh doanh, xuất xứ hàng hóa, địa điểm kinh doanh, số lượng lao động và
tiền thuế phải nộp. Mô hình hồi quy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số hành vi
VPHC trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh danh, cho thấy có 7 biến độc lập ảnh
hưởng đến biến phụ thuộc gồm giới tính, dân tộc, học vấn, đăng ký kinh doanh,
xuất xứ hàng hóa, địa điểm kinh doanh và tiền thuế phải nộp. Mô hình hồi quy phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền nộp phạt của hộ kinh doanh cho thấy có 5
biến độc lập gồm giới tính, học vấn, đăng ký kinh doanh, xuất xứ hàng hóa và số
lượng lao động. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để tác giả đề xuất các chính sách
nhằm giúp giảm khả năng VPHC trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh doanh trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Qua kết quả phân tích cho thấy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
VPHC, số hành vi VPHC và lượng tiền nộp phạt của hộ kinh doanh. Để giảm được
hành vi VPHC trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh doanh, cần có những chính
sách thiết thực từ phía Nhà nước, Chính quyền địa phương và đặc biệt là sự hợp tác
từ phía hộ kinh doanh.



CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh
cá thể tại Việt Nam được Nhà nước, các ngành chức năng, các địa phương quan tâm
tạo rất nhiều thuận lợi trong hoạt động từ thủ tục thành lập đơn vị kinh doanh đến
cải cách quản lý thuế đối tượng này theo hình thức khoán, không cần tập hợp hóa
đơn, ghi chép sổ sách. Những thuận lợi đó đã tạo điều kiện cho hộ kinh doanh cá
thể phát triển mạnh mẽ.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2015, cả nước có tổng
cộng 4.658.000 hộ kinh doanh cá thể, với số lượng lao động gần 8 triệu người. Với
số lượng lớn, loại hình sản xuất kinh doanh phong phú, có mặt khắp các địa phương
trong cả nước, các hộ kinh doanh cá thể đã và đang khẳng định vai trò cũng như
những đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của đất nước. Bằng việc sử dụng số
lượng lớn lao động từ các hộ gia đình ở các địa phương, tạo ra các chủng loại sản
phẩm hàng hóa dịch vụ đa dạng, phong phú, các hộ kinh doanh cá thể không những
giải quyết việc làm, tăng thu nhập... mà còn là mạng lưới rộng lớn, phát triển về
những vùng xa, vùng khó khăn mà các lĩnh vực kinh doanh khác không đáp ứng
được. Đây là kênh phân phối và lưu thông hàng hóa quan trọng, giúp cân đối
thương mại và phát triển kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể còn đóng góp lớn cho ngân sách nhà
nước. Từ trước đến nay, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước là khu vực có tỷ trọng
đóng góp cao nhất trong GDP. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2015), nếu như
kinh tế Nhà nước đóng góp 32,2% vào GDP, thì kinh tế ngoài Nhà nước góp tới
48,3%; (Kinh tế tập thể 5%, Kinh tế tư nhân 10,9%, Kinh tế cá thể 32,3%); Khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài 19,5%. Như vậy, trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước,
khu vực kinh tế cá thể có tỷ trọng đóng góp cao nhất trong GDP (32,3%), cao hơn



2

khu vực kinh tế Nhà nước và cao hơn hẳn khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài.
Kiên Giang là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Đồng bằng
Sông Cửu Long, có vị trí địa lý quan trọng với đường biên giới giáp ranh với
Campuchia, là một tỉnh có tiềm năng phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ và du lịch với những vùng có lợi thế phát triển như thành phố Rạch
Giá, thị xã Hà Tiên và huyện đảo Phú Quốc. Tính đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh
có trên 79.000 hộ kinh doanh cá thể (Niên giám thống kê Kiên Giang 2015). Sự
phát triển kinh tế, xã hội đi kèm với những hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ
ngày càng được mở rộng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, những vi phạm hành chính
trong các lĩnh vực thương mại cũng đang diễn ra, tuy mức độ ít nghiêm trọng nhưng
cũng gây những bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến sự cạnh tranh lành
mạnh và tính công bằng trong hoạt động kinh doanh trên thị trường, là một trong
những nguyên nhân làm giảm lòng tin của người dân vào hệ thống pháp luật và việc
thực thi pháp luật của các cơ quan Nhà nước.
Từ những thực trạng trên, đề tài “Phân tích các hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang” được tiến hành nghiên cứu nhằm giúp nhà quản lý nắm bắt được thực trạng,
nguyên nhân, những yếu tố tác động gây ra các VPHC là do đâu. Từ đó, tác giả đề
xuất các giải pháp và hàm ý chính sách để hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm
hành chính, định hướng cho người dân chấp hành đúng các quy định pháp luật của
Nhà nước trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Với mục tiêu chung là khảo sát, nghiên cứu và phân tích hành vi VPHC của

các hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn
chế các hành vi VPHC, định hướng cho thương nhân chấp hành các quy định của
pháp luật trong lĩnh vực thương mại.


3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Với mục tiêu chung này, đề tài sẽ giải quyết 3 mục tiêu cụ thể, đó là:
Thứ nhất, đánh giá thực trạng VPHC trong lĩnh vực thương mại của các hộ
kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
Thứ hai, phân tích các yếu tố tác động đến khả năng VPHC, số hành vi
VPHC và lượng tiền nộp phạt của các hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại trên
địa bàn tỉnh Kiên Giang;
Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế các hành vi VPHC trong lĩnh
vực thương mại, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, định hướng cho người dân
chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thương mại.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng VPHC trong lĩnh vực thương mại của các hộ kinh doanh trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay như thế nào?
Những yếu tố nào tác động đến khả năng VPHC, số hành vi VPHC và lượng
tiền nộp phạt của các hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang?
Các chính sách nào nhằm hạn chế các hành vi VPHC trong lĩnh vực thương
mại của hộ kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, định hướng cho người
dân chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thương mại?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi VPHC

trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện cho các hộ kinh doanh
tại tỉnh Kiên Giang.
Giới hạn về thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp được thu thập trong tài liệu


4

lưu trữ của Chi cục quản lý thị trường thực hiện kiểm tra, xử phạt trong năm 2016.
1.5. Kết cấu luận văn
Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu. Trình bày vấn đề nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu luận
văn.
Chương 2. Tổng quan lý thuyết nghiên cứu. Chương này trình bày các khái
niệm về vi phạm hành chính, hoạt động thương mại, hộ kinh doanh, các lý thuyết
hành vi VPHV, lý thuyết về kinh tế học sản xuất, tổng quan các nghiên cứu có liên
quan.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Chương này
trình bày nguồn dữ liệu, chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp hồi quy Binary
Logistic, mô hình hồi quy OLS, mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu. Chương này trình bày tổng quan về mẫu
nghiên cứu, phân tích tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình, trình bày kết
quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng VPHC, số hành vi VPHC
và lượng tiền nộp phạt trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh doanh trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang.
Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày những kết
quả mà đề tài đạt được, các hàm ý chính sách nhằm giúp giảm khả năng vi phạm
hành chính của hộ kinh doanh, đồng thời chỉ ra các hạn chế của đề tài và hướng
nghiên cứu tiếp theo.



5

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.1. Lý thuyết về hoạt động thương mại của hộ kinh doanh
2.1.1. Hộ kinh doanh
2.1.1.1. Khái niệm hộ kinh doanh
Theo Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký
doanh nghiệp, Điều 49 quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt
Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh
doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.
Hộ kinh doanh là một đơn vị kinh tế độc lập, trực tiếp kinh doanh hàng hóa
và là chủ thể của mọi hoạt động kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt
động kinh doanh của mình. Hộ kinh doanh hoạt động trên nhiều lĩnh vực như sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn
chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế hộ
Theo Tạ Việt Anh (2010), hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị
sản xuất, kinh doanh vừa là một đơn vị tiêu dùng. Sử dụng nguồn nhân lực tự có,
quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, ngành nghề đa dạng, phong phú, khả năng quản lý
hạn chế, vốn kinh doanh từ tiết kiệm, tích lũy trong hộ. Đặc điểm chung thể hiện là:
Về nhân lực: Hộ chủ yếu sử dụng nguồn lực tự có trong gia đình. Đây là
nguồn lực ở quy mô nhỏ, trong phạm vi gia đình, bạn bè thân thuộc được huy động
để tham gia vào kinh doanh, mua hàng hóa. Một số hộ có quy mô vốn lớn, mặt bằng
quầy sạp rộng, kinh doanh nhiều chủng loại hàng hóa vào lúc thị trường mua bán
nhiều các dịp lễ, ngày tết có thể thuê thêm lao động để phụ giúp kinh doanh.

Về quy mô kinh doanh: hộ tiểu thương kinh doanh ở quy mô nhỏ, phạm vi
kinh doanh hẹp. Do điều kiện về vốn, quản lý, mặt bằng quầy sạp và thị trường tiêu
thụ còn nhiều hạn chế nên khó có khả năng mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy vậy,


6

trong tương lai, khi có sự liên kết, trao đổi và hợp tác giữa các hộ tiểu thương với
các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân thì quy mô
kinh doanh của hộ tiểu thương sẽ lớn hơn.
Vốn kinh doanh: Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là vốn tự có của gia đình,
vay mượn bạn bè, người thân hoặc mua bán thông qua hình thức gối đầu từ nhà
máy, xí nghiệp và các hãng kinh doanh khác. Số lượng hộ tiểu thương tiếp cận và
được vay vốn chưa nhiều do thiếu các điều kiện đảm bảo tiền vay ngân hàng.
Về ngành nghề: Hộ tiểu thương kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều chủng
loại hàng hóa đa dạng phong phú, mặt hàng nông, lâm, ngư nghiệp, hàng công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kim khí điện máy, hàng phục vụ cho sản xuất, phục vụ
tiêu dùng sinh hoạt của người dân.
Về quản lý kinh doanh: Khả năng quản lý của hộ tiểu thương nhìn chung còn
nhiều hạn chế, phần lớn tổ chức kinh doanh dựa vào kinh nghiệm tích lũy từ người
đi trước truyền lại cho người đi sau, cha mẹ chuyền cho con cái, tổ chức quản lý tài
chính theo gia đình, người chủ thống nhất và quyết định mọi vấn đề liên quan đến
kinh doanh.
Nhìn chung, từ những đặc điểm trên cho thấy các hộ tiểu thương hoạt động
kinh doanh rất phong phú, nhạy bén với thị trường để kinh doanh hàng hóa phục vụ
tốt cho sản xuất và tiêu dùng. Một trong những khó khăn của các hộ tiểu thương
hiện nay là thiếu vốn để mở rộng quy mô liên kết, trao đổi, mua bán hàng hóa, vì
vậy, việc tạo điều kiện để các hộ tiểu thương tiếp cận tín dụng, tăng lượng vốn kinh
doanh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ.
2.1.1.3. Vai trò của kinh tế hộ

Hộ gia đình tạo ra nguồn nhân lực, tái sản xuất ra sức lao động, một nhân tố
quan trọng đối với các ngành kinh tế quốc dân. Nó còn là một đơn vị kinh tế độc
lập, cung cấp trao đổi hàng hóa cho xã hội và tạo giá trị tăng trưởng phát triển kinh
tế. Hộ gia đình là một đơn vị tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ và là thị trường cho các
doanh nghiệp. Với vai trò tổ chức kinh doanh, sản xuất, hộ gia đình là nơi trao đổi
hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Với tư cách là con người, thì hộ gia


7

đình cũng cần sử dụng hàng hóa cần thiết cho cuộc sống, và tái tạo sức lao động.
Đây là nhu cầu để hình thành thị trường hàng hóa cho các doanh nghiệp.
2.1.2. Hoạt động thương mại
2.1.2.1. Khái niệm hoạt động thương mại
Hiểu theo nghĩa rộng, hoạt động thương mại là mọi hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi, đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh. “Kinh doanh là việc thực hiện
liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”
(Khoản 2 Điều 4 - Luật Doanh nghiệp 2005). Hoạt động kinh doanh thực hiện trong
nhiều lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
Như vậy, hoạt động thương mại bao gồm không chỉ các hoạt động mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà còn là các hoạt động đầu tư cho sản xuất dưới các
hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, được điều chỉnh bằng Luật Đầu
tư, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Kinh doanh bất động sản , Luật Chứng khoán và
các Luật chuyên ngành khác.
Theo nghĩa hẹp, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi,
bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các
hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (Khoản 1, Điều 3 - Luật thương mại).
Hoạt động thương mại được định nghĩa theo Luật thương mại chỉ tập trung
vào các hoạt động kinh doanh trong 2 khâu lưu thông và dịch vụ, không bao hàm

khâu đầu tư cho sản xuất.
Hai lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại là thương mại hàng hóa và
thương mại dịch vụ gồm:
- Mua bán hàng hoá (thương mại hàng hóa) là hoạt động thương mại, theo
đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và
nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền
sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận (Khoản 8, Điều 3 - Luật thương mại).
- Cung ứng dịch vụ (thương mại dịch vụ) là hoạt động thương mại, theo đó
một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên


8

khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh
toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận (Khoản 9, Điều 3
- Luật thương mại).
Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, có những thương nhân chuyên kinh
doanh mua bán hàng hóa và có những thương nhân đồng thời là nhà sản xuất, cung
ứng dịch vụ. Vì vậy, pháp luật thương mại cũng có một số nội dung liên quan đến
quá trình đầu tư sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ như tiêu chuẩn, chất lượng sản
phẩm, hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ.
2.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động thương mại
Là một trong những hoạt động kinh doanh, hoạt động thương mại có những
đặc điểm sau đây:
Chủ thể: Hoạt động thương mại là quan hệ giữa các thương nhân hoặc ít nhất
một bên là thương nhân, người thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại có
tính chất nghề nghiệp.
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh
(Điều 6 Luật thương mại).

Ngoài ra, tham gia vào các hoạt động thương mại còn có các cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
(không phải là thương nhân theo Luật thương mại).
Mục đích của người thực hiện hoạt động thương mại là lợi nhuận
Nội dung của hoạt động thương mại: 2 nhóm hoạt động cơ bản là mua bán
hàng hoá và cung ứng dịch vụ (thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ). Ngoài
ra, các hình thức đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng là những hoạt động thương
mại.
2.2. Lý thuyết về vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại của hộ kinh
doanh
2.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính


9

Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm “vi phạm hành chính” lần đầu tiên
được định nghĩa một cách chính thức tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính
ngày 30/11/1989. Điều 1 của Pháp lệnh này quy định “vi phạm hành chính là hành
vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản
lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải
bị xử phạt hành chính”. Định nghĩa này sau đó đã được áp dụng rộng rãi trong thực
tiễn thi hành pháp luật và đưa vào các giáo trình giảng dạy về pháp luật. Theo Pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 và sau đó là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm 2002 thì khái niệm vi phạm hành chính không được định nghĩa riêng biệt
nữa mà được đưa “vào trong khái niệm “xử lý vi phạm hành chính”, nếu trích dẫn
từ định nghĩa về “xử lý vi phạm hành chính” được quy định tại Khoản 2 Điều 1
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì vi phạm hành chính được hiểu là hành
vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức, vi phạm các quy định của pháp luật về quản
lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt vi phạm hành chính”. Theo Khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính

năm 2012 thì “vi phạm hành chính” là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện,
vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và
theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Về ngôn ngữ thể
hiện, có thể thấy có sự khác nhau giữa định nghĩa về vi phạm hành chính được quy
định trong các Pháp lệnh về xử phạt, xử lý vi phạm hành chính 1989, 1995 và 2002,
2012. Tuy nhiên về bản chất hành vi vi phạm hành chính thì các định nghĩa trong
các văn bản pháp luật này, về cơ bản, không có gì khác nhau. Theo đó, định nghĩa
“vi phạm hành chính” có 04 dấu hiệu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy định
của pháp luật về quản lý nhà nước; tác hại (tính nguy hiểm) do hành vi gây ra ở
mức độ thấp, chưa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành vi đó được quy
định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Đây chính là dấu
hiệu “pháp định” của vi phạm.


10

Thứ hai, hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã được thực hiện (hành
động hoặc không hành động), phải là một việc thực, chứ không phải chỉ tồn tại
trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định, đây có thể coi là dấu hiệu “vật chất” (material)
của vi phạm.
Thứ ba, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện, đây là
dấu hiệu xác định“chủ thể” của vi phạm.
Thứ tư, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm nhận thức được
vi phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu người vi phạm nhận thức được
tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậu quả của vi phạm và
mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức được hậu quả và để mặc cho hậu quả xảy
ra; hình thức lỗi là vô ý trong trường hợp người vi phạm thấy trước được hậu quả
của hành vi nhưng chủ quan cho rằng mình có thể ngăn chặn được hậu quả hoặc
không thấy trước hậu quả sẽ xảy ra dù phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu

quả của vi phạm.
2.2.2. Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
Hảnh vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán
hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tại Nghị định số
185/2013/NĐ-CP, ngày 15 tháng 11 năm 2013 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị
định 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ bao gồm:
Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và
chứng chỉ hành nghề kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
Hành vi kinh doanh dịch vụ cấm, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm;
Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp
dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ
kinh doanh có điều kiện; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ
và có vi phạm khác;
Hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh thuốc lá;
Hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh rượu;


11

Hành vi đầu cơ hàng hóa và găm hàng;
Hành vi vi phạm về hoạt động xúc tiến thương mại;
Hành vi vi phạm về hoạt động trung gian thương mại;
Hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
Hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Hành vi vi phạm về thương mại điện tử;
Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của thương nhân
nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam;
Các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại.


2.3. Các lý thuyết về kinh tế học sản xuất
2.3.1. Hành vi tối đa hóa sản lượng và hàm sản xuất
Hàm sản xuất xác định mối quan hệ vật chất giữa sản lượng Y và bất kỳ
nguồn lực nông nghiệp (đầu tư cho sản xuất) x1 , x2 ,..., xn . Hàm sản xuất có dạng
tổng quát:
Y

(2.1)

f x1 , x2 ,..., xn

Đặc biệt, điều liên quan là chỉ với một hoặc nhiều biến số nguồn lực (đầu
vào), còn các đầu tư khác và tình trạng công nghệ là bất biến, được viết như sau:
Y

f x1 , x2 ,..., xm / xn

m

(2.2)

Với x1 , x2 ,..., xm là các biến số nguồn lực (đầu vào). Phương trình chính xác
của hàm sản xuất phụ thuộc vào sự phản ứng của sản lượng đối với nguồn lực dưới
dạng nghiên cứu và mức độ trừu tượng qua thực tiễn sản xuất. Tuy nhiên, tất cả các
hàm sản xuất phải thỏa mãn hai điều kiện để đảm bảo ý nghĩa kinh tế: sản phẩm tới
hạn phải là dương và phải giảm dần. Để thỏa mãn được các điều kiện này thì đạo
hàm thứ nhất phải là dương và dY / dX
dY 2 / dX 2


0 và đạo hàm cấp hai phải là âm

0 có nghĩa là sự phản ứng của sản lượng đối với các mức độ gia tăng

chi phí các nguồn lực phải được tăng lên, song mức tăng phải giảm dần.


12

2.3.2. Hành vi tối thiểu hóa chi phí và hàm chi phí
Mức độ hiệu quả nhất của một biến chi phí đầu tư phụ thuộc vào mối quan
hệ giữa giá cả của các loại nguồn lực đó và giá sản phẩm. Mức độ kinh tế tối ưu của
việc chi phí nguồn lực đạt được khi giá trị sản phẩm biên tế của nguồn lực bằng giá
của nguồn lực đó.
Mức tối ưu của một nguồn lực đơn có thể được biểu thị bằng một vài phương
pháp khác nhau:
PX = giá của từng đơn vị nguồn lực X.
PY = giá của từng đơn vị sản lượng Y
MVP (Marginal Value Product) : giá trị biên tế của sản phẩm
MPP (Marginal Physical Product): sản phẩm hiện vật tới hạn
Vậy MVPx = MPPx * PY có nghĩa là giá trị sản phẩm biên tế của nguồn lực
bằng sản phẩm tới hạn nhân với giá sản phẩm. Vì vậy, có 3 cách để xác định điểm
tối ưu:
- Điểm tối ưu kinh tế sẽ đạt được khi mức tiền lãi tăng thêm bằng chi phí
tăng thêm MVPX = PX. Nếu MVPX > PX thì hộ kinh doanh sử dụng quá ít nguồn lực
và nếu Nếu MVPX < PX thì lại chứng tỏ hộ kinh doanh sử dụng quá nhiều nguồn lực.
- Điểm tối ưu cũng có thể biểu thị bằng MVPX / PX = 1 là tỷ lệ của giá trị
biên tế của sản phẩm đối với giá vật tư bằng 1. Các dạng biểu thị điều kiện tối ưu
này thường được dùng trong các tạp chí liên quan tới nghiên cứu về hiệu quả kinh tế
của người nông dân và vấn đề nêu lên là tỷ lệ này có thể là một con số khác 1 được

không và nếu vậy thì theo hướng nào. Trả lời cho vấn đề này là nếu tỷ lệ đó lớn hơn
1 tức là MVPX/PX > 1 thì không đạt tối ưu hộ kinh doanh sử dụng quá ít nguồn lực
còn nếu MVPX/PX < 1 cũng không được vì tỷ lệ này biểu thị hộ kinh doanh dùng
quá nhiều nguồn lực.
- Vì MVPPX = MPX * PY nên điều kiện tối ưu cũng có thể được biểu thị bằng
MPPX = PX/PY. Sản phẩm tới hạn bằng tỷ lệ nghịch đảo của giá cả (yếu tố - sản
phẩm).


13

Sự kết hợp tối ưu của các nguồn lực trong khía cạnh kinh tế được xác định
bởi tỷ giá của chúng. Các mức giá của các nguồn lực khác nhau xác định khối lượng
mỗi loại nguồn lực cần mua với tổng chi phí nhất định cho sản xuất. Cách phối hợp
hiệu quả nhất các nguồn lực là sử dụng nguồn lực ít nhất với các mức giá khác nhau
cho một sản phẩm xác định.
Đối với mỗi sản lượng nhất định, sự kết hợp chi phí ít nhất của các vật tư xảy
ra tại điểm tiếp tuyến giữa đường đồng mức sản lượng và đường đồng mức chi phí
để tạo thành một đường tiếp tuyến. Bất kỳ một điểm khác nào nằm ở bên trái hoặc
bên phải của điểm đó trên đường đồng mức sản lượng sẽ nằm trên đường đồng mức
chi phí tiếp tuyến với các đường đồng mức sản lượng này. Tại bất kỳ điểm nào của
đường tiếp tuyến, độ nghiêng của hai đường cong là bằng nhau. Tỷ lệ thay thế tới
hạn bằng tỷ lệ nghịch của giá các nguồn lực.
Như trong trường hợp điểm tối ưu của hàm sản xuất, một số công thức toán
học đơn giản đã giúp chúng ta tìm hiểu hàm ý của kết luận này. Trước hết, ở đây
chúng tôi xem xét một hàm sản xuất có hai biến nguồn lực có công thức chung:
Y = f(X1/ X2)
Từng vật tư trong hàm sản xuất được gắn với sản phẩm vật chất riêng của nó.
Vì vậy chúng ta có:
MPP1 = dY/dX1 và MPP2 = dY/DX2

Công thức trên tạo ra tỷ lệ nghịch của các sản phẩm vật chất giới hạn bằng
với tỷ lệ thay thế giới hạn:
MPP1/ MPP2 = P1/P2, hoặc bằng cách nhân chéo MPP1/P1 = MPP2/P2
Nói cách khác, tối ưu, chi phí ít nhất, sự kết hợp của các nguồn lực xảy ra khi
các tỷ lệ của sản phẩm tới hạn đối với chi phí của từng đơn vị nguồn lực đều giống
nhau đối với tất cả các loại nguồn lực. Điều này cũng có nghĩa là khi nói rằng MPP
trên một đô la chi phí bằng tổng tất cả các nguồn lực, và nếu có sự thay đổi trong
công nghệ sản xuất (thay đổi vị trí và hình dạng các đường đồng mức sản lượng)
hoặc nếu có sự thay đổi tỷ lệ giá của các yếu tố thì sự kết hợp chi phí ít nhất của các
nguồn lực cũng thay đổi.


14

2.3.3. Tối đa hóa lợi nhuận
Mục tiêu của doanh nghiệp cạnh tranh là tối đa hóa lợi nhuận, với lợi nhuận
được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ tổng chi phí. Để xét quá trình tối đa hóa
lợi nhuận, chúng ta hãy xét các đường chi phí trong hình 2.1. Các đường chi phí đều
có ba đặc trưng của hầu hết các nhà sản xuất: đường chi phí cận biên (MC) dốc lên,
đường tổng chi phí bình quân (ATC) dạng chữ U, đường chi phí cận biên và đường
chi phí bình quân cắt nhau tại điểm thấp nhất của đường chi phí bình quân. Hình
này còn vẽ một đường nằm ngang tại mức giá thị trường. Đường giá nằm ngang vì
doanh nghiệp là người chấp nhận giá. Giá hàng hóa của doanh nghiệp không thay
đổi cho dù nó quyết định sản xuất lượng hàng bằng bao nhiêu. Cần nhớ rằng đối với
doanh nghiệp cạnh tranh, giá cả của doanh nghiệp vừa bằng doanh thu bình quân
(AR), vừa bằng doanh thu cận biên (MR).
Chúng ta có thể sử dụng hình 2.1 để xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi
nhuận. Giả sử doanh nghiệp đang sản xuất ở mức sản lượng Q1. Tại mức sản lượng
này, doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên. Nghĩa là nếu doanh nghiệp sản
xuất và bán thêm một đơn vị sản lượng, doanh thu cận biên (MR1) sẽ vượt quá chi

phí cận biên (MC1). Lợi nhuận, tức tổng doanh thu trừ tổng chi phí, sẽ tăng. Vì vậy,
nếu doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên như ở mức sản lượng Q1, doanh
nghiệp có thể tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng. Chúng ta cũng có thể lập
luận tương tự với mức sản lượng Q2. Trong trường hợp này, chi phí cận biên lớn
hơn doanh thu cận biên. Nếu doanh nghiệp giảm mức sản xuất 1 đơn vị, chi phí tiết
kiệm được (MC2) sẽ vượt quá phần lợi nhuận bị mất đi (MR2). Vì vậy, nếu doanh
thu cận biên nhỏ hơn chi phí cận biên như ở mức sản lượng Q2, doanh nghiệp có
thể tăng lợi nhuận bằng cách giảm sản lượng.


15

Hình 2.1: Quá trình tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Từ hình vẽ cho thấy, đường chi phí cận biên (MC), chi phí bình quân (ATC)
và chi phí biến đổi bình quân (AVC). Nó cũng vẽ đường giá thị trường (P), đường
trùng với đường doanh thu cận biên (MR) và doanh thu bình quân (AR). Tại sản
lượng Q1, doanh thu cận biên MR1 lớn hơn chi phí cận biên AR1, vì thế quyết định
tăng sản lượng làm tăng lợi nhuận. Tại mức sản lượng Q2, doanh thu cận biên MR2
thấp hơn chi phí cận biên AR2, vì thế quyết định tăng sản lượng làm giảm lợi
nhuận. Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận QMAX được xác định bởi giao điểm của
đường giá nằm ngang và đường chi phí cận biên.
2.3.4. Đo lường chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất
Tổng chi phí: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí đã bỏ ra để sản xuất ra
một sản lượng hàng hóa nhất định. Trong sản xuất nông nghiệp, tổng chi phí gồm
chi phí cố định và chi phí biến đổi.
TCP = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi + Chi phí cơ hội

(2.1)


Doanh thu (DT): là chỉ tiêu cho biết tổng số tiền thu được cùng với mức sản
lượng và mức giá bán một đơn vị sản phẩm.
Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá bán sản phẩm

(2.2)


×