Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Thờ cúng tổ tiên của người việt công giáo ở giáo xứ kẻ sặt (hải dương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 180 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ THANH TÂM

THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT CÔNG GIÁO
Ở GIÁO XỨ KẺ SẶT (HẢI DƯƠNG)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

HÀ NỘI - 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ THANH TÂM

THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT CÔNG GIÁO
Ở GIÁO XỨ KẺ SẶT (HẢI DƯƠNG)

Chuyên ngành: Nhân học
Mã số: 62 31 03 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Minh

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận án là kết quả điều tra thực địa và thu thập tư liệu của tác giả
luận án.

Nghiên cứu sinh

Vũ Thị Thanh Tâm


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án Tiến sĩ về đề tài: Thờ cúng tổ tiên của người Việt
Công giáo ở giáo xứ Kẻ Sặt (Hải Dương), ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân tôi
đã nhận được sự giúp đỡ, động viên rất nhiều từ các tập thể, cá nhân. Tôi xin bày tỏ
lời cảm ơn sâu sắc tới:
- Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hồng Dương và PGS. TS.
Nguyễn Văn Minh đã tư vấn, định hướng khoa học rõ ràng cho tôi trong quá trình học
tập và thực hiện luận án, đồng thời có những ý kiến gợi mở và đóng góp quý báu trực
tiếp vào nội dung nghiên cứu của luận án.
- Ban Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam – nơi tôi đang công tác, đã
tạo điều kiện về thời gian để tôi hoàn thành chương trình học tập nghiên cứu sinh;
- Học viện Khoa học xã hội, Khoa Dân tộc học và Nhân học đã tận tình giúp
đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án;

- Các ban ngành chức năng, các cơ quan quản lý văn hóa, UBND xã Tráng
Liệt và những người dân ở giáo xứ Kẻ Sặt, xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang (Hải
Dương) nơi tôi đã tiến hành nghiên cứu điền dã; đặc biệt là ông Trùm trưởng Họ
thánh Giuse Chu Văn Tân đã nhiệt tình giúp đỡ và cộng tác giúp tôi thu thập thông
tin, tư liệu của luận án;
- Các thành viên trong gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất
và tinh thần cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án;
- Bạn bè và đồng nghiệp đã chia sẻ, khích lệ, động viên tôi trong thời gian
thực hiện luận án này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Nghiên cứu sinh

Vũ Thị Thanh Tâm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..........................................................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu về thờ cúng tổ tiên ...........................................................7
1.2. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................23
1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ........................................................................27
Tiểu kết chương 1......................................................................................................37
Chương 2. QUAN NIỆM VỀ THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT CÔNG

GIÁO Ở VIỆT NAM ................................................................................................39
2.1. Quan niệm của người Việt về linh hồn và thờ cúng tổ tiên ...............................39
2.2. Quan niệm của người Việt Công giáo về thờ cúng tổ tiên .................................44
2.3. Những hội nhập của Công giáo Việt Nam với thờ cúng tổ tiên ........................55
Tiểu kết chương 2......................................................................................................60
Chương 3. THỰC HÀNH THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT CÔNG
GIÁO Ở GIÁO XỨ KẺ SẶT ....................................................................................62
3.1. Quan niệm về thờ cúng tổ tiên của người Việt Công giáo ở giáo xứ Kẻ sặt .....62
3.2. Thờ cúng tổ tiên của người Công giáo Kẻ Sặt ...................................................63
3.3. So sánh thờ cúng tổ tiên của người Việt Công giáo ở giáo xứ Kẻ Sặt với một số
giáo xứ khác (qua tài liệu thứ cấp) ..........................................................................103
Tiểu kết chương 3....................................................................................................108
Chương 4. GIÁ TRỊ, NHỮNG BIẾN ĐỔI VÀ VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA, KIẾN NGHỊ,
GIẢI PHÁP ...............................................................................................................110
4.1. Giá trị của thờ cúng tổ tiên trong đời sống người Việt Công giáo ở Kẻ Sặt ....110
4.2. Những biến đổi về thờ cúng tổ tiên của người Việt Công giáo ở giáo xứ Kẻ Sặt ...114
4.3. Một số vấn đề đang đặt ra ................................................................................126
4.4. Kiến nghị và giải pháp nhằm phát huy các giá trị của thờ cúng tổ tiên để góp
phần phát triển bền vững cộng đồng giáo dân ở Kẻ Sặt .........................................129
Tiểu kết chương 4....................................................................................................133
KẾT LUẬN .............................................................................................................135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .139
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................140
PHỤ LỤC ................................................................................................................145


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

STT


Viết đầy đủ

1.

(St 2,7)

Sách Sáng thế ký (đoạn 2, câu 7)

2.

(St 1,27)

Sách Sáng thế ký (đoạn 1, câu 27)

3.

(Lc 11, 20)

Tin mừng theo thánh Luca (đoạn 11, câu 20)

4.

(Mt 25,34)

Tin mừng theo thánh Máthêu (đoạn 25, câu 12)

5.

(Lc 11,11-17)


Tin mừng theo thánh Luca (đoạn 11, từ câu 11 đến
câu 17)

6.

(Ga 11,1-44)

Tin mừng theo thánh Gioan (đoạn 11, từ câu 1 đến câu
44)

7.

UBND

Ủy ban nhân dân

8.

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

9.

Nxb

Nhà xuất bản



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Sơ đồ 1: Nghĩa địa giáo xứ Kẻ Sặt
Sơ đồ 2: Không gian nhà thờ của gia đình ông V.V.Đ


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Tín ngưỡng này
góp phần duy trì ý thức về cội nguồn, thể hiện lòng hiếu thảo với những người đã
khuất. Đồng thời “Qua việc thờ cúng tổ tiên, giới vô hình và giới hữu hình luôn
luôn như có một sự liên lạc mật thiết. Sự thờ cúng chính là môi trường gặp gỡ của
thế giới hữu hình và vũ trụ thần linh” [6:5].
Công giáo du nhập vào Việt Nam từ khoảng thế kỷ 16 và phát triển từ thế kỷ
17. Một trong những điểm khác biệt giữa Công giáo và các tín ngưỡng, nhất là thờ
cúng tổ tiên đó là tính độc thần, chỉ thờ Thiên Chúa. Do vậy, ngay từ khi mới đặt
chân đến Việt Nam, Công giáo đã coi thờ cúng tổ tiên là “đạo rối” và cấm các tín đồ
của mình thực hành nghi lễ này. Sự khác biệt này là một trong những nguyên nhân
làm nảy sinh mâu thuẫn giữa những người theo tín ngưỡng truyền thống, tín đồ
Công giáo và trong chính bản thân những tín đồ Công giáo, bởi người Việt dù có
đạo hay không thường quan niệm “sống về mồ về mả, ai sống vì cả bát cơm” hay
“nhà có người ở, tổ có người thờ”,… Do đó, một số tín đồ Công giáo vẫn tiếp tục
duy trì sự thờ cúng tổ tiên của mình bằng cách đi gửi giỗ, đặt bát hương ở nơi kín
đáo trong nhà. Sau này, Giáo hội Công giáo có cái nhìn cởi mở hơn với thờ cúng tổ
tiên, và cho phép tín đồ được “tôn kính” tổ tiên nhưng không được coi trọng hơn
Chúa. Do đó, không chỉ được lập lại bàn thờ tổ tiên trong nhà, mà những năm gần
đây tín đồ Công giáo một số nơi đã khôi phục lại nhà thờ họ, nhà thờ tổ, lập gia phả
và tham dự lễ giỗ Tổ Hùng Vương. Những nghi thức kính nhớ tổ tiên của người
Công giáo không ảnh hưởng tới niềm tin tôn giáo của họ, thậm chí còn làm phong

phú, đa dạng hơn các sinh hoạt tôn giáo trong cộng đồng người Công giáo. Bên
cạnh đó, với sự phát triển mạnh của sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ trong thời đại
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các quan niệm, nghi thức thờ cúng tổ tiên cũng ít
nhiều bị biến đổi.
Kẻ Sặt là một trong những giáo xứ có lịch sử lâu đời. Nơi đây đã từng là
trung tâm truyền bá Công giáo ở Đông Đàng Ngoài. Tuy nhiên, hiện chưa có công

1


trình nào nghiên cứu về thờ cúng tổ tiên của giáo xứ này. Do vậy, luận án này là
nghiên cứu trường hợp đầu tiên về thờ cúng tổ tiên của người Công giáo tại giáo xứ
Kẻ Sặt. Do đó góp phần thấy được quan niệm và thực hành thờ cúng tổ tiên của
người Công giáo nói chung và ở giáo xứ Kẻ Sặt nói riêng. Đồng thời phác họa bức
tranh sinh động về sự hòa nhập giữa Công giáo và văn hóa truyền thống dân tộc.
Với những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài Thờ cúng tổ tiên của người
Việt Công giáo ở giáo xứ Kẻ Sặt (Hải Dương) làm luận án tiến sĩ ngành Nhân học văn
hóa.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu thờ cúng tổ tiên của người Công giáo ở giáo xứ Kẻ
Sặt để thấy được về quan niệm và thực hành thờ cúng tổ tiên của người Công giáo
nói chung và người Công giáo ở giáo xứ Kẻ Sặt (Hải Dương) nói riêng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi xác định đề tài luận án cần
tập trung thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
- Tìm hiểu về quan niệm, thái độ của các dòng truyền giáo ở Việt Nam và
của Tòa thánh Vatican về thờ cúng tổ tiên của người Việt Công giáo ở Việt Nam để
thấy được cái nhìn tổng quan về quan niệm, giáo lý của Công giáo về thờ cúng tổ
tiên. Đồng thời đưa ra những hội nhập của Công giáo Việt Nam với văn hóa truyền

thống thông qua thờ cúng tổ tiên ở cấp gia đình, dòng họ và cộng đồng.
- Nghiên cứu toàn bộ các hoạt động thực hành thờ cúng tổ tiên của người
Việt ở giáo xứ Kẻ Sặt từ lúc lâm chung đến tang ma, cúng giỗ trong một gia đình.
Bên cạnh đó mở rộng nghiên cứu quan hệ dòng họ, lập gia phả, xây dựng mộ tổ
trong hoạt động thờ cúng tổ tiên. Đồng thời tìm hiểu các nghi lễ người Công giáo ở
Kẻ Sặt dành cho các bậc tiền nhân của cộng đồng, quốc gia.
- Đánh giá tổng quát về các giá trị, những vấn đề đang đặt ra và những biến
đổi về thờ cúng tổ tiên của người Công giáo ở giáo xứ Kẻ Sặt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2


3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cộng đồng cư dân Công giáo ở giáo xứ
Kẻ Sặt trong các nghi thức tang ma, cúng giỗ,… Từ đó tìm hiểu vai trò của thờ cúng
tổ tiên trong mối tương quan giữa gia đình với họ tộc, thiết chế tổ chức cộng đồng
truyền thống và sự hội nhập giữa tôn giáo với văn hóa truyền thống dân tộc thể hiện
qua thờ cúng tổ tiên của giáo dân Kẻ Sặt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi vấn đề: Quan điểm, thái độ của các dòng truyền giáo ở Việt Nam
và của Tòa thánh Vatican trong lịch sử về thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam. Quan niệm
và thực hành thờ cúng tổ tiên của người Việt Công giáo ở giáo xứ Kẻ Sặt (huyện
Bình Giang, tỉnh Hải Dương), trong đó tập trung làm rõ: thực hành thờ cúng tổ tiên
của người Công giáo ở giáo xứ Kẻ Sặt ở các cấp độ gia đình, dòng họ, cộng đồng;
bước đầu so sánh thờ cúng tổ tiên ở đây với cộng đồng một số người Việt Công giáo
ở các địa phương khác; tìm hiểu một số biến đổi trong thực hành thờ cúng tổ tiên ở
giáo xứ Kẻ Sặt.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu về thờ cúng tổ tiên của người dân Công giáo
Kẻ Sặt trong thời gian từ sau Công đồng Vatican II, nhất là sau Thư chung của Hội

đồng Giám mục Việt Nam năm 1980.
- Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu là giáo xứ Kẻ Sặt ở xã Tráng Liệt,
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Đề tài vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy
vật lịch sử và chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước
ta vào việc xem xét, đánh giá thờ cúng tổ tiên của người Việt Công giáo ở giáo xứ
Kẻ Sặt trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể cũng như trong quá trình phát triển và giao
lưu, tiếp biến văn hóa nói chung và đặc thù của nước ta nói riêng.
Trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nghiên
cứu về Thờ cúng tổ tiên của người Việt Công giáo ở giáo xứ Kẻ Sặt (Hải Dương) được

3


đặt trong tổng thể mối quan hệ với môi trường tự nhiên, kinh tế, lịch sử, xã hội và văn
hóa của giáo xứ. Đồng thời đặt vấn đề tìm hiểu trong trạng thái vận động, biến đổi và
phát triển.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận án, đề tài thực hiện các phương pháp sau: điền dã dân tộc
học, so sánh đối chiếu, thu thập và xử lý thông tin bằng hình ảnh, phương pháp
nghiên cứu so sánh lịch sử đồng đại và lịch đại,... Trong đó:
- Phương pháp điền dã dân tộc học sử dụng 2 công cụ chính là:
+ Quan sát tham dự là quan sát khoa học, ghi chép một cách có hệ thống các
hành vi, thái độ của con người, hiện tượng xã hội dựa trên các cuộc tiếp xúc hàng
ngày với người dân trong khi tiến hành công việc thường ngày của họ để tìm hiểu từ
bên trong nội bộ cộng đồng. Tác giả luận án đã thực hiện nhiều lần phương pháp
này nhằm thu thập được thông tin chính xác, sâu sắc những gì đang diễn ra gắn với
bối cảnh nhất định cùng các thành viên tham gia, qua đó giúp người quan sát hiểu

được ý nghĩa của các sự kiện đó dưới góc độ của người trong cuộc, như vậy quá
trình phân tích tư liệu của đề tài được khách quan hơn, như: quan sát tham dự các
nghi thức tang lễ, thánh lễ tại nhà thờ (dành cho người chết và ngày cầu các linh
hồn), các buổi cúng giỗ, cầu kinh, thờ cúng tổ tiên trong những dịp lễ tại các gia
đình,… Khi điền dã tại cộng đồng, tác giả đã sống tại một gia đình giáo dân, làm
việc và nghiên cứu tại cộng đồng trong thời gian dài.
+ Phỏng vấn sâu dân tộc học là phương pháp lấy thông tin trực tiếp từ chủ
thể văn hóa. Tác giả thực hiện nhiều hình thức phỏng vấn như: phỏng vấn hồi cố,
phỏng vấn cá nhân, thảo luận nhóm tập trung… để thu thập thông tin có định
hướng, so sánh và kiểm tra chéo thông tin. Với người dân, tác giả chọn những thông
tin viên mang tính đại diện cho các thành phần trong cộng đồng về lứa tuổi, giới
tính, nghề nghiệp… Từ đó sẽ có cái nhìn toàn diện hơn của cộng đồng và những câu
chuyện riêng về thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng của họ.
- Phương pháp so sánh đối chiếu tư liệu được thực hiện nhằm tiến hành so
sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu thu thập được, nhất là với các địa phương đã được

4


nhiều nhà nghiên cứu khác đề cập và với những địa phương khác mà tác giả đã tiến
hành nghiên cứu, đồng thời thấy được sự biến đổi của một hiện tượng ở cùng một
khu vực. Từ đó, tác giả đưa ra những so sánh để giải thích và thấy được sự tương
đồng và khác biệt cũng như sự phong phú, đa dạng việc thờ cúng tổ tiên của người
Công giáo Việt Nam nói chung và ở giáo xứ Kẻ Sặt nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu hồi cố lịch sử là một trong những phương pháp
nghiên cứu, phân tích các tài liệu thứ cấp như thư tịch, sách báo. Phương pháp này
giúp đề tài tìm hiểu sâu hơn về lịch sử phát triển và những biến đổi, các yếu tố tác
động đến quan niệm, thực hành các nghi thức liên quan đến thờ cúng tổ tiên của
người Công giáo ở giáo xứ Kẻ Sặt.
- Phương pháp thu thập thông tin bằng hình ảnh là phương pháp ghi nhận

thông tin bằng các phương tiện hiện đại như máy ảnh, máy quay phim. Thông tin
thu nhận được từ phương pháp này mang tính khách quan bởi nó ghi lại những
khoảnh khắc đã diễn ra trong cuộc sống của các giáo dân ở giáo xứ Kẻ Sặt.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án đã góp phần cung cấp những tư liệu về thờ cúng tổ tiên của người
Việt Công giáo ở 3 cấp độ gia đình, dòng họ, cộng đồng và đời sống văn hóa của tín
đồ Công giáo ở giáo xứ Kẻ Sặt.
- Luận án góp phần làm rõ những yếu tố tác động và các vấn đề đang đặt ra
đối với vấn đề thờ cúng tổ tiên của người Việt Công giáo tại địa bàn nghiên cứu
trong bối cảnh hiện nay.
- Cung cấp thông tin cần thiết để nhận thức đầy đủ hơn về sự dung hòa với văn
hóa truyền thống dân tộc của Công giáo và xác định vai trò của thờ cúng tổ tiên
nhằm giúp các cơ quan quản lý văn hóa, tôn giáo hiểu rõ hơn, đổi mới nhận thức
trong ứng xử về các hoạt động này để đưa ra các chính sách hỗ trợ phát triển, tạo
nét phong phú cho đời sống văn hóa của người dân.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

5


Luận án cung cấp thông tin hữu ích góp phần nâng cao hiểu biết về tôn giáo
nói chung và về Công giáo nói riêng cho đội ngũ cán bộ công tác quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực này.
Góp phần định hướng đúng đắn trong quan niệm về giá trị tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt Công giáo và xác định một số vấn đề đặt ra hiện nay
nhằm tìm kiếm các giải pháp để phát huy những giá trị tích cực và giải quyết các
vấn đề đang đặt ra của thờ cúng tổ tiên của người Công giáo trong quá trình xây
dựng lối sống mới ở Việt Nam hiện nay.
Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy
lý luận và thực tiễn về Công giáo nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của

người Công giáo ở địa bàn nghiên cứu nói riêng.
Luận án góp phần cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn giúp các cơ
quan quản lý Nhà nước đề ra những chính sách phù hợp nhằm củng cố khối đại
đoàn kết dân tộc, phát huy vai trò của Công giáo và thờ cúng tổ tiên trong sự nghiệp
xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay.
Luận án cung cấp tư liệu cho việc hình thành và tổ chức nghiên cứu, sưu
tầm, trưng bày về văn hóa Công giáo tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận án
Bố cục luận án ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ
lục, gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và địa bàn
nghiên cứu
Chương 2. Quan niệm về thờ cúng tổ tiên của người Việt Công giáo ở Việt Nam
Chương 3. Thực hành thờ cúng tổ tiên của người Việt Công giáo ở giáo xứ
Kẻ Sặt
Chương 4. Giá trị, những vấn đề đang đặt ra và kiến nghị, giải pháp.

6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu về thờ cúng tổ tiên
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về thờ cúng tổ tiên của Giáo hội Công giáo
và chức sắc Công giáo
- Tư liệu của Tòa thánh Roma
Trước tiên phải kể đến đó là Kinh thánh: Cựu ước, Tân ước. Đây là tài liệu
gốc để Tòa thánh đưa ra đường hướng mục vụ. Năm 1983, Tòa thánh Vatican ban
hành Bộ Giáo luật mới thay thế cho Giáo luật năm 1917. Ngoài ra còn có Tông

huấn Familiaris Consortio (Tông huấn về gia đình) của Giáo hoàng Gioan Phaolô
II (1981); các Văn kiện của Công đồng Vatican II(1962-1965): Lumen Gentium
(Hiến chế tín lý về Giáo hội), Verbum Dei (Hiến chế về Mặc khải), Sacrosanctum
Concilim (Hiến chế về Phụng vụ Thánh), Apostolicam Actuositatem (Sắc lệnh về
Tông đồ Giáo dân)... Đây là những tài liệu căn bản để Hội đồng giám mục Việt
Nam, các giáo phận, giáo xứ triển khai các hoạt động của mình.
- Tư liệu của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Cách thức cử hành tang lễ của người Công giáo nói chung được Giáo hội
Công giáo quy định trong các tài liệu do Giáo hội phát hành. Nhưng tài liệu này chủ
yếu đề cập đến các quy định, diễn trình các nghi thức chính thống, như: Nghi thức
an táng (2014), Sách lễ Rôma (2009) do Ủy ban Phụng tự của Hội đồng Giám mục
Việt Nam ban hành giới thiệu các nghi thức phụng tự được thực hiện theo nghị
quyết của Công đồng Vatican II, trong đó có phần viết về nghi thức tang ma. Sách
các phép của Hồng y Trịnh Văn Căn (1983) giới thiệu về các bí tích mà trong đời
người, tín đồ sẽ được nhận và một số phép lành, trong đó có bí tích xức dầu và lễ
nghi an táng. Nghi lễ cầu hồn của Giáo phận Vĩnh Long đã giới thiệu các nghi thức
tẩm liệm, làm phép thi hài, làm phép áo quan, liệm xác, nghi thức động quan, từ biệt
lần cuối, làm phép mộ, hạ huyệt… của giáo dân trong giáo phận. Tin mừng cho giờ
chết đau thương của Anton, Lễ an táng khi cử hành tại gia…là các tài liệu nội bộ
7


Công giáo giới thiệu nghi thức và các bài đọc trong những phiên cầu nguyện trong
nghi thức phát tang, tẩm liệm, động quan và di quan, hạ huyệt, hỏa táng, tiếp cận di
cốt về gia đình, kinh ngày giỗ, khi có trẻ em qua đời,… Lâm mạnh giúp kẻ liệt dọn
mình chết lành, của Linh mục Trần Thanh Khâm năm 1970 tại Sài Gòn, thời gian
công bố khá lâu và được xuanha.net đăng lại trên trang web của mình năm 2010.
Cuốn sách gồm các bài đọc giúp cho kẻ liệt (người sắp chết) về với Chúa một cách
an lành và những bài kinh đọc khi liệm, táng xác, cất xác trẻ em, nguyện giỗ, các
ngày kỵ lạp. Một trong những cuốn sách lâu đời hướng dẫn giáo dân thực hành các

nghi thức yên ủi kẻ liệt và tang ma là Yên ủi kẻ liệt cùng lễ phép tống táng kẻ đã
qua đời (1939) của Cố Lương (Linh mục Pierre Cadro). Nội dung sách hướng dẫn
những người giúp đỡ kẻ liệt được cứu rỗi linh hồn, cách thức an táng và những lễ
phép khi táng xác. Mỗi cuốn sách đưa ra các bài đọc, bài nguyện, bài hát khác nhau
tùy từng địa phương, từng hoàn cảnh cụ thể nhưng khá thống nhất về trình tự nghi
thức. Điều đó cho thấy sự thống nhất và đa dạng trong các phần nghi lễ. Những
sách được đề cập ở trên chỉ thấy những quy định của Giáo hội về tang ma mà chưa
chỉ rõ việc tiến hành một đám tang ở một giáo xứ cụ thể diễn ra như thế nào.
Thư chung
Thư chung là các thông cáo của đại diện một tổ chức tới toàn thể người dân.
Trong Công giáo, thư chung thường được Hội đồng Giám mục hoặc các chức sắc
tôn giáo như Giáo hoàng, Giám mục… gửi các giáo sĩ và giáo dân để chỉ dẫn đường
hướng mục vụ hoặc thể hiện quan điểm về một vấn đề cụ thể trong đời sống tinh
thần của Công giáo.
Thư chung của các thừa sai trong lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam là
một nguồn tư liệu rất quý để hiểu biết về sự ứng xử của Tòa thánh La Mã đối với
vấn đề thờ cúng tổ tiên cũng như quan điểm, thái độ, cách nhìn nhận của các thừa
sai về những ứng xử này. Cuốn Những thư chọn trong các thư chung các đấng
Vicáriô Apostôlicô và Vicari Provinciale về dòng ông thánh Duminhgô đã làm tự
năm 1759 đã đăng bức thư chung của Giám mục Pater Lui Huy Pro Vicario
Apostolico coi địa phận Đông Đàng Ngoài nói về 36 sự rối trong việc làm tang ma,

8


cúng giỗ. Bức thư chung được viết vào ngày 7/6/1759 tại Trà Lũ này hướng dẫn các
giáo dân ở địa phận Đông Đàng Ngoài cách thức thực hành, tham gia việc tang ma,
cúng giỗ những người thuộc cộng đồng Công giáo và không Công giáo.
Còn ở Tây Đàng Ngoài, cuốn Một số thư chung hay thư luân lưu của Giám
mục Pierre Jean Marie Gendreau Đông1 năm 1905 viết bằng chữ Nôm có quy định

những sự không nên thờ, không nên làm về đàng phụng sự, những việc không được
làm trong tang ma, giỗ chạp; những sự dối trá không nên tin, không nên kiêng... Có
thể nói, đây là những hướng dẫn của một Giám mục cho các giáo dân ở Tây Đàng
Ngoài thực hành theo giáo lý Công giáo. Trong đó, việc thờ cúng tổ tiên được xác
định theo đúng sự nghiêm cấm của Tòa thánh Vatican đưa ra trong thời điểm đó.
Thậm chí, trong thư chung còn khuyến nghị tín hữu hạn chế việc qua lại trong đám
tang giữa người Công giáo và không Công giáo.
Trong cuốn Dòng Tên trong xã hội Đại Việt 1615-1773, Linh mục Đỗ Quang
Chính đã công bố 1 số thư luân lưu của linh mục Dòng Tên, trong đó có thư của Linh
mục Giambattista Sanna năm 1717; thư của Linh mục Pierre Heutte gửi Giám mục
Marin Labbé (Giám mục phó Đại diện tông tòa ở Đàng Trong) về việc thờ cúng tổ
tiên.
Cuốn Công đồng miền Bắc Kỳ (Đàng Ngoài trong nước Annam) là kết quả
của Công đồng Kẻ Sặt. Cuốn sách ghi lại các hoạt động trong Công đồng và nhất là
đưa ra đường hướng cho giáo sĩ và giáo dân các hoạt động liên quan đến thực hành
nghi lễ, trong đó có những việc các tín đồ được phép và không được phép làm liên
quan đến vấn đề thờ cúng tổ tiên.
Thông cáo năm 1965 của Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam đã đánh
dấu bước ngoặt trong việc người Việt Nam được phép thực hành một số nghi thức
thờ cúng tổ tiên. Quyết nghị về Lễ nghi tôn kính ông bà tổ tiên của Hội đồng Giám
mục Việt Nam (miền Nam) năm 1974 là hướng dẫn đầu tiên và chi tiết nhất trong
việc tín đồ ứng xử với thờ cúng tổ tiên. Thư chung 1980 với đường hướng “Sống

Giám mục Pierre Jean Marie Gendreau Đông (1850-1935), quốc tịch Pháp, Đại diện Tông Tòa Tây Đàng
Ngoài 1892-1924 và đại diện Tông Tòa Hà Nội 1924-1935
1

9



Phúc âm giữa lòng dân tộc” thể hiện rõ sự hội nhập của Công giáo với văn hóa Việt
Nam.
Có thể nói, qua các thư chung của những người chủ chăn tại các khu vực ở
Việt Nam, chúng ta có thể hiểu quan điểm, thái độ của những dòng truyền giáo tại
khu vực mà họ cai quản về vấn đề “nghi lễ Trung Hoa” trong lịch sử Công giáo ở
Việt Nam.
- Các sách, tạp chí, tài liệu từ hội thảo, bài viết của giáo sĩ, tu sĩ Công giáo
Từ góc độ lịch sử, nhiều cuốn sách viết về lịch sử Công giáo Việt Nam đã ít
nhiều đề cập đến vấn đề “nghi lễ Trung Hoa”, như: Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài
1627-1646, của giáo sĩ Alexandre De Rhodes (in lại 1994); Dòng Tên trong xã hội
Đại Việt 1615-1773 (2008), Tản mạn lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam (2008)
của Đỗ Quang Chính; Việt Nam giáo sử (2 tập) của Phan Phát Huồn (1965); Lịch sử
truyền giáo ở Việt Nam của Nguyễn Hồng (1959); Thập giá và lưỡi gươm của Trần
Tam Tỉnh (1988)… Các cuốn sách này giới thiệu về lịch sử Công giáo Việt Nam
qua các giai đoạn, trong đó đề cập đến những ứng xử của Tòa thánh và các Dòng
truyền giáo đối với thờ cúng tổ tiên của người Việt. Đặc biệt cuốn Công đồng miền
Bắc Kỳ (Đàng Ngoài trong nước Annam) in tại Kẻ Sở năm 1915 được Giáo hội
Công giáo Việt Nam in lại nhân kỷ niệm 100 năm Công đồng Kẻ Sở diễn ra (19122012) là một tài liệu lịch sử quý để biết được hoạt động mục vụ của các giáo phận ở
miền Bắc theo hướng dẫn của thánh bộ Truyền giáo ngày 23.6.1879, trong đó có
những hành vi, niềm tin trái với giáo lý Công giáo cần tránh liên quan đến kẻ liệt,
tang ma, lễ tết, cưới xin, kiêng cữ, giỗ chạp,… Từ đó giúp tác giả có sự so sánh giữa
xưa và nay.
Các quan niệm, chính sách của Giáo hội Công giáo đối với vấn đề thờ cúng
tổ tiên của người Việt đã có sự thay đổi rất nhiều trong lịch sử truyền giáo tại Việt
Nam. Theo đó, có thời gian và tùy từng dòng mà người Việt Công giáo được phép
thờ cúng tổ tiên ở mức độ nào. Mỗi dòng có cách thích nghi riêng với xã hội bản địa
và những mâu thuẫn giữa các dòng đã tạo ra các tranh luận lớn. Những tranh chấp
giữa các thừa sai Dòng Tên với các thừa sai Paris, Phanxico, Barnabê kể từ khi

10



Dòng Tên vào Việt Nam cho đến khi bị giải thể năm 1773 được ghi lại trong cuốn
Dòng Tên trong xã hội Đại Việt 1615-1773 của Đỗ Quang Chính (2008). Hành
trình hội nhập gian truân nghi lễ thờ cúng tổ tiên của Linh mục Đào Trung Hiệu là
một trong những cuốn sách ghi chép khá kỹ lưỡng về quá trình từ tranh luận đến
chấp nhận nghi lễ thờ kính tổ tiên của Giáo hội Công giáo. Đây là một tài liệu tham
khảo có giá trị về tư liệu, bởi đây là cái nhìn từ bên trong giáo hội của một linh mục,
vốn có nhiều tài liệu nội bộ để khảo cứu.
Một trong những yếu tố cơ bản cấu thành việc thờ cúng tổ tiên là niềm tin
vào linh hồn bất tử và sự sống đời sau. Để tìm hiểu về quan niệm, niềm tin về linh
hồn và đời sống sau khi chết, có thể tìm đọc các tài liệu chính thống của Công giáo,
như: Kinh thánh trọn bộ Cựu ước và Tân ước, Cỏ dại ven đường của Linh mục
Nguyễn Thiện Cẩm (1965)… Paul Pham Professor (Rev.) Richard Rutherford,
C.S.C. có báo cáo The liturgical inculturation of the cult of ancestors in Vietnam
[Hội nhập văn hóa của thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam] đề cập đến sự hội nhập văn hóa
của tổ tiên ở Việt Nam - lịch sử phát triển và những dấu hiệu thần học giữa thờ cúng
tổ tiên và kinh Thánh.
Một tôn giáo muốn hội nhập với xã hội bản địa, trước hết phải có sự dung
hòa với văn hóa đó, Công giáo cũng vậy. Trong một thời gian dài, Công giáo được
truyền vào Việt Nam nhưng lại vấp phải những khác biệt giữa văn hóa và giáo lý.
Vấn đề thờ cúng tổ tiên được nhiều người đề cập đến như là một phần của sự hòa
nhập giữa Công giáo và văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Bùi Hữu Thư
trong Đại hội Triết Đạo kỳ III, tháng 7/2000 viết bài Hội nhập văn hóa và giáo lý
cho rằng việc tôn kính tổ tiên là yếu tố văn hóa và luân lý của Việt Nam nên yêu
cầu các giáo lý viên khi giảng dạy cần chú ý đến việc hội nhập văn hóa về đức tin
Công giáo cần khéo léo giải thích những gì tốt đẹp có thể chấp nhận và những gì là
dị đoan cần phải tránh. Ngoài ra còn có các bài Kitô giáo đi vào văn hóa Việt Nam
của Linh mục An Sơn Vị (1991); Đạo Tổ tiên và Công giáo tại Việt Nam: Cuộc gặp
gỡ giữa văn hóa và tôn giáo của Linh mục Nguyễn Văn Chữ đăng trên website của

giáo phận Quy Nhơn; Ngày giỗ của người Công giáo, đăng trên báo Công giáo và

11


Dân tộc (2015) ghi lại những câu chuyện ngắn của từng cá nhân cụ thể tại một số
giáo xứ về quan niệm và thực hành trong ngày giỗ…
Trên thế giới, nhiều học giả cũng nghiên cứu về sự hội nhập giữa thờ cúng tổ
tiên của người bản địa và giáo lý Công giáo. Như Thomas Ochieng Otanga xem xét
niềm tin của người dân Luo ở Kenya về tổ tiên trong ánh sáng của giáo lý Kitô giáo
làm luận án tốt nghiệp Tiến sĩ Triết học của mình Luo ancestor veneration and the
Christian doctrine of the Communion of Saints: Toward The development of an
African Christian theology of ancestors (2013) [Thờ cúng tổ tiên của người Luo và
học thuyết Kitô giáo về sự hiệp thông các thánh: Hướng tới sự phát triển của thần
học Kitô giáo Châu Phi về tổ tiên]. Hay Choon Sup Bae (2007) trong luận án Tiến
sĩ Triết học Ancestor worship and the challenges it poses to the Christian mission
and ministry [Thờ cúng tổ tiên và những thách thức đặt ra cho sứ mệnh và sứ vụ
Kitô giáo], cũng đề cập đến thờ cúng tổ tiên ở châu Phi, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đây là một nghiên cứu định tính khám phá những hiện tượng và nghi lễ thờ cúng tổ
tiên. Những tài liệu này là một tham khảo tốt cho phương pháp tìm hiểu về hội nhập
thông qua thờ cúng tổ tiên của người địa phương với những giáo lý Công giáo toàn
cầu.
Năm 1999, lần đầu tiên có một cuộc tọa đàm về Tôn kính tổ tiên do Tòa
Tổng Giám mục Huế kết hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo tổ chức tập hợp được
các linh mục, tu sĩ, giáo dân và các nhà nghiên cứu ngoài Công giáo bàn về thờ
cúng tổ tiên sau những chặng đường lịch sử đầy biến động. Có thể nói, đây là mốc
lớn trong lịch sử giáo hội Công giáo Việt Nam, đồng thời cũng phản ánh được quá
trình hội nhập văn hóa của Công giáo vào xã hội truyền thống Việt Nam. Nhiều bài
tham luận có giá trị khoa học cao, đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình thờ cúng tổ
tiên trong lịch sử Công giáo ở Việt Nam, đồng thời xác định tôn kính tổ tiên là

hướng đi hội nhập văn hóa khẩn thiết của Giáo hội tại Việt Nam. Năm 2014, Uỷ
ban Văn hoá trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức hội thảo về Lòng tôn
kính Ông bà Tổ tiên tại Trung tâm Mục vụ Sài Gòn nhân dịp kỷ niệm 50 năm thông

12


cáo của Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam áp dụng Huấn thị Plane
compertum est.
Nhằm gợi ý về hội nhập văn hóa nói chung và cách thờ cúng tổ tiên nói riêng
cho các giáo dân, linh mục Võ Tá Khánh đã công bố cuốn Kinh nguyện gia đình và
gia lễ Công giáo (2015). Tập tài liệu này đề cập đến truyền thống thờ cúng tổ tiên
của người Việt và cách thức cúng lễ gia tiên của người Công giáo vào những dịp
thôi nôi, cưới hỏi, tang ma, cải táng, lễ giao thừa, tết nguyên đán, mừng thọ, cúng
giỗ, ngày thanh minh, giỗ tổ nghề, lễ cầu ngư, cầu an, làm phép nhà…; cách chăm
sóc bệnh nhân và cầu nguyện cho người hấp hối, cho người đã qua đời. Tập tài liệu
cũng đưa ra một số bài đọc kinh thánh dùng cho lễ an táng và lễ giỗ. Có thể nói, đây
là tài liệu tương đối đầy đủ gợi ý cho các giáo dân cách thức thực hành những nghi
thức thờ cúng tổ tiên theo giáo luật Công giáo và truyền thống của người Việt. Với
tinh thần cầu thị, ông trích một phần trong cuốn sách về việc thờ cúng tổ tiên đưa
lên mạng nhằm trưng cầu sự góp ý của mọi người để cuốn sách được hoàn thiện
hơn. Ngoài ra có thể tìm đọc cuốn Kinh nguyện gia đình của Giám mục Nha Trang
Nguyễn Văn Hòa (1997).
Trên các trang web của Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng như của một số
dòng tu, một số các bài viết của các chức sắc Công giáo đã đăng được xem như là
những tham khảo cho các giáo dân Việt Nam về cách thực hành việc thờ cúng tổ
tiên, như Hội nhập văn hóa trong hôn lễ và tang giỗ của linh mục Dòng Tên Hoàng
Sỹ Quý (2011) trên trang dongten.net; Nghi thức Tẩm Liệm, Nhập Quan & Phát
Tang của Bai An Tran (2010) trên trang saigonecho.infor; Kính nhớ tổ tiên: Từ
Phật giáo đến Công giáo của Linh mục Nguyên Phan MF trên trang

mfvietnam.net…
Vấn đề thờ cúng tổ tiên trong tinh thần báo hiếu được nhiều linh mục, tu sĩ,
giáo dân đề cập bởi Hiếu là một trong 10 điều răn của Chúa. Điều răn thứ 4 “Thảo
kính cha mẹ” là điều răn đứng đầu nhóm liên quan đến tha nhân. Phạm Thị Bích
Hằng cho rằng, việc báo hiếu tổ tiên mang một tầm quan trọng đặc biệt vì nó giúp
cho con cháu ý thức việc gìn giữ những giới luật của Chúa [54]. Tuy nhiên, các

13


công trình nghiên cứu này thường trình bày vấn đề thờ cúng tổ tiên của người Công
giáo theo hướng khuyến thiện, khuyến hiếu và mang tính thần học hơn là bài nghiên
cứu có tính khoa học xã hội. Các công trình đó, như: Chứng từ: Đạo Hiếu trong gia
đình Nho giáo trước và sau công đồng Vatican II của nữ tu Mai Thành, trong Tọa
đàm về Tôn kính tổ tiên (1999); luận án tốt nghiệp của các linh mục như: Hiếu
Công giáo trong tương quan với Nho giáo, Phật giáo và văn hóa Việt Nam của linh
mục Trịnh Văn Dương (2011), Đóng góp của đạo đức Kitô giáo qua giới răn thứ tư
cho việc thực hành đạo hiếu tại xã hội Việt Nam ngày hôm nay của linh mục
Nguyễn Văn Khẩn (2011), Giới răn thứ tư của luân lý Kitô giáo – Đạo hiếu của
người Công giáo của linh mục Trần Thế Nhận (2011), Đóng góp của Giới răn thứ
Tư trong đạo đức học Kitô giáo cho việc thực hành đạo hiếu tại xã hội Việt Nam
hôm nay của linh mục Phạm Duy Vinh (2011)… Giuse Nguyễn Văn Quyền (2014),
ở Đại Chủng viện Vinh Thanh có bài viết Người Công giáo Việt Nam và vấn đề tôn
kính tổ tiên gợi mở việc tôn kính tổ tiên là một giới răn, có nền tảng từ Kinh thánh,
có sự kết hợp với đạo Hiếu và đưa ra quyết nghị của Hội nghị các Giám mục năm
1974 khi đề cập đến việc nên tôn kính tổ tiên như thế nào.
Viết về dòng họ, sự kết nối dòng họ và quan điểm của người Công giáo về
thờ cúng tổ tiên dòng họ một cách khá chi tiết là 2 cuốn Về với cội nguồn (2013) và
Năm mươi năm thờ cúng tổ tiên – Loan tin mừng cho dòng họ (2014) của linh mục
Võ Tá Khánh. Tác giả đã đúc kết một số vấn đề sau 50 năm Giáo hội Công giáo

Việt Nam được phép thực hiện theo huấn thị “Plane compertum est”. Ngoài ghi
chép một số tranh luận trong lịch sử về việc thờ cúng tổ tiên, tác giả cũng đề cập
tương đối chi tiết về “loan Tin mừng cho dòng họ”. Ông cho rằng, loan Tin mừng
qua con đường dòng họ không chỉ là chuyện có tính giai đoạn nhân kỷ niệm 50 năm
huấn thị “Plane compertum est” mà từ thế hệ này qua thế hệ khác nên vai trò của
thế hệ trẻ rất quan trọng. Ông cũng đưa ra một số khó khăn trong việc xây dựng lại
gia phả và đưa ra mục tiêu, định hướng, những kinh nghiệm sinh hoạt liên kết dòng
họ. Đặc biệt, ông đưa ra hướng dẫn cách xây dựng gia phả dòng họ như thế nào.
Cuốn sách thể hiện quan điểm của tác giả là một linh mục dưới giác độ đưa Tin

14


mừng được mở rộng ra hơn nữa qua con đường đạo Hiếu. Đây sẽ là một tham khảo
tốt về việc thờ cúng tổ tiên của người Công giáo ở dòng họ. Ngoài ra trên trang web
Conggiao.info/ đưa tin về hoạt động của một số linh mục thể hiện lòng tôn kính tổ
tiên: Liên kết dòng họ để trình bày đức tin: Các Giám mục và Linh mục họ Vũ dâng
lễ tại Mộ Trạch.
Các trang mạng của Công giáo có đăng một số bài viết hỏi đáp của những
bạn trẻ về “Gia nhập Công Giáo có thể cúng bái tổ tiên không?”. Đây là băn khoăn
của những người Công giáo và không Công giáo khi chưa hiểu hết được những quy
định mới của Giáo hội Công giáo. Do vậy, có nhiều bài viết trên các trang web
Công giáo giải thích việc người Công giáo có được thờ cúng tổ tiên hay không, như:
Thờ cúng ông bà có hợp với lời Chúa dạy trong Kinh thánh không trên trang
ofmvn.org, Người Công giáo Việt Nam và vấn đề tôn kính tổ tiên trên trang
mfvietnam.net, Gia nhập Công giáo có thể thờ cúng tổ tiên không?, Kính nhớ tổ
tiên từ Phật giáo đến Công giáo trên trang mfvietnam.net, Người theo Công giáo
vẫn được thờ cúng tổ tiên trên trang timlaisuthat.blogspot.com,…
Các lễ thánh quan thày của hội đoàn và cộng đồng được nhiều trang web Công
giáo của giáo phận, giáo xứ, hội đoàn, dòng tu,… đưa tin. Các bài viết này chủ yếu

mang tính loan tin tới cộng đồng dân Chúa về các hoạt động trong ngày thánh lễ, mời
gọi cộng đoàn noi gương các thánh quan thày. Nhiều bài viết có kèm ảnh và video sinh
động cho thấy các hội đoàn, cộng đồng tham gia lễ thánh như thế nào, như: “Ban kèn
giáo xứ Nam Dư mừng lễ quan thày”, “Giáo xứ Hà Đông mừng lễ quan thày
Phanxico”… trên trang , “Đại chủng viện Hà Nội long
trọng mừng lễ Thánh Giuse – Quan thày đệ nhất”, “Giáo xứ Phú Trung: Mừng lễ
Thánh Phanxicô Xaviê quan thày”… trên trang , “Giáo họ
Trần Xá mừng lễ Quan Thày Thánh Gioan Baotixita”, “Lễ bổn mạng của một giáo
họ “vùng sâu”,… trên trang “Mừng lễ quan thày giới nhà
giáo Công giáo - giáo phận Hưng Hóa”, “Mừng lễ Thánh Giuse, quan thày Hội Gia
Trưởng giáo xứ An Thịnh”… trên trang “Lễ
Thánh Giuse Thợ-Bổn mạng Giáo xứ Tạo Tác”, “Nhóm sinh viên Công Giáo Nông

15


Lâm mừng Lễ Quan thày và 25 năm thành lập nhóm”,… trên />“Mừng lễ thánh Gioan Tông Đồ, Bổn mạng Thỉnh viện Đa Minh”,… trên trang
/>Lễ giỗ tổ Hùng Vương của người Công giáo được một số trang web của
Công giáo đưa tin, như: với bài “Giỗ Tổ Hùng
Vương”, “Giáo xứ Hải Dương: Nghi thức Giỗ tổ Hùng Vương và thánh lễ cầu cho
quốc thái dân an” trên trang Có thể nói, không nhiều giáo
xứ tiến hành tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương, nên các bài báo đưa tin mới chủ yếu ở
dạng điểm tin, loan báo cho cộng đồng biết về một thánh lễ đã được thực hiện tại
một vài cộng đồng đó. Còn các bài tạp chí, sách viết về lễ giỗ tổ Hùng Vương của
người Công giáo thì chưa được đề cập.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về thờ cúng tổ tiên của người ngoài Công giáo
- Thờ cúng tổ tiên của người Việt
Thờ cúng tổ tiên của người Việt hình thành từ lâu, được coi là chuẩn mực
đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một hình thức sinh hoạt tâm linh
thiết yếu của người Việt Nam. Đánh giá thờ cúng tổ tiên là một tôn giáo, tín ngưỡng

hay phong tục được nhiều học giả đã đưa ra các quan điểm khác nhau, thể hiện
trong các cuốn sách: Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính (2004), Về tôn giáo tín
ngưỡng Việt Nam của Đặng Nghiêm Vạn (1996), Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam
(quyển thượng) của Toan Ánh (2005), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt
Nam của Ngô Đức Thịnh (2001),…
Ngay từ thời Pháp thuộc, nhiều học giả đã đề cập đến cúng giỗ tổ tiên của
người Việt. Năm 1911, Phan Kế Bính đưa ra cuốn Việt Nam phong tục, trong đó
việc phụng sự tổ tông, tang ma, cải táng, kỵ nhật được tác giả nêu một cách khái
quát từ nhà thờ tới đồ thờ và cách cúng cấp. Sau này, Đào Duy Anh viết Việt Nam
văn hóa sử cương (1938), Toan Ánh có Nếp cũ con người Việt Nam (4 tập) (1963),
Nhất Thanh có cuốn Đất lề quê thói (1968)… Khi nước ta bắt đầu đổi mới, các
phong tục tập quán truyền thống được phục hồi và phát triển mạnh mẽ thì có nhiều
học giả quan tâm hơn đến tục thờ cúng tổ tiên, như: Lê Dân với “Thờ cúng tổ tiên,

16


một nét đậm của đời sống tâm linh người Việt” trong sách Văn hóa Gia đình Việt
Nam và sự phát triển xã hội (1994); Tín ngưỡng làng xã của Vũ Ngọc Khánh
(1994); năm 1996, Toan Ánh đã biên tập và khái quát lại vấn đề thờ cúng tổ tiên từ
quan niệm thờ cúng tổ tiên, các nghi thức cúng cáo, đồ lễ cúng, ngày giỗ, bàn thờ
gia tiên… một cách khá đầy đủ trong một phần cuốn Phong tục thờ cúng trong gia
đình Việt Nam. Trong đó ông dành 1 trang, điểm qua việc làm giỗ của người Công
giáo. Bên cạnh đó, có nhiều bài viết trên các tạp chí, hội thảo khoa học nghiên cứu
về thờ cúng tổ tiên dưới góc độ lịch sử, nhân học văn hóa như các bài: “Thử tìm
hiểu nguồn gốc tục thờ cúng tổ tiên” Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 127 (1/1995);
Về nguồn gốc thờ cúng tổ tiên của người Việt, Tạp chí Di sản văn hóa, số 3 (44)
2013 của Lê Đức Hạnh; luận án PTS Thờ cúng tổ tiên với bản sắc hòa đồng của
người Việt Hà Nội và những vùng phụ cận của Shin Chi Yong (1997); Thờ cúng tổ
tiên, bản sắc văn hóa và chủ nghĩa dân tộc trong nhân học văn hóa Việt Nam của

Nguyễn Văn Chính,…
Nghiên cứu về tang ma của người Việt nói chung có nhiều công trình được
xuất bản thành sách hoặc đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Một trong những
cuốn sách nổi bật, được nhiều công trình nghiên cứu trích dẫn, so sánh, đối chiếu đó
là cuốn Thọ mai gia lễ của Tiến sĩ Hồ Sĩ Tân (1691-1738), hiệu Thọ Mai. Cuốn
sách ghi đầy đủ cách phụng dưỡng cha mẹ khi già, ốm đau và nghi thức tang lễ của
người Việt. Gần đây có các công trình nghiên cứu chuyên biệt về tang ma như Tục
tang ma của Phạm Minh Thảo (2004), Phong tục hôn lễ, tang lễ, tế lễ Việt Nam của
Nguyệt Hạ (2005), Tục lệ cưới gả, tang ma của người Việt xưa của Phan Thuận
Thảo (2008)… Ngoài ra, còn nhiều chuyên khảo về tang ma cho chúng ta cái nhìn
khái quát cách thực hiện từ khi gia đình có người hấp hối đến việc báo tang, khâm
liệm, phúng viếng, tang phục, đưa tang… của người Việt diễn ra như thế nào.
Thờ cúng tổ tiên của người Việt Công giáo
Thờ cúng tổ tiên của người Công giáo đề cập dưới góc độ đời sống của
người Công giáo, trong đó có tang ma, cúng giỗ, hội đoàn được một số nhà nghiên
cứu đề cập. Tiêu biểu là Nguyễn Hồng Dương với một số cuốn sách: Làng Công

17


giáo Lưu Phương (Ninh Bình) từ năm 1829 đến năm 1945 (1997), Nghi lễ và lối
sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam (2001), Nếp sống đạo của người Công
giáo Việt Nam (2010), Tổ chức xứ họ đạo Công giáo ở Việt Nam, lịch sử, hiện tại
và những vấn đề đặt ra (2011), Công giáo trong văn hóa Việt Nam (2013), Những
nẻo đường phúc âm hóa Công giáo ở Việt Nam (2016); Hà Huy Tú với Tìm hiểu nét
đẹp văn hóa Thiên Chúa giáo (2002),… Có thể nói đây là những cuốn sách tiêu
biểu đã đề cập đến vấn đề này và là tài liệu tham khảo có giá trị cho chúng tôi hoàn
thành luận án này.
Nghiên cứu trường hợp về tang ma của người Công giáo tại một địa điểm cụ
thể có thể kể đến là khóa luận tốt nghiệp ngành Lịch sử Văn hóa, Trường Đại học

Khoa học xã hội và Nhân văn Tang chế của người Công giáo (nghiên cứu trường
hợp giáo họ Sen Hồ - giáo phận Bắc Ninh) của Trần Thị Huế (2012) trình bày khá
chi tiết về tang chế của người Công giáo ở một giáo họ. Trên Tạp chí Nghiên cứu
Tôn giáo số 7/2013, Lê Thị Cúc đã đưa ra một số nhận định về biến đổi tang lễ của
người Việt Công giáo trong Một số biến đổi trong tang lễ hiện nay của người Việt
Bắc Bộ là tín đồ Công giáo. Ngoài ra, còn một số bài của Nguyễn Tất Đạt (2008) về
Tang thức của người Việt theo Công giáo, Phật giáo và theo phong tục tín ngưỡng
ở vùng đồng bằng Bắc Bộ; Tang chế của người Công giáo Việt Nam qua cuốn sách
An ủi kẻ liệt (2003) của Nguyễn Hồng Dương và Võ Phương Lan; … Những công
trình nghiên cứu này đã cung cấp bối cảnh, cách thức thực hành chi tiết tại một giáo
họ và là tư liệu quý khi so sánh với giáo xứ Kẻ Sặt.
Đánh giá việc thờ cúng tổ tiên của người Công giáo là một trong những hội
nhập văn hóa được nhiều học giả đưa ra. Có thể kể đến một loạt các bài viết, công
trình nghiên cứu như: Sự hòa nhập của đạo Thiên chúa vào đời sống văn hóa dân
tộc và cư dân; Công đồng Vatican II ở Việt Nam (nhìn từ góc độ lí luận về hội nhập
văn hóa của Nguyễn Hồng Dương (2001); Công đồng Vatican II: nửa thế kỷ nhìn
lại của Phạm Huy Thông (2012); Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt
Nam một dấu mốc quan trọng trên con đường Công giáo đồng hành cùng dân tộc
của Nguyễn Đức Lữ (2005); Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến

18


×