CUỘC THI
“ VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỀ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH
HUỐNG TRONG THỰC TIỄN”
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đan Phượng
Trường THPT Đan Phượng
Địa chỉ: Thị trấn Phùng – Đan Phượng – Hà Nội
Email:……………………………………………
SĐT:……………………………………………
Thông tin học sinh:
Họ và tên: Nguyễn Thị Ninh
Ngày sinh: 12/07/1997
Trần Thị Kim Ngân
Lớp: 12A11
1
Ngày sinh: 27/7/1997
1) TÊN TÌNH HUỐNG
“HƯỚNG VỀ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH
THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN BIỂN"
Những kiến thức liên môn dự kiến áp dụng trong bài thi: môn Địa lý, môn
Lịch sử, môn Ngữ văn, môn Giáo dục quốc phòng, môn Giáo dục công dân. Đặc
biệt là kiến thức môn Địa lý.
2) MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Từ xưa đến nay, Trung Quốc luôn có ý đồ xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam.
Mới đây, Trung Quốc đã có những hành động gây hấn ở biển Đông. Vì vậy việc
giải quyết vấn đề biển Đông sẽ:
- Khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông, các đảo ven bờ và đặc
biệt là hai quần đảo xa bờ Hoàng Sa và Trường Sa.
- Đập tan âm mưu xâm chiếm biển Đông của Trung Quốc.
- Vùng biển đảo nước ta có nhiều tài nguyên quan trọng giúp thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội và chính trị của nước ta.
3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Sử dụng kiến thức Địa lý
+ Địa lý 12 bài 2: “ Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ”; bài 8: “ Thiên nhiên chịu
ảnh hưởng sâu sắc của biển” và bài 42: “ Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc
phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo”
+ Địa lý 11 bài 10: “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ( Trung Quốc)”
- Từ sách lịch sử 11 và 12 thấy được những hành động của triều đình nhà
Nguyễn, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ về việc cai trị toàn lãnh thổ nước ta nhất
là trong việc cai trị ngoài vùng biển nước ta
- Kiến thức môn Giáo dục quốc phòng 11 bài 2: “ Luật nghĩa vụ quân sự và trách
nhiệm của học sinh” và bài 3: “ Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia”
- Áp dụng kiến thức môn Giáo dục công dân 12 bài 10: “ Pháp luật với hòa bình
và sự phát triển tiến bộ của nhân loại”
- Vận dụng những kiến thức của môn Ngữ văn bài tập làm văn thuyết minh –
Ngữ văn 11 và Luyện tập làm văn Nghị luận – Ngữ văn 10, 11, 12.
2
4) GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Trong buổi ngoại khóa đầu tuần của trường trung học phổ thông Đan
Phượng, tuyên truyền cho các bạn học sinh những thông tin và kiến thức về chủ
quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về chủ
quyền quốc gia và khơi dậy lòng yêu nước trong mỗi người:
- Âm mưu và hành động của Trung Quốc đối với biển Đông
-Những giải pháp của Việt Nam trước những hành động của Trung Quốc
- Đưa ra các tài liệu chứng minh chủ quyền biển – đảo
Cuối buổi ngoại khóa, đưa ra những câu hỏi để kiềm tra những kiến thức
mà học sinh đã nắm được trong buổi ngoại khóa và từ đó mỗi học sinh có ý thức
hơn về trách nhiệm của mình đối với chủ quyền biền – đảo.
5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
* Âm mưu của Trung Quốc đối với biển Đông:
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã có âm mưu xâm chiếm biển
Đông.
Vậy nguyên nhân vì sao Trung Quốc lại có ý đồ như vậy?
Thứ nhất, mục tiêu của Trung Quốc là phấn đấu đến năm 2050 vươn lên trở
thành siêu cường thế giới ngang hàng với Mỹ. Do kinh tế phát triển nhanh, nguồn
tài nguyên thiên nhiên và năng lượng trong nước có hạn nên Trung Quốc đã trở
thành "con rồng đói" về nguyên, nhiên liệu. Đồng thời, để có thể chuyên chở,
nhập khẩu nguyên nhiên liệu và xuất nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc ngày càng
coi trọng quyền tự do hàng hải và an toàn thương mại hàng hải.
Thứ hai, từ những năm 1990, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh
tế và vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, Trung Quốc bắt đầu xây dựng và
triển khai chiến lược biển mới, đẩy mạnh sự kiểm soát và khai thác các vùng biển
gần và vươn ra các đại dương.
Thứ ba, biển Đông có nguồn tài nguyên khoáng sản(đặc biệt là dầu khí)
với trữ lượng lớn và nguồn tài nguyên sinh vật ( tôm, cá,… và có nhiều loài hải
sản có giá trị cao như: tôm hùm, sò huyết, đồi mồi,…) vô cùng phong phú.
Không những vậy biển Đông còn có vị trí đặc biệt quan trọng cả về kinh tế và
chính trị:Biển Đông là tuyến vận tải của hơn 80% hàng hóa chiến lược của khu
vực Đông Bắc Á - trong đó bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, - và hơn 40 % hàng
3
hóa chiến lược của hầu hết các quốc gia phương Tây. Với khoảng 70% lượng dầu
khí nhập khẩu đi qua biển Đông, Trung Quốc coi biển Đông là “con đường sinh
mệnh” của mình .
*Những hành động của Trung Quốc trên biển Đông:Số vụ việc gây hấn
của Trung Quốc với các nước láng giềng tăng gấp 3 lần so với năm 2011, mức độ
nghiêm trọng hơn, phạm vi mở rộng hơn và xâm phạm sâu hơn vào thềm lục địa
của các nước ở Biển Đông
Thứ nhất, Trung quốc chính thức đưa
ra yêu sách “đường lưỡi bò” vào
tháng 5/2009 bằng cách đính kèm
một bản đồ vẽ đường yêu sách này
kèm theo công hàm gửi Liên Hợp
quốc phản đối Báo cáo của Việt Nam
và Báo cáo chung Việt NamMalaysia về ranh giới thềm lục địa
được vượt quá 200 hải lý tính từ
đường cơ sở, theo đó đòi hỏi chủ
quyền 2 quần đảo gọi là “Tây Sa”
(Hoàng Sa) và “Nam Sa” (Trường Sa)
và vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa riêng của 2 quần đảo này.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, giáo giục ý
thức “quốc gia đại dương”, khẳng định các yêu sách chủ quyền biển. Báo chí
Trung Quốc đăng tải một cách có hệ thống các bài viết kích động dư luận, vu cáo
các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, chiếm đoạt tài nguyên biển của
Trung Quốc
Thứ ba, ráo riết tiến hành công tác xây dựng Pháp luật về biển để làm cơ
sở pháp lý triển khai chiến lược biển.
Thứ tư, ra sức tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng, đặc biệt là
không quân và hải quân (tàu sân bay, tàu ngầm, tàu khu trục tên lửa, máy bay SU
27, SU 30, tiếp dầu trên không, tổ chức tập trận hải quân).
Thứ năm, củng cố và mở rộng các vị trí đã chiếm đóng trên hai quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa.
4
+ Trung Quốc đã đặt nhiều giàn khoan dầu khí tại biển Đông. Năm ngoái
Trung Quốc đã đặt hàng một giàn khoan lớn tải trọng 30.000 tấn, nhằm đưa ra
khai thác ở Biển Đông năm 2016. Nam nay, vào ngày 1/5, Trung Quốc đã đưa
giàn khoan Hải Dương 981 vào biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa, thuộc vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tháng 7 Trung Quốc kéo Hải Dương 981 về
gần Hải Nam.
Tiếp đó, Nam Hải 9 (Nanhai Jiu Hao) là giàn khoan nước sâu thứ hai của
Trung Quốc đưa vào sử dụng ở biển Đông vào ngày 20/6.
Giàn khoan Nam Hải 9
Giàn khoan Hải Dương 981
Không những vậy, tàu của Trung Quốc đâm va , phun vòi rồng vào tàu cá
của ngư dân hay tàu của cảnh sát biển Việt Nam
Trên không, Trung Quốc đã sử dụng nhiều lượt máy bay tuần thám, trinh
sát, trực thăng bay nhiều vòng trên các tàu Việt Nam ở độ cao từ 300 - 1500 mét
để trinh sát, đe dọa, gây tâm lý căng thẳng cho lực lượng tàu Việt Nam.
Tàu hải giám 2168 của Trung Quốc mở hết tốc lực truy cản
tàu Cảnh sát biển 4032 của Việt Nam.
5
Tàu Trung Quốc đâm va vào
tàu cá của ngư dân Việt Nam
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng
vào tàu cảnh sát biển Việt Nam
Những hành động trên của Trung Quốc đã gây ra thiệt hại không nhỏ về
người và tài sản đối với Việt Nam
Ngư dân Việt nam
bị Trung Quốc đánh ở ngư
trường Hoàng Sa
Thứ sáu, Trung Quốc thực hiện chính sách vừa lôi kéo vừa chia rẽ các
nước ASEAN, dùng nước này ép nước kia, hạn chế vai trò và ảnh hưởng của các
nước lớn khác như Mỹ, Nhật; tập trung sức mạnh mũi nhọn sức ép vào Việt Nam.
6
Trước những âm mưu và hành động của Trung Quốc, Việt Nam cần có
những hành động và chủ trương nhằm ngăn chặn Trung Quốc xâm chiếm Biển
Đông
7
Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982
Nội thủy
Bao phủ tất cả vùng biển và đường
thủy ở bên trong đường cơ sở (phía đất
liền). Tại đây, quốc gia ven biển được
tự do áp đặt luật, kiểm soát việc sử
dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các
tàu thuyền nước ngoài không có quyền
đi lại tự do trong các vùng nội thủy.
Lãnh hải
Vùng nằm ngoài đường cơ sở có chiều
ngang 12 hải lý. Tại đây, quốc gia ven
biển được quyền tự do đặt luật, kiểm
soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài
nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài
được quyền "qua lại không gây hại" mà
không cần xin phép nước chủ. Đánh cá,
làm ô nhiễm, dùng vũ khí, và do thám
không được xếp vào dạng "không gây
hại". Nước chủ cũng có thể tạm thời
cấm việc "qua lại không gây hại" này
tại một số vùng trong lãnh hải của mình
khi cần bảo vệ an ninh.
Các vùng biển theo luật biển quốc tế
Khoảng cách của quần đảo
Hoàng Sa
Về khoảng cách đất liền, quần đảo
Hoàng Sa nằm gần Việt Nam nhất.
Khoảng cách từ đảo Tri Tôn
(15o47'N, 111o12'E) tới Lý Sơn
hay Cù lao Ré (15o22'N, 109o07'E)
là 2 độ 03 phút trên thước đo
Vùng nước quần đảo
khoảng cách vĩ độ, tức chỉ có 123
Công ước đưa ra định nghĩa về các
hải lý.
quốc gia quần đảo trong phần IV, cũng
Nếu lại lấy toạ độ (Lý Sơn
như định nghĩa về việc các quốc gia
15o23.1'N, 109o09.0'E) từ trong
này có thể vẽ đường biên giới lãnh thổ
bản tuyên-cáo đường cơ-sở nội-hải
của mình như thế nào. Đường cơ sở
của chính-quyền CHXHCN Việtđược vẽ giữa các điểm ngoài cùng nhất
Nam (Declaration on Baseline of
của các đảo ở ngoài cùng nhất, đảm
Territorial waters, 12 Nov. 1982)
bảo rằng các điểm này phải đủ gần
thì khoảng cách đến bờ Cù-lao Ré
nhau một cách thích đáng. Mọi vùng
thu ngắn lại dưới 121 hải-lý.
nước bên trong đường cơ sở này sẽ
Từ đảo Tri-Tôn này đến Mũi
là vùng nước quần đảo và được coi8 như
Ba Làng An (Cap Batangan
là một phần của lãnh hải quốc gia đó.
15o14'N, 108o56'E) tức đất liền
Căn cứ vào Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982: Nội dung
công ước có một loạt điều khoản. Những điều khoản quan trọng nhất quy định về
việc thiết lập các giới hạn, giao thông đường biển, trạng thái biển đảo, và các chế
độ quá cảnh các vùng đặc quyền kinh tế quyền tài phán thềm lục địa, khai khoáng
lòng biển sâu, chính sách khai thác, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa
học, và dàn xếp các tranh chấp. Từ đó có thể khẳng định chủ quyền của nước ta
về biển – đảo cho các bạn học sinh biết.
Tiếp đến là vô số những bản đồ thế giới chứng minh chủ quyền của nước
ta đối với biển Đông và 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Dưới đây là một số
bản đồ:
Bản đồ Asia noviter delineata do
Willem Janszoom Blaeu vẽ năm 1630
Tấm bản đồ do Thủ tướng Vương quốc Hà Lan
Mark Rutte tặng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn
Tấn Dũng vào ngày 29/9/2011. Bản đồ này
9
minh chứng Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh
thổ Việt Nam.
“An Nam đại
quốc họa đồ” của
giám mục người
Pháp Louis
Taberd (1838).
Trên bản đồ này,
dọc theo khu vực
duyên hải và
ngoài khơi An
Nam có vẽ cụm
đảo với dòng chữ
Paracel (Cát
Vàng) và đã được
vùa Gia Long sáp
nhập vào lãnh thổ
An Nam từ năm
1816
Trong tập bản đồ Complete Atlas
của Trung Quốc xuất bản 1917, không có
bản đồ nào đề cập Tây Sa quần đảo và
Nam Sa quần đảo như cách gọi hiện nay
của Trung Quốc
Đại Nam nhất thống toàn đồ là bản đồ được vẽ theo lệnh của vua Minh
Mạng, hoàn tất vào năm 1838. Trên bản đồ này đã thể hiện hình vẽ hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa trong lãnh hải Việt Nam, và ghi chú là Hoàng Sa và Vạn
lý Trường Sa.
10
Đại Nam nhất thống toàn đồ có vẽ gộp hai quần đảo Hoàng Sa và Vạn lý
Trường Sa
Theo TSKH Trần Đức Anh Sơn, lúc đầu những người đi khám phá Hoàng
Sa và Trường Sa đã nghĩ rằng hai quần đảo này là một. Họ gọi tên là Bãi Cát
Vàng, hayCồn Vàng, rồi gọi là Hoàng Sa. Về sau thì họ tách quần đảo này thành
hai phần, gọi là Hoàng Sa và Bắc Hải. Kế đến họ gọi Bắc Hải là Vạn Lý Trường
Sa như trong Đại Nam nhất thống toàn đồ. Sau cùng thì mới phân biệt rõ ràng là
quần đảo Hoàng Savà quần đảo Trường Sa như hiện nay. Điều này cũng tương tự
như cách gọi Hoàng Sa và Trường Sa của các nhà hàng hải phương Tây. Lúc đầu
họ gọi chung 2 quần đảo này là Pracels hay Paracels. Về sau họ mới phân
biệt Pracels hay Paracels để chỉ quần đảo Hoàng Sa và Spratlys để chỉ quần đảo
Trường Sa.
11
Tấm bản đồ trong sách Khải đồng
thuyết ước có vẽ Hoàng Sa Chử
được in năm 1853 dưới triều vua
Tự Đức (phần đảo Hoàng Sa được
khoanh ô vuông đỏ).
Bản đồ các nguồn năng lượng và
nguyên liệu, ấn bản đặc biệt của
Cục mỏ (Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa) xuất bản năm 1975
cho thấy, phần lãnh thổ Trung
Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải
Địa danh Đại Trường Sa
trong tập Cảnh Hưng Giáp
Ngọ Thuận Quảng bản đồ vẽ
Nam.
vào năm 1774.
“Sách Khải đồng thuyết ước là
sách giáo khoa tiểu học dưới triều
Nguyễn. Việc địa danh Hoàng Sa
Chử được đưa vào sách giáo khoa
để dạy cho học sinh, chứng tỏ triều
Nguyễn đã coi trong việc giáo dục
ý thức chủ quyền quốc gia cho trẻ
em đương thời”
12
Bằng chứng tiếp theo là Châu bản triều Nguyễn và Mộc bản triều Nguyễn:
Châu bản triều Nguyễn
Đây là tư liệu minh chứng đắt giá nhất, chứng cứ quan trọng, có giá trị lịch
sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Nhà nước ta. Đây là di sản quốc gia của
Việt Nam, là nguồn tư liệu có giá trị cao nhất để khẳng định một cách trực tiếp và
mạnh mẽ chủ quyền của vương triều Nguyễn Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường
Sa, mà không có một nước thứ hai nào tham gia tranh chấp hiện nay có được
nguồn tư liệu như thế này.
Châu bản triều Nguyễn là các bản tấu, sớ của triều đình nhà Nguyễn (tính
từ năm 1802 cho đến năm 1945) đã được nhà vua “ngự phê”, “ngự lãm”.
Đặc biệt, ngày 14/5/2014, tại Quảng Châu (Trung Quốc), UNESCO đã
chính thức công nhận Châu bản triều Nguyễn là "Di sản tư liệu, ký ức thế giới
khu vực châu Á - Thái Bình Dương". Điều này càng làm tăng thêm tính quốc tế,
tính pháp lý khi được thừa nhận là giá trị di sản nhân loại.
Tấu của Bộ Công về việc đoàn khảo sát
Hoàng Sa do Đỗ Mậu Thưởng, Lê Trọng
Bá trở về báo cáo đã đến được 25 đảo
(trong 3 sở), còn 1 sở hơi xa lại gặp gió lớn
nên chưa tới được. Đoàn mang về 4 bức
hoạ và 1 quyển nhật ký ghi chép. Bản tấu
gồm 2 trang, ở quyển Minh Mệnh 68, trang
215 - 216
13
Tấu của Bộ Công về việc thường năm có
lệ đưa binh thuyền vãng thám xứ Hoàng
Sa thuộc hải cương nước ta để cho thuần
thục đường đi. Nay đã khai xuân phải
bắt đầu chuẩn bị cho kỳ tới. Nhưng công
việc hiện rất nhiều, xin cho đình đến
sang năm. Châu phê “đình”. Bản tấu
gồm 2 trang, ở quyển Thiệu Trị 51, trang
235 - 236
Mộc bản triều Nguyễn là bản khắc gỗ chính sử của nhà Nguyễn, vua trực
tiếp giao cho Quốc Sử quán soạn chính sử. Bản khắc gỗ bộ Quốc sử triều Nguyễn
Đại Nam thực lục Tiền biên và Chính biên, được biên soạn từ những năm đầu đời
vua Gia Long, hoàn thành năm Đồng Khánh thứ 3 (1888). Soạn xong, vua cho
phép khắc gỗ để in, thể hiện chính thức hoá của Nhà nước ở trình độ cao thời đó.
Đây là bộ sử ghi lại
trung thực các hoạt
động của chúng ta tại
Hoàng Sa, Trường Sa.
năm 2007, Mộc bản
triều Nguyễn được
UNESCO công nhận là
"Di sản Tư liệu thế
giới", từ đó có thể đánh
giá được giá trị lịch sử
Bản dập Mộc bản nói về vua Gia Long sai Cai cơ
và pháp lý của tư liệu
Võ Văn Phú cho mộ dân bổ sung vào đội Hoàng
này.
Sa
Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai
quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu,
cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo, cử tàu De Lanessan ra nghiên
cứu hải dương, địa chất, sinh vật... Pháp đã đưa Hoàng Sa vào quản lý hành chính
của tỉnh Quảng Nam, Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Cũng với tư cách là quốc gia
thừa kế của Việt Nam, chính phủ Pháp đã cho xây dựng trạm khí tượng trên
Hoàng Sa và cấp phép cho các công ty khai thác phân dơi trên quần đảo này…
14
Trạm quan trắc khí tượng do người
Pháp xây dựng tại Hoàng Sa năm
1932
Người Pháp và người Việt Nam đồn trú
tại Hoàng Sa đang đào giếng nước ngọt
năm 1938
Bia chủ quyền do Pháp xây dựng tại Hoàng Sa những năm 1930. Bia này
là sự tiếp nối bia chủ quyền được Vua Minh Mạng cho xây dựng tại Hoàng Sa
đầu thế kỷ 19
Ngày 26/11/1937, Pháp phái kỹ sư trưởng công chính J. Gauthier ra
Hoàng Sa để nghiên cứu tìm địa điểm xây dựng đèn biển, bãi đỗ cho thủy phi cơ
và các điều kiện định cư ở quần đảo này.
Tháng 6/1938, một đơn vị lính bảo an Việt Nam được phái ra đồn trú tại
Hoàng Sa. Một bia chủ quyền được dựng trên đảo Hoàng Sa.
15
Ngày 5/5/1939, Toàn quyền Đông Dương J. Brévié ký quyết định tách đơn
vị hành chính Hoàng Sa thành hai đơn vị hành chính “Croissant và các đảo phụ
thuộc” và Amphitrite và các đảo phụ thuộc”.
Đầu tháng 1/1947, một phái đoàn quân sự Pháp đến đảo Hoàng Sa.
Ngày 14/10/1950, chính phủ Pháp chính thức trao cho chính phủ Bảo Đại
quyền kiểm soát các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Biển Đông nổi sóng hay yên bình đang là một vấn đề được tất cả các quốc
gia trong khu vực và thế giới quan tâm. Vậy quốc tế đã có thái độ như thế nào
trước tình hình biển Đông hiện nay?
Hoa Kỳ là nước đi đầu trong việc phê phán những việc làm sai trái của
Trung Quốc. Tại các hội nghị ở PhnomPenh trong năm 2012 (ARF, EAS và diễn
dàn ASEAN – Hoa Kỳ), Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về tình hình Biển
Đông, kêu gọi “ tránh sự ép buộc, dọa dẫm, đe dọa và sử dụng vũ lực trong giải
quyết tranh chấp” ở Biển Đông; giải quyết đa phương các tranh chấp ở Biển
Đông. Nhiều Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ như John Kerry, John Mccain, Jim Webb,
Joseph Lieberman … phát biểu phê phán mạnh mẽ các hành động gây hấn của
Trung Quốc ở Biển Đông.
Điểm nổi bật là chính các nước Châu Âu đã đề xướng đưa vấn đề Biển
Đông vào chương trình nghị sự và văn kiện của Hội nghị cấp cao ASEM 9 tại
Lào, dẫn đến việc lần đầu tiên vấn đề Biển Đông được nêu ra tại Hội nghị cấp
cao Á – Âu. Theo một số nguồn tin, Đại diện của Hội đồng Châu Âu (EU) đã
triệu Đại sứ Trung Quốc tại Brussels lên để bày tỏ sự lo ngại của mình trước việc
làm này của Trung Quốc.
Trong Tuyên bố chung nhân chuyến thăm Nga của ông Trương Tấn Sang
tháng 7/2012 và trong chuyến thăm Việt Nam của ông Méc-ve-đép tháng
11/2012, Nga đều khẳng định kiên trì hợp tác dầu khí với Việt Nam trên thềm lục
địa của Việt Nam phù hợp các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982.
16
Nhật Bản công khai phê phán yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc,
cho rằng yêu sách của Trung Quốc vượt quá các quy định của Công ước Liên hợp
quốc về Luật biển 1982; chủ động đề nghị thành lập Hội nghị cấp cao ASEAN –
Nhật về an ninh biển.
Các nước đều nhận ra rằng, Trung Quốc đã không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào
để thực hiện tham vọng của mình; Trung Quốc càng lớn mạnh thì càng hành
động táo tợn. Những thái độ trên cho thấy các nước không thể im lặng ngồi nhìn
Trung Quốc “vẽ lại bản đồ hàng hải thế giới” và áp đặt “luật chơi của Trung
Quốc” trên đại dương.
* Không những vậy nhà nước cần nâng cao hiểu biết của người dân về biển
– đảo và khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết vốn có của nhân dân ta.
Con đường dễ dàng tuyên truyền về biển đảo với nhân dân chính là thơ ca
và âm nhạc:
Có thể nói, trong những ngày biển Đông “dậy sóng” vừa qua; ngọn lửa thi ca
biển đảo, thi ca yêu nước VN đã kịp bùng lên dữ dội, góp phần cổ động và hiệu
triệu muôn trái tim VN cùng hướng về chủ quyền biển đảo thiêng liêng.
17
TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN
Nguyễn Việt Chiến
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào
không
TỔ QUỐC GỌI TÊN
( Trích)
Nguyễn Phan Quế Mai
Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội
vào ghềnh đá
Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả
Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây
Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi
Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã
ngã
Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông...
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u
HÌnh ảnh Trường Sa
TỔ QUỐC VÀ CÁNH SÓNG
Huệ triệu
Lưng tựa núi, mắt nhìn hút biển
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Tổ quốc rộng dài cho tới tận Trường Sa
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Nửa phần đất thiêng liêng hình chữ S
Bao dáng núi còn mang hình góa phụ
Biển phần kia máu thịt – nước ôm òa
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi
Lịch sử đã hoài thai từ lòng Mẹ
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Tổ quốc sinh thành trong tiếng sóng oa oa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Rồi Mẹ đặt con lên chiếc nôi biển cả
Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử Xòe quạt nan Người mở cánh buồm
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng Vòng tay Mẹ hóa biển bờ khao khát
Đảo
18 tượng hình bầu vú Mẹ nồng thơm
Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Ru con lớn có nửa phần cát mặn
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
VIẾT Ở TRƯỜNG SA
(Tặng các chiến sĩ hải quân trên tàu HQ 936 và chiến sĩ Trường Sa thân yêu)
Em đã nhớ Trường Sa
Cả khi mình chưa đến
Giữa sóng, cát không ngờ
Gặp màu hoa muống biến
Ai đặt tên phong ba
Gói sóng cồn biển cả
Ai đăt tên Sơn Ca
Nốt nhạc lòng ấm lạ
Những Đá Thị, Len Đao
Song Tử Tây sóng vỗ
Những đảo nổi, đảo chìm
Hoa bàng vuông đợi nở
Những nhà giàn giữa biển
Neo cả nhịp tim người
Muốn gửi vào muôn gió
Xin từng ngày sóng nguôi
Bão giăng giăng lục địa
Đảo oằn mình khát mưa
Nở âm thầm đáy sóng
Hoa san hô bốn mùa
Ôi nụ cười lính đảo
Trong gian khó vẫn ngời
Ánh mắt hiền như cỏ
Cứ xanh nhìn em thôi
Mỗi hạt cát Trường Sa
Đã trở thành máu thịt
Những tên đảo, tên người
Viết hoa thành Tổ quốc
Ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế biển, đảo và thực hiện có hiệu quả
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên các vùng ven biển, hải đảo. Nhà nước
cần hỗ trợ khuyến khích ngư dân bám biển nhằm bảo vệ chủ quyền biểnđảo.
19
Kết hợp chặt chẽ giữa thúc đẩy nhanh quá trình dân sự hóa trên biển với
xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh trên biển vững mạnh, đủ khả năng bảo vệ
chủ quyền quốc gia trên biển . Việc có một hậu phương vững chắc là đất liền, là
gia đình và xã hội sẽ giúp các chiến sĩ yên tâm công tác, nắm chắc tay súng
để bảo vệ biển đảo quê hương.
Hình ảnh các chiến sĩ ở Trưởng Sa
Hậu phương vững chắc
Nhà nước đã có những chính sách củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống chính trị ở các huyện đảo đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ
quyền biển, đảo của Tổ quốc.
20
Nước ta đã tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong việc giải
quyết vấn đề biển Đông: Philippin, Nhật Bản,…
Kết thúc buổi tuyên truyền, tổ chức một cuộc thi vẽ tranh , văn nghệ với
chủ đề biển-đảo quê hương.
6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Việc tuyên truyền những kiến thức về chủ quyền lãnh thổ và biên giới
quốc gia trên biển giúp học sinh có thêm những hiểu biết về chủ quyền quốc gia
và khơi dậy lòng yêu nước trong mỗi người. Đồng thời nâng cao ý thức trách
nhiệm của mỗi người đối với đất nước
21