Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Nghiên cứu tư tưởng hồ chí minh về phát huy nhân tố con người vận dụng trong giáo dục rèn luyện sinh viên ngành giáo dục quốc phòng an ninh ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học sư phạm hà nội 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.35 KB, 47 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
====== oOo ======

NGUYỄN THỊ MAI

NGHIÊN CỨU TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƢỜI
VẬN DỤNG TRONG GIÁO DỤC RÈN
LUYỆN SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC
QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Ở TRUNG
TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN
NINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

HÀ NỘI - 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
====== oOo ======

NGUYỄN THỊ MAI

NGHIÊN CỨU TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƢỜI
VẬN DỤNG TRONG GIÁO DỤC RÈN
LUYỆN SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC


QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Ở TRUNG
TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN
NINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HÀ NỘI 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Thƣợng tá. ThS Nguyễn Văn Phong

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy, thượng tá.
ThS Nguyễn Văn Phong đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận.
Để hoàn thành khóa luận này, bằng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và
những kiến thức được học tại trường, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy
Nguyễn Văn Phong em đã hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trung tâm Giáo dục quốc
phòng và an ninh Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận
lợi và trang bị cho em những kiến thức bổ ích để giúp em hoàn thành tốt khóa
luận.
Với vốn kiến thức bản thân có hạn và khả năng nghiên cứu khoa học
còn hạn chế, để thực hiện khóa luận này em đã gặp rất nhiều khó khăn. Vì
vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô giáo trong
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô sức khỏe dồi dào và công tác

tốt.
Em xin chân thành cảm ơn!

Xuân Hòa, ngày 28 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Mai


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy thượng
tá. ThS Nguyễn Văn Phong. Em xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong khóa
luận này đích thực của riêng em.
Khóa luận của em không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả
khác và chưa có một đề tài nghiên cứu nào. Nếu sai em xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
Xuân Hòa, ngày 28 tháng 4 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Mai


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
7. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 4

7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
8. Kết cấu đề tài ................................................................................................. 5
CHƢƠNG 1. NGHIÊN CỨU TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT
HUY NHÂN TỐ CON NGƢỜI...................................................................... 6
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ chí minh về phát huy nhân tố con người .. 6
1.1.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh ........................................................... 6
1.1.2. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh ........................................ 6
1.1.3. Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa những kinh nghiệm về phát huy nhân tố
con người trong đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam ............................. 7
1.1.4. Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm nhuần lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
về vai trò của con người, phát huy nhân tố con người. ................................... 10
1.1.5. Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa kinh nghiệm phát huy nhân tố con người
trong hoạt động quân sự của cách mạng thế giới, thực tiễn cách mạng Việt
Nam ................................................................................................................. 11
1.2. Một số khái niệm ...................................................................................... 13
1.2.1. Khái niệm con người ............................................................................. 13
1.2.2. Khái niệm nhân tố con người ................................................................ 14
1.2.3. Khái niệm phát huy nhân tố con người ................................................. 15
1.2.4. Phát huy nhân tố con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh .................... 15
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 23


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT HUY NHÂN TỐ
CON NGƢỜI VẬN DỤNG TRONG GIÁO DỤC RÈN LUYỆN SINH
VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Ở TRUNG
TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC
SƢ PHẠM HÀ NỘI 2.................................................................................... 24
2.1. Thực trạng phát huy nhân tố con người trong giáo dục rèn luyện sinh viên
ngành Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và
an ninh Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 .................................................... 24

2.1.1. Thực trạng phát huy nhân tố con người trong ý thức học tập của sinh
viên ngành Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc
phòng và an ninh Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 .................................... 24
2.1.2. Thực trạng phát huy nhân tố con người trong rèn luyện của sinh viên
ngành Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và
an ninh Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 .................................................... 25
2.1.3. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục rèn luyện cho sinh viên ở Trung
Giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 ........... 27
2.2. Biện pháp phát huy nhân tố con người trong giáo dục rèn luyện sinh viên
ngành Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và
an ninh Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 .................................................... 30
2.2.1. Củng cố tăng cường nâng cao nhận thức đúng đắn cho sinh viên trong
Trung tâm về vị trí, vai trò của nhân tố con người, tầm quan trọng của việc
phát huy nhân tố con người trong giáo dục rèn luyện sinh viên chuyên ngành
Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an
ninh Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 ......................................................... 30
2.2.2. Thường xuyên chăm lo xây dựng bồi dưỡng toàn diện cho sinh viên đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Trường
Đại học sư phạm Hà Nội 2 đặt ra .................................................................... 32


2.2.3. Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác trong giáo dục rèn luyện sinh
viên ngành Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc
phòng và an ninh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ................................... 33
2.2.4. Nêu cao trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân trong toàn Trung tâm
phát huy nhân tố con người đạt kết quả tốt ..................................................... 35
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 36
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 37



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí minh là một chiến sĩ cách mạng quốc tế - Anh hùng giải
phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới; cuộc đời và sự nghiệp cách mạng
của chủ tịch Hồ Chí Minh phong phú như một huyền thoại, đầy sức hấp dẫn,
được nhân dân ta và bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, kính yêu. Có thể tiếp cận cuộc
đời và tư tưởng Hồ Chí Minh ở nhiều góc độ. Người đã để lại cho chúng ta một
di sản tinh thần vô cùng quý giá và ở phương diện nào Bác cũng để lại những
bài học lớn, giản dị mà sâu sắc. [2, tr5]
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh
là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại…”.
[ 3, tr5]
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá trong kho tàng lịch sử tư tưởng
Việt Nam. Đó là tư tưởng của người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá
kiệt xuất, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế, người thầy vĩ đại, vị lãnh tụ kính yêu của dân
tộc và cách mạng Việt Nam. Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng
ta và của cách mạng Việt Nam.
Toàn bộ cuộc đời sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với sự
nghiệp chăm lo và phát huy nhân tố con người. Đúng như Người đã từng khái
quát về triết lý cuộc sống: “Nghĩ cho đến cùng, mọi vấn đề đều là vấn đề ở đời
và làm người. Ở đời và làm người là phải yêu nước, thương dân, thương nhân
loại đau khổ bị áp bức”. Đánh giá về sức mạnh con người, chủ tịch Hồ Chí

1



Minh khẳng định: “Có dân là có tất cả”, cho nên bí quyết để đem lại cuộc sống
tự do, ấm no, hạnh phúc cho con người chính là: “Đem tài dân, sức dân, của dân
để làm lợi cho dân”. Nhân tố con người và phát huy nhân tố con người như một
viên ngọc quý được khảm trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính viên
ngọc đó tạo nên sức hấp dẫn, sức sống lâu bền cho tư tưởng của Người, chính nó
đã chinh phục hàng triệu, hàng triệu trái tim, khối óc từ những năm 20 của thế kỷ
XX đến nay; tư tưởng ấy đã thực sự trở thành kim chỉ nam cho việc sử dụng và
phát huy nhân tố con người của Đảng ta trong tiến trình cách mạng. [15]
Từ lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước cho đến nay, mọi
thắng lợi càng cho thấy rõ vai trò có tính quyết định của nhân tố con người.
Nếu không phát huy được nhân tố con người thì làm sao có thể giải thích được,
một dân tộc đất không rộng, người không đông, liên tục phải chống lại những
cuộc xâm lăng của các thế lực thù địch lớn hơn, tiềm năng kinh tế, quân sự
mạnh hơn, nhưng chúng ta vẫn giành thắng lợi. Truyền thống lịch sử đó đã
được Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát huy trong lãnh đạo, đưa
cách mạng nước ta vượt qua những khó khăn, thử thách ác liệt của chiến tranh
cách mạng, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Phát huy nhân tố con người hiện nay luôn gắn liền với xây dựng con
người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc. Đạo đức,
nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc là cơ sở, tiền đề, điều kiện của
phát huy nhân tố con người. Phát huy nhân tố con người không phải chung
chung, mà có tính hiện thực bắt đầu từ những tiềm năng thực tế. Trong điều
kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức phát
triển, hội nhập gia tăng, phát huy nhân tố con người không chỉ là vấn đề trí tuệ,
năng lực làm việc mà quan trọng là có đạo đức, nhân cách, lối sống phải ngang
tầm nhiệm vụ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tư tưởng cũng như trong hành động, từ tuổi
trẻ cho đến lúc ra đi, không đứng trên cao, không ở bên ngoài, mà ở ngay trong


2


niềm đau nỗi khổ, trong chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân và trong
sự thanh cao, tinh khiết của tâm hồn, trong tầm cao trí tuệ để nhận thức và giải
quyết vấn đề con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh không đứng trên cao nhìn
xuống ban ơn, không đứng bên ngoài thông cảm, mà ở trong lòng nhân dân,
đập cùng một nhịp tim, chia cùng một sức sống, mang cùng một khát vọng với
nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn bó với dân tộc, với nhân dân và với con
người từ trong con tim và khối óc, trọn vẹn suốt cả cuộc đời.
Sau khi học xong chương trình triết học dành cho sinh viên đại học và
hướng dẫn làm bài khóa luận của thầy phụ trách. Căn cứ vào tình hình thực tế
hiện nay, em đã quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về phát huy nhân tố con người vận dụng trong giáo dục rèn luyện sinh viên
ngành Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng
và an ninh Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2” làm khóa luận nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về phát
huy nhân tố con người, đánh giá tình hình thực tế và đề xuất một số biện pháp
cơ bản nhằm phát huy nhân tố con người vận dụng trong giáo dục rèn luyện
sinh viên ngành Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm Giáo dục quốc
phòng và an ninh Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên chuyên ngành Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm
Giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng việc phát huy nhân tố con người trong giáo dục rèn luyện sinh
viên chuyên ngành Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm Giáo dục
quốc phòng và an ninh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; từ đó đề xuất một

số biện pháp để phát huy nhân tố con người cho sinh viên.

3


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố
con người.
- Làm rõ những khái niệm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát
huy nhân tố con người.
- Phân tích làm rõ thực trạng và đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm
phát huy nhân tố con người trong giáo dục rèn luyện sinh viên hiện nay theo tư
tưởng Hồ Chí Minh.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu việc phát huy nhân tố con người
của sinh viên chuyên ngành Giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trung tâm Giáo
dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
7. Giả thuyết khoa học
Để phát huy nhân tố con người cho sinh viên ở Trung tâm Giáo dục quốc
phòng và an ninh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 hiện nay phụ thuộc vào
sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó công tác giáo dục rèn luyện
sinh viên nói chung và quản lý sinh viên có vai trò hết sức quan trọng. Nếu nội
dung này được coi trọng đúng mức, thực hiện đồng bộ; phân tích đánh giá đúng
thực trạng công tác giáo dục rèn luyện cho sinh viên hiện nay, tìm ra được thực
trạng, đề xuất một số biện pháp để phát huy nhân tố con người trong giáo dục
rèn luyện cho sinh viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 phù hợp, hiệu quả thì sẽ góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh, góp phần
giáo dục con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục
đào tạo trong tình hình hiện nay.


4


7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát các sinh hoạt, hoạt động học
tập của sinh viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học
sư phạm Hà Nội 2.
Phương pháp nghiên cứu lí luận: Sử dụng hình thức tổng hợp và phân tích
tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu, các nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh
và các tài liệu khác có liên quan.
8. Kết cấu đề tài
Ngoài mục lục, lời mở đầu và các tài liệu tham khảo thì đề tài nghiên cứu
gồm 2 chương:
Chương 1: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con
người
Chương 2: Thực trạng và biện pháp phát huy nhân tố con người vận dụng
trong giáo dục rèn luyện sinh viên ngành Giáo dục quốc phòng và an ninh ở
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

5


CHƢƠNG 1
NGHIÊN CỨU TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƢỜI
1.1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ chí minh về phát huy nhân tố con ngƣời
1.1.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Đến Đại hội lần thứ IX của Đảng (2001), tư tưởng Hồ Chí Minh chiếm
phần quan trọng trong đường lối chiến lược của Đảng. Lần đầu tiên, khái niệm

tư tưởng Hồ Chí Minh được trình bày khá đầy đủ trong Vǎn kiện của Đại hội,
trong phần "Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta". Đó là: “Tư tưởng
Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề
cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiệu cụ thể của nước ta, kế thừa và phát
triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa vǎn hoá của
nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng
con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn
kết dân tộc, về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của
dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân
dân, về phát triển kinh tế và vǎn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư; về chǎm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. [16]
1.1.2. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh
là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của

6


cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại…”
[4, tr 23]
Tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện không phải ở một cuốn sách chuyên
biệt nào, mà chúng được cụ thể hóa một cách sinh động trong các tác phẩm, bài
viết và đặc biệt trong hành động, trong suy nghĩ, trong cách ứng xử của Người đối

với con người và đối với công việc. Chính vì vậy, để hiểu một cách sâu sắc và vận
dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần nghiên cứu ba phương diện
chủ yếu: Nguồn gốc, nội dung và phương pháp tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong
phạm vi chủ đề này, chúng ta tìm hiểu tư tưởng nguồn gốc Hồ Chí Minh.
Tư tưởng bao giờ cũng là cái phản ánh hiện thực, và trong khi phản ánh
hiện thực, tư tưởng bao giờ cũng kế thừa, phát triển những giá trị của các tư
tưởng trước đó. Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài quy luật này.
Có thể nói rằng, trong khi phản ánh thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới
những năm cuối thế kỉ XIX và trong thế kỉ XX, tư tưởng Hồ Chí Minh đã kế
thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước và giá trị truyền thống Việt Nam, tinh hoa
triết học và giá trị văn hóa Phương Đông, Phương Tây và chủ nghĩa Mác Lênin trong thời đại mới. Nói cách khác, tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc
lí luận khoa học và nguồn gốc thực tiễn cách mạng của mình.
1.1.3. Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa những kinh nghiệm về phát huy nhân
tố con người trong đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
Nói đến yêu nước thì hầu như dân tộc nào cũng có, song ở Việt Nam yêu
nước không chỉ thể hiện ở tình cảm ý thức, tinh thần, không chỉ bộc lộ rõ trong
hành động của con người, hơn thế nữa nó trở thành một triết lý hành động - chủ
nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước và giá trị truyền thống Việt Nam có
những đặc trưng nổi bật:

7


Nước ta ở vào vị trí địa lý có ý nghĩa chiến lược quan trọng cả về kinh tế
và quân sự trong vùng Đông Nam Châu á, là nơi thường xuyên bị giặc ngoại
xâm đe dọa thôn tính. Nếu tính từ đầu công nguyên đến nay, dân tộc ta đã trải
qua hàng chục cuộc chiến tranh để chống lại giặc ngoại xâm, giữ vững nền độc
lập cho đất nước. Một đặc điểm dễ nhận thấy là, trong các cuộc chiến tranh đó,
kẻ thù đều lớn mạnh hơn ta gấp bội. Có những thế lực từng đi xâm lược nhiều
quốc gia, thống trị nhiều dân tộc từ Tây sang Đông, đến Việt Nam chúng phải

chịu thất bại nhục nhã, bởi vấp phải sức mạnh của cộng đồng người Việt Nam:
Trên dưới một lòng, chung sức đánh giặc giữ nước.
Khởi nghĩa hai Bà Trưng năm (40-43) đã nhanh chóng lôi cuốn, tập hợp
phát huy sức mạnh của nhiều người dân yêu nước từ khắp mọi nơi kéo về
huyện Mê Linh, có cả đồng bào Tày, Nùng ở Việt Bắc, người Mán, người Ly ở
bốn quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố.
Thế kỷ XI, trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược, nhà Lý đã
phát huy được sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân ở các dân tộc phía Bắc và
Đông - Bắc, làm thất bại âm mưu chia rẽ của kẻ thù.
Dưới đời Trần, thế kỷ thứ XIII, dân tộc ta phải đối phó với cuộc chiến
tranh xâm lược của phong kiến phương Bắc có tiềm lực quân sự rất mạnh.
Đứng trước tình hình đó, nhà Trần tiến hành mở Hội nghị bàn kế đánh giặc cứu
nước. Nhờ khơi dậy và phát huy được sức mạnh toàn dân, nên các kế sách được
nhanh chóng vạch ra và thực hiện thắng lợi với 3 lần đánh tan quân Nguyên,
giành độc lập dân tộc. Trong xây dựng và phát huy sức mạnh của các tướng sĩ,
Trần Quốc Tuấn đã viết “Hịch tướng sĩ”, đó là lời hiệu triệu với những nội
dung sâu sắc nhằm khích lệ động viên mọi người đoàn kết đánh giặc, góp phần
vào thắng lợi chung của dân tộc.
Đến thế kỷ XV, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống quân
Minh kéo dài suốt 10 năm cuối cùng đã giành được thắng lợi oanh liệt. Bởi

8


lãnh tụ của khởi nghĩa đã tập hợp, phát huy được sức mạnh của “Bốn phương
manh lệ” dưới ngọn cờ cứu nước cứu dân.
Như vậy, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam là sự tiếp
nối hàng ngàn năm những cuộc đấu tranh không mệt mỏi của dân tộc ta chống
chiến tranh xâm lược của các thế lực ngoại bang. Từ trong các cuộc đấu tranh
trường kỳ đó, bất kỳ ở đâu và bao giờ, các lãnh tụ yêu nước đều tìm thấy, khơi

dậy, phát huy truyền thống yêu nước trong từng con người, từng gia đình trong
đại gia đình các dân tộc Việt Nam tham gia vào công cuộc giữ nước, bảo vệ
nền độc lập cho dân tộc .
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu
nước ở Nghệ An, miền đất giàu truyền thống cách mạng, đoàn kết, nhân nghĩa.
Người sớm có lòng yêu nước truyền thống. Trải qua hoạt động thực tiễn phong
phú và tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã kế thừa và nhân lên giá trị
nhân bản của truyền thống yêu nước Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khái
quát về tinh thần yêu nước của con người Việt Nam mỗi khi được khơi dậy và
phát huy: "Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần yêu
nước ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt
qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp
nước"[11, tr171]. Suy nghĩ, nghiên cứu lời tổng kết cô đọng, sâu sắc này, ta
thấy Hồ Chí Minh đã thấu triệt đến mức nào sức mạnh truyền thống yêu nước
được nhân lên, phát huy trong mỗi con người Việt Nam khi Tổ quốc cần.
Người không những kế thừa, phát triển truyền thống yêu nước đó, mà còn
muốn cho mọi người Việt Nam phải hiểu biết lịch sử Nước nhà: Dân ta phải
biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Hiểu sử để nhân lên giá trị
tốt đẹp truyền thống yêu nước của dân tộc. Bởi lẽ, “Tinh thần yêu nước cũng
như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ
ràng dễ nhìn dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong

9


hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được
đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh
đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều thực hành vào công
việc yêu nước, công việc kháng chiến” [12, tr172]. Truyền thống yêu nước của
con người Việt Nam được cha ông ta khai thác sử dụng phát huy vào việc

chống giặc ngoại xâm. Truyền thống yêu nước đó là cơ sở đầu tiên quan trọng
để chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển hình thành tư tưởng phát huy nhân
tố con người.
1.1.4. Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm nhuần lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
về vai trò của con người, phát huy nhân tố con người.
Nhân tố quan trọng nhất để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy
nhân tố con người là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai
trò con người, phát huy nhân tố con người.
Học thuyết Mác - Lênin khẳng định vai trò của con người nhìn dưới góc
độ là những quần chúng nhân dân lao động, thì con người là chủ thể sáng tạo ra
lịch sử. Lịch sử phát triển của xã hội loài người qua các giai đoạn luôn gắn liền
với chủ thể của nó đó là con người.
Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh tự nhận mình là
học trò của những nhà sáng lập ra học thuyết mác xít. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin không phải theo lối giáo điều, “Tầm chương
trích cú” mà ở Người là sự chắt lọc và hòa quyện những tinh hoa nhất của chủ
nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nói cách khác, tư tưởng
Hồ Chí Minh trước hết và chủ yếu là “Kết quả của sự vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta”[10, tr163]
Khác với nhiều trí thức phương Tây đến chủ nghĩa Mác - Lênin như đến
với một học thuyết (coi chủ nghĩa Mác - Lênin như đối tượng nghiên cứu)
nhằm giải quyết vấn đề tư duy, nhận thức hơn là hành động; chủ tịch Hồ Chí

10


Minh đến với chủ nghĩa xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt
Nam và Người tìm thấy ở đó con đường và phương pháp cứu nước, cứu dân.
Như vậy, hoàn toàn có cơ sở để khẳng định rằng, trong những năm cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam bị khủng hoảng về đường lối,

tình hình đen tối như không có đường ra. Trước và trong suốt quá trình bôn ba
tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự học tập rèn luyện, đồng thời
được gia đình, quê hương và dân tộc trang bị cho một vốn học vấn chắc chắn,
một năng lực trí tuệ mẫn cảm và sâu sắc, một vốn chính trị và thực tiễn phong
phú. Trên cơ sở đó và với nỗ lực phấn đấu phi thường, ở chủ tịch Hồ Chí Minh
đã hình thành được bản lĩnh trí tuệ tuyệt vời; mà nhờ đó Người đã tiếp thu, vận
dụng và phát triển một cách sáng tạo bản chất khoa học và cách mạng của chủ
nghĩa Mác - Lênin phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Chính vì vậy, mà Người cùng với Đảng đã đưa con thuyền cách mạng Việt
Nam vượt qua mọi thác ghềnh đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Và cũng
chính vì vậy, mà tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn cờ thắng lợi của cách
mạng Việt Nam trong suốt hơn 70 năm qua và tiếp tục soi sáng sự nghiệp đổi
mới toàn diện đất nước, đưa chúng ta đến mục tiêu xây dựng một nước Việt
Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và xã hội chủ nghĩa. [ 5, tr28]
Lý luận Mác - Lênin về vai trò con người, phát huy nhân tố con người,
nhất là nhân tố chính trị tinh thần trong cách mạng vô sản nói chung, trong hoạt
động quân sự nói riêng, được chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu đó là cơ sở, điều
kiện của nhận thức luận về phát huy nhân tố con người.
1.1.5. Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa kinh nghiệm phát huy nhân tố con
người trong hoạt động quân sự của cách mạng thế giới, thực tiễn cách mạng
Việt Nam
Kinh nghiệm cách mạng thế giới
Trong suốt những năm tháng bôn ba ở nước ngoài, chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nghiên cứu tìm hiểu các cuộc cách mạng trên thế giới. Người thấy các cuộc

11


cách mạng diễn ra trên thế giới giành thắng lợi là do biết xây dựng và phát huy
được sức mạnh của nhân dân, vai trò của nhân tố con người. Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã nghiên cứu kinh nghiệm phát huy nhân tố con người trong hoạt động
quân sự của các nước phương Tây. Qua nghiên cứu cách mạng tư sản Pháp,
quân đội nước Pháp, Người nhận thấy “Dân Pháp tuy lương thực ít, súng ống
thiếu, nhưng chỉ nhờ gan cách mệnh mà trong dẹp nổi loạn, ngoài phá cường
quyền. Hồi ấy lính cách mệnh gọi là “lính không quần”, người không có nón,
không có giày, áo rách quần tua, mặt gầy, bụng đói. Thế mà lính ấy đi đến đâu,
thì lính ngoại quốc thua đến đấy, vì họ gan liều hy sinh quá, không ai chống
nổi” [6, tr272]. Như vậy, nhân tố con người được phát huy, sẽ tạo ra sức mạnh
to lớn cho quân đội. Những năm hoạt động trên quê hương Cách mạng Tháng
Mười, Người có điều kiện nghiên cứu về Hồng quân Xô Viết. Người đánh giá
Hồng quân Xô Viết là một quân đội mạnh do Đảng Bôn Sê Vích đứng đầu là
Lênin tổ chức, nuôi dưỡng, giáo dục và lãnh đạo. Những thắng lợi do quân đội
tạo được có một nguyên nhân đó là quân đội cách mạng đã khơi dậy, động viên
được sức mạnh mọi người, tạo nên sự đoàn kết thống nhất về tư tưởng và hành
động. Bên cạnh đó có những cuộc chiến đấu của quân đội trên thế giới thất bại
có một nguyên nhân mà chủ tịch Hồ Chí Minh tìm hiểu đó là họ chỉ chú trọng
vai trò của vũ khí, đầu tư chưa thoả đáng đến việc xây dựng và phát huy nhân
tố con người trong chiến tranh.
Thực tiễn Việt Nam
Khảo nghiệm từ thực tiễn lịch sử, phong trào Cần Vương thuộc hệ tư
tưởng phong kiến cuối thế kỷ XIX, đến phong trào Đông Du, Duy Tân theo xu
hướng tư sản đầu thế kỷ XX, các bậc anh hùng nghĩa hiệp, với lòng quả cảm
yêu nước có thừa, nhưng kết cục đều thất bại. Chính Phan Bội Châu đã tự tổng
kết cuộc đời "một trăm thất bại không một thành công". Phan Chu Trinh tự ví
mình như con ngựa đã già, như hoa sắp tàn, nhưng vẫn còn "hiềm vì quốc phá

12


gia vong". Thực tiễn bi thương của các phong trào yêu nước chống thực dân

Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cho ta
thấy rằng: Trong thời đại ngày nay, chỉ có thể đánh bại được các thế lực thực
dân đế quốc xâm lược, khi biết khơi dậy và phát huy sức mạnh, ý chí quyết tâm
của con ngườiViệt Nam, của cả dân tộc. Thực tiễn này là một cơ sở quan trọng
để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người.
Như vậy, sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con
người là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố. Trong đó lý luận Mác - Lênin là
yếu tố quan trọng nhất, giúp cho chủ tịch Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học,
phương pháp luận biện chứng để nhìn nhận, xem xét, đánh giá mối quan hệ, vai
trò các yếu tố, hình thành cách thức, biện pháp để phát huy sức mạnh nhân tố
con người; kinh nghiệm về phát huy nhân tố con người trong đánh giặc ngoại
xâm của dân tộc và thế giới; thực tiễn lịch sử Việt Nam là yếu tố quan trọng
góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy nhân tố con người.
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Khái niệm con người
Theo mỗi bước tiến hoá, con người không ngừng nhận thức và cải tạo tự
nhiên, xã hội và bản thân. Trong quá trình nhận thức về chính mình, con người
luôn trăn trở với câu hỏi “Con người là gì” và tìm cách trả lời câu hỏi ấy.
Xuất phát từ thực tế sinh hoạt, lao động sản xuất, chủ nghĩa Mác -Lê nin
cho rằng “Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của
cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà
các mối quan hệ xã hội”.
Dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin, khái niệm con người được chủ tịch
Hồ Chí Minh sử dụng với nhiều cách gọi khác nhau, ứng với những điều kiện,
hoàn cảnh, khía cạnh khác nhau, song vẫn giữ lập trường giai cấp, tính cách
mạng, khoa học, đạt được sự hài hoà giữa con người cá nhân và con người xã

13



hội, dân tộc, quốc tế. Chúng ta có thể khái quát: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh,
con người với tư cách là cá nhân, tập thể, cộng đồng hay cả nhân loại đều là một
chỉnh thể thống nhất giữa yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội, mang bản chất xã hội
- lịch sử, là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần.
1.2.2. Khái niệm nhân tố con người
Kế thừa sáng tạo các kết quả nghiên cứu trước đây, chúng ta thấy: Nhân
tố con người là toàn bộ những dấu hiện riêng có, những yếu tố nói lên vai trò
của con người như là chủ thể hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội, với những yếu tố, những tiêu chí về vai trò xã hội, về trí tuệ nhân
cách (năng lực - phẩm chất) của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không đưa ra quan niệm cụ thể về nhân tố con
người nhưng thực chất, Người đã đề cập đến nhân tố con người một cách toàn
diện trong hệ thống tư tưởng của mình. Với phương pháp khái quát hoá, chúng
ta thấy chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến nhân tố con người với một số nội
dung sau:
Thứ nhất, xét theo phương diện nhân tố con người với tư cách là chủ thể
hoạt động, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng hoạt động tự giác của con
người.
Thứ hai, nhân tố con người với tư cách là tổng hoà các phẩm chất, năng
lực của con người.
Thứ ba, nhân tố con người với những tiêu chí về nhân cách, việc giáo dục,
tạo dựng mẫu con người mới được chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm.
Như vậy, theo quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân tố con người
là hệ thống những thuộc tính, những đặc trưng quy định vai trò chủ thể tích
cực, chủ động, sáng tạo của con người, bao gồm một chỉnh thể thống nhất giữa
mặt hoạt động với tổng hoà các đặc trưng về phẩm chất, năng lực, giá trị xã hội
của con người.

14



1.2.3. Khái niệm phát huy nhân tố con người
Phát huy nhân tố con người là phát hiện, làm bộc lộ, khai thác, sử dụng,
tận dụng những yếu tố, những quá trình cấu thành nên nhân tố con người.
Phát huy nhân tố con người thường được chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt
dưới nhiều cách thức, nhưng với cái nhìn tổng quát, phát huy nhân tố con người
được chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập với một số nội dung sau đây:
- Phát hiện ra những tiềm năng, năng lực sáng tạo, những xu hướng phát
triển của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng trong quá trình hoạt động
thực tiễn, trong quá trình lao động và sáng tạo.
- Tạo ra những điều kiện và môi trường thuận lợi nhất để con người có
khả năng vươn lên không ngừng, tự hoàn thiện về mọi mặt.
- Kế thừa, bổ sung và phát triển những giá trị của dân tộc và thời đại,
đồng thời tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa, khắc phục những
nhân tố tiêu cực có tác động xấu đến xu hướng vận động và phát triển của nhân
tố con người.
1.2.4. Phát huy nhân tố con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2.4.1 Thực chất của việc phát huy nhân tố con người trong tư tưởng Hồ Chí
Minh
Hồ Chí Minh không có nhiều tác phẩm chuyên luận về con người. Trong
một số bài nói, bài viết về con người, chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng
những từ ngữ khác nhau để diễn đạt cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ
thể của từng đối tượng, mục đích cốt làm sao cho mọi người dễ hiểu, dễ nhớ.
Hồ Chí Minh dùng từ “người”, “con người”; cũng có lúc chủ tịch Hồ Chí Minh
dùng từ “người ta”, “quần chúng nhân dân”, “bộ đội”, “đồng bào”, “đồng
chí”…; Cũng có lần chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm chữ “người”:
“Chữ người nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là
đồng bào cả nước. Rộng hơn nữa là cả loài người”[9, tr644].

15



Mặt khác, theo chủ tịch Hồ Chí Minh, trong con người ai cũng cần những
nhu cầu cho cá nhân. “Người ta ai cũng cần có ăn, có mặc…” vì đây là nhu cầu
thiết yếu để giúp con người tồn tại và phát triển. Hoặc nói về quy luật sinh tử,
chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Con người ta đẻ ra ai cũng lớn lên, già rồi
chết đi”. Có khi Người lại nói “Người ta ai cũng muốn sung sướng mạnh
khoẻ”…Như vậy, quan niệm về con người của chủ tịch Hồ Chí Minh rất phong
phú. Bằng những câu nói mộc mạc, ngắn gọn, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập
đến con người với tư cách là một chỉnh thể thống nhất giữa yếu tố sinh vật và
yếu tố xã hội. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người bao gồm sự thống nhất
các yếu tố về thể lực, tâm lực, trí lực và sự hoạt động… Con người trong tư
tưởng Hồ Chí Minh luôn mang bản chất xã hội - lịch sử. Con người là chủ thể
sáng tạo và hưởng thụ các giá trị vật chất, tinh thần trong xã hội.
Nói đến nhân tố con người là nói tới một hệ thống các thuộc tính, đặc
trưng quy định vai trò tích cực chủ thể, chủ động, sáng tạo của con người. Đó
là sự thống nhất giữa mặt hoạt động với các phẩm chất, năng lực của chủ thể
trong những điều kiện xã hội nhất định. Nói cách khác nhân tố con người là
tổng hoà các nhân tố trong mỗi người, mỗi tổ chức như: Năng lực, phẩm chất
chính trị, đạo đức, tri thức, kinh nghiệm, thói quen… được biểu hiện ra trong
các dạng hoạt động xã hội khác nhau, ảnh hưởng đến các quá trình xã hội. Chủ
tịch Hồ Chí Minh không dùng từ nhân tố con người, mà thay vào đó Người
dùng các từ “sức dân”, “tài dân”, “sức người”, “lực lượng của dân”, “công sức
bộ đội”… Theo chủ tịch Hồ Chí Minh phát huy nhân tố con người tức là nói
đến một hệ thống các biện pháp cách thức nhằm tác động vào tính tích cực xã
hội của con người với tư cách là chủ thể sáng tạo của lịch sử. Nhưng bên cạnh
đó cũng phải có những biện pháp, cách thức nhằm làm hạn chế tính chưa tích
cực đang kìm hãm sự hoạt động đó.
Phát huy nhân tố con người thực chất là quá trình tác động vào tính tích cực
của con người thông qua một hệ thống cách thức và biện pháp khoa học, hướng


16


họ vào hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Con người là những người xuất thân
từ trong mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các vùng miền của đất nước, với
sự khác nhau về độ tuổi, giới tính, trình độ, dân tộc v.v. Sự đa dạng về con
người đặt ra những vấn đề đa dạng trong xây dựng và thực hiện các biện pháp
tác động thúc đẩy các động lực trong mỗi người phục vụ cho các hoạt động. Hệ
thống các giải pháp tác động nhằm xây dựng và phát huy nhân tố con người
phải thể hiện tính thống nhất, đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện hoản
cảnh cụ thể thì mới đạt hiệu quả cao. Cùng với thực hiện các giải pháp, các
hoạt động nhằm thúc đẩy tính tích cực của con người, phải đồng thời tiến hành
các biện pháp nhằm triệt tiêu các trở lực kìm hãm tính tích cực của con người
để phát huy nhân tố con người.
1.2.4.2. Những vấn đề có tính nguyên tắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát
huy nhân tố con người
Một là, nhận thức đúng vai trò quan trọng của con người, phát huy nhân
tố con người.
Trong hệ thống các yếu tố nhằm phát huy nhân tố con người tạo ra sức
mạnh phát huy nhân tố con người, thì yếu tố nhận thức giữ vai trò quan trọng.
Vì, mọi hành động của con người phải bắt đầu từ sự nhận thức đúng. Chủ tịch
Hồ Chí Minh nói: Có lý luận soi đường thì quần chúng hành động mới đúng
đắn, mới phát triển được tài năng và lực lượng vô tận của mình. Có nhận thức
đúng mới có hành động đúng. Qua nhận thức đúng, hoạt động của con người
mang tính tích cực sáng tạo, mới đem lại kết quả thắng lợi, từ kết quả đó lại có
tác dụng kích thích sự phấn đấu vươn lên của mọi người trong các hoạt động.
Nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vai trò của con người, phát huy nhân tố con
người để tạo ra sức mạnh phát huy nhân tố con người, chủ tịch Hồ Chí Minh
nói: “Vì chúng ta quên một lẽ rất đơn giản dễ hiểu: tức là vô luận việc gì, đều

do người làm ra và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả ”[7, tr241]. Từ việc

17


lớn đến việc nhỏ, từ việc giản đơn đến việc phức tạp, từ công việc trước mắt
cũng như công việc lâu dài sau này đều do con người làm ra. Nếu động viên
phát huy được sức mạnh, những yếu tố tích cực trong mỗi con người đó, hạn
chế, khắc phục được những thiếu sót trong họ, thì sức mạnh của mỗi tập thể,
mỗi tổ chức sẽ không ngừng được nhân lên phát huy. Bởi vì, chủ tịch Hồ Chí
Minh quan niệm “ Trong mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta
phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và
phần xấu mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng” [14, tr558].
Trong đánh giá, xem xét vai trò của các nhân tố tạo ra sức mạnh của con
người, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ con người là nhân tố chủ yếu quyết định
thành bại của các hoạt động. Sức mạnh của con người không phải do vũ khí kỹ
thuật quyết định mà trước hết là do con người được giác ngộ chính trị quyết
định. Con người khi được giác ngộ cách mạng sẽ tích cực đóng góp trí tuệ của
mình trong chế tạo vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật…và vận dụng nó một cách
sáng tạo nhằm đạt tới kết quả cao nhất. Cho dù vũ khí có hiện đại đến đâu thì
vẫn có những hạn chế nhất định, con người có cách chống lại. Hiệu quả của
nhiệm vụ đó phụ thuộc vào khả năng của mọi người và mỗi người trong quân
đội. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, khả năng sáng tạo của con người là rất lớn,
sức mạnh con người là rất lớn. Song, trong chiến tranh nếu không chú ý phát
triển các nhân tố khác thì sẽ không thu được thắng lợi. Luận điểm này của chủ
tịch Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa quan trọng để phát huy nhân tố con người.
Hai là, phát huy cao độ nhân tố chính trị tinh thần của con người, đồng
thời không coi nhẹ các nhân tố khác để tạo ra sức mạnh phát huy nhân tố con
người.
Trong hệ thống những biện pháp phát huy tính tích cực của con người, để

đánh thắng kẻ thù thì biện pháp tác động vào yếu tố chính trị tinh thần của con
người giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Sức mạnh chiến đấu của con người được

18


×