Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tìm hiểu về thơ do thiếu nhi viết những năm kháng chiến chống mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.79 KB, 83 trang )

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

GIÁP THỊ THANH TƯƠI

TÌM HIỂU VỀ THƠ DO THIẾU NHI VIẾT
NHỮNG NĂM KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Người hướng dẫn khoa học

ThS. ĐỖ THỊ HUYỀN TRANG

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới ThS. Đỗ Thị Huyền
Trang – người đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục
Tiểu học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã quan tâm, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên


Giáp Thị Thanh Tươi


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu không trùng với kế quả của tác giả nào khác. Đề tài chưa được
công bố trong bất kì một công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Giáp Thị Thanh Tươi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chương 1: ĐẶC SẮC NỘI DUNG THƠ DO THIẾU NHI VIẾT NHỮNG
NĂM KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ .............................................................. 6
1.1. Tình yêu thiên thiên, cảnh vật .................................................................... 6
1.2. Tình cảm đối với con người ..................................................................... 13
1.2.1. Tình cảm với người thân trong gia đình ............................................... 13
1.2.2. Tình cảm với thầy cô, bạn bè ................................................................ 20

1.2.3. Tình cảm với Bác Hồ kính yêu ............................................................. 24
1.2.4. Tình cảm với anh bộ đội ....................................................................... 31
1.3. Thái độ của các em trước hiện thực cuộc sống ........................................ 39
Chương 2. ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT THƠ DO THIẾU NHI VIẾT NHỮNG
NĂM KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ............................................................ 47
2.1. Ngôn ngữ và giọng điệu thơ..................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Các biện pháp nghệ thuật ......................................................................... 54
2.2.1. Biện pháp nhân hóa ............................................................................... 54


2.2.2. Biện pháp so sánh.................................................................................. 67
2.2.3. Một số biện pháp tu từ khác .................................................................. 70
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 78


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại thì văn học
thiếu nhi là “một bộ phận quan trọng trong công tác rèn luyện, xây dựng nên
tâm hồn con người mới từ lứa tuổi còn thơ”[14;157]. Thơ ca nói chung và thơ
thiếu nhi nói riêng là viên ngọc quý sáng mãi với thời gian, nó có vai trò vô
cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, bồi đắp tâm
hồn bao thế hệ con người Việt Nam.
Bác Hồ đã từng nói: “Văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh
chị em nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Tư tưởng văn hóa của Bác
luôn là “kim chỉ nam” đúng đắn, sáng suốt nhất cho văn học Việt Nam trong
suốt thời kì kháng chiến. Chính vì vậy thơ ca giai đoạn kháng chiến chống Mỹ
đã trở thành điểm sáng của văn học Việt Nam. Ngoài những gương mặt tiêu
biểu như: Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật… với những đóng góp đã khẳng

định vị trí trong kho tàng văn học dân tộc và sống mãi trong lòng bạn đọc
cùng năm tháng thì điểm đặc sắc nhất trong thơ ca giai đoạn này là sự xuất
hiện của thơ ca thiếu nhi. Ở bộ phận này, bên cạnh những cây bút nổi tiếng
viết thơ cho thiếu nhi như Võ Quảng, Phạm Hổ… thì lần đầu tiên trong lịch
sử văn học Việt Nam xuất hiện hàng loạt các em thiếu nhi làm thơ như: Trần
Đăng Khoa, Nguyễn Hồng Kiên, Chu Hồng Quý, Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu
Nhân....
Thơ ca là tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống. Hòa mình vào
dòng chảy của thời đại, hòa nhịp đập vào cuộc chiến tranh khốc liệt đang
ngày đêm diễn ra các em tuy không trực tiếp cầm súng ra chiến trường song
không khí chung của thời đại đã ít nhiều ảnh hưởng đến suy nghĩ và nhận
thức của các em. Bởi lẽ hàng ngày các em được chứng kiến những trận mưa
bom, bão đạn dội xuống quê hương một cách tàn khốc của đế quốc Mỹ,

1


những trận địa phòng không của các chú dân quân và những đoàn quân nối
đuôi nhau ngày đêm ra tiền tuyến… Vô tình các em trở thành “ nhân chứng
sống” của lịch sử. Bằng sự hồn nhiên, ngây thơ các em đã ghi lại bằng thơ
bức tranh chân thực, sống động về làng quê Việt Nam trong suốt những năm
kháng chiến chống Mỹ. Thơ các em trước hết phản ánh sinh hoạt của các em,
từ những gì gần gũi, quen thuộc nhất. Sau đó các em thể hiện tình yêu với
thiên nhiên vạn vật, với những con người mà các em yêu quý bằng những vần
thơ giản dị, chân tình. Để hiểu rõ hơn về những sáng tác của thiếu nhi giai
đoạn này là một giáo viên Tiểu học tương lai tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài:
Tìm hiểu về thơ do thiếu nhi viết những năm kháng chiến chống Mỹ làm đề tài
nghiên cứu khóa luận của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.2.1. Những nhận định chung

Ở nước ta, từ đầu thế kỉ XX bắt đầu xuất hiện các tác phẩm văn học
viết cho thiếu nhi, nhưng phải sau cách mạng tháng Tám năm 1945 nền văn
học thiếu nhi mới chính thức được hình thành. Nhìn trên bình diện các công
trình nghiên cứu về văn học thiếu nhi nước ta không phải ít, và cũng không ít
các nhà nghiên cứu dành phần lớn tâm huyết, thời gian của mình cho công
việc phê bình những sáng tác dành cho thơ thiếu nhi Việt Nam.
Trong cuốn Văn học thiếu nhi Việt Nam (tập 1), Vân Thanh đã dành
riêng phần III viết về “Thơ cho thiếu nhi”, trong đó có một chương IV viết về
“Thơ của thiếu nhi”. Đó là những bài viết của các nhà văn, nhà thơ và nhà phê
bình văn học. Trong đó có một bài viết của Trần Thiên Hương đánh giá: “Khi
viết những dòng thơ ấy các em nói với bạn bè những gì quanh mình, khám
phá ở cuộc sống xung quanh bằng tiếng nói giản dị, hồn nhiên, có khi bản
thân các em không nghĩ rằng những điều mình viết lại có ý nghĩa sâu xa gì

2


đâu… Đấy chính là một ưu thế chủ yếu trong thơ các em viết”[14;1267], bài
viết đã khẳng định giá trị của những vần thơ do các em viết.
PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý đã đưa ra những lời nhận xét rất thú vị trong
cuốn Giáo trình Văn học trẻ em. Trong đó Lã Thị Bắc Lý nêu khái quát về
hoàn cảnh nảy sinh những vần thơ của các em và khái quát về những đặc
điểm thơ các em: “Thơ của các em bao giờ cũng là sự thể hiện của những cảm
xúc chân thành, hồn nhiên, trong trẻo, bởi sự yêu ghét trong thơ các em là rất
rõ ràng và thẳng thắn. Các em thường bộc lộ tình cảm yêu thương với vạn vật,
với những con người mà các em yêu quý. Ví dụ như: ông bà, bố mẹ, thầy cô,
bạn bè…. Riêng trong thơ thời kì chống Mỹ, các em đã thể hiện tình cảm hết
sức sâu nặng với Bác Hồ kính yêu và anh bộ đội” [10;125].
Hoài Thanh đã đề cập đến hình ảnh các chú bộ đội trong thơ các em
thiếu nhi: “Hình ảnh chú bộ đội gắn liền với cảnh sắc yêu dấu, với không khí

đầm ấm của quê em lại càng thêm gần gũi…” [4;225]
Trên tờ báo Văn nghệ số 445, 21/4/1972 với nhan đề là “Người em yêu
thương là chú bộ đội” Thiếu Mai khẳng định: “Chú bộ đội đã đi sâu vào suy
nghĩ, tình cảm của các em từ những ngày các em mới nhận biết và tiếp xúc
với cuộc đời, với xã hội. Cho nên ta không lấy làm lạ khi thấy trong thơ của
các em thiếu nhi, chú bộ đội là hình ảnh được nói nhiều nhất và trìu mến đến
thế”.
2.2.2. Những nhận định riêng
Lã Thị Bắc Lý đã nêu những nội dung cơ bản của thơ Trần Đăng Khoa,
trong đó nội dung hàng đầu là thiên nhiên nông thôn bởi theo tác giả thì “Đây
là mảng nội dung nổi bật nhất trong thơ Trần Đăng Khoa”[10;142].
“Thơ Trần Đăng Khoa luôn gợi cho bạn đọc cảm nhận về một thiên
nhiên nông thôn thuần nhất, tinh nguyên và hết sức mơ mộng… Thiên nhiên

3


trong thơ Trần Đăng Khoa không chỉ là sự yên tĩnh mơ mộng mà còn là một
thiên nhiên đầy sức sống, luôn luôn vận động và phát triển” [10;143].
Trong bài đọc lại thơ Hoàng Hiếu Nhân, nhà thơ Mai Văn Hoan nhận
thấy “Hình ảnh trung tâm của thơ Nhân là hình ảnh chú bộ đội” [11;78].
Nhà giáo Hồ Ngọc Diệp đã nhận định rằng: “Thơ Hoàng Hiếu Nhân đã
diễn tả được tình cảm, ý chí của lứa tuổi măng non, và đó cũng là tình cảm và
ý chí của cả dân tộc những ngày đánh Mỹ sôi sục” [11;66].
Khóa luận của sinh viên Trần Thị Nga đã nghiên cứu hình tượng anh
bộ đội trong thơ do thiếu nhi viết giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, song tác
giả chưa đi sâu tìm hiểu toàn bộ nội dung cũng như nghệ thuật thơ ca giai
đoạn này.
Qua nghiên cứu, khảo sát tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng mảng viết
về: nội dung và nghệ thuật trong thơ do thiếu nhi viết những năm kháng chiến

chống Mỹ được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Song chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách sâu săc, tổng thể vấn đề này. Kế thừa những ý
kiến có tính chất gợi mở của các nhà nghiên cứu chúng tôi mạnh dạn lựa chọn
đề tài: Tìm hiểu về thơ do thiếu nhi viết những năm kháng chiến chống Mỹ .
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi nghiên cứu nội dung và nghệ thuật trong
thơ do thiếu nhi viết những năm kháng chiến chống Mỹ nhằm thấy được nét
đặc sắc, sáng tạo trong những sáng tác của các em.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những bài thơ do thiếu nhi viết trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ
thể hiện những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật thơ ca giai đoạn này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

4


Trong đề tài khóa luận này chúng tôi giới hạn khảo sát những tác phẩm
của các nhà thơ nhỏ tuổi : Trần Đăng Khoa, Cẩm Thơ, Nguyễn Hồng Kiên,
Hoàng Hiếu Nhân, Chu Hồng Quý. Các tác phẩm của tác giả được in trong
các tập thơ:
+ Bông hồng đỏ - Nxb Kim Đồng (1970)
+ Em kể chuyện này - Nxb Kim Đồng (1971)
+ Rộng vòng chim bay - Nxb Kim Đồng (1972)
+ Góc sân và khoảng trời - Nxb Kim Đồng (1973)
+ Cánh én mùa xuân - Nxb Kim Đồng (1976)
+ Thơ Trần Đăng Khoa - Nxb Kim Đồng (1982)
+ Quả địa cầu - Hoàng Hiếu Nhân - Nxb Kim Đồng (2016)
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt những yêu cầu mà đề tài đặt ra, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu dựa trên sự vận dụng kết hợp những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp văn học
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của
khóa luận được triển khai trong 2 chương:
Chương 1: Đặc sắc nội dung thơ do thiếu nhi viết những năm kháng
chiến chống Mỹ.
Chương 2: Đặc sắc nghệ thuật thơ do thiếu nhi viết những năm kháng
chiến chống Mỹ.

5


NỘI DUNG
Chương 1: ĐẶC SẮC NỘI DUNG THƠ DO THIẾU NHI VIẾT
NHỮNG NĂM KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
Thơ của các em trong những năm kháng chiến chống Mỹ thể hiện cảm
xúc chân thành, hồn nhiên, trong trẻo bởi sự yêu ghét của các em rất rõ ràng
và thẳng thắn. Thơ của các em không chỉ bộc lộ tình cảm yêu thương với vạn
vật, với những con người mà các em yêu quý mà bên cạnh đó còn có cả tiếng
súng, tiếng bom đạn, những hy sinh mất mát và tiếng ai oán, căm hờn. Tất cả
được các em khái quát bằng một bức tranh ngôn ngữ chân thật mà vô cùng
sống động.
1.1. Tình yêu thiên thiên, cảnh vật
Thiên nhiên là đề tài quen thuộc, muôn thuở của thi ca. Nó lấy đi không
biết bao nhiêu giấy mực của các nhà thi sĩ, Nguyễn Khuyến - nhà thơ của
làng cảnh Việt Nam, Nguyễn Bính - nhà thơ chân quê. Cũng giống như những
“tiền bối” đi trước Trần Đăng Khoa “nhà thơ mục đồng” (theo Nguyễn Đăng

Mạnh) là một trong những cây bút thiếu nhi thời kháng chiến chống Mỹ viết
nhiều về đề tài mang âm hưởng thời đại này. Lòng yêu thiên nhiên, quê
hương và tự hào về đất nước thể hiện qua những bài thơ với những lời lẽ giản
dị mà sâu sắc. Trần Đăng Khoa dành sự quan tâm đặc biệt cho cảnh sắc quê
nhà với những góc sân, khoảng trời, cánh đồng, dòng sông… nơi Trần Đăng
Khoa sinh ra và lớn lên.
Khung cảnh buổi sáng ở nông thôn được Trần Đăng Khoa miêu tả thật
ồn ào, náo nhiệt, cảnh vật tuy quen thuộc nhưng vẫn mới lạ, hấp dẫn. Khắp
bốn bề làng xóm đều râm ran tiếng gà, mọi cảnh vật đều bừng tỉnh xốn xang
bắt đầu vào công việc ngày mới. Bài thơ không chỉ là hình ảnh đẹp đẽ sống
động của thiên nhiên mà còn là âm thanh náo nhiệt, rộn ràng của cuộc sống.

6


Qua con mắt của trẻ thơ tiếng gà gáy không đơn thuần là chiếc đồng hồ sinh
học gắn bó bao đời nay với người dân thôn quê mà tiếng gà còn ẩn chứa một
sức mạnh thần kì, có thể xoay chuyển vũ trụ. Tiếng gà vang lên giữa hàng tre
và những bụi chuối: “Ò ó o/ Ò ó o / Tiếng gà/ Giục quả na/ Mở mắt / Tròn
xoe/ Giục hàng tre/ Đâm măng/ Nhọn hoắt/ Giục buồng chuối/ Thơm lừng…/
Giục hạt đậu/ Nảy mầm/ Gọi ông trời/ Nhô lên/ Rửa mặt/ Ôi bốn bề/ Bát ngát/
Tiếng gà/ Ò…ó…o/ Ò…ó…o”. Nghe tiếng gà tất cả như bừng tỉnh, trỗi dậy
sau một giấc ngủ dài trào dâng sức sống đón mặt trời mọc.
Trong bài thơ Buổi sáng nhà em Trần Đăng Khoa đã ghi lại cảnh sinh
hoạt khẩn trương trong buổi sáng tinh mơ của những người nông dân. Cảnh
vật và con người vừa mới thức dậy đã vội hối hả, tất bật lo toan cho một ngày
lao động mới:
“Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày

Mẹ em tát nước,nắng đầy trong khau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi…”
(Buổi sáng nhà em - Trần Đăng Khoa)
Từ sự gắn bó, từ lòng yêu thương cảnh sắc thiên nhiên quê nhà Trần
Đăng Khoa đã tái hiện bức họa đồng quê với những cảnh sắc vô cùng thân
thuộc và gần gũi. Những vật vô tri, vô giác qua cái nhìn của Trần Đăng Khoa
thì tất cả đều là bạn, tất cả đều ngộ nghĩnh và đáng yêu.
Ở làng quê Việt Nam đâu đâu cũng có góc sân, khoảng trời, cánh
đồng, cánh cò bay rập rờn trắng xóa… cùng với đó là các trò chơi dân gian

7


như thả diều, bắt bướm, câu cá… Nhưng qua lăng kính của trẻ thơ những thứ
đó bỗng trở nên có hồn hơn. Hoàng Hiếu Nhân thật tinh tế khi miêu tả dòng
sông quê hương. Qua cách cảm của Nhân dòng sông hiện lên một vẻ đẹp trữ
tình:
“Dòng sông trở nước cho khơi
Chở trăng cho sóng, chở trời cho sao
Chở cho tôm cá thuyền câu
Chở than cho những con tàu xa khơi
Mai đây rồi cả biển trời
Niềm vui đầu sóng đổ hồi về sông”
(Dòng sông - Hoàng Hiếu Nhân)
Người ta vẫn thường hay nói không biết là trăng có duyên nợ với các
nhà thơ hay các nhà thơ có duyên nợ với trăng? Có lẽ vì vậy mà ánh trăng
được các em nhắc đến rất nhiều trong thơ của mình. Trẻ em nông thôn ngày

ấy rất thích chơi trước sân nhà vào những ngày trăng sáng “Ông trăng tròn
sáng tỏ/ Soi rõ sân nhà em”. Với Trần Đăng Khoa, trăng không chỉ là một
người bạn thân thiết cùng em vui chơi, chia sẻ bao điều suy nghĩ mà còn là
một người bạn thơ. Vẻ đẹp của trăng khiến cho mọi vật đều im lặng:
“Hàng cây cau lặng đứng
Hàng cây chuối đứng im
Con chim quên không kêu
Con sâu quên không kêu
Chỉ có trăng sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em”
(Trăng sáng sân nhà em - Trần Đăng Khoa)

8


Thiên nhiên bất động hay chính con người bất động trước vẻ đẹp kì
diệu của trăng? Trăng gợi cho Trần Đăng Khoa biết bao liên tưởng, so sánh,
đầy bất ngờ, thú vị, ngộ nghĩnh mà lại rất hợp với trẻ con:
“Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà
Trăng tròn như mắt cá
Không bao giờ chớp mi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời”
(Trăng ơi… từ đâu đến? - Trần Đăng Khoa)
Thơ các em luôn gợi cho ta cảm nhận về một thiên nhiên thuần khiết,
tinh nguyên và hết sức thơ mộng. Chiến tranh vô cùng ác liệt, bom Mỹ trút
trên mái nhà nhưng vẫn không vùi lấp được sự sống, cây nhãn trong vườn
“Vẫn dậy vàng sắc hoa”, cả làng vẫn tràn ngập trong một mùi thơm quyến rũ
của loài hoa trinh trắng – hoa bưởi, điều này được Trần Đăng Khoa thể hiện

trong bài thơ Hương nhãn và bài thơ Hoa bưởi. Hay bài thơ Hoa cau chỉ với
bốn câu mà gợi cả được một khung cảnh có đủ không khí, màu sắc:
“Nửa đêm nghe ếch học bài
Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây,
Nghe trời trở gió heo may,
Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau.”
(Hoa cau - Trần Đăng Khoa)
Cảnh sắc thiên nhiên làng quê Việt Nam trong thơ ca cách mạng Việt
Nam hiện đại thường được miêu tả và cảm nhận trong dáng vẻ của làng quê
nông nghiệp cổ truyền. Trần Đăng Khoa của chúng ta chưa từng trải nghiệm
trong cuộc sống nhưng đã có bài thơ rất đặc sắc Hạt gạo làng ta:

9


“Hạt gạo làng ta
Có vị phù xa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…”
Không một chút cầu kì mà vô cùng chân thật. Dưới sự khắc nghiệt của
khí hậu con vật, cây cỏ như ngừng hoạt động trong khi con người đang ngày
đêm đấu mặt.
“Hạt gạo làng ta
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…”
Sinh ra và lớn lên ở nông thôn, gắn bó với ruộng đồng nên hơn ai hết
Trần Đăng Khoa hiểu hạt gạo là “hạt vàng”, nó có một vị trí vô cùng quan
trọng trong cuộc sống.Trong những năm chiến tranh thì giá trị của nó tăng lên
gấp bội. Để có được những hạt gạo người nông dân phải:
“Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”
(Ca dao)
Không chỉ vậy họ còn phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Mưa
bom bão đạn của Mỹ dội xuống đã cướp đi sinh mạng của biết bao con người.
Song hậu phương vẫn ngày đêm tăng gia sản xuất làm chỗ dựa vững chắc cho
tiền tuyến:

10


“Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt gạo làng ta…”
Cánh đồng làng Trực Trì cũng được Trần Đăng Khoa nói đến - đó là
nơi sản xuất trồng trọt của xóm làng, là nơi cho con diều thỏa sức tung bay, là
nguồn cảm hứng dạt dào cho nhà thơ thoải mái bay bổng sáng tác. Ngày ngày
đứng trước sân nhà nhìn thấy cánh đồng nên nó trở nên quen thuộc với tất cả
những người nơi đây. Riêng Trần Đăng Khoa với sự hồn nhiên, nhạy cảm đã
phát hiện ra:
“Cánh đồng làng Trực Trì
Sớm nay sao mà rộng
Sương tan trên mũi súng

Trên sừng trâu cong veo”
(Cánh đồng làng Trực Trì - Trần Đăng Khoa)
Thiên nhiên trong thơ các em còn có cả thế giới loài vật, đồ vật. Chúng
hiện ra với một dáng vể vô cùng gần gũi, đáng yêu. Nguyễn Hồng Kiên miêu
tả hành động bắt chuột ngộ nghĩnh của chú mèo mướp qua bài thơ Chú Mướp
như sau:
“Rúc rích
nhà vàng ngắt
Một thằng nhắt
lấm lét
nhào ra

Phốc

11


Nhanh như chớp
Chú Mướp
Chụp mồi
Thằng Nhắt
Nhe răng
Hết cười…”
(Chú mướp - Nguyễn Hồng Kiên)
Bài thơ là một bức tranh sống động, một vở kịch nhỏ trong ba nhân vật:
thằng nhắt, lũ thóc và chú mướp, mỗi nhân vật đều có tính cách độc đáo, rõ
nét: thằng nhắt vụng trộm, lấm lét và hợm mình, tiểu nhân đắc chí. Lũ thóc
hiền lành nhưng nhút nhát, chú mướp anh hùng, nhanh nhẹn và rất tự chủ, rất
quân tử. Một chú bé chín tuổi mà đã biết quan sát tinh tế và miêu tả hùng hồn,
chính xác.

Cẩm Thơ cũng miêu tả những con vật với sự đáng yêu trong vườn nhà
mình qua hình ảnh đàn gà:
“Con gà cục tác
Cho quả trứng tròn
Bầu nậm lúc lắc
Muốn có bạn tôm

Em yêu con gà
Em yêu hạt đỗ
Yêu rau giền đỏ
Em dành cho chú
Chú pháo binh ơi”
(Vườn nhà em - Cẩm Thơ)

12


Trần Đăng Khoa lại có thể trò chuyện thân mật với con trâu - một
người bạn thân thiết với nhà nông:
“Trâu ơi ăn cỏ mật
Hay là ăn cỏ gà
Đừng ăn lúa đồng ta
Trâu ơi uống nước nhá
Trâu cứ chén cho no
Ngày mai cày thật khỏe
Đừng lo đồng nứt mẻ…”
(Con trâu đen lông mượt - Trần Đăng Khoa)
Thiên nhiên đối với các em như một người bạn gần gũi mà chân tình.
Với các em thiên nhiên chứa đựng biết bao điều kì thú, mới mẻ mà các em rất
muốn chiêm ngưỡng, khám phá. Chính thiên nhiên với tất cả sự phong phú,

đa dạng của những sự vật đã giúp trẻ nhận thức, hình thành tư duy và từ đó
phát triển trí tưởng tượng, bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương đất nước.
1.2. Tình cảm đối với con người
Thơ do thiếu nhi viết giai đoạn này không chỉ thể hiện tình yêu thiên
nhiên, quê hương mà thơ của các em còn đặc biệt thể hiện tình yêu đối với
những người mà các em yêu quý như ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè… Các
em đã thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng của mình với những người
thân yêu trong gia đình qua những bài thơ rất hay và ý nghĩa.
1.2.1. Tình cảm với người thân trong gia đình
Gia đình là một thứ gì đó vô cùng thiêng liêng và cao quý, là nguồn
cảm hứng dạt dào của thi ca. Những bài ca, tiếng hát về tình cảm gia đình
luôn làm cho con người ta cảm thấy ấm áp. Nếu nhạc sĩ gửi gắm tình yêu qua
những nốt nhạc trầm bổng du dương thì người thi sĩ bộc lộ tình yêu thương
qua những vần thơ, câu chữ. Vân Thanh cho rằng: “Tình cảm gia đình trong

13


thơ các em viết chưa nhiều. Thực ra lỗi không phải ở các em. Các em làm thơ
vì một nhu cầu tự nhiên của tâm hồn, những gì các em không sống, không
biết hay chưa thể nghiệm sâu thì các em chưa nói đến” [13;50].
Tình yêu thương với những người thân trong gia đình vẫn luôn là mảnh
đất tốt làm nảy nở nhiều tình cảm khác trong quá trình các em trưởng thành.
Tình cảm gia đình được biểu hiện trước hết là tình cảm với ông bà. Nhắc đến
bà các em thường nhớ đến những lời ru:
“Con cò trong câu ca dao
Bay vào giấc ngủ trắng phau giọng bà
Bà đưa cháu đến đồng xa …”
(Con cò - Hoàng Hiếu Nhân)
Con cò không chỉ xuất hiện trong lời ru của bà, trong giấc ngủ của

cháu. Con cò còn gắn bó với cuộc sống của bà. Hình ảnh người bà lam lũ, tần
tảo sớm hôm được Hoàng Hiếu Nhân miêu tả qua những câu thơ:
“Con cò cõng nắng sang sông
Ngoại ra vườn cải tóc bông hóa vàng
Cò bay qua cánh đồng làng
Ngoại ra ruộng lúa tóc vàng hóa xanh
Chiều về cò đã về nhanh
Nhưng đầu tóc ngoại vẫn xanh cánh đồng”
(Bà ngoại - Hoàng Hiếu Nhân)
Nếu như hình ảnh người mẹ gắn liền với sự vất vả, lo toan thì hình ảnh
người bà lại gắn liền với sự chăm sóc, lo lắng dạy dỗ cháu. Trong những vần
thơ của mình các em thể hiện niềm yêu thương, kính mến vô bờ đối với bà,
các em luôn khắc ghi những lời chỉ dạy của bà:

14


“Cái gai làm rách áo
Đừng giận nó cháu ơi
Nó cho cháu ý tứ
Những khi đi, khi ngồi”
(Cái gai - Trần Đăng Khoa)
Nếu như bà quan tâm lo lắng cho cháu qua từng bữa ăn giấc ngủ thì
ông cũng là một người bạn tri kỉ lắng nghe những tâm sự của cháu. Song hơn
hết ông vẫn là người quan tâm việc học hành của cháu, sức khỏe của cháu hơn
bản thân mình:
“Mọi niềm thương nỗi nhớ
Ông dành cho chúng em
Ông lo lúc em học
Ông lo lúc em chơi

Khi đầu em hơi ấm
Ông lại lo gấp đôi…”
(Ông em - Nguyễn Hồng Kiên)
Ông không chỉ lo lắng, săn sóc đứa cháu bé nhỏ, thơ ngây của mình.
Bên cạnh đó ông còn dành sự quan tâm, chăm sóc cho tất cả mọi người từ anh
bộ đội, đến bác nông dân:
“Áo chú bộ đội rách
Ông vá đẹp như lành
Áo bác nông dân sờn
Qua tay ông lại mới”
(Ông em - Nguyễn Hồng Kiên)
Vâng! Có tình yêu nào cao quý và thiêng liêng hơn tình mẫu tử. Bằng
tấm lòng yêu thương tha thiết, các em nhận thức được những vất vả gian nao
mà mẹ phải trải qua từ khi cưu mang con cho đến khi trưởng thành. Mẹ dành

15


tất cả những điều tốt đẹp cho con “Chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo con lăn” hay
“Cơm con ăn tay mẹ nấu. Nước con uống tay mẹ đun. Trời nóng bức gió từ
tay mẹ. Con ngủ ngoan. Trời giá rét cũng vòng tay mẹ. Ủ ấm con nhờ có mẹ
con lớn khôn”.
Mẹ Trần Đăng Khoa là hiện thân của những bà mẹ trong kháng chiến.
Bài thơ Hạt gạo làng ta làm bao người xúc động về tính chân thực của thời
đại. Bài thơ như một bức tranh sống động khắc họa bức tranh đồng quê với
người mẹ lam lũ, nhọc nhằn đang vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt và bom
đạn tàn ác của kẻ thù:
“Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…”
(Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa)
Với cái nắng hè gay gắt, oi ả như đổ lửa trên lưng mẹ vẫn “bán mặt cho
đất, bán lưng cho trời”, phải ngâm chân trong “nước như ai nấu” để cấy mạ,
làm ra hạt gạo để “gửi ra tiền tuyến/ gửi về phương xa” làm tròn nghĩa vụ hậu
phương vững chắc cho tiền tuyến.
Thấu hiểu được những nỗi vất vả, nhọc nhằn trên đôi vai của mẹ Trần
Đăng Khoa thầm nhận ra nguyên nhân sâu xa những lần mẹ ốm:
“Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu…
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm hôm
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan…

16


Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh bác sĩ đã mang thuốc vào…
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan…”
(Mẹ ốm - Trần Đăng Khoa)
Không còn là những lời ngộ nghĩnh mà là những lời trữ tình, đằm thắm
Khoa đã thấu hiểu được:
“Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi”

Không chỉ có Trần Đăng Khoa, Chu Hồng Qúy cũng rất yêu và thương
mẹ. Chỉ với bốn câu thơ trong bài thơ Mẹ em em đã nói lên nỗi vất vả của mẹ:
“Bầu trời chưa mọc đủ sao
Mẹ và cô bác đã vào ca đêm
Sớm mai tàu điện leng keng
Sao trời đi ngủ, mẹ em mới về”
(Mẹ em - Chu Hồng Qúy)
Nếu như tình cảm của các em dành cho mẹ bao la là thế thì khi nhắc tới
bố các em lại thể hiện sự kính trọng, tự hào. Trần Đăng Khoa đã khắc họa bức
chân dung người bố đầy dũng cảm, tự tin, chiến thắng thiên nhiên qua những
câu thơ:
“Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa”
(Mưa - Trần Đăng Khoa)

17


Không phải ngẫu nhiên Khoa viết bố em “đội sấm/ đội chớp/ đội cả trời
mưa” là tất cả những gì thuộc về sức mạnh siêu nhiên dữ dội và khủng khiếp.
Tất cả dòng máu của “thần trụ trời” như đã được truyền, được hòa nhập vào
cơ thể của người nông dân như bố Khoa. Chính vì vậy họ mới sừng sững,
hiên ngang, bất khuất, vững vàng trước mọi sóng gió của cuộc sống. Thơ của
Trần Đăng Khoa gợi và làm cho ta yêu mến quê hương biết bao bình dị, thân
thuộc và đang đổi mới, với những con người lao động cần cù, vất vả, một
lòng gắn bó với sự nghiệp chiến đấu, xây dựng đất nước.
Trái với bức chân dung người bố đầy dũng cảm, tự tin, chiến thắng
thiên nhiên trong bài Mưa của Trần Đăng Khoa. Cẩm Thơ đã nói lên nỗi niềm

của mình với người cha làm công việc là bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho mọi
người, vì rất yêu ba nên đôi khi em ghen cả với những người ốm:
“Ba ít nói
Rất yêu em
Nhưng em cũng ghen
Vì ba còn yêu người ốm
Mặc dù họ lớn
Có người vẫn không thích tiêm
Ba dỗ như dỗ trẻ con
Lại ở cả ngày với họ”
(Tía em - Cẩm Thơ)
Tự hào và ngưỡng mộ ba, em cũng tập làm bác sĩ, mỗi khi ba ốm em sẽ
khám cho ba, sẽ là bác sĩ của riêng ba:
“Vì thức luôn nên ba thiếu ngủ
Là bác sĩ ba cũng hay đau
Bị cúm, ba kêu nhức đầu
Bắt chước má

18


Em hái lá
Đun nước xông
Làm cả cháo hành
Ba ăn, thế là ba khỏi
Em rất thích ba gọi:
“Cẩm Thơ là bác sĩ của riêng ba” ”
(Tía em - Cẩm Thơ)
Quả nhiên bố sẽ là hình mẫu lí tưởng, là tấm gương sáng cho các em
học tập, phấn đấu và noi theo:

“Bố ơi! Bố ơi!
Mỗi lần em mải chơi
Mỗi lần em lười học
Nghĩ đến bố lại thôi
Bố là tấm gương sáng
Cho con nay và mai”
(Bố em - Nguyễn Hồng Kiên)
Được bao bọc, chở che bởi vòng tay của bố mẹ những tưởng rằng các
em sẽ rất thụ động, yếu đuối dựa dẫm vào bố mẹ. Song không phải vậy khi
mẹ vắng nhà Trần Đăng Khoa cũng như các em nhỏ khác rất tự lập có thể làm
được mọi việc giúp đỡ bố mẹ:
“Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng…”
(Khi mẹ vắng nhà - Trần Đăng Khoa)

19


Trong thời đại chiến tranh khốc liệt, ranh giới giữa sự sống và cái chết
chỉ trong gang tấc, cha mẹ thì bận việc nước,Trần Đăng Khoa như một người
anh trưởng thành đã thay cha mẹ dặn dò đứa em nhỏ:
“Mẹ cha bận việc ngày đêm
Anh còn đi học mình em ở nhà
Dặn em đừng có chơi xa
Máy bay Mỹ bắn không ra kịp hầm
Đừng ra ao cá trước sân
Đuổi con bươm bướm, trượt chân ngã nhào…

Mẹ cha bận việc ngày đêm
Anh ngồi trong lớp lo em ở nhà”
(Dặn em - Trần Đăng Khoa)
Tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất.
Gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, là nơi bình yên và an toàn nhất
trong cuộc đời mỗi chúng ta: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ/ Gánh
nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha/ Nước biển mênh mông không đong đầy
tình mẹ/ Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”. Vì lẽ đó trong những
vần thơ của mình các em diễn tả tình yêu thương, niềm kính trọng và lòng
biết ơn vô bờ bến đối với những người thân yêu nhất của mình.
1.2.2. Tình cảm với thầy cô, bạn bè
Hiện thực cuộc sống đầy rẫy những khó khăn, khốc liệt bên cạnh việc
lo chạy thoát những trận mưa bom bão đạn trút xuống của kẻ thù thì các em
nhỏ vẫn cắp sách đến trường học. Mặc cho đường đến trường như một trận
địa trải dài những hố bom, tính mạng của các em luôn bị đe dọa nhưng các em
vẫn lạc quan, vui tươi phấn khởi:
“Em đi học về
Thấy ụ pháo giữa đồng quê

20


×