Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

LÃNH THỔ QUỐC GIA và BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG LUẬT QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.02 KB, 4 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ LÃNH THỔ QUỐC GIA VÀ BIÊN
GIỚI QUỐC GIA TRONG LUẬT QUỐC TẾ
I.

LÃNH THỔ QUỐC GIA

1.

Khái niệm về lãnh thổ:

Quốc gia được hình thành bởi các yếu tố tự nhiên và xã hội đó là lãnh thổ, dân cư, chính
phủ và chủ quyền quốc gia, trong đó lãnh thổ quốc gia là cơ sở tiền đề để quốc gia hình
thành, tồn tại và phát triển.
Lãnh thổ là không gian xác định chủ quyền đối với từng quốc gia trong LQT.
Ngoài ý nghĩa vật chất, lãnh thổ quốc gia còn có ý nghĩa đối với việc tồn tại và duy trì
ranh giới quyền lực nhà nước đối với một cộng đồng dân cư nhất định.
2.

Phân loại lãnh thổ trong luật quốc tế:

Căn cứ vào chế độ pháp lý và tính chất chủ quyền của các bộ phận lãnh thổ, phân loại:
lãnh thổ quốc gia, lãnh thổ thuộc quyền chủ quyền của quốc gia, lãnh thổ quốc gia có chế
độ sử dụng quốc tế (lãnh hải, eo biển quốc tế,… – cũng là lãnh thổ quốc gia) và lãnh thổ
quốc tế.
Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời,
vùng lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia. Đây là một trong bốn
yếu tố cơ bản tạo nên tư cách pháp lý của quốc gia.
Lãnh thổ thuộc quyền chủ quyền quốc gia:gồm vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa => không đươc coi là thuộc chủ quyền quốc gia (SH), nhưng quốc gia có
quyền chủ quyền trong quá trình quản lý, khai thác, bảo vệ và sử dụng.
Lãnh thổ có chế độ sử dụng quốc tế là thuộc lãnh thổ quốc gia thuộc chủ quyền quốc gia


nhưng xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động hàng hải và hàng
không quốc tế nên phương tiện bay, phương tiện bơi có quyền qua lại không gây hại.
Gồm: Lãnh hải, kênh đào quốc tế, eo biển quốc tế,…khá đa dạng.
Lãnh thổ quốc tế: là những vùng lãnh thổ không thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền
của bất kỳ quốc gia nào. Đó là: Vùng trời QT, biển QT, châu Nam cực, đáy đại dương.
Phân tích: Lãnh thổ quốc gia:
Vùng đất: Lãnh thổ vùng đất của một quốc gia là toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần
đảo thuộc chủ quyền quốc gia. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối đối với lãnh

1


thổ vùng đất.
Vùng nước: Vùng nước của quốc gia là toàn bộ phần nước nằm bên trong đường biên
giới quốc gia, gồm: Vùng nước nội địa, vùng nước biên giới, vùng nước nội thủy và vùng
nước lãnh hải. Trong đó vùng nước nội địa được chia thành 2 loại: vùng nước nội đia có
chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối (sông suối, kênh rạch,…) và vùng nước nội địa có chủ
quyền hoàn toàn và đầy đủ (eo biển quốc tế, kênh đào quốc tế). Vùng nước biên giới có
chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ. Vùng nước nội thủy có chủ quyền goàn toàn và tuyệt đối.
Vùng nước lãnh hải có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ.
Để xác định được vùng nước nội thủy và lãnh hải thì phải phủ thuộc và lãnh thổ vùng đất
Vùng trời: là khoản không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước của quốc gia, thuộc
chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia.
Vùng lòng đất: là toàn bộ phần đất dưới vùng đất và vùng nước của quốc gia, thuộc chủ
quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia.
Ngoài các bộ phận lãnh thổ tự nhiên của quốc gia như trên, tàu thuyền, máy bay quân sự,
đảo nhân tạo, hệ thống cáp ngầm,…mang cờ hoặc các dấu hiệu riêng biệt hợp pháp của
quốc gia cũng được thùa nhận là lãnh thổ quốc gia khi nó hoạt động hoặc nằm ngoài
phạm vi lãnh thổ quốc gia (lãnh thổ quốc tế).
Xuât phát từ lãnh thổ vùng đất, chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ sẽ giảm khi

tiến ra biển và tiến lên không gian vùng trời. Lãnh thổ vùng đất là bộ phận không thể
thiếu và là nơi chủ yếu để quốc gia thực hiện chủ quyền của mình
Lãnh thổ vùng đất quyết định lãnh thổ trên biển, lãnh thổ trên không và lãnh thổ lòng
đất.
3. Chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ:
Trong lãnh thổ quốc gia, quyền lực BKXP của quốc gia trên hai phương diện: vật chất và
quyền lực.
Về phương diện vật chất:
Là cơ sở , tiền đề không thể thiếu cho một quốc gia tồn tại và phát triển
Thuộc quyền sở hữu của riêng quốc gia đó.
Về phương diện quyền lực: quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi lãnh
thổ quốc gia, đước thực hiện thông qua cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

2


II. BIÊN GIỚI QUỐC GIA
1. Định nghĩa biên giới quốc gia và các bộ phận cấu thành:
Theo luật quốc tế hiện đại ngày nay, biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ
quốc gia này với lãnh thổ quốc gia khác, các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và các
vùng lãnh thổ quốc tế.
Biên giới quốc gia thường đươc hợp thành bởi bốn bộ phận biên giới cơ bản: biên giới
trên bộ, trên biển, trên không và lòng đất.
Trên bộ: là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, sông, hồ biên giới, trên
biển nội địa.
Trên biển: đường biên giới là rìa ngoài của lãnh hải. Xác định đường biên giới trên biển
để xác định vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia (nếu có); phân
biệt với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia khác.
Lòng đất: dựa trên biên giới trên bộ và trên biển của quốc gia kéo dài tới tận tâm Trái
Đất.

Vùng trời (trên không): là ranh giới phân định vùng trời quốc gia với vùng trời của quốc
gia khác hoặc vùng trời quốc tế. Gồm hai phần: Biên giới sườn và biên giới cao.
1. Hoạch định biên giới quốc gia:
Hoạch định biên giới quốc gia là việc xác định đường biên giới của quốc gia (trên bộ,
trên biển, trên không và lòng đất theo quy định của pháp luật quốc tế.
Việc hoạch đinh biên giới phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận, bình đẳng
về chủ quyền giữa các quốc gia trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc và quy phạm pháp luật
quốc tế.
Quá trình xác định biên giới quốc gia:
Xác định biên giới trên bộ:
Xác định biên giới trên bộ là quá trình phân định lãnh thổ vùng đất, vùng nước (vùng
nước nội địa và vùng nước biên giới) để từ đó làm cơ sở pháp lý cho việc xác định lãnh
thổ vùng trời và vùng lòng đất giữa các quốc gia.
Phải được tiến hành bằng sự phối hợp của các quốc gia có chung biên giới và phải trải
qua các bước sau: Hoạch định biên giới quốc gia, phân giới thực địa và cắm mốc.

3


Xác định biên giới trên biển: chia thành 2 trường hợp:
TH1: khi hai quốc gia có bờ biển đối diện hoặc liền kề nhau biên giới trên biển được xác
định là đường trung tuyến hoặc đường cách đều để phân định ranh giới nội thủy lãnh hải
giữa hai quốc gia, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
TH2: Nếu phân định ranh giới trên biển để phân đinh nội thủy, lãnh hải của quốc gia với
vùng biển thuộc quyền chủ quyền của chính quốc gia đó (căn cứ vào Công ước viên 1982
để hoạch định biên giới trên biển)
Xác định biên giới vùng trời và biên giới lòng đất: chưa có một QPPL QT quy định cách
thức, PP để xác định biên giới vùng trời và biên giới vùng đất.
1, Biên giới Việt Nam với các nước láng giềng:
Hiện tại nước ta có chung đường biên giới trên bộ với 3 nước: TQ, Lào, CPC, chung

đường biên giới trên biển với 2 nước: TQ và CPC.
Biên giới giữa VN với TQ:
Việt Nam có chung đường biên giới trên bộ (1400 km) và trên biển ( Vịnh Bắc Bộ) với
Trung Quốc. Hiệp định biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung quốc năm 1999 và Hiệp
định phân định Vịnh Bắc Bộ đã được ký kết xác định rõ biên giới trên bộ và trên biển của
Việt Nam và Trung Quốc.
a, Biên giới VN với Lào:
Việt Nam có đường biên giới trên bộ với Lào khoảng 2.340 km, hai nước đã ký Hiệp
ước hoach định biên giới, việc cắm mốc đang được tiến hành dự tính đến năm 2014 là
kết thúc.
b, Biên giới VN với CPC:
Việt Nam và Campuchia có chung đường biên giới trên bộ dài 1137 km. Năm 1985,
Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa VN và CPC được ký kết và hiện tại hai
nước đang hoàn thiện bước cắm mốc.
Hết

4



×