Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Vận dụng lí thuyết hội thoại trong dạy học tiếng việt theo mô hình VNEN cho học sinh lớp 4, 5 ởtrường tiểu học số 1 vạn ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 143 trang )

Lôøi caûm ôn
Đề tài được hoàn thành ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân tôi còn
có sự nhiệt tình giúp đỡ của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô giáo
TS. Mai Thị Liên Giang đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi từ khi bắt đầu
nghiên cứu cho đến lúc hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trong khoa Sư
phạm Tiểu học – Mầm non, phòng Đào tạo Trường Đại học Quảng Bình đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Cuối cùng tôi dành tất cả những tình cảm tốt đẹp và sâu sắc nhất đến
gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên tôi hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Quảng Bình, tháng 4 năm 2016
Tác giả đề tài

Trần Thị Thúy


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả
ghi trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bô trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào.
Quảng Bình, tháng 4 năm 2016
Tác giả đề tài

Trần Thị Thúy


DANH MỤC KÍ TỰ VIẾT TẮT


SGK:

Sách giáo khoa

CT:

Cuộc thoại

TT:

Tham thoại

HS:

Học sinh

GV:

Giáo viên

GT:

Giao tiếp

TV:

Tiếng Việt


M ỤC L ỤC

1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................8
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................................9
3.1. Khách thể nghiên cứu............................................................................................9
3.2. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................9
4. Giả thuyết khoa học .....................................................................................................9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................9
6. Giới hạn nghiên cứu ....................................................................................................9
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................9
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết............................................................10
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ...........................................................10
7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học ...............................................................10
8. Đóng góp mới của đề tài............................................................................................10
9. Thời gian thực hiện và kế hoạch nghiên cứu.............................................................11
10. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................................11
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG LÍ THUYẾT HỘI
THOẠI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT THEO MÔ HÌNH VNEN CHO HỌC
SINH LỚP 4, 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ I VẠN NINH ........................................12
1.1. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................12
1.2. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu ...................................................................15
1.2.1. Khái quát về lí thuyết hội thoại ................................................................ 15
1.2.2. Khái quát về mô hình Vnen và vận dụng mô hình Vnen trong dạy học
Tiếng Việt ở Tiểu học ....................................................................................................31
1.3. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu ......................................................................43
1.3.1. Giới thiệu khái quát vềtrường Tiểu học số 1 Vạn Ninh ...........................43


1.3.2. Thực trạng vận dụng lí thuyết hội thoại trong dạy học Tiếng Việttheo mô
hình VNEN cho học sinh lớp 4, 5 ởtrường Tiểu học số 1 Vạn Ninh ............................47

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP VẬN DỤNG LÍ THUYẾT HỘI THOẠI TRONG DẠY
HỌC TIẾNG VIỆT THEO MÔ HÌNH VNEN CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 ................59
2.1. Vận dụng nhân vật hội thoại đểtích cực hóa hoạt động của học sinh trong dạy
học tập đọc, kể chuyện, tập làm văn ..........................................................................59
2.2. Vận dụng tình huống hội thoại để tăng cường học tập cá thể, phối hợp học tập
nhóm trong dạy tập đọc, tập làm văn, kể chuyện.......................................................66
2.3. Vận dụng nội dung hội thoại để tăng cường các hoạt động học tập cua học sinh
qua môn tập đọc, tập làm văn, kể chuyện ..................................................................73
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..................................................................93
3.1. Một số vấn đề chung ...........................................................................................93
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ..............................................................................93
3.1.2. Nội dung thực nghiệm ..............................................................................93
3.1.3. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................93
3.1.4. Cơ sở và đối tượng thực nghiệm ..............................................................93
3.1.5. Thời gian và quy trình thực nghiệm .........................................................94
3.2. Tiến trình triển khai thực nghiệm........................................................................94
3.2.1. Giáo án thực nghiệm ................................................................................95
3.2.2. Giáo án đối chứng ..................................................................................109
3.3. Kết quả thực nghiệm .........................................................................................115
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................120
1. Kết luận....................................................................................................................120
2. Kiến nghị .................................................................................................................121
2.1. Đối với các cấp quản lí......................................................................................121
2.2. Đối với nhà trường ............................................................................................121
2.3. Đối với giáo viên dạy môn Tiếng Việt..............................................................121


2.4. Đối với phụ huynh.............................................................................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................123
PHỤ LỤC ....................................................................................................................125



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp là hoạt động bình thường của con người. Trong
giao tiếp, hội thoại chiếm tỉ lệ thời gian rất lớn. Theo thống kê, hội thoại chiếm 70 - 80%
thời gian con người sử dụng ngôn ngữ trong một ngày. Nhiều việc đạt kết quả hay thất
bại phụ thuộc vào kinh nghiệm tham gia hội thoại của từng người. Ngôn ngữ chính là
ngữ liệu được sử dụng chủ yếu trong hội thoại. Giáo sư Đỗ Hữu Châu đã khẳng định:
“Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là
hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác…”[5-201]. Vấn đề hội thoại từ
trước đến nay được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, vì nó liên quan mật thiết với việc
dạy và học tiếng Việt. Và đó cũng là một vấn đề thiết yếu trong công cuộc tiếp xúc,
giao lưu văn hóa – xã hội giữa nhiều nước trên thế giới. Càng ngày, tiếng Việt càng có
một vị trí xứng đáng trong việc chuyển tải những tri thức, sự hiểu biết, kinh nghiệm
cũng như đáp ứng nhu cầu giao tiếp nói chung giữa các dân tộc khác nhau trên đất
nước Việt Nam và cả giữa những người sống ở những miền đất xa Việt Nam muốn tìm
hiểu về Việt Nam.
Trong giao tiếp, hội thoại chiếm một vị trí quan trọng. Các nhân vật trò chuyện,
trao đổi với nhau tạo nên nhiều cuộc thoại khác nhau trong diễn biến của cốt truyện.
Các cuộc thoại góp phần bộc lộ tính cách nhân vật, bộc lộ mâu thuẫn, thúc đẩy sự phát
triển của tình tiết truyện, tính cách nhân vật.Theo đó, quan điểm giao tiếp hay quan
điểm phát triển lời nói là một trong những nguyên tắc, phương hướng xây dựng
chương trình môn Tiếng Việt ởTiểu học. Sự phát triển mạnh mẽ của Ngữ dụng học
trong những năm gần đây đã đặt giao tiếp và hội thoại vào một vị thế mới. Trong
chương trình môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học, hội thoại gắn với tình huống giao tiếp
đã trở thành một nội dung học tập từ chương trình cải cách 2000. Hiện nay, ở các
trường Tiểu học đang thực hiện dạy học theo mô hình Vnen nên việc tổ chức hội thoại
càng chiếm vị trí quan trọng, nó quyết định quá trình tiếp nhận tri thức và chiếm lĩnh
tri thức của trò. Việc chú ý đến dạy hội thoại trong nhà trường giúp học sinh học tốt và

giao tiếp ngày càng linh hoạt, sinh động hơn.
Mô hình Vnen đặt ra mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng
sử dụng tiếng Việt (đọc, nói, nghe, viết) để học tập giao tiếp trong môi trường hoạt
động của lứa tuổi; tạo điều kiện cho học sinh thể hiện sự mạnh dạn, tự tin và chủ động
tham gia các hoạt động giáo dục. Ở trường Tiểu học hiện nay, dạy học theo mô hình


Vnen là kiểu dạy học theo nhóm, tổ nhằm mục đích phát triển kĩ năng hội thoại cho
học sinh. Vậy làm thế nào để rèn cho học sinh kĩ năng hội thoại tốt là vấn đề mà cả
nhà trường, giáo viên và phụ huynh đều rất quan tâm, vì hội thoại tốt thì kết quả thảo
luận theo nhóm, tổ của các em thành công, việc học đạt hiệu quả cao. Theo đó các
cuộc hội thoại gần như là nhân tố chủ yếu để giáo viên đưa ra yêu cầu cho các nhóm
và nhóm trưởng “cô giáo nhỏ” điều hành nhóm mình thảo luận, hoạt động nhằm giải
quyết vấn đề mà giáo viên đặt ra.Xuất phát từ mục tiêu trên mà chương trình tiếng Việt
ở Tiểu học chú trọng đến dạy phát triển lời nói cho học sinh thông qua nội dung dạy
hội thoại. Các nội dung này quy định các kiến thức, kĩ năng cần rèn luyện và mức độ
cần đạt được trong phần chuẩn kiến thức và kỹ năng mà học sinh phải có.
Bên cạnh đó, thực tế ởTrường Tiểu học số 1 Vạn Ninh rất nhiều giáo viên hiểu
lí thuyết hội thoại nhưng chưa thật sự vận dụng hiệu quả vào quá trình tổ chức dạy học
và truyền đạt kỹ năng hội thoại cho học sinh. Nhiều học sinh còn rất lúng túng trong
quá trìnhgiao tiếp và chưa thật sự hòa mình hay theo kịp các bạn khác trong nhóm do
kỹ năng hội thoại của các em còn kém hoặc do nhóm trưởng vô tình vi phạm một số
quy tắc giao tiếp mà các em không biết.
Chính vì vậy, người giáo viên cần vận dụng lí thuyết hội thoại vào trong dạy
học cho học sinh để học sinh giao tiếp tốt hơn. Với mục tiêu giúp người giáo viên có
thể nắm vững được các kĩ năng hội thoại mà học sinh đang có và những chỗ thiếu hụt
cần bổ sung thêm hoặc những lỗi các em thường mắc phải trong quá trình hội thoại từ
đó có định hướng điều chỉnh việc dạy phù hợp hơn với học sinh của mình. Qua thực tế
tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm, chúng tôi chọn nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài: Vận
dụng lí thuyết hội thoại trong dạy học Tiếng Việt theo mô hình VNEN cho học sinh lớp

4, 5 ởtrường Tiểu học số 1 Vạn Ninh.
2. Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định thêm mối liên hệ chặt chẽ giữa lí thuyết hội thoại và dạy học
Tiếng Việt theo mô hình VNEN cho học sinh lớp 4, 5 ở Trường Tiểu học số 1 Vạn
Ninh.
- Làm rõ sự cần thiết phải vận dụng lí thuyết hội thoại vào việc dạy Tiếng Việt
cho học sinh lớp 4, 5 theo mô hình VNEN ở Trường Tiểu học số 1 Vạn Ninh.
- Phân tích hiệu quả của việc vận dụng lí thuyết hội thoại trong dạy học Tiếng
Việt cho học sinh lớp 4, 5 theo mô hình VNEN ở Trường Tiểu học số 1 Vạn Ninh.


- Đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học nhằm góp phần nâng cao kỹ năng
vận dụng lí thuyết hội thoại trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN cho
học sinh lớp 4, 5 ở Trường Tiểu học số 1 Vạn Ninh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Lí thuyết hội thoại, mô hình day học Vnen nói chung.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình vận dụng lí thuyết hội thoại trong dạy học Tiếng Việt theo mô hình
VNEN cho học sinh Tiểu học.
4. Giả thuyết khoa học
Đề tài thực hiện thành công sẽ giúp học sinh nắm được các kĩ năng hội thoại cơ
bảnphù hợp với hoàn cảnh giao tiếp sao cho thanh lịch - văn minh, đúng quy tắc, trình
tự hội thoại. Từ đó có ý thức rèn kĩ năng hội thoại phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp;
yêu thích các phân môn của bộ môn Tiếng Việt, yêu thích bộ môn Tiếng Việt và hình
thành tình yêu tiếng mẹ đẻ, tình yêu nét đẹp thanh lịch, văn minh trong giao tiếp ứng
xử của học sinh Tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lí thuyết hội thoại, mô hình dạy học Vnen, phương pháp dạy Tiếng
Việt cho học sinh lớp 4,5.

- Tìm hiểu thực trạng chương trình, sách giáo khoa, tài liệu dạy học, thực tế
việc dạy học rèn kĩ năng hội thoại trong từng phân môn của bộ môn Tiếng Việt lớp 4,5
ở Trường Tiểu học số 1 Vạn Ninh.
- Đề xuất các biện phápvận dụng lí thuyết hội thoại trong dạy học Tiếng Việt
theo mô hình VNEN cho học sinh lớp 4, 5 ở Trường Tiểu học số 1 Vạn Ninh.
- Thực nghiệm sư phạm.
6. Giới hạn nghiên cứu
- Học sing lớp 4, 5 Trường Tiểu học số 1 Vạn Ninh.
- Phân môn Tập đọc, Tập làm văn, Kể chuyện.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Để hoàn thành tốt đề tài trên tôi sử dụng một số phương pháp thuộc các nhóm
sau:


7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Trong nhóm này tôi chọn các phương pháp chính là:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp các lí thuyết nhằm giúp chúng tôi phân
tích lý thuyết hội thoại, tổng hợp các ý kiến liên quan đến lý thuyết. Bên cạnh đó, tôi
còn vận dụng thêm một số phương pháp như: Phương pháp đọc sách và nghiên cứu tài
liệu; Phương pháp mô hình hóa và phương pháp giả thuyết.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trong nhóm này tôi sử dụng các phương pháp chính là:
- Phương pháp quan sát sư phạm: Phương pháp quan sát sư phạm giúp chúng
tôi thu nhận thông tin về quá trình giáo dục trên cơ sở tri giác có mục đích các tác
động sư phạm, những tài liệu sống về thực tiễn dạy học để có thể khái quát, đưa ra
những biện pháp khắc phục thực trạng.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học: phương pháp hỗ trợ chúng tôi thu thập
các dữ liệu, thực nghiệm các nội dung bảo đảm cho sự thể hiện tích cực của các hiện
tượng cần nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Phương pháp này giúp chúng

tôi tiếp xúc với những sản phẩm vật chất do các hoạt động trước đây của giáo viên và
học sinh tạo ra đồng thời nhận thấy được sự liên quan của nó trong quá trình thực hiện
đề tài.
Ngoài ra, tôi còn vận dụng thêm các phương pháp như: Phương pháp điều tra,
phương pháp trò chuyện, phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Trong nhóm này tôi chỉ sử dụng phương pháp lập bảng số liệu và tính tỉ lệ phần
trăm.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Về mặt lí luận:
Góp phần khẳng định thêm vai trò của việc vận dụng lí thuyết hội thoại trong
dạy họcTiếng Việt theo mô hình VNEN cho học sinh Tiểu học.
- Về mặt thực tiễn:
Xây dựng một số biện pháp vận dụng lí thuyết hội thoạitrong dạy học Tiếng
Việt theo mô hình VNEN cho học sinh Tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả học tập.
Nội dung đề tài là tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh tiểu học.


Là tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu khác có liên quan.
9. Thời gian thực hiện và kế hoạch nghiên cứu
Thời gian: Từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016.
Kế hoạch:
- Nghiên cứu lí thuyết, thực trạng, nguyên nhân, xây dựng đề cương nghiên cứu:
từ tháng 9/2015 – 11/2015.
- Phân tích thực trạng, nghiên cứu đưa ra biện pháp tổ chức dạy học nhằm nâng
cao hiệu quả vận dụng lí thuyết hội thoại: từ tháng 11/2015 – 12/2015.
- Thực nghiệm sư phạm: từ tháng 12/2015 – 03/2016.
- Tổng kết kinh nghiệm: từ tháng 03/2016 – 04/2016.
- Hoàn chỉnh đề tài và chuẩn bị báo cáo đề tài: 23/05/2016.
10. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính của
đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc vận dụng lí thuyết hội thoại trong dạy học
Tiếng Việt theo mô hình VNEN cho học sinh Tiểu học.
Chương 2: Biện pháp vận dụng lí thuyết hội thoại trong dạy học Tiếng Việt
theo mô hình VNEN cho học sinh lớp 4, 5 ở Trường Tiểu học số 1 Vạn Ninh.
CHƯƠNG 3: Thực nghiệp sư phạm


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG LÍ THUYẾT
HỘI THOẠI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT THEO MÔ HÌNH VNEN CHO
HỌC SINH LỚP 4, 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ I VẠN NINH
Một đề tài muốn thành công trước hết phải nắm vững cơ sở lí luận và cơ sở
thực tiễn của vấn đề nghiên cứu trên cơ sở đó làm tiền đề cho quá trình nghiên cứu. Ở
chương này chúng tôi phân tích phần lịch sử vấn đề, cở sở lí luận và thực trạng của
vấn đề nghiên cứu.
1.1. Lịch sử vấn đề
Hội thoại là hoạt động cơ bản của ngôn ngữ, vì vậy lí thuyết hội thoại là một
nội dungkhông thể thiếu trong quá trình dạy học Tiếng Việt. Từ năm 1970, hội thoại
trở thành đối tượng chính thức của phân ngành Ngôn ngữ học, ngành phân tích hội
thoại. Cho đến nay thì ngôn ngữ học của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có
Việt Nam đều bàn đến hội thoại. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu thì: “Hội thoại là hoạt
động giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ biến trong sự hành chức của ngôn ngữ.” [5201]. Lí thuyết hội thoại là lĩnh vực nghiên cứu cuối cùng của ngôn ngữ học quan tâm
đến các diễn ngôn trong hoạt động, trong hoàn cảnh giao tiếp. Chính vì vậy, nghiên
cứu hội thoại phải vận dụng tổng hòa những tri thức về cấu trúc ngôn ngữ, những tri
thức ngữ dụng và cả những tri thức xã hội học, tâm lí học, văn hóa học. Mặt khác qua
nghiên cứu hội thoại, chúng ta mới có được hiểu biết đầy đủ, toàn diện tất cả những
thành tố tạo nên ngôn ngữ.Cũng nghiên cứu về lí thuyết hội thoại nhưng ở một góc
nhìn về mối liên quan giữa văn hóa và ngôn ngữ, tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã phân

tích những vấn đề của lí thuyết hội thoại bằng các dẫn chứng sinh động cụ thể. Trong
cuốn này, tác giả cũng không quên đề cập đến mối liên quan giữa văn hóa và ngôn ngữ.
Từ đó xác định lí thuyết hội thoại nên đi theo hướng nào để phát hiện và khai thác các
nhân tố văn hóa có thể có [11]. Song làm thế nào để vận dụng được lí thuyết hội thoại
vào dạy học các môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học để các em có thể giao tiếp tốt
hơn thìkhông phải là nhiệm vụ của cả hai nội dung cuốn sách này.
Từ một góc độ khác, khi bàn nghĩa tường minh (hiển ngôn) và nghĩa hàm ẩn
(hàm ngôn) trong giao tiếp, Nguyễn Đức Dân đã phân tích ý nghĩa tường minh và hàm
ý có tính năng động hội thoại cao hơn là tiền giả định, có nghĩa là ý nghĩa tường minh
và hàm ý (nằm trong ý định truyền báo của phát ngôn) là mộtgiai đoạn trong cuộc


thoại, từ giai đoạn này mà hội thoại tiến lên bước mới. Các ý kiến về hội thoại của ông
được trình bày khá đầy đủ [8]. Nhưng làm thế nào để vận dụng lí thuyết hội thoại vào
trong dạy học các môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học để các em có thể hiểu đúng ý
nghĩa của cuộc thoại vẫn chưa được bàn đến. Ngoài các công trình nghiên cứu trên còn
có một công trình khác cũng đã nghiên cứu về lý thuyết hội thoại như: Đỗ Hữu Châu
(2002), Giáo trình giản yếu về Ngữ dụng học, Nhà xuất bản Giáo dục; Đỗ Thị Kim
Liên (2005), Giáo trình Ngữ dụng học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội;
Nguyễn Trí, Phan Phương Dung, Dạy Hội thoại cho học sinh tiểu học, Tài liệu đào tạo
giáo viên tiểu học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học...
Các tài liệu trên đều nghiên cứu khá sâu về lí thuyết hội thoại. Trong Tài liệu
đào tạo giáo viên tiểu học của Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, các tác giả
Nguyễn Trí, Phan Phương Dung cũng đã có nói đến lý thuyết hội thoại và dạy hội
thoại cho học sinh tiểu học nhưng vấn đề mới chỉ được gợi mở chung chung. Các tác
giả vẫn chưa nghiên cứu cụ thể việc vận dụng lí thuyết hội thoại trong dạy học Tiếng
Việt theo mô hình Vnen cho học sinh Tiểu học.
Từ năm học 1984 - 1985 chương trình bộ môn Phương pháp dạy học Tiếng Việt
được chính thức triển khai khi chưa có giáo trình. Mười năm sau tức là vào năm 1995,
giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt mới được xuất bản của Lê A – Nguyễn

Quang Ninh – Bùi Minh Toán đồng biên soạn. Trong công trình này, tác giả đã đưa ra
những vấn đề chung của phương pháp dạy học Tiếng Việt như các nguyên tắc và
phương pháp dạy học Tiếng Việt; phương pháp dạy học tiếng việt qua từng phân môn.
Tuy nhiên đây chỉ là những giáo trình chung chưa đi sâu vào nghiên cứu cho từng bài
học ở các bậc học.Một số tác giả nghiên cứu và phân tích rõ quan điểm dạy học Tiếng
Việt như Nguyễn Trí, Lê Phương Nga, Nguyễn Minh Thuyết. Hai tác giả Nguyễn Trí,
Lê Phương Nga đã đưa ra chiến lược dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp.
Quan điểm này thể hiện trong các giáo trình dạy Tiếng Việt cho sinh viên ngành Giáo
dục Tiểu học. Tác giả Nguyễn Trí đã có đề xuất hướng dạy các phân môn có vận dụng
lí thuyết hội thoại. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu lí luận, giới
thiệu kinh nghiệm ban đầu, chưa có được những hướng dẫn cụ thể về việc rèn kĩ năng
hội thoại trong từng phân môn. Từ phương diện giải thích, trong công trình Hỏi - Đáp
về dạy Tiếng Việt 2, tác giả Nguyễn Minh Thuyết đã phân tích được nhiệm vụ chính
của từng phân môn Tiếng Việt, mối quan hệ giữa các phân môn khác trong Tiếng Việt.


Đồng thời tập trung giúp người đọc thấy được mức độ yêu cầu và các dạng bài tập ở
trường Tiểu học. Tuy nhiên chương trình Tiếng Việt hiện nay đã có một số thay đổi
với những dạng bài và mức độ yêu cầu cũng phát triển hơn nên những nhận định của
tác giả vẫn cần được đánh giá lại.Bên cạnh đó, hai công trình nghiên cứu của Vũ Thị
Hồng tại Trường Tiểu học Cát Linh về biện pháp về dạy nội dung hội thoại trong dạy Tiếng
Việt cho học sinh lớp 4, 5 cũng đã đi sâu vào phân tích các bài học có nội dung hội thoại
trong chương trình lớp 4, 5. Tuy nhiên hai công trình này chỉ đi sâu vào các bài học có nội
dung hội thoại còn các bài học không có nội dung hội thoại thì không nghiên cứu nên tính
vận dụng hội thoại trong dạy học chưa cao mà chỉ dừng lại ở biện pháp đóng vai. Cho đến
nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về vận dụng lí thuyết hội thoại trong dạy
học Tiếng Việt theo mô hình Vnen cho học sinh Tiểu học.
Mặt khác, mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) là mô hình kế thừa
những mặt tích cực của mô hình học truyền thống, kết hợp với đổi mới về mục tiêu
đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy - học. Được bắt đầu

triển khai thí điểm từ năm 2012 và đến nay mô hình này được triển khai ở tất cả các
trường Tiểu học trong nước sau thông tư 30/2014. Những nghiên cứu về dạy và học
theo mô hình này đã được thực hiện trước khi đưa vào triển khai đại trà. Ưu điểm nổi
bật của mô hình dạy học này là rèn luyện cho học sinh (HS) sự tự tin, tích cực, bản
lĩnh chủ động xử lý các tình huống trong cuộc sống. Sau một thời gian triển khai thử
nghiệm, tổng kết, rút kinh nghiệm, rất nhiều tác giả, với những công trình khoa học
của mình, đã công bố những kết luận, những bài học kinh nghiệm về bản chất cũng
như thực trạng của quan điểm dạy học mới này. Đặng Tự Ân trong Mô hình trường
học mới Việt Nam. Hỏi – Đáp [3] đã có những trình bày, kiến giải tường minh, khúc
chiết, giản dị các vấn đề xoay quanh mô hình dạy học VNEN, rất phù hợp với số đông
GV chưa có điều kiện tiếp cận với mô hình dạy học này. Bên cạnh đó, để bắt đầu cho
quá trình chuẩn bị và song song thực hiện dạy học mô hình này trên một số địa bàn,
Bộ Giáo dục & Đào tạo đã tập hợp lực lượng chuyên gia xây dựng một bộ tài liệu tập
huấn đủ các chủ đề, các môn học bậc Tiểu học. Bộ Tài liệu này bước đầu là những
cẩm nang cho GV trong viêc dạy học theo mô hình tại địa phương. Từ khi mô hình
này đưa vào hoạt động thì rất nhiều giáo viên đã đưa ra các sáng kiến kinh nghiệm về
việc triển khai dạy học theo mô hình Vnen như: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy
học theo mô hình trường học mới Việt Nam (Vnen), Trương Thị Bích, Viện Nghiên cứu


Sư phạm - Đại học Sư phạm Hà Nội;Mô hình trường học mới – Bước đột phá về cách
dạy và cách học, theo Báo Giáo dục và thời đại, 8/11/2013.
Tuy nhiên, tất cả những nghiên cứu trên chỉ mang tính nghiên cứu về ứng dụng
của mô hình Vnen và cách tổ chức lớp học theo mô hình này. Có thể thấy, cho đến nay
vấn đề này vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể. Tiếp thu gợi ý của
những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi chọn đề tài: “Vận dụng lí thuyết hội thoại
trong dạy học Tiếng Việt theo mô hình Vnen cho học sinh lớp 4, 5 ở Trường Tiểu học
số 1 Vạn Ninh”.
1.2. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái quát về lí thuyết hội thoại

1.2.1.1. Khái niệm hội thoại
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, căn bản, phổ biến của ngôn ngữ
và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Trong tác phẩm nổi
tiếng là “Thi pháp tiểu thuyết”, M.Bakhtin cũng đã nhấn mạnh vai trò của hội thoại
(ông gọi là “đối thoại”). Theo ông, đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của cuộc
sống con người…Sống tức là tham gia vào đối thoại: hỏi, nghe, trả lời, đồng ý. Con
người tham gia vào cuộc đối thoại ấy bằng toàn bộ con người mình và toàn bộ cuộc
đời mình, bằng mắt, tay, tâm hồn, tinh thần, hành vi, và trút hết con người mình vào
lời nói và tiếng nói, ra nhập dàn đối thoại của cuộc sống con người, ra nhập cuộc hội
thảo thế giới…Bản ngã không chết, cái chết chỉ là sự ra đi. Con người ra đi khi đã nói
lời của mình, nhưng bản thân lời nói ấy còn lại mãi mãi trong cuộc thoại không bao
giờ kết thúc… Theo các nhà ngôn ngữ học, cuộc hội thoại được phân biệt ở một số
mặt như sau:
Đặc điểm của thoại trường (không gian, thời gian) nơi diễn ra cuộc thoại.
Thoại trường hội có thể mang tính công cộng như: trong cuộc mít tinh, lớp học, câu lạc
bộ, hội thảo, cửa hiệu, ngoài chợ, trong tiệm ăn, quán giải khát..., hay riêng tư: trong
phòng khách giữa chủ và khách, trong phòng ngủ của vợ chồng… Thoại trường không
phải chỉ là không gian thời gian mà có thể gắn với khả năng có mặt của những người
thứ ba vào cuộc hội thoại đang diễn ra. Một cuộc hội thoại vốn được coi là riêng tư
giữa hai người, nhưng nếu bỗng xuất hiện thêm những người thứ ba, dù là khách quan,
dù không xen vào cuộc hội thoại thì điều đó ít hay nhiều vẫn ảnh hưởng đến nội dung
và hình thức của cuộc thoại.


Các cuộc thoại còn khác nhau ở số lượng người tham gia. Căn cứ vào số lượng
người tham gia có thể có song thoại (hai người tham gia hội thoại); tam thoại (ba
người tham gia hội thoại; đa thoại (nhiều người - trên ba người tham gia hội thoại, tam
thoại hay đa thoại). Nhưng dạng cơ bản của hội thoại là dạng song thoại, tức là dạng
diễn ra giữa hai nhân vật đối đáp (đối thoại).
Cương vị và tư cách của những người tham gia hội thoại cũng làm nên cái khác

biệt của các cuộc thoại. Đó là: tính chủ động hay bị động của các đối tác (còn gọi là
“đối ngôn”); sự có mặt hay vắng mặt của vai nghe trong hội thoại.
Cuộc thoại còn khác nhau ở tính có đích hay không có đích. Những cuộc hội
thoại trong thương thuyết, ngoại giao, hội thảo khoa học... thường có chủ đích, chủ đề
được xác định rõ ràng. Trong khi đó những cuộc chuyện trò tán gẫu thường là không
có đích, lan man.
Hội thoại còn mang tính có hình thức hay không có hình thức cố định. Những
cuộc hội nghị thương thảo thường có hình thức tổ chức khá chặt chẽ, trang trọng đến
mức thành nghi lễ. Những chuyện trò “đời thường, vặt vãnh” thường không cần một
hình thức tổ chức cố định và chặt chẽ nào cả.
Ví dụ: Đoạn truyện sau trong câu chuyện “ Chuỗi ngọc Lam” là một cuộc hội
thoại:
Chiều hôm ấy có một em gái nhỏ đứng áp trán vào tủ kính cửa hàng của Pi-e,
nhìn từng đồ vật như muốn kiếm thứ gì. Bỗng em ngẩng đầu lên:
- Cháu có thể xem chuối ngọc lam này không ạ?
Pi-e lấy chuỗi ngọc, đưa cho cô bé. Cô bé thốt lên:
- Đẹp quá! Xin chú gói lại cho cháu!
Pi-e ngạc nhiên:
- Ai sai cháu đi mua?
- Cháu mua tặng chị cháu nhân lễ Nô - en. Chị đã nuôi cháu từ khi mẹ cháu
mất.
- Cháu có bao nhiêu tiền?
Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu:
- Cháu đã đập con lợn đất đấy!
Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé. Rồi vừa lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền, anh vừa
hỏi:


- Cháu tên gì?
- Cháu là Gioan

Anh đưa Gioan chuỗi ngọc gói trong bao lụa đỏ:
- Đừng đánh rơi nhé!
Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Cô đâu biết chuỗi ngọc này Pi-e để dành
tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng rồi một tai nạn giao thông đã cướp mất người anh
yêu quý.
(Tiếng Việt 5, tập 1)
Cuộc hội thoại này có những đặc điểm chính:
Nhân vật tham gia hội thoại: Gioan (người mua hàng, mồ côi cha mẹ và sống
vowus chị gái) và Pi-e (người bán hàng và cũng là chủ cửa hàng).
Nội dung chính của cuộc thoại: cuộc trò chuyện và trao đổi giữa Gioan và Pi-e
về việc mua, bán chuỗi ngọc lam
Đích của cuộc hội thoại: Gioan muốn mua tặng chị mình một món quà nhân
ngày lễ Nô-en. Pi-e muốn bán hàng. Kết thúc cuộc thoại cả hai nhân vật đều đạt được
đích đặt ra.
Diễn biến cuộc thoại: Pi-e ban đầu rất ngạc nhiên và sau đó chuyển sang ưng
thuận bán cho bé Gioan chuỗi ngọc lam với giá là tất cả số xu em có được do đập con
lợn đất, còn Gioan thì tìm được món quà lưu niệm để tặng chị nên ra về trong niềm vui
sướng.
1.2.1.2. Phân biệt độc thoại và hội thoại
Độc thoại là lời của một người nói với một người hay nhiều người nghe mà
không cần đáp lại.
Ví dụ: Lời của anh chiến sĩ nói với các em học sinh trong bài “Trung thu độc
lập” ( Tiếng Việt 4, tập 1).
Độc thoại cũng có thể là lời một người tự nói với mình.
Ví dụ: Trước vẻ đẹp của thiên nhiên Hồ Chí Minh đã tự thốt lên với chính mình
trong bài: “Ngắm trăng (Vọng nguyệt)”. ( Tiếng Việt 4, tập 2)
Hội thoại là cuộc trò chuyện tối thiểu giữa hai người trong đó họ luân phiên đổi
vai, lúc là người nói, lúc là người nghe, lúc người này nói thì người kia nghe và ngược
lại.



Ví dụ: Đoạn thoại giữa anh Thành và anh Lê về chuyện anh Thành rủ anh Lê
cùng với mình đi ra nước ngoài để tìm đường cứu nước trong bài: “Người công dân số
1” (Tiếng Việt 5, tập 1).
1.2.1.3. Phân loại hội thoại
Có một số cách phân loại hội thoại tùy theo mục đích nghiên cứu, trong phạm
vi đề tài này, chúng tôi chọn cách phân loại sau:
* Phân loại theo số người tham gia:Căn cứ vào số người tham gia hội thoại ta
có:
- Song thoại: cuộc hội thoại của hai người.
VD: Cuộc hội thoại giữa Pi-e và Gioan hay giữa Pi-e và chị của Gioan trong bài
“Chuỗi ngọc lam”.
- Tam thoại: cuộc hội thoại có ba người tham gia.
VD: Cuộc thảo luận, trao đổi ý kiến của nhóm 3 người. hay là cuộc thảo luận
giữa Hùng, Quý và Nam trong bài “Cái gì là quý nhất?”
- Đa thoại: Cuộc hội thoại có nhiều người tham gia.
VD: Cuộc hội thoại giữa Đại đội trưởng và các em thiếu nhi trong bài “Ở lại với
chiến khu” (TV3, tập 2).
* Phân loại theo cương vị và vai trò của người tham gia hội thoại:Theo cương
vị và vai trò của người tham gia hội thoại, ta có:
- Cuộc hội thoại được điều khiển.
VD: Cuộc thảo luận nhóm luôn có sự điều khiển của nhóm trưởng. Hoặc trong
bài: “ Cuộc họp của các chữ viết” (Tiếng Việt 3, tập 1) là cuộc thoại được điều khiển.
- Cuộc thoại không được điều khiển.
VD: Cuộc trò chuyện giữa hai người bạn. Hoặc cuộc thoại giữa Nhà Trò Và Dế
Mèn trong bài: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” (Tiếng Việt 4, tập 1) là một cuộc thoại
không được điều khiển
* Phân loại theo hình thức của cuộc hội thoại:
Gồm: cuộc hội thoại chính thức hay không chính thức, trang trọng hay bình
thường, dân dã…

VD: Cuộc thoại trong cuộc họp luôn là cuộc thoại chính thức và trang trọng.
Còn cuộc thoại giữa những người bạn, nói chuyện phiếm trong gia đình là cuộc thoại
không chính thức, bình thường, dân dã…


1.2.1.4. Các vận động của hội thoại
Trong bất cứ cuộc hội thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu: trao lời, trao đáp
và tương tác. Đây được coi là những điều kiện cần và đủ để hình thành nên một cuộc
giao tiếp hoàn chỉnh và đúng thể thức.
Vận động đầu tiên xuất hiện trong một cuộc hội thoại là người nói đưa ra phát
ngôn của mình hướng về người nghe nhằm truyền đi một lượng tin nhất định và hướng
tới một (một số) mục đích nhất định, đây được gọi là “vận động trao lời” của người nói
(người phát - Sp1).
Sau khi tiếp nhận phát ngôn của người nói, người nghe (Sp2) đưa ra phát ngôn
để thể hiện quan điểm, ý kiến, tình cảm của mình (phát ngôn phản ứng) để đáp lại lời
trao từ Sp1, đây được gọi là “vận động trao đáp”.
Trong quá trình hội thoại, các đối ngôn sẽ có ảnh hưởng lẫn nhau, tác động đến
cách ứng xử của nhau. Đây được xem là vận động tương tác xảy ra trong hội thoại.
Trước khi hội thoại giữa các đối ngôn tồn tại một khoảng cách nhất định về sự hiểu
biết lẫn nhau, về tâm lí, tình cảm… Sau khi hội thoại, nếu những khoảng cách ấy được
thu hẹp lại, rút ngắn lại, khi ấy có thể nói đã có một cuộc hội thoại tích cực. Ngược lại,
khoảng cách ấy vẫn giữ nguyên hoặc mở rộng ra, khi ấy cuộc thoại có thể bị xem là
tiêu cực. Tương tác là một kiểu quan hệ xã hội giữa người với người. Có một hoạt
động xã hội thì có sự tương tác. Tương tác bằng lời là một kiểu tương tác, là hình thức
giao tiếp bằng ngôn ngữ.
1.2.1.5. Các quy tắc của hội thoại
Để một cuộc thoại có thể diễn tiến bình thường, các đối ngôn trong cuộc thoại
phải tuân thủ những quy tắc nhất định khi tham gia hội thoại. Việc phân loại các quy
tắc hội thoại cũng có nhiều quan điểm. Qua khảo sát tài liệu nghiên cứu chúng tôi thấy
nhóm tác giả Nguyễn Trí và Lê Phương Nga đã đề ra một số quy tắc cụ thể như: quy

tắc điều hành luân phiên lượt lời, quy tắc liên kết ngoài, quy tắc tôn trọng thể diện, quy
tắc thương lượng hội thoại. Theo Đỗ Hữu Châu thì chỉ có ba quy tắc hội thoại, quy tắc
thương lượng hội thoại được phân tích như một đặc điểm của hội thoại.Chúng tôi chọn
hướng phân loại theo Nguyễn Trí và Lê Phương Nga vì nó phù hợp với đối tượng
nghiên cứu là giáo viên và học sinh Tiểu học.
* Quy tắc luân phiên lượt lời


Khi tham gia hội thoại, các đối ngôn phải ý thức rõ ràng về các vai trò nói và
nghe của nhau. A đóng vai trò nói thì B sẽ đóng vai trò nghe, và sau khi nhận ra dấu
hiệu thể hiện hết vai của A, thì B sẽ tiếp nhận vai trò của A để tiến trình hội thoại
không bị gián đoạn. Các lượt lời nói có thể được một người điều chỉnh hoặc do các đối
ngôn tự thương lượng ngầm với nhau. Đó chính là quy tắc được gọi là quy tắc “điều
hành luân phiên lượt lời”.
Ví dụ: Trong bài tập đọc: “Người công dân số một” (Tiếng Việt 5, tập 2). Cuộc
trò chuyện giữa anh Thành và anh Lê hay giữa anh Thành và anh Mai là một cuộc trò
chuyện đã tuân thủ quy tắc luân phiên lượt lời.
Lê:

- Anh Thành! Mọi thứ tôi tu xếp xong rồi. Sáng mai anh có thể
đến nhận việc đấy.

Thành:

- Có lẽ thôi, anh ạ.

Lê:

- Sao lại thôi? Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đồng. Tôi
đã đòi cho anh thêm mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm

năm hào…(Nói nhỏ) Vì tôi nói với họ anh biết chữ Tàu, lại có thể
viết phắc-tuya bằng tiếng Tây.

Thành:

- Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ
sống…

Lê:

- Vậy anh vào Sài Gòn làm gì?

Thàn

- Anh Lê này! Anh học ở trường Sa-xơ-lu Lô-ba… thì… ờ… anh
là người nước nào?

Lê:

- Anh hỏi lạ thật. Anh là người nước nào thòi tôi là người nước ấy.

Thành:

- Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau.
Nhưng… anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

Lê:

- Sao lại không? Hôm qua đốc học nhắc lại nghị định của giám
quốc Phú Lãng Sa tháng 5 năm 1881 về việc người bản xứ muốn

vào làng Tây…

Thành:

- À… Vào làng Tây để có tên Tây, đi lại, ăn ở, làm việc, lương
bổng như Tây… Anh đã làm đơn chưa?

Lê:

- Không bao giờ! Không bao giờ tôi quên dòng máu chảy trong
cánh tay này là của họ Lê, anh hiểu không? Nhưng tôi chưa hiểu
vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn nữa.


Thành:

- Anh Lê ạ, vì đèn ta không sáng bằng đèn hoa kì. Đèn hoa kì lại
không sáng bằng đèn tọa đăng. Hôm qua, tôi đi xem chớp bóng
mới thấy ngọn đèn đện mới thật là sáng nhất. Sáng như ban ngày
mà lại không có mùi, không có khói.

Lê:

- Anh kể chuyện đó để làm gì?

Thành:

- Vì anh với tôi… là công dân nước Việt…

Lê:


- Phải chúng ta là công dân nước Việt. Nhưng chúng ta sẽ làm được
cái gì nào? Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã
bắn được năm, sáu mươi phát. Quan ta lạy súng thần công bốn
lạy rồi mới bắn, trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai
mươi viên. Những công dân yếu ớt như anh với tôi thì làm được gì?

Thành:

- Tôi muốn đi sang nước họ. Để giành lại non song, chỉ có hùng
tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lực… Tôi muốn sang nước
họ, xem cách làm ăn của họ, học cái trí khôn của họ để về cứu
dân mình…

Lê:

- Anh ơi! Phú Lãng Sa xa lắm đấy. Tàu biển chạy hàng tháng mới
tới nơi. Một suất vé hàng ngàn đồng. Lấy tiền đâu mà đi?

Thành:

- Tiền đây chứ đâu? (Xòe hai bàn tay ra) Tôi có anh bạn tên Mai,
quê Hải Phòng. Anh ấy làm bếp ở dưới tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin.
Tôi đang nhờ anh ấy xin cho một chân gì đó…

Lê:

- Vất vả lắm. Lại còn say sóng nữa…

(Có tiếng gõ cửa. Anh Mai vào)

Mai:

- (Với anh Lê) Chào ông. (Quay sang anh Thành) Anh Thành ạ.
Tôi đã xin được cho anh chân phụ bếp.

Thành:

- Cảm ơn anh. Bao giờ phải trình diện?

Mai:

- Càng sớm, càng tốt. Nhưng đêm nay anh hãy nghĩ kĩ đi đã. Vất
vả, khó nhọc lắm đấy. Sóng Biển Đỏ rất dữ dội, có thể chết được.
Mà chết thì người ta bỏ vào áo quan, bắn một loạt súng chào, rồi
“A-lê hấp!”, cho phăng xuống biển là rồi đời.

Thành:

- Tôi nghĩ kĩ rồi. Làm thân nô lệ mà muốn xóa bỏ thân nô lệ thì sẽ
thành công dân, còn yên phận nô lệ thù mãi mãi là đầy tớ cho
người ta… Đi ngay có được không, anh?


Mai:

- Cũng được.

(Thành cho sách vào túi quần áo, khoác lên vai.)
Lê:


- Này… còn ngọn đèn hoa kì…

Thành:

- Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ. Chào anh nhé! (Cùng Mai đi ra
cửa)

Lê:

- Ch…ào!
(Tiếng Việt 5, tập 2)

* Quy tắc liên kết hội thoại
Trong hội thoại, còn có quy tắc điều hành nội dung của hội thoại, chủ yếu quy
định về quan hệ nội dung giữa các phát ngôn được đưa ra trong quá trình hội thoại.
Theo quy tắc này, một cuộc hội thoại không phải là sự lắp ghép ngẫu nhiên tuỳ tiện
các phát ngôn, các hành vi ngôn ngữ. Nguyên tắc liên kết không chỉ chi phối các diễn
ngôn đơn thoại mà chi phối cả những lời tạo thành một cuộc thoại. Tính liên kết hội
thoại thể hiện bên trong một phát ngôn, giữa các phát ngôn, giữa các hành động ở lời,
giữa các đơn vị hội thoại…
Trước C.K. Orecchioni, từ năm 1967 Grice cũng đã từng xuất phát từ quy luật
trong hội thoại mà đề ra nguyên tắc cộng tác hội thoại và các phương châm hội thoại.
Nội dung chủ yếu của nguyên tắc cộng tác hội thoại được P. Grice đề xuất là:Hãy làm
cho phần đóng góp của anh (vào cuộc thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn
(của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội
thoại mà anh đã chấp nhận tham gia vào.
* Quy tắc tôn trọng thể diện
Trong hội thoại, ngoài quan hệ trao đổi thông tin (miêu tả, trần thuật- những
thông tin được đánh giá theo tiêu chí đúng sai lôgic) còn có quan hệ được gọi là “liên
cá nhân” (quan hệ giữa các “vai” trong giao tiếp). Liên quan trực tiếp tới quan hệ liên

cá nhân là vấn đề lịch sự trong giao tiếp.
Theo cách hiểu thông thường, “lịch sự” là cách giao thiệp, cách cư xử khiến cho
người khác vui lòng. Tuy nhiên ở góc độ Ngữ dụng học, khái niệm “lịch sự” không chỉ
hiểu đơn giản như vậy, mà phải được đưa ra trên khái niệm “thể diện” mới đảm bảo
được tính toàn vẹn và đầy đủ. Theo C.K. Orecchioni, đây là một khái niệm bao trùm
tất cả các phương diện của diễn ngôn, bị chi phối bởi các quy tắc có vai trò giữ gìn sự
hài hoà của quan hệ liên cá nhân. Còn theo George Yule, bên trong một cuộc tương tác,


lịch sự được xem như phương tiện dùng thể hiện sự nhận thức được thể diện của người
khác.
Do vậy, lịch sự có thể được thực hiện trong những tình huống có khoảng cách
xã hội xa hay gần. Khi ấy, người nói phải có cách thức sử dụng ngôn ngữ thích hợp cốt
để đảm bảo được thể diện của người thứ hai cùng tham gia giao tiếp (Sp2), bày tỏ
được sự kính trọng hay tôn trọng (hoặc ngược lại) với Sp2 trong hội thoại.
Tóm lại, lịch sự trong giao tiếp là vấn đề ứng xử giữa người nói và người nghe,
nhờ đó mà quan hệ liên nhân được tạo lập và duy trì, qua cách sử dụng ngôn ngữ khôn
khéo nhằm bảo toàn được thể diện của cả hai phía.
Lịch sự là một vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, và
cũng đã được nghiên cứu ở dưới nhiều góc độ khác nhau.
Hiện nay có bốn hướng tiếp cận vấn đề này:
Hướng xem xét theo chuẩn xã hội: Theo các tác giả J. S. Locke và N. Boston,
mỗi xã hội có một hệ thống những quy tắc ứng xử chung, đòi hỏi các thành viên phải
tuân theo. Khi hành vi chuẩn mực theo đúng quy tắc chung, thì có được lịch sự, ngược
lại là mất lịch sự.
Hướng xem xét theo quy tắc hội thoại: Năm 1975, P.Grice đã đề xuất các quy
tắc ứng xử trong hội thoại. Đó là nguyên tắc cộng tác trong hội thoại. Nội dung cơ bản
của nguyên tắc này như đã nói ở trên, là: “làm cho phần đóng góp của anh đúng như
đòi hỏi ở giai đoạn mà cuộc thoại đang diễn ra, bằng cách chấp nhận mục đích hoặc
chiều hướng của sự trao đổi lời mà anh tham dự”(1975).Một trong những người đầu

tiên tiếp tục quan điểm của P. Grice là R. Lakoff (1973). Tác giả này coi lịch sự là một
phương tiện được sử dụng để giảm bớt trở ngại trong sự tương tác giữa các cá nhân.
Tác giả đưa ra hai quy tắc trong giao tiếp: diễn đạt rõ ràng; lịch sự.Cụ thể hoá quy tắc
lịch sự trong giao tiếp, R. Lakoff đề xuất 3 quy tắc sau: không dồn ép, để ngỏ sự lựa
chọn và khuyến khích tình cảm bạn bè.Một học giả có tên tuổi khác là J.N. Leech đã
đề xuất các quy tắc về lịch sự. Các quy tắc này được xây dựng không phải trên khái
niệm “thể diện” mà trên hai khái niệm “tổn thất” và “lợi ích”, với 6 phương châm lịch
sự lớn:
Hướng xem xét theo cộng tác hội thoại: B. Fraser (1975) và Nolen (1981) đã
tìm ra cách tiếp cận này. Cùng với việc tán đồng các quan điểm của các nhà nghiên
cứu đi trước, hai tác giả chỉ ra rằng lịch sự là sự cộng tác của các bên khi tham gia hội


thoại. Nếu sự cộng tác hài hoà thì tạo nên được lịch sự, nếu sự hài hoà bị phá vỡ thì
dẫn đến bất lịch sự.
Hướng xem xét theo thể diện: P. Brown và S. Levison (1978 và 1987) được
xem là hai tác giả nổi tiếng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu về lịch sự. Theo các tác giả
này, phép lịch sự trong giao tiếp có liên quan đến thể diện của người nói và người
nghe khi giao tiếp. Đây là lí thuyết hiện nay được coi là nhất quán, có ảnh hưởng rộng
rãi nhất đối với việc nghiên cứu về phép lịch sự. Vậy thể diện là gì? Theo J. Thomas,
thể diện nên được hiểu là cảm giác về giá trị cá nhân của mỗi người, là hình ảnh về ta,
về chính mình. Cái hình ảnh này có thể bị tổn hại, được giữ gìn hay được đề cao trong
tương tác. Như vậy “thể diện” hiểu một cách khái quát, là tư cách, là lợi ích tinh thần,
là danh dự mà mỗi cá nhân khi tham gia giao tiếp đều muốn là phía bên kia sẽ tôn
trọng và giữ gìn nó.Nhìn vào bản chất của thể diện, P. Brown và S. Levison đã phân
biệt hai phương diện như sau:
Thể diện dương tính là sự cần được người khác thừa nhận, thậm chí quý mến,
được đối xử như một thành viên trong nhóm đó.
Thể diện âm tính là sự cần được độc lập, có tự do trong hành động, không bị áp
đặt bởi người khác. Theo các tác giả này, “Nói đơn giản thể diện âm tính là nhu cầu

được độc lập còn thể diện dương tính là nhu cầu được liên thông với người khác”
(G.Yule).
Trong hội thoại, hai loại thể diện trên là hai mặt bổ sung cho nhau, phát huy vai
trò tác dụng theo lối tương hỗ, vẫn gọi là “cộng sinh”, nghĩa là sự vi phạm thể diện âm
tính cũng đồng thời làm mất thể diện dương tính. Như vậy những chiến lược bảo vệ
thể diện âm tính cũng có tác dụng bảo vệ cả thể diện dương tính.
Trong tương tác bằng lời chúng ta phải thực hiện những hành vi ngôn ngữ nhất
định. Đại bộ phận những HV ngôn ngữ đều tiềm ẩn đến khả năng làm tổn hại đến 4 thể
diện trên. Nhưng có HV đe doạ thể diện, lại có hành vi cứu vãn thể diện. Vậy làm sao
để không vi phạm đến thể diện? Đó là việc người nói phải thực hiện các chiến lược
lịch sự.
 Chiến lược lịch sự được hiểu đại khái là những phương thức, những ý định sử
dụng ngôn ngữ sao cho đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. Chiến lược lịch sự là
những giải pháp sử dụng hành vi ngôn ngữ của người nói, nhằm gìn giữ thể diện, bảo
toàn thể diện cho mình cũng như người cùng tham gia giao tiếp.


Tương ứng với từng loại thể diện mà cần có những loại chiến lược lịch sự thích
hợp, tạo tiền đề đưa cuộc giao tiếp tới đích mong muốn. Có hai loại thể diện tiêu biểu
(âm tính và dương tính), và tương ứng là hai loại chiến lược lịch sự:
Chiến lược lịch sự âm tính là những phương châm, cách thức sử dụng hành vi
ngôn ngữ nhằm bày tỏ sự tôn trọng, nhấn mạnh tầm quan trọng, chú ý đến những điều
quan tâm của người khác...
Chiến lược lịch sự dương tính là những phương châm, cách thức sử dụng hành
vi ngôn ngữ nhằm bày tỏ tình thân hữu, chú ý rằng cả hai người đều có cùng một điều
mong muốn, và cả hai có cùng một mục tiêu chung.
Mỗi chiến lược lịch sự đều có những cách biểu hiện ngôn ngữ khác nhau, như
giảm thiểu sự xung khắc, tình thái hoá, “tháo ngòi nổ”, vuốt ve…, trong chiến lược
lịch sự âm tính, hay dùng những hành vi tôn vinh thể diện người nhận, dùng các yếu tố
ngôn ngữ để xác lập quan hệ cùng nhóm xã hội giữa người nói và người nhận.

* Quy tắc thương lượng hội thoại
Thương lượng hội thoại là quá trình các đối tượng tham gia qua trao đổi, bàn
bạc, đi đến đồng thuận về các vấn đề cơ bản của cuộc hội thoại như thời gian, địa điểm,
thành phần, đề tài, chủ đề…..
Những người tham gia hội thoại có thể thương lượng về hình thức và cấu trúc
của hội thoại, các yếu tố ngôn ngữ, nội dung và cách kết thúc hội thoại, lí lịch và vị thế
giao tiếp của các đối tác..
Ví dụ: Câu chuyện Bài văn bị điểm không
- Ba đã bao giờ thấy một bài văn bị điểm không chưa, ba?
Tôi ngạc nhiên:
- Đề bài khó lắm sao?
- Không. Cô chỉ yêu cầu “Tả bố em đang đọc báo”. Có đứa bạn con bảo ba nó
không đọc báo, nhưng rồi nó bịa ra, cũng được 6 điểm.
Tôi thở dài:
- Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào?
- Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô
giận lắm. Cô hỏi: “Sao trò không chịu làm bài?”. Nó cứ làm thinh. Mãi sau nó mới
bảo: “Thưa cô, con không có ba”. Nghe nó nói, cô con sững người. Té ra, ba nó hi
sinh từ khi nó mới sanh. Cô mới nhận lớp nên không biết, ba ạ. Cả lớp con ai cũng


×