Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3 – 4 thông qua phân môn tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.64 KB, 42 trang )

Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3 – 4 thông qua phân môn Tập đọc

I. PHẦN MỞ ĐẦU

Văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ, sự nhận thức về thế giới cuộc sống con
người , xã hội. Tác phẩm văn học dùng phương tiện ngôn từ để sáng tạo nên những
hình tượng về cuộc sống con người, xứ sở và đem lại cho người đọc những rung
cảm thực sự trong sáng.Tiếng Việt nói chung và phân môn tập đọc nói riêng luôn
có nhiệm vụ quan trọng, bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh là điều kiện cần
thiết cho các em hiểu và cảm nhận được nội dung của bài học một cách sâu sắc.
Giáo dục tiểu học là bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, cơ sở ban đầu hết
sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người. . Hiện nay, đất
nước ta đang bước vào thời kì mới, thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đòi hỏi
có đội ngũ tri thức, có kinh nghiệm, mà chất lượng giáo dục là vấn đề số một trong
nội dung công tác của ngành giáo dục.
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh nhằm hướng tới việc khám phá
nghệ thuật của tác phẩm. Đó là việc hướng dẫn học sinh từng bước nhận diện, làm
quen, hiểu biết và sáng tạo được các sản phẩm thẩm mĩ. Với tác phẩm văn học, bồi
dưỡng cảm thụ chính là nhằm giúp các em nhận biết nhanh nhạy và chính xác các
tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm. Giúp học sinh xác định đúng nội dung chính của
tác phẩm, hình thành một số kĩ năng sơ giản trong phân tích, đánh giá nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó sẽ hình thành và phát triển tình cảm, tâm hồn, nhân
cách cho các em. Giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong văn học và
trong cuộc sống, môn Tiếng Việt sẽ dần dần xây dựng được những tâm hồn, nhân
cách theo mục tiêu giáo dục đề ra trong chiến lược phát triển con người.
Vấn đề
bồilàdưỡng
thụtạp
văn
3, 4 duy
là một


vấn
đề được hình
khó,
Đây
vấn đềcảm
phức
vì học
học cho
sinhhọc
tiểusinh
họclớp
tư duy
trừu
tượng
thành và phát triển, các em tiếp nhận vấn đề này tương đối vất vả. Mà ở Tiểu học
lại chưa có phân môn học riêng cho cảm thụ văn học chủ yếu giáo viên phải bồi
dưỡng lồng ghép thông qua các phân môn của môn Tiếng Việt như Tập đọc, Kể
chuyện, Tập làm văn .Không những thế, cảm thụ văn học cũng được đánh giá là
một vấn đề khó đối với giáo viên
Dạy cảm thụ thông qua phân môn tập đọc lớp 3,4 là dạy học sinh cách đọc chữ để
cho chúng ta vang lên, có hồn, có hình ảnh, có màu sắc.Đọc diễn cảm có sáng tạo.
Nó kích thích các em khám phá những gì ẩn dưới dòng chữ, để cho chúng vang
lên, có hồn, có hình ảnh, có màu sắc. Chính vì vậy, tôi cho rằng, bồi dưỡng cảm
thụ văn học cho học sinh ở bậc Tiểu học là một việc làm thiết thực, cấp bách,
góp phần thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu
học.

1



II.PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU ĐỀ TÀI.
2.1. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận tập trung nghiên cứu bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3,
lớp 4 thông qua phân môn Tập đọc.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để việc nghiên cứu đạt kết quả cao , trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã
vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp phân tích
Phương pháp tổng hợp
Phương pháp đánh giá
Phương pháp so sánh.
Phương pháp thực nghiệm.
III. ĐÓNG GÓP VÀ CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
3.1 Đóng góp của đề tài.
Hệ thống hoá những vấn đề lí luận về cảm thụ văn học, bồi dưỡng cảm thụ
văn học cho học sinh trong quá trình dạy học phân môn Tập đọc ở trường Tiểu
học.
Tiếp thu những thành tựu đổi mới phương pháp dạy học hiện đại, Tiểu
luận đã đề xuất các biện pháp bồi dưỡng cảm thụ
văn học cho học sinh nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh,
góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học.
Kêt quả nghiên cứu sẽ là tài liệu cần thiết và bổ ích cho những ai quan tâm tìm
hiểu về bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3, 4 thông qua phân môn
Tập Đọc.
3.2. Cấu trúc của đề tài
Ngoài các phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, tiểu luận gồm có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Biện pháp bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3,4 thông qua
phân môn Tập Đọc.

Chương 3: Giáo án thực nghiệm
PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Cảm thụ văn học, bồi dưỡng cảm thụ văn học.
1.1.1.1. Cảm thụ văn học
Bàn về vấn đề cảm thụ văn học, có rất nhiều ý kiến tranh luận, có ý
kiến cho rằng: cảm thụ văn học là một đối tượng “phi phương pháp luận.
Như thế, nghĩa là chúng ta không nghiên cứu được cảm thụ văn học vì tính
chất “thiên biến vạn hoá” và sự quan của người đọc.
lệ thuộc của nó vào những thiên kiến chủ
Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi đồng chủ biên chỉ giải thích các thuật ngữ: Tiếp nhận văn học,
thưởng thức văn học, phê bình văn học mà không có thuật ngữ cảm thụ văn
học ( hay cảm thụ văn chương). Như vậy có thể suy ra rằng, cảm thụ văn
học không được coi là một thuật ngữ, không được coi là một khái niệm mà cảm
thụ văn học được coi là một hiện tượng bao trùm tất cả ba khái niệm trên. Tác
phẩm văn học được viết ra là để cho người đọc đọc, thưởng thức, cảm nhận, suy
ngẫm nhờ đó mà người đọc có thêm nhận thức, nâng cao năng lực tiếp nhận, có
đời sống tâm hồn phong phú. Người ta gọi tất cả các hoạt động nói trên là
tiếp nhận để nhấn mạnh mối quan hệ giữa tiếp nhận của
người đọc với thông điệp nghệ thuật do tác giả gửi gắm vào tác phẩm. Nhưng
chúng ta cũng hiểu thêm rằng: Không phải mọi sự đọc đều là tiếp nhận văn học.
Đọc để tìm các dữ kiện ngôn ngữ, tâm lí, dân tộc học, dấu vết của thái độ chính trị
đều chỉ là nghiên cứu chứ không phải là tiếp nhận văn học. Tiếp nhận đòi hỏi
người đọc phải sống với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn để cảm nhận cái thông
điệp thẩm mĩ mà tác giả gửi đến cho người đọc tác phẩm văn học.



1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động cảm thụ văn học
a. Cảm thụ văn học trước hết là hoạt động nhận thức hình tượng văn học
Nhận thức hình tượng văn học bắt đầu từ việc đọc một cách trọn vẹn tác
phẩm văn học. Người đọc ( hoặc người nghe) phải có khả năng thông qua lớp vỏ
ngôn từ mà hiểu được nội dung tác phẩm, hình dung được những con người,
những cuộc sống, tâm trạng, tính cách, số phận trong tác phẩm; đồng thời nắm
bắt được các tình tiết, diễn biến của của tác phẩm tự sự, hay cảm
xúc chủ đạo của tác phẩm trữ tình.Từ đó rút ra được đại ý (đối với đoạn
văn), tư tưởng chủ đề (đối với tác phẩm hoàn chỉnh) và phát hiện được ý đồ nghệ
thuật của tác giả.
Nói chung, nhận thức tác phẩm văn học chính là nắm bắt được các nét
chính về nội dung và nghệ thuật tác phẩm, thu thập và xử lí các thông tin liên
quan đến tác phẩm dựa trên những quan niệm nghệ thuật nhất định, nhằm
phát hiện ra những đặc điểm riêng biệt của tác phẩm về mặt nội dung và
hình thức nghệ thuật . Trong cảm thụ văn học, nhận thức là phương diện đầu tiên
và quan trọng nhất.
b. Cảm thụ văn học còn là sự rung cảm trước vẻ đẹp tinh tế của hình tượng văn
học
Sự rung cảm xét cho cùng chính là hoạt động “nhận thức một cách đặc
biệt”, là sự thể nghiệm của người đọc đối với nội dung tác phẩm, nhằm phát hiện
và thưởng thức những vẻ đẹp tinh tế, kín đáo, sâu sắc của hình tượng văn học.
Hình tượng văn học không phải chỉ chứa đựng những tri thức, kinh
nghiệm thuộc một vài lĩnh vực khoa học hay đời thường mà là tổng thể nhứng
tri thức, kinh nghiệm liên quan đến mọi lĩnh vực, được thăng hoa một cách kì
diệu, có sức hấp dẫn và có thần lực luôn lôi cuốn tâm hồn người đọc. Do đó,
cảm thụ văn học còn là sự rung động của tâm hồn và nhân cách người đọc trước
tính thẩm mĩ và tổng hoà của hình tượng trong tác phẩm.



c. Cảm thụ văn học thiên về chủ quan và cảm tính
Tính chủ quan trong cảm thụ văn học là đặc tính cho phép người đọc có thể
tuỳ ý yêu thích tác phẩm này hay tác phẩm khác; tán thành hay phản đối
tư tưởng nghệ thuật của tác giả
tuỳ
thuộc vào sở
thích riêng, vốn tri thức,
vốn sống, vốn kinh nghiệm riêng của mỗi người. Thậm chí họ còn có thể
nhận thức, rung cảm theo một cách khác, không hoàn toàn giống với ý đồ nhà
văn. Nói chung, cảm thụ văn học tuỳ thuộc rất nhiều vào chủ quan của người
đọc.
Cảm thụ văn học cũng là hoạt động thiên về cảm tính. Nếu các ngành
khoa học nói chung đòi hỏi phải dùng tư
duy lôgíc để
khảo cứu, phân tích,
thống kê một cách đầy đủ và chính xác, thì cảm thụ văn học đòi hỏi phải có các
yếu tố cảm nhận. Người đọc, bằng vốn tri thức và kinh nghiệm, cùng với năng
khiếu của mình, có thể lĩnh hội được những khía cạnh khó nhận thấy nhất, ẩn
giấu sau các chi tiết bình thường.
d. Cảm thụ văn học là hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo
Người đọc không phải chỉ biết tiếp nhận tác phẩm một chiều thụ động mà
trái lại, bao giờ họ cũng chủ động, sáng tạo trong nhận thức và rung cảm. Tính
chủ động và sáng tạo thể hiện ở chỗ: người đọc không bị lệ thuộc vào dụng ý
của tác giả mà có quyền nhận thức và rung cảm theo cách riêng, tuỳ thuộc vào
hoàn cảnh sống, vào vốn năng lực của họ. Người đọc có thể chủ động tìm kiếm
trong tác phẩm những gì đồng cảm, giúp ích được cho họ trong cuộc sống và
thậm chí còn có thể phát hiện ra những ưu điểm, nhược điểm của tác giả để khen
hoặc chê.
Tính chủ động, sáng tạo của cảm thụ văn học khiến cho người đọc
trong tưởng tượng của tác giả không đồng nhất, thậm chí đôi khi còn trái ngược

với người đọc trong thực tế và có những phát hiện của họ đôi khi làm cho chính
tác giả phải ngạc nhiên.


1.1.1.3. Đặc trưng của hoạt động cảm thụ văn học trong nhà trường
Các đặc trưng cơ bản đó là:
a. Tác phẩm được dạy học (tức là được cảm thụ) trong nhà trường là
những tác phẩm đã được chọn lọc, có giá trị nhân văn rõ rệt, tương đối ổn định
về sự đánh giá của xã hội, có hình thức nghệ thuật độc đáo nhưng không quá
khó đối với học sinh.
b. Nếp cảm, nếp nghĩ, phương pháp tư duy của tác giả cũng cần phải
mang tính truyền thống, dân tộc và đại chúng, nếp cảm xúc và tư duy đó tất
nhiên phải có đổi mới nhưng không đến mức quá xa lạ với người học sinh bình
thường, không mang màu sắc cá tính đến mức quá khó trong hoạt động cảm thụ
hoặc gây nhiều tranh cãi.
c. Tất cả những giá trị nội dung và hình thức
của tác phẩm hoặc
đoạn trích đều có xu hướng “định lượng” hoặc “mô phạm hoá”, tức có thể
dùng sự

phân tích lí tính là chủ

yếu trong việc khám phá cái hay, cái đẹp,

nhằm tạo điều kiện thuận lợi tương đối cho học sinh trong quá trình nhận thức
và vận dụng.
d. Do tính chất sư phạm nên việc cảm thụ trong nhà trường nói chung là
hoạt động “tái cảm thụ” và “tập cảm thụ”. Trong quá trình dạy học, tất nhiên
không nên bắt buộc học sinh phải lệ thuộc vào kết quả cảm thụ của những người
đi trước, mà trái lại, rất cần phải khuyến khích học sinh cảm thụ tự do theo suy

nghĩ và tưởng tượng của trẻ. Tuy vậy, nhà trường đồng
thời lại vẫn có yêu cầu khiến học sinh không cảm thụ sai lạc, tản mạn và
tiêu cực. Chính vì vậy, tính chất “tái cảm thụ” và “tập cảm thụ” trong nhà trường
là không thể tránh khỏi. Đó là sự tất yếu và cần thiết.
Chúng tôi cho rằng, không nên vì coi trọng tính chủ động, sáng tạo của
học sinh mà đồng nhất hoạt động cảm thụ trong nhà trường với cảm thụ


trong nghiên cứu – phê bình văn học hay cảm thụ tự do ngoài xã hội. Các hoạt
động cảm thụ ấy có những đặc điểm rất khác nhau.
1.1.1.4. Đặc trưng của văn bản nghệ thuật ngữ liệu bồi dưỡng cảm thụ văn học
cho học sinh Tiểu học
Văn bản nghệ thuật có 4 đặc trưng, đó là: Tính nhân văn, tính chủ quan,
tính biểu trưng, hình trượng độc đáo và tính nghệ thuật ngôn từ.
a. Tính nhân văn
Thể hiện ở việc

nội dung văn bản nghệ thuật chủ yếu nói về con

người, tư tưởng tình cảm của con người. Dù tác giả miêu tả hiện tượng nào của
cuộc sống đi nữa, một cái cây, một cánh rừng, một ngọn núi, một dòng sông thì
điều mà tác giả muốn tìm hiểu, điều mà làm cho họ phải ngạc nhiên, xúc động
và muốn nói lên để người khác cùng quan tâm, ngạc nhiên, xúc động như mình,
không phải là bản thân cái hiện tượng đó mà là mối liên hệ giữa chúng với con
người, ý nghĩa cuộc sống, con người mà những hiện tượng đó thể hiện, cách
nhìn, sự rung động của con người trước những hiện tượng cụ thể và trước cuộc
sống.

b. Tính chủ quan của văn bản nghệ thuật
Thể hiện ở chỗ tác phẩm là nơi tác giải bày tỏ thái độ chủ quan của

mình, nói
lên

ước mơ, khát vọng của mình về

thế giới, về cuộc sống. Tác

phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của nhà văn, nhà thơ, là sự sáng tạo, là
thông điệp mà tác giả gửi đến bạn đọc.
Chính tính chủ quan, đặc điểm tình cảm, cảm xúc này của tác phẩm
nghệ thuật đòi hỏi khi tiếp nhận văn học, học sinh không chỉ phải hiểu nội dung
sự việc của văn bản mà còn phải nắm nội dung liên cá nhân, các nghĩa hàm ẩn,
giá trị biểu hiện, chất trữ tình cũng như thái độ, tình cảm, sự đánh giá sự việc
của tác giả, cái làm nên chức năng bộc lộ của văn bản.

SVTH: Đoàn Thị
Mai K53

7

Lớp: ĐHGD Tiểu học


c. Tính biểu trưng, hình tượng, độc đáo khác thường của văn bản
nghệ thuật.
Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, nó đi tìm cho mình một ngôn
ngữ riêng, một cách “kí mã” riêng, khác với đời thường và khác với các
nghệ thuật khác. Chính vì vậy, khi tiếp nhận văn học, học sinh phải tiếp
nhận khác với logíc thông thường. Đó là, năng lực biết nghe được, đọc được
những gì ẩn chứa dưới những dòng chữ hay chính là năng lực giải mã nghệ

thuật.
d. Tính nghệ thuật ngôn từ của văn bản nghệ thuật.
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Một tác phẩm có giá trị phải là tác phẩm
kết hợp sự hài hoà của nội dung và hình thức, tình ý chứa chan mà lời lẽ phải
dạt dào. Vì vậy, ngoài việc giải mã cái nghĩa, cái lí, cái tình của văn bản còn phải
cho học sinh tiếp nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của
cách nói văn học, khả năng phát hiện được tín hiệu nghệ thuật và cao hơn
nữa là cho các em đánh giá được giá trị của các tín hiệu nghệ thuật trong việc
biểu đạt nội dung. Đây là một việc làm quan trọng của dạy cảm thụ văn học ở
trường Tiểu học .
1.1.2.
Mục tiêu của việc bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học
1.1.2.1.
Bồi dưỡng cảm thụ văn học giúp học sinh xác định đúng nội dung
chính của tác phẩm
Khi cảm thụ văn học, việc xác định đúng và chính xác nội dung của tác
phẩm là một yêu cầu thiết yếu. Ngay từ tuổi mới đến trường, việc xác định
không đúng hoặc thiếu chính xác các nội dung tình cảm, tư tưởng trong tác
phẩm có thể dẫn đến những điều không tốt trong quá trình phát triển tình
cảm của các em.


Do vậy, bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học không phải là
một công việc xa lạ, mà nằm ngay trong quá trình học tập môn Tiếng Việt của
các em.
1.1.2.2. Bồi dưỡng cảm thụ văn học giúp học sinh nhận biết nhanh nhạy và
chính xác các tín hiệu nghệ thuật trong tác phẩm
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học còn định hướng tới việc khám
phá nghệ thuật của tác phẩm. Đó là việc hướng dẫn học sinh từng bước nhận
diện, làm quen, hiểu biết và sáng tạo được các sản phẩm thẩm mĩ .Với tác phẩm

văn học, bồi dưỡng năng lực cảm thụ chính là nhằm giúp các em nhận biết
nhanh nhạy và chính xác các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm.
Như ta đã biết, tác phẩm văn học bao giờ cũng có những tín hiệu đặc biệt,
vốn là nơi tập trung những cảm xúc, suy nghĩ của nhà văn. Nói rộng hơn, tín
hiệu thẩm mĩ là tình cảm, tư tưởng của nhà văn, được thăng hoa một cách kì
diệu, tạo nên vẻ đẹp độc đáo, luôn tồn tại và khắc sâu tâm hồn bạn đọc.
1.1.2.3.
Bồi dưỡng cảm thụ văn học giúp học sinh hình thành một số kĩ năng sơ
giản trong phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Thế nào là kĩ năng sơ giản trong phân tích, đánh giá nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm? Ta biết rằng, do đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh, nhà
trường tiểu học không yêu cầu các em phải phân tích, đánh giá tác phẩm văn
chương. Trong đó, yêu cầu học sinh tìm các khía cạnh của nội dung và hình
thức, nêu ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh giàu tính nghệ thuật, khái quát các ý nhỏ
thành ý lớn hơn.Đó thực chất là những bước đi ban đầu của thao tác phân tích,
tổng hợp, đánh giá đối với nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
1.1.2.4.
Bồi dưỡng cảm thụ văn học giúp
học sinh hình thành và phát triển
tình cảm, tâm hồn và nhân cách
Chúng ta đã biết “dạy văn là dạy người”. Do vậy, việc hình thành và phát
triển tình cảm, tâm hồn cho học sinh có ý nghĩa cực kì quan trọng. Bồi


dưỡng cảm thụ văn học chính là nhiệm vụ gắn liền với bồi dưỡng tâm hồn, nhân
cách cho.
Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi qui định, học sinh Tiểu học so với đối tượng
học sinh các cấp THCS và THPT thì mục tiêu bồi dưỡng cảm thụ văn học có
những tính chất khác nhau. Trong khi cùng định hướng tới việc hình
thành và phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh th́ nội dung

chương trình môn Tiếng Việt của bậc học Tiểu học được xây dựng trên những cơ
sở ban đầu, có tính chất nền tảng cho các bậc học sau, làm tiền đề để học sinh
học tốt ở các bậc học tiếp theo, đặc biệt là để góp phần trong việc bồi dưỡng
học sinh giỏi Văn Tiếng Việt.


CHƯƠNG II : BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO
HỌC SINH LỚP 3,4 THÔNG QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC.
2.1.Nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 3,4 – ngữ liệu dùng để bồi
dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh.
2.1.1.
Hệ thống văn bản, câu hỏi, bài tập trong Tập đọc lớp3, 4 nhằm nâng cao
cảm thụ văn học cho học sinh
Chương trình SGK TV3 .Phân môn Tập đọc lớp 3, tập 1 được dạy trong
15 tuần, trừ 1 tuần ôn tập, kiểm tra, mỗi tuần có 3 bài tập đọc, tất cả có 41 bài.
Phân môn Tập đọc lớp 3 tập 2 được dạy trong 15 tuần, trừ 2 tuần ôn tập, kiểm
tra, mỗi tuần cũng có 3 bài tập đọc, tất cả kì là 45 bài.
Như vậy, SGK TV3 có tổng cộng 86 bài tập đọc.Đây là điều kiện tốt cho
học sinh đọc tốt và cảm nhận được nội dung cũng như vẻ đẹp ngôn từ của bài.
Chương trình SGK TV4 được đưa vào giảng dạy chính thức từ năm học
20052006. Phân môn Tập đọc lớp 4, tập 1 được dạy trong 18 tuần, trừ 2 tuần ôn
tập, kiểm tra, mỗi tuần có 2 bài tập đọc, tất cả có 32 bài. Phân môn Tập đọc lớp
4 tập 2 được dạy trong 17 tuần, trừ 2 tuần ôn tập, kiểm tra, mỗi tuần cũng có 2
bài tập đọc, tất cả kì là 30 bài.
Như vậy, SGK TV4 có tổng cộng 62 bài tập đọc, trong đó 41 bài thuộc thể
loại văn xuôi, 1 bài tục ngữ và 20 bài thuộc thể loại thơ. Nghiên cứu kĩ chúng tôi
thấy trong 62 bài tập đọc thì có đến 60 bài là văn bản nghệ thuật, 2 bài là văn
bản phi nghệ thuật. Đây là điều kiện thuận lợi giúp học sinh học tốt.



2.2 Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh trong phân môn Tập đọc
2.2.1. Mục đích
Mục đích của việc bồi dưỡng cảm thụ văn học trong phân môn Tập đọc
nhằm trang bị cho học sinh vốn văn hoá văn học cần thiết, giúp học sinh rèn
luyện năng lực đọc – hiểu và hình thành những kĩ năng sơ giản về phân tích tác
phẩm, từ đó bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn cho các em.
Mục đích của việc bồi dưỡng cảm thụ văn học khác với mục đích
chung của bài Tập đọc ở chỗ: Nội dung của một bài dạy Tập đọc có nhiều mục
đích. Trong đó, trọng tâm là luyện đọc thành tiếng và luyện đọc hiểu. Bồi
dưỡng năng lực cảm thụ văn học không quan tâm đến việc luyện đọc các từ khó
và một số nhiệm vụ khác như mục đích của bài Tập đọc nói chung.
2.2.2. Nội dung
Tập đọc là phân môn có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc bồi
dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh. Bởi vì, Tập đọc cung cấp một khối
lượng ngữ liệu văn chương nhiều nhất thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều phạm vi khác
nhau, rèn kĩ năng đọc – hiểu nhiều nhất và rèn kĩ năng đọc diễn cảm,
đọc phân vai tập trung nhất.
ở đây có một số đoạn trích, hoặc toàn bộ tác
phẩm của các tác giả văn học lớn được đưa vào chương trình.
Nội dung cụ thể của cảm thụ văn học trong các bài Tập đọc là học sinh
được đọc trực tiếp các ngữ liệu văn chương, tìm hiểu nội dung và nghệ
thuật, đồng thời diễn đạt những suy nghĩ và cảm xúc của mình khi trả lời các
câu hỏi và bài tập. Phân môn Tập đọc còn tạo điều kiện để học sinh rung
cảm, thưởng thức vẻ đẹp của hình tượng ngôn từ thông qua giọng đọc diễn cảm,
giọng ngâm tuỳ thuộc vào nội dung của từng bài.
Phân môn Tập đọc bằng cách đó đã đóng vai trò quan trọng trong nhiệm
vụ bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, phát triển tư duy và nhân cách học sinh. Khi
dạy học Tập đọc, không nên biến giờ học này thành giờ giảng văn, vì con đường



cảm thụ văn học của học sinh sẽ phụ thuộc vào GV mà mất đi tính chủ động,
sáng tạo của các em.
2.3.Một số biện pháp bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3,4 thông
qua phân môn Tập đọc
2.3.1.
Biện pháp 1: Giáo viên bồi dưỡng tri thức tiếng Việt, văn học cho học
sinh
GV giúp học sinh hiểu được cảm thụ văn học là một quá trình nhận
thức cái đẹp chứa trong thế giới ngôn từ, cảm thụ kiến thức văn chương là quá
trình tiếp nhận, hiểu và cảm được tính hình tượng của văn chương, đặc trưng
phản ánh nghệ thuật của văn chương.

Em vẽ Bác Hồ
Trên tờ giấy trắng.

Vẽ hết trang giấy

Em vẽ vầng trán

Toàn những thiếu nhi.

Trán Bác Hồ cao.

Theo bước Bác đi

Em vẽ tóc râu

Khăn quàng đỏ thắm

Chỉ vờn nhè nhẹ.


Em vẽ chim trắng

Em vẽ Bác bế

Bay trên trời xanh

Hai cháu trên tay.

Em đề dưới tranh

Cháu Bắc bên này
“Đời đời ơn
Bác” Cháu Nam bên ấy.
Trong bài có từ nào được lặp lại? Lặp lại như vậy nhằm mục đích gì?
( Từ “em vẽ”, lặp lại như vậy nhằm nói lên tình cảm của em nhỏ đối với
Bác Hồ như thế nào?)
Em bé đã vẽ những gì? ( vầng trán, tóc râu, Bác bế,thiếu nhi, chim trắng...)
hình ảnh của Bác đối với em nhỏ.


2.3.2. Biện pháp 2: Tăng cường rèn kĩ năng đọc hiểu, giúp

học sinh tìm
h
i

u
s
â

u
s

c
n

i
d
u
n
g
c
á
c
b
à
i
T

p
đ

c
n
h


ằm nâng cao cảm thụ văn học cho các em
2.3.2.1. Bản chất của quá trình dạy đọc hiểu
Như chúng ta đã biết rằng, văn bản có tính chỉnh thể, tính

hướng đích và tính khả phân (khả năng phân tích thành các yếu
tố nhỏ hơn của văn bản). Việc sản sinh văn bản và tiếp nhận văn
bản là hai quá trình của một hoạt động tương tác hoạt động
giao tiếp. Trong quá trình sản sinh văn bản, trước
tiên người viết phải có mục đích,
giao tiếp. lập chương
động cơ
Họ
trình
giao tiếp và triển khai ý định này một cách cặn kẽ, cho đến khi
văn bản đó đạt được những mục đích đặt ra trong một hoàn
cảnh cụ thể với những nhân
tố giao tiếp cụ thể. Ngược lại, trong quá trình tiếp nhận, người
đọc phải
hướng lĩnh hội nội dung và đích của văn bản. Để đạt được mục
tiêu này,
người đọc phải phân tích văn bản trên những gì đã được người
viết triển khai, đó có thể là nghĩa của từ (nghĩa từ điển và nghĩa
văn cảnh, nghĩa biểu
vật và nghĩa hình thái), nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của
câu, nghĩa của
đoạn, nghĩa của bài, rồi mới đi đến mục đích thông báo của văn
bản. Như vậy, có thể nói bản chất của việc đọc hiểu chính là
đọc và phân tích những cái được đọc.
2.3.2.2. Con đường nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh
* Việc dạy đọc hiểu, phải hướng dẫn sự trải nghiệm và tạo
niềm vui cho học sinh.
* Việc dạy đọc – hiểu cho học sinh phải chú trọng bản
chất của hoạt động đọc và quá trình đọc.
* Học sinh đọc có trình độ là biết nắm vững hình thức

đọc đối với tài liệu và mục đích đọc đối với bản thân.


2.3.3.
Biện pháp 3: Luyện tập và củng cố
cảm thụ văn học cho học sinh

vững chắc các thao tác trong
* Đọc – hiểu ngôn từ của
văn bản: ở đây, chúng ta không
chỉ tìm hiểu nghĩa của từng từ
riêng lẻ mà phải hiểu được
cách diễn đạt, nắm bắt mạch
văn xuyên suốt từ câu đầu đến
câu cuối, từ ý này sang ý khác
để hiểu được những nét đặc
sắc, khác thường, thú vị trong
nghệ thuật sử dụng ngôn từ của
tác giả.
* Đọc – hiểu hình tượng
nghệ thuật: Theo lí thuyết tiếp
nhận văn học, đọc là hoạt động
sáng tạo nhưng không phải là
một hoạt động hoàn toàn tự do.
Học sinh trước hết bị quy định
bởi văn bản tác phẩm với các
mã ngôn ngữ, mã nghệ thuật,
mã văn hoá kết tinh trong đó.
Chẳng hạn học sinh phải hiểu
được nghĩa của ngôn từ, điển

tích, mô tiếp của các biểu
tượng thẩm mĩ
* Đọc – hiểu tư tưởng
tình cảm của tác giả: Nhà văn
sáng tác bao giờ cũng nhằm thể
hiện tư tưởng tình cảm trong
tác phẩm. Tư tưởng tình cảm là
linh hồn của các tác phẩm. Vì
vậy, đọc – hiểu trong Tập đọc
là phải phát hiện được linh
hồn đó. Tuy nhiên, tình cảm
thường không được tác giả bộc
lộ một cách trực tiếp mà được
thể hiện ở giữa lời, ngoài lời.
Việc đọc – hiểu tư tưởng tình
cảm tác giả đòi hỏi học sinh
phải có năng lực tổng hợp,
phán
đoán,
khái quát để từ


các mối
quan hệ

giữa các sự
nhân vật,

kiện,
chi tiết


trong bài và thái độ, cách miêu tả của tác giả
rút ra những kết luận khái quát về đề tài, chủ
đề, cảm hứng quan niệm thẩm mĩ mà tác giả
muốn truyền đạt.
Kĩ năng quan sát lựa chọn: Tích cực
bồi dưỡng cho học sinh những hiểu biết về
thực tế cuộc sống. Hướng dẫn học sinh để ý,
quan sát những sự việc, hiện tượng diễn ra
hàng ngày xung quanh chúng ta. Học sinh
quan sát để nhận xét và ghi nhớ, từ đó làm
giàu thêm vốn từ, vốn hiểu biết cho các em.
Học sinh phải biết quan sát để tìm ra các chi
tiết, lựa chọn chi tiết tiêu biểu
trước khi tái hiện chúng một cách có ý nghĩa
nghệ thuật. Vốn sống là một


khái niệm rất rộng, bao gồm toàn bộ tri thức, kinh nghiệm về cuộc sống của
mỗi cá nhân. Đó là tất cả

những hiểu biết và cách

ứng xử của mỗi người

trong những mối quan hệ với thiên nhiên và xã hội.
. 2.3.4. Biện pháp 4: Khuyến khích học sinh rung cảm nghệ thuật trong mọi
hoạt động dạy học của tiết Tập đọc
Để nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho học sinh thông qua phân môn
Tập đọc, biện pháp bao trùm hiện nay là khuyến khích học sinh rung cảm nghệ

thuật. Vì nếu không có rung cảm nghệ thuật, không có những rung động, hứng
thú theo hướng văn chương thì việc dạy học phân môn Tập đọc sẽ trở nên khô
khan và nhàm chán.
Trong thực tế, vì nhiều nguyên nhân, sự say mê, hứng thú của học sinh
trong giờ học Tập đọc, đặc biệt là phần cảm thụ văn học đang có phần bị
giảm sút. Cần làm tăng thêm hứng thú, say mê ở các em nhờ tăng cường các
hoạt động cảm thụ văn học cho học sinh. Những giờ học đầy xúc động này sẽ
gây ấn tượng tốt đẹp, tạo động lực thúc đẩy các em phấn đấu trở thành những
công dân tốt, những con người biết sống có ích cho xã hội.
2.3.4.1.
Giúp học sinh rung cảm nghệ thuật ở hoạt động giới thiệu bài của
GV
a. Đọc diễn cảm phát huy cao độ vai trò chủ thể cảm thụ
Bản chất của đọc diễn cảm như các nhà khoa học đã nêu ra không chỉ là
đọc chuẩn”, đọc ngôn ngữ tức là đọc đúng ngữ âm, ngữ pháp, đọc sáng rõ, mạch
lạc, đọc trôi chảy một văn bản ngôn từ mà quan trọng hơn là đọc văn
học, là kết hợp giữa khả năng diễn cảm, truyền cảm trong giọng đọc với
việc bắt trúng cái “giọng” của nhà văn để làm bật ra ý nghĩa của câu chữ.
Nghệ thuật đọc diễn cảm là nghệ thuật xử lí một cách hợp lí mối quan hệ giữa
khách quan phản ánh và chủ quan biểu hiện của tác giả; giữa chủ quan của
người đọc và chủ quan của người sáng tác để truyền đạt được tiếng nói


tình cảm của tác giả đến bạn đọc. Trong giờ Tập đọc, khi một học sinh đứng đọc
bài trước lớp, h đọc sinh đó cần phải hiểu một cách rõ ràng rằng; mình
đọc để truyền đạt cho người nghe những ý nghĩ, những rung động và tình
cảm tác giả đã đem vào tác phẩm, cũng như để thể hiện thái độ của mình đối với
tác phẩm. Như vậy, đọc diễn cảm là thông qua chủ quan của mình (trên
cơ sở sự tôn trọng khách quan tác phẩm và sự
đồng cảm với tác giả) làm

sống dậy cái phần chủ quan của người viết. Đọc diễn cảm là truyền đến
người nghe cái tình điệu của nhà văn trong tác phẩm và thái độ, tình cảm của
người đọc về

tác phẩm. Đọc diễn cảm là biểu hiện của sự

cảm thụ nghệ

thuật sâu sắc và là thước đo mức độ tiếp nhận nghệ thuật của người đọc.
b. Đọc diễn cảm phát triển tính tích cực, sáng tạo ở học sinh
Sự sáng tạo trong tiếp nhận văn học ở học sinh không chỉ thể hiện ở
cách đọc “tri âm” mà còn thông qua việc truyền đi tiếng nói của nhà văn,
người đọc “thổi” vào tác phẩm một luồng sinh khí mới

mang hơi thở của

thời đại và hoàn cảnh sống riêng tư. Những kinh nghiệm cá nhân, những đặc
điểm tâm lí, ý thức, những suy ngẫm và thể nghiệm giá trị văn học vào đời sống
của bạn đọc đã đem đến cho tác phẩm nhiều ý nghĩa phong phú và sắc điệu thẩm
mĩ mới. Tính sáng tạo trong cảm thụ văn học của học sinh diễn ra trong nhiều
hoàn cảnh khác nhau, dưới nhiều dạng thức khác nhau, trong đó có hoạt động
đọc diễn cảm. Và dù cho kinh nghiệm đó còn hạn chế và nhỏ bé đến đâu đi
chăng nữa, nó bao giờ cũng đem lại cho sự trình bày của học
sinh đặc điểm tươi mát và sự độc đáo không lặp lại. Trong khi đọc, người
đọc sẽ nhất định đưa vào điều gì đó của mình. Và điều của riêng người đọc
thể hiện ở chỗ người đọc hiểu tác phẩm như thế nào, nhấn mạnh vào chỗ nào
và tư tưởng nào trong tác phẩm làm người đọc xuất hiện hơn cả. Khi đọc diễn
cảm, xuất hiện sự giao tiếp thực sự giữa người nghe và người đọc, sự giao
tiếp đó sẽ nâng cao khả năng tự sáng tạo của người đọc cũng như nâng cao



hứng thú và sự chú ý của người nghe. Vấn đề còn lại là giáo viên phải làm thế
nào để bồi dưỡng, rèn luyện cho học sinh năng lực đọc diễn cảm và khơi dậy ở
các em cái khát vọng trình bày, cái động cơ thể hiện việc truyền cảm như một
hành vi văn hoá đầy tinh thần sáng tạo.
c. Đọc diễn cảm kích thích liên tưởng, tưởng tượng của học sinh,, giúp
học sinh nhập thân vào nội dung bài đọc
Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên, tác phẩm văn học là sự
thống
nhất máu thịt, xuyên thấm giữa khách quan và chủ quan, vật chất và tinh thần,
hình thức và nội dung. ở dạng tồn tại xã hội, sản phẩm tinh thần của nhà văn,
nhà thơ hiện diện trước mắt người đọc dưới hình thức một văn bản ngôn từ. Một
bức tranh về đất nước và con người Việt Nam:
Một bức chân dung về hình ảnh người mẹ: Lời ru có gió mùa thu/ Bàn tay mẹ
quạt mẹ đưa gió về/ Những ngôi sao thứcngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì
chúng con/ Đêm nay con ngủ giấc tròn/ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời (Mẹ
TV2) Tất cả chỉ hiện ra trong nội quan của người đọc. Nói cách khác người đọc
chỉ trông thấy nó bằng con mắt thứ ba”.
Như vậy, đọc diễn cảm đã góp phần đánh thức những năng lực cảm thụ
chủ quan của người nghe đồng thời thúc đẩy tính sáng tạo của người đọc trong
hoạt động đọc.
d. Đọc diễn cảm làm sâu sắc thêm cảm thụ của người đọc, người nghe
gia tăng hiệu quả tiếp nhận
Trong tâm lí học cảm thụ, ở nơi hội lưu của các dòng cảm xúc giữa
người sáng tác và người tiếp nhận, sự hoà đồng thẩm mĩ giữa nhà văn và
công chúng độc giả có một cộng hưởng mạnh mẽ. Tần số cảm thụ, cường lực
tiếp nhận nghệ thuật đạt được với cấp số nhân. Không thể tuyệt đối hoá
vai trò của đọc diễn cảm trong việc quyết định chất lượng cảm thụ nghệ
thuật, rằng chỉ có đọc diễn cảm mới làm cho nhận thức thẩm mĩ trở nên sâu



sắc hơn, nhưng cũng không nên phủ nhận hiệu lực gia tăng cường độ cảm xúc,
tạo nên những chấn động mạnh mẽ trong tâm cảm người tiếp thụ văn
học của biện pháp này ở những chặng sau của quá trình tiếp nhận văn
chương.
Tóm lại, không cần nhiều kinh nghiệm để hiểu rằng: những dấu ấn
tình cảm luôn là một hằng số ít đổi thay bất luận lí trí có thể thay đổi. Những
hành động được khởi phát từ động cơ tình cảm bao giờ cũng tự nguyện, tự giác,
chủ động, nhiệt thành và đạt hiệu quả cao hơn khi nó xuất phát từ sự chấp nhận
hoặc gượng ép về lí trí. Đó chính là giá trị vững bền của biện pháp rèn kĩ năng
đọc diễn cảm mà một lĩnh vực cần nhiều đến cảm xúc thẩm mĩ, đến không khí
giao cảm, giao hoà giữa những con người như bồi dưỡng năng
lực cảm thụ văn học không thể không tiếp thu và vận dụng một cách sáng
tạo, hiệu quả.
2.3.5.
Biện pháp 5: Xây dựng hệ thống bài tập nhằm nâng cao cảm thụ văn
học cho học sinh lớp 3,4
2.3.5.1. Dạng 1: Bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.
a. Kiểu 1: Nhóm bài tập giúp học sinh đọc – hiểu và cảm thụ nghĩa của từ
trong câu
Chúng ta đã biết, một từ thường có nhiều nghĩa, trong mỗi ngữ
cảnh
khác nhau, từ mang những nét nghĩa khác nhau. Ngôn ngữ trong văn bản nghệ
thuật thường mang tính sáng tạo, giàu hình ảnh. Một từ có thể có một nghĩa
quen thuộc với học sinh, nhưng trong một văn cảnh nào đó thì nó lại mang một
nghĩa khác hẳn mà có thể học sinh chưa biết tới. Trong các trường hợp đó,
những từ như thế chúng tôi coi là nghĩa bóng của từ.
b. Kiểu 2: Bài tập giúp học sinh xác định nghĩa của câu văn.
Dữ kiện để xây dựng nhóm bài tập này là các câu thông thường hoặc là các
câu hội thoại trong bài đọc mang nhiều nghĩa, lệnh của bài tập là xác định



đúng nghĩa của câu trong hoàn cảnh giao tiếp hoặc nghĩa của câu mà tác giả đưa
ra như một kết luận mà không có luận cứ giúp học sinh hiểu kĩ, hiểu sâu nội
dung bài đọc.
c. Kiểu 3: Nhóm bài tập giúp học sinh xác định ý chính của đoạn văn Câu
hỏi tìm hiểu bài trong SGK của phân môn Tập đọc lớp 3, lớp 4 rất
hạn chế kiểu câu hỏi: Tìm ý chính của mỗi đoạn văn, khổ thơ trong văn bản.
Chủ yếu câu hỏi tìm hiểu bài dạng tổng hợp, yêu cầu cao đối với học sinh, trong
khi đó không có phần gợi ý hướng dẫn. Vì vậy, các tiết học diễn ra nặng nề, gây
khó khăn cho học sinh, không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học
sinh. Việc sử dụng hệ thống câu hỏi có nhiều lựa chọn trong giờ tập đọc để giúp
học sinh nhanh chóng tìm ra ý chính của đoạn văn là việc làm cần thiết giảm nhẹ
áp lực công việc mà lại phát huy được tính chủ động của các em học sinh, đưa
các em vào trong các hoạt động học tập cụ thể, hấp dẫn thu hút các em, tạo điều
kiện thuận lợi để các em hứng thú cảm thụ được cái hay, cái dẹp trong bài đọc.
Bài tập minh hoạ: Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý mà em cho là câu trả
lời đúng (hoặc đúng nhất) trong các bài tập sau:
Bài tập 1: Đọc khổ thơ 6 và 7, em thấy tác giả nói về:
a. Sự lo lắng của bạn nhỏ khi mẹ bị ốm.
b. Tình thương yêu và lòng biết
ơn sâu sắc của bạn nhỏ
mẹ.
c. Cậu bé rất vui, khi mẹ đã khoẻ.

đối với

(Mẹ ốm TV4 T1 tr 9)d.
Kiểu 4: Nhóm bài tập giúp học sinh xác định đại ý của bài
Văn bản giao tiếp nói chung và văn bản nghệ thuật nói riêng, bao giờ

cũng có đích tác động. Đích tác động của văn bản nghệ thuật thường được thể
hiện bằng một nội dung hàm ẩn, có thể là cảm xúc, là tâm trạng của tác


giả, có thể là một nghĩa liên cá nhân, mong muốn của tác giả đặt người đọc vào
những thái độ , tình cảm, khát vọng của mình. Bên cạnh đó, mỗi văn bản
nghệ thuật còn đem lại cho người đọc nhận thức, tình cảm, thái độ, khoái
cảm thẩm mĩ, lòng ham thích cái đẹp, cái thiện.Tìm ra đại ý của bài là chúng ta
đã xác định và làm rõ được đích tác động của người viết. Để xác định được đại ý
của bài, học sinh phải được trang bị những hiểu biết về tác giả, mục đích viết
văn bản của tác giả, hoàn cảnh xã hội mà tác giả sáng tác văn bản. Người đọc
còn phải phát hiện xem sự kiện, nhân vật nào thể hiện lí tưởng của tác giả, trở
thành công cụ để biểu đạt tư tưởng của tác giả. Yêu cầu tình cảm mà tác giả
muốn thông qua tác phẩm gửi đến người đọc là gì.
Từ nghĩa của từ, câu, ý của đoạn văn trong văn bản, học sinh tổng hợp,
chắt lọc (có thể

phải suy luận) để tìm ra đại ý của bài hay việc phát biểu

cảm nghĩ, nhận xét, rút ra bài học từ các tình tiết, sự kiện trong bài. Câu hỏi, bài
tập trong sách giáo khoa về vấn đề này thường là: “Theo em, ý nghĩa của bài thơ
này là gì? (Chuyện cổ tích về loài ngườiTV4T2tr 10); “Theo em, cái đẹp thể
hiện trong bài thơ này là gì? (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹTV4
T2 tr 48. Các câu hỏi này có điểm chung là: Để trả lời được, học sinh phải đọc
kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần bài đọc, phát huy hết khả năng sử dụng vốn từ của
mình để trả lời câu hỏi.
g. Kiểu 6: Nhóm bài tập giúp học sinh hiểu về các biện pháp tu từ, cách dùng
từ đặt câu, phát hiện những chi tiết hình ảnh có giá trị trong bài tập đọc.
a. Bài tập hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm dòng thơ, khổ thơ
Bài tập 1: Em hãy cho biết cách ngắt nhịp các dòng thơ sau ( dùng / để kí

hiệu), gạch chân các từ cần nhấn giọng rồi đọc diễn cảm.
“Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu


Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay”
( Mẹ ốm : TV4 tập 1, Tr 19 )
Loại 2: Luyện cho học sinh sử dụng các biện pháp tu từ diễn
vào việc
đạt viết câu văn cho sinh động:
Bài tập 1: Hãy sử dụng biện pháp nhân hoá để diễn đạt lại những câu văn
dưới đây cho sinh động, gợi cảm:
a) Chim sơn ca đang hót ríu rít trên cành.
b.

bNhững tia năng ấm áp chiếu xuống nhưng bãi cỏ xanh mơn mởn.
c.

Loại 3: Luyện bài tập về bộc lộ cảm thụ văn chương qua đoạn văn,

đoạn thơ
Bài tập 3: Kết thúc bài Tre Việt Nam ( TV lớp 4 tập 1), nhà thơ Nguyễn Duy
viết:
Mai
sau,
Mai
sau,
Mai
sau,

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Em hãy cho biết những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì? Cách
diễn đạt của nhà thơ có những gì độc đáo, góp phần khẳng định điều đó.

CHƯƠNG 3:
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM.
3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm nhằm kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi và giá trị thực tiễn của
các biện pháp bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 3,4 thông qua phân
môn Tập đọc.
Thông qua thực nghiệm nhằm bổ sung, điều chỉnh các vấn đề lí luận để hệ
thống các biện pháp đưa ra áp dụng hiệu quả hơn. Phân tích điểm tương


đồng và khác biệt giữa các kết quả trên để đánh giá khả năng áp dụng những biện
pháp này vào thực tiễn dạy học hiện nay và những năm tiếp theo.
3.2. Đối tượng thực nghiệm
Mẹ ốm ( TV4 – tập 1 )

Giáo án

Tập đọc:

MẸ ỐM
Trần Đăng Khoa

I.MỤC TIÊU
+ Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn của phương ngữ.
Phía bắc (PB) : lá trầu, nóng ran , cho trứng…

Phía nam ( PN) : giữa cơi trầu, trời đổ

mưa,kể diễn kịch, khổ đủ

điều…
Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,
nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng thể hiện tình cảm yêu thương sâu
sắc của người con đối với mẹ
+ Đọc – Hiểu
Hiếu các từ ngữ khó trong bài : khô giữa cơi trầu, Truyện Kiều, y sĩ, sự hiếu thảo,
lòng biết ơn của người bạn nhỏ với người mẹ.
+ Học thuộc lòng bài thơ
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh họa bài tập đọc trang 9, SGK( phóng to nếu có điều kiện)
Bảng phụ viết sẵn khổ 4 – 5
Tập thơ Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.


×