Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đề xuất các giải pháp đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ đoàn ở tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.39 KB, 11 trang )

ĐỀ BÀI:
Hãy phân tích thực trạng về hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
tại tổ chức mà anh đang làm việc. Trên cơ sở đó, hãy nêu những hạn chế và đề xuất
một số giải pháp để khắc phục?
BÀI LÀM:
Đào tạo và phát triển là nhu cầu không thể thiếu được đối với bất kỳ một loại
hình tổ chức nào. Một xã hội tồn tại được hay không phụ thuộc chủ yếu vào việc
đáp ứng sự thay đổi như thế nào. Một tổ chức, một doanh nghiệp phát triển hay
không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của nhà lãnh đạo có thấy trước, dự đoán
được sự thay đổi hay không để kịp thời đào tạo, phát triển lực lượng lao động của
mình đáp ứng được sự thay đổi đó.
Nhà quản trị phải đáp ứng với sự thay đổi. Nhà quản trị của tổ chức nào
thích ứng nhanh với sự thay đổi, năng động hơn thì tổ chức đó dễ dàng thành
công. Để đáp ứng với sự thay đổi, nhà quản trị phải thấy được nhu cầu cần thay
đổi, lựa chọn phương pháp đào tạo và phát triển thích hợp, giảm bớt sự đối kháng
với sự thay đổi, quan tâm đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo và phát
triển.
I. Những vấn đề cơ bản về đào tạo và phát triển
1. Khái niệm đào tạo và phát triển
- Đào tạo là quá trình cung cấp các kỹ năng giúp cá nhân hoặc nhóm nâng
cao kiến thức, khả năng, hành vi để hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu hiện tại
- Phát triển là quá trình chuẩn bị và cung cấp những năng lực cần thiết cho
doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai.
- Mục đích cuối cùng của đào tạo và phát triển là kết quả công việc được cải
thiện.
2. Phân biệt đào tạo và phát triển


- Đào tạo tập trung cho công việc hiện tại. Phát triển tập trung cho công việc
hiện tại và tương lai.
- Phạm vi của đào tạo là cá nhân và nhóm. Phạm vi của phát triển là cá nhân,


nhóm và tổ chức.
- Về thời gian, đào tạo tiến hành trong ngắn hạn, phát triển tiến hành trong
dài hạn.
- Mục đích của đào tạo là khắc phục những vấn đề hiện tại. Mục đích của
phát triển là chuẩn bị cho tương lai.
3. Về các tổ chức học tập
Các tổ chức học tập là các tổ chức:
- Nhận thức được tầm quan trọng quyết định của việc liên tục đào tạo và
phát triển liên quan tới hiệu quả hoạt động thì sẽ có những biện pháp thích hợp.
- Đào tạo được coi là một sự đầu tư mang tính chiến lược chứ không phải là
một khoản chi phí cần bố trí ngân sách
- Nhân viên được đền đáp do nỗ lực học tập và được giao những công việc
được nâng tầm, được thăng tiến và tiền lương cao hơn.
- Các tổ chức có tiếng là những tổ chức có tinh thần học hỏi sẽ thu hút được
nhiều người lao động hơn và những người lao động có trình độ hơn.
4. Dấu hiệu cho công tác đào tạo và phát triển
- Có sự thay đổi của mô hình kinh doanh, có sự thay đổi sản phẩm, nâng cao
chất lượng tổ chức...
- Có sự thay đổi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
- Tiến hành sau đánh giá thực hiện công việc.
- Tiến hành sau đợt tuyển dụng nhân viên mới.
5. Điều kiện để chương trình đào tạo và phát triển thành công
- Chương trình đào tạo là nhu cầu của nhân viên.
- Chương trình đào tạo là nhu cầu của doanh nghiệp.


- Có sự định hướng cho công việc của nhân viên sau đào tạo.
- Không dùng chương trình đào tạo để trừng phạt nhân viên.
6. Quá trình đào tạo và phát triển
- Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển.

- Xác định mục tiêu đào tạo.
- Xây dựng các chương trình đào tạo và phát triển.
- Chọn lựa phương pháp đào tạo.
- Chi phí cho công tác đào tạo.
- Đánh giá kết quả đào tạo và phát triển.

II. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ của Đoàn
thanh niên tỉnh Quảng Ninh
Đoàn thanh niên tỉnh Quảng Ninh là một tổ chức chính trị - xã hội nằm trong
hệ thống chính trị của tỉnh Quảng Ninh có chức năng tập hợp, giáo dục thanh
thiếu nhi; với 19 đầu mối đoàn cấp huyện trực thuộc, trên 600 cơ sở đoàn, trên
6.000 chi đoàn. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên tỉnh
Quảng Ninh từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp cơ sở và chi đoàn là gần 7.000 người.
Hệ thống đào tạo cán bộ lãnh đạo của Đoàn thanh niên tỉnh Quảng Ninh gồm có
Trường huấn luyện cán bộ đoàn, liên kết với Học viện Thanh Thiếu niên Việt
Nam, liên kết với Trường Đào tạo chính trị tỉnh Quảng Ninh, liên kết với các
trung tâm đào tạo chính trị ở các huyên, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Trong những năm qua, công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh
đạo chủ chốt các cấp của Đoàn được Đoàn thanh niên tỉnh Quảng Ninh đặc biệt
quan tâm. Tỉnh đoàn thường xuyên có các chủ trương, quan điểm chỉ đạo để nâng
cao chất lượng đào tạo đội ngũ lãnh đạo ở các cấp; tăng cường cử cán bộ đi đào
tạo ở cấp trung ương; nâng cao chất lượng các lớp đào tạo, liên kết đào tạo tại
Trường Huấn luyện cán bộ đoàn của Tỉnh đoàn và tại các cơ sở đào tạo cán bộ
của tỉnh, của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; đầu tư cơ sở vật chất, cải tiến
nội dung giáo trình giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Từ năm


2000 đến nay, Đoàn thanh niên tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với Học viện thanh
thiếu niên Việt Nam và Trường Đào tạo chính trị tỉnh Quảng Ninh liên tục tổ chức
6 lớp đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác thanh niên

tại Trường Huấn luyện cán bộ đoàn cho trên 350 cán bộ lãnh đạo chủ chốt của
Đoàn ở cấp tỉnh, cấp huyện và bí thư đoàn cơ sở, trong khoảng thời gian là 2
năm/1 khoá học. Hằng năm Trường Huấn luyện cán bộ đoàn của tỉnh cũng tổ
chức khoảng 15 lớp tập huấn ngắn ngày tại trường cho khoảng 800 đến 1.000 cán
bộ lãnh đạo đoàn cơ sở; tổ chức 15 đến 20 lớp tập huấn tại cơ sở cho 1.000 đến
1.500 cán bộ đoàn cơ sở và bí thư chi đoàn. Năm 2009, Đoàn thanh niên tỉnh
Quảng Ninh đã tổ chức 14 trại huấn luyện kỹ năng công tác xã hội cho 1.800 bí
thư chi đoàn. Thông qua đào tạo, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đoàn ở
các cấp đều phát huy tốt năng lực, đóng góp quan trọng vào kết quả hoạt động của
toàn hệ thống tổ chức Đoàn ở tỉnh Quảng Ninh. Nhiều cán bộ đoàn ở Quảng Ninh
phát triển, giữ các cương vị công tác quan trọng trong hệ thống chính trị từ cấp
tỉnh đến cơ sở; có một số đồng chí sau thời gian làm cán bộ đoàn đã trở thành Uỷ
viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện...
Tuy nhiên, công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ đoàn ở tỉnh
Quảng Ninh thời gian qua cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế:
- Số lượng cán bộ được đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo và yêu
cầu nhiệm vụ của tổ chức;
- Việc nghiên cứu các chuyên đề, tổng kết thực tiễn từ các mô hình cụ thể
còn hạn chế;
- Nội dung, hình thức đào tạo còn châm đổi mới, chưa tập trung nhiều vào
các lĩnh vực mới, vấn đề mới đặt ra của nhiệm vụ công tác đoàn;
- Điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo còn hạn chế;
- Đội ngũ cán bộ đoàn biến động, luân chuyển nhanh, tạo sức ép, gây khó
khăn cho công tác đào tạo.
III. Đề xuất các giải pháp đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ đoàn ở
tỉnh Quảng Ninh


Từ thực trạng nêu trên, áp dụng những kiến thức về Quản trị nguồn nhân lực

đã được nghiên cứu, với cương vị là Bí thư Tỉnh Đoàn Quảng Ninh từ năm 2002
đến tháng 12 năm 2009, tôi xin đề xuất các giải pháp đào tạo và phát triển đội ngũ
cán bộ Đoàn của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới cụ thể như sau.
1. Rà soát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ đoàn các cấp từ đó
xác định nhu cầu đào tạo
- Các cấp bộ đoàn trong tỉnh tiến hành khảo sát 100% tổ chức cơ sở, đánh
giá thực trạng đội ngũ cán bộ về trình độ văn hoá, chuyên môn, chính trị, nghiệp
vụ; về số lượng, độ tuổi, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, hướng phát triển, nhu
cầu, nguyện vọng… để từ đó có những phân tích, đánh giá cụ thể phục vụ cho
công tác đào tạo, xác định nhu cầu đào tạo.
- Chủ động tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong việc bổ sung, thay thế các
vị trí cán bộ, đáp ứng yêu cầu của công tác Đoàn và tạo điều kiện cho cán bộ hoàn
thành nhiệm vụ. Đồng thời xác định nhu cầu đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ
Đoàn mới tham gia công tác.
2. Xác định mục tiêu đào tạo
Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn nên xác định mục tiêu đào tạo cụ thể như sau:
- Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ
để đáp ứng yêu cầu công tác ngày càng cao của tổ chức Đoàn.
- Từng bước rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu và khả năng đào tạo đội ngũ
cán bộ lãnh đạo của Đoàn .
- Phấn đấu đạt được các chỉ tiêu đào tạo cụ thể cho từng giai đoạn. Trong 5
năm tới, mỗi năm tổ chức 20 lớp tập huấn tại trường Huấn luyện cán bộ đoàn của
tỉnh cho 1.000 đến 1.200 cán bộ, tổ chức 20 đến 25 lớp tập huấn và 15 trại huấn
luyện kỹ năng công tác xã hội tại cơ sở cho 4.000 đến 5.000 cán bộ lãnh đạo đoàn
cơ sở và bí thư chi đoàn; 2 năm phối hợp tổ chức 1 khoá đào tạo trình độ trung
cấp lý luận chính trị cho khoảng 60 đến 80 cán bộ lãnh đạo đoàn ở cấp tỉnh, cấp
huyện và cơ sở; cử 20 đến 30 cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ở trung ương.
3. Xây dựng chương trình đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ Đoàn



3.1. Đào tạo trung cấp lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác thanh niên
* Nội dung đào tạo:
- Đào tạo về lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước, trình độ trung
cấp, theo Giáo trình của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh;
- Đào tạo nghiệp vụ công tác thanh niên, trình độ trung cấp, theo Giáo trình
của Học viên Thanh thiếu niên Việt Nam;
- Huấn luyện kỹ năng công tác xã hội, kỹ năng công tác thanh niên như: kỹ
năng giao tiếp; kỹ năng nói trước công chúng; kỹ năng tổ chức và tham gia các
hoạt động thể thao, văn hoá, khiêu vũ…
* Đối tượng đào tạo:
- Lãnh đạo các ban chuyên môn của Tỉnh đoàn;
- Lãnh đạo đoàn các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh;
- Bí thư các cơ sở đoàn.
* Hình thức đào tạo: Học tập trung 24 tháng tại Trường Huấn luyện cán bộ
đoàn của tỉnh và cử đi đào tạo tập trung tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
3.2. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thanh niên
* Nội dung bồi dưỡng:
- Giới thiệu các chủ trương công tác của các cấp bộ đoàn liên quan đến công
tác vận động, giáo dục thanh thiếu nhi;
- Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức (cách tổ chức đại hội đoàn, sinh hoạt
chi đoàn, soạn thảo văn bản của Đoàn), kỹ năng tổ chức các hoạt động cho thanh
thiếu nhi tại cơ sở;
- Hướng dẫn các bài hát, điệu vũ quốc tế, trò chơi để phổ biến cho thanh
thiếu nhi.
* Đối tượng bồi dưỡng:
- Bí thư, phó bí thư đoàn các cơ sở;
- Bí thư các chi đoàn;


- Tổng phụ trách Đội thiếu niên, nhi đồng trong các trường học.

* Hình thức bồi dưỡng:
- Tổ chức các lớp tập huấn tại Trường Huấn luyện cán bộ đoàn của tỉnh,
trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 ngày theo các chuyên đề và theo từng đối
tượng cán bộ như: cán bộ khối nông thôn, cán bộ khôi đô thị, cán bộ khối công
nhân, cán bộ khối hành chính, cán bộ khối lực lượng vũ trang, tổng phụ trách
thiếu nhi;
- Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ các cơ sở đoàn tại các địa
phương, đơn vị cơ sở, trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày;
- Tổ chức các trại huấn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động thanh thiếu nhi ở cơ
sở cho đội ngũ bí thư chi đoàn, cán bộ đoàn phụ trách sinh hoạt hè cho thiếu nhi ở
trên địa bàn. Thời gian tổ chức mỗi trại huấn luyện từ 3 đến 5 ngày.
4. Lựa chọn các phương pháp, áp dụng các giải pháp nâng cao chất
lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển cán bộ Đoàn
4.1. Đào tạo gắn với công tác quy hoạch cán bộ
- Các cấp bộ đoàn rà soát lại quy hoạch cán bộ, kịp thời điều chỉnh, bổ sung
quy hoạch theo hướng động và mở, đảm bảo phù hợp với thực tiễn.
- Các cấp bộ đoàn chủ động báo cáo, tham mưu cho lãnh đạo địa phương,
đơn vị trong việc chọn cử cán bộ đoàn trong quy hoạch đi đào tạo, bồi dưỡng lý
luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ công tác.
- Khuyến khích các cán bộ trong quy hoạch tự học tập, tự tham gia đào tạo,
bồi dưỡng để nâng cao trình độ.
4.2. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức đào tạo
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo các chuyên đề, theo các đối
tượng, theo các vùng miền.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng công tác xã hội, kỹ năng hội nhập
quốc tế, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể, kỹ năng tập hợp
thanh thiếu nhi cho đội nhũ cán bộ đoàn các cấp.


- Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dưỡng; lồng ghép nội dung đào tạo,

bồi dưỡng với các hội nghị chuyên đề, toạ đàm, hội thảo, tham quan, đánh giá mô
hình thực tiễn…
- Tạo điều kiện tốt nhất cho các học viên tham gia các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng được thực hành kiến thức học tập.
4.3. Thực hiện việc phân cấp nhiệm vụ đào tạo
- Đề nghị Trung ương Đoàn thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo,
bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ là bí thư, phó bí thư, trưởng phó các ban chuyên
môn của Tỉnh đoàn, bí thư các đoàn các huyện, thị xã, thành phố.
- Tỉnh đoàn có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là phó bí thư,
cán bộ chuyên trách ở các cơ quan của Đoàn ở cấp huyện; bí thư, phó bí thư đoàn
cấp cơ sở.
- Đoàn thanh niên cấp huyện có trách nhiệm bồi dưỡng đội ngũ bí thư chi
đoàn ở cơ sở.
Tuy nhiên, đoàn cấp trên phải có trách nhiệm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho
cấp dưới về tài liệu, giảng viên, kinh phí, cơ sở vật chất trong việc đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ.
4.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ làm công tác đào tạo
- Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên của Trường Huấn
luyện cán bộ đoàn của tỉnh, của đội ngũ giảng viên kiêm chức là lãnh đạo tỉnh
đoàn, trưởng phó các ban chuyên môn của Tỉnh Đoàn thông qua bồi dưỡng, trao
đổi nghiệp vụ, trang bị kiến thức, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy
mới.
- Tăng cường phối hợp với các ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị để tranh
thủ lực lượng chuyên gia trên các lĩnh vực tham gia giảng dạy các chương trình
đào tạo, bồi dưỡng của Đoàn.
5. Tham mưu tăng cường nguồn lực cho công tác đào tạo
- Tham mưu cho lãnh đạo tỉnh quy hoạch, đầu tư xây dựng, mở rộng Trường
Huấn luyện cán bộ đoàn của tỉnh để đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ của Đoàn.



- Tham mưu cho lãnh đạo tỉnh ban hành, sửa đổi một số cơ chế, chính sách
liên quan đến chế độ của đội ngũ giảng viên, các học viên tham gia các chương
trình đào tạo, bồi dưỡng của Đoàn.
- Tiếp tục đầu tư đổi mới, hiện đại hoá các trang thiết bị phục vụ cho công
tác giảng dạy, học tập tại Trường Huấn luyện cán bộ đoàn của tỉnh.
- Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách cho công tác đào tạo cán bộ
Đoàn ở cấp tỉnh (cấp thông qua Trường Huấn luyện cán bộ đoàn tỉnh) tăng từ 1 tỷ
đồng/ năm lên 1,5 tỷ đồng/ năm.
6. Quan tâm đánh giá hiệu quả công tác đào tạo
- Sau mỗi lớp tập huấn, mỗi chương trình đào tạo, Tỉnh đoàn, các đơn vị tổ
chức đào tạo đều phải kiểm tra, đánh giá nhận thức, kết quả học tập của từng học
viên.
- Các cấp uỷ đảng, các cấp bộ đoàn mạnh dạn giao nhiệm vụ và tiếp tục bồi
dưỡng giúp đỡ để các cán bộ Đoàn đã tham gia các chương trình đào tạo hoàn
thành tốt nhiệm vụ hiện tại và có thể đảm nhận nhiệm vụ công tác cao hơn.
- Tỉnh Đoàn giao nhiệm vụ cho bộ phận chuyên trách (Ban Tổ chức) thường
xuyên theo dõi, đánh giá hiệu quả công tác và sự phát triển của đội ngũ cán bộ đã
được đào tạo, bồi dưỡng.

IV. Kết luận
Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ công nghệ, bùng nổ thông tin,
mọi thay đổi diễn ra thật nhanh chóng. Những thay đổi này đã tác động mạnh đến
dây chuyền sản xuất, đến cung cách quản lý, đến nếp sống và suy nghĩ của mọi
người trong các doanh nghiệp, các tổ chức. Những thay đổi này cũng đã đặt ra
yêu cầu đối với các nhà lãnh đạo là cần phải trang bị cho mọi người các kiến thức
và kỹ năng mới để có thể theo kịp với sự thay đổi đó.
Trong giai đoạn hiện nay, những nhà quản trị tài giỏi phải có cách nhìn xa,
trông rộng, dự đoán được sự thay đổi để xây dựng các chương trình đào tạo và
phát triển phù hợp.



Việc thiết kế, xây dựng một chương trình đào tạo hiệu quả đặt ra yêu cầu:
mục tiêu đào tạo phải rõ ràng; nội dung đào tạo phải cụ thể, bổ ích; phương pháp
đào tạo phải khoa học, hợp lý, tạo điều kiện cho học viên được thực hành, tự tin,
tích cực tham gia vào quá trình đào tạo; chú ý theo dõi, đánh giá kết quả trong và
sau quá trình đào tạo.
Từ thực trạng hoạt động và công tác đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ của
Đoàn thanh niên tỉnh Quảng Ninh và những kiến thức về Quản trị nguồn nhân lực
đã được nghiên cứu, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để đào tạo và phát
triển đội ngũ cán bộ đoàn ở tỉnh Quảng Ninh. Tôi tin tưởng rằng, các giải pháp
này khi áp dụng vào thực tiễn công tác sẽ thu được hiệu quả cao, góp phần nâng
cao chât lượng độ ngũ cán bộ đoàn và thúc đẩy công tác thanh niên ở tỉnh Quảng
Ninh phát triển.


Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình môn học Quản trị nguồn nhân lực của Đại học Griggs.
2. Các báo cáo của Tỉnh đoàn Quảng Ninh và Trường Huấn luyện cán bộ
đoàn tỉnh Quảng Ninh.



×