Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái khu di tích thắng cảnh chùa hương xã hương sơn, huyện mỹ đức, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.54 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐẶNG SƠN ĐÔNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI
KHU DI TÍCH THẮNG CẢNH CHÙA HƯƠNG XÃ HƯƠNG SƠN,
HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐẶNG VĂN HÀ

Hà Nội, 2012


i

LỜI CẢM ƠN
Để kết thúc khóa học và hoàn thành luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành đối với tất các các thầy cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp... đã truyền đạt
kiến thức trên tất cả các lĩnh vực có liên quan trong suốt cả khóa học này. Để hoàn
thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo khoa Lâm học,
Khoa sau Đại học, đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giáo viên TS Đặng


Văn Hà trưởng bộ môn Lâm nghiệp Đô thị, trường Đại học Lâm nghiệp đã hướng dẫn
khoa học và giúp đỡ tôi trong cả quá trình cho đến khi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Lãnh đạo huyện Mỹ Đức, Ban quản
lý di tích thắng cảnh Hương Sơn, ban quản lý Rừng đặc dụng Hương Sơn, UBND xã
Hương Sơn, lãnh đạo Hạt kiểm lâm Mỹ Đức các đồng nghiệp và các anh chị học viên
trong lớp K18BLH, đã tạo điều kiện thuận lợi và trợ giúp tôi từ việc học đến khi hoàn
chỉnh luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cam đoan rằng, tất cả các số liệu sử dụng trong báo cáo này đề là tôi đã làm
và đúng thực tế, các trích dẫn trong báo cáo là chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi
xin chịu trách nhiệm về tất cả các nội dung về số liệu trong luận văn này.
Quá trình thực tập mặc dù đã có nhiều cố gắng của bản thân nhưng do thời gian
và khả năng trình bày chưa được tốt do đó luận văn của tôi không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy cô giáo để hoàn
thiện hơn./.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội ngày 28 tháng 12 năm 2012
Tác giả

Đặng Sơn Đông


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ i
Mục lục ............................................................................................................................ ii
Danh mục các bảng ......................................................................................................... v
Danh mục các hình ......................................................................................................... vi

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
Chương 1 ........................................................................................................................ 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................... 3
1.1. Trên thế giới ....................................................................................................... 3
1.1.2. Nghiên cứu về tài nguyên du lịch sinh thái .............................................. 5
1.2. Ở Việt Nam ......................................................................................................... 6
1.2.2.Tài nguyên du lịch sinh thái...................................................................... 11
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 13
2.1 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 13
2.1.1. Mục tiêu chung.......................................................................................... 13
2.1.2. Mục tiêu cụ thể. ......................................................................................... 13
2.2. Đối tượng ngiên cứu ........................................................................................ 13
2.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 13
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 14
2.4.1. Ngoại nghiệp.............................................................................................. 14
2.4.2. Nội nghiệp .................................................................................................. 17
Chương 3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN VỀ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU DI TÍCH THẮNG CẢNH CHÙA HƯƠNG

………………………….24

3.1. Điều kiện tự nhiên …………………………………………………………24
3.1.2. Khí hậu....................................................................................................... 24
3.1.3. Thủy văn .................................................................................................... 24
3.1.4. Địa hình ..................................................................................................... 25
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu DTTC chùa Hương. .................................... 25


iii


3.2.1. Dân số ........................................................................................................ 25
3.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội......................................................................... 26
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 28
4.1.Đánh giá hiện trạng tài nguyên DLST khu DTTC Chùa Hương ............... 28
4.1.1. Đánh giá đặc điểm cơ bản khu vực nghiên cứu. .................................... 28
4.1.2. Tài nguyên sinh vật - một dạng điển hình của TNDLST ...................... 38
4.1.3. Tài nguyên Du lịch nhân văn .................................................................. 43
4.2. Đánh giá tiềm năng du lịch DLST khu DTTC Chùa Hương. .................... 50
4.3. Đánh giá hiện trạng khai thác DLST tại khu DTTC Chùa Hương .......... 62
4.3.1. Thị trường khách du lịch.......................................................................... 62
4.3.2. Luồng khách ............................................................................................. 64
4.3.3.Nguồn nhân lực phục vụ du lịch .............................................................. 67
4.3.4 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch................................................................... 68
4.3.5. Các loại hình khai thác du lịch ............................................................... 70
4.3.6. Kết quả kinh doanh du lịch ...................................................................... 70
4.3.7. Các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái ......................................... 71
4.3.8. Tính thời vụ của Du lịch........................................................................... 71
4.3.9. Tiếp thị và quảng bá, xúc tiến, diễn giải du lịch ..................................... 72
4.3.10. Một số tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên và xã hội ........ 76
4.4. Đề xuất chiến lược khai thác tài nguyên DLSTtại khu DTTC Chùa
Hương đến năm 2020 ………………………………………………………..80

4.4.1. Quan điểm chiến lược khai thác tài nguyên DLST tại DTTC Chùa
Hương. ................................................................................................................. 80
4.4.2. Mục tiêu chiến lược đến năm 2020 ........................................................ 80
4.4.3 Đề xuất các loại hình hoạt động du lịch sinh thái tiềm năng................. 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 101
1. Kết luận................................................................................................................... 101
2. Kiến nghị ................................................................................................................ 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

BQL

Ban quản lý

2

BVNN

Bảo vệ nghiêm ngặt

3

DLST

Du lịch sinh thái


4

DSTG

Di sản thế giới

5

DTTC

Di tích thắng cảnh

6

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

7

KTXH

Kinh tế xã hội

8

PKBVNN

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt


9

PKDVHC

Phân khu dịch vụ hành chính

10

PKPHST

Phân khu phục hồi sinh thái

11

RĐD Hương Sơn

Rừng Đặc dụng Hương Sơn

12

TNDL

Tài nguyên du lịch

13

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


14

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

15

UBND

Ủy ban nhân dân

16

UNESCO

Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục LHQ

17

UNWTO

Tổ chức Du lịch thế giới

18

VHST

Văn hóa – Sinh thái


19

VQG

Vườn quốc gia


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

2.1

Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên

15

2.2

Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người

15

2.3


Đánh giá tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch sinh thái

18

4.4

Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người ở Hương Sơn

32

4.2

Thành phần cán cân nước trong khu vực

33

4.3

Đánh giá tiềm năng DLST khu DTTC chùa Hương

50

4.4

Lượng khách tới Hương Sơn từ 2005-2011

62

4.5


Thống kê lượng khách nội địa

63

4.6

Thống kê lượng khách quốc tế

64

4.7

Lượng khách thăm quan khu di tích thắng cảnh Hương Sơn vào các

66

tháng trong năm
4.8

Lực lượng lao động trong ngành du lịch tại khu di tích thắng cảnh

67

Hương Sơn từ năm 2005 đến năm 2011
Tình hình cung ứng dịch vụ lưu trú tại Hương Sơn năm 2005-2011

68

4.10 Tình hình cung ứng dịch vụ ăn uống tại khu vực Hương Sơn năm 2011


68

4.11 Số lượng xuồng, đò phục vụ du lịch năm 2004 - 2011

69

4.12 Tình hình doanh thu của Hương Sơn năm 2005-2011

70

4.13 Thu nhập bình quân đầu người

71

4.14 Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với khai

78

4.9

thác Du lịch sinh thái tại DTTC Chùa Hương
4.15

Dự báo lượng khách của khu DTTC Chùa Hương giai đoạn 2013-2020

81

4.16 Các hoạt động du lịch sinh thái đề xuất


82

4.17 Phân vùng phát triển du lịch khu DTTC Chùa Hương

84


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

4.1

Vị trí của Hương Sơn trong quy hoạch của Hà Nội

28

4.2

Sơ đồ liên hệ vùng du lịch

29

4.3


Hiện trạng sử dụng đất

30

4.4

Hiện trạng cơ sở hạ tầng

31

4.5

Suối Yến –nguồn nước của khu vực

33

4.6

Nhũ đá trong động Hương Tích

34

4.7

Động Hương Tích

34

4.8


Địa hình núi đá vôi

35

4.9

Tháp Kasrt phổ biến trong khu vực

36

4.10 Thảm thực vật trên núi đá vôi

38

4.11 Hiện trạng tài nguyên sinh vật

42

4.12 Khai hội Chùa Hương

43

4.13 Múa rồng ngày khai hội

44

4.14 Các nhà sư làm lễ đầu Xuân

44


4.15 Tháp chuông Thiên Trù

46

4.16 Chùa Hương Xưa và Nay

48

4.17 Hiện trạng tài nguyên hang động và đình chùa

49

4.18 Bản đồ ý tưởng quy hoạch du lịch sinh thái

90

4.19 Sơ đồ điểm – tuyến du lịch

91

4.20 Sơ đồ vị trí cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

92


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Những thập kỷ gần đây, du lịch sinh thái (DLST) đã và đang phát triển nhanh
chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi

của các tầng lớp xã hội. Ngoài việc đáp ứng các nhu cầu nghỉ ngơi, khám phá thế giới
tự nhiên, mang lại lợi ích về kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm, nâng cao
thu nhập cho các quốc gia cũng như cộng đồng dân cư địa phương, nơi có các khu
bảo tồn thiên nhiên với cảnh quan hấp dẫn, DLST còn có ý nghĩa giáo dục bảo vệ
môi trường cho khách du lịch cũng như cộng đồng dân cư, góp phần bảo tồn và nâng
cao các giá trị cảnh quan môi trường. Theo Ủy ban lữ hành du lịch thế giới cho rằng,
du lịch đã trở thành ngành công nghiệp lớn nhất thế giới, đem lại thu nhập và việc
làm đáng kể cho thế giới. Du lịch sinh thái cũng đóng góp không nhỏ cho du lịch thế
giới và ngày càng gia tăng, đem lại thu nhập lớn cho các nước đang phát triển và kém
phát triển, du lịch sinh thái đang là động cơ của nhiều đảo nhiệt đới vùng Caribe, khu
vực Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương... Từ nhận thức đó, du lịch sinh thái đã được
xác định là một trong những hướng phát triển du lịch chủ đạo của Du lịch Việt Nam
trong Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020.
Khu di tích thắng cảnh chùa Hương nằm trên địa bàn huyện Mỹ Đức cách
trung tâm thành phố Hà Nội 50km về phía Tây Nam và thuộc khu vực rừng đặc
dụng Hương Sơn. Khu di tích thắng cảnh Chùa Hương có trong danh sách các khu
rừng đặc dụng Việt Nam theo Quyết định số 194/CT, ngày 9/8/1986 của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng, là Khu Văn hoá - Lịch sử Chùa Hương Tích với diện tích 500
ha (Bộ NN&PTNT, 1997) và nay là Khu di tích thắng cảnh Chùa Hương. Mục tiêu
của khu Rừng đặc dụng này là "Bảo vệ rừng trên núi đá vôi và cảnh quan nổi tiếng
của vùng".
Khu di tích thắng cảnh Chùa Hương là khu vực có nhiều tiềm năng về bảo tồn
giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) và phát triển du lịch sinh thái. Hương Sơn là một
vùng núi đá vôi điệp trùng, hùng vĩ với địa hình chia cắt phức tạp, và quá trình Karst
(Castơ) tạo nhiều hang động tự nhiên như động Hương Tích, động Tiên Sơn, động
Tuyết Quynh. Với hệ sinh thái động thực vật trên núi đá vôi phong phú đa dạng tạo


2


cho khu di tích thắng cảnh Chùa Hương một cảnh quan thiên nhiên đẹp và hấp dẫn
cùng với hệ thống đền chùa, miếu mạo nổi tiếng. Các công trình tôn giáo hòa nhập
giữa phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp là một đặc trưng của khu du lịch Hương Sơn,
hấp dẫn hàng chục vạn du khách đến vãn cảnh và tham gia lễ hội mỗi năm. Rừng đặc
dụng Hương Sơn cũng là một kho dự trữ thiên nhiên to lớn về bảo tồn nguồn gen, các
loài quý hiếm, loài đặc hữu. Hệ thực vật gồm 840 loài, 540 chi thuộc 185 họ của 6
ngành thực vật bậc cao có mạch với nhiều loài thực vật quý hiếm như: Sưa bắc bộ,
Lát hoa, Rau sắng, Mơ Hương tích và nhiều loài là thực vật thân thảo có giá trị dược
phẩm cao như: Hoàng đằng cẩu tích, Đẳng sâm, Ba kích… Hệ động vật cũng rất đa
dạng và phong phú gồm 28 loài động vật thuộc 84 họ, 26 bộ thuộc các lớp động vật ở
cạn: thú, chim, bò sát, ếch nhái và một số loài lưỡng cư. Trong đó có nhiều loài là
động vật Quý hiếm như: Gà lôi trắng, Culi, Khỉ, Vượn, Rắn hổ mang chúa… Có giá
trị cao về Bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái. Đây là
tiềm năng rất lớn cho phát triển DLST, du lịch văn hóa cộng đồng, và điều tra nghiên
cứu khám phá thiên nhiên.
Mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển mở rộng phát triển các loại hình du lịch
nhưng việc khai thác các hoạt động du lịch tại khu vực khu di tích thắng cảnh chùa
Hương hiện nay chủ yếu thiên về khai thác loại hình du lịch tâm linh trong thời điểm
tổ chức lễ hội, các loại hình du lịch khác phát triển còn rất hạn chế, chưa tương xứng
với nguồn tài nguyên du lịch vốn có. Những nguyên nhân chính của vấn đề này là
chưa có những đánh giá đúng mức về các giá tiềm năng tài nguyên du lịch hiện có,
đặc biệt là tài nguyên du lịch sinh thái phục vụ cho phát triển du lịch. Do đó, để có
những cơ sở khoa học phục vụ cho việc đa dạng hóa các loại hình du lịch tại khu vực
và khai thác bền vững các tiềm năng tài nguyên du lịch tại đây, việc “Nghiên cứu
đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái khu di tích thắng cảnh chùa Hương xã
Hương Sơn huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội ” là rất cần thiết.


3


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái được coi là một trong những cách thức vừa hỗ trợ bảo tồn
đồng thời Phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Tại hội nghị các Vườn Quốc
gia thế giới lần thứ V do IUCN tổ chức đã khẳng định “Du lịch Sinh thái ở trong và
ngoài khu bảo tồn là một phương pháp bảo tồn, hỗ trợ, tăng cường nhận thức về các
giá trị quan trọng của khu bảo tồn như giá trị sinh thái, văn hóa, tinh thần, thẩm mỹ,
giải trí và kinh tế; đồng thời tạo thu nhập phục vụ cho việc bảo tồn, bảo vệ đa dạng
sinh học, hệ sinh thái và di sản văn hóa. Du lịch sinh thái cũng đóng góp nâng cao
chất lượng cuộc sống cho cộng đồng bản địa”.
Du lịch sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và
phát triển bền vững. Ở Cossta Rica và Nê Pan, Thái Lan… một số chủ trang trại chăn
nuôi đó bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệ rừng mà họ đó
biến những nơi đó thành điểm du lịch sinh thái hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh
thái tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phương. Đặc biệt là
tại các nước phát triển như Thuỵ Điển, Nhật Bản, Mỹ... các KBT được xây dựng
dựa trên sự kết hợp giữa bảo tồn và phát triển du lịch, nhiều loại hình du lịch được
hình thành như leo núi, thăm động vật hoang dã trong xe bảo vệ, theo dõi cuộc sống
của các loài linh trưởng, ngắm nhìn các loại động thực vật biển...Gần đây, một số
nước Châu Phi cũng rất chú trọng phát triển loại hình du lịch này, ở một số nước
như Uganda, Nigeria... việc phát triển du lịch sinh thái được đưa vào trong chiến
lược phát triển kinh tế của đất nước. Du lịch sinh thái cũng rất phổ biến ở Trung và
Nam Mỹ. Các điểm đến bao gồm Bolivia, Brazil, Ecuador, Venezuela, Guatemala
và Panama. Tại Guatemala mục tiêu chính của du lịch sinh thái sinh thái là giáo dục
du khách về truyền thống văn hóa lịch sử của người Maya, Itza, bảo vệ các vùng đất
trong dự trữ sinh quyển Maya và cung cấp thu nhập cho người dân của khu vực.
Mặc dù sự phổ biến của du lịch sinh thái trong các ví dụ nêu trên, các nhà phê bình



4

của du lịch sinh thái cũng trích dẫn rằng du lịch tới khu vực hoặc các hệ sinh thái
nhạy cảm tăng mà không có quy hoạch và quản lý thực sự có thể gây hại cho hệ
sinh thái bởi vì cơ sở hạ tầng cần thiết để duy trì du lịch như: đường giao thông có
thể đóng góp vào suy thoái môi trường. Các nhà phê bình cũng cho biết du lịch sinh
thái dễ tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương vì sự xuất hiện của du khách
nước ngoài. (Amanda Briney, “An Overview of Ecotourism” [1] )
Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh
thái, định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Du lịch sinh thái là du
lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu
đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật
hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá
trong những khu vực này"
“DLST là du lịch tại các vùng còn chưa bị con ngươi làm biến đổi. Nó phải
đóng góp vào BTTN và phúc lợi của dân địa phương” (L.Hens, 1998).
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ,1998 “DLST là du lịch có mục đích với các
khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không
làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời tạo cơ hội để phát triển kinh tế,
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”
Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì
“DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và
cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.
Đối với cá nhân, định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh là định nghĩa của
Honey (1999) “DLST là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh
thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất.
Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại
nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích
tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người”.

Như vậy khái niệm, tính chất của DLST đã được nhiều cơ quan tổ chức, cá
nhân trên thế giới nghiên cứu đưa ra và hiện nay DLST đang phát triển mạnh mẽ


5

toàn cầu, ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong các loại hình du lịch. Sự tăng trưởng
nhanh chóng của du lịch tự nhiên và du lịch sinh thái đến các khu BTTN đã kéo
theo sự thay đổi chiến lược trong quản lý khu vực bảo tồn theo hướng phát triển tích
hợp. Do đó các khu BTTN nên xem xét làm thế nào để có thể kiểm soát du lịch tự
nhiên đến các khu vực quản lý và chuyển đổi nó trở thành du lịch sinh thái vì lợi ích
của việc bảo tồn và sinh kế của người dân địa phương.
1.1.2. Nghiên cứu về tài nguyên du lịch sinh thái
Nghiên cứu về tài nguyên du lịch sinh thái trên thế giới đã bắt đầu từ những
năm 50 của thế kỷ 20. Từ trước những năm 80 của thế kỷ 20, tài nguyên du lịch sinh
thái được định nghĩa là những khu cảnh quan thiên nhiên đẹp có sức hấp dẫn cho du
lịch và sự hấp dẫn đó được đánh giá chủ yếu thông qua khả năng chi trả tự nguyện
của du khách thông qua tiền vé tham quan. Du khách đi du lịch tại những khu cảnh
quan thiên nhiên đẹp chủ yếu là để ngắm cảnh, giải trí và thư giãn sau những ngày
làm việc căng thẳng.
Theo Clawson và Knelsch (1985), Tài nguyên DLST lấy hệ sinh thái tự nhiên
làm trọng tâm, việc khai thác loại hình tài nguyên này cho mục đích du lịch phải nhấn
mạnh đến công tác bảo vệ môi trường tự nhiên và gắn liền với sự phát triển bền vững
về kinh tế xã hội của khu vực.Trên quan điểm này, những nơi có thể khai thác phát
triển du lịch sinh thái chủ yếu là những khu bảo tồn thiên nhiên, công viên rừng, khu
danh lam thắng cảnh, các khu vườn động, thực vật.
Theo Lindberg (1991), nếu xét về phạm trù tài nguyên DLST thì tài nguyên
DLST bao gồm tài nguyên DLST tự nhiên và tài nguyên DLST nhân văn, nếu xét
trên cơ sở nguyên nhân hình thành thì tài nguyên DLST được phân chia thành phần
tài nguyên DLST nguyên sinh và tài nguyên DLST thứ sinh, còn nếu trên cơ sở động

cơ du lịch thì tài nguyên DLST gồm loại tài nguyên DLST nghỉ dưỡng, tài nguyên
DLST thám hiểm, tài nguyên DLST rèn luyện sức khỏe và loại tài nguyên DLST
phong cảnh.
Theo Yuan Shu Qi – (2004), cho rằng dựa trên đặc điểm phân bố của tài
nguyên DLST trong không gian có thể chia phân chia tài nguyên DLST thành 5 loại


6

hình gồm: tài nguyên DLST đồi núi, tài nguyên DLST sông hồ, tài nguyên DLST
biển, tài nguyên DLST đất ngập nước và tài nguyên DLST thảo nguyên,
Qua một số quan điểm về tài nguyên DLST nói trên, có thể nhận thấy về tài
nguyên DLST vẫn còn có những điểm chưa thống nhất nhưng đa số đều đề cập đến
vấn đề về tài nguyên thiên nhiên.
1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt
Nam” từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa về DLST là: “DLST là loại
hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường,
có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương”. Ngoài những khái niệm và định nghĩa trên còn có một số
định nghĩa mở rộng hơn về nội dung của DLST: “DLST là một loại hình du lịch lấy
các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch
yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ
sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du
lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền
và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững” (Lê
Huy Bá – 2000)
Trong luật du lịch năm 2005, đã định nghĩa khá ngắn gọn “ du lịch sinh thái là
hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự
tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.

Cho đến nay, khái niệm DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác
nhau, với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến
nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về DLST, nhưng đa số ý kiến của các chuyên
gia hàng đầu về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên,
hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lí theo hướng bền vững
về mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần
thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn
hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và


7

văn hóa bản địa. DLST nói theo một định nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội đủ các
yếu tố cần: (1) sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; (2) trách nhiệm với xã hội
và cộng đồng..( Lê Huy Bá, 2003, Du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
TP Hồ Chí Minh.
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức kỹ
thuật không riêng gì với Việt Nam mà ở nhiều nước. Tiềm năng du lịch sinh thái to
lớn của Việt Nam cũng như thị trường du lịch sinh thái trong nước chưa được khai
thác có hiệu quả. Trong những năm qua mới chỉ tập trung chủ yếu vào công tác quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch mang tính định hướng chiến lược và đầu tư vào hệ
thống cơ sở hạ tầng khách sạn du lịch. Công tác điều tra cơ bản, quy hoạch những
vùng tiềm năng phục vụ cho mục đích phát triển du lịch sinh thái hầu như còn ở giai
đoạn đầu.
- Về tổ chức các loại hình du lịch sinh thái và thị trường du lịch sinh thái:
Trước nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng của các tiềm năng du lịch sinh
thái của Việt Nam, tại một số nơi hoạt động du lịch sinh thái cũng đã hình thành
dưới các hình thức khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên khác nhau như
du lịch tham quan, nghiên cứu ở một số khu vườn quốc gia (Cát Bà, Cúc Phương,
Ba Bể, Nam Cát Tiên, Tam Nông, U Minh...); du lịch thám hiểm, nghiên cứu vùng

núi cao như Phanxipăng; du lịch tham quan miệt vườn, sông nước đồng bằng sông
Cửu Long; du lịch lặn biển (Hạ Long - Cát Bà, Nha Trang), thám hiểm hang động
(Phong Nha)... Thị trường khách của loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam còn rất
hạn chế. Phần lớn khách du lịch quốc tế đến các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên là từ các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc, còn khách nội địa là sinh viên, học
sinh và cán bộ nghiên cứu.
-Về tổ chức khai thác thị trường du lịch sinh thái: thị trường du lịch sinh thái
trên phạm vi thế giới và trong nước hiện nay đang phát triển mạnh và là một xu
hướng mới. Tuy nhiên, việc tổ chức nghiên cứu thị trường và những giải pháp phát
triển du lịch sinh thái còn nhiều hạn chế.


8

-Về đầu tư phát triển: việc phát triển du lịch sinh thái chủ yếu tập trung vào
lĩnh vực đầu tư xây dựng và kinh doanh các khu lưu trú, khách sạn, khu nghỉ
dưỡng(Resort). Việc đầu tư và quản lý xây dựng chưa bảo đảm nguyên tắc, cơ sở
khoa học của DLST, phù hợp với yêu cầu quy hoạch phát triển DLST dẫn đến tình
trạng xây dựng tràn lan, làm huỷ hoại cảnh quan môi trường, trùng lặp hoặc thiếu sản
phẩm du lịch đặc thù vùng, miền, công suất khai thác sử dụng thấp, giảm hiệu quả
đầu tư. Mặt khác, nhận thức về du lịch sinh thái còn bất cập, thiếu cơ sở pháp luật để
tổ chức đầu tư, phát triển và kinh doanh: tiêu chuẩn, quy phạm, phương pháp thiết kế
quy hoạch đầu tư phát triển du lịch sinh thái chưa được ban hành; chưa tạo được hành
lang pháp lý với những cơ chế phù hợp; cơ chế quản lý hệ sinh thái đặc trưng (vườn
quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên..) đáp ứng yêu cầu hoạt động DLST; việc khai
thác tiềm năng sinh thái chưa gắn kết với quy hoạch du lịch sinh thái; sự phối kết hợp
giữa các cấp, các ngành trong quản lý phát triển DLST chưa được chặt chẽ. Mâu
thuẫn giữa sự tăng trưởng khách và nhu cầu du lịch sinh thái với năng lực đáp ứng
của các khu, điểm du lịch, kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường, sinh thái nhằm đảm
bảo sự phát triển hài hoà, bền vững chưa có giải pháp hiệu quả.(Lê Trọng Bình, 2007,

Quy hoạch và kiến trúc du lịch sinh thái [9-10]).
Từ các kết quả nghiên cứu ở trên có thể thấy, du lịch sinh thái là hoạt động du
lịch mới phát triển một vài thập kỷ gần đây và đang trở thành một xu hướng tích
cực để đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững gắn liền với việc bảo tồn thiên nhiên
và môi trường, các giá trị nhân văn giàu bản sắc văn hóa của mọi dân tộc, thông qua
việc giáo dục nhận thức của xã hội, của cộng đồng. Việt Nam là một nước có điều
kiện và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với những ưu thế của thiên nhiên nhiệt
đới ẩm, địa hình, cảnh quan đa dạng với nhiều hệ sinh thái điển hình khác nhau từ
vùng núi cao nguyên đến vùng đồng bằng ven biển và hải đảo. Trên những khu vực
cảnh quan này là địa bàn cư trú của hàng chục các dân tộc thiểu số trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam với những phong tục tập quán, nền văn nghệ dân gian đặc
sắc. Để đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch nói riêng và công cuộc phát
triển kinh tế xã hội của nước ta nói chung, du lịch sinh thái là loại hình cần được


9

đẩy mạnh phát triển trên cơ sở khai thác hợp lý các thế mạnh tiềm năng của tài
nguyên du lịch Việt Nam. Để đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái đòi hỏi phải có
sự chỉ đạo, phối kết hợp đồng bộ thể hiện ở 3 lĩnh vực chủ yếu: chủ trương đường
lối chính sách của Nhà nước, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp và sự
tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.
Trong tương lai không xa, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành dưới sự đạo của
Tổng cục Du lịch theo định hướng mà Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ, chắc chắn du
lịch sinh thái sẽ là tiền đề để phát triển du lịch bền vững, góp phần đáng kể vào sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.2.1.Tình hình phát triển du lịch sinh thái tại các VQG và khu BTTT ở Việt Nam
Du lịch sinh thái ở các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam là khái niệm không
còn mới mẻ, với ba phần tư diện tích lãnh thổ của Việt nam là đồi núi với nhiều đỉnh
núi cao có khí hậu mát mẻ rất thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng mùa hè. Những

địa điểm nổi tiếng như Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Bạch Mã, Bà Nà - Núi Chúa đã
được người Pháp khai thác cách đây nửa thế kỷ và hiện còn lưu giữ nhiều tàn tích
của các biệt thự cũ. Từ các trung tâm nghỉ dưỡng nay ta có thể thiết kế các đường
mòn thiên nhiên với cự ly từ 2 –3 km để kết hợp du lịch sinh thái với các loại
hình du lịch khác. Sông, suối, thác, ghềnh, hồ tự nhiên và nhân tạo trong các
khu bảo tồn thiên nhiên ở các vùng núi rất thuận lợi cho việc phát triển loại hình
du lịch mạo hiểm và du lịch thể thao dưới nước.
Vườn quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên được thành
lập vào năm 1962 thực hiện tổ chức hoạt động du lịch sinh thái và đã phát huy được
hiệu quả của loại hình du lịch này trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học,
nâng cao nhận thức và mức sống của người dân địa phương. Đến năm 2008, hệ
thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam gồm 164 khu rừng đặc dụng (bao gồm
30 Vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu
nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 03 khu bảo tồn biển chứa đựng các hệ sinh
thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu cho hệ sinh thái trên
cạn, đất ngập nước và trên biển.


10

Đến năm 2009, Việt Nam đã có 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới được
UNESCO công nhận, có 2 khu Di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long và Khu
Phong Nha – Kẻ Bàng, có 2 khu RAMSAR, đó là khu Xuân Thuỷ (tỉnh Nam Định)
và khu Bầu Sấu thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên.
Mặc dù có tiềm năng lớn, nhưng DLST ở các VQG và các KBTTN Việt
Nam đang ở giai đoạn bắt đầu phát triển và chưa phát triển tương xứng với tiềm
năng của nó. Do những nguyên nhân sau:
+ Sự ít hiểu biết về khái niệm du lịch sinh thái là một hạn chế không nhỏ
cho việc phát triển du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch khá
mới mẻ cả về khái niệm, tổ chức hoạt động, quy hoạch, chính sách đầu tư khai

thác. Vấn đề phổ cập kiến thức du lịch sinh thái chưa được các ngành liên quan
quan tâm đúng mức. Hầu hết nhân dân Việt nam chưa có khái niệm về du lịch sinh
thái.
+ Lực lượng quản lý tại các khu vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
thiếu cả về số lượng lẫn kiến thức chuyên môn về bảo tồn cũng như du lịch sinh
thái. Mặc dù du lịch là một trong những chức năng, nhiệm vụ của vườn quốc gia.
Nhưng thực tế các vườn mới chỉ chú trọng đến bảo vệ rừng mà chưa quan tâm tới
việc quản lý rừng bền vững và phát triển du lịch sinh thái. Các khu bảo tồn thiên
nhiên còn thiếu những phương tiện cung cấp các thông tin giáo dục, diễn giải môi
trường và chưa có được những hướng dẫn viên du lịch sinh thái chuyên nghiệp, am
hiểu đầy đủ, tường tận các tài nguyên du lịch của chính mình.
+ Các điểm du lịch sinh thái chưa được quy hoạch là một trở ngại lớn cho
việc phát triển của nghành du lịch này tại Việt nam. Hầu hết các khu bảo tồn thiên
nhiên chưa có phân vùng dành cho du lịch sinh thái. Không có các nguyên tắc
chỉ đạo dựa vào đó các đối tượng biết mình đang tiến hành du lịch sinh thái hay
một hình thức du lịch nào khác .
+ Sự thiếu tiếp thị quảng cáo cho du lịch sinh thái cũng là một nguyên
nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển của du lịch sinh thái ở Việt nam. Thiếu tiếp


11

thị, quảng cáo, tuyên truyền dẫn đến thiếu nhu cầu trong thị trường. Điều này lại
dẫn đến sự thiếu động lực thúc đẩy các cơ quan chức trách có thẩm quyền và các
nhà đầu tư để họ quan tâm hơn đến việc ưu tiên đầu tư cho bảo tồn và du lịch sinh
thái.
+ Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là sự kém phát triển của cơ
sở hạ tầng phục vụ du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Tuy du lịch
sinh thái và các khách du lịch sinh thái không chú trọng lắm tới sự hiện đại của
cơ sở vật chất, nhưng cần có sự phục vụ tối thiểu để du khách không phải bận

lòng mỗi khi cần đến chúng.
+ Nhìn chung nguyên nhân quan trọng nhất gây trở ngại cho việc phát
triển du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên lại là
thiếu sự phối hợp kếi hợp giữa các cơ quan, các nghành, các cấp trong việc xây
dựng các chính sách phát triển và quy hoạch du lịch. Du lịch sinh thái là một
ngành du lịch liên quan đến nhiều lĩnh vực, cần phải có sự kết hợp của nhiều
ngành liên quan mới có thể phát triển đựơc.
Như vậy, việc đánh giá tài nguyên và quy hoạch du lịch sinh thái ở các KBTTN
Việt Nam đang ở giai đoạn đầu phát triển, chưa có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chung
cho vấn đề quy hoạch này. Các KBTTN cũng nắm bắt được xu hướng phát triển của du
lịch sinh thái nên cũng tiến hành thực hiện quy hoạch du lịch sinh thái và đáp ứng phần
nào nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên những quy hoạch đó còn mang tính chất tự phát,
chưa thể hiện rõ bản chất của du lịch sinh thái, chủ yếu là du lịch dựa vào thiên nhiên,
không giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho du khách và khuyến khích sự tham gia
của cộng đồng dân cư địa phương.
1.2.2.Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận của tài nguyên du lịch, nó bao
gồm tất cả các giá trị tự nhiên thể hiện trong hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa
bản địa được tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó. Tuy vậy,
nhưng không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là tài nguyên
du lịch sinh thái, mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị


12

văn hóa bản địa gắn với mục đích phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng thì
mới được xem là tài nguyên DLST.
Tài nguyên DLST có thể chia làm 2 nhóm, tài nguyên du lịch tự nhiên( Địa
hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật) và tài nguyên du lịch nhân văn( văn hóa bản địa,
các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, các hoạt động nhận thức). Bao gồm nhóm tài

nguyên đã và đang khai thác, tài nguyên triển vọng sẽ khai thác, khả năng khai thác
của tài nguyên du lịch sinh thái phụ thuộc vào:
- Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng của tài nguyên.
- Mức độ yêu cầu để phát triển những sản phẩm DLST nhằm thỏa mãn nhu cầu
ngày càng cao và ngày càng đa dạng của du khách.
- Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng của tài nguyên DLST.
- Trình độ tổ chức quản lí đối với việc khai thác tài nguyên DLST.


13

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng tài nguyên và đề xuất chiến lược khai thác có hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn để phát triển DLST tại địa bàn khu di tích
thắng cảnh Chùa Hương.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.
- Đánh giá được giá trị và thực trạng khai thác các loại hình tài nguyên DLST
trong khu vực.
- Đề xuất biện pháp khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên DLST tại khu di tích
thắng cảnh Chùa Hương, phù hợp với chiến lược phát triển và kinh tế xã hội tại địa
phương.
2.2. Đối tượng ngiên cứu
- Tài nguyên DLST tự nhiên và nhân văn tại khu di tích thắng cảnh chùa Hương:
- Tài nguyên DLST tự nhiên gồm tài nguyên sinh vật, sông suối, hệ thống hang
động và cảnh quan thiên nhiên.
- Tài nguyên DLST nhân văn gồm di tích lịch sử, văn hóa bản địa.

- Các loại hình và hoạt động du lịch sinh thái.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng tài nguyên DLST tại khu di tích thắng cảnh chùa Hương.
- Đánh giá tiềm năng tài nguyên DLST trong khu vực.
- Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên DLST
- Đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên DLST tại khu di tích
thắng cảnh Chùa Hương, phù hợp với chiến lược phát triển và kinh tế xã hội tại địa
phương.


14

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Ngoại nghiệp
* Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan: các nguồn tài liệu có liên quan,
các công trình nghiên cứu, các dự án phát triển du lịch sinh thái có nhiều ưu điểm đã
được thực hiện trước đây:
+ Các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, du
lịch, văn hóa được thu thập tại Ban di tích thắng cảnh Chùa Hương.
+ Các loại bản đồ ranh giới, vị trí, phân khu, hiện trạng sử dụng đất… của khu
di tích thắng cảnh Chùa Hương.
*Điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên:
- Điều tra, đánh giá vị trí địa lý: kế thừa từ bản đồ ranh giới khu di tích thắng
cảnh chùa Hương và được đánh giá mức độ thuận lợi theo phương pháp của Đặng
Duy Lợi (1995) căn cứ vào khoảng cách giữa điểm du lịch đối với nơi cung cấp
nguồn khách chính (các trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông hoặc các trung tâm du
lịch) và các điều kiện về giao thông (thời gian đi đường) theo làm 4 mức độ:
+ Rất thuận lợi (rất thích hợp): Khoảng cách từ 10 -100Km; thời gian đi không
quá 3 giờ; có thể đến bằng 2-3 loại phương tiện thông dụng.
+ Khá thuận lợi (khá thích hợp): Khoảng cách từ 100 – 200Km; thời gian đi

khoảng 2 -3 giờ; đi bằng 2-3 loại phương tiện giao thông.
+ Thuận lợi trung bình (thích hợp trung bình): Khoảng cách trên 200Km hoặc
dưới 5Km; thời gian đi đường từ 4 -5 giờ; có thể đến bằng 1- 2 phương tiện thông
thường.
+ Kém thuận lợi (kém thích hợp): Khoảng cách trên 300Km; thời gian đi
đường trên 5 giờ; có thể đến bằng 1-2 phương tiện thông dụng.
- Điều tra, đánh giá địa hình, địa mạo và địa chất:
+ Kế thừa tài liệu đặc điểm chung về địa hình, địa mạo, địa chất.
+ Điều tra các dạng địa hình có phong cảnh đẹp, các dạng địa hình đặc biệt có
giá trị với hoạt động du lịch.


15

Bảng 2.1.Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên
Stt

Tên khu
vực

Giới thiệu

Tiềm năng

Khó khăn

Vị trí (tọa độ)
X(m) Y(m)

1

2
3

(Vị trí: đo bằng máy GPS; Tên khu vực: phỏng vấn người dân, Đặc điểm: quan sát
mô phỏng đối tượng; Ý nghĩa: tiềm năng du lịch)
- Điều tra, đánh giá tài nguyên khí hậu:
+ Kế thừa số liệu khí hậu: các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ trung bình năm,
nhiệt độ trung bình tháng, dao động nhiệt độ tháng nóng nhất và lạnh nhất, giao động
nhiệt ngày đêm, lượng mưa trung bình năm và các tháng, độ ẩm trung bình năm và
các tháng; các hiện tượng thời tiết đặc biệt: bão, gió Phơn tây nam, gió mùa Đông
bắc, lốc… trung bình và qua các tháng.
+ So sánh, đối chiếu với bảng chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người
(Bảng 2.2) để đánh giá mức độ thuận lợi hay khó khăn với hoạt động du lịch, thời
gian hoạt động du lịch, khả năng phát triển các loại hình du lịch.
Bảng 2.2. Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người
Hạng

Ý nghĩa

1
2
3
4
5

Thích nghi
Khá thích nghi
Nóng
Rất nóng
Không thích nghi


Nhiệt độ TB
năm (0C)
18-24
24-27
27-29
29-32
>32

Nhiệt độ TB
tháng (0C)
24-27
27-29
29-32
32-35
>35

Biên độ nhiệt Lượng mưa
của t0 TB năm năm (mm)
<60
1250-1990
0
6-8
1990-2550
0
8-14
>2550
0
14-19
<1250

0
>19
<650

- Điều tra đánh giá tài nguyên nước: kế thừa số liệu của khu di tích thắng cảnh
kết hợp điều qua bổ sung (theo bảng 2.1):
+ Điều tra những nơi có diện tích mặt nước rộng lớn có độ trong sạch và trong
suốt cao, nguồn nước không bị ô nhiễm cộng với phong cảnh đẹp thuận lợi cho hoạt
động tham quan nghỉ ngơi, thể thao, tắm hồ.


16

+ Điều tra các thác nước tự nhiên, nước ngầm nước khoáng và công dụng của
chúng (nếu có).
- Điều tra đánh giá tài nguyên sinh vật
+ Kế thừa số liệu đã điều tra của di tích thắng cảnh
+ Điều tra bổ sung các thông tin về quần thể các loài cây quí hiếm, cây cổ
thụ...
* Điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn
+ Điều tra vị trí, tên gọi, đặc điểm, giá trị được xếp hạng (quốc tế, quốc gia,
địa phương), thời gian được xếp hạng, giá trị kiến trúc, cảnh quan của các di tích lịch
sử văn hóa hoặc các công trình đương đại tiêu biểu. Đánh giá chung về những giá trị
đặc điểm nổi bật cũng như khả năng khai thác cho mục đích phát triển du lịch.
+ Tiến hành điều tra về số lượng lễ hội, thời gian diễn ra lễ hội, giá trị và quy
mô, sức hấp dẫn du khách của các lễ hội, cách thức tổ chức quản lý các lễ hội thông
qua phỏng vấn người dân địa phương và ban quản lý di tích.
+ Điều tra các giá trị văn hóa nghệ thuật: các loại hình biểu diễn, thời gian,
môi trường biểu diễn…thực trạng và khả năng khai thác bảo tồn phát triển du lịch.
+ Điều tra, đánh giá: số lượng các dân tộc, tên, số lượng, tỷ lệ của từng dân

tộc; địa bàn cư trú, các giá trị văn hóa đặc sắc của từng tộc người; thực trạng và khả
năng đầu tư phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
* Điều tra, đánh giá hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Các cơ sở lưu trú, ăn uống gồm: khách, hotel, camping, làng du lịch, biệt thự,
nhà nghỉ, nhà trọ, nhà hàng. Kế thừa số liệu về: số lượng, quy mô, công suất buồng và
phòng. Điều tra, đánh giá về sự phù hợp hài hòa của các thiết bị, vật liệu xây dựng,
kiến trúc, mỹ thuật, mật độ của cơ sở vật chất du lịch với tài nguyên, cảnh quan, văn
hóa bản địa.
+ Kết cấu hạ tầng du lịch và phương tiện vận chuyển khách du lịch: kế thừa số
liệu và điều tra, đánh giá về số lượng, sức chứa của các phương tiện vận chuyển, nhà
ga, bến bãi, hệ thống đường giao thông, các trạm đón tiếp khách, các trung tâm thông
tin, các công trình vệ sinh.


17

+ Các cơ sở vui chơi giải trí và các khu du lịch: điều tra, đánh giá về quy
hoạch, số lượng, chất lượng các dịch vụ, tác động đến môi trường và hiệu quả kinh
doanh.
* Điều tra, đánh giá hiện trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
+ Điều tra, đánh giá các loại đường giao thông cả về số lượng, chất lượng, mối
quan hệ giữa các đường giao thông.
+ Điều tra, đánh giá thực trạng về: hệ thống cung cấp điện; hệ thống cấp thoát
nước; hệ thống bưu chính viễn thông; hệ thống thu gom, xử lý tái chế chất thải.
* Điều tra xã hội học:
Sử dụng các các biểu điều tra - phỏng vấn khách du lịch và người dân địa
phương về các nội dung liên quan đến nội dung đề tài
* Chụp ảnh các loại hình cảnh quan đặc trưng
2.4.2. Nội nghiệp
* Phương pháp tổng hợp:

Dùng phương pháp tổng hợp để hệ thống hóa tài liệu thu thập được làm cơ sở
cho việc phân tích đánh giá tình hình tổ chức khai thác du lịch, từ việc thu thập số
liệu về tài nguyên du lịch, đầu tư, nhân lực, lượng khách du lịch....để nắm được quy
luật cũng như phân tích biến động và xu thế phát triển của đối tượng;
* Phương pháp phân tích:
Phân tích các giá trị và các điều kiện để khai thác du lịch dựa trên các nguyên
tắc, yêu cầu và tiêu chuẩn của hoạt động du lịch sinh thái.
- Phân tích thông qua công cụ SWOT ( S-điểm mạnh, W-điểm yếu, O-cơ hội
và T- thách thức) của tài nguyên DLST tại khu vực. Trong đó, phân tích điểm mạnh
và điểm yếu là nghiên cứu các điều kiện nội bộ để làm cơ sở so sánh với các điều
kiện tương tự khác ( hay còn gọi là khả năng cạnh tranh), còn phân tích cơ hội và
thách thức là phân tích các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới sự khai thác tài nguyên
và thị trường du lịch.
* Xây dựng các chỉ tiêu và cách thức đánh giá tài nguyên DLST


18

a. Tính hấp dẫn: Tính hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài
nguyên du lịch vì nó quyết định sức thu hút khách du lịch. Độ hấp dẫn có tính tổng
hợp rất cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của
khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Độ hấp
dẫn được thể hiện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng
được nhiều loại hình du lịch.
Bảng 2.3: Đánh giá tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch sinh thái
Mức độ
Cảnh quan tự nhiên
Cảnh quan độc đáo
Loại hình du lịch
Rất hấp dẫn

>5
3
>5
Khá hấp dẫn
3
1
1-5
Trung bình
1-2
0
1-2
Kém
0
0
1
b. Tính an toàn: Là chỉ tiêu thu hút du khách đảm bảo sự an toàn về sinh thái
và xã hội, được xác định bởi tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội, vệ sinh môi
trường.
c. Tính bền vững:
Tính bền vững nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự
nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch và các hiện tượng tự nhiên tiêu cực như
thiên tai.
- Rất bền vững: Không có thành phần, bộ phận nào bị phá hoại, khả năng tự
phục hồi cân bằng sinh thái môi trường nhanh, tài nguyên du lịch tự nhiên tồn tại
vững chắc, >100 năm, hoạt động du lịch diễn ra liên tục.
- Khá bền vững: Các thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hoại không
đáng kể, có khả năng phục hồi nhanh, tài nguyên du lịch tự nhiên tồn tại vững chắc từ
20-100 năm, hoạt động du lịch diễn ra liên tục.
- Trung bình bền vững: Nếu có 1-2 bộ phận bị phá hoại đáng kể, phải có sự trợ
giúp tích cực của con người mới phục hồi được, thời gian hoạt động từ 10-20 năm,

hoạt động du lịch diễn ra bị hạn chế.
- Kém bền vững: Có 2-3 thành phần, bộ phận bị phá hoại năng, tồn tại vững
chắc dưới 10 năm, hoạt động du lịch bị gián đoạn.


×