Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn tập đọc, luyện từ và câu, tập làm văn trường tiểu học đồng phú – đồng hới – quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 128 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, với tình cảm chân thành, em xin cảm ơn toàn thể thầy cô
Trường Đại học Quảng Bình cùng quý thầy cô trong khoa Sư phạm Tiểu học –
Mầm non đã tạo điều kiện mọi điều kiện để em hoàn thành đề tài của mình.
Em xin đặc biệt cảm ơn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Mai Thị
Liên Giang – Giảng viên Trường Đại học Quảng Bình đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em hoàn thành bài Nghiên cứu này.
Cảm ơn Ban giám hiệu, thầy cô, học sinh trường Tiểu học Đồng Phú đã tạo
điều kiện cho em điều tra, tìm hiểu và tổ chức thực nghiệm.
Và em cũng xin tỏ lòng biết ơn cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Diễm Hằng,
những người thân yêu trong gia đình cũng như bạn bè đã động viên, giúp đỡ em
rất nhiều về cả vật chất lẫn tinh thần trong quá trình thực hiện đề tài Nghiên cứu
khoa học.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện, năng lực, thời gian nghiên
cứu còn hạn chế, đề tài Nghiên cứu khoa học không tránh khỏi những sai sót.
Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, các bạn để đề tài thêm hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Quảng Bình, tháng 4 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Hằng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực, khách quan và chưa từng
công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Hằng



DANH MỤC VIẾT TẮT
1. HS: Học sinh. HS1: Học sinh 1. HS2: Học sinh 2
2. GV: Giáo viên.
3. BT: Bài tập
4. TV: Tiếng Việt
5. NXB GD: Nhà xuất bản Giáo dục
6. NXB ĐHQGHN: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. TLHDH: Tài liệu hướng dẫn học
8. Tr: Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2
2.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài .............................................. 2
3.1. Khách thể .................................................................................................... 2
3.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ................................................................. 3
4. Giả thiết khoa học .......................................................................................... 3
5. Giới hạn nghiên cứu....................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
6.1 Phương pháp lý thuyết ................................................................................. 3
6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ....................................................... 3
6.2.1 Phương pháp quan sát ............................................................................... 3
6.2.2 Phương pháp điều tra ................................................................................ 3
6.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................................... 4
6.2.4 Phương pháp thống kê toán học ............................................................... 4

7. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................ 4
8. Thời gian thực hiện đề tài .............................................................................. 4
9. Cấu trúc đề tài ................................................................................................ 4
NỘI DUNG ........................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ RÈN KĨ NĂNG NÓI CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC ..................................................................................... 5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 5
1.2 Cơ sở lý thuyết của việc rèn kĩ năng nói ..................................................... 6
1.2.1. Cơ sở tâm lý học ...................................................................................... 6
1.2.1.1 Đặc điểm về mặt cơ thể học sinh lớp 2.................................................. 6


1.2.1.2 Sự phát triển trí tuệ của học sinh lớp 2 .................................................. 6
1.2.1.3 Ngôn ngữ của học sinh lớp 2 ................................................................. 7
1.2.1.4 Sự chú ý của học sinh lớp 2 ................................................................... 7
1.2.1.5 Ý chí của học sinh lớp 2 ........................................................................ 8
1.2.2 Cơ sở ngôn ngữ học .................................................................................. 8
1.2.2.1 Vấn đề chính âm tiếng Việt và việc dạy kĩ năng nói ............................. 8
1.2.2.2 Vấn đề ngữ điệu và việc dạy rèn kĩ năng nói ........................................ 9
1.2.2.3 Lý thuyết văn bản, phong cách văn bản và việc rèn kĩ năng nói trong
giờ dạy tiếng Việt cho HS lớp 2 ...................................................................... 10
1.2.3 Khái quát về rèn kĩ năng Tiếng Việt và kĩ năng nói cho học sinh Tiểu
học .................................................................................................................... 10
1.2.3 Chương trình SGK môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn lớp 2 12
1.2.3.1 Chương trình SGK môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn lớp 2
cũ ...................................................................................................................... 12
1.2.3.2 Chương trình SGK môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn sách
hướng dẫn học .................................................................................................. 21
1.2.3.3 So sánh chương trình 3 phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm
văn sách giáo khoa cũ và sách giáo khoa Vnen ............................................... 28

1.3 Thực trạng việc rèn kĩ năng nói cho HS lớp 2 trường Tiểu học Đồng Phú
.......................................................................................................................... 29
1.3.1 Mục đích và nội dung khảo sát ............................................................... 29
1.3.1.1 Mục đích khảo sát ................................................................................ 29
1.3.1.2 Nội dung khảo sát ................................................................................ 29
1.3.2 Khái quát một số thông tin về thực trạng dạy học ở trường Tiểu học
Đồng Phú có liên quan đến đề tài .................................................................... 30
1.3.3 Nhận xét việc rèn kĩ năng nói của học sinh trường Tiểu học Đồng Phú 32
1.3.3.1 Mô tả thực trạng ................................................................................... 32
1.3.3.2 Thuận lợi .............................................................................................. 32
1.3.3.3 Khó khăn .............................................................................................. 33


1.3.4 Kết quả khảo sát ...................................................................................... 35
1.3.4.1 Khảo sát thông qua phân môn Tập đọc ............................................... 35
1.3.4.2. Khảo sát thông qua phân môn Luyện từ và câu ................................. 38
1.3.4.3. Khảo sát thông qua phân môn Tập làm văn ....................................... 41
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................. 47
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH LỚP 2
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG PHÚ ............................................................... 48
2.1 Biện pháp rèn kĩ năng nói qua giờ Tập đọc ............................................... 48
2.1.1 Đổi mới phương pháp dạy học môn Tập đọc theo định hướng giao tiếp
nhằm phục vụ cho việc luyện nói .................................................................... 48
2.1.2 Vận dụng kết hợp trò chơi học tập trong quá trình luyện nói ................ 49
2.1.3 Thực hành luyện đọc cho học sinh ......................................................... 50
2.1.4 Luyện nói cho học sinh trong hoạt động tìm hiểu nội dung bài học ...... 53
2.2 Biện pháp rèn kĩ năng nói qua giờ Luyện từ và câu ................................. 54
2.2.1 Luyện nói theo yêu cầu lý thuyết về từ................................................... 54
2.2.2 Luyện nói các nội dung mở rộng vốn từ ................................................. 55
2.2.3 Luyện nói theo yêu cầu lý thuyết về câu ................................................ 57

2.2.4 Kết hợp tổ chức trò chơi trong quá trình luyện nói ................................ 59
2.3 Biện pháp rèn kĩ năng nói qua giờ Tập làm văn ........................................ 63
2.3.1 Luyện cách xác định yêu cầu bài tập ...................................................... 63
2.3.1.1 Đối với GV .......................................................................................... 63
2.3.1.2 Đối với HS ........................................................................................... 64
2.3.2 Luyện diễn đạt trong thực tế giao tiếp .................................................... 65
2.3.3 Luyện nói theo hình thức phân vai ......................................................... 67
2.4 Một số hình thức luyện nói chung khác..................................................... 69
2.4.1 Uốn nắn kĩ năng trả lời câu hỏi .............................................................. 69
2.4.2 Quan sát mẫu thực hành theo mẫu .......................................................... 69
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 71
CHƯƠNG 3: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM ..................................................... 72


3.1. Mục đích thực nghiệm .............................................................................. 72
3.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ............................................................ 72
3.3 Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 72
3.4 Thiết kế giáo án thực nghiệm .................................................................... 72
3.4.1 Phân môn Tập đọc .................................................................................. 72
3.4.2 Phân môn Luyện từ và câu ..................................................................... 79
3.4.3 Phân môn Tập làm văn ........................................................................... 84
3.5 Giáo án đối chứng ...................................................................................... 91
3.5.1 Giáo án đối chứng phân Tập đọc ............................................................ 91
3.5.2 Phân môn Luyện từ và câu ..................................................................... 94
3.5.3 Phân môn Tập làm văn ........................................................................... 96
3.6 Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 100
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................ 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 105
1. Kết luận ...................................................................................................... 105
2. Kiến nghị.................................................................................................... 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 108


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ – tiếng nói từ tác dụng sơ khai là trao đổi thông tin đã đóng vai
trò biểu hiện tình cảm, trạng thái tâm lý và là một yếu tố quan trọng biểu lộ văn
hóa, tính cách con người. Việc giáo dục lời nói trong giao tiếp từ xưa đã được
ông cha ta rất coi trọng:
“Học ăn, học nói, học gói, học mở”
Hay:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Để đánh giá một con người, chúng ta cần có sự thử thách qua giao tiếp hàng
ngày với họ: “Chim khôn thử tiếng, người khôn thử lời”. Mặt khác, việc giao tiếp,
ứng xử giúp chúng ta thành công trong nhiều lĩnh vực: “Khéo bán, khéo mua cũng
thua người khéo nói”. Với trẻ em, lứa tuổi đang hình thành nhân cách ngay từ khi
các em còn rất nhỏ, chúng ta đã rất chú trọng: “Trẻ lên ba, cả nhà tập nói”.
Ngành giáo dục nói chung và ngành giáo dục Tiểu học nói riêng đã được xã
hội giao cho trọng trách đáng tự hào là giáo dục trẻ em, ngay từ đầu bước chân
tới trường. Từ bao đời nay, việc giáo dục ở nhà trường đã áp dụng phương
châm: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Đặc biệt là các em học sinh lớp 2 lại càng
được coi trọng vì đây là thời kì các em hình thành và phát triển các kĩ năng sử
dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc viết) để học tập những môn học khác và tham
gia giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, đồng thời rèn luyện
các thao tác tư duy. Điều quan trọng muốn học sinh có một hành trang giao tiếp
tốt trong tương lai thì phải luyện nói cho học sinh ngay từ đầu lớp 2. Bởi lúc này
các em đã bắt đầu làm quen với ngôn ngữ nói. Và việc rèn kĩ năng nói trong dạy
học môn tiếng Việt được thể hiện rõ nhất trong ba phân môn:
Phân môn Tập đọc: Rèn cho học sinh các kĩ năng đọc (đọc thầm, đọc thành

tiếng, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe, nói. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài
đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc,
1


phân môn tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tác phẩm văn học
và góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
Phân môn Tập làm văn: Rèn cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong giờ
Tập làm văn học sinh được cung cấp kiến thức về cách làm bài và làm các bài
tập (nói, viết) xây dựng các loại văn bản và các bộ phận cấu thành của văn bản.
Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt
bằng con đường quy nạp và rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc
cho học sinh.
Việc dạy cho các em biết sử dụng những lời nói biểu cảm trong giao tiếp
qua ba phân môn Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu là vô cùng quan trọng
và cấp thiết. Ta thử tưởng tượng một người đọc thông, viết thạo tất cả các loại
văn bản, song khi giao tiếp lại rụt rè, không để lại ấn tượng tốt, không gây được
mối thiện cảm đối với mọi người thì con người đó có sống và làm việc có hiệu
quả không? Ý thức được vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong giao
tiếp. Đó chính là lý do mà tôi đã chọn đề tài khóa luận: “Rèn kĩ năng nói cho
học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn
trường Tiểu học Đồng Phú – Đồng Hới – Quảng Bình”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu cách thức dạy học trong các phân môn Tập đọc, Luyện
từ và câu, Tập làm văn cho học sinh lớp 2, chúng tôi đi vào đề xuất một số biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng nói cho học sinh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề xuất cơ sở lí luận nghiên cứu đề tài.
- Khảo sát, thống kê, phân loại, chỉ ra thực trạng và một số biện pháp rèn kĩ

năng nói trong giờ dạy học các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu,Tập làm văn
cho học sinh lớp 2 và thực nghiệm sư phạm.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài
3.1. Khách thể
2


Khách thể nghiên cứu của khóa luận là quá trình dạy học các phân môn Tập
đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đồng Phú.
3.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Quá trình kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập đọc,
Luyện từ và câu, Tập làm văn.
4. Giả thiết khoa học
Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đồng Phú thông qua
phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn góp phần nâng cao chất lượng
dạy học.
5. Giới hạn nghiên cứu
- Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy học các phân môn Tập đọc, Luyện từ và
câu, Tập làm văn.
- Học sinh lớp 2 trường Tiểu học số Đồng Phú.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khoa học giáo dục sau đây:
6.1 Phương pháp lý thuyết
Đọc và phân tích các tài liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu để thu
thập thông tin nhằm tìm hiểu, tham khảo, xây dựng đề cương nghiên cứu và
được sử dụng để xây dựng cơ sở lý luận trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp quan sát
Quan sát việc luyện nói của học sinh trường Tiểu học Đồng Phú qua các

giờ Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn nhằm nhận xét, đánh giá, rút kinh
nghiệm cho giờ dạy thực nghiệm.
6.2.2 Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu điều tra để thu thập ý kiến của giáo viên và học sinh về vấn
đề nghiên cứu.

3


6.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm tra khả năng ứng dụng
các biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 trong giờ Tập đọc, Luyện từ và
câu, Tập làm văn. Kết quả thực nghiệm là cơ sở để đánh giá hướng nghiên cứu
và tính khả thi của đề tài
6.2.4 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích kết quả điều tra thực
trạng và làm tăng độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu về việc phát triển kĩ
năng nói cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập
làm văn.
7. Đóng góp mới của đề tài
Khái quát đánh giá thực trạng rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 thông qua
phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn của trường Tiểu học Đồng
Phú, nhận xét ưu, khuyết điểm và đề xuất một số biện pháp khắc phục phù hợp
với thực tiễn.
8. Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiên từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2015.
9. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo,
nội dung chính của bài khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề rèn kĩ năng nói cho học sinh Tiểu học.

Chương 2: Biện pháp rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học
Đồng Phú.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ RÈN KĨ NĂNG NÓI
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trần Mạnh Hương (2000), Vui học Tiếng Việt, NXB Giáo dục. Tác giả đã
biên soạn những trò chơi, những bài tập vui nhẹ nhàng về tiếng Việt theo yêu
cầu kiến thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở bậc Tiểu học để học sinh vừa có
thể tư học mà vẫn được chơi các trò chơi cùng bạn bè theo tinh thần “học vui –
vui học” một cách hứng thú và bổ ích.
Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở
Tiểu học, NXB Giáo dục. Cuốn sách đã cập nhật những thông tin đổi mới về nội
dung chương trình SGK mới, về phương pháp dạy học theo chương trình mới.
Đặc biệt, cuốn sách đã trình bày một cách chi tiết, cụ thể vè cấu trúc, nội dung
và phương pháp dạy học cho từng môn. Ngoài ra, cuốn sách còn giới thiệu được
một số phương pháp dạy học tích cực theo hướng đổi như: sử dụng đồ dùng học
tập trong dạy học, sử dụng máy chiếu, băng hình…Nhằm phục vụ cho chương
trình day – học đạt kết quả cao nhất.
Tác giả Nguyễn Trí trong cuốn Dạy và học môn tiếng Việt ở Tiểu học theo
chương trình mới NXB và GD (2003) đã đề cập đến những vẫn đề cơ bản của
phương pháp dạy học mới ở nhà trường Tiểu học nói chung và tiếng Việt 2 nói
riêng. Đặc biệt, tác giả quan tâm đến dạy cho học sinh bốn kĩ năng nghe, nói ,
đọc, viết. Đây chính là cơ sở giúp giáo viên biết cách vận dụng linh hoạt các
phương pháp và dạy học phân môn tiếng Việt.

Vũ Khắc Tuấn (2008), Luyện nói cho học sinh lớp 2, NXB GD, trong cuốn
sách tác giả đã đề cập đến những nội dung luyện nói cho học sinh lớp 2 trong
giờ tiếng Việt gồm 2 phần chính: phần 1 đề cập đến những vấn đề chung về luyện
nói ở lớp 2; phần 2 bao gồm những vấn đề cụ thể về ở phần này, tác giả đặc biệt
chú trọng dến luyện nói giao tiếp, luyện nói lời kể, luyện nói lời nhận xét.
5


Trong thực tế đã có một số công trình khóa luận, luận văn nghiên cứu về
vấn đề rèn kĩ năng nói cho học sinh nhưng có thể thấy việc nghiên cứu thực hiện
đề tài này cụ thể qua 3 phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn ở một
đơn vị cụ thể là trường Tiểu học Đồng Phú thì vẫn chưa có.
Chính vì vậy, những công trình nghiên cứu nói trên là những quý báu để
chúng tôi thực hiện đề tài: “Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 thông qua phân
môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn trường Tiểu học Đồng Phú – Đồng
Hới – Quảng Bình”.
1.2 Cơ sở lý thuyết của việc rèn kĩ năng nói
1.2.1. Cơ sở tâm lý học
1.2.1.1 Đặc điểm về mặt cơ thể học sinh lớp 2
Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương
tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập.
Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận
động như chạy, nhảy, nô đùa.
Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của
các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy trừu tượng. Do đó, các
em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ,...
Dựa vào cơ sinh lý này mà người GV nên lựa chọn phương pháp phù hợp để
khai thác được các kĩ năng nói chung và kĩ năng nói nói riêng một cách có hiệu
quả nhất.
1.2.1.2 Sự phát triển trí tuệ của học sinh lớp 2

Ở học sinh lớp 2, nó bao gồm nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:
Với nhận thức cảm tính thì các cơ quan cảm giác đều phát triển và đang
trong quá trình hoàn thiện. Tri giác của học sinh lớp 2 mang tính đại thể, ít đi
vào chi tiết và mang tính không ổn định, thường gắn với hành động trực quan.
Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang
màu sắc, tính chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ
cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác. Từ đó mà việc phát triển kĩ năng nói
dần một hoàn thiện hơn.
6


Còn với nhận thức lý tính ở học sinh lớp 2. Tư duy mang đậm màu sắc xúc
cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động. Các phẩm chất tư duy
chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát. Còn sự tưởng tượng
của học sinh lớp 2 đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ
não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn. Tuy nhiên, hình ảnh
tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi. Chính vì vậy phải phát
triển tư duy và trí tưởng tượng của các em bằng cách biến các kiến thức "khô
khan" thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang
tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các
em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện.
1.2.1.3 Ngôn ngữ của học sinh lớp 2
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát triển
kĩ năng nói cho học sinh. Ở học sinh lớp 2 cũng đã có một lượng ngôn ngữ nói
thành thạo, bởi khi vào lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết. Tuy nhiên, ngôn
ngữ các em có được còn chưa phong phú cũng như việc nói còn chưa biểu cảm
và chưa thực sự thuyết phục. Như vậy người GV phải trau dồi vốn ngôn ngữ
cho trẻ trong giai đoạn này để tăng kĩ năng nói bằng cách bồi dưỡng cho học
sinh qua các dạng bài tập ở các phân môn trong môn Tiếng Việt. Sẽ giúp trẻ có
được một vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng, từ đó lời nói được trình bày lưu

loát, mạch lạc và biểu cảm hơn.
1.2.1.4 Sự chú ý của học sinh lớp 2
Ở học sinh lớp 2 chú ý có chủ định còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển
chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú
ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có
đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh, trò chơi hoặc có cô
giáo xinh đẹp, dịu dàng,...Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền
vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Biết
được điều này GV nên giao cho trẻ những công việc hay bài tập đòi hỏi sự chú ý
của trẻ và nên giới hạn về mặt thời gian.
7


1.2.1.5 Ý chí của học sinh lớp 2
Ở lứa tuổi như học sinh lớp 2, hành vi của các em thực hiện còn phụ thuộc
nhiều vào yêu cầu của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô
giáo khen, quét nhà để được ông cho tiền,...). Các em còn hiếu động, bột phát.
Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn yếu. Đặc
biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó
khăn. Nắm được điều này giáo viên phải có sự kiên trì bền bỉ trong công tác
giáo dục, quan tâm đến từng đối tượng học sinh, và điều đặc biệt là giáo viên
cũng như phụ huynh học sinh phải là những tấm gương sáng về nghị lực trong
mắt trẻ.
1.2.2 Cơ sở ngôn ngữ học
1.2.2.1 Vấn đề chính âm tiếng Việt và việc dạy kĩ năng nói
Chính âm là các chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và hiệu
lực về mặt xã hội và kĩ năng nói chính là: nói đúng về mặt ngữ âm, sử dụng từ
đúng nghĩa, đặt câu đúng, sử dụng câu phù hợp với bối cảnh giao tiếp. Giáo viên
cần phải xác định được mối quan hệ giữa chính âm tiếng Việt và việc dạy kĩ
năng nói. Chính âm là chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và hiệu

lực về mặt xã hội. Chính âm sẽ quy định nội dung luyện phát âm ở Tiểu học.
Chính âm liên quan tới chuẩn hóa ngôn ngữ, giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt. Việc hiểu biết về chính âm sẽ giúp ta xác định nội dung nói đúng, nói hay
một cách có nguyên tắc. Do đó, giáo viên cần phải xác định chính chuẩn cho
từng phương ngữ để rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 2.
Vấn đề chính âm liên quan đến nhiều vấn đề khác như chuẩn hóa ngôn ngữ,
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mục đích của việc xây dựng chính âm. Vấn
đề đặt ra là phải giải quyết như thế nào những nét khác biệt trên bình diện giữa
các phương thức, một hiện tượng khách quan có liên quan trực tiếp đến việc xác
định chuẩn chính âm.

8


Những nét khác biệt về
phương ngữ

Bắc Bộ

Bắc
Trung Bộ

Nam Trung
Bộ và Nam Bộ

Âm đầu tr, s, r

-

+


+

Vần ưu, ươu

-

+

+

Âm đầu v

+

+

-

Âm cuối t, n

+

+

-

Sáu thanh

+


-

-

Chính âm trong nhà trường phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Phát âm đúng cả âm và thanh.
- Chú ý phân biệt các dấu hỏi ngã nặng.
- Chú ý phân biệt các phụ âm đầu tr/ch, s,l/n, r/d/gi.
- Chú ý phân biệt các vần âu / iu, ây / ay, iêu / ươu, iu/ưu.
1.2.2.2 Vấn đề ngữ điệu và việc dạy rèn kĩ năng nói
Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc, là sự lên cao
hay hạ thấp giọng nói, giọng đọc. Theo nghĩa rộng, ngữ điệu là sự thống nhất
của một số tổ hợp các phương tiện siêu đoạn có quan hệ tương tác lẫn nhau được
sử dụng ở bình diện câu như cao độ, cường độ, tốc độ, trương độ và âm sắc.
Ngữ điệu là yếu tố gắn chặt với lời nói, là yếu tố tham gia tạo thành lời nói. Ngữ
điệu được sử dụng để biểu thị ý nghĩ và phạm trù ngữ pháp cũng như các sắc
thái cảm xúc, biểu cảm.
Ngữ điệu có hai đặc điểm:
- Ngữ điệu mang tính xã hội: đây là đặc trưng vốn có của các thành phần
tham gia cấc thành ngữ điệu, phần này mang tính bắt buộc, tính phổ quát.
- Ngữ điệu mang tính cá nhân: có khả năng sáng tạo của người nói hoặc
người đọc khi sử dụng ngữ điệu. Phần này mang tính nghệ thuật, tính cá nhân,
gắn liền vói tình huống giao tiếp, có tác dụng bộc lộ cảm xúc, thái độ, nhận thức
của người nói và người đọc.
9


1.2.2.3 Lý thuyết văn bản, phong cách văn bản và việc rèn kĩ năng nói trong
giờ dạy tiếng Việt cho HS lớp 2

Văn bản mà HS tiểu học nói chung, HS lớp 2 nói riêng được học đều là
những văn bản mẫu mực về văn chương, về ngôn ngữ… Trong quá trình tiếp
xúc và được trực tiếp tìm hiểu những văn bản (những bài tập đọc), đã tạo điều
kiện để vốn kiến thức của các em ngày càng được mở rộng và ngôn ngữ văn học
cũng được phát triển. Khi dạy HS nói, GV cần hình thành cho HS kĩ năng nói
đúng, nói diễn cảm do đặc điểm ngôn ngữ của văn học mang tính hình tượng,
tính hàm xúc, tính đa nghĩa của văn chương. Vì thế, GV định hướng để HS
hướng tới cái hay, cái đẹp và biết rung cảm trước cái đẹp của văn chương. Có
như vậy mới không gặp phải những khó khăn khi dạy rèn kĩ năng nói và đạt kết
quả giao tiếp.
Sau mỗi bài, HS sẽ tự nhận thức thêm một mảng nhỏ về cuộc sống, tạo điều
kiện để các em mở rộng vốn sống, vốn hiểu biết của mình giúp các em phát triển
tư duy, óc sáng tạo. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả trong rèn kĩ năng nói ở tiểu
học nói chung và ở lớp 2 nói riêng cần phải được đẩy mạnh quan tâm hơn nữa.
1.2.3 Khái quát về rèn kĩ năng Tiếng Việt và kĩ năng nói cho học sinh Tiểu
học
Việc dạy tiếng Việt ở Tiểu học nhằm rèn các kĩ năng cho HS như: kĩ năng
đọc, kĩ năng viết văn bản, kĩ năng nghe – nói, kĩ năng kể chuyện, kĩ năng dùng
từ, kĩ năng đặt câu, kĩ năng xây dựng đoạn văn. Và trong số đó việc rèn kĩ năng
nghe – nói có vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng giao tiếp cho HS
một cách rõ nhất.
Bởi hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được thực hiện dưới hai hình thức
là giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nhưng lời nói có trước (từ
khi xã hội loài người xuất hiện) và là hình thức giao tiếp chủ yếu, thường xuyên
của loài người. Giao tiếp bằng chữ viết chỉ được thực hiện khi con người sáng
tạo ra chữ viết, sử dụng chữ viết.

10



Khi còn là đứa tẻ nằm trong lòng mẹ, con người đã bắt đầu được tiếp xúc
hình thức giao tiếp bằng chữ nói. Đứa trẻ có thể lắng nghe và nhận ra giọng nói
của mẹ, hiểu được lời ru, lời dỗ dành của mẹ, của bà…Khi đến trường học chữ,
đứa trẻ mới bắt đầu biết sử dụng hình thức giao tiếp bằng chữ viết.
Một người mù chữ sẽ không thể giao tiếp bằng chữ viết; sẽ không đọc được
sách báo hoặc tên cửa hàng, cửa hiệu, tên các vật dụng thông thường; sẽ không
viết được thư từ và ngược lại cũng không đọc được thư từ của người khác gửi
cho mình. Họ chỉ biết giao tiếp bằng lời nói. Một người cân điếc, giao tiếp bằng
lời nói lại được thay thế bằng hình thức giao tiếp khác: ngôn ngữ của chỉ.
Trong xã hội văn minh hiện đại, giao tiếp bằng lời nói không chỉ bó hẹp
trong mối quan hẹ gia đình, làng xóm mà còn được thực hiện trong các cuộc hội
họp, hội thảo, qua điện thoại…
Tục ngữ Việt Nam đã có những câu khuyên bảo con người ta về việc sử
dụng lời nói trong giao tiếp như:
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Hoặc chê bai những người ăn nói vụng về như:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Rõ ràng là ông cha chúng ta rất chú ý giáo dục con cháu mình trong việc sử
dụng lời nói.
Kĩ năng nghe nói bao gồm hai hình thức: hình thức đơn thoại và hình thức
hội thoại.
Hình thức đơn thoại còn gọi là đơn thoại: “Là hình thức nói cho một hoặc
nhiều người nghe mà không có sự chuyển đổi vai giữa người nói (A) và người
nghe (B)”. [tr 187 – 2]
Ví dụ: - Giáo viên dặn dò HS trước lớp.
- Hiệu trưởng báo cáo tổng kết năm học trước toàn trường.

11



Hoạt động giao tiếp trong hội thoại: “Là hình thức giao tiếp bằng lời nói trong
đó có sự chuyển đổi vai giữa người nói (A) và người nghe (B)”. [tr 188 – 2]
Ví dụ: Hai người gặp gỡ, bắt tay, chào hỏi nhau.
Nói chuyện trong bữa cơm gia đình.
Nói chuyện qua điện thoại.
Hoạt động giao tiếp trong hội thoại là hoạt động hai chiều, luôn luân phiên
giữa các nhân vật giao tiếp: Khi A là người nói thì B là người nghe và ngược lại,
khi B là người nói thì B là người nghe.
Lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại gồm có lời trao, lời đáp. Khi
cuộc thoại diễn ra, lời trao và lời đáp có thể cũng được thay đổi, khi thì thuộc A,
khi thì thuộc B.
Ví dụ:
Nghe và nói là hai mặt của hoạt động giao tiếp bằng lời, chúng luôn luôn đi
liền nhau và luân phien nhau trong quá trình giao tiếp. Nhưng việc tách thành
hoạt động nghe và hoạt động nói sư phạm, thuận tiện cho việc rèn kĩ năng cho
HS. Cũng như các kĩ năng khác, chúng ta không nên coi trọng kĩ năng này mà
xem nhẹ kĩ năng khác. Chúng luôn hỗ trợ, bổ sung cho nhau.
Nhưng làm sao để bắt được cái nhịp sống hiện đại như ngày nay. Khi người
ta coi trọng việc giao tiếp, cách nói năng, ứng xử, lễ phép, lịch sự, biết nói lời
biểu cảm. Vì thế, ngay từ lớp đầu cấp Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 2, khi
mà các em bắt đầu làm quen với ngôn ngữ nói, chúng ta cần rèn cho HS kĩ năng
nói để sau này lớn lên các em có một nhân cách tốt, trẻ có tính mạnh dạn, tự tin
trong giao tiếp với mọi người và khi nói trước tập thể đông người. Vì thế, theo
tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng nói cho HS ở bậc Tiểu học là vô cùng quan trọng.
1.2.3 Chương trình SGK môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn lớp 2
1.2.3.1 Chương trình SGK môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn lớp 2
cũ
Sách được xây dựng theo 2 trục là chủ điểm và kĩ năng, trong đó chủ điểm

được lấy làm khung cho cả cuốn sách, còn kĩ năng được lấy làm khung cho từng
tuần, từng đơn vị học.

12


Sách bao gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm, học trong 2
tuần (riêng chủ điểm Nhân dân học trong 3 tuần).
Chương trình Tiếng Việt lớp 2 gồm 35 tuần lễ. Mỗi tuần học 9 tiết, học kỳ I
gồm 18 tuần (162 tiết), học kỳ II gồm 17 tuần (153 tiết). Được chia làm hai tập:
Sách Tiếng Việt lớp 2 tập 1, sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2.
Tập 1 tập trung vào mảng “Học sinh – Nhà trường – Gia đình” gồm 8 đơn
vị học, các chủ điểm có tên gọi như sau:
- Em là học sinh (tuần 1, 2).
- Bạn bè (tuần 3, 4)
- Trường học (tuần 5, 6)
- Thầy cô (tuần 7, 8)
- Ông bà (tuần 10, 11)
- Cha mẹ (tuần 12, 13)
- Anh em (tuần 14, 15)
- Bạn trong nhà (tuần 16, 17)
Tuần 9 dành để ôn tập giữa học kỳ I: Tuần 18 – ôn tập cuối học kỳ I.
Tập hai tập trung vào mảng “Thiên nhiên - Đất nước”, gồm 7 đơn vị học,
với các chủ điểm sau:
- Bốn mùa (tuần 19, 20)
- Chim chóc (tuần 21, 22)
- Muông thú (tuần 23, 24)
- Sông biển (tuần 25, 26)
- Cây cối (tuần 28, 29)
- Bác Hồ (tuần 30, 31)

- Nhân dân (tuần 32, 33, 34)
Tuần 27 dành để ôn tập giữa học kỳ II; tuần 35 – ôn tập cuối học kỳ II.

13


Bảng 1: Nội dung học phân môn Tập đọc chương trình
SGK Tiếng Việt lớp 2 cũ
Nội dung học phân môn Tập đọc

STT

Trang – Tập

1

Có công mài sắt, có ngày nên kim

Trang 4 - Tập 1

2

Tự thuật

Trang 7 - Tập 1

3

Ngày hôm qua đâu rồi?


Trang 10 - Tập 1

4

Phần thưởng

Trang 13 - Tập 1

5

Làm việc thật là vui

Trang 16 - Tập 1

6

Mít làm thơ

Trang 18 - Tập1

7

Bạn của Nai Nhỏ

Trang 22 - Tập 1

8

Danh sách học sinh tổ 1, lớp 2A


Trang 25 - Tập 1

9

Gọi bạn

Trang 28 - Tập 1

10

Bím tóc đuôi sam

Trang 31 - Tập 1

11

Trên chiếc bè

Trang 34 - Tập 1

12

Mít làm thơ (Tiếp theo)

Trang 36 - Tập 1

13

Chiếc bút mực


Trang 40 - Tập 1

14

Mục lục sách

Trang 43 - Tập 1

15

Cái trống trường em

Trang 45 - Tập 1

16

Mẩu giấy vụn

Trang 48 - Tập 1

17

Ngôi trường mới

Trang 50 - Tập 1

18

Mua kính


Trang 53 - Tập 1

19

Người thầy cũ

Trang 56 - Tập 1

20

Thời khóa biểu

Trang 58 - Tập 1

21

Cô giáo lớp em

Trang 60 - Tập 1

22

Người mẹ hiền

Trang 63 - tập 1

23

Bàn tay dịu dàng


Trang 66 - Tập 1

24

Đổi giày

Trang 68 - Tập 1

25

Sáng kiến của bé Hà

Trang 78 - Tập 1
14


26

Bưu thiếp

Trang 80 - Tập 1

27

Thương ông

Trang 83 - Tập 1

28


Bà cháu

Trang 86 - Tập 1

29

Cây xoài của ông em

Trang 89 - Tập 1

30

Đi chợ

Trang 92 - Tập 1

31

Sự tích cây vú sữa

Trang 96 - Tập 1

32

Điện thoại

Trang 98 - Tập 1

33


Mẹ

Trang 101 - tập 1

34

Bông hoa niềm vui

Trang 104 - Tập 1

35

Quà của bố

Trang 106 - Tập 1

36

Há miệng chờ sung

Trang 109 - Tập 1

37

Câu chuyện bó đũa

Trang 112 - Tập 1

38


Nhắn tin

Trang 115 - Tập 1

39

Chiếc võng kêu

Trang 117 - Tập 1

40

Hai anh em

Trang 119 - Tập 1

41

Bé Hoa

Trang 121 - Tập 1

42

Bán chó

Trang 124 - Tập 1

43


Con chó nhà hàng xóm

Trang 128 - tập 1

44

Thời gian biểu

Trang 132 - Tập 1

45

Đàn gà mới nở

Trang 135 - Tập 1

46

Tìm ngọc

Trang 138 - Tập 1

47

Gà “tỉ tê” với gà

Trang 140 - Tập 1

48


Chuyện bốn mùa

Trang 4 - Tập 2

49

Lá thư nhầm địa chỉ

Trang 7 - Tập 2

50

Thư trung thu

Trang 9 - Tập 2

51

Ông Mạnh thắng thần gió

Trang 13 - Tập 2

52

Mùa xuân đến

Trang 17 - Tập 2

53


Mùa nước nổi

Trang 19 - Tập 2
15


54

Chim sơn ca và bông cúc trắng

Trang 23 - Tập 2

55

Thông báo của thư viện vườn chim

Trang 26 - Tập 2

56

Vè chim

Trang 27 - Tập 2

57

Một trí khôn hơn trăm trí khôn

Trang 31- Tập 2


58

Chim rừng Tây Nguyên

Trang 34 - Tập 2

59

Cò và Cuốc

Trang 37 - tập 2

60

Bác sĩ Sói

Trang 41 - Tập 2

61

Nội quy Đảo Khỉ

Trang 43 - Tập 2

62

Sư Tử xuất quân

Trang 46 - Tập 2


63

Quả tim khỉ

Trang 50 - Tập 2

64

Gấu trắng là chúa tò mò

Trang 53 - Tập 2

65

Voi nhà

Trang 56 - Tập 2

66

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Trang 60 - Tập 2

67

Dự báo thời tiết

Trang 63 - Tập 2


68

Bé nhìn biển

Trang 64 - Tập 2

69

Tôm càng và cá con

Trang 68 - Tập 2

70

Sông Hương

Trang 72 - Tập 2

71

Cá sấu sợ cá mập

Trang 74 - Tập 2

72

Kho báu

Trang 83 - Tập 2


73

Bạn có biết?

Trang 85 - Tập 2

74

Cây dừa

Trang 88 - Tập 2

75

Những quả đào

Trang 91 - Tập 2

76

Cây đa quê hương

Trang 93 - Tập 2

77

Cậu bé và cây si già

Trang 96 - Tập 2


78

Ai ngoan sẽ được thưởng

Trang 100 - Tập 2

79

Xem truyền hình

Trang 103 - Tập 2

80

Cháu nhớ Bác Hồ

Trang 105 - Tập 2

81

Chiếc rễ đa tròn

Trang 107 - Tập 2
16


82

Cây và hoa bên lăng bác


Trang 111 - Tập 2

83

Bảo vệ như thế là rất tốt

Trang 113 - tập 2

84

Chuyện quả bầu

Trang 116 - Tập 2

85

Quyển sổ liên lạc

Trang 119 - Tập 2

86

Tiếng chổi tre

Trang 121 - Tập 2

87

Bóp nát quả cam


Trang 124 - Tập 2

88

Lá cờ

Trang 128 - Tập 2

89

Lượm

Trang 130 - Tập 2

90

Người làm đồ chơi

Trang 133 - Tập 2

91

Đàn bê của anh Hồ Giáo

Trang 136 - Tập 2

92

Cháy nhà hàng xóm


Trang 139 - Tập 2

17


Bảng 2: Nội dụng học phân môn Luyện từ và câu
chương trình SGK Tiếng Việt lớp 2 cũ
Nội dung học phân môn Luyện từ và câu

STT
1
2
3
4

5

6

7

8

9
10
11

12

13

14

Từ và câu

Trang – Tập
Trang 8 - Tập 1

Mở rộng vốn từ: từ ngữ về học tập

Trang 17 - Tập 1

Dấu chấm hỏi
Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì?

Trang 26 - Tập 1

Từ chỉ sự vật

Trang 34 - Tập 1

Mở rộng vốn từ: ngày, tháng, năm
Tên riêng và cách viết tên riêng

Trang 44 - Tập 1

Câu kiểu: Ai là gì?
Câu kiểu Ai là gì? Khẳng định, phủ định.
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về đồ dùng học tập
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về các môn học
Từ chỉ hoạt động

Từ chỉ hoạt động, trạng thái

Trang 52 - Tập1
Trang 59 - Tập 1
Trang 67 - Tập 1

Dấu phẩy
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về họ hàng

Trang 82 - Tập 1

Dấu chấm, dấu chấm hỏi
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về đồ dùng và công việc gia đình
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về tình cảm

Trang 90 - Tập 1
Trang 99 - Tập 1

Dấu phẩy
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về công việc gia đình.
Câu kiểu Ai làm gì?
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về tình cảm gia đình
Câu kiểu Ai làm gì?
Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào?
18

Trang 108 - Tập 1
Trang 116 - Tập 1
Trang 122 - tập 1



×