Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn trên địa bàn huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 120 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Style Definition: Style 44 + Auto Line
spacing: Multiple 1.3 li: Indent: First line: 0.5"

Tôi xin cam đoan, luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của giáo viên hướng dẫn. Các thông tin và kết quả
nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cách
trung thực, phù hợp với tình hình thực tế. Mọi thông tin trích dẫn trong luận
văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Hải


ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường,
kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, sự nỗ lực cố
gắng của bản thân. Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành đến quý thầy, cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã nhiệt
tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo, Phó Giáo sư - Tiến sỹ Trần
Hữu Dào là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, Thầy đã dày công giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội tỉnh Thanh Hóa. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện , Lãnh đạo và chuyên


viên các phòng thuộc huyện Quảng Xương: Lao động - Thương binh và Xã
hội, Thống kê, Tài chính - Kế hoạch, Kinh tế và Hạ tầng, Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường; Các tổ chức Đoàn
thể huyện Quảng Xương; Ngân hàng Chính sách xã hội huyện; UBND xã
Quảng Thái, UBND xã Quảng Khê và nhân dân trả lời phiếu phỏng vấn đã
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân luôn động viên,
khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi
những khiếm khuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy,
cô giáo, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. v
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 2

3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3

4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 3
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm ở nông thôn .................................... 4
1.1.1. Cơ sở lý luận cơ bản về việc làm ............................................................. 4
1.1.2. Cơ sở lý luận cơ bản về lao động ........................................................... 15
1.1.3. Cơ sở lý luận cơ bản về nông thôn ......................................................... 17
1.1.4. Khái niệm về thu nhập ........................................................................... 19

1.2. Thực tiễn về giải quyết việc làm ở nông thôn ........................................ 19
1.2.1. Trên thế giới .......................................................................................... 19
1.2.2. Tại Việt Nam ......................................................................................... 22

1.3. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................. 28
1.4. Một số bài học rút ra từ nghiên cứu thực tiễn về giải quyết việc làm ở
nông thôn ..................................................................................................... 29
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM HUYỆN QUẢNG XƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NHGIÊN CỨU............................................................................................. 31
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ................ 31
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên ........................................................................... 31
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................... 35


iv

2.2. Hệ thống phương pháp nghiên cứu ........................................................ 43
2.2.1. Phương pháp chọn địa điểm khảo sát và nghiên cứu .............................. 43
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu .................................................... 43
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 44

2.3. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài .......................................... 45
2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh về dân số, lao động, việc làm ...................... 45
2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thu thập của lao động và hộ gia đình ........... 46
2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả SXKD .................................. 47
2.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh phân bổ và hiệu quả sử dụng nguồn lực............... 47
2.3.5. Một số chỉ tiêu khác .............................................................................. 47

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 48
3.1. Thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm ở huyện Quảng Xương .. 48
3.1.1. Thực trạng chung về lao động, việc làm, giải quyết việc làm và thu nhập
của lao động ở khu vực nông thôn huyện Quảng Xương ................................. 48
3.1.2. Thực trạng giải quyết việc làm ở các doanh nghiệp và cơ sở kinh tế cá thể
........................................................................................................................ 54
3.1.3. Giải quyết việc làm thông qua triển khai các chương trình, dự án ......... 57

3.2. Thực trạng giải quyết việc làm và thu nhập của lao động nông thôn tại
các địa điểm khảo sát ................................................................................... 68
3.2.1. Thông tin chung về điều tra ................................................................... 68
3.2.2. Thực trạng lao động trong vùng điều tra ................................................ 69
3.2.3. Thực trạng việc làm trong vùng điều tra ................................................ 71
3.2.4. Thu nhập và mức sống của lao động ở các điểm khảo sát ...................... 76
3.2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động nông thôn ...................... 77
3.2.6. Các nhân tố khác ................................................................................... 84
3.2.7. Kiến nghị của lao động trong vùng khảo sát về GQVL cho lao động nông
thôn ................................................................................................................. 85

3.3. Một số hạn chế khó khăn và nguyên nhân ............................................. 85
3.4. Một số giải pháp nhằm góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn huyện Quảng Xương ........................................................................... 90
KẾT LUẬN................................................................................................ 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
CMKT
CN
CNH
CTCP
DN
DNTN
DPPR
Đvt
GQVL
HĐH
HTX
IFAD
ILO
KCN
KHCN
KHKT

THCS
THPT
TNHH
TTCN

SX
SXKD
UBND
UNESCO

Nghĩa
Chuyên môn kỹ thuật
Công nghiệp
Công nghiệp hóa
Công ty cổ phần
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân
Chương trình phân cấp giảm nghèo – Decentralised
Programme for Poverty Reduction
Đơn vị tính
Giải quyết việc làm
Hiện đại hóa
Hợp tác xã
Quỹ Quốc tế phát triển nông nghiệp - International
Fund for Agricultural Development
Tổ chức Lao động Quốc tế - International Labour
Organization
Khu Công nghiệp
Khoa học công nghệ
Khoa học kỹ thuật
Lao động
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trách nhiệm hữu hạn
Tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất
Sản xuất kinh doanh
Ủy ban nhân dân
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp
quốc United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Quảng Xương .......................... 35
Bảng 2.2: Dân số và lao động của huyện Quảng Xương ............................... 36
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu chủ yếu của huyện Quảng Xương năm 2014 ........ 41
Bảng 2.4: Cơ cấu dân số, lao động khu vực nông thôn ................................. 43
Bảng 3.1. Lực lượng lao động chia theo giới tính, độ tuổi ............................ 48
Bảng 3.2: Lao động có việc làm phân theo ngành nghề kinh tế và thành phần
kinh tế .......................................................................................................... 51
Bảng 3.3. Lao động có việc làm trong độ tuổi lao động ................................ 52
Bảng 3.4. Thu nhập bình quân tháng của lao động huyện Quảng Xương...... 53
Bảng 3.5: Thống kê GQVL ở các doanh nghiệp trên địa bàn huyện ............. 54
Bảng 3.6: Thống kê GQVL ở các cơ sở kinh tế cá thể .................................. 57
Bảng 3.7: Tổng hợp vay vốn quốc gia GQVL qua các năm .......................... 61
Bảng 3.8: Tổng hợp hộ nghèo trên địa bàn huyện theo chuẩn giai đoạn ....... 63
Bảng 3.9: Đào tạo nghề cho lao động của huyện qua các năm ...................... 65
Bảng 3.10: Xuất khẩu lao động qua các năm ................................................ 67
Bảng 3.11: Tổng hợp phiếu điều tra số liệu thực tế....................................... 69
Bảng 3.12: Trình độ văn hóa của lao động trong vùng khảo sát.................... 69
Bảng 3.13: Trình độ CMKT của lao động trong vùng khảo sát..................... 71
Bảng 3.14: Lĩnh vực sản xuất trong vùng điều tra ........................................ 72

Bảng 3.15: Thời gian làm việc của người lao động trong vùng điều tra ........ 73
Bảng 3.16: Nguyên nhân thiếu việc làm tại vùng khảo sát ............................ 74
Bảng 3.17: Làm thêm của người lao động .................................................... 75
Bảng 3.18: Thu nhập của lao động trong vùng điều tra................................. 76
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của trình độ CMKT đến việc làm và thu nhập của
người lao động ............................................................................................. 78
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của vốn vay sản xuất đến việc làm và thu nhập của
người lao động ............................................................................................. 80
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của độ tuổi đến việc làm và thu nhập của người LĐ 83


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi
quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Thiếu
việc làm, không có việc làm hoặc việc làm với năng suất thấp và thu nhập
thấp sẽ không giúp người lao động bảo đảm cuộc sống và phát triển bền vững.
Đối với người lao động, việc làm liên quan đến trình độ người lao động, cơ
chế chính sách kinh tế - xã hôi, nguồn tài nguyên đất, nhu cầu lao động của
đơn vị tuyển dụng, dân số và nguồn lao động, hệ thống thông tin thị trường
lao động, các chương trình, dự án và công tác đào tạo nghề cho người lao
động. Các yếu tố trên kết hợp thành một chỉnh thể thống nhất tác động mạnh
mẽ đến đời sống người lao động. Chính vì vậy, giải quyết việc làm cho người
lao động trên địa bàn huyện Quảng Xương là một trong những vấn đề huyện
Quảng Xương đặt lên hàng đầu.
Vấn đề việc làm nói chung, việc làm cho người lao động huyện Quảng
Xương nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội của huyện Quảng Xương. Những năm qua Đảng, Nhà nước và
huyện Quảng Xương đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách thiết thực nhằm
phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu
cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quảng Xương là một trong những huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa, là một
huyện đồng bằng ven biển. Huyện Quảng Xương hiện này có diện tích
200,4km2 và dân số 225.101, có 36 đơn vị hành chính (35 xã và 1 thị trấn);
Kinh tế, xã hội của huyện trong năm 2014 phát triển tương đối toàn diện; Tốc
độ phát triển kinh tế đạt 13,2%. Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi nhưng chưa
đáng kể, tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ lệ cao. Thu nhập bình


2

quân đầu người năm 2014 là 22,5 triệu đồng/người . Theo số liệu của chi cục
thống kê huyện Quảng Xương có 7.965 người

không có việc làm (thất

nghiệp), chiếm 3,5% dân số và chiếm 5,2 % dân số từ 15 tuổi trở lên. Vì thế,
việc tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu để sử dụng có hiệu quả lực lượng lao
động, chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động ở
khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa là một
vấn đề đòi hỏi cấp thiết và mang ý nghĩa thiết thực.
Nhận thấy được tính chất phức tạp, quan trọng của vấn đề giải quyết
việc làm ở nông thôn, tôi chọn vấn đề nghiên cứu “Giải pháp giải quyết việc
làm cho lao động khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Xương,
tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

Đề xuất giải pháp chủ yếu góp phần giải quyết việc làm cho lao động
khu vực nông thôn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm
cho lao động khu vực nông thôn;
(2) Đánh giá được thực trạng giải quyết việc làm cho lao động khu vực
nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ;
(3) Đề xuất được các giải pháp tạo việc làm cho lao động khu vực nông
thôn trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Việc làm và giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn trên
địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
- Đối tượng khảo sát:


3

+ Các tổ chức sử dụng lao động trên địa bàn( Doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất kinh doanh, Hợp tác xã...);
+ Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn
+ Lực lượng lao động khu vực nông thôn trên địa bàn;
+ Các cơ quan quản lý về lao động việc làm trên địa bàn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
về việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động khu vực nông thôn trên
địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên phạm
vi huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi về thời gian: Được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2012

đến năm 2014, định hướng những năm tiếp theo.
4. Nội dung nghiên cứu
(1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho lao động khu
vực nông thôn;
(2) Nghiên cứu thực trạng giải quyết việc làm cho lao động khu vực
nông thôn của huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa;
(3) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và giải quyết việc
làm cho lao động khu vực nông thôn tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn 2012 – 2014;
(4) Nghiên cứu đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ
yếu giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn tại huyện Quảng
Xương, tỉnh Thanh Hóa.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm ở nông thôn
1.1.1. Cơ sở lý luận cơ bản về việc làm
1.1.1.1. Khái niệm về việc làm
Con người là động lực, động cơ, trung tâm của sự phát triển xã hội, với
nguồn lực của mình là chí lực và sức lực, con người chỉ có thể tham gia đóng
góp cho sự phát triển xã hội thông qua quá trình làm việc của mình, quá trình
làm việc này được thể hiện qua hai yếu tố chủ quan và khách quan đó là sức
lao động của người lao động và tất cả các điều kiện tối thiểu cần thiết để
người lao động sử dụng sức lao động của họ tác động lên tư liệu sản xuất và
tạo ra sản phẩm xã hội. Quá trình kết hợp sức lao động và các điều kiện cần
thiết để sử dụng sức lao động là quá trình người lao động làm việc. Quá trình

lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động trong công việc.

Formatted: Not Highlight

Theo điều 9, chương II – Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2012: Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà
không bị pháp luật cấm” .[15]
Theo khái niệm trên, một hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãn
hai điều kiện:
Thứ nhất, hoạt động lao động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho
người lao động và các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính chất hữu
ích và nhấn mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập và việc làm. Hoạt động đem lại thu
nhập được lượng hóa dưới các dạng như:
- Người lao động nhận được tiền công, tiền lương bằng tiền hoặc hiện
vật từ người sử dụng lao động.
- Tự đem lại thu nhập cho bản thân thông qua các hoạt động kinh tế mà

Formatted: Not Highlight


5

bản thân người lao động làm chủ.
- Đem lại thu nhập cho hộ gia đình mà bản thân người thực hiện công
việc đó là thành viên của hộ gia đình hoặc hộ gia đình quản lý.
Thứ hai, hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này
chỉ rõ tính pháp lý của việc làm. Hoạt động có ích không giới hạn về phạm vi,
ngành nghề và hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động ở
Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần. Người lao động
hợp pháp ngày nay được đặt vào vị trí chủ thể, có quyền tự do hành nghề, tự do

liên doanh liên kết, tự tìm kiếm việc làm, tự do thuê mướn lao động trong
khuôn khổ của pháp luật, không bị phân biệt đối xử dù làm trong hay ngoài khu
vực Nhà nước. Điều này khẳng định tính chất pháp lý trong hoạt động của
người lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước và các khu vực phi chính thức.
Hai tiêu chí đó có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo điều kiện cần và đủ để
một hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm. Nếu một hoạt động tạo ra
thu nhập nhưng vi phạm pháp luật như buôn lậu, trộm cắp, bói toán, mại
dâm... thì không được thừa nhận là việc làm. Tuy nhiên, ở một số nước như
Thái Lan, Philippines, Hà Lan thì mại dâm lại được thừa nhận là việc làm vì
hoạt động này đáp ứng nhu cầu của một số nhóm người trong xã hội và đem
lại thu nhập cho người bán dâm và hoạt động này được pháp luật bảo hộ, quản
lý và được Bộ Y tế và cơ quan quản lý sức khỏe của những nước này theo
dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ và cấp giấy phép hành nghề.
Mặt khác, nếu căn cứ vào thu nhập đem lại cho người lao động thì có
nhiều loại hoạt động có ích cho xã hội, gia đình, cộng đồng nhưng không tạo
ra thu nhập hoặc góp phần tạo ra thu nhập. Cụ thể, hai người cùng làm công
việc nội trợ, người thứ nhất làm công việc nội trợ cho gia đình thì sẽ có ích
cho gia đình người đó (vì gia đình người đó không cần phải thuê người giúp
việc và các thành viên trong gia đình có thể yên tâm đi làm việc kiếm tiền từ


6

công việc bên ngoài) nhưng không được trả công, không tạo ra thu nhập nên
không được coi là việc làm. Người thứ hai làm công việc nội trợ nhưng là làm
giúp việc cho gia đình khác và được trả công thì lại được coi là việc làm. Như
vậy, theo cách tiếp cận này, khái niệm việc làm chưa khái quát hết bản chất
của việc làm.
Theo giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực – Đại học Kinh tế quốc dân:
Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và

những điều kiện cần thiết ( vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ...) để sử dụng sức
lao động đó”
Như vậy, khái niệm việc làm có thể hiểu là hoạt động lao động của con
người nhằm mục đích tạo ra thu nhập và hoạt động này không bị pháp luật
ngăn cấm. Theo quan điểm này thì việc làm có thể hiểu là một phạm trù để
chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất hoặc những
phương tiện để sản xất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Theo quan
điểm này việc làm có những đặc trưng sau:
- Việc làm là sự biểu hiện giữa hai yếu tố sức lao động (V) và tư liệu
sản xuất (C).
- Việc làm mang lại lợi ích cho xã hội ( lợi ích vật chất và tinh thần)
- Việc làm đó là trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản
xuất hoặc những phương tiện mà họ sử dụng để thực hiện hoạt động. Sự phù
hợp được thể hiện ở cả hai mặt số lượng và chất lượng. Trạng thái phù hợp
này có thể được biểu hiện bằng mối quan hệ: C/V
Trong đó:
C: Số đơn vị tư liệu sản xuất
V: Số đơn vị lao động
Từ những đặc trưng trên có thể thấy ở đâu có sự phù hợp của hai yếu tố
sức lao động và tư liệu sản xuất (hay phương tiện sản xuất) thì ở đó có việc


7

làm. Trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất chỉ có tính chất
tương đối và thường xuyên thay đổi do tiến bộ khoa học kỹ thuật hay trình độ
phát triển của quan hệ sản xuất, theo hướng một đơn vị lao động sống sẽ vận
hành ngày càng nhiều hơn số lao động vật hóa. Khi chuyển từ trạng thái phù
hợp này sang trạng thái phù hợp khác, thông thường sẽ giảm bớt chi phí lao
động, từ đó dẫn đến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.

Tóm lại, từ những khái niệm trên, trong điều kiện hiện nay có thể hiểu
việc làm như sau: Việc làm là hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm,
tạo thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân gia đình người lao động hoặc cho một
cộng đồng nào đó.
1.1.1.2. Người có việc làm
Với cách hiểu chung nhất là người có việc làm là người đang có hoạt
động nghề nghiệp, có thu nhập từ hoạt động đó để nuôi sống bản thân và gia
đình mà không bị pháp luật ngăn cấm. Tuy nhiên việc xác định số người có
việc làm theo khái niệm trên chưa phản ánh trung thực trình độ sử dụng lao
động xã hội vì không đề cập đến chất lượng của công việc làm. Trên thực tế,
nhiều người lao động đang có việc làm nhưng làm việc nửa ngày, việc làm có
năng suất thấp thu nhập cũng thấp. Đây chính là sự không hợp lý trong khái
niệm người có việc làm và cần được bổ xung với ý nghĩa đầy đủ của nó đó là
việc làm đầy đủ .
Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu đó là: Mức độ sử
dụng thời gian lao động, năng suất lao động và thu nhập. Mọi việc làm đầy
đủ đòi hỏi người lao động phải sử dụng đầy đủ thời gian lao động theo luật
định ( Việt nam hiện nay qui định 8 giờ một ngày ). Mặt khác, việc làm đó
phải mang lại thu nhập không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu cho người lao
động (Ngày 1/1/2015, nước ta đã thay đổi qui định về mức lương tối thiểu
vùng cho một người lao động làm việc ở DN, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang


8

trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tổ chức có thuê mướn người lao
động. Cụ thể: Vùng 1 - Mức lương tối thiểu: 3.100.000đ/ tháng; Vùng 2 Mức lương tối thiểu: 2.750.000đ/ tháng; Vùng 3 - Mức lương tối thiểu:
2.400.000đ/ tháng; Vùng 1 - Mức lương tối thiểu: 2.150.000đ/ tháng, doanh
nghiệp hoạt động trên vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu cho vùng đó.
Còn đối với người lao động làm trong đơn vị hành chính sự nghiệp quy định

mức lương tối thiểu cho một người lao động là 1.150.000đ.
Vậy với những người làm việc đủ thời gian qui định và có thu nhập lớn
hơn tiền lương tối thiểu hiện hành là những người có việc làm đầy đủ.
1.1.1.3. Thiếu việc làm
Người thiếu việc làm gồm những người trong tuần lễ có tổng số giờ
làm việc dưới 48 giờ hoặc có số giờ làm việc ít hơn giờ quy định đối với các
công việc theo quy định hiện hành của Nhà nước. Họ có nhu cầu làm thêm
giờ và sẵn sàng làm việc nhưng không có việc để làm, hoặc họ có nhu cầu
làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc làm.
- Phân loại:
Thiếu việc làm vô hình: Là những người có đủ việc làm, làm đủ thời
gian, thậm chí còn quá thời gian qui định nhưng thu nhập thấp do tay nghề, kỹ
năng lao động thấp, điều kiện lao động xấu, tổ chức lao động kém, cho năng
suất lao động thấp thường có mong muốn tìm công việc khác có mức thu
nhập cao hơn.
Thiếu việc làm hữu hình: Là hiện tượng người lao động làm việc với
thời gian ít hơn quỹ thời gian qui định, không đủ việc làm và đang có mong
muốn kiếm thêm việc làm và luôn sẵn sàng để làm việc.
Thước đo của thiếu việc làm hữu hình là:
Số giờ làm việc thực tế

=

K
Số giờ quy định

x 100% (Tính theo
ngày, tháng, năm)



9

1.1.1.4. Thất nghiệp
a. Khái niệm
Theo "Thực trạng lao động việc làm" của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội: “Người thất nghiệp là những người thuộc lực lượng lao động có
khả năng lao động trong trong tuần lễ điều tra không có việc làm, có nhu cầu
về việc làm nhưng không tìm được việc làm”.
Theo khái niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Thất nghiệp
(theo nghĩa chung nhất) là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao
động muốn có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công
nhất định. Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động, không có việc làm và đang có nhu cầu tìm việc làm”.

Formatted: Not Highlight

Như vậy, những người thất nghiệp tất yếu họ phải thuộc lực lượng lao
động hay dân số hoạt động kinh tế. Một người thất nghiệp phải có 3 điều kiện:
Đang mong muốn và tìm việc làm; Có khả năng làm việc; Hiện đang chưa có
việc làm.
Với cách hiểu như thế, không phải bất kỳ ai có sức lao động nhưng
chưa làm việc đều được coi là thất nghiệp. Do đó, một tiêu thức quan trọng để
xem xét một người được coi là thất nghiệp thì phải biết được người đó có
muốn đi làm hay không. Bởi lẽ, trên thực tế nhiều người có sức khoẻ, có nghề
nghiệp song không có nhu cầu làm việc, họ sống chủ yếu dựa vào “nguồn dự
trữ” như kế thừa của bố mẹ, nguồn tài trợ
b. Phân loại thất nghiệp
Các kết quả nghiên cứu về lao động và thất nghiệp cho đến nay đã phân
ra các loại hình thất nghiệp như sau:
- Thất nghiệp tự nhiên: Là loại thất nghiệp xảy ra khi có một tỷ lệ nhất

định số lao động lâm vào tình trạng không có việc làm do xã hội không thể
tạo đủ việc làm cho họ.

Formatted: a, Left, Indent: First line: 0", Line
spacing: single, Widow/Orphan control, Adjust
space between Latin and Asian text, Adjust
space between Asian text and numbers


10

- Thất nghiệp tạm thời: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển
không ngừng của lao động giữa các vùng, giữa các loại công việc hoặc giữa
các giai đoạn khác nhau của phát triển kinh tế.
- Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối
giữa cầu-cung lao động trong một ngành hoặc một vùng nào đó.
- Thất nghiệp chu kỳ: Là loại thất nghiệp xảy ra do giảm sút giá trị tổng
sản lượng của nền kinh tế (suy thoái kinh tế). Trong giai đoạn này, tổng giá
trị sản xuất giảm, hầu hết các nhà sản xuất giảm quy mô sản xuất và giảm sử
dụng lao động.
- Thất nghiệp tự nguyện: Là loại hình thất nghiệp xảy ra đối với những
người lao động không muốn làm việc với mức tiền công nào đó vì nhiều lý do
cá nhân khác nhau như: di chuyển, sinh con… thất nghiệp loại này thường
gắn với thất nghiệp tạm thời.
- Thất nghiệp không tự nguyện: Là loại hình thất nghiệp xảy ra đối với
một bộ phận lao động xã hội, khi mà với mức tiền công nào đó người lao
động đã chấp nhận làm việc, nhưng vẫn không được làm. Lý do dẫn đến tình
trạng thất nghiệp này là do kinh tế suy thoái, cung về lao động lớn hơn cầu về
lao động.
- Thất nghiệp trá hình: Là loại hình thất nghiệp, khi người lao động

được sử dụng ở dưới mức khả năng mà bình thường. Hiện tượng thất nghiệp
này xảy ra khi năng suất lao động của một ngành nào đó thấp, người lao động
không thể sử dụng hết thời gian làm việc của họ theo quy định của Luật lao
động.
Xét theo hình thức thất nghiệp có thể chia thành :
- Thất nghiệp theo giới tính: Là loại hình thất nghiệp theo nam hoặc nữ.
- Thất nghiệp chia theo lứa tuổi: Là thất nghiệp của một lứa tuổi nào đó
trong tổng số lực lượng lao động.


11

- Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ: Là thất nghiệp xẩy ra thuộc vùng
lãnh thổ nhất định (thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi..).
- Thất nghiệp theo ngành nghề: Là thất nghiệp trong một ngành nghề nào đó.

Formatted: Condensed by 0.4 pt

Ngoài các loại thất nghiệp nêu trên người ta có thể chia thất nghiệp
theo dân tộc, chủng tộc, tôn giáo...
1.1.1.5. Tạo việc làm
a. Khái niệm
Tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm việc

Formatted: Style 44 + Auto Line spacing:
Multiple 1.3 li, Line spacing: single
Formatted: a, Indent: First line: 0",
Widow/Orphan control
Formatted: a, Left, Indent: First line: 0", Line
spacing: single, Widow/Orphan control


để tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra sản
xuất hàng hóa và dịch vụ theo kịp yêu cầu thị trường.
Tạo việc làm là hoạt động kiến thiết cho người lao động có được một
công việc cụ thể mang lại thu nhập cho họ và không bị pháp luật ngăn cấm.
Người tạo ra công việc cho người lao động có thể là chính phủ thông qua các
chính sách, có thể là một tổ chức hoạt động kinh tế, các cá nhân, thông qua
các hoạt động thuê mướn nhân công.
b. Các yếu tố tạo ra việc làm:
- Nhu cầu thị trường.
- Điều kiện cần thiết để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ.
- Môi trường xã hội
* Có những cách nào giải quyết việc làm
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
- Phát triển tiểu thủ công nghiệp
- Phát triển các ngành nghề truyền thống
- Cho các hộ vay vốn để sản xuất kinh doanh
1.1.1.6. Giải quyết việc làm
GQVL là tạo ra các cơ hội để người lao động có việc làm và tăng thu

Formatted: a, Left, Indent: First line: 0", Line
spacing: single, Widow/Orphan control


12

nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. GQVL
cần phải xem xét cả từ ba phía: Người lao động, người sử dụng lao động và
Nhà nước.

GQVL theo nghĩa rộng là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế
- xã hội của Nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến
mọi mặt của đời sống xã hội để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động
và được lao động.
GQVL theo nghĩa hẹp là các biện pháp, chính sách chủ yếu hướng vào
đối tượng thất nghiệp, chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm nhằm tạo việc
làm cho người lao động, để giảm tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm.
Khái niệm GQVL rộng hơn khái niệm tạo việc làm. Trong phạm trù
GQVL, ngoài nội dung tạo việc làm (như đã đề cập ở trên), còn có nội dung
môi giới việc làm. Môi giới việc làm về thực chất là hoạt động nhằm giúp
người lao động đang tìm việc làm và chủ sử dụng lao động đang cần tuyển lao
động dễ dàng gặp nhau, qua đó giúp người lao động dễ dàng tìm được việc
làm. Xuất khẩu lao động và chuyên gia về thực chất cũng là một hoạt động
môi giới việc làm.
1.1.1.7. Vai trò của việc làm đối với người lao động và người lao động
ở nông thôn
* Vai trò của việc làm đối với người lao động
- Giải quyết việc làm cho người lao động có ý nghĩa quan trọng đối với
phát triển kinh tế, xã hội. Bởi vì, một xã hội có kinh tế xã hội phát triển phải
là xã hội có đầy đủ việc làm cho người lao động. Lý luận và thực tiễn đã
khẳng định, bất kỳ một sự phát triển nào trong kinh tế cũng là kết quả của sự
kết hợp của ba yếu tố cơ bản, đó là sức lao động, tư liệu lao động và đối
tượng lao động, quá trình này cũng là quá trình tạo việc làm cho lao động
trong xã hội. Bản thân tư liệu sản xuất tự nó không thể tạo ra các sản phẩm

Formatted: Indent: First line: 0.5"
Formatted: a, Left, Indent: First line: 0", Line
spacing: single, Widow/Orphan control



13

cho con người và xã hội, nếu như không có sự kết hợp của sức lao động.
C.Mac và P.Ăng Ghen khi nghiên cứu vai trò của sản xuất xã hội và các yếu
tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất đã cho rằng: Sản xuất ra của cải vật
chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người và là hoạt động cơ bản nhất trong
tất cả các hoạt động của con người.
- Việc làm đối với người lao động là nhu cầu để tồn tại và phát triển, là
yêu cầu khách quan đối với người lao động, bởi con người muốn tồn tại phải
tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định như: Thức ăn, đồ mặc, nhà ở,
học tập, phương tiện đi lại... Để có những thứ đó con người phải sản xuất và
tái sản xuất với quy mô ngày càng mở rộng. Như vậy, con người bằng sức lao
động của mình đã tạo ra giá trị hàng hoá dịch vụ để phục vụ chính mình. Sự
phát triển kinh tế, xã hội suy cho cùng là nhằm mục tiêu phục vụ con người
làm cho cuộc sống mỗi người ngày càng tốt đẹp hơn, xã hội ngày càng văn
minh hơn.
- Giải quyết việc làm là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội góp
phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Vì vậy, giải quyết
việc làm không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan liên quan trực tiếp quan hệ
đến lao động, việc làm mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của bản thân
người lao động và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong xã hội. Điều 13 Bộ
luật Lao động đã nêu rõ: “Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả
năng lao động đều có việc làm là trách nhiệm của nhà nước, của các doanh
nghiệp và của toàn xã hội” [15]
Tóm lại, giải quyết việc làm là nâng cao chất lượng việc làm và tạo ra
việc làm để thu hút người lao động vào guồng máy sản xuất của nền kinh tế.
Giải quyết việc làm không chỉ nhằm tạo thêm việc làm mà còn phải nâng cao
chất lượng việc làm. Đây là vấn đề còn ít được chú ý vì khi đề cập đến vấn đề
giải quyết việc làm người ta chỉ quan tâm đến khía cạnh thứ hai của nó là vấn


Formatted: Font color: Auto, Not Highlight


14

đề tạo ra việc làm.
* Vai trò của việc làm đối với người lao động ở nông thôn

Formatted: Indent: First line: 0.5"

Khi giải quyết được việc làm cho lao động khu vực nông thôn sẽ:

Formatted: Norwegian (Bokmål)

- Có điều kiện nâng cao mức sống của người dân, đây là điều kiện phát
triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế ở nông thôn, là điều kiện quan trọng hình

Formatted: a, Left, Indent: First line: 0", Line
spacing: single, Widow/Orphan control, Adjust
space between Latin and Asian text, Adjust
space between Asian text and numbers

thành nguồn nhân lực có chất lượng cao cung cấp cho nền kinh tế quốc dân.
- Nâng cao mức sống của cư dân nông thôn là điều kiện quan trọng để
ổn định xã hội, phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
- Ngăn chặn được dòng người di cư tự do từ nông thôn ra thành thị, ổn
định kinh tế xã hội ở cả nông thôn và thành thị.
1.1.1.8. Một số loại hình việc làm đặc trưng ở khu vực nông thôn
- Việc làm thuần nông: Việc làm thuần nông là những việc làm đặc
trưng và mang tính phổ biến của khu vực nông thôn. Ở nước ta, việc làm


Formatted: Norwegian (Bokmål)
Formatted: a, Left, Indent: First line: 0", Line
spacing: single, Widow/Orphan control

thuần nông bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Trồng trọt và chăn nuôi là hai
công việc chính, chiếm hầu hết thời gian trong năm của người nông dân và
cũng là nguồn thu chính để nuôi sống bản thân và gia đình của họ.
- Việc làm phi nông nghiệp: Việc làm phi nông nghiệp bao gồm các

Formatted: Norwegian (Bokmål), Not
Expanded by / Condensed by

ngành nghề ngoài nông nghiệp nhưng gắn chặt với nông nghiệp, chẳng hạn

Formatted: Font: Not Bold, Norwegian
(Bokmål), Not Expanded by / Condensed by

như: Sơ chế, chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, các hoạt động gia

Formatted: Norwegian (Bokmål), Not
Expanded by / Condensed by

công cơ khí, sửa chữa các vật tư nông nghiệp, các hoạt động vận tải và các
dịch vụ có liên quan. Bên cạnh đó việc làm phi nông nghiệp còn bao gồm các
ngành nghề mới như: Mây tre đan, đan nón, nghề mộc … So với việc làm
thuần nông, việc làm phi nông nghiệp mang lại thu nhập cao và khá ổn định
cho lao động ở khu vực nông thôn, góp phần giải quyết bài toán việc làm ở
khu vực nông thôn, đặc biệt là bộ phận lao động nông nhàn.



15

1.1.2. Cơ sở lý luận cơ bản về lao động
1.1.2.1. Khái niệm về lao động
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm lao động, nhưng suy
cho cùng lao động là hoạt động đặc thù của con người, phân biệt con người

Formatted: Norwegian (Bokmål)
Formatted: a, Left, Indent: First line: 0", Line
spacing: single, Widow/Orphan control

với con vật và xã hội loài người và xã hội loài vật. Bởi vì, khác với con vật,
lao động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức tác động vào thế
giới tự nhiên nhằm cải biến những vật tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho
nhu cầu đời sống của con người. Theo C.Mác “Lao động trước hết là một quá
trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt
động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao
đổi chất giữa họ và tự nhiên” [3]
Ph.Ăng-ghen viết: “Khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi

Formatted: Font color: Auto, Norwegian
(Bokmål), Not Highlight
Formatted: Norwegian (Bokmål)

của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp
những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải. Nhưng lao động còn là
một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên
của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa
nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra bản thân loài người”.[5]


Formatted: Font color: Auto, Norwegian
(Bokmål)

1.1.2.2. Lực lượng lao động

Formatted: Font color: Auto, Norwegian
(Bokmål), Not Highlight

Theo quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) là bộ phận dân

Formatted: Norwegian (Bokmål)

số trong độ tuổi lao động theo thực tế đang có việc làm và những người thất
nghiệp.
Theo giáo trình Kinh tế phát triển, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội (2012), ở nước ta hiện nay thường sử dụng khái niệm sau: “Lực lượng lao
động là bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất
nghiệp”. Lực lượng lao động theo quan niệm như trên là đồng nghĩa với dân
số hoạt động kinh tế (tích cực) và nó phản ánh khả năng thực tế về cung ứng
lao động của xã hội.

Formatted: Norwegian (Bokmål)
Formatted: a, Left, Indent: First line: 0", Line
spacing: single, Widow/Orphan control


16

1.1.2.3. Nguồn lao động

Theo giáo trình Kinh tế phát triển của trường Đại học Kinh tế quốc dân
(2012) đưa ra khái niệm: “Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao

Formatted: Norwegian (Bokmål)
Formatted: a, Left, Indent: First line: 0", Line
spacing: single, Widow/Orphan control

động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham
gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động)
đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân”.
Ở mỗi quốc gia khác nhau thì việc quy định độ tuổi lao động là khác
nhau, thậm chí khác nhau ở các giai đoạn của mỗi nước. Điều đó tuỳ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế. Ở nước ta, theo quy định của Bộ Luật Lao
động (2012), độ tuổi lao động đối với nam từ 15-60 tuổi và nữ là từ 15-55
tuổi.

Formatted: Norwegian (Bokmål), Not
Highlight
Formatted: Norwegian (Bokmål)

1.1.2.4. Sức lao động
Sức lao động là toàn bộ thể lực, trí lực và tâm lực tồn tại trong con
người và có khả năng bỏ ra để hoàn thành công việc trong những điều kiện,

Formatted: Norwegian (Bokmål), Not
Expanded by / Condensed by
Formatted: a, Left, Indent: First line: 0", Line
spacing: single, Widow/Orphan control

hoàn cảnh nhất định.

1.1.2.5. Năng suất lao động
Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích. Nói lên
kết quả hoạt động của con người trong một đơn vị thời gian nhất định. Năng

Formatted: Norwegian (Bokmål)
Formatted: a, Left, Indent: First line: 0", Line
spacing: single, Widow/Orphan control

suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị
thời gian; hoặc bằng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động được xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra
trong một thời gian lao động.
Công thức tính:
W = Q/T
Trong đó:

Formatted: Indent: First line: 0.5"

W: Là số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian

Formatted: Norwegian (Bokmål)

hay là năng suất lao động, thường được biểu diễn dưới dạng chỉ tiêu kép:

Formatted: a, Left, Indent: First line: 0", Line
spacing: single, Widow/Orphan control, Adjust
space between Latin and Asian text, Adjust
space between Asian text and numbers



17

Hiện vật, thời gian hay giá trị thời gian.
Q: Là khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong một thời gian nhất định.
T: Là tổng thời gian hao phí để sản xuất ra Q sản phẩm.
1.1.2.6. Lao động khu vực nông thôn
Lao động khu vực nông thôn là bộ phận dân số trong và ngoài độ tuổi
lao động, thuộc khu vực nông thôn, có khả năng lao động và có nhu cầu lao
động.

Formatted: Norwegian (Bokmål)
Formatted: a, Left, Indent: First line: 0", Line
spacing: single, Widow/Orphan control, Adjust
space between Latin and Asian text, Adjust
space between Asian text and numbers

Đặc điểm cơ bản của lao động khu vực nông thôn:
- Trình độ thể lực hạn chế do kinh tế kém phát triển, mức sống thấp.
Điều này ảnh hưởng đến năng suất lao động và phát triển kinh tế.
- Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cũng như trình độ tiếp cận thị
trường thấp. Đặc điểm này cũng ảnh hưởng đến khả năng tự tạo việc làm của
lao động.
- Lao động khu vực nông thôn nước ta còn mang nặng tư tưởng và tâm

Formatted: Norwegian (Bokmål), Not
Expanded by / Condensed by

lý tiểu nông, sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thường bảo thủ và thiếu năng
động.
1.1.3. Cơ sở lý luận cơ bản về nông thôn

1.1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của nông thôn
a. Khái niệm: Nông thôn là vùng khác với thành thị ở chỗ ở đó có cộng
đồng chủ yếu là nông dân sinh sống và làm việc, mật độ dân cư thấp, cơ cấu
hạ tầng kém phát triển hơn, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa
thấp hơn.
b. Đặc điểm nông thôn: Nông thôn nước ta hiện có 60,96 triệu người,
chiếm 69,4% dân số cả nước (theo số liệu Tổng cục Thống kê năm 2014).
Đây thực sự là một lực lượng lao động bị chi phối lớn trong ngành sản xuất
vật chất.
Nói đến nông thôn là nói đến nông dân, những người hoạt động sản

Formatted: Norwegian (Bokmål)
Formatted: a, Left, Indent: First line: 0", Line
spacing: single, Widow/Orphan control, Adjust
space between Latin and Asian text, Adjust
space between Asian text and numbers

Formatted: Norwegian (Bokmål), Not
Formatted: Norwegian (Bokmål)

Formatted: Norwegian (Bokmål), Not
Highlight
Formatted: Norwegian (Bokmål)


18

xuất nông-lâm nghiệp. Như vậy, nông dân là tầng lớp đông đảo nhất sinh
sống và làm việc ở nông thôn. Nông dân Việt Nam cũng như nông dân trên
thế giới là lực lượng sản xuất trực tiếp ra lương thực, thực phẩm cho nhân

loại.
Xuất phát từ đặc điểm nông thôn nước ta trải dài khắp lãnh thổ, địa lý
và điều kiện tự nhiên khác nhau mà sự phân bố dân cư và mật độ dân cư khác
nhau. Việc dân cư phân tán, phân bố không đồng đều là những trở ngại trong
phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông
dân.
Như vậy, những đặc điểm khác nhau về địa lý, địa hình, về điều kiện tự
nhiên, văn hóa xã hội mà nông thôn, nông dân nước ta có những nét đặc trưng
riêng trong phát triển kinh tế xã hội
1.1.3.2. Vai trò của nông thôn
- Nông thôn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu thiết
yếu của xã hội, là cơ sở cho sự phát triển của phân công lao động xã hội;
- Nông thôn là nơi cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho phát triển
kinh tế - xã hội;
- Nông thôn là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến;
- Nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ mạnh mẽ sản phẩm của
ngành công nghiệp và các ngành khác;
- Nông thôn là nơi tập trung phần lớn tài nguyên của đất nước. Cho
nên, muốn khai thác tài nguyên một cách có hiệu quả và bền vững thì cần
phải đầu tư phát triển nông thôn;
- Nông thôn cũng là nơi có vị trí trọng yếu trong cũng cố và giữ gìn an
ninh quốc phòng của đất nước.

Formatted: Norwegian (Bokmål)
Formatted: a, Left, Indent: First line: 0", Line
spacing: single, Widow/Orphan control, Adjust
space between Latin and Asian text, Adjust
space between Asian text and numbers



19

1.1.4. Khái niệm về thu nhập
TheoTừ điển Kinh tế thị trường: “Thu nhập cá nhân là tổng số thu nhập
đạt được từ các nguồn thu khác nhau của cá nhân trong thời gian nhất định,
thu nhập cá nhân từ nhiều nguồn khác nhau đều từ thu nhập quốc dân”.

Formatted: Norwegian (Bokmål)
Formatted: a, Left, Indent: First line: 0", Line
spacing: single, Widow/Orphan control, Adjust
space between Latin and Asian text, Adjust
space between Asian text and numbers

Thu nhập là phần chênh lệch giữa khoản thu về và khoản chi phí đã bỏ
ra.Về bản chất, theo nghĩa rộng thu nhập gồm hai bộ phận hợp thành: thù lao
cần thiết (tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền
lương,...) và phần có được từ thặng dư sản xuất (hoặc lợi nhuận).
Tóm lại, thu nhập của người lao động là số tiền mà họ nhận được từ các
nguồn thu và họ được toàn quyền sử dụng cho bản thân và cho gia đình. Ta có
thể hiểu thu nhập của người lao động là toàn bộ các khoản thu khác nhau mà
người lao động có được trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường
là một tháng).
1.2. Thực tiễn về giải quyết việc làm ở nông thôn
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, với gần 1,343 tỷ dân
(28/4/2011) nhưng gần 50,32% dân số ở khu vực nông thôn, hàng năm có tới
trên 10 triệu lao động đến tuổi tham gia vào lực lượng lao động xã hội nên
yêu cầu GQVL trở lên gay gắt hơn.

Trước đòi hỏi bức bách đó, thực tế từ những năm 1978 Trung Quốc đã
thực hiện mở cửa cải cách nền kinh tế, và thực hiện phương châm “Ly nông
bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành”, do đó Trung Quốc đã thực hiện
nhiều chính sách phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân
công lại lao động ở nông thôn, rút ngắn sự chênh lệch giữa nông thôn và
thành thị, coi phát triển công nghiệp nông thôn là con đường để giải quyết vấn
đề việc làm.

Formatted: Norwegian (Bokmål)
Formatted: a, Left, Indent: First line: 0", Line
spacing: single, Widow/Orphan control, Adjust
space between Latin and Asian text, Adjust
space between Asian text and numbers


×