BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
PHẠM HÙNG MẠNH
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN TRONG
VIỆC THỤ HƯỞNG CÁC CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI
VÙNG VEN BIỂN HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60 62 01 15
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HỮU DÀO
Hà Nội, 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lắp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2016
Người cam đoan
Phạm Hùng Mạnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn và tri ân các thầy, cô giáo Trường
Đại Lâm nghiêp trong suốt quá trình đào tạo thạc sĩ đã cung cấp kiến thức và
các phương pháp để tôi có thể áp dụng nghiên cứu và giải quyết các vấn đề
trong luận văn của mình đạt kết quả tốt. Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn
PGS.TS Trần Hữu Dào, người đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện
luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã Hội,
Thường trực Hội Chữ thập đỏ, Thường trực Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ
mồ côi tỉnh Thanh Hóa. Xin cảm ơn Thường trực Huyện ủy, lãnh đạo UBND
huyện Nga Sơn; Phòng Lao động-TBXH, Hội Chữ thập đỏ huyện Nga Sơn;
lãnh đạo UBND và Hội Chữ thập đỏ các xã: Nga Thủy, Nga Tân, Nga Tiến,
Nga Thái, Nga Phú và Nga Điền huyện Nga Sơn, cùng các hộ dân của 6 xã đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin, số liệu, hỗ trợ quá trình khảo
sát, phỏng vấn các đối tượng đang thụ hưởng chính sách trợ giúp xã hội và đã có
những ý kiến rất quý báu đóng góp giúp tôi thực hiện luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phạm Hùng Mạnh
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 3
4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................... 4
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỨC ĐỘ HÀI
LÒNG VÀ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN .. 5
1.1. Chính sách trợ giúp xã hội đối với người dân ..................................... 5
1.1.1. Khái niệm trợ giúp xã hội và phân loại trợ giúp xã hội ............... 5
1.1.2. Phân loại trợ giúp xã hội ............................................................ 8
1.1.3. Vai trò của chính sách TGXH trên địa bàn huyện ..................... 10
1.2. Mức độ hài lòng của người dân trong việc thụ hưởng chính sách bảo
trợ xã hội ................................................................................................. 11
1.2.1. Khái niệm mức độ hài lòng ...................................................... 11
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng .................................... 14
1.2.3. Sự hài lòng về mức độ tham gia của xã hội vào hoạt động trợ
giúp .......................................................................................... 15
1.2.4. Sự hài lòng về năng lực đội ngũ cán bộ quản lý........................ 27
1.2.5. Sự hài lòng về nhận thức xã hội về chính sách trợ giúp xã hội . 30
1.2.6. Các tiêu chí đánh giá về chính sách trợ giúp xã hội .................. 31
iv
1.3. Kinh nghiệm về đánh giá mức độ hài lòng và chính sách trợ giúp xã hội
ở một số địa phương trong tỉnh và bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Nga
Sơn .......................................................................................................... 35
1.3.1. Kinh nghiệm một số huyện ven biển......................................... 35
1.3.2. Bài học rút ra cho huyện Nga Sơn ............................................ 37
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HUYỆN NGA SƠN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 38
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Nga Sơn ............................................... 38
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Nga Sơn ..................................... 38
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Nga Sơn............................ 39
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện
có ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội
cho người dân trên địa bàn và người ven biển ......................... 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 46
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.......................................... 46
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................... 46
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp và sơ cấp ............................ 51
2.2.4. Các tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng thụ hưởng về chính sách
trợ giúp xã hội .......................................................................... 51
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 56
3.1. Thực trạng tình hình thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội trên địa
bàn huyện Nga Sơn ................................................................................. 56
3.1.1. Tình hình thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên
trên địa bàn huyện Nga Sơn ..................................................... 56
3.1.2. Tình hình thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội đột xuất trên
địa bàn huyện Nga Sơn............................................................. 60
3.2. Đánh giá sự hài lòng của người dân trong thụ hưởng chính sách trợ
giúp xã hội vùng ven biển huyện Nga Sơn qua điều tra, khảo sát ............ 62
v
3.2.1. Tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cho
các đối tượng người khuyết tật, trẻ mồ côi và người già cô đơn tại
các xã vùng ven biển huyện Nga Sơn ........................................ 62
3.2.2. Tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đột xuất tại các xã
vùng ven biển huyện Nga Sơn .................................................. 67
3.2.3. Đánh giá chung về tình hình thực hiện chế độ trợ giúp xã hội .. 69
3.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường, thể chế luật pháp và cơ chế
chính sách đến việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội.......... 70
3.2.5. Đánh giá về công tác tổ chức, quản lý nhà nước, năng lực đội
ngũ cán bộ và sự phối hợp thực hiện chính sách trợ giúp xã hội 72
3.2.6. Đánh giá về nhận thức xã hội và sự tham gia của xã hội vào thực
hiện chính sách trợ giúp xã hội ................................................. 74
3.2.7. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thực
hiện chính sách trợ giúp xã hội vùng ven biển huyện Nga Sơn . 75
3.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách trợ giúp xã
hội cho người dân trong thụ hưởng chính sách xã hội vùng ven biển huyện
Nga Sơn giai đoạn tới .............................................................................. 87
3.3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng thực hiện chính sách trợ giúp
xã hội của huyện Nga Sơn thời gian tới .................................... 87
3.3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách trợ giúp
xã hội ....................................................................................... 91
KẾT LUẬN ............................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
ASXH
An sinh xã hội
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BTTHPT
Bổ túc trung học phổ thông
BTXH
Bảo trợ xã hội
CSXH
Chính sách xã hội
CTXH
Cứu trợ xã hội
DS-KHH
Dân số kế hoạch hóa
GDP
Tổng sản phẩm quốc dân
HTX
Hợp tác xã
HTX DV
Hợp tác xã dịch vụ
KH
Kế hoạch
LĐ-TB&XH
Lao động, thương binh và xã hội
NCT
Người cao tuổi
NKT
Người khuyết tật
NTM
Nông thôn mới
NTT
Người tàn tật
SXKD
Sản xuất kinh doanh
TEMC
Trẻ em mồ côi
TGXH
Trợ giúp xã hội
TGXHĐX
Trợ giúp xã hội đột xuất
TGXHTX
Trợ giúp xã hội thường xuyên
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
UBND
Ủy ban nhân dân
ƯĐXH
Ưu đãi xã hội
VHVN, TDTT
Văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao
XDCB
Xây dựng cơ bản
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tổng hợp chọn mẫu nghiên cứu .......................................................... 47
Bảng 3.1. Số lượng đối tượng và kinh phí thực hiện trợ giúp xã hội
thường xuyên ..................................................................................... 56
Bảng 3.2. Mức độ bao phủ thực hiện trợ giúp xã hội thường xuyên ................. 57
Bảng 3.3. Tình hình mức trợ cấp xã hội thường xuyên ..................................... 58
Bảng 3.4. Tình hình thực hiện chế độ trợ giúp xã hội đột xuất ......................... 61
Bảng 3.5. Mức độ bao phủ trợ giúp xã hội thường xuyên toàn huyện và 6
xã ven biển......................................................................................... 63
Bảng 3.6. Tình hình nhận được các hình thức hỗ trợ đột xuất của các hộ ........ 68
Bảng 3.7. Đánh giá chung về tình hình thực hiện chế độ trợ giúp xã hội ......... 93
Bảng 3.8. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường, thể chế, luật pháp và cơ
chế chính sách đến việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội .......... 93
Bảng 3.9. Đánh giá về công tác tổ chức, quản lý nhà nước, năng lực đội
ngũ cán bộ và sự phối hợp thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ....... 93
Bảng 3.10. Đánh giá nhận thức xã hội và sự tham gia của xã hội trong
thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ................................................. 93
Bảng 3.11. Dự báo đối tượng trợ giúp xã hội của huyện Nga Sơn đến năm
2020 ................................................................................................... 93
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước nghèo, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và trải qua thời
gian chiến tranh dài đã dẫn đến có một bộ phận không nhỏ dân cư cần trợ
giúp xã hội để được hỗ trợ về đời sống, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch...
Trợ giúp xã hội là các hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ những trường hợp khó
khăn không có khả năng lao động hoặc những đối tượng rơi vào hoàn cảnh
không có khả năng đảm bảo cuộc sống tối thiểu. Các chính sách trợ giúp xã
hội mang ý nghĩa nhân đạo và nhân văn sâu sắc, đồng thời thể hiện trách
nhiệm của Nhà nước đối với người dân; thực hiện tốt các chính sách trợ giúp
xã hội sẽ giúp cho gia tăng công bằng xã hội.
Chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội ở Việt Nam
được hình thành từ cách mạng tháng 8 năm 1945, với mục đích là cứu đói cho
những người chịu hậu quả chiến tranh, hậu quả thiên tai, trẻ mồ côi, người tàn
tật. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chính sách trợ giúp xã hội
đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu của xã hội, đến nay chính sách
trợ giúp xã hội là một trong những chính sách quan trọng của hệ thống chính
sách an sinh xã hội.
Nga Sơn là một huyện nghèo ven biển của tỉnh Thanh Hóa, thuộc một
trong 61 huyện của cả nước trong diện được thụ hưởng chính sách về Chương
trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30/A/2008/NQCP của Chính phủ. Toàn huyện có 27 xã, thị trấn; trong đó vùng ven biển gồm 6
xã: Nga Thủy, Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thái, Nga Phú và Nga Điền đây là xã
thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, bão và triều cường và có tỷ lệ đối
tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội cao so với bình quân chung của huyện.
Tính đến tháng 12 năm 2015, toàn huyện có 10.828 đối tượng bảo trợ xã hội,
trong đó 6 xã vùng biển có 3.499 đối tượng, chiếm 32,3% số đối tượng toàn
2
huyện. Trong những năm qua việc triển khai và thực hiện các chính sách trợ
giúp xã hội trên địa bàn, nhất là vùng ven biển đã được huyện thực hiện
nghiêm túc, góp phần đảm bảo cuộc sống của các đối tượng thụ hưởng
Tuy vậy, quá trình thực hiện chính sách và cơ chế trợ giúp xã hội hiện
nay trên địa bàn huyện Nga Sơn vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thách thức,
thiếu tính đồng bộ và đổi mới chậm; chế độ trợ giúp chưa phù hợp với quá
trình tăng trưởng kinh tế, mức sống trung bình của dân cư, mức tiền lương tối
thiểu và các chế độ của các chính sách xã hội khác; mức trợ giúp của các đối
tượng thuộc các xã ven biển đa số chỉ đáp ứng ở mức 36% đến 54% mức sống
tối thiểu của người dân trong vùng. Bên cạnh đó, tỷ lệ đối tượng được trợ
giúp so với số đối tượng cần trợ giúp hoặc thuộc diện được trợ giúp còn chỉ
đạt ở mức từ 70%-80%; việc nhận được sự trợ giúp đột xuất còn chưa kịp
thời; số đối tượng lẽ ra được hưởng trợ giúp xã hội lại không được hưởng còn
chiếm tỷ lệ từ 5%-7%. Xét một cách nghiêm túc, thì người dân và chính
quyền địa phương vẫn chưa thực sự hài lòng với kết quả triển khai thực hiện
các chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn. Sự hạn chế này có nhiều nguyên
nhân khách quan và chủ quan, trong đó có yếu tố chủ quan từ nghiên cứu xây
dựng chính sách và thực thi chính sách. Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, để góp phần hạn chế tốc độ gia tăng
khoảng cách chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa nhóm giàu và nhóm
nghèo, đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách trong thời gian
tới theo hướng có sự điều chỉnh cho phù hợp để đảm bảo tính đồng bộ, ổn
định, khoa học, hội nhập và hài hòa với các chính sách xã hội khác.
Chính vì thế, tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá mức độ hài lòng của người dân
trong việc thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội vùng ven biển huyện Nga
Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp
nhằm góp phần đánh giá thêm về cơ sở lý luận và thực tiễn triển khai hiện nay.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình thực hiện chính sách trợ giúp
xã hội và mức độ hài lòng của người dân trong việc thụ hưởng các chính sách
trợ giúp xã hội, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng
thực hiện chính sách trợ giúp xã hội cho người dân vùng ven biển của huyện
Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về mức độ hài lòng và chính sách
trợ giúp xã hội cho người dân.
- Đánh giá thực trạng tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối
với người dân vùng ven biển huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá mức độ hài lòng của người dân trong việc thụ hưởng các
chính sách trợ giúp xã hội vùng ven biển huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội
cho người dân vùng ven biển huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Mức độ hài lòng của người dân trong việc thụ hưởng các chính sách
trợ giúp xã hội cho người dân vùng ven biển huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu mức độ hài lòng của người dân
trong việc thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội vùng ven biển huyện Nga
Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
-. Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Nga Sơn, tỉnh
Thanh Hóa gồm 6 xã thuộc vùng ven biển huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi thời gian:
4
+ Thông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ năm 2013
đến 2015;
+ Thông tin sơ cấp được thực hiện thông qua điều tra khảo sát năm 2016;
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về mức độ hài lòng và chính sách trợ giúp
xã hội cho người dân.
- Thực trạng tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với
người dân vùng ven biển huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá mức độ hài lòng của người dân trong việc thụ hưởng các
chính sách trợ giúp xã hội vùng ven biển huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách trợ giúp
xã hội cho người dân vùng ven biển huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong
những năm tới
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa lý luận
Việc nghiên cứu luận văn giúp hình thành khung lý thuyết đầy đủ về
vấn đề trợ giúp xã hội cho các huyện nghèo của Việt Nam, đặc biệt là những
huyện nghèo ven biển.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên thực tế, việc nghiên cứu đề tài “ Đánh giá mức độ hài lòng của
người dân trong việc thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội vùng ven biển
huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa” giúp rút ra những nguyên nhân chủ yếu của
những tồn tại trong việc trợ giúp xã hội đối với người dân vùng ven biển của
huyện Nga Sơn và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách trợ giúp xã hội cho các huyện ven biển nghèo trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa trong thời gian tới.
5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỨC ĐỘ HÀI
LÒNG VÀ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN.
1.1. CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN
1.1.1. Khái niệm trợ giúp xã hội và phân loại trợ giúp xã hội
1.1.1.1. Khái niệm trợ giúp xã hội
Trợ giúp xã hội được hiểu theo các quan điểm tiếp cận, tính chất, chức
năng, hình thức và mô hình khác nhau. Phần lớn các tài liệu nghiên cứu đã
giải thích thuật ngữ gần với Trợ giúp xã hội như: bảo trợ xã hội, công tác xã
hội, phúc lợi xã hội, cứu trợ xã hội, an sinh xã hội,... nhưng chưa lý giải một
cách toàn diện về khái niệm trợ giúp xã hội
Nguyễn Hải Hữu (2008) cho rằng “Trợ giúp xã hội” được hiểu là giúp
đỡ, trợ giúp một khoản tiền nhất định hoặc trợ giúp một vấn đề cụ thể nào đó
cho các đối tượng xã hội [5, 20].
Nguyễn Văn Định (2008) cho rằng “Trợ giúp xã hội” là sự giúp đỡ
thêm của cộng đồng xã hội bằng tiền hoặc bằng các phương tiện thích hợp để
người được trợ giúp có thể phát huy được khả năng tự lo liệu cho cuộc sống
bản thân và gia đình, sớm hòa nhập với cộng đồng [119, 16].
Nguyễn Ngọc Toản (2010) tổng hợp “Trợ giúp xã hội” là các biện
pháp, giải pháp bảo đảm của Nhà nước và xã hội đối với các đối tượng bảo
trợ xã hội nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu
dài trong cuộc sống. Việc bảo đảm này thông qua các hoạt động cung cấp tài
chính, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác cho đối tượng [13, 28].
Tại Nhật Bản trợ giúp xã hội được dùng gần với phạm trù an sinh xã
hội. Sự khác nhau cơ bản giữa an sinh xã hội và trợ giúp xã hội là trợ giúp xã
hội sử dụng phần lớn nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước. Trong hoàn
6
cảnh Việt Nam, thuật ngữ trợ giúp xã hội được dùng để chỉ những trợ giúp xã
hội từ nguồn ngân sách nhưng không bao gồm các đối tượng của bảo trợ xã
hội và cứu trợ xã hội (CTXH).
Mai Ngọc Cường (2009) [11] cho rằng an sinh xã hội là sự đảm bảo thu
nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng
trước những biến động về kinh tế, xã hội và tự nhiên làm cho họ bị giảm hoặc
mất khả năng lao động hoặc mất việc làm, bị ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong;
cho những người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế,
nạn nhân chiến tranh, nạn nhân thiên tai thảm họa... và trợ giúp xã hội được
hiểu theo nhiều cách:
- Trợ giúp xã hội “Là sự giúp đỡ bằng tiền hoặc hiện vật, có tính chất
khẩn thiết, “cấp cứu” ở mức độ cần thiết cho những người bị lâm vào cảnh
bần cùng không có khả năng tự lo liệu cuộc sống thường ngày của bản thân
và gia đình” [29, 641]. Theo đó, những người già yếu cô đơn không có người
nuôi dưỡng, trẻ em mồ côi cha mẹ, người tàn tật không có nguồn nuôi dưỡng,
người bị bệnh hiểm nghèo không có người chăm sóc, nuôi dưỡng, người và
gia đình bị thiên tai, địch họa, gây tác hại nặng nề... được Nhà nước và cộng
đồng cứu giúp.
- Trợ giúp xã hội “Là sự giúp thêm bằng tiền mặt hoặc điều kiện và
phương tiện sinh sống thích hợp để đối tượng được giúp đỡ và có thể phát huy
khả năng, tự lo liệu cuộc sống của mình và gia đình, sớm hòa nhập với cộng
đồng” [29, 641]. Theo đó, việc trợ giúp thường tiến hành cho các đối tượng bị
suy giảm mức thu nhập, sức khỏe yếu, mất hay thiếu phần lớn phương tiện sinh
sống, nơi cư trú, người già yếu, người tàn tật không có nguồn sống ổn định,
hoặc gia đình thiếu người trụ cột về thu nhập do ốm đau, tàn tật, chết, người
thiếu ăn...
7
Tổng hợp các giải thích trên cho thấy, trợ giúp xã hội không chỉ là hoạt
động của cộng đồng và xã hội mà là trách nhiệm của Nhà nước, không những
thế mà còn là hoạt động có tính chất về công tác xã hội, không chỉ dành riêng
cho một, hoặc một số đối tượng xã hội, đồng thời trợ giúp xã hội không phải
là giải pháp toàn diện về an sinh xã hội, mà chỉ là một hợp phần của an sinh
xã hội.
Như vậy, trợ giúp xã hội là sự đảm bảo và giúp đỡ của Nhà nước, sự hỗ
trợ của nhân dân và cộng đồng về thu nhập và các điều kiện sinh sống bằng
các hình thức và biện pháp khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh
rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, thiệt thòi, yếu thế hoặc hẫng hụt trong cuộc sống
khi họ không đủ khả năng tự lo được cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia
đình.
1.1.1.2. Khái niệm về chính sách trợ giúp xã hội
Chính sách là những quy định của Nhà nước về một vấn đề nào đó
nhằm mục tiêu giải quyết những bất cập, bức xúc hay những mong muốn của
các thành viên trong xã hội, thông qua việc thực hiện chính sách sẽ tạo được
sự đồng thuận xã hội để hướng vào mục tiêu chung của nhà nước.
Mai Ngọc Cường (2009), Chính sách trợ giúp xã hội là những quy định
của nhà nước về đối tượng trợ giúp, điều kiện trợ giúp, chế độ trợ giúp, hình
thức trợ giúp và quy trình thủ tục thực hiện chính sách trợ giúp, để giúp các
đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng
đồng [11].
Chính sách trợ giúp xã hội được xây dựng trên quan điểm phát triển hệ
thống trợ giúp xã hội của mỗi quốc gia. Với quan điểm tiếp cận đúng, sẽ có
được hệ thống chính sách hiệu quả, phát huy được vai trò hỗ trợ các chính
sách kinh tế và ổn định xã hội. Ngược lại quan điểm không phù hợp, dẫn đến
lựa chọn chính sách không phù hợp, gây tốn kém nguồn lực Nhà nước mà
không hiệu quả, đôi khi gây hậu quả xấu cho xã hội.
8
1.1.1.3. Khái niệm về chế độ trợ giúp xã hội
Theo Mai Ngọc Cường (2009) thì: Chế độ trợ giúp xã hội là những
quy định cụ thể về mức trợ giúp, trợ cấp; hình thức trợ cấp, trợ giúp có thể
bằng tiền hoặc hiện vật và các dịch vụ cung cấp kèm theo (bảo hiểm y tế,
phục hồi chức năng miễn phí, ưu tiên tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học
nghề, tạo việc làm...)[11].
1.1.1.4. Khái niệm về cơ chế trợ giúp xã hội
Theo Mai Ngọc Cường (2009) thì: Cơ chế trợ giúp xã hội là những quy
định của nhà nước trong việc xác định đối tượng trợ giúp và trong việc lập dự
toán, phân bổ ngân sách, cách thức tổ chức chi trợ cấp xã hội hoặc các khoản
trợ giúp khác, để thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng xã hội [11].
1.1.1.5. Khái niệm về đối tượng xã hội hay đối tượng trợ giúp xã hội
Đối tượng trợ giúp xã hội là một bộ phận hay nhóm dân cư do các
nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau tác động, phải chịu những hoàn
cảnh khó khăn trong sinh hoạt, lao động, cuộc sống và họ cần đến sự trợ giúp
của gia đình, cộng đồng, nhà nước thì mới có thể bảo đảm cuộc sống, hòa
nhập cộng đồng.
1.1.1.6. Khái niệm về đối tượng bảo trợ xã hội
Đối tượng bảo trợ xã hội là một bộ phận của đối tượng xã hội có hoàn
cảnh khó khăn do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau,
không có nguồn thu nhập, không có khả năng tự bảo đảm cuộc sống ở mức tối
thiểu họ cần có sự trợ giúp của gia đình, cộng đồng và nhà nước để đảm bảo
an toàn cuộc sống.
1.1.2. Phân loại trợ giúp xã hội
Tùy theo cách tiếp cận khác nhau để phân loại trợ giúp xã hội:
Thứ nhất, phân loại theo phương thức thực hiện.
9
- Trợ giúp xã hội đột xuất: Là hình thức hỗ trợ của Nhà nước và cộng
đồng giúp đỡ những người không may bị thiên tai, mất mùa hoặc những biến
cố khác nhằm hỗ trợ kịp thời, giúp khắc phục và vượt qua khó khăn sớm ổn
định sản xuất và đời sống, đảm bảo thu nhập, không bị rơi xuống nghèo khổ.
- Trợ giúp xã hội thường xuyên: Là hình thức trợ giúp xã hội đối với
những người hoàn toàn không thể tự lo được cuộc sống trong một thời gian
dài, hoặc trong suốt cả cuộc đời của đối tượng được trợ giúp. Là loại trợ giúp
bằng tiền hoặc bằng hiện vật mà Nhà nước định ra để trợ giúp cho các đối
tượng thuộc diện trợ giúp xã hội thường xuyên.
Thứ hai, phân loại theo đối tượng cần trợ giúp chính sách
Theo quy định của chính sách trợ giúp xã hội hiện hành (Nghị định của
Chính phủ số: 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 Quy định chính sách trợ
giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hiệu lực từ 1/1/2014, tuy nhiên
10/2014 mới có Thông tư hướng dẫn chính thức và bắt đầu thực hiện từ
1/1/2015, trước đó thực hiện theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13
tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ
và các văn bản pháp luật liên quan), thì đối tượng trợ giúp xã hội gồm các
nhóm đối tượng sau:
a) Nhóm trợ giúp xã hội thường xuyên:
Nhóm đối tượng trợ giúp xã hội thường xuyên có chung một trong các
tiêu chí như: không có khả năng lao động; không có khả năng tự phục vụ cá
nhân người nuôi dưỡng, chăm sóc, giúp đỡ; khó khăn kinh tế không có nguồn
thu nhập, sống trong hoàn cảnh hộ nghèo; không có người thân thích để nuôi
dưỡng như cha, mẹ đẻ; cha mẹ nuôi hợp pháp.
b) Đối tượng được trợ giúp đột xuất (một lần) là những người, hộ gia
đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai, thảm họa hoặc những lý do bất khả
kháng khác gây ra.
10
Thứ ba, phân loại theo nơi ở của đối tượng hưởng lợi
- Trợ giúp tại cộng đồng: Thực hiện trợ giúp tại hộ gia đình, cộng đồng
nơi đối tượng sinh sống và do cấp xã quản lý, tổ chức thực hiện.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội: Thực hiện nuôi
dưỡng tập trung đối tượng trong các Trung tâm Bảo trợ xã hội .
Thứ tư, phân loại theo chủ thể thực hiện trợ giúp
- Trợ giúp của Nhà nước.
- Trợ giúp của cộng đồng.
Bên cạnh chính sách trợ giúp của nhà nước thì cộng đồng cũng có
những cơ chế trợ giúp cho người khuyết tật, người già, trẻ em cần sự bảo vệ
đặc biệt và các đối tượng có hoàn cảnh éo le khác mà nhà nước chưa bao phủ
hết được.
1.1.3. Vai trò của chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện
Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế, chăm
sóc dân cư khó khăn, giải quyết các vấn đề bất bình đẳng trong xã hội là
thước đo của phát triển xã hội. Trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Nga Sơn là
một trong những công cụ quản lý của chính quyền và có vai trò chính sau:
Thứ nhất, trợ giúp xã hội thực hiện chức năng bảo đảm an sinh xã hội
của chính quyền địa phương
Thông qua luật pháp, chính sách, các chương trình trợ giúp xã hội,
chính quyền địa phương tác động và can thiệp vào việc giữ ổn định xã hội,
ổn định chính trị, phân hóa giàu nghèo và giảm phân tầng xã hội, tạo sự
đồng thuận xã hội giữa các nhóm xã hội trong quá trình phát triển. Kinh tế
thị trường càng phát triển thì xu hướng phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã
hội và bất bình đẳng càng gia tăng. Để tạo ra sự phát triển bền vững, đòi hỏi
chính quyền địa phương phải tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả chính sách
trợ giúp xã hội để điều hòa các mâu thuẫn xã hội phát sinh trong quá trình
11
phát triển. Trợ giúp xã hội sẽ giúp cho việc điều tiết, hạn chế nguyên nhân
nảy sinh mâu thuẫn xã hội, bất ổn của xã hội.
Thứ hai, trợ giúp xã hội thực hiện chức năng tái phân phối lại của xã
hội
Với chức năng này trợ giúp xã hội sẽ điều tiết phân phối thu nhập, cân
đối, điều chỉnh nguồn lực để tăng cường cho các vùng nghèo, vùng chậm phát
triển, tạo nên sự phát triển hài hòa giữa các vùng, giảm bớt sự chênh lệch giữa
các vùng, các nhóm dân cư.
Thứ ba, trợ giúp xã hội có vai trò phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu, khắc
phục rủi ro và giải quyết một số vấn đề xã hội nảy sinh.
Trợ giúp xã hội trực tiếp giải quyết những vấn đề liên quan đến giảm
thiểu rủi ro, hạn chế tính dễ bị tổn thương và khắc phục hậu quả rủi ro, thông
qua các chính sách và chương trình cụ thể nhằm giúp các thành viên xã hội ổn
định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng, đảm bảo mức sống tối thiểu cho dân
cư khó khăn. Các chính sách trợ giúp xã hội đối với người tàn tật, người già
cô đơn, người nghèo, cộng đồng khó khăn sẽ giúp cho bộ phận dân cư giảm
bớt khó khăn, ổn định an ninh trật tự xã hội.
1.2. MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC THỤ
HƯỞNG CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ XÃ HÔI
1.2.1. Khái niệm mức độ hài lòng
Chất lượng dịch vụ rất khó đánh giá trong suốt quá trình phân phối và
sử dụng dịch vụ, mỗi khách hàng khi tiếp xúc với dịch vụ đều có thể hài lòng
hay không hài lòng với dịch vụ cung cấp. Sự hài lòng (kỳ vọng) của khách
hàng có thể phụ thuộc vào nhiều nguồn khác nhau: truyền miệng, nhu cầu
khách hàng, kinh nghiệm khi họ sử dụng dịch vụ…. Và sự kỳ vọng bắt nguồn
từ nhu cầu cá nhân khi khách hàng muốn được đáp ứng các gì đó như: ăn,
uống, giải trí, nghỉ ngơi… [9].
12
Có nhiều khái niệm khác nhau về sự hài lòng của khách hàng cũng như
có khá nhiều tranh luận về khái niệm này. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự
hài lòng là sự khác biệt giữa kì vọng của khách hàng và cảm nhận thực tế
nhận được.
Theo Brown (1992, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai
Trang, 2008) [16], sự hài lòng của khách hàng là một trạng thái trong đó
những gì khách hàng cần, muốn và mong đợi ở sản phẩm, gói dịch vụ được
thỏa mãn hay vượt quá sự thỏa mãn; kết quả là có sự mua hàng lập lại, lòng
trung thành và giá trị của lời truyền miệng một cách thích thú.
Fornell (1995, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang,
2008) [16], sự hài lòng hoặc sự thất vọng sau khi tiêu dùng, được định nghĩa
như là phản ứng của khách hàng về việc đánh giá bằng cảm nhận sự khác
nhau giữa kỳ vọng trước khi tiêu dùng với cảm nhận thực tế về sản phẩm sau
khi tiêu dùng nó.
Theo Zeithaml & Bitner (2000, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn
Thị Mai Trang, 2008) [16], sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của
khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và
mong đợi của họ.
Kotler (2000, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang,
2008) [16], định nghĩa “Sự hài lòng như là một cảm giác hài lòng hoặc thất
vọng của một người bằng kết quả của việc so sánh thực tế nhận được của sản
phẩm (hay kết quả) trong mối liên hệ với những mong đợi của họ”.
Sự hài lòng của khách hàng là việc khách hàng căn cứ vài những hiểu
biết của mình đối với một sản phẩm hay dịch vụ mà hình thành nên những
đánh giá hoặc phán đoán chủ quan. Đó là một dạng cảm giác về tâm lý sau
khi nhu cầu của khách hàng được thỏa mãn. Sự hài lòng của khách hàng được
hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm, đặc biệt được tích lũy khi mua sắm
13
và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Sau khi mua và sử dụng sản phẩm khách
hàng sẽ có sự so sánh giữa hiện thực và kỳ vọng, từ đó đánh giá được hài lòng
hay không hài lòng.
Như vậy, có thể hiểu được là cảm giác dễ chịu hoặc có thể thất vọng
phát sinh từ việc người mua so sánh giữa những lợi ích thực tế của sản phẩm
và những kỳ vọng của họ.Việc khách hàng hài lòng hay không sau khi mua
hàng, sau khi được cung cấp dịch vụ phụ thuộc vào việc họ so sánh giữa
những lợi ích thực tế của sản phẩm, dịch vụ và những kỳ vọng của họ trước
khi mua, trước khi sử dụng. Khái niệm sản phẩm ở đây được hiểu không chỉ
là một vật thể vật chất thông thường mà nó bao gồm cả dịch vụ.
Khái niệm này này đã chỉ rõ rằng, sự hài lòng là sự so sánh giữa lợi ích
thực tế cảm nhận được và những kỳ vọng. Nếu lợi ích thực tế không như kỳ
vọng thì khách hàng sẽ thất vọng. Còn nếu lợi ích thực tế đáp ứng với kỳ
vọng đã đặt ra thì khách hàng sẽ hài lòng. Nếu lợi ích thực tế cao hơn kỳ vọng
của khách hàng thì sẽ tạo ra hiện tượng hài lòng cao hơn hoặc là hài lòng vượt
quá mong đợi.
Cũng trên quan điểm này, Kotler (2001, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và
Nguyễn Thị Mai Trang, 2008) [16], cho rằng sự hài lòng được xác định trên
cơ sở so sánh giữa kết quả nhận được từ dịch vụ và mong đợi của khách hàng
được xem xét dựa trên ba mức độ sau:
+ Nếu kết quả nhận được ít hơn mong đợi thì khách hàng sẽ cảm thấy
không hài lòng.
+ Nếu kết quả nhận được giống như mong đợi thì khách hàng sẽ cảm
thấy hài lòng.
+ Nếu kết quả nhận được nhiều hơn mong đợi thì khách hàng sẽ rất hài
lòng và thích thú với dịch vụ đó.
14
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
Theo Zeithaml và Bitner (1996) [17], sự hài lòng hay sự thỏa mãn của
khách hàng chịu sự tác động bởi các nhân tố chủ yếu sau đây: chất lượng dịch
vụ (service quality); chất lượng sản phẩm (product quality); giá cả (price);
nhân tố hoàn cảnh (situational factors) và nhân tố cá nhân (personal factors) .
Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thì chất lượng dịch vụ là nhân tố quan
trọng, tác động mạnh mẽ đến sự thỏa mãn của khách hàng. Theo Parasuraman
et al (1991, dẫn theo Lê Thị Diệu Hiền, Nguyễn Quốc Nghi, Hoàng Thị Hồng
Lộc, Võ Phương Thảo, 2015) [18], có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của khách hàng đối với dịch vụ như sau:
- Sự tin cậy-Reliability: Là tổ chức kinh doanh dịch vụ có khả năng
cung cấp dịch vụ như đã hứa. Nó thể hiện qua việc cung cấp dịch vụ có chất
lượng đúng như cam kết không; về thời gian, về chất lượng….
- Sự đáp ứng nhiệt tình-Responsiveness: Sự đáp ứng nhanh nhẹn các
yêu cầu, sự sẵn lòng phục vụ khách hàng và cung cấp dịch vụ một cách nhanh
chóng.
- Sự an toàn-Assuarance: Nói đến sự nhã nhặn, phong cách làm việc,
sự am hiểu, và đặc biệt là khả năng tạo nên sự an tâm, tin tưởng của nhân
viên.
- Sự thấu hiểu-Empathy: Là sự phục vụ chu đáo, sự quan tâm đặc biệt
dành cho khách hàng và khả năng thấu hiểu những nhu cầu riêng tư của người
được phục vụ.
- Nhân tố hữu hình-Tangibles: Là nói đến cơ sở vật chất, các trang
thiết bị, các điều kiện làm việc của nhân viên phục vụ.
Tuy nhiên, việc sử dụng 5 nhân tố trên để đo lường sự thỏa mãn của
khách hàng trong thực tế gặp phải không ít khó khăn như việc giải thích ngữ
15
nghĩa với khách hàng và có thể bỏ qua một số đặc điểm tác động đến sự thỏa
mãn của khách hàng.
1.2.3. Sự hài lòng về mức độ tham gia của xã hội vào hoạt động trợ giúp
Với quan điểm tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng
xã hội, song song với tăng trưởng kinh tế phải tập trung cho công tác giảm
nghèo, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn. Trong những năm qua, cấp ủy,
chính quyền các địa phương đã tuân thủ các quy trình chính sách và nguyên
tắc để thực hiện mục tiêu giúp bộ phận dân cư khó khăn vươn lên thoát khỏi
hoàn cảnh.
Xác định Hệ thống văn bản pháp luật trực tiếp hoặc có nội dung quy
định khung pháp lý, chính sách là cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện chính sách
trợ giúp xã hội ở địa phương, do đó việc triển khai thực hiện cơ chế chính
sách TGXH trên địa bàn huyện đã được tổ chức thực thi nghiêm túc, bảo đảm
tính khách quan và phù hợp với thực tiễn địa phương.
Nhìn chung, việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách trợ giúp xã
hội hiện nay đã ngày càng tiếp cận các nhóm xã hội yếu thế cần được trợ giúp
nhằm hướng tới mục tiêu tiếp cận toàn diện hơn, bao trùm các nhu cầu cơ bản
của đối tượng về nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ. Thêm vào đó, các
đối tượng được trợ giúp cũng từng bước được mở rộng, mức trợ cấp ngày
càng cao hơn, cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản ngày càng tốt hơn, đã tạo
môi trường pháp lý, hành chính, xã hội thuận lợi để các đối tượng hoà nhập
cộng đồng.
1.2.3.1. Hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên.
Về bản chất, trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện là hình
thức trợ giúp xã hội đối với những người hoàn toàn không thể tự lo được
cuộc sống trong một thời gian dài (một hoặc nhiều năm) hoặc trong suốt cả
cuộc đời của đối tượng được trợ giúp. Trợ giúp xã hội thường xuyên là loại
16
trợ giúp bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật mà Nhà nước định ra để trợ cấp cho
các đối tượng thuộc diện trợ giúp xã hội thường xuyên. Việc thực hiện chính
sách trợ giúp xã hội thường xuyên trên địa bàn huyện bao gồm những vấn đề
sau:
Thứ nhất, xác định đối tượng hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên. Có
nhiều đối tượng xã hội, song không phải tất cả đều được trợ giúp xã hội
thường xuyên, mà chỉ có những người rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
mà bản thân và gia đình họ không tự lo liệu được ở mức tối thiểu hàng ngày,
không đảm bảo được nhu cầu cơ bản của con người mới được hưởng trợ giúp
xã hội thường xuyên. Như vậy đối tượng trợ giúp xã hội thường xuyên là
những người không may gặp rủi ro, bất hạnh, gặp khó khăn trong cuộc sống,
mà ta thường nói là nhóm người thiệt thòi, yếu thế như: người già cô đơn, trẻ
em mồ côi, người tàn tật,... Những đối tượng trợ giúp xã hội đặc biệt khó
khăn, cần có sự trợ giúp về vật chất và tinh thần để đảm bảo cuộc sống, không
phân biệt vị thế và thành phần xã hội của họ.
- Theo Nghị định của Chính phủ số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007
gồm 9 nhóm đối tượng trợ giúp xã hội thường xuyên, cụ thể [5]:
(1) Trẻ mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng,
trẻ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy
định của Bộ luật dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng
theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang
trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi
dưỡng; trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.
(2) Người cao tuổi (NCT) thuộc hộ gia đình nghèo; NCT còn vợ hoặc
chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa
thuộc hộ gia đình nghèo;
(3) Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm
xã hội;
17
(4) Người tàn tật (NTT) nặng không có khả năng lao động hoặc không
có khả năng tự phục vụ thuộc hộ gia đình nghèo;
(5) Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối
loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần
nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính.
(6) Người nhiễm HIV/AIDS không có khả năng lao động thuộc hộ gia
đình nghèo.
(7) Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.
(8) Hộ gia đình có từ 2 người trở lên là NTT nặng không có khả năng
tự phục vụ.
(9) Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo đang nuôi con nhỏ dưới 16
tuổi; trường hợp con đang đi học văn hóa, học nghề được áp dụng đến dưới
18 tuổi.
- Theo Nghị định số: 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ
(có hiệu lực từ 1/1/2014, bắt đầu thực hiện từ 1/1/2015) thì nhóm trợ giúp xã
hội thường xuyên gồm 6 nhóm cụ thể như sau [4]:
(1)Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong
các trường hợp quy định sau đây: a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con
nuôi; b) Mồ côi cả cha và mẹ; c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất
tích theo quy định của pháp luật; d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại
đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án
phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành
chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt
buộc; e) Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật; g) Cả cha và mẹ
đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;
h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc