Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nghiên cứu chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.76 KB, 49 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
************************

TRẦN MẠNH TOÀN

NGHIÊN CỨU QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA
MÁC- LÊNIN, TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ DÂN TỘC VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên nghành: Giáo dục quốc phòng và an ninh
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. Hoàng Xuân Vinh

HÀ NỘI - 2017

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, bằng sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và
những kiến thức được học tại trường, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy
Thiếu tá. Thạc sĩ Hoàng Xuân Vinh, em đã hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Trung tâm Giáo dục
quốc phòng và an ninh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Vì mới làm quen
với phương pháp nghiên cứu khoa học nên khóa luận không tránh những sai
sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của thầy, cô giáo
trong Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2 và các bạn đồng nghiệp.


Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2017
Tác giả đề tài

Trần Mạnh Toàn

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành là kết quả
nghiên cứu và do sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Các vấn đề trên chưa từng
được công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác.
Bài khóa luận tốt nghiệp này không trùng với các kết quả nghiên cứu
của tác giả khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2017
Tác giả đề tài

Trần Mạnh Toàn

3


DANH MỤC VIẾT TẮT

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục chữ viết đầy đủ

CNXH


Chủ nghĩa xã hội

LLVT

Lực lượng vũ trang

QĐND

Quân đội nhân dân

GDQP-AN

Giáo dục quốc phòng và an ninh

QTCS

Quốc tế cộng sản

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ ..8
CHƢƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƢ
TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN TỘC VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
DÂN TỘC Ở VIỆT NAM ............................................................................ 12
1.1. Một số vấn đề chung về dân tộc............................................................... 12
1.1.1. Khái niệm về dân tộc ............................................................................. 12
1.1.2. Tình hình quan hệ dân tộc trên thế giới ................................................ 14

1.2. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc
ở Việt Nam ...................................................................................................... 15
1.2.1. Quan điểm của Mác - Ănghen về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc ở
Việt Nam .......................................................................................................... 15
1.2.2 Quan điểm của Lênin về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt
Nam ................................................................................................................. 16
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt
Nam ................................................................................................................. 21
1.3.1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả dân
tộc .................................................................................................................... 21
1.3.2. Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế ............................... 24
1.3.3. Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh
giành độc lập ................................................................................................... 25
Kết luận chƣơng 1.........................................................................................26
CHƢƠNG 2: QUAN ĐIỂM VỀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG,
NHÀ NƢỚC TA VÀ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG ĐỊCH LỢI DỤNG
CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY…. 28

5


2.1. Đặc điểm các dân tộc ở nước ta hiện nay ............................................... 28
2.2. Quan điểm chính sách dân tộc của Đảng, nhà nước ta hiện nay ............. 31
2.2.1. Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.…31
2.2.2. Trong thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương,
chính sách dân tộc, đoàn kết dân tộc……………………………………….…….33
2.3. Đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách
mạng Việt Nam ............................................................................................... 35
2.3.1. Âm mưu thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng Việt

Nam của các thế lực thù địch .......................................................................... 35
2.3.2. Giải pháp đấu tranh phòng, chống sự lợi dụng vấn đề dân tộc chống
phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch ......................................... 37
2.4. Ý nghĩa nghiên cứu quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc với sinh viên ngành giáo dục
quốc phòng và an ninh .................................................................................... 40
2.4.1. Trang bị cho sinh viên những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc; những
quan điểm chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay ................... 40
2.4.2. Là cơ sở quan trọng để đấu tranh phòng chống sự lợi dụng vấn đề dân
tộc chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch ........................ 41
2.4.3. Sinh viên có được hành trang kiến thức quan trọng để nâng cao chất
lượng học tập một số nội dung kiến thức chuyên nghành .............................. 43
2.4.4. Tin tưởng tuyệt đối vào đường lối, quan điểm đúng đắn của Đảng và
Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc.......................... 43
2.4.5. Tích cực, tự giác học tập nâng cao trình độ, hiểu biết về dân tộc và giải
quyết vấn đề dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; góp phần thực hiện thắng lợi
đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc................... 45
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................46

6


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................49

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong tất cả các mối quan hệ xã hội phong phú và phức tạp giữa người
với người, quan hệ dân tộc có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến sự định
hướng cuộc sống của mỗi con người ở thời đại hiện nay. Ở mọi quốc gia, dân
tộc trên thế giới, nhất là những quốc gia, dân tộc đã từng bị chủ nghĩa đế quốc
xâm lược, áp bức bóc lột; ý thức giải phóng dân tộc của nhân dân là động lực
to lớn nó trở thành nhân tố quan trọng quyết định tới sự phát triển và tiến bộ
của đất nước. Vấn đề dân tộc được coi là cơ sở quan trọng nhất trong hoạch
định và thực hiện chiến lược phát triển ở mỗi quốc gia và mỗi dân tộc.
Thế giới ngày nay có những biến đổi nhanh chóng và phức tạp, tác động
mạnh mẽ đến xu hướng phát triển mạnh mẽ của nhân loại và con đường phát
triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Những biến đổi đó đã làm cho mối quan hệ
giữa các dân tộc lại càng phức tạp. Đây cũng là vấn đề thời sự cấp bách, đòi
hỏi phải được nhận thức và giải quyết đúng đắn trong cuộc đấu tranh tư tưởng
hiện nay.
Ở nước ta, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng Cộng sản Việt
Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, rèn luyện và sáng lập đã vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc; thực
hiện nhất quán đường lối chiến lược, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội. Đó chính là điều kiện tiên quyết đảm bảo thắng lợi của sự
nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội
nhiều thắng lợi to lớn.
Hiện nay, nước ta đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới; thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; mở
rộng mối quan hệ quốc tế, hội nhập với khu vực và thế giới. Sự nghiệp đổi
mới đòi hỏi phải huy động sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc dưới

8


sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực

có nhiều diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch đang thực hiện chiến lược
“Diễn biến hòa bình” chống phá sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, nhằm
phủ nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, phủ nhận chủ nghĩa xã hội;
gây chia rẽ, mất đoàn kết giữa các dân tộc. Đối với chúng ta, hai nhiệm vụ
chiến lược hiện nay phải được giải quyết đầy đủ và đúng đắn đó là xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa bảo vệ độc lập
chủ quyền dân tộc gắn liền với xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Đó
cũng chính là giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc với giai cấp, dân tộc Việt
Nam với cộng đồng thế giới đang đặt ra hiện nay... Xuất phát từ những lý luận
trên, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận giải làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về dân tộc và giải quyết vấn đề
dân tộc.
Làm rõ nội dung, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam.
Làm rõ quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà Nước ta hiện
nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, luận giải, chứng minh làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc là tất
yếu, khách quan và hoàn toàn đúng đắn sát thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Đưa ra các quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà Nước ta hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

9



Đề tài tập trung vào nghiên cứu:“Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam”.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu:“Cơ sở lý luận, thực tiễn quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt
Nam”. Từ đó nêu ra các quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước
ta trong tình hình mới hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối quan điểm của Đảng.
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên
ngành và liên ngành trong đó chú trọng các phương pháp: Phân tích, tổng
hợp, logic kết hợp với lịch sử, tổng kết thực tiễn.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Từ kết quả nghiên cứu đề tài đã làm rõ hơn tính tất yếu khách quan,
tính đúng đắn khoa học của vấn đề chính sách dân tộc ở nước ta; đồng thời
khẳng định vai trò của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình xây dựng chính
sách dân tộc trong thời kì mới. Đề tài góp phần bổ sung những nội dung biện
pháp quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn thiết thực trong xây dựng chính sách
dân tộc ở nước ta giai đoạn hiện nay. Đồng thời rút ra ý nghĩa thực tiễn đối
với sinh viên nghành giáo dục quốc phòng và an ninh trong vấn đề dân tộc và
giải quyết vấn đề dân tộc hiện nay.
7. Kết cấu đề tài
- Mở đầu: 2 Chương, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
- Chương 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam.

10


- Chương 2: Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta và

đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng
Việt Nam giai đoạn hiện nay.

11


CHƢƠNG 1
QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƢ TƢỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN TỘC VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC
Ở VIỆT NAM
1.1. Một số vấn đề chung về dân tộc.
1.1.1. Khái niệm về dân tộc.
Lịch sử phát triển nhân loại đã chứng minh rằng: Dân tộc là một sản
phẩm của quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Tuy nhiên, ở mỗi
quốc gia, khu vực sự hình thành dân tộc có những đặc thù khác nhau, nhưng
nhìn chung vẫn có thể trình bày sự hình thành đó bằng những nét phổ quát
nhất. Có rất nhiều khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau;
trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất.
1.1.1.1. Nghĩa thứ nhất
Dân tộc chỉ cộng đồng người có mối quan hệ chặt chẽ và bền vững, có
chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, văn hóa có những đặc thù; xuất
hiện sau bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư
cộng đồng đó.
Với ý nghĩa này dân tộc là một bộ phận của quốc gia như dân tộc Kinh,
dân tộc Ba na, dân tộc Tày... ở nước ta.
1.1.1.2. Nghĩa thứ hai
Dân tộc chỉ một cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, tạo
nên một quốc gia, trên cơ sở cộng đồng bền vững về: lãnh thổ quốc gia, kinh
tế, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa, đặc điểm tâm sinh lý, ý thức về dân tộc và
tên gọi của dân tộc.

Với nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó (quốc gia
dân tộc) như dân tộc Ấn Độ, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Việt Nam...Ta cũng
có thể gọi là quốc gia Ấn Độ, quốc gia Trung Hoa, quốc gia Việt Nam.

12


Dân tộc thường được nhận biết qua các đặc trưng chủ yếu sau:
Một là, có chung sinh hoạt kinh tế, các mối quan hệ kinh tế là cơ sở để
liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc. Nó tạo nên cơ sở vững chắc
của cộng đồng dân tộc.
Hai là, có thể tập trung trên một vùng lãnh thổ của cả nước hoặc cư trú
đan xen với nhiều dân tộc anh em. Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng
gắn liền với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ đất nước.
Ba là, có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng (trên cơ sở ngôn ngữ
chung của quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
tình cảm.
Bốn là, có nét tâm lý riêng (nét tâm lý dân tộc) biểu hiện kết tinh trong
tinh hoa văn hóa dân tộc gắn bó với nét văn hóa của cả cộng đồng các dân tộc
(quốc gia dân tộc).
Các đặc trưng chủ yếu trên gắn bó chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể
đồng thời mỗi đặc trưng có một vị trí xác định. Sự tổng hợp các đặc trưng nêu
trên làm cho cộng đồng dân tộc được đề cập ở đây về thực chất là một cộng
đồng xã hội - tộc người; trong đó những nhân tố tộc người đoàn kết, hòa
quyện vào các nhân tố xã hội. Điều đó làm cho khái niệm dân tộc khác với
các khái niệm sắc tộc, chủng tộc; thường chỉ căn cứ vào các đặc điểm tự
nhiên, chẳng hạn màu da, hay cấu tạo tự nhiên, các bộ phận cơ thể phân biệt
cộng đồng người.
Hiểu được khái niệm và các đặc trưng của dân tộc như trên càng thấy
rằng khái niệm dân tộc và khái niệm quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau. Điều

khẳng định có căn cứ ở chỗ dân tộc ra đời trong những quốc gia nhất định và
thường thì những nhân tố hình thành dân tộc chín muồi không tách rời với sự
chín muồi của nhân tố hình thành quốc gia chúng bổ xung và thúc đẩy lẫn
nhau.

13


1.1.2. Tình hình quan hệ dân tộc trên thế giới
Hiện nay, trước sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học công
nghệ, xu thế toàn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ, làm cho quan hệ giai cấp,
dân tộc diễn biến phức tạp, khó lường được thể hiện qua:
Một là, quan hệ dân tộc, sắc tộc trên thế giới hiện nay rất đa dạng, phong
phú, phức tạp là vấn đề thời sự nóng bỏng và mang tính toàn cầu. Mâu thuẫn,
xung đột dân tộc, sắc tộc diễn ra ở rất nhiều nơi. Những cuộc chiến tranh cục
bộ xung đột vũ trang, ly khai; những tranh chấp biển đảo, biên giới quốc gia
và tài nguyên thiên nhiên diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức
tạp.
Hai là, mối quan hệ đa dạng, sinh động phụ thuộc vào nhiều điều kiện
lịch sử cụ thể: Diễn ra trên mọi lĩnh vực, phản ánh cả những vấn đề lịch sử và
hiện tại, quốc gia và quốc tế. Đây là mối quan hệ sinh động phụ thuộc vào
điều kiện lịch sử cụ thể của từng quốc gia, từng khu vực. Quan hệ này mang
nhiều sắc thái khác nhau như: Tranh giành quyền lực chính trị giữa các phe
phái, xung đột về tranh chấp lãnh thổ, tranh chấp tài nguyên, đối đầu giữa các
liên minh quân sự, các dân tộc, xung đột do phân biệt chủng tộc.
Ba là, vấn đề nhạy cảm, phức tạp, tế nhị, bởi nó động chạm đến tâm lý, ý
thức tộc người, lợi ích, bản sắc văn hóa tộc người; là mối quan hệ lâu dài. Các
quan hệ đó thường gắn liền với vấn đề do lịch sử để lại, nó in sâu vào tâm lý,
ý thức của tộc người, rất dễ bị kích động, bùng nổ. Lênin đã từng nói: “Khi
giai cấp và vấn đề giai cấp mất đi thì dân tộc và vấn đề dân tộc vẫn tồn tại.

Trong xã hội có áp bức, bóc lột, các quan hệ dân tộc, đấu tranh dân tộc và
đấu tranh giai cấp đan trộn vào nhau và diễn ra quyết liệt, gay gắt”.
Bốn là, quan hệ giữa các dân tộc thường bị lợi dụng để thực hiện mục
đích chính trị, gây xung đột dân tộc, sắc tộc. Quan hệ này hiện nay đã và đang
bùng nổ thành các cuộc xung đột, chiến tranh với quy mô và cường độ khác

14


nhau để thực hiện mục đích chính trị. Vấn đề quan hệ dân tộc, sắc tộc đã gây
nên những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường
cho các quốc gia, đe dọa trực tiếp đến hòa bình, an ninh khu vực và thế giới.
1.2. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về dân tộc và giải quyết vấn đề
dân tộc ở Việt Nam
1.2.1. Quan điểm của Mác - Ănghen về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc
ở Việt Nam
Mác và Ănghen đã đặt nền móng tư tưởng cho việc giải quyết vấn đề
dân tộc một cách khoa học. Hình thức cộng đồng tiền dân tộc như thị tộc, bộ
tộc, bộ lạc. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của các dân
tộc tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa, các nước đế quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc, nô
dịch các dân tộc nhỏ từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. Mác và
Ăngghen nêu lên quan điểm cơ bản của dân tộc, những quan hệ cơ bản của
dân tộc, thái độ của giai cấp công nhân và Đảng của nó về vấn đề dân tộc.
Nguồn gốc hình thành dân tộc: Dân tộc ra đời cùng với sự ra đời của chủ
nghĩa tư bản và có 2 con đường hình thành: Hình thành từ nhiều bộ tộc và
hình thành từ một bộ tộc. Hình thành từ nhiều bộ tộc: Con đường này thường
gắn với các nước ở Tây Âu vì chủ nghĩa tư bản ở đây ra đời sớm hơn, phát
triển mạnh. Hình thành từ một bộ tộc, thường gắn liền với các nước Đông Âu
vì ở đây chủ nghĩa tư bản hình thành muộn, yếu, không đủ sức chiến thắng

hoàn toàn thế lực phong kiến.
Mác và Ăngghen chỉ ra dân tộc có bốn đặc trưng sau:
Thứ nhất, cộng đồng về lãnh thổ. Lãnh thổ là chủ quyền không thể chia
cắt, là nơi sinh tồn, phát triển là nền tảng hình thành nên tổ quốc của mỗi quốc
gia, dân tộc.

15


Thứ hai, cộng đồng về kinh tế. Kinh tế là yếu tố thống nhất của một quốc
gia. Sự tương đồng và phù hợp về lợi ích càng lớn thì tính thống nhất của dân
tộc càng cao, sự cách biệt và đối lập về lợi ích giữa các bộ tộc dân tộc càng
cao.
Thứ ba, cộng đồng về ngôn ngữ. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng của
dân tộc mình, nhưng trong một quốc gia nhiều dân tộc bao giờ cũng có một
ngôn ngữ chung thống nhất. Ngôn ngữ là nền tảng văn hóa đồng thời cũng là
di sản tinh thần của mỗi dân tộc.
Thứ tư, cộng đồng về văn hóa. Văn hóa là yếu tố đặc biệt trong sự gắn
kết cộng đồng dân tộc thành một khối thống nhất. Mỗi dân tộc đều có nét đặc
trưng riêng, phong phú và đa dạng.
1.2.2. Quan điểm của Lênin về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt
Nam
Khi nghiên cứu vấn đề dân tộc và phong trào dân tộc trong điều kiện của
chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin đã phát hiện ra hai xu hướng khách quan :
1.2.2.1. Xu hướng thứ nhất
Ở những quốc gia khu vực chủ nghĩa tư bản gồm nhiều cộng đồng dân
cư có nguồn gốc tộc người khác nhau làm ăn, sinh sống đến một thời kỳ nào
đó; sự trưởng thành của ý thứ dân tộc, sự thức tỉnh đầy đủ về quyền sống của
mình và các cộng đồng dân cư đó muốn tách khỏi nhau để thành lập các dân
tộc độc lập. Bởi vì họ hiểu rằng, chỉ trong cộng đồng độc lập đó họ mới có

quyền quyết định vận mệnh của mình mà cao nhất là quyền tự do lựa chọn
chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình. Trong thực tế, xu
hướng này biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc để đi
tới thành lập các quốc gia độc lập dân tộc. Xu hướng này phát huy tác động
trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản và vẫn còn tác động trong giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa.

16


1.2.2.2. Xu hướng thứ hai
Các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia
muốn liên hiệp lại với nhau. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất, của
khoa học và công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hóa trong xã hội tư bản đã
làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo nên
mối liên hệ quốc gia và quốc tế rộng lớn giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân
tộc xích lại gần nhau. Xu hướng này phát huy tác động trong giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa.
Sự thể hiện hai xu hướng khách quan trên đây trong điều kiện của chủ
nghĩa đế quốc gặp nhiều trở ngại. Nguyện vọng của các dân tộc được sống
độc lập, tự do bị chính sách xâm lược của chủ nghĩa đế quốc xóa bỏ. Chính
sách xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đã biến hầu hết các dân tộc nhỏ bé hoặc
còn ở trình độ lạc hậu thành thuộc địa và phụ thuộc của nó. Xu hướng các dân
tộc xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng bị chủ nghĩa đế quốc
phủ nhận để thay vào đó là những khối liên hợp do nó lập ra nhằm duy trì sự
áp đặt, sự áp bức bóc lột đối với các dân tộc đó, trên cơ sở bất bình đẳng và bị
cưỡng bức.
Dựa trên cơ sở tư tưởng của C.Mác và Ph. Ăngghen về vấn đề dân tộc,
dựa vào sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới
và cách mạng Nga; phân tích sâu sắc hai xu hướng khách quan của phong trào

dân tộc gắn liền với quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản nhất là khi đã
bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Lênin đã khái quát lại thành “Cương
lĩnh dân tộc” của Đảng cộng sản. Trong tác phẩm về quyền dân tộc tự quyết,
Người đã nêu rõ: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền
tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại”. Cương lĩnh dân tộc của
chủ nghĩa Mác - Lênin là một bộ phận không thể tách rời trong cương lĩnh
cách mạng của giai câp công nhân; là tuyên ngôn về vấn đề dân tộc của Đảng

17


cộng sản trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và
giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc. Cương lĩnh đã trở thành cơ sở lý
luận cho chủ trương, đường lối và chính sách dân tộc của các Đảng cộng sản
và Nhà nước xã hội chủ nghĩa, được thể hiện trong ba nội dung cơ bản sau
đây:
Thứ nhất, quyền bình đẳng giữa các dân tộc: Là nguyên tắc đầu tiên
trong cương lĩnh mác xít về vấn đề dân tộc. Đây là một phạm trù rất rộng, nó
không chỉ là sự bình đẳng giữa dân tộc này với dân tộc khác trong nội bộ của
một quốc gia mà còn là sự bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc khác trong
quan hệ quốc tế. Theo V.I.Lênin nội hàm của quyền bình đẳng dân tộc bao
gồm bình đẳng trong việc thành lập quốc gia dân tộc riêng của họ.
Nội dung cơ bản của quyền bình đẳng dân tộc theo Lênin là các dân tộc
dù lớn hay là nhỏ dù đông người hay ít người điều có nghĩa vụ hay quyền lợi
ngang nhau mà không một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi về chính
trị, kinh tế văn hóa với dân tộc khác. Đây là sự bình đẳng hoàn toàn một sự
bình đẳng toàn diện giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực về chính trị, kinh tế,
văn hóa.
Ý nghĩa sâu sắc về quyền bình đẳng dân tộc, Lênin chỉ rõ như sau: “Ý
nghĩa thật sự của việc đòi quyền bình đẳng chung quy chỉ là đòi thủ tiêu giai

cấp. Bình đẳng văn hóa có nghĩa là các dân tộc có quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ
trong trường học, văn hóa, nhà hát…” Mặt khác : Lênin còn cho rằng nhu
cầu phát triển kinh tế, văn hóa sẽ đòi hỏi các dân tộc sống trong một quốc gia
phải học tiếng của dân tộc đa số.
Thứ hai, quyền dân tộc tự quyết: Là nguyên tắc quan trọng thứ hai trong
cương lĩnh của Lênin về vấn đề dân tộc. Mọi người đều biết, đế quốc Nga Sa
Hoàng là một nhà tù lớn của rất nhiều dân tộc. Các dân tộc bị trị bị áp bức và
bị bóc lột nặng nề không được quyền quyết định vận mệnh của mình. Trong

18


điều kiện như vậy khẩu hiệu “Dân tộc tự quyết” có sức lôi cuốn mạnh mẽ các
dân tộc bị áp bức vào trào lưu cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo. Nội
dung cơ bản của quyền dân tộc tự quyết là các dân tộc có quyền tự quyết đối
với vận mệnh của dân tộc mình mà không ai ở ngoài có quyền can thiệp vào
cộng việc nội bộ của dân tộc đó.
Khẩu hiệu về quyền dân tộc tự quyết của dân tộc là một biện pháp tích
cực trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cho sự gần gũi của các dân tộc
Lênin đã nhìn thấy rằng: Cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ đem lại cho các dân
tộc bị áp bức và thuộc địa một sự tự do hoàn toàn tách ra, với mục đích xích
gần, tự nguyện và sự đoàn kết của các dân tộc được phát triển dễ dàng và
nhanh chóng. Nhưng quyền tự quyết hoàn toàn có nghĩa là cần thiết phải tách
khỏi nước lớn trong mọi điều kiện Lênin đã nhiều lần lên tiếng bảo vệ sự hiểu
biết đúng đắn về quyền tự quyết của các dân tộc, Lênin viết: “Nói chung,
chúng ta chống việc tách nhưng chúng ta đứng bên quyền tách vì do chủ
nghĩa dân tộc phản động Nga hoặc chúng ta đòi quyền tự do tự quyết không
phải là chúng ta mơ ước phần nhỏ kinh tế hay mơ ước xây dựng nước nhỏ bé
mà ngược lại chúng ta muốn những quốc gia lớn và sự xích lại gần của liên
bang các dân tộc nhưng trên cơ sở thật sự dân chủ, thật sự quốc tế, và trở nên

vô nghĩa nếu không tự do tách ra”.
Như vậy, khẩu hiệu “Các dân tộc có quyền tự quyết” không phải là để
các dân tộc tách ra, mà chính là để các dân tộc xích lại gần nhau; sức mạnh
của khẩu hiệu đó là ở chỗ nó gạt bỏ tất cả mọi cơ sở về mưu đồ xâm lăng của
dân tộc này đối với dân tộc khác và nhằm cho sự chuẩn bị cho các dân tộc
tiến tới sự liên minh tự nguyên vào một quốc gia xã hội chủ nghĩa bao gồm
nhiều dân tộc.
Thứ ba, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại: Là nguyên tắc thứ ba
trong cương lĩnh của Lênin về vấn đề của các dân tộc. Trên thực tế, luận điểm

19


này lần đầu tiên được phát triển bởi C.Mác và Ph.Ăngghen và được Lênin kế
thừa và phát triển. Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản đang phát triển mạnh mẽ
C.Mác và Ph.Ăngghen nhận thấy rằng cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể
thắng lợi được trong một nước riêng lẻ, mà có thể lật đổ giai cấp tư sản giai
cấp vô sản tất cả các nước phải liên hiệp lại.
Đó là sự liên minh quốc tế trong cuộc đấu tranh chống áp bức giai cấp và
áp bức dân tộc vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội. Lênin
kiên trì nguyên tắc thống nhất giữa các nhiệm vụ dân tộc và quốc tế của giai
cấp công nhân. Lênin cho rằng, việc giải phóng khỏi ách áp bức của tư bản,
xây dựng chủ nghĩa xã hội và cộng sản chủ nghĩa là nhiệm vụ quốc tế và của
tất cả những người vô sản, của tất cả nhân dân lao động và của tất cả các
nước.
Quan hệ mật thiết đến sự liên minh quốc tế và sự đoàn kết nhân dân lao
động của các dân tộc trên thế giới là luận điểm của Lênin về vấn đề hợp nhất
các dân tộc. Lênin cho rằng: “Nguyên tắc của chủ nghĩa dân tộc tư sản và sự
phát triển dân tộc nói chung, do đó sinh ra đặc tính của chủ nghĩa dân tộc tư
sản, những cuộc xung đột dân tộc không có lối thoát. Còn giai cấp tư sản thì

không những không bảo vệ sự phát triển của dân tộc, của mọi dân tộc, mà
trái lại nó đề phòng cho quần chúng khỏi những ảo tưởng như thế. Nó chủ
trương để lưu thông tư bản chủ nghĩa được tự do đầy đủ nhất và hoan nghênh
mọi sự đồng hóa dân tộc, trừ sự đồng hóa bằng bạo lực hoặc dựa trên sự đặc
quyền”.
Những luận điểm trong cương lĩnh Mácxít về vấn đề dân tộc do
V.I.Lênin đề ra là sự kế thừa và phát triển những luận điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen, ngoài lĩnh vực này nó chứng tỏ tư duy lý luận sắc bén của
V.I.Lênin và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của những người Bônsêvích Nga.
Đồng thời trong cương lĩnh còn là cơ sở lý luận pháp lý để giải quyết các

20


quan hệ dân tộc cả trong quan hệ tranh chấp, xung đột giữa các dân tộc; có vai
trò to lớn đặc biệt với phong trào giải phóng dân tộc từ thế kỷ XX đến nay.
1.3. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt
Nam
Trên cơ sở lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin và qua thực tiễn hoạt động
cách mạng Việt Nam, quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc được
hình thành. Nhưng vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh đề cập ở đây
không phải là vấn đề dân tộc nói chung mà là vấn đề dân tộc thuộc địa. Bởi vì
xuất phát từ thực tiễn khi chủ nghĩa đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa để mở
rộng thị trường, thực hiện sự áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch về
văn hóa đối với các nước bị xâm chiếm, thì vấn đề dân tộc trở thành vấn đề
dân tộc thuộc địa.
Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng các
dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập
dân tộc, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự
quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.

Ở thời đại mà chủ nghĩa đế quốc trở thành hệ thống thế giới, cách mạng
giải phóng dân tộc đã trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản, việc nhận
thức và giải quyết vấn đề dân tộc như thế nào có quan hệ đến toàn bộ đường
lối, chiến lược, sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc. Vấn đề dân tộc
mà Hồ Chí Minh đề cập đến trong tư tưởng của mình được thể hiện tập trung
chủ yếu ở các nội dung về quyền dân tộc, quan hệ giữa dân tộc và giai cấp và
quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
1.3.1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả dân
tộc

21


Lịch sử Việt Nam là lịch sử không ngừng đấu tranh dựng nước và giữ
nước. Tinh thần yêu nước luôn luôn đứng hàng đầu của bảng giá trị tinh thần
truyền thống Việt Nam.
Đối với một người dân mất nước, cái quý nhất trên đời là độc lập của Tổ
quốc, tự do của nhân dân. Hồ Chí Minh cho rằng tất cả các dân tộc trên thế
giới đều bình đẳng; tức độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm
của tất cả các dân tộc. Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, tận mắt chứng
kiến sự chà đạp của ngoại bang lên tự do độc lập của đất nước, được kết tinh,
hun đúc từ tinh thần nồng nàn yêu nước của người dân nước Việt, Người thấu
hiểu rằng: Đối với một người dân mất nước, cái quí nhất trên đời là độc lập
của tổ quốc, tự do của nhân dân. Trên đường tiếp cận chân lý cứu nước, Hồ
Chí Minh đã tiếp nhận những tư tưởng bất hủ trong Tuyên ngôn độc lập 1776
của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp.
Từ những tinh hoa của dân tộc và thế giới, Người đã khái quát nên chân lý bất
di bất dịch, lẽ phải không ai có thể chối cãi được: “Tất cả các dân tộc trên thế
giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do”. Đây là một tư tưởng vĩ đại, chẳng những mang tính

quốc tế, tính thời đại rộng lớn mà còn mang tính nhân văn sâu sắc.
Năm 1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết thiêng liêng đã được
các đồng minh thắng trận long trọng thừa nhận, thay mặt những người Việt
Nam yêu nước, dưới tên ký Nguyễn Ái Quốc, Người đã gửi đến Hội nghị
Vécxây bản yêu sách 8 điểm đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt
Nam. Đây là hình thức thử nghiệm đầu tiên của Hồ Chí Minh về sử dụng
pháp lý tư sản trong đấu tranh bằng phương pháp hòa bình. Bản yêu sách tập
trung vào hai nội dung cơ bản:
Một là, đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông
Dương như đối với người Châu Âu là phải xóa bỏ tòa án đặc biệt dùng làm

22


công cụ khủng bố đàn áp bộ phận trung thực nhất trong nhân dân; phải xóa bỏ
chế độ cai trị bằng sắc lệnh và thay thế chế độ ra các đạo luật.
Hai là, đòi các quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, đó là các
quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do lập hội, tự do đi lại…
Trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, một người Việt Nam chưa có tên
tuổi, giữa sào huyệt của kẻ thù, dám đưa ra yêu sách về “Quyền của các dân
tộc” là một hành động yêu nước dũng cảm; biết đưa ra những đòi hỏi trong
phạm vi cải cách dân chủ là một hành động tài trí khôn ngoan. Bản yêu sách
không được đáp ứng nhưng nó đã gây tiếng vang lớn. Lần đầu tiên một con
người của một dân tộc bị lệ thuộc đã đứng lên đòi quyền độc lập cho dân tộc
mình. Qua đó, Nguyễn Ái Quốc rút ra bài học: Muốn giải phóng các dân tộc
chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.
Độc lập dân tộc, theo Hồ Chí Minh phải là độc lập thật sự và độc lập
hoàn toàn. Tức là, dân tộc đó phải có đầy đủ chủ quyền (về chính trị, kinh tế,
an ninh ...) và toàn vẹn lãnh thổ, chứ không phải là chiếc bánh vẽ mà người
khác (bọn thực dân, đế quốc) bố thí. Độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn, theo

Người, phải được hiểu một cách đơn giản: Nước Việt Nam là của người Việt
Nam, mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam phải do người Việt
Nam tự giải quyết. Và giá trị đích thực của độc lập dân tộc phải được thể hiện
bằng quyền tự do hạnh phúc của nhân dân, mà theo Người, độc lập dân tộc là
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành đến trường. Tư
tưởng độc lập dân tộc, khát vọng độc lập dân tộc của Người được thể hiện ở
tinh thần “thà hy sinh tất cả”, “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn” và vượt
lên tất cả là tinh thần “không có gì quí hơn độc lập tự do”.
Có thể nói, tinh thần “Không có gì quí hơn độc lập tự do” là tư tưởng và
lẽ sống của Hồ Chí Minh. Nó là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng không
chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Vì lẽ

23


đó, Người không chỉ được tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc” của
Việt Nam mà còn là “Danh nhân văn hóa thế giới”, “Người khởi xướng cuộc
đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX”.
1.3.2. Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản
Ngay từ khi lựa chọn con đường cách mạng vô sản, ở Hồ Chí Minh đã
có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng, Người xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt
Nam là: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã
hội cộng sản. Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của
sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh
mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải
phóng giai cấp và giải phóng con người.
Xóa bỏ ách áp bức dân tộc mà không xóa bỏ tình trạng bóc lột và áp bức

giai cấp thì nhân dân lao động vẫn chưa được giải phóng. Chỉ có xóa bỏ tận
gốc tình trạng áp bức, bóc lột, chỉ có thiết lập một nhà nước thực sự của dân,
do dân, vì dân mới bảo đảm cho người lao động có quyền làm chủ, mới thực
hiện được sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập dân tộc
với tự do và hạnh phúc của con người. Do đó, sau khi giành độc lập, phải tiến
lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người đều
được sung sướng, tự do. Sự phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã
hội là một bảo đảm vững chắc cho nền độc lập của dân tộc. Hồ Chí Minh nói:
"Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến
lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc
mỗi ngày một giàu mạnh thêm".

24


Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm: “Độc lập cho dân tộc mình, đồng thời
độc lập cho tất cả các dân tộc”. Theo Hồ Chí Minh, độc lập tự do là quyền
thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc. Là một chiến sĩ quốc tế chân
chính, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà
còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Năm 1914, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất vừa nổ ra, Hồ Chí Minh đã
đem toàn bộ số tiền dành dụm được từ đồng lương ít ỏi của mình ủng hộ quỹ
kháng chiến của người Anh. Theo Người, chúng ta phải tranh đấu cho tự do,
độc lập của các dân tộc khác như là tranh đấu cho dân tộc ta vậy. Nêu cao tinh
thần dân tộc tự quyết, nhưng Hồ Chí Minh không quên nghĩa vụ quốc tế trong
việc ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Người nhiệt
liệt ủng hộ cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, cuộc
kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu
"giúp bạn là tự giúp mình", và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng
mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới.

1.3.3. Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh
giành độc lập
Năm 1924 Nguyễn Ái Quốc viết: Ở các nước thuộc địa “Chủ nghĩa dân
tộc là một động lực lớn của đất nước”. Khái niệm chủ nghĩa dân tộc mà
Nguyễn Ái quốc dùng ở đây, như Mác nói: “Không phải theo cái nghĩa như
giai cấp tư sản hiểu”. Chủ nghĩa dân tộc bản xứ mà Nguyễn Ái Quốc nói ở
đây chính là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của nhân dân
Việt Nam đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, vốn là một động lực
tinh thần vô giá trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập
dân tộc; nó khác về bản chất so với chủ nghĩa dân tộc sôvanh, vị kỷ của giai
cấp tư sản đã bị lịch sử lên án. Theo phân tích của Nguyễn Ái Quốc, do kinh

25


×