Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.45 KB, 16 trang )

TÓM TẮT
Theo qui định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Tòa án có trách nhiệm
tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về
việc giải quyết vụ án. Việc Tòa án tiến hành hòa giải có ý nghĩa rất to lớn góp phần
bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự về các tranh chấp dân sự
nói chung và tranh chấp kinh doanh, thương mại nói riêng. Hòa giải thành có tác dụng
làm cho các bên tranh chấp tự nguyện thi hành sự thỏa thuận của họ, tránh sự cưỡng
chế của cơ quan Nhà nước trong quá trình thi hành án, giảm chi phí đi lại của đương
sự cũng như tránh những mâu thuẫn xảy ra giữa các doanh nghiệp, giúp các nhà kinh
doanh tiếp tục hợp tác kinh doanh tốt hơn.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại các Tòa án luôn
vận dụng nguyên tắc hòa giải đạt hiệu quả cao, giảm số vụ án tranh chấp phải đưa ra
xét xử. Hòa giải có vị trí quan trọng, có vai trò và ý nghĩa to lớn giúp cho các nhà
kinh doanh giải quyết các tranh chấp nhanh gọn, ít tồn kém, giữ mối quan hệ kinh tế
lâu dài, từ đó ổn định được các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, nước ta đang thực hiện chủ trương ưu tiên phát triển kinh tế, tạo
động lực cho sự phát triển xã hội, trong đó có sự hoàn thiện dần các quy định pháp
luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án. Hòa
giải được thực hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng tại Tòa án cấp sơ
thẩm thậm chí ở giai đoạn phúc thẩm và các giai đoạn tiếp theo của quá trình tố tụng.
Hòa giải giúp các tranh chấp được giải quyết nhanh chóng, có tính chất quyết định
đến hoạt động xét xử của Tòa án.
Pháp luật hiện hành có những qui định đáp ứng được những yêu cầu cần
thiết về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên,
một số điều luật trong pháp luật hiện hành vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau dẫn
đến việc thực hiện còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho người tiến hành tố tụng.
Thực tiễn hòa giải các tranh chấp kinh doanh, thương mại trong những năm qua
cho thấy Tòa án đã đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận, đã tích lũy được

-iii-



nhiều kinh nghiệm cần được học tập. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều sai lầm, thiếu sót ở
một số Thẩm phán, một số Tòa án các cấp làm ảnh hưởng không tốt đến sự thành
công trong hoạt động hòa giải các tranh chấp kinh doanh, thương mại của Tòa án.
Do vậy, mong muốn của những người thực hiện nhiệm vụ xét xử là phát huy hơn
nữa các ưu điểm, các thành công đã đạt được, khắc phục những thiếu sót, sai lầm
và nhược điểm trong hoạt động hòa giải. Chính vì lý do trên, người viết đã chọn đề
tài “Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án” để
nghiên cứu Luận văn thạc sĩ của mình.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm có 2 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại tại Tòa án. Ở chương này người viết đã tập trung nghiên cứu
những vấn đề về khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa cũng như các phương thức hòa giải,
các qui định của pháp luật Việt Nam về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh
doanh thương mại tại Tòa án.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hòa
giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án.Trong chương này
người viết đánh giá tình hình giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại trong
thời gian qua để thấy được những thành tựu mà Tòa án các cấp đã đạt được trong
công tác hòa giải, bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế, các nguyên nhân dẫn đến hạn
chế và một số vấn đề cần rút kinh nghiệm, đồng thời làm rõ những bất cập về hòa giải
trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án. Từ đó đưa ra một số
kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về hòa giải trong giải quyết các tranh
chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án.

-iv-


ABSTRACT

According to The Civil Procedure Code of Vietnam, the court shall be
responsible for conducting mediation and create favorable conditions for the parties
to have an agreement on the settlement of the case. The conciliation of the court has
a great meaning and contributes to ensure the legal rights and interests of each party
about the civil disputes in general and business and trade disputes in particular.
Mediation has the effect making the claimants to voluntarily implement their
agreement, to avoid the enforcement of government agencies in the process of
judgment, to reduce travel costs of the litigant as well as to avoid the conflicts
between enterprises, helping entrepreneurs to continue co-operating better.
Practical business and trade disputes settlement in the courts shall always
apply the principles of the high effective mediation, reducing the number of disputes
must be judged. Mediation has an important position, role and great significance for
the business to solve the disputes quickly, cheaply, keeping the long term economic
relationship, thereby stabilizing the production and business operations.
Nowadays, our country is implementing the priority policy to develop economy,
creating the impetus for the development of society, including the gradual improvement
of the legal provisions on mediation in resolving business and trade disputes in the court.
Mediation is solved at any stage of the proceedings in the court of first instance or even
at the appellate stage and the next stage of the proceedings. Mediation helps the disputes
resolved quickly, deciding the judicial activities of the court.
Current laws have regulations to meet the necessary requirements for the
mediation in resolving business and trade disputes. However, a number of laws in the
current laws still have many different interpretations leading to inadequate
implementation, making it difficult for people who conduct the procedure. Practical
business and trade disputes settlement in recent years shows that the court has
achieved much remarkable success and also accumulated much experience.
Nevertheless, there are still many mistakes, shortcomings in a number of judges,

-v-



courts at all levels making a negative impact on the success of the mediation activities
of business and trade disputes in the courts. Therefore, the desire of those who
perform the judicial duties is to further promote the advantages, the achievable
success, to overcome the shortcomings, mistakes and weaknesses in reconciliation
activities. Because of the above reasons, the writer chose the topic "Mediation in
business and trade disputes settlement in the court" for the thesis research.
Besides the introduction, conclusion and list of references, the content of thesis
includes two chapters
Chapter 1: The theoretical issues of mediation in resolving business and trade
disputes in the court. In this chapter, the writer has focused on research into the
concept, characteristic, meaning as well as methods of reconciliation, the rule of law
in Vietnam in mediation in resolving business and trade disputes in the court.
Chapter 2: Practical application and several proposals improving the law on
mediation in resolving business and trade disputes in the court. In this chapter, the
writer has evaluated the settlement of business and trade disputes in recent years to
see the achievements that courts at all levels have been reached in conciliation,
besides that there are still many limits, the causes of restrictions and some issues need
to learn by experience, and clarified the shortcomings of mediation in resolving
business and trade disputes in the court. Since then, it is possible to make some
recommendations for improvement of the law provisions on mediation in resolving
business and trade disputes in the court.

-vi-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ...............................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .....................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..........................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài ...........................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài .................................................5
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÒA GIẢI TRONG GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN .........7
1.1. Khái niệm, đặc điểm của hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại tại Tòa án ..............................................................................................7
1.1.1. Khái niệm hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại
Tòa án ...................................................................................................................7
1.1.2. Đặc điểm của hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
tại Tòa án ............................................................................................................13
1.2. Ý nghĩa của hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại
Tòa án ....................................................................................................................16
1.3. Các phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ..17

-vii-


1.3.1. Hòa giải ngoài tố tụng ..............................................................................17
1.3.2. Hòa giải trong tố tụng ...............................................................................21

1.4. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hòa giải trong giải quyết tranh
chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án ...............................................................25
1.4.1. Thẩm quyền hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
tại Tòa án ............................................................................................................25
1.4.1.1. Thẩm quyền hòa giải theo vụ việc kinh doanh, thương mại ..............26
1.4.1.2. Thẩm quyền hòa giải theo cấp xét xử ................................................29
1.4.2. Thủ tục hòa giải tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án ..............30
1.4.3. Phương pháp hòa giải ...............................................................................36
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN ..................................................42
2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh,
thương mại tại Tòa án ............................................................................................42
2.1.1. Tình hình giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án trong
thời gian gần đây ................................................................................................42
2.1.2. Các nguyên nhân ......................................................................................48
2.2. Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong giải quyết
tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án ......................................................65
KẾT LUẬN ..............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83

-viii-


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS:

Bộ luật tố tụng dân sự

BLDS:


Bộ luật dân sự

KDTM-GĐT:

Kinh doanh, thương mại – giám đốc thẩm

KDTM-ST:

Kinh doanh, thương mại –sơ thẩm

KDTM-PT:

Kinh doanh, thương mại – phúc thẩm

LTM:

Luật thương mại

NQ/TW:

Nghị quyết trung ương

NXB:

Nhà xuất bản

NQ/HĐTPTATC: Nghị quyết Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao
QĐPT:


Quyết định phúc thẩm

QĐĐC:

Quyết định đình chỉ

QĐST-KDTM:

Quyết định sơ thẩm - kinh doanh, thương mại

QĐST-DS:

Quyết định sơ thẩm – dân sự

LTTTM:

Luật Trọng tài thương mại

TLST-KDTM:

Thụ lý sơ thẩm- kinh doanh, thương mại

TLST-DS:

Thụ lý sơ thẩm- dân sự

TAPT:

Tòa án phúc thẩm


TB-TA:

Thông báo Tòa án

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

TMCP:

Thương mại cổ phần

TAND:

Tòa án nhân dân

UBTVQH:

Ủy ban thường vụ quốc hội

QĐ-NHNN:

Quyết định ngân hàng nhà nước

QĐ-CSTT:

Quyết định chính sách tiền tệ

VPCP-KTTH:


Văn phòng Chính phủ-Kinh tế tổng hợp

-ix-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Bảng 2.1

Tên bảng
Tình hình thụ lý và giải quyết các loại vụ việc nói chung của
Tòa án nhân dân các cấp từ năm 2012 cho đến năm 2016

Trang
43

Tình hình thụ lý, giải quyết và hòa giải thành các loại vụ
Bảng 2.2

việc kinh doanh, thương mại của Tòa án nhân dân các cấp

44

từ năm 2012 cho đến năm 2016
Tình hình thụ lý, giải quyết và hòa giải thành các loại vụ
Bảng 2.3

việc kinh doanh, thương mại của Tòa án nhân dân hai cấp

44


của tỉnh Vĩnh Long năm 2012 cho đến năm 2016
Bảng 2.4: Tình hình thụ lý, giải quyết và hòa giải thành các
Bảng 2.4

loại vụ việc kinh doanh, thương mại TAND hai cấp thuộc
cụm thi đua số V

-x-

46


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa hiện nay, các nhà kinh doanh hoạt động trên lĩnh vực kinh tế có nhiều mối
quan hệ về kinh tế hợp tác, mua bán, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần cùng nhau
tồn tại và phát triển.
Trong các mối quan hệ trong kinh doanh, thương mại giữa các chủ thể cũng
có lúc phát sinh mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên dẫn đến tranh chấp xảy
ra. Quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có nhiều hình thức giải
quyết như: thương lượng, hòa giải, giải quyết theo thủ tục trọng tài, giải quyết theo
thủ tục Tòa án. Trong đó giải quyết theo thủ tục hòa giải (hòa giải ngoài tố tụng và
hòa giải trong tố tụng) có nhiều thuận lợi.
Nguyên tắc hòa giải trong Bộ luật tố tụng dân sự có một ý nghĩa rất to lớn góp
phần bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự có tranh chấp trong
kinh doanh, thương mại. Hòa giải thành có tác dụng làm cho các bên tranh chấp tự
nguyện thi hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của họ, tránh được sự cưỡng chế
của cơ quan Nhà nước trong quá trình thi hành án, giảm chi phí đi lại của đương sự

cũng như tránh những mâu thuẫn xảy ra giữa các doanh nghiệp, giúp cho họ tiếp tục
hợp tác kinh doanh tốt hơn.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại các Tòa án luôn
vận dụng nguyên tắc hòa giải đạt hiệu quả cao, giảm số vụ án tranh chấp phải đưa ra
xét xử. Song, trong quá trình hòa giải đó tuy có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không
ít khó khăn cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
Việc nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc nguyên tắc hòa giải trong tố tụng
dân sự và thực tế áp dụng trong giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại để tìm
ra những thiếu sót, bất cập và kiến nghị những giải pháp khắc phục nhằm góp phần
hoàn thiện nguyên tắc hòa giải là điều cần thiết về mặt lý luận và thực tiễn.

-1-


Xuất phát từ thực tế hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại, tác giả đã chọn đề tài: “Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại tại Tòa án” để làm luận văn Thạc sĩ luật học.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Hòa giải là một nguyên tắc quan trọng trong thủ tục giải quyết các vụ tranh
chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án, có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này cụ thể như:
- Đào Thị Xuân Lan (2004), Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại
Tòa án ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Viện Nhà nước và Pháp luật. Có thể nói luận án
là công trình khoa học pháp lý ở cấp độ tiến sĩ đầu tiên ở nước ta nghiên cứu một
cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về chế định hòa giải trong thủ tục giải quyết
các tranh chấp tại Tòa án.
- Trần Văn Quảng (2004), Chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam- Cơ sở lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ, Đại học luật Hà Nội. Luận án
đã làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về hòa giải, phân tích làm rõ các qui định của
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về hòa giải, những vấn đề về thực tiễn áp dụng

các qui định về hòa giải trong tố tụng dân sự, đánh giá những mặt đã đạt được và chỉ
ra những bất cập trong thực tiễn áp dụng, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam về hòa giải.
- Nguyễn Thị Thu Hiếu (2006), Thẩm quyền giải quyết các vụ việc về kinh
doanh, thương mại của Tòa án Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,
Luận văn Thạc sĩ, Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh. Luận văn đã nghiên cứu một cách
có hệ thống và chuyên sâu những vấn đề liên quan về thẩm quyền giải quyết các vụ
việc kinh doanh, thương mại, phân tích những mặt tích cực và tồn tại cũng như đưa
ra những kiến nghị mới nhằm hoàn thiện hơn nữa thẩm quyền giải quyết tranh chấp
kinh doanh, thương mại trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
- Lê Tự (2007), Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng con đường
Tòa án trong điều kiện hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
Luận văn đã nêu lên những ưu và nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp

-2-


kinh doanh, thương mại, góp một phần nhỏ vào công tác cải sửa hoàn chỉnh phương
thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại thông qua con đường Tòa
án cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động trên lãnh thổ nước ta,
tạo niềm tin cho các doanh nghiệp khi lựa chọn Tòa án để giải quyết các tranh chấp
kinh doanh, thương mại.
- Nguyễn Thị Hoài Phương (2010), Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại bằng tài phán ở Việt Nam, (sách chuyên khảo), NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội. Công trình khoa học đã đề cập đến quá trình phát triển của pháp
luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại. Các nguyên nhân dẫn đến tranh
chấp kinh doanh, thương mại, các phương thức giải quyết, so sánh với các phương
thức giải quyết với cơ chế giải quyết tranh chấp ở một số nước trên thế giới. Mối quan
hệ của các cơ quan tài phán trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại cũng
như sự hoàn thiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương

mại bằng tài phán ở Việt Nam.
- Thạc sỹ Lưu Thị Hương Ly (2011), Hòa giải trong thương mại và phát triển
phương thức hòa giải trong thương mại ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lập pháp
điện tử. Bài viết giới thiệu những đặc điểm cơ bản nhất của phương thức hòa giải và
phân tích một số điểm còn khiếm khuyết của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành của
Việt Nam liên quan đến phương thức hòa giải trên cơ sở đối chiếu và so sánh với kinh
nghiệm của một số nước.
Cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng của nền kinh tế thị trường trong thời
kỳ hội nhập quốc tế, họp tác và giao lưu của các quan hệ kinh doanh, thương mại trong
và ngoài nước ngày càng phát triển. Do vậy tranh chấp kinh doanh, thương mại là điều
không tránh khỏi, cần phải được quan tâm giải quyết kịp thời. Hòa giải là một trong
các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, việc nghiên cứu nguyên
tắc hòa giải trong thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa
án một cách đầy đủ và toàn diện, có hệ thống về lý luận và thực tiễn là một yêu cầu
cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả của việc hòa giải, tránh xảy ra những sai lầm,
thiếu sót trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án.

-3-


3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Công trình, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định
của pháp luật hiện hành về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại tại Tòa án, từ đó làm rõ bản chất và thủ tục hòa giải, chỉ ra những hạn chế và trên
cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong giải quyết
các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án, bảo đảm việc giải quyết các vụ án
kinh doanh, thương mại được kịp thời, đúng pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích Nhà nước,
lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đáp ứng yêu cầu cải cách
tư pháp và hội nhập quốc tế hiện nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Là phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về hòa giải trong giải quyết tranh
chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án như: thẩm quyền, phạm vi, phương thức,
nguyên tắc, trình tự thủ tục hòa giải, hậu quả pháp lý của việc hòa giải, cũng như thực
tiễn áp dụng các qui định của pháp luật, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp
luật tố tụng dân sự, các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hoạt động này
và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về hòa giải trong giải quyết
các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
hòa giải trong giải quyết các vụ án dân sự nói chung và các vụ án tranh chấp kinh
doanh, thương mại nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp luận biện chứng
duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tác giả có sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như: phân tích, chứng minh, tổng hợp, diễn giải, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu
nhằm làm rõ mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận Triết học Mác - Lê Nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề cải cách tư pháp
và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cụ thể trong từng chương, các
phương pháp nghiên cứu được vận dụng như sau:
Chương 1, chủ yếu áp dụng phương pháp phân tích, tổng hợp. Phương pháp
phân tích được kết hợp với phương pháp so sánh sử dụng trong việc phân tích khái

-4-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản pháp luật
[1] Ban chấp hành trung ương Đảng (1995), Nghị quyết trung ương 8 khóa VII ngày
23/01/1995 của Ban chấp hành trung ương Đảng.
[2] Ban chấp hành trung ương Đảng (1997), Nghị quyết trung ương 3 khóa VIII
ngày 18/6/1997 của Ban chấp hành trung ương Đảng.

[3] Bộ chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/1/2002, của Bộ chính trị,
về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp.
[4] Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị
về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt nam đến năm
2010 định hướng đến năm 2020.
[5] Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
[6]

Chính phủ (2015), Dự thảo Nghị định thương mại.

[7]

Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết 03/2012/NQHĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

[8]

Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết 05/2012/NQHĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

[9]

Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao (2014), Quyết định giám đốc thẩm
số 19/2014/KDTM-GĐT ngày 13/10/2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao.

[10] Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2014), Nghị quyết 01/2014/NQHĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng
dẫn thi hành một số quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010.
[11] Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao (2015), Quyết định giám đốc thẩm
số 14/2015/KDTM-GĐT ngày 21/05/2015 Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao.
[12] Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao (2015), Quyết định số

10/2015/KDTM-GĐT ngày 08/05/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao.

-83-


[13] Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao (2015), Quyết định giám đốc thẩm
số 25/2015/KDTM-GĐT ngày 06/11/2015 Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao.
[14] Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao (2015), Quyết định giám đốc thẩm
số 22/2015/KDTM-GĐT ngày 30/10/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao.
[15] Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao (2015), Quyết định giám đốc thẩm
số 13/2015/KDTM-GĐT ngày 21/5/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao.
[16] Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao (2015), Quyết định giám đốc thẩm
số 05/2015/KDTM-GĐT ngày 16/4/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao.
[17] Quốc hội (2005), Luật Thương mại năm 2005 Quốc hội ban hành.
[18] Quốc hội (2010), Luật Trọng tài thương mại năm 2010 Quốc hội ban hành.
[19] Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013 do Quốc hội ban hành.
[20] Quốc hội (2013), Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 Quốc hội ban hành.
[21] Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp năm 2014 Quốc hội ban hành.
[22] Quốc hội (2014), Luật đầu tư 2014 Quốc hội ban hành.
[23] Quốc hội (2014), Luật tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi 2014 Quốc hội ban hành.
[24] Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Quốc hội ban hành.
[25] Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự 2015 Quốc hội ban hành.
[26] Tòa án nhân dân huyện Vũng Liêm (2016), Bản án số 15/2016/DS-ST ngày
18/7/2016 của Tòa án nhân dân huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
[27] Tòa án nhân dân huyện Vũng Liêm (2016), Quyết định số 01/2016/QĐST- KDTM
ngày 07/09/2016 của Tòa án nhân dân huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

[28] Tòa án nhân dân huyện Vũng Liêm (2016), Quyết định số 05/2016/QĐST- KDTM
ngày 05/09/2016 của Tòa án nhân dân huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
[29] Tòa án nhân dân huyện Vũng Liêm (2016), Quyết định số 04/2016/QĐST- KDTM
ngày 18/08/2016 của Tòa án nhân dân huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
[30] Tòa án nhân dân huyện Vũng Liêm (2016), Quyết định số 03/2016/QĐST- KDTM
ngày 17/07/2016 của Tòa án nhân dân huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

-84-


[31] Tòa án nhân dân huyện Vũng Liêm (2016), Quyết định số 76/2016/QĐST- DS
ngày 30/09/2016 của Tòa án nhân dân huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
[32] Tòa án nhân dân huyện Vũng Liêm (2017), Quyết định số 24/2017/QĐST- KDTM
ngày 19/01/2017 của Tòa án nhân dân huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
[33] Ủy ban thường vụ quốc hội (2016), Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày
30/12/2016 qui định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án
phí và lệ phí Tòa án.
B. Sách, luận văn, báo cáo, tạp chí, giáo trình
[34] Đại học Kinh tế quốc dân (2012), Giáo trình pháp Luật kinh tế.
[35] Đại học Cần Thơ ( 2008), Giáo trình Luật Thương mại.
[36] Trần Đình Hào (2000), “Hòa giải, thương lượng trong giải quyết hợp đồng kinh
tế”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật.
[37] Đào Thị Xuân Lan (2004), Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa
án Việt Nam, Luận án Tiến sĩ.
[38] Dương Nguyệt Nga (2007), “Các phương thức giải quyết kinh doanh, thương
mại theo pháp luật Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Tạp chí Tòa án
nhân dân.
[39] Nhà Pháp luật Việt – Pháp(1998), Hội thảo pháp luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
[40] Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Qui tắc hòa giải của Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIAC).

[41] Nguyễn Trung Tín (2008), “Thương lượng và hòa giải – các phương thức giải
quyết tranh chấp ngoài tố tụng tư pháp”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật.
[42] Tòa án nhân dân Tối cao (2016), Báo cáo thống kê tình hình thụ lý và giải quyết
án kinh doanh, thương mại từ năm 2012 đến năm 2016.
[43] Tòa án nhân dân tối cao (2016), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 đến năm 2016.
[44] Tòa án nhân dân Tối cao( 2014), Tham luận tại hội nghị triển khai công tác Tòa án
[45] TAND tỉnh Vĩnh Long (2016), Báo cáo thống kê tình hình thụ lý và giải quyết
vụ việc kinh doanh, thương mại từ năm 2012 đến năm 2016.
[46] TAND tỉnh Vĩnh Long (2016), báo cáo tổng kết công tác hòa giải các vụ việc
kinh doanh, thương mại từ năm 2012 đến năm 2016.

-85-


[47] TAND tỉnh Sóc Trăng (2015), Tài liệu Hội nghị tổng kết thi đum cụm V.
[48] TAND tỉnh Hậu Giang (2016), Tài liệu Hội nghị tổng kết thi đum cụm V.
[49] TAND tỉnh Hậu Giang (2016), Báo cáo tổng kết công tác hòa giải thành cụm
thi đua số V.
[50] Từ điển Luật học (2006), NXB Tư pháp- NXB Bách khoa toàn thư.
[51] Từ điển Tiếng việt (1999-2000), NXB Văn hóa thông tin.
C. Tiếng anh
[52] Presses Univ. de France -2nd Edition (1990), Vocabulare Juridige.

-86-



×