Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

So tay su dung bao ho lao dong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.36 KB, 6 trang )

Sổ tay thiết bị bảo hộ cá nhân
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

SỔ TAY
HƯỚNG DẪN
SỬ DỤNG
BẢO QUẢN
THIẾT BỊ BẢO HỘ
CÁ NHÂN( PPE)

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Công ty mây tre XK Ngọc Động Hà Nam

Trang1/6


Sổ tay thiết bị bảo hộ cá nhân
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1- Giới thiệu
Xác định nhu cầu về thiết bị bảo hộ cá nhân
Do các hóa chất độc hại có thể khác nhau đáng kể giữa các hoạt động sản xuất hoặc nơi sản xuất,
các thiết bị bảo hộ cá nhân được sử dụng trong một công việc cụ thể có thể không phù hợp với
công việc khác. Ví dụ, kính bảo hộ làm trong phân xưởng máy có thể không phù hợp để bảo vệ
người công nhân sử dụng dung môi lỏng có thể bắn vào mặt. Để các thiết bị bảo hộ cá nhân được
hiệu quả, cnaaf thiết phải sử dụng đúng cách và thiết bị phải phù hợp với từng công việc
Khi vào trong một nơi làm việc mới, bạn có nghĩa vụ phải thảo luận với người phụ trách về nhu
cầu sử dụng từng thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp.
Các bảng dưới đây xác định các yêu cầu đối với bảo hộ thiết bị cá nhân cho một số hoạt động và
nơi làm việc tại Công ty mây tre XK Ngọc Động Hà Nam


2- Nhu cầu bảo vệ cá nhân
a) Bảo vệ mắt
Ở Mỹ, hàng ngày có hơn 2700 thương tật liên quan đến mắt. Người lao động và nhân viên công ty
mây tre Ngọc Động Hà Nam có nguy cơ bị thương tật ở mắt do bắn hóa chất, các công cụ sắc
nhọn.. Các thương tật này có thể tránh được nếu theo các cảnh báo an toàn và đeo các thiết bị bảo
hộ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Công ty mây tre XK Ngọc Động Hà Nam

Trang2/6


Sổ tay thiết bị bảo hộ cá nhân
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Lưu ý:
Thương tật ở mắt có thể gây mù vĩnh viễn. Việc bảo vệ mắt đòi hỏi các loại thiết bị khác nhau cho
từng công việc cụ thể. Một số công việc luôn đòi hỏi thiết bị bảo hộ. Các thiết bị bảo vệ mắt bao
gồm:
15 giây đầu tiên sau khi bị
- Kính bảo hộ
- Các tấm chắn bảo hộ
tiếp xúc hóa chất là thời
- Kính bảo vệ mắt điểm quan trọng nhất
- Tấm chắn mặt
- Kính hàn
Kính chống tia laze
- Tấm bảo vệ


Các thiết bị bảo hộ mắt phải đạt tiêu chuẩn ANSI
Kính chắn/ mắt kính
- Mọi công nhân phải đeo kính an toàn trong khi làm việc
- Hỏi người quản lý nếu bạn cần phải đeo kính bảo vệ mắt trong khi làm việc và luôn đeo khi cần
thiết để bảo vệ
- Người thường xuyên tiếp xúc hóa chất phải đeo kính mắt không hở khi làm việc với hóa chất, các
vật chắn tiếp xúc/mắt kính phải được thay thể ngay khi bị đỏ, nhìn bị mờ hay có hiện tương đau
mắt
- Mắt kính tiếp xúc không được coi là 1 dạng công cụ bảo vệ mắt
* Bồn rửa mắt
- Nơi hoặc công việc cần thiết phải có bồn rửa mắt:
+ Nơi bản MSDS hay tem hướng dẫn sử dụng hóa chất chỉ ra rằng cách sơ cứu khẩn cấp bằng xối
nước.
+ Nơi sạc bình ắc quy
- Bồn rửa mắt phải được lắp đặt trong vòng 30 m nơi dễ bị nhiễm hóa chất.
- Nếu bạn có cái gì vướng trong mắt:
+ Ra bồn rửa mắt gần nhất và xối nước vào mắt cho đến khi vật lạ rơi ra ngoài.
+ Dùng ngón tay vành mắt ra và nhìn thẳng vào dòng nước
+ Xả nước trong vòng 15 phút để rửa hết hóa chất còn vướng trong mắt
+ Không được rụi mắt vì có thể dẩy vật lạ vào sâu trong mắt

Trong vòng15 giây
sau khi bị nhiểm
hóa chất phải được
xử lý
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Công ty mây tre XK Ngọc Động Hà Nam

Trang3/6



Sổ tay thiết bị bảo hộ cá nhân
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-

Nếu một phần vật lạ không rơi ra ngoài, băng mắt nhẹ rồi đi điều trị ngay lập tức
Chú ý điều trị sau khi bị tai nạn cho dù tai nạn có nhỏ đến đâu
Báo cáo tai nạn cho người quản lý ngay cả khi hóa chất và các vật lạ đã được lấy hết ra
ngoài

* Lấy kính bảo vệ
Các loại kính bảo vệ mắt khác nhau được dùng cho mỗi người khác nhau. Đừng yêu cầu kính bảo
hộ không phù hợp với công việc của mình
Người lao động phải cung cấp cho người quản lý mô tả về yêu cầu mắt kính hiện tại( ít hơn 1 năm).
b) Bảo vệ tai
Bảo vệ tai thường hay bị bỏ qua tại nơi làm việc bởi vì thính giác bị kém đi do tiếng ồn diễn ra
trong thời gian dài, từ từ và thông thường ở một mức sóng nào đó. Thính giác giảm sút sẽ không
hiện rõ cho đến khi mất khả năng nghe hoàn toàn
Công nhân làm việc trong khu vực ồn( hơn 85 dBA) phải đeo thiết bị bảo hộ tai
Nếu bạn nghi ngờ rằng bạn cần phải sử dụng thiết bị bảo hộ, hỏi người quản lý hoặc nhân viên an
toàn để xắp xếp theo dõi cần thiết
Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn thiết bị bảo hộ tai
- Mức độ bảo vệ cần thiết
- Thời gian đeo
- Tương tác với các thiết bị an toàn khác( như kính bảo hộ hoặc mũ cứng)
- Đeo vừa
c) Bảo vệ chân
Hàng ngày có hơn 300 người Mỹ bị tai nạn chân. 75% số đó không bảo vệ thiết bị bảo vệ chân tại

thời điểm xảy ra tai nạn. Chân thường bị thương thường xuyên bởi những vật sắc hay vật nặng rơi
xuống. Thông thường, theo phản xạ, người công nhân thường dùng chân hoặc bàn chân để đỡ vật
khi rơi xuống. Các loại thương tật chân thông thường bao gồm: đứt chân, thủng chân, cháy, bong
khớp hoặc bỏng da.
Chân cũng có nguy cơ bị các thương tật khác như trượt chân, ngã, dẵm vào hóa chất, điện giật, bị
bỏng nóng hoặc bỏng lạnh, bị nhiễm khuẩn ở những nơi bẩn thỉu
Người quản lý phải cung cấp giầy bảo hộ nơi cần thiết và nên lập kế hoạch trước để tránh mắt thời
gian khi đợi giầy.
Giầy và ủng bảo hộ phải bảo vệ phần chân hay bị rủi ro bị thương nhất. Cần phải có đầu giầu cứng
để bảo vệ và có miếng lót thép để tránh bị xiên thủng. Một số giầy bảo hộ còn phải bảo vệ mắt cá
chân với các tấm nhôm, thép hoặc nhựa. Ngoài ra, chúng còn phải có lớp phân cách để bảo vệ
trong trường hợp nóng quá, phải không thấm nước và kháng hóa chất.
Ngoài việc bảo vệ cơ bản, các loại giầy bảo hộ cá biệt phải bảo vệ công nhân khỏi các nguy cơ cụ
thể như
+ Giầy cao su hoặc nhựa: Bảo vệ chân không bị nhiễm dầu, nước, acid, các hóa chất ăn mòn khác.
+ Giầy cho người làm việc với các mạch điện phải được cách điện và có thể là dẫn điện hoặc
không dẫn điện tùy thuộc và các rủi ro về điện cụ thể
+ Bảo quản giày sạch sẽ, khô dáo và trạng thái tốt.
+ Khi giày bị rách hoặc hỏng phải thay thế
+ Đặt giày hoặc ủng căn cứ trên công dụng bảo vệ cần thiết. Lựa chọn lọa bao bao vệ tốt để bảo vệ
hiệu quả tại nơi làm việc
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Công ty mây tre XK Ngọc Động Hà Nam

Trang4/6


Sổ tay thiết bị bảo hộ cá nhân
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


- Lấy giầy bảo vệ:
+ Người giám sát sẽ đặt mua giầy với các công ty bảo hộ.
+ Không yêu cầu các loại giầy hoặc thiết bị khác không phù hợp
+ Gửi yêu cầu mua giầy lên bộ phận vật tư để lên kế hoạch mua từ 1 đến 3 tháng 1 lần.
+ Trong một số trường hợp đặc biệt, có thể yêu cầu mua giầy an toàn gấp. Hãy lập kế hoạch mua
sắm trước.
d)Bảo vệ đầu
Mũ bảo vệ đầu phải được thiết kế để bảo vệ đầu khỏi chấn thương hoặc thương tật. Mũ bảo vệ cần
thiết ở nơi làm việc có nguy cơ bị thương ở đầu do vật rơi, vật đâm thò ra hoặc bị giật điện cao thế,
bị bỏng. Các mũ cứng thông thường được ép khuôn từ chất polyethylen và nhựa phenolic cứng và
phải được cách điện / nhiệt để bảo vệ khỏi ảnh hưởng về nhiệt độ
Nơi làm việc mà có yêu cầu bảo vệ đâu thường xuyên phải được xác định và dán thông báo
Mũ cứng được phân lợi chất lượng A,B,C, ám chỉ các loại bảo vệ kết hợp khác nhau chống lại các
rủi ro về điện.
Đeo mũ cứng đúng cách tại các nơi có nguy cơ sau:
+ Nơi làm việc gần điện cao thế
+ Công trường xây dựng
+ Nơi hay có các vật rơi
+ Nơi có các vật treo thấp hoặc thò ra.
Để bảo vệ được tốt nhất, mũ cứng phải vừa với quai mũ
Đảm bảo mũ cứng phải được đeo một cách thoải mái và an toàn với các thiết bị bảo hộ cá nhân
khác như kính mắt, tấm che mặt và thiết bị bảo vệ tai.
Tất cả khách tham quan, lao động hợp đồng hoặc các nhà thầu phụ cung cấp mũ cứng phải đảm
bảo mũ phù hợp với tiêu chuẩn A,B, C của ANSI
* Bảo dưỡng mũ và các phụ kiện
Kiểm tra mũ cứng, hệ thống chống sốc và các phụ kiện đi kèm thường xuyên xem có bị xước, bị
rách, thủng lỗ, bào mòn, cháy... Thay thế các vật bị mòn hoặc hư hỏng ngay lập tức.
Khi không sử dụng, giữ thiết bị ở những nơi không bị đè nặng, ánh sáng trực tiếp, ẩm ướt hoặc có
hóa chất.

Không được sơn mũ cứng hoặc dán các loại đề can không cho phép( để tránh các loại dung môi có
thể làm mũ giòn.
Chỉ các loại tem dán phi kim hoặc không dẫn điện được chỉ định mới được dán vào mũ cứng.
Nguyên liệu ở một số tem dán có thể giảm khả năng chống điện của mũ.
Khi thay thế hệ thống giảm sóc của mũ, chỉ được sử dụng thiết bị thay thế được chỉ định. Không
được chỉnh sửa khung trong bất cứ trường hợp nào
Không được sửa chữa mũ cứng, việc này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ của mũ.( đục lỗ vào
mũ có thể giảm khả năng chống tác động và xóa bỏ khả năng bảo vệ điện
Tất các các sửa chữa đối với các thiết bị hỗ trợ khung phải phù hợp với các yêu cầu ANSI Z89.11986
Thay thế ngay lập tức mũ cứng đã bị tác động mạnh ngay khi không thấy hư hỏng.
e) Bảo vệ tay
Bị thương tay hoặc ngón tay chiếm một phần 4 các tai nan lao động. Trung bình hàng ngày có hơn
100 tai nạn về tay. Các tai nạn về tay bao gồm: Bị thương nhẹ hoặc xây xước, thương nặng hoặc
thậm chí bị cắt đứt một phần ngón tay.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Công ty mây tre XK Ngọc Động Hà Nam

Trang5/6


Sổ tay thiết bị bảo hộ cá nhân
Thương tật ở tay có thể gây thương tật vĩnh viễn. Thương nặng có thể được tránh khi sử dụng các
thiết bị và thủ tục an toàn.
Tại nơi làm việc, tay có nguy cơ bị 3 loại thương tật:
- Thương tật do máy, xảy ra tại nơi có sử dụng máy móc và có thể gây đứt tay, thủng tay, sớt da,
bỏng tay
nghiền nát tay hoặc bị cắt cụt tay.
- Thương tật do hóa chất gây ra: Các chất kích thích có thể gây hại với da, sưng phồng, bỏng ra,
tróc da.

- Thương tật do môi trường gây ra: Môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, rủi do sốc điện khi làm
việc với các mạch điện hở. Găng tay là một trong những loại thiết bị bảo vệ tay phổ biến nhất. Các
hướng dẫn về găng tay phù hợp có thể liên hệ với các công ty cung cấp hoặc Sở Lao động địa
phương.
Xử lý hóa chất
Khi sử dụng găng tay để bảo vệ tránh hóa chất, quan trọng cần nắm được thời gian để hóa chất có
thể thấm qua găng tay vào tay bạn, hóa chất sẽ tác động trực tiếp thế nào đối với các nguyên liệu
găng tay.
Kiểm tra độ thấm sẽ xác định được mức độ nhanh chóng thế nào để hóa chất đi qua găng tay, kiểm
tra ăn mòn xác định nguyên nhân làm cho găng tay mất các tính chất vật lý. Bảng 1 dưới đây
hướng dẫn các loại găng tay sử dụng trong tiếp xúc hóa chất. Không bao giờ lựa chọn loại găng tay
mà không kiểm tra trước hướng dẫn ăn mòn, có sẵn ở Ban An toàn lao động hoặc ghi ngay ở găng
tay.
Hầu hết các nhà sản xuất đều cung cấp hướng dẫn về việc thẩm thấu và ăn mòn của hóa chất cho
găng tay, luôn luôn kiểm tra các yêu cầu như vậy để đảm bảo găng tay phù hợp cho công việc của
mình.
Găng tay chỉ được sử dụng đối với các hóa chất phù hợp được ghi trong hướng dẫn, trừ khi các hóa
chất khác được kiểm tra và xác nhận phù hợp. Chỉ sử dụng các chỉ số thẩm thấu do công ty sản
xuất găng tay cung cấp.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bảng 1: Hướng dẫn chung cho găng tay đối với việc tiếp xúc hóa chất
Loại găng tay
Hóa chất
Neoprene
Axit ăn mòn
Nitrile
Keo hysol
PVA
Bất cứ loại gì trừ còn nhẹ, không đeo trong môi

trường ẩm ướt
Poly etylen
Keo siêu kết dính, cyanoacrylat

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Công ty mây tre XK Ngọc Động Hà Nam

Trang6/6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×