Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Nghiên cứu sự tác động của các chính sách giáo dục đối với sự phát triển qui mô đào tạo trung học chuyên nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 147 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỂ TÀI

NGHIÊN CỨU S ự TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC
ĐỐI VỚI S ự PHÁT TRIỂN QUY MÔ ĐÀO TẠO TRƯNG HỌC
CHUYÊN NGHIỆP
Mã số: B2003-52-32

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ thị Hoà
Thời gian thực hiện: Từ 5/2003 đến 9/2005

Hà Nội - 2005


DANH SÁCH NHÓM NGHIÊN c ứ u ĐỂ TÀI
VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP NGHIÊN cứ u

I. Danh sách nhóm nghiên cứu đê tài
1. ThS. Đỗ Thị Hoà

Viện Chiến lược và Chương trình GD

Chủ nhiệm đề tài

2. ThS. Nguyễn Đông Hanh Viện Chiến lược và Chương trình GD

Thư ký đề tài

3. ThS. Nguyễn Đăng Trụ



Viện Chiến lược và Chương trình GD

Thành viên

4. ThS. Trần Thị Ninh Giang Viện Chiến lược và Chương trình GD

Thành viên

5. CN. Nguyễn Việt Hùng

Viện Chiến lược và Chương trình GD

Thành viên

6. KS. Phan Thị Vinh

Trường THKT Công nghiệp Hà Nội

Thành viên

II.

Các đơn vị phối hợp nghiên cứu
- Vụ Giáo dục Trung học Chuyên nghiệp - Bộ GD&ĐT
- Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ GD&ĐT
-SỞGD&ĐT Hà Nội
- Sở GD&ĐT Hải Phòng
- Trường TH KT Xây đựng Hà Nội



M Ụ C LỤC
PHẨN I : MỞ ĐẨU
1. Lí do chon để tài
2, Muc tiêu của đề tài
3. Các nhiêm vu nghiên cứu
4. Pham vi nghiên cứu
5. Các phương pháp nghiên cứu
6. Các đơn vị, cá nhân phối hợp nghiên cứu
7. Cấu trúc báo cáo
PHẨN II: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u
1. Một số vấn đê lí lụân
1.1. Môt số khái niêm cơ bản
1.1.1. Quản lí và quản lí nhà nước
1.1.2. Chính sách, chính sách kinh tế - xã hội, chính sách giáo dục
và đào tao
1.1.3. Giáo dục THCN, qui mô đào tạo, qui mô đào tạo THCN, sự
phát triển qui mô đào tạo THCN
1.2. Các yếu tố tác động đến qui mô đào tạo THCN
1.2.1. Yếu tố kinh tế xã hôi
1.2.2. Yếu tố khoa học công nghệ
1.2.3. Mức độ phát triển hệ thống cơ sở đào tạo
1.2.4. Yếu tố tâm lí xã hôi
1.2.5. Chính sách của Nhà nước về giáo dục
1.3. Quan niệm về xu thế phát triển hợp lí và cân đối qui mô đào
tạo THCN ở nước ta hiện nay
1A. Sơ lược về chính sách phát triển Giáo dục Chuyên nghiệp ở một
số nước châu A
1.4.1. Chính sách đối với GDCN ở môt số nước ASEAN
1.4.2. Chính sách đối với GDCN ở môt số nước khác

1.5. Nghiên cứu sự tác động của các chính sách giáo dục đối với sự
phát triển qui mô đào tạo THCN
1.5.1. Sự tác động
1.5.2. Nghiên cứu sự tác động của chính sách GD đến qui mô THCN
2. Thực trạng tác động của các chính sách GD đối với qui mô
đào tạo THCN
2.1. Các chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước đối với hệ
THCN trong thời kì đổi mới
2.1.1. Quan điểm, mục tiêu đào tạo lao động kĩ thuật của Đảng và
Nhà nước
2.1.2. Một số chính sách quan trọng đối với hệ THCN

Trang
1
1
2
2
2
2
3
3
4
4
4
4
5
8
10
11
11

12
12
13
14
15
15
17
20
20
20
23
23
23
24


2.2. Thực trạnơ tác độns của các chính sách giáo đục đối với qui mô
đào tao THCN
2.2.1. Tổ chức khảo sát
2.2.2. Nhận xét của các nhóm đối tượne khảo sát về tác động của
các c s siáo dục đến qui mô đào tạo THCN
2.2.3. Đánh giá chune về thực trạng tác động của một số chính sách
giáo dục đối với qui mô đào tạo THCN
2.3. Các kết quả về phát triển đào tạo THCN trong thời gian qua
2.3.1. Kết quả về phát triển qui mô đào tạo THCN
2.3.2. Kết quả so với mục tiêu đề ra và mức độ đáp ứng nhu cầu
lao động của nền kinh tế - xã hội
2.4. Nguyên nhân của những hạn chế, bất càp trong phát triển qui mô
đao tao THCN
3. Các đề xuất định hướng đổi mới c s phát triển qui mô đào tạo

THCN đén năm 2010
PHẦN III: KẾT LUÂN VÀ KIẾN NGHI
1. Kết luân
2. Kiến nghị
Tài liêu tham khảo
Phu lue

38
38
49
40
51
51
53
60
68
76
76
77
79
81


DANH MỤC TỪ VIÉT TẮT

BCH T ư

Ban chấp hành trung ương




Cao đẳng

cs

Chính sách

CBQL

Cán bộ quản lý

CL

Công lập

CNH

Công nghiệp hoá

CSĐT

Cơ sở đào tạo

CSSDLĐ

Cơ sở sử dụng lao động

DN

Dạy nghề


- ĐH

Đại học

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDCN

Giáo dục Chuyên nghiệp

GV

Giáo viên

HĐH

Hiện đại hoá

HS

Hộc sinh

KT-XH

Kinh tế-Xã hội




Lao động

QMĐT

Quy mô đào tạo

THCN

Trung học chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

sv

Sinh viên

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

XHH

Xã hội hóa



TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN c ú ư ĐỀ TÀI

Tên đề tài: Nghiên cứu sự tác động của các chính sách giáo dục đối với
qui mô đào tạo Trung học Chuyên nghiệp
Ma số: B2003-52-32
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Thị Hoà

Tel. 04 - 8220912

Cơ quan chủ trì để tài: Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục
Cơ quan và cá nhân phối hợp nghiên cứu:
+Vụ Giáo dục Trung học Chuyên nghiệp - Bộ GD&ĐT (Ông Hoàng Cầu Phó Vụ trưởng)
+Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ GD&ĐT (Ông Đàm Hiếu Thắng)
+ Sở GD&ĐT Hà Nội (Ôna Vũ Đình Cường - Trưởng Phòng GDCN)
+ Sở GD&ĐT Hải Phòng (ông Trần Văn Cảnh - Trưởng Phòng GDCN)
Thời gian thực hiện: 5/2003 - 9/2005
1. Mục tiêu:
Đề xuất các định hướng đổi mới chính sách phát triển qui mô đào tạo
THCN đến năm 2010.
2. Nội dung chính:
2.1. Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu sự tác động của các chính sách
(CS) giáo dục đối với qui mô THCN
2.2. Tổng quan các c s giáo dục THCN ở-Việt Nam và một số nước khác
2.3. Thực trạng tác độne của các c s giáo dục đối với qui mô đào tạo THCN
2.4. Các định hướng đổi mới c s giáo dục nhằm phát triển qui mô THCN
trong thời gian tới
3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, KT-XH, v.v...)
3.ĩ. Về lý luận:

a) Phương pháp luận nghiên cứu: nhóm nghiên cứu đã đưa ra cách tiếp
cận biện chứng và khách quan đến vấn đề nghiên cứu (quan niêm biện
chứng về sự phát triển qui mô THCN; nghiên cứu tác động của các c s


giáo dục đến qui THCN, sự phát triển qui mô THCN không chỉ thông
qua ý kiến nhận xét của CBQL các cơ sở GD, cơ sở sản xuất - sử dụng
LĐ, lãnh đạo và GV các trường THCN, mà chủ yếu dựa trên kết quả
phát triển qui mô đào tạo trên thực tế),
b) Nhóm nghiên cứu đã xác định các vấn đề lý luận sau:
- Một số khái niệm liên quan: Chính sách, Chính sách GD&ĐT, sự
tác động, qui mô, qui mô đào tạo THCN.
- Các yếu tố tác động đến qui mô đào tạo THCN.
- Xu thế phát triển cân đối và hợp lý qui mô đào tạo THCN ở nước
ta hiện nay
- Sơ lược vể các c s phát triển GDCN ở một số nước châu Á
3.2, Về thực tiễn:
Đề tài đã xác. định, phân tích, đánh giá các vấn đề sau :
- Các c s quan trọng đối với giáo dục THCN ở nước ta hiên nay.
- Thực trạng tác độns của các c s giáo dục đối với qui mô THCN
- Kết quả phát triển qui mô đào tạo THCN trên thực tế ( So sánh với
mục tiêu số lượng mà Đảng ta đề ra đối với giáo dục THCN)
- Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong phát triển qui mô
THCN
Đề tài đã đề xuất 8 định hướng đổi mới chính sách nhằm phát triển qui
mô đào tạo THCN đáp ứng yêu cầu KT - XH trong giai đoạn tới. Đó là:
1) Nâng cao nhận thức vể vị trí của lao động THCN và sự gia tầng nhu
cầu vế loại nhân lực này trong nền KT - XH ở nước ta hiện nay.
2) Cải tiến cơ chế quản lý các cơ sở ĐT công lập theo hướng trao quyền
tự chủ cho các trường THCN về một số mặt: tài chính, nhân sự, đặc

biệt là kế hoạch đào tạo.
3) Tăng mạnh đầu tư Nhà nước cho các trường THCN và tập trung cho
các trường trọng điểm.


4) Đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện một số chủ trương, c s có tác động
trực tiếp và mạnh mẽ đến việc tãng cườns qui mô đào tạo THCN. Cụ
thể là:
+ Đào tạo đa cấp, đa hệ,đa ngành.
+ Tiếp tục khuyến khích mở thêm các trườns THCN ngoài công lập.
+ Liên kết giữa cơ sở ĐT và cơ sở sử dụng LĐ (phát triển mạnh hình
thức ĐT liên kết giữa các trường THCN và các doanh nghiệp).
+ Sớm triển khai mở rộng ĐT liên thông, đặc biệt là liên thông DN THCN.
+ Phân luồng, giáo dục hưởns nghiệp cho HS phổ thônơ, đặc biệt
khuyến khích HS tốt nghiệp THCS vào THCN.
5) Thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo THCN và công bố kết quả
kiểm định của các trường.
6) Nghiên cứu, dự báo và thông tin về thị trường LĐ, giúp cho ĐT đáp
ứng yêu cầu nhân lực của đất nước. Đồng thời, thông tin về tình hình
ĐT giúp người học lựa chọn được trường và ngành nghề phù hợp.
7) Có c s tạo điều kiện tìm việc làm cho người tốt nghiệp THCN
8) Để có đươc các c s giáo dục sát thực, mang lại hiệu quả cao, trong quá
trình xâv dựng c s , cần coi trọne cơ sở thực tiễn, đặc biệt là đối tượng
tác động của CS; Đồng thời, trong quá trình thực hiện cs. cần tổ chức
định kỳ kiểm tra kết quả của c s để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, sửa
đổi cho phù hợp với thực tế.
Các định hướng đổi mđi c s giáo dục iiên quan đến bậc THCN mà đề
tài đề xuất mang tính khả thi và đồng bộ. Trong đó: các định hướng 1 và 2 ỉà
chủ chốt; đăc biệt, định hướng 2 có thể được cho là có tính đột phá.
Cuối cùne, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận về kết quả

nghiên cứu và một số kiến nghị với các cơ quan, các tổ chức liên vể việc áp
dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn phát triển giáo dục THCN, đặc
biệt là mở rộn2 qui mô đào tạo THCN .


SUM MARY OF RESEARCH RESULTS

Project title: Researching the impact of education policies to
the size of professional secondary training
Code number: B2003-52-32
Coordinator: Do Thi Hoa, ME.

Tel: 04-8220912

Implementing Insti tution: National institute for Educational Strategy and
Curriculum
Cooperating Institutions:
- Dept, for Professional Secondary Education - MoET (Mr. Hoana Cau Vice Chief of Dept.)
- Dept, for Plan - Finance (Mr. Dam Hieu Thang)
- Ha Noi Dept, for Education - Training (Mr. Vu Dinh Cuong - Chief of
Professionnal Secondary Education Office .)
- Hai Phong Dept, for Education - Training (Mr. Tran Van Canh - Chief of
Professionnal Secondary Education Office .)
- Ha Nói Instruction Technical Secondary School
Duration: From May 2003 to September 2005
1. Objective: Proposing orientations to renovating education policies for
developing the size of Professional Secondary Training (PST)
up to 2010.
2. Main contents:
2.1. Theoretical problems on researching the impact of education policies to

the size of PST.
2.2. View on policies for Professional Secondary Education (PSE) in Viet
Nam and some other countries
2.3. Current situation of the impact of education policies to the PST size.
2.4. Orientations to renovating the education policies for developing the size
of PST in the near future.


3. Results obtained.
3.1. On theoretical :
A. Research methodology: The study put forward the dialectical and
objective approach to the research problem.
B. The study team definited the theoretical maters below:
- Relating concepts: policy, education policy, impact, size, size of
PST
- Factors impacting to the size of PST
- Balanced and reasonable tendency of developing the size of PST
now in our country.
- Main policies developing Professional Education in some of the
Asian countries
3.2. On practical :
The study team definited, analysed and evaluated the folowing matters:
- The policies important for PSE now in our country.
- Current situation of impact of education policies to the PST size
- Results of developing the size of PST in fact in our country (in
comparision with the proposed quantity object.
The project has proposed 8 orientations to renovating policies for
developing the size of PST as below:
1) Enhancing consciousness on the position


of manpower with PS

qualification and the increase of demand for this manpower now in
social economy.
2) Improving machanism of managing training institutions with handing
to them sovereinty in finance, personnel, especially training plan,...
3) Strongly increasing financial investment in PS schools, especially
main-point schools.
4) Promoting moreover implementing the policies, which have direct and
positive impact to raising the size of PST. There are the policies below:
+ Multi-grade and multi- branch training


+ Continuosly encouraging opening more non-state PS schools
+ Link of training between training and manpower using institutions
+ Immediately expanding intergrade training , especially from
vocational teaching to PS grade.
+ Vocational orienting education for pupils, expecially encouraging
pupils, who have just completed lower secondary grade

to PS

schools.
5) Conducting accredition upon training quality of PS institutions and
publishing the results of them.
6) Studying, forecasting and informing on labourmarket and
training situation for helping training to meet the socialeconomical demand and leaners to choose the suitable schools,
proffessions.
7) Making the policies, creating chances of the jobs for manpower
with PS qualification

8) To have the suitable effective policies: In the process of making
policies it is very important to be on practical basis, especially to
v concern with the object of policy impact; And in the process of
implementing policies it is needful to periodically check the results of
policy realization for correcting in ime.
These orientations to renovating policies for developing the size of
Professional Secondary Training above are possibly realized and
synchronous. Among them: the First (1) and the Second (2) are the key
orientations; especially, the Second is possibly considered a breakthrough
orientation.
Finally, the project has some conclusions from the study results and
proposals to related organizations, institutions on the applying these study
outcomes in practice of the developing Professional Secondary Education,
especially expanding the size of Professional Secondary Training.


PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Trons thời đại nçày nay, các quốc gia đêu nhận thức rằng tốc độ phát
triển bển vững kinh tế - xã hội (KT - XH) phụ thuộc nhiểu vào qui mô, chất
lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Bởi vì, sự giàu mạnh vể
KT, vãn minh về xã hội chỉ có thể có được khi dựa trên cơ sở trình độ dân trí
cao, nguồn nhân lực khoa học công nshệ đông đảo, năng động. Chính vì vậy,
tầm quan trọng của GD&ĐT đã được Đảng c s Việt Nam khẳng định tại Đại
hội VII (1991): “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Quan điểm
chung vể phát triển GD của Đản2 là phải thúc đẩy GD theo hệ thống mục tiêu:
Qui mô, chất lượng, hiệu quả.
Giáo dục Trung học chuyên nghiệp ( GD THCN) và Dạy nghề (DN) vừa là
một phân hệ của hệ thống GD quốc dân, vừa là một bộ phận của hệ thống KT XH với tư cách là cơ sở tạo nguồn chủ yếu về nhân lực có kỹ năng chuyên môn,
nơhiệp vụ cho các ngành KT và hoạt động xã hội. Trons quá trình chuyển đổi

nền KT từ cơ chế tập trunơ bao cấp sang cơ chế thị trường nhiều thành phần,
đặc biệt vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất
nước, sự phát triển của GD THCN và DN gắn chặt với sự phát triển nhanh và đa
dạng của các ngành KT và hoạt động xã hội. Nhu cầu về lực lượng lao động
(LĐ) qua đào tạo, có nhữnơ biến động lớn. Đặc biệt, ở giai đoạn này có sự eia
tăng nhu cầu về LĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật nơhiệp vụ cao, trone đó
có nhân lực THCN với vai trò “ công nhân áo trắng”. Xu thế chung của thực tế
phát triển KT - XH nước ta ở giai đoạn mới đòi hỏi đào tạo THCN cần phải
được phát triển đa dạng, mạnh về số lượng và cao vể chất lượng
Để đáp ứng yêu cầu phát triển KT -XH trong điều kiện nước ta chuyển sang
KT thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Chiến lược Phát triển
Giáo dục 2001 - 2010 đã nêu là: “Xảy diữig một hệ thống Giáo dục THCN và
DN có qui mô lớn, chất lượng và hiệu quả cao, đủ sức đáp ứng nhu cầu học
nghề của nhân dân và yêu cầu vê đội ngũ công nhản, nhản viên, cán bộ kỹ
thuật và nghiệp vụ, càn đối vầ hợp lý vê cơ cấu ngành nghề cũng như trình
độ được đào tạoy phục vụ cho sự phất triển kinh tế - xã hội trong tiến trình
CNH, HĐH đất nước y hội nhập được với các nước trong khu vực và có một
bộ phận “mũi nhọn” đạt được trình độ phát triển chung của thê giới 99[4].
Từ sau khi đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiểu chính sách
(CS) phát triển GD&ĐT, đã tạo được những bước chuyến mới vể nhiều mặt.
Tuy nhiên, qui mô đào tạo (QMĐT) THCN phát triển còn rất chậm so vói các


bậc ĐT khác, chưa đáp ứng tốt nhu cầu về đội ngũ nhân lực, làm nảy sinh sự
mất cân đối tron 2 cơ cấu LĐ xã hội. VI vậy, vấn đề đạt ra là cần phải nghiên
cứu tác động của các c s giáo dục đối với QMĐT THCN.trons thời gian qua.
Việc nghiên cứu tác độns đến QMĐT THCN của các c s siáo dục ở đây là
nhìn nhận xem các c s được ban hành trên thực tế có ảnh hưởns như thế nào, có
tạo được những chuyển dịch tích cực về QMĐT hay không; c s nào tót, c s nào
chưa tốt ; Từ đó đề xuất các định hướng cho việc đổi mới c s phát triển QMĐT

của bậc học này sao cho phù hợp với nhu cầu KT - XH trong giai đoạn tới.
Để đáp ứng yêu cầu cấp bách trên, đề tài: “ Nghiên cứu sự tác động của các
chính sách giáo dục đối với sự phát triển qui mô đào tạo Truns học Chuyên
nshiệp ” được lựa chọn.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá tác độne của các chính sách đổi mới GD đối với sự phát triển
qui mồ đào tạo THCN ở nước ta hiện nay
- Đề xuất các định hướns đổi' mới chính sách phát triển qui mô đào tạo
THCN đến năm 2010.
3. Các nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Xây dựns cơ sở lý luận của đề tài
3.2. Tổng quan các c s siáo dục THCN ở Việt Nam và một số nước khác.
3.3. Khảo sát tác độn 2 của các c s đổi mới GD đối với qui mô đào tạo THCN
3.4. Phân tích, đánh siá tác dônç của các c s giáo dục đối với qui mô THCN
3.5. Đề xuất các định hướng đổi mới c s siáo dục nhằm phát triển qui mô đào
tạo THCN đến nãm 2010.
4. Phạm vi nghiên cứu
c s giáo dục là một lĩnh vực rất rộn2. VI vậy, để làm sáng tỏ vấn đề nghiên
cứu, trong khuôn khổ đề tài chúng tồi tập trung nghiên cứu tác động của một số
c s được lựa chọn có ảnh hưởng lớn đến QMĐT THCN trong khoảng thời gian
10 năm trở lại đây (khoảng từ 1995).
5. Các phương pháp nghiên cứu
Để tài đã sử dụns các phương pháp nshiên cứu sau:
5.1. Nghiên cứu tài liệu (hồi cứu)
Nghiên cứu các tài liệu hiện có liên quan đến để tài, trước hết là các vãn
kiện của Đảng, quyết định của Nhà nước, thỏng tư của các Bộ, đặc biệt của Bộ
2


GD&ĐT đối với GD THCN, các văn bản pháp luật hiện hành về GD&ĐT,...và

phân tích các số liệu thống kê về GD&ĐT.
5.2. Phương pháp chuyên ạici
Đề tài đã tổ chức một số cuộc hội thảo để xin ý kiến các nhà nghiên cứu.
các nhà quản lý GD&ĐT về các vấn đề sau:
+ Xác định các c s quan trọng đối với giáo dục THCN trong thời kỳ đổi mới
+ Đánh giá thực trạns tác động của các c s ơiáo dục đến quy mô THCN.
+ Xây dựng các định hướng đổi mới c s eiáo dục nhằm phát triển qui mô
THCN đến năm 2010.
5.3. Phương pháp khảo sát thực tể.
Để tài đã sử dụnă 2 phương pháp cụ thể sau:
a) Điều tra xã hội học bầne phiếu hỏi
b) Toạ đàm, phỏng vấn trực tiếp.
Nhóm nshiên cứu đã có nhiêu cuộc toạ đàm, trao đổi với CBQL đào tạo
THCN của một số sở GD&ĐT và các trường THCN về tác động trên thực tế của
các c s siáo dục đối với đào tạo THCN.
5.4. Phương pháp toán học thống kê (để tính toán, xử lý số liệu nshiên cứu)
c



*

6. Các đơn vị, cá nhân phối hợp nghiên cứu
1. Vụ THCN - Bộ GD&ĐT (ồng Hoàng Cầu - Phó Vụ trưởng)
2. Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GD&ĐT (Ônơ Đàm Hiếu Thắng - Chuyên
viên)
3. Sở GD&ĐT Hà Nội (Ônơ Vũ Đình Cườns - Trưởnơ Phòng GDCN)
4. Sở GD&ĐT Hải Phòng ( ônơ Trần Vãn Cảnh - Trưởng Phòng GDCN)
5. Trường TH Kỹ thuật Xây dựng Hà Nội (Ông Hoàng Ngọc Trí - Hiệu
trưởng)

7. Cấu trúc báo cáo
Phần I: Mở đầu
Phần II: Kết quả nghiên cứu
1. Một số vấn đề lý luận của đề tài.
2. Thực trạng tác động của các chính sách giáo dục đối với quy mô đào
tạo THCN hiện nav
3. Các định hướns đổi mới chính sách phát triển quv mô đào tạo THCN
đến năm 2010.
Phần III: Kết luận và kiến nghị

3


PHẦN I I : KẾT QƯẲ NGHIÊN c ứ u
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Một sô khái niệm cơ bản
1.1.1, Quản lý và quản lý nhà nước.
1.1.1.1. Quản ly.
Quản lý có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Đúng như V. I. Lênin đã viết: “Bất kỳ hoạt độns lao độns nào mang tính xã hội, cùng chuns trực
tiếp, được thực hiện với qui mô tương đối lớn đều ít nhiều cần đến sự quản lý...,
một người chơi vĩ cầm thì có thể và đươns nhiên tự điều khiển mình nhưng một
dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng” [20],
ớ nước ta, khái niệm “quản lý”được một số tác 2Íả đề cập đến. Cách tiếp
cận thứ nhất cho rằng, bản chất của quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có
hướng đích. Trong giáo trình Chính sách Kinh tế - Xã hội viết: “ Quản lý là quá
trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý nhằm sử dụnơ có
hiệu quả nhất các tiềm năng của hệ thốns để đạt được mục tiêu đề ra trong điều
kiên biến đổi của môi trường”[16]; Theo tác giả Mạc Văn Trang: “Quản lý là
một quá trình tác động có định hướns. có tổ chức, có lựa chọn trong số các tác
động có thể có, dựa trên các thồng tin về tình trạng của đối tượng và môi trườns

nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượn£ được ổn định và làm cho nó phát triển
tới mục tiêu đã định” [23]
Một cách tiếp cận khác nhấn mạnh các bước cụ thế của quá trình quản lý
như lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra hoạt độns của các thành viên của
hệ thốnơ và việc sử dụng các nguồn lực hợp lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Tác giả Phan Văn Kha viết Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và
việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được mục tiêu đã định” [17]
Theo tài liệu của Học viện Hành chính Quốc gia (1993) : Hoạt động quản lý
là một dạng lao động đặc biệt của người lãnh đạo. Đó là loại lao động trí óc tập
thể. Bằng hình thức lao động đặc biệt này người lãnh đạo có thể liên kết bộ máy
quản lý thành một chính thể thống nhất, điều hoà, phối hợp các khâu, các cấp
quản ìý hoạt độnơ nhịp nhàns. đem lại hiệu quả cao.
Tóm lại , có thể nói : Quản lý là đề ra mục tiêu, lập kế hoạch, tổ chức kiểm
tra thực hiện và điều chỉnh phù hợp, đám bảo lựa chọn được những phươnơ án
hoạt động tối ưu của hệ thống nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
1.1.1.2. Quản lý Nhà nước.
4


Có thể định nghĩa Quản lý Nhà nước là sự rác động liên tục, có tổ chức, có
định hướng và bằng pháp quyền của bộ máy Nhà nước đối với các quá trinh xã
hội, các hành vi, hoạt động của cõns dân và mọi tổ chức tronơ xã hội nhằm duy
trì và củns cố trật tự xã hội, củne cố và phát triển quvền lực Nhà nước {161
1.1.1.3. Các cônơ cụ quán lý Nhà nước.
Để quản lý KT - XH, tức là tác động có tổ chức, có định hướng bằng pháp
quyền tới các linh vực KT - XH, Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý phải
sử dụng các công cụ quản lý khác nhau, trong đó có chính sách. Các công cụ
quản lý có vai trò là các vật dẫn truyền các tác độne quản lý từ chủ thể quản lý
đến đối tượng quản lý và khách thể quản lý.

Hệ thống côns cụ quản lý Nhà nước bao gồm nhữns công cụ chủ yếu sau:
(1). Kế hoạch - tập hợp các mục tiêu, các phương thức để đạt được mục tiêu.
Kế hoạch có vai trò vồ cùng quan trọng trong quản lý Nhà nước. Nó cho
ta khả nãng chủ động hành động, điều chỉnh diễn biến của các sự kiện phù hợp
với các qui luật KT - XH một cách cao nhất.
(2). Pháp luật
(3). Các chính sách KT - XH (các chính sách công)
(4). Bộ máy Nhà nước và cán bộ côns chức Nhà nước.
(5). Tài sản của Nhà nước;
(6). Văn hoá dân tộc
Như vậy, ta thấy rằn£ để thực hiện quản lý KT - XH, các chủ thể quản lv
nhất thiết phải sử dụng các công cụ quản lý, trước hết là eác công cụ chủ yếu
nêu trên, trons đó có các chính sách KT - XH. Tụy nhiên, trong khuôn khổ đề
tài này, chúns tôi sẽ chỉ nói đến vai trò của c s như một công cụ quan trọns,
chủ đạo của quản iý GD nói chuns, đặc biệt là quản lý đào tạo THCN nói riêng.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, sự phát triển qui mô đào tạo THCN trên thực tế
không chỉ chịu tác động của các c s đối với bậc học này, mà còn chịu ảnh
hưởns từ các c s đối với các bậc học khác, các c s không phải là c s giáo dục và
các yếu tố khác nữa. Nghĩa là, tác độn2 của các c s giáo dục đối vớiqui mô đào
tạo THCN chỉ manơ tính chất tương đối.
L L 2 . Chính sách, chính sách kinh té - xã hội, chính sách GD&ĐT.
1.1.2.1. Chính sách
Thuật nsữ "chính sách" đã và đans được sử dụng rộng rãi trên các phươns
tiện thông tin đại chúng và trong đời sống xã hội. Mọi chủ thể quản lý KT - XH
ở các cấp độ khác nhau có thể đề ra các c s của mình.
Để có quan niệm rõ hơn về cs, chúng ta có thể xem xét mộtsố kháiniệm
về c s của các tác £Ìả trên thế giới và trong nước.

5



(1).Theo Guba (1984):
- Chính sách là các quyết định hiện hành của cơ quan quản tý, làm căn cứ
điểu hành, kiểm tra, phục vụ và tác độns đến mọi lĩnh vực trong phạm vi quyền
lực của cơ quan quản lý.
(2).
Theo Từ điển Tiếns Nsa (1985):
- Chính sách là hệ thốns các biện pháp của Chính phủ, là hoạt động định
hướng vào lĩnh vực nào đó.
(3). Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB KHXH, Hà Nội, 1988):
- Chính sách là sách lược và kế hoạch nhằm đạt một mục đích nhất định
dựa vào đường lối chính trị chung và vào tinh hình thực tế.
Từ các định nghĩa dẫn ra trên đây, có thể thấy, trên thực tế các khái niệm về
c s được biểu đạt rất đa dạns; giữa các khái niệm còn những điểm khác nhau.
Hiện chưa có khái niệm thốns nhất về cs. Tuy nhiên, từ các khái niệm c s đã
nêu đều toát lên một điều: c s là các biện pháp mà các nhà quản lý sử dụng để
tác động đến các đối tượns nhằm đạt được một mục đích nhất định.
Trong các khái niệm c s nêu trên, c h ú n s tỏi tâm đắc hơn với khái niệm thứ
ba : Chính sách là sách lược và kế hoạch nhằm đạt...được xây dựng trên cơ sở
đường lối chung và tình hình thực tế. Theo chúng tôi, PGS.TS. Nauyễn Viết Sự
đã có lý khi cho rằng, để tìm hiểu về chính sách cần gắn nó trong mối quan hệ
hữu cơ giữa “ Đường lối - Chiến lược - Chính sách - Giải pháp Và dưới đây,
trong mối quan hệ đó, chúns ta sẽ xem xét từng khái niệm trên.
Đường lối là hệ thống quan điểm, phương châm và cách tiếp cận.
Chiến lươc là lộ trình thực hiện đườnơ lối với các mục tiêu dài hạn.
Chính sách ỉà các quyết định, quì định, quỉ chế, tiêu chuẩn được cụ thể hoá
từ dường lối, chiến lược và dược ban hành nhằm khuyến khích, động viên các
lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động và đầu tư nhân tài, vật lực quốc
gia ttrong một giai đoạn nhất định đ ể dạt được mục tiêu cụ thể của chỉến lược.
Giải pháp là những cách thức, phương pháp, các điều kiện thực hiện các

chính sách, chiến lược đã xác định.
Giải pháp có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển cấc quyết định của
chính phủ vào thực tế. Nếu không có giải pháp thì c s không thể được thực hiện
mà chỉ là c s trên trang giấy mà thôi.
Tóm lại, hiểu c s theo quan niệm phổ biến nêu trên sẽ giúp chúng ta có khái
niệm rõ ràng về c s nói chuns, cũns như về c s giáo dục và đào tạo nói riêng.
VI c s ơiáo dục là một loại c s tron2 hệ thốnơ các c s kinh tế - xã hội, do đó
để làm rõ khái niệm c s giáo dục, chúng ta cần đề cập đến c s kinh tế - xã hội.
1.1.2.2. Chính sách kinh tế - xã hội.
6


KT - XH là hai lĩnh vực đan xen, bao trùm của một quốc gia. Thông thường,
người ta có thể hiểu chính sách KT - XH theo nghĩa rất rộng. Đó là “tổng thể
các quan điểm phát triển, các mục tiêu tổng quát và những phương thức cơ bản
để thực hiện các mục tiêu đó”{16}. Với cách hiểu này, chính sách KT - XH là
đường lối phát triển KT - XH của đất nước.
Cách tiếp cận c s như đã trình bày ở mục trước giúp chúng ta dễ dàng đi đến
khái niệm về các loại c s khác nhau. Theo cách tiếp cận này thì chính sách KT
- XH là các quyết định, các qui chế, tiêu chuẩn được cụ thể hoá từ đường ỉối
chiến lược phát triển KT - XH của đất nước, được ban hành trong một giai đoạn
lịch sử nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược.
Chính sách KT - XH cực kỳ quan trọng bởi nó có vai trò quyết định đối với
sự phát triển tổng thể của một quốc gia.
Có nhiều loại chính sách KT - XH. Người ta phân loại chúng dựa trên những
tiêu chí khác nhau.
Căn cứ vào ĩĩnh vực tác động, có thể chia chúng thành 5 nhóm như sau:
(1). Các chính sách kinh tế.
Đó là những c s điều tiết các mối quan hệ KT nhằm tạo ra động lực phát
triển KT, như c s tài chính, c s tín dụng,...

Đương nhiên, các c s kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu đối với sự phát
triển đất nước, việc thực thi chúng tạo ra cơ sở vật chất (các nguồn lực) để thực
hiện các c s cồng khác.
(2). Các chính sách xã hội.
Đó là những c s điều tiết các mối quan hệ xã hội, làm cho xã hội phát triển
theo xu hướng công bằng và văn minh. Có những c s xã hội cơ bản như : c s lao
động và việc làm; c s dân số và kế hoạch hoá gia đình,...
(3). Các chính sách văn hoá: là những c s nhằm phát triển nền văn hoá với
vai trò là nền tảng tinh thần và động lực phát triển của xã hội. Các c s văn hoá
chủ yếu l à :
- Chính sách giáo dục và đào tạo
- Chính sách phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ
- Chính sách văn hoá thồng tin
- Chính sách bảo tồn di sản và phát huy truyền thống dân tộc
(4). Chính sách đối ngoại.
(5). Chính sách an ninh quốc phòng.
Sự phân loại các c s như trên cũng chỉ là tương đối, bởi vì lĩnh vực tác động
của một c s nào đó chứa đựng trong nó nhiều ý nghĩa khác nhau. Ví dụ, c s giáo
dục và đào tạo chẳng những có ý nghĩa văn hoá mà còn có ý nghĩa KT - XH.

7


1.1.2.3. Chính sách giáo dục và đào tạo
Chính sách GD&ĐT là một trong những loại c s văn hoá- xã hội rất quan
trọng. Trước khi nói về chính sách GD&ĐT, chúng ta cần đề cập đến khái niệm
giáo dục và đào tạo.
Giáo duc (nghĩa rộng) là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được
tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các
quan hệ giữa người GD và người được GD, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh

những kinh nghiệm xã hội của loài người.(Khi ta nói GD nói chung, nghĩa là ta
nói đến GD theo nghĩa rộng).
+ Giáo dục theo nghĩa hẹp - là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động
cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách và hành vi đúng đắn của nhân cách
trong xã hội về các lĩnh vực tư tưởng, chính trị, đạo đức, lao động, học tập,
thẩm mỹ,...
Dào tao, có thể nói, là một bộ phận của GD. Đó là hoạt động GD trong đó
quá trình dạy học (thường gắn với Nhà trường) có chức năng trội là hình thành
ở người học kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề ở một trình độ nhất định để họ có
thể làm việc trong một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó.
Đào tạo THCN là cung cấp kiến thức, hình thành ở người học kỹ năng
chuyên môn, nghiệp vụ ở trình độ trung cấp.
Từ những điều trình bày trên đây có thể định nghĩa chính sách giáo dục như
sau: Chính sách giáo dục (theo nghĩa rộng) là các quyết định, các qui chế,
tiêu chuẩn được cụ thể hoấ từ đường ỉối, chiến lược phát triển giáo dục của
quốc gia nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể của giáo dục.
1.1.3. Giáo dục THCNy qui mô đào tạo, qui mô đào tạo THCNy sự phát triển
qui mô ĐT THCN
1.1.3.1. Giáo dục THCN.
Theo Điều 29, Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam, 1998:
Giáo dục THCN là một bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân " có
mục tiêu đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ có kiến thức và
kỹ năng nghê nghiệp ở trình độ trung cấp
Theo Luật Giáo dục sửa đổi, ban hành 6/2005: cụm từ "trung học chuyên
nghiệp” được thay là "trung cấp chuyên nghiệp"; mục tiêu của Trung cấp
Chuyên nghiệp là Mđào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng cơ bản thực
hiện các nhiệm vụ của một nghề, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo".
1.1.3.2. Qui mô đào tạo THCN
Theo 'Từ điển Tiếng Việt": "Qui mồ là độ rộng lớn về mặt tổ chức". Ví dụ,
qui mô của một xí nghiệp.

8


Nhìn chung, trên thực tế, thuật ngữ “qui mô” được sử dụng khi người ta nói
đến độ lớn của một tổ chức, hoặc của một hoạt động, hay của một quá trình nào
đó. Như vây, qui mô là thuật ngữ nói đến mặt lượng (chứ không phải mặt chất)
của tổ chức, hoạt động hoặc quá trình diễn ra trong thực tế.
Trong lĩnh vực GD&ĐT, cụm từ “qui mồ đào tạo” (QMĐT) được sử dụng rất
phổ biến. Khi nói đến QMĐT nghĩa là chúng ta muốn bàn đến các chỉ sô cơ
bản về mặt lượng của hoạt động đào tạo như :
(1) Số lượng HS, s v được đào tạo
(2) Số lượng các cơ sở đào tạo
(3) Số lượng ngành nghề đào tạo
(4) Phạm vi lãnh thổ mà các cơ sở đào tạo bao quát được
Tuy nhiên, trên thực tế, khi đề cập đến QMĐT, thông thường người ta đề
cập trước hết và chủ yếu đến chỉ số thứ nhất, và có thể sau đó là chỉ số thứ hai
rồi thứ ba. Nghĩa là, số lượng HS, sv được đào tạo - kết quả sống động của
hoạt động đào tạo (thể hiện mục tiêu đào tạo) được coi là chỉ số quan trọng nhất
trong nội hàm của QMĐT.
Tóm lại, qui mô đào tạo THCN thể hiện trước hết và chủ yếu ở số học sinh
THCN và số trường THCN.
1.1.3.3. Sự phát triển qui mô đào tạo THCN
a) Sự phát triển
Theo phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển thì
phát triển là “ Sự vận động đi lên, hình thành những sự vật mới tiến bộ hơn”.
Tỉong Từ điển Bách khoa cũng như Từ điển Tiếng Nga, các tác giả định
nghĩa “ Sự phát triển là quá trình chuyển từ trạng thái này sang một trạng thái
khác hoàn thiện hơn, chất lượng mới hơn và cao hơn”.
Như vậy, phát triển không phải chỉ đơn thuần là sự thay đổi về số lượng mà
nó bao hàm cả những thay đổi về chất trong sự vật, hiện tượng, quá trình, và

điều cần được nhấn mạnh là chất lượng này phải là chất lượng mới, cao hơn.
Phép biện chứng cũng chỉ ra rằng, con đường phát triển không phải là
đường thẳng đi lên một cách giản đơn mà là một con đường quanh co, phức tạp,
thậm chí ở những thời điểm nhất định có những đoạn đi xuống, nhưng cuối
cùng vẫn đạt được đỉnh cao hơn.
b) Sự phất triển quỉ mô đào tạo THCN
Trong quá trình đổi mới KT - XH, đặc biệt khi đất nước bước vào thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH, yêu cầu vẻ nhân lực nói chung, đăc biệt là nhân lực kỹ
thuật nghiệp vụ ở trình độ trung cấp có những biến động lớn, một số ngành
nghề mất đi và những ngành nghề mới xuất hiện, nhu cầu nhân lực trình độ

9


thấp, giản đơn sẽ giảm đi, nhu cầu LĐ trình độ cao tăng lên. Tình hình trên đòi
hỏi việc ĐT nhân lực, trong đó có đào tạo THCN nói riêng phải bám sát và đáp
ứng kịp thời nhu cầu thực tế về qui mô, chất lượng LĐ của các ngành KT - XH.
Như trên đã trình bày, QMĐT là mặt lượng của quá trình ĐT. Đương nhiên,
QMĐT liên quan chặt chẽ đến mạt chất của quá trình ĐT, bởi chúng là hai mặt
không thể tách rời của quá trình này. Nếu không chú ý đồng thời đếri cả hai
mặt này thì ĐT sẽ không phù hợp với nhu cầu thực tỉễn phát triển KT - XH và
không đem lại hiệu quả cao. Trên thực tế, QMĐT và chất lượng ĐT là hai yêu
cầu tất yếu mà xẫ hội đặt ra đối với ĐT. Điều cần lưu ý ở đây là, sau một thời
gian đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, trong điều kiện nền KT thị trường
nhiều thành phần, xuất hiện những yêu cầu mới từ những mối quan hệ KT mới,
yêu cầu chất lượng nhân lực không còn mang tính cào bằng, đặc trưng của nền
KT tập trung, bao cấp trước đây nữa. Vì vậy, quan niệm về chất lượng ĐT đang
ngày càng trở nên linh hoạt hơn. Thêm vào đó, sự thay đổi về số lượng ngành
nghề (một số nghề dần dần mất đi, một số nghề mới xuất hiện) dẫn đến sự dao
động mạnh về yêu cầu LĐ qua ĐT, trong đó có lao động THCN ở các ngành

nghề. Có nghĩa là, trong quá trình đổi mới nền KT theo cơ chế thị trường, yêu
cầu phát triển về số lượng LĐ của từng lĩnh vực ngành nghề trong những thời
điểm khác nhau có khả nặng rất khác nhau. Thực tế này dẫn đến quan niệm về
phát trỉển QMĐT cũng cần phải mang tính biện chứng hơn. Đó là phát triển
QMĐT không có nghĩa là lúc nào củng cần làm tăng sô' lượng người học.
Điều quan trọng là phải nắm bắt kịp thời được nhu cầu thị trường LĐ của từng
lĩnh vực ngành nghề, ở mỗi thời điểm nhất định, để trên cơ sở đó có kế hoạch
ĐT một số lượng LĐ phù hợp.
Tóm lại, trên cơ sở phép biện chứng duy vật về sự phát triển và đặc điểm,
yêu cầu thực tế về nhân lực kỹ thuật trong điều kiện KT thị trường ở nước ta,
chúng tôi cho rằng, cần hiểu phát triển QMĐT không phải chỉ đơn thuần là
tâng số lượng người được đào tạo hoặc tăng số cơ sở đào tạo, mà phải là điều
chỉnh ịlàm tăng hoặc làm giảm) sô' lượng này trên cơ sở đảm bảo chất lượng
sao cho phù hợp ở mức cao nhất với yêu cầu nhân lực của sự phát triển kinh
tế - xã hội. Như vậy, sự phát triển QMĐT THCN là sự thay đổi số lượng học
sinh THCN trên nền tảng chất lượng một cách phù hợp với nhu cầu nhân lực
của nền KT - XH nói chung, cũng như của từng lĩnh vực ngành nghể nói riêng.
1.2. Các yếu tố tác động đến qui mô đào tạo THCN
Trong phạm vi một quốc gia, các lĩnh vực KT - XH tồn tại và phát triển
trong mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Cũng như
vây, sự phát triển GD&ĐT nói chung, đào tạo THCN nói riêng chịu ảnh hưởng
10


của sự phát triển các ngành KT - XH, của khoa học - công nghệ, của bản thân
hệ thống thống GD&ĐT và của các c s của Nhà nước (trong đó đặc biệt là các
chính sách về GD).
Như vậy, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến QMĐT THCN là: sự phát triển
KT - XH, sự phát triển KHCN, mức độ phat triển hệ thống cơ sở GD&ĐT, tâm
lý xã hội và các c s của Nhà nước về GD. Qua đây, ta thấy rằng, tác động của

các c s giáo dục đối với sự phát triển QMĐT THCN đương nhiên rất quan
trọng nhưng cũng chỉ là một trong nhiều tác động của các yếu tố nêu trên. Dưới
đây, xin trình bày cụ thể hơn từng yếu tố tác động đến QMĐT THCN.
1.2.2. Yếu tố kinh tế - xã hội
Đào tạo THCN là nhằm đáp ứng yêu cầu về nhân lực có kỹ thuật, nghiệp vụ
trình độ trung cấp cho các ngành KT - XH. Những biến động về KT - XH, đặc
biệt trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước có ảnh hưởng trực tiếp đến
các mặt của hoạt động ĐT (qui mô, chất lượng, cơ cấu ngành nghề,...). Chúng
ta đểu biết rằng, vào những năm đầu đổi mới KT - XH (khoảng 1986 - 1992),
sự suy giảm các chỉ số phát triển kinh tế GDP đã dẫn đến tình trạng suy giảm
về qui mô và chất lượng GD, trong đó có đào tạo THCN. Và ngược lại, sự phục
hồi và tăng trưởng KT từ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước (1993) đến
nay đã đem lại sự ổn định từng bước và phát triển mới vé qui mô và chất lượng
GD ở mọi cấp, bậc học. Đặc biệt, sự chuyển hướng của nền KT tập trung sang
cơ chế thị trường nhiều thành phần đã và đang tạo nên những thay đổi quan
trọng trong ĐT nhân lực. Người tốt nghiệp các cơ sở ĐT làm việc không chỉ tại
các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, mà còn ở nhiều thành phần KT khác
nhau; Sự chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ
tăng lên, nông - lâm nghiệp giảm đi; Sự mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập
cũng đặt ra yêu cầu cao hơn cả về số lượng và chất lượng đối với đội ngũ nhân
lực kỹ thuật nghiệp vụ;...
Sở đĩ KT - XH có tác động trực tiếp đến đào tạo, trong đó có đào tạo
THCN, vì đó là đầu ra của hệ thống đào tạo.
1.2.2. Yếu tố khoa học công nghệ.
Từ cuối thế kỷ XX sự phát triển mạnh như vũ bão của cuộc cách mạng
KHCN trên thế giới đã và đang góp phần nâng cao tiềm năng khoa học công
nghệ của Việt Nam ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt ở một số ngành mũi íthọn, hiện
đại như dầu khí, bưu chính viễn thông, điện tử, tin học,.. .Sự đẩy mạnh việc đưa
các tiến bộ KHCN vào sản xuất và đời sống đã làm HĐH các hoạt động KT XH, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làm
thay đổi cơ cấu KT, cơ cấu ngành nghề, nhu cầu nhân lực qua ĐT cũng như sự


11


phân công LĐ. Để người LĐ có thể làm chủ và sử dụng thành thạo công nghệ
mới, nâng cao nãng suất LĐ và hiệu quả kinh doanh, ĐT phải gắn liền với
chuyển giao công nghệ vào sản xuất.
Tinh hình trên đặt ra những yêu cầu mới đối với việc ĐT đội ngũ nhân lực
có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cao. Giáo dục THCN một mặt phải bồi
dưỡng, cập nhật, nâng cao trình độ cho đội ngũ LĐ hiên tại, mặt khác phải đào
tạo mới thêm lực lượng kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ đủ năng lực chuyên
mồn để đảm đương các nhiệm vụ mới.
1 2 3 . Mức độ phát triển hệ thống cơ sở đào tạo.
Mức độ phát triển cao của hệ thống và sự phân bố hợp lý các cơ sở ĐT theo
vùng miền là điều kiện rất quan trọng trong việc thu hút người học, thúc đẩy
qui mô ĐT.
Khi nói đến việc ĐT nói chung và nhất là ĐT bặc trung cấp nói riêng, yếu tố
tiên quyết là phải có trường với đội ngu GV và cơ sở vật chất phù hợp. Ở nước
ta, với gần 80% dân số là nông dân, điều kiện KT còn nghèo, việc đi đến các
thành phố để học nghề là điều hoàn toàn không đơn giản. Nếu. tất cả các tỉnh,
và tốt hơn nữa là tất cả các huyện đều có trường DN và THCN thì đây là một
yếu tố rất quan trọng để thu hút người học.
Với chủ trương XHH GD, đa dạng hoá các loai hình ĐT, đến năm học 2004
- 2005, chúng ta đã có một mạng lưới 285 trường THCN. Tuy nhiên, mạng lưới
này chưa trải rộng khăp đất nước, phân bố chưa hợp lí và còn quá mỏng ở một
số vùng lãnh thổ. Khoảng 1/4 số tỉnh trong phạm vi cả nước có rất ít (từ 1 đến
2) trường THCN. Còn vài tỉnh chưa có trường THCN TƯ và khá nhiều tỉnh
chưa có trường THCN điạ phương. Đặc biệt, vẫn còn một số ít tỉnh vùng cao,
vùng sâu, vùng xa còn "trắng" trường THCN là Bắc Cạn, Lai Châu, Ninh
Thuận, Hậu Giang. Tình trạng cơ sở trường lớp như vậy chưa tạo điều kiện học

tập cho đông đảo thanh niên HS, nhất là ở các vùng khó khăn, dẫn đến chưa
đáp ứng tốt nhu cầu nhân lực kỹ thuật nghiệp vụ của đất nước nói chung và đặc
biệt của những địa phương này.
1.2.4. Yếu tố tẩm lý xã hội
Mặc dù nước ta còn nghèo, mặt bằng dân trí chưa cao, khoa học công nghệ
chưa thật phát triển, nhưng tư tưởng quá coi trọng bằng cấp, coi việc học lên
cao là con đường duy nhất để tiến thân đang rất thịnh hành. Trong xã hội hiện
nay, để có thể có đời sống vật chất và tinh thần tốt hơn, để trở thành người có
ích hơn, đương nhiên phải học. Phải học suốt đời. Tuy nhiên, điểu quan trọng
trước hết là học cái gì ? Phải chăng thanh niên cứ phải học lên ĐH mới có
tương lai? Xu hướng chỉ thích học lên cao, coi vào ĐH là con đường tiến thân
12


duy nhất trong phần lớn thanh niên mà không cân nhắc đến học lực của bản
thân gây nên tổn thất nặng nề về nhiều mặt đối với HS và xã hội. Với HS và gia
đình họ, đó là sự lãng phí thời gian và tiền bạc. Với xã hội, đó là sự hạn chế về
số lượng HS vào các trường THCN và DN, làm giảm khả năng tạo nguồn nhân
lực có kỹ nãng chuyên môn nghiệp vụ cho sự phát triển KT - XH.
1.2.5. Chính sách của Nhà nước về giáo dục
a. Vai trò của chính sách Nhà nước
Chính sách Nhà nước là một trong những công cụ chủ yếu của quản lý KT XH. c s Nhà nước có vai trò cực kỳ quan trọng bởi nó chứa đựng các tư tưởng,
quan điểm phát triển đất nước nói chung cũng như các lĩnh vực KT - XH nói
riêng, c s Nhà nước được các chủ thể quản lý sử dụng để tác động đến các đối
tượng quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định của hệ thống theo định
hướng mục tiêu tổng thể. Chính nhờ sự quản lý bằng các c s Nhà nước, các linh
vực KT - XH không phát triển một cách biệt lập, mà trong mối liên hệ, tác
động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, thậm chí một số lĩnh vực này Iaị là điều kiện tồn
tại của các lĩnh vực khác.
GD&ĐT lấ một lĩnh vực vô cùng quan trọng với vai trò tạo nguồn và bổ

sung lực lượng LĐ có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho sự nghiệp phát triển
đất nước. Tuy nhiên, vì là một lĩnh vực văn hoá - xã hội, GD&ĐT không thể tự
nó phát triển mà cần phải được Nhà nước quan tâm đầu tư các nguồn lực và chỉ
đạo bằng các c s cụ thể cho lĩnh vực này.
Trong quá trình đổi mới, nhu cầu nhân lực của nền KT - XH luôn biến động,
các chính sách GD&ĐT đúng đắn được xây dựng một cách khoa học, sát hợp
với thực tế là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc chỉ đạo, định hướng cho
GD&ĐT nói chung, trong đó có đào tạo THCN phát triển, đáp ứng cao nhất
nhu cầu nhân lực của nền KT thị trường.
b. Một số loại chính sách giáo dục
Như trên đã trình bày, c s giáo dục là các quyết định, các qui chế, tiêu
chuẩn được cụ thể hoá từ đường lối, chiến lược phát triển GD của quốc gia
nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể của GD.
Có thể phân loại các c s giáo dục theo những dấu hiệu khác nhau, ví dụ : theo
nội dung của cs, theo đối tượng hoặc lĩnh vực tác động của cs, theo phạm vi
ảnh hưởng hoặc theo thời gian phát huy của c s , ...Tuy nhiên, sự phân ìbại c s
giáo dục (đặc biệt là theo đối tượng tác động), chỉ mang tính chất tương đối
Căn cứ vào đối tượng tác động, chúng tồi chia các c s giáo dục thành một số
loại như sa u :
( ỉ ). Các chính sách đối với Nhà trường.

13


(2).
(3).
(4).
(5).

Các chính sách đối với lãnh đạo trường

Các chính sách đối với người dạy .
Cắc chính sách giành cho người học.
Các chính sách đối với toàn xã hội.

1.3. Quan niệm về xu thế phát triển hợp lí và cân đối qui mô đào tạo
THCN ở nước ta hiện nay.
Giáo dục THCN nhằm cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật nghiệp vụ trình độ
trung cấp cho sự nghiệp phát triển KT - XH. Vì vậy, để đào tạo THCN đạt hiệu
quả cao, các cơ sở ĐT phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn phát triển KT- XH
theo sự quản lí chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng KT- XH (khoảng 1986- 1992),
GD&ĐT, đặc biệt là GD THCN- DN gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến sự trì trệ
lớn. Từ 1993- 1994, GD nước ta mới bắt đầu có những khởi sắc. Nhưng, cho
đến cuối thập niên 90 vừa qua, ĐT nhân lực THCN vẫn còn rất hạn chế, bộc lộ
nhiều bất cập trước yêu cầu phát triển KT - XH theo cơ chế thị trường định
hướng XHCN. Trong “Chiến lược Phát triển Giáo dục Trung học Chuyên
nghiệp - Dạy nghề 2001 - 2010" (1998), các nhà nghiên cứu đã khẳng đinh sự
tồn tại mâu thuẫn cơ bản giữa một bên là GD THCN- DN với qui mô nhỏ bé,
nguồn lực hạn chế, chất lượng hiệu quả thấp với một bên là yêu cầu vừa phát
triển nhanh về qui mô, vừa phải nâng cao chất lượng và hiệu quả để đáp ứng kịp
thời sự phát triển nhanh và đa dạng của các ngành KT - XH trong thời kì đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước.
Tại Điều 8 Luật Giáo dục (1998) đã nhấn mạnh quan điểm gắn GD&ĐT với
yêu cầu phát triển KT - XH và khoa học cồng nghệ: “Phát triển giáo dục phải
gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố
quốc phòng, an ninh, đảm bảo cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề,
cơ cấu vùng miền, mở rộng qui mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng, hiệu quả, kết
hợp giữa đào tạo và hiệu quả sử dụng”.
Rõ ràng, trong điều kiện hiện nay, hai yếu tố thực tế khách quan tác động
mạnh đến đào tạo THCN là: (1) - Sự xâm nhập manh mẽ của tiến bộ khoa học công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ xã hội và làm hiện đại hoá các

hoạt động này. Từ đó dẫn đến đòi hỏi cao hơn về trình độ, chất lượng và sự gia
tăng số lượng đội ngũ LĐ kỹ thuật nghiệp vụ để có thể đáp ứng các yêu cầu
mới, cao hơn của hoạt động KT - XH; (2) - Sự biến động nhanh về yêu cầu
nhân lực trong nền KT thị trường nhiều thành phần đòi hỏi ĐT phải nắm bắt kịp
thời nhu cầu LĐ của từng lĩnh vực KT - XH để có kế hoạch ĐT phù hợp cả về
14


×