Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài tập cá nhân kế toán quản trị (102)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.62 KB, 6 trang )

MÔN HỌC: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Người thực hiện: Phạm Thị Tư
Lớp: GaMBA.M0111

Hà Nội, tháng 02 - 2012


Môn Kế toán Quản trị

2

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG (CÔNG TY EMPCO).
Empco Inc là một công ty chuyên sản xuất thép tấm. Công ty đã hoạt động trong
lĩnh vực này khá lâu và hiện đang có kế hoạch hiện đại hóa quy trình sản xuất bằng
việc mua 2 robot để thay thế cho 8 công nhân đang làm trong phân xưởng khoan.Kế
hoạch này dự kiến sẽ tiết kiệm được những chi phí sau:
 Thứ nhất, phần chi phí lao động trực tiếp. Do không sử dụng lao động trong
phân xưởng nữa nên không còn chi phí lao động trực tiếp ở phân xưởng
 Thứ hai, chi phí sản xuất chung cũng giảm xuống bằng không do hiện thời
Công ty phân bổ chi phí sản xuất chung dựa trên một tiêu thức phân bổ duy
nhất cho toàn công ty là chi phí lao động trực tiếp.
Rose Bach vị Giám đốc tài chính mới được bổ nhiệm của công ty cho rằng khi
chuyển sang tự động hóa thì cần phải xem xét lại hệ thống tính toán chi phí sản xuất
chung. Trên cơ sở đó, Bach cũng nghiên cứu và thảo luận vấn đề phân bổ chi phí sản
xuất với một vài đồng nghiệp đồng thời thu thập số liệu thống kê về tỷ lệ phân bổ chi
phí của công ty trong những năm trước như sau:
Chi phí LĐ trực
tiếp trung bình
năm (USD)


Chi phí sản xuất
chung trung bình
năm (USD)

Tỷ lệ phân bổ chi phí
sản xuất chung trung
bình (%)

1960 – 1969

1,000,000

1,000,000

100

1970 – 1979

1,200,000

3,000,000

250

1980 – 1989

2,000,000

7,000,000


350

1990 – 1999

3,000,000

12,000,000

400

2000 – 2009

4,000,000

20,000,000

500

Thời gian

Dựa vào các số liệu kế toán, Bach cũng ước tính về chi phí cho các phân xưởng:

CP lao động trực tiếp (USD)
CP sản xuất chung (USD)

PX cắt gọt

PX đánh bóng

PX khoan


2,000,000

1,750,000

250,000

11,000,000

7,000,000

2,000,000

PHẦN 2: THẢO LUẬN TÌNH HUỐNG CÔNG TY EMPCO.
a.Những điểm yếu của hệ thống phân bổ chi phí sản xuất chung của Công ty:
Phạm Thị Tư - Lớp GaMBA.M0111

Trang 2/6


Môn Kế toán Quản trị

2

Dựa vào thông tin bài đọc cung cấp thì hệ thống phân bổ chi phí sản xuất chung
mà công ty Empco áp dụng từ năm 1960 đến năm 2009 là phân bổ dựa trên một tiêu
thức phân bổ duy nhất: “Chi phí lao động trực tiếp”. Đây chính là điểm yếu trong hệ
thống phân bổ chi phí sản suất chung của công ty vì như vậy kế toán chi phí đã bóp
méo chi phí sản phẩm. Đơn cử như vấn đề lương của người lao động trong các phân
xưởng là khác nhau, trình độ của người lao động cũng khác nhau dẫn đến năng suất lao

động cũng khác nhau. Việc tiêu hao năng lượng của máy móc thiết bị và diện tích nhà
xưởng cũng hoàn toàn khác nhau. Do đó khi định giá sản phẩm sẽ là không chính xác.
Mặt khác trong chí phí sản xuất chung có hai loại: Chi phí sản xuất chung biến đổi và
chi phí sản xuất chung cố định. Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản
xuất phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất ra hoặc phụ thuộc vào công suất hoạt
động của máy móc thiết bị như nhiên liệu, năng lượng (điện, nước, …). Chi phí sản
xuất chung cố định bao gồm những khoản chi phí phát sinh không phụ thuộc vào tình
hình sản xuất như: chi phí tiền lương cho cán bộ quản lý, chi phí văn phòng , nhà
xưởng, khấu hao máy móc thiết bị,.... Nếu hệ thống phân bổ chi phí của công ty gộp
hai loại chi phí này lại để phân bổ theo một tiêu thức duy nhất thì sự phản ánh không
còn là chính xác chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm dẫn đến định phí quá cao đối
với sản phẩm có số lượng lớn và quá thấp đối với sản phẩm có số lượng ít và chi phí
cho từng phân xưởng cũng không chính xác và khi các điều kiện sản xuất thay đổi thì
lượng nhân công trực tiếp bắt đầu giảm xuống vì đã được thay thế bằng máy móc tự
động. Công ty bắt đầu sản xuất những sản phẩm mới với quy mô mới và mức độ phức
tạp khác nhau. Vì vậy, để quản lý và duy trì sự phát triển này, nhiều nguồn lực hơn từ
những người hoạch định sản xuất, kỹ sư thiết kế sản phẩm đến cả những người không
liên quan gì đến chi phí lao động trực tiếp. Như vậy trong môi trường sản xuất hiện đại
hóa này, việc tiếp tục dựa vào một cơ sở phân bổ truyền thống sẽ khiến chi phí sản xuất
của từng đơn vị bị bóp méo và do đó gây nhầm lẫn và sai lệch trong việc ra quyết định
của nhà quản lý.
Dưới đây là sự thay đổi của chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung
qua từng thời kỳ so với giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1969 như sau:
Thời gian
1970 - 1979
1980 - 1989
1990 - 1999
2000 - 2009

Tốc độ tăng

chi phí LĐ
trực tiếp
1.2 lần
2.0 lần
3.0 lần
4.0 lần

Tốc độ tăng chí
phí sản xuất chung

Tỷ lệ phân bổ chi phí
sản xuất chung

3.0 lần
7.0 lần
12.0 lần
20.0 lần

250%
350%
400%
500%

Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy: Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009,
chi phí lao động trực tiếp chỉ tăng 4.0 lần so với giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1969.
Chi phí sản xuất chung đã tăng tới 20.0 lần. Tỷ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung cũng
tăng gấp 5 lần so với trước đây.
Vậy việc áp dụng hệ thống phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí lao động
trực tiếp của công ty Empco đã dẫn đến việc phân bổ chi phí không chính xác cho các
phân xưởng của công ty.

b. Lý luận của Kelley rằng chi phí sản xuất chung của phân xưởng Khoan sẽ
giảm xuống bằng không nếu đề xuất tự động hóa được triển khai? Hãy giải thích
rõ.
Phạm Thị Tư - Lớp GaMBA.M0111

Trang 3/6


Môn Kế toán Quản trị

2

Khi Empco triển khai áp dụng đề xuất tự động hóa thì lượng lao động trực tiếp ở
phân xưởng khoan sẽ bằng 0. Nhưng nhìn vào thực tế lúc này vai trò của người lao
động sẽ chuyển từ lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất sang người có chức năng
thiết lập, vận hành, giám sát và không còn là nguồn lực bắt buộc trong quá trình sản
xuất như trước nữa. Nhiệm vụ chính của người lao lúc này là điều hành robot và thực
hiện vai trò của người thợ sửa chữa khi cần thiết. Hơn nữa như phần phân tích ở trên
thì chi phí sản xuất chung bao gồm: “chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản
xuất chung cố định”. Khi ấy dù phân xưởng khoan có sử dụng lao động thủ công hay
sử dụng robot thì vẫn phải sử dụng đến văn phòng, nhà xưởng, thiết bị máy móc, điện,
nước và các nhiên liệu khác trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Do đó nhận định của
Kelly cho rằng chi phí sản xuất chung sẽ giảm xuống bằng không là không có cơ sở.
Thậm chí khi đó chi phí sản xuất chung của phân xưởng khoan sẽ lớn hơn 0 chứ không
phải bằng 0 như lời nhận định của kỹ sư trưởng Bob Kelly đã nói.
Như vậy: Khi áp dụng đề xuất việc tự động hoá thì tiêu thức phân bổ chi phí sản
xuất chung theo chi phí lao động trực tiếp là không phù hợp.Vì vậy nhà quản lý công ty
cần phải thiết lập kế hoạch và giải pháp cải tiến cho hệ thống hạch toán phân bổ chi phí
chung sao cho phù hợp và phản ánh sát thực hơn.
c. Đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống phân bổ chi phí chung thông qua việc

thay đổi hệ thống phân bổ ở các phân xưởng.
Sau khi học môn kế toán quản trị do thầy TS.Vũ Đình Hiển hướng dẫn cùng với
sự kết hợp việc nghiên cứu tài liệu và phân tích những tồn tại của hệ thống phân bổ chi
phí truyền thống mà công ty Empco đang áp dụng và trong điều kiện thực tế hiện nay,
Tôi đề xin đề xuất giải pháp như sau: Công ty Empco chuyển từ hệ thống hạch toán chi
phí truyền thống sang hệ thống chi phí trên cơ sở hoạt động ABC vì hệ thống chi phí
trên cơ sở hoạt động ABC là một biện pháp để hoàn thiện hạch toán chi phí. Theo ABC
sử dụng chi phí của các hoạt động làm cơ sở để xác định chi phí cho các đối tượng
hạch toán chi phí khác. Do vậy ABC cung cấp thông tin về chi phí sản phẩm chính xác
hơn so với hệ thống hạch toán chi phí truyền thống và dựa trên thông tin về chi phí đó
có thể đưa ra hành động điều chỉnh hay quyết định kịp thời cho Empro. ABC chú
trọng vào các hoạt động thực tế được thực hiện bởi các nguồn lực của tổ chức hơn là
chỉ chú trọng vào địa điểm hay cách thức tổ chức của các trung tâm chi phí. ABC
không phân bổ chi phí chung cho các sản phẩm mà mục tiêu của nó là đo lường và sau
đó định giá tất cả các nguồn lực mà các hoạt động tiêu dùng để thực hiện việc sản xuất
và cung cấp sản phẩm cho khách hàng.
Các bước hạch toán chi phí của ABC:
- Xác định các hoạt động tiêu tốn chi phí;
- Xác định chi phí phát sinh cho mỗi hoạt động;
- Xác định tiêu thức phân bổ chi phí cho mỗi hoạt động;
- Tính tỷ lệ phân bổ chi phí cho mổi hoạt động.
Vận dụng hệ thống hạch toán chi phí ABC cho Empro:
Bước 1: Xác định các hoạt động tiêu tốn chi phí:
- Xác định cụ thể các hoạt động xảy ra trong công ty để sản xuất thép tấm bao gồm:
cán, cắt gọt, đánh bóng và khoan.
- Các yếu tố chi phí bao gồm: lao động, thiết bị máy móc, văn phòng, nhà xưởng,
nguyên vật liệu, điện, nước, ...
Phạm Thị Tư - Lớp GaMBA.M0111

Trang 4/6



Môn Kế toán Quản trị

2

- Các yếu tố trên được xác định một cách trực tiếp hoặc ước tính trên cơ sở định
mức.
Bước 2: Xác định chi phí phát sinh cho mỗi hoạt động:
- Xác định tổng chi phí để tiến hành từng hoạt động: cắt gọt, đánh bóng và khoan.
- Xác định chi phí của hoạt động cho các sản phẩm dựa trên các tiêu thức phản ảnh
mối quan hệ giữa mức độ của hoạt động và mức độ sử dụng hoạt động của từng giai
đoạn cắt gọt, đánh bóng và khoan.
Bước 3: Xác định tiêu thức phân bổ chi phí cho mỗi hoạt động:
- Tiêu thức số lượng.
- Tiêu thức thời gian.
- Tiêu thức mức độ phức tạp.
Bước 4: Xác định chi phí trực tiếp cho từng hoạt động:
- Gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung cần phân loại thành chi phí sản xuất chung biến đổi và chi
phí sản xuất chung cố định.
- Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi như điện nước, xăng dầu… có thể tập hợp
và tính trực tiếp cho từng hoạt động như cắt gọt, đánh bónh, khoan bằng cách lắp đồng
hồ riêng cho từng phân xưởng. các chí phí khác không tính trực tiếp được sẽ thực hiện
phân bổ theo tiêu thức số giờ hoạt động.
- Đối với chi phí sản xuất chung cố định như: khấu hao máy mớc thiết bị, khấu hao
nhà xưởng có thể tính trực tiếp cho từng hoạt động trong từng phân xưởng.
Bước 5: Tính tỷ lệ phân bổ chi phí cho mỗi hoạt động:
Với các bước kể trên kế toán quản trị có thể tính toán được chính xác chi phí cho
các hoạt động trong phân xưởng như cắt gọt, đánh bóng và khoan đảm bảo sự phù hợp

trong việc tự động hoá phân xưởng khoan và tránh được mâu thuẩn giữa các bộ phận
khi đánh giá thành tích hoạt động xét về mặt phát sinh chi phí và hiệu quả hoạt động.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Qua môn học “kế toán quản trị” đã cho chúng ta cái nhìn đầy đủ hơn về “kế toán
quản trị”và cũng qua việc nghiên cứu, phân tích tình huống xảy ra tại công ty Empco
chúng ta đã nhận thức được tầm quan trọng của kế toán quản trị trong các doanh
nghiệp. Họ có thể trở thành một phần trong đội ngũ các nhà quản lý và làm gia tăng giá
trị của tổ chức đồng thời tham gia vào việc xây dựng và thực hiện chiến lược, và
chuyển chức năng từ người lưu giữ sổ sách, số liệu kế toán trong quá khứ để trở thành
những nhà thiết kế hệ thống thông tin quản trị trọng yếu của tổ chức.
Tình huống thảo luận trên đây cũng là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp trong nước
gặp phải khi chuyển đổi mô hình từ mô hình cũ chuyển sang mô hình mới để phù hợp
với xu hướng phát triển chung của xã hội. Vì vậy tại mỗi doanh nghiệp cần xây dựng
đội ngũ “kế toán quản trị” vững chắc để xứng đáng là cánh tay đắc lực cho nhà quản lý,
giúp doanh nghiệp phát triển và lớn mạnh hơn đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh gay
gắt này.
* Tài liệu tham khảo:
Phạm Thị Tư - Lớp GaMBA.M0111

Trang 5/6


Môn Kế toán Quản trị

2

 Tài liệu lưu hành nội bộ môn Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị - chương
trình Đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Quốc tế (Griggs – Hoa Kỳ),
 Kế toán quản trị - NXB Lao Động,


Phạm Thị Tư - Lớp GaMBA.M0111

Trang 6/6



×