SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀO THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
(Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia)
Năm học 2012 - 2013
Người thực hiện : Phạm Như Anh
Giáo viên: Trường THPT KIỆM TÂN
Năm học 2016 - 2017
1
MỤC LỤC
NỘI DUNG
A. Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu
2. Đối tượng nghiên cứu
3. Gía trị sử dụng của đề tài
IV. Phương pháp nghiên cứu
V. Thời gian và kế hoạch nghiên cứu
B. Giải quyết vần đề
I. Cơ sở lý luận của vấn đề
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
II. Thực trạng của vấn đè nghiên cứu
1. Thực trạng
2. Các biện pháp tổ chức thực hiện
a. Các giải pháp thực hiện
b. Một số kinh nghiệm trong quá trình soạn bài giảng
c. Thực hiện qua bài giảng
III. Kết quả thực hiện
1. Khi kiểm tra bài cũ
2. Khi kiểm tra 1 tiết
C. Kết luận
I. Bài học kinh nghiệm
II. Kiến nghị đề xuất
D. Tài liệu tham khảo
MỤC LỤC
TRANG
3
4
4
4
4
4
4
5
5
5
5
5
4
4
4
7
5
6
7
26
26
26
27
27
28
29
2
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Như chúng ta đã biết, hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã
được áp dụng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động xã hội và mang lại hiệu quả thiết
thực. Trong giáo dục nói chung và đối với việc giảng dạy bộ môn giáo dục quốc
phòng – An ninh nói riêng, CNTT đã mang lại triển vọng to lớn trong việc đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
Cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa thì việc đổi mới
phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục là hết sức cần thiết.
Hiện nay ngoài các phương pháp dạy học truyền thống việc ứng dụng CNTT
trong dạy học sẽ góp phần làm cho giờ học trở nên sinh động, hiệu quả, kích
thích được tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Đối với chương trình sách giáo
khoa, môn giáo dục quốc phòng – An ninh hiện nay được thiết kế với rất nhiều
tranh ảnh cũng như nội dung có thể biểu đạt qua hình ảnh; đặc biệt đối với
chương trình sách giáo khoa lớp 11 trong bài: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và
biên giới quốc gia, đây là bài có nội dung rất quan trọng liên quan đến chủ
quyền, lãnh thổ và biên giới quốc gia. Trong giai đoạn hiện nay vấn đề liên quan
đến lãnh thổ, xung đột lãnh thổ đang diễn ra rất phức tạp và ngày càng khó
lường. Có thể kể đến vấn đề trên biển Đông và các bên liên quan....Việc trang bị
cho người dân, đặc biệt là các em học sinh hiểu rõ về lãnh thổ, chủ quyền, quyền
chủ quyền của đất nước mình là rất quan trọng. Góp phần xây dựng niềm tin,
xây dựng tình yêu quê hương đất nước, đấu tranh, bảo vệ chủ quyền của quốc
gia.
- Việc ứng dụng phần mềm powerpoint sẽ tạo được những hiệu ứng, hình
ảnh hấp dẫn , sinh động, thể hiện được ý định của giáo viên về nội dung bài học.
Qua đó giúp học sinh dễ dàng nắm bắt cũng như khắc sâu kiến thức đã được
học, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Đó là lí do
thôi thúc tôi chọn đề tài này để nghiên cứu và thực nghiệm trong quá trình giảng
dạy. Quá trình thực nghiệm đề tài này trên thực tế đã đem lại những kết quả khả
3
quan, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm xin trao đổi cùng các bạn
đồng nghiệp để cùng nhau tìm ra phương pháp dạy học môn giáo dục quốc
phòng – An ninh đạt kết quả cao hơn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nhằm nâng cao khả năng sử dụng các thiết bị dạy học phục vụ cho một
tiết học có hiệu quả của giáo viên.
- Giúp học sinh có khả năng tiếp nhận kiến thức và tự hoàn thiện kiến
thức trên cơ sở những tri thức giáo viên đã nghiên cứu, truyền tải thông qua các
thiết bị dạy học trong một tiết học.
- Tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài này được thực hiện trên cơ sở sử dụng phần mềm powerpoint
soạn giảng bài Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia ( sách giáo khoa môn giáo
dục quốc phòng - An ninh lớp 11)
- Giới hạn trong việc nghiên cứu sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học
của giáo viên.
2. Đối tượng nghiên cứu :
- Đối tượng mà đề tài hướng tới nghiên cứu và áp dụng thực nghiệm là
học sinh lớp 11C9, 11C1, trường THPT Kiệm Tân
3. Giá trị sử dụng của đề tài.
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy môn
GDQP - AN lớp 11
4
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp khái quát hoá các kinh nghiệm giảng dạy bài: Bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia qua hơn 3 năm thực hiện. Phương
pháp này còn được thực hiện thông qua công tác dự giờ thăm lớp của các đồng
nghiệp.
- Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện kiểm tra đánh giá ở các lớp 11C9,
11C1 tại trường THPT Kiệm Tân.
V. THỜI GIAN VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
- Đề tài được thực hiện trong năm học 2015- 2016 và năm học 2016-2017
- Giáo viên thực hiện soạn giảng giáo án điện tử bài: Bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia. Thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh
thường xuyên để nắm được tính hiệu quả của đề tài.
5
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận:
Việc dạy học nói chung cần đảm bảo những nguyên tắc giáo dục, đây là
những quy định và yêu cầu cơ bản mà người giáo viên cần phải tuân thủ để
mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. Việc ứng dụng CNTT trong
dạy học môn giáo dục quốc phòng – An ninh, căn cứ vào các nguyên tắc giáo
dục sau:
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính thực tiễn
- Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục
- Nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy của học sinh
Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy rằng việc ứng dụng CNTT trong giảng
dạy môn quốc phòng – An ninh, phải đảm bảo các nguyên tắc trên đặc biệt là
nguyên tắc đảm bảo tính tự lực và phát triển tư duy của học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
- Gần đây, vấn đề xung đột tôn giáo, xung đột chủng tộc, tranh giành lãnh
thổ trên thế giới vẫn đang diễn ra hết sức căng thẳng. Đặc biệt là hành động của
Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên biển
Đông , cải tạo trái phép các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam và một số nước
có chung đường biên giới trên biển. Vì thế đã làm dấy lên những lo ngại về sự
bất ổn trong khu vực cũng như trên thế giới. Trước tình hình đó Đảng, nhà nước,
cùng toàn thể nhân dân Việt Nam kịch liệt lên án, phản đối hành động xâm phạm
chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc trên biển Đông.
- Trong khi đó rất nhiều người Việt Nam trong đó có học sinh rất mơ hồ
trong kiến thức về chủ quyền, quyền chủ quyền trên biển cũng như trên đất liền.
Vì vậy là giáo viên bộ môn GDQP – AN khi dạy đến bài học về chủ quyền lãnh
thổ bản thân tôi có nhiều trăn trở. Làm sao để các em không cảm thấy nhàm
chán trong tiết học, làm sao để các em có một cái nhìn trực quan khi hình dung
về lãnh thổ của đất nước mình. Và đặc biệt, các em sẽ có những trang bị cần
6
thiết , có căn cứ xác thực để phủ định tất cả những “tiểu xảo” mà Trung Quốc
đang âm mưu thực hiện ở biển Đông.
- Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tiễn trường THPT Kiệm Tân nơi tôi đang
công tác: Trường đã trang bị được 4 máy chiếu và 2 phòng tin học và nhiều máy
tính... có thể ứng dụng CNTT trong giảng dạy thường xuyên. Đó là điều kiện
thuận lợi để tôi thực hiện đề tài của mình .
- Sử dụng giáo án CNTT giúp giáo viên truyền tải nội dung mang tính trực
quan, sinh động. Tạo sự hứng thú, tích cực chủ động cho học sinh trong tiếp thu
bài học. Thông qua hình ảnh, đoạn phim, tạo các hiệu ứng cho nội dung cần
truyền tải...
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng:
Đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo là một yêu cầu rất quan trọng hiện nay,
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo phù hợp tình hình phát triển của
đất nước; trong đó đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học, đòi hỏi giáo
viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp mới phù hợp, giúp học
sinh phát huy được tính chủ động, tự giác, tích cực trong qua trình giáo dục.
Ứng dụng CNTT trong dạy học là một trong những nội dung của đổi mới
giáo dục. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy nói chung và môn
GDQP – AN nói riêng còn ít và chưa thường xuyên.
Thực tế trong nhà trường môn học giáo dục quốc phòng – An ninh chưa
được coi trọng đúng mức, quan điểm xem đây là môn học phụ nên quá trình
giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn, học sinh không chú ý, nội dung lý thuyết khô
khan....Trong bài: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia, nếu chỉ sử
dụng phương pháp thuyết trình, kết hợp với tranh ảnh để thể hiện nội dung thì
không thể tạo hiệu quả truyền tải cao nhất về mặt kiến thức, đặc biệt là chưa tạo
ra được những hiệu ứng, gây hứng thú cho học sinh về nghe, và quan sát...khó
có thể lồng gép các nội dung mang tính thực tiễn thể hiện vào bài giảng.
Để giải quyết vấn đề này tôi đã thiết kế bài giảng bằng cách sử dụng phần
mềm Microsoft power point để đạt hiệu quả cao nhất cho quá trình dạy và học.
7
2. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
a. Các giải pháp thực hiện.
- Về mặt trực quan: Kiến thức trọng tâm của bài là làm nổi bật phần không
gian, giới hạn của lãnh thổ quốc gia, quyền mở rộng các vùng biển tiếp giáp trên
biển ( luật biển Quốc tế 1982 quy định). Trong bài giảng giáo viên tạo hiệu ứng
xuất hiện các nội dung theo trình tự mong muốn.
Ví dụ:
+ Xác định lãnh thổ quốc gia, giáo viên sẽ thiết kế trình tự xuất hiện của
đường biên giới trên đất liền , đường biên giới trên biển, mặt phẳng thẳng đứng
đi qua giới hạn đường biên giới có độ cao không giới hạn và có độ sâu đến tâm
trái đất. Đây chính là phần lãnh thổ bất khả xâm phạm của quốc gia.
+ Đối với các quốc gia ven biển, được quyền mở rộng một phần chủ quyền
trên biển theo quy định của luật biển Quốc tế 1982, Gíao viên thiết kế hiệu ứng
xuất hiện theo thứ tự : Vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục
địa. Kết hợp liên hệ thực tế các sự kiện xảy ra trên biển đông... sẽ tạo được hiệu
quả truyền tải thông tin cho học sinh thông qua hình ảnh trực quan, tạo hứng thú
cho người học. Hiệu quả khi sử dụng phần mềm Microsoft power point được thể
hiện cụ thể qua bài giảng đã được giáo viên thiết kế....
- Quy trình thiết kế bài giảng giáo án điện tử bằng phần mềm powerpoint.
- Xác định những nội dung chính của bài giảng cần chuyển tải vào các
slide. Nội dung phải ngắn gọn chính xác, rõ ràng.
- Xác định nội dung thông tin, phim ảnh phục vụ bài giảng.
+ Thông tin: Lựa chọn những thông tin nào lấy ở đâu? Nhằm mục đích gì?
+ Hình ảnh, đoạn phim: Sử dụng hình ảnh nào, đoạn phim nào,nhằm mục
đích gì? bố trí ở đâu, cho xuất hiện lúc nào trong tiến trình bài giảng.
+ Âm thanh: Cần sử dụng loại âm thanh nào? Vào mục đích gì cho xuất
hiện khi nào?
- Thiết kế bài giảng:
+ Chọn trang trình chiếu, màu sắc và biểu tượng cho slide
+ Chọn kiểu chữ, cỡ chữ
+ Thiết kế từng slide trình chiếu
8
+ Cài đặt hình ảnh và âm thanh vào các slide trình chiếu.
+ Tạo hiệu ứng cho từng slide trình chiếu
- Trình chiếu bài giảng
+ Chạy thử
+ Sửa chữa
+ Trình chiếu trên lớp.
b. Một số kinh nghiệm trong quá trình soạn giảng giáo án điện tử .
Theo tôi để bài giảng điện tử đạt hiệu quả cao thì trong quá trình soạn,
giảng giáo viên cần chú ý những điểm sau:
- Giáo viên cần phải nắm rõ cách sử dụng các thiết bị dạy học nói chung
và CNTT nói riêng
- Chỉ được sử dụng CNTT như một phương tiện hỗ trợ việc giảng dạy ,
không dùng thay thế hoàn toàn bài giảng của giáo viên.
- Bài giảng giáo án điện tử không được quá nhiều slide, các slide phải
trình bày khoa học, ngắn gọn xúc tích theo thứ tự logic của bài ( nên sử dụng các
liên kết, các đường linh giữa các slide để bài giảng xúc tích và khoa học hơn)
- Phông chữ trong các slie phải chuẩn để đảm bảo tính trực quan, khoa
học nên dùng: Cỡ chữ 16 (các đề mục cỡ chữ 18 hoặc 20), chữ màu đen trên nền
trắng hoặc chữ trắng nền màu tối.
- Các hiệu ứng trong slide phải đơn giản tránh rối mắt, tránh sự phân tán
tư tưởng tập trung vào bài học của học sinh
- Hình ảnh, bản đồ... phải tiêu biểu, trực quan, khoa học, chính xác đặc
biệt khi sử dụng video phải tiêu biểu, phù hợp nhưng ngắn gọn (mỗi đoạn video
chỉ nên tối đa là 2’ )...
- Giáo viên cần kết hợp giữa trình chiếu, viết bảng và lời giảng của giáo
viên một cách linh hoạt, phù hợp để đạt hiệu quả cao.
Trên đây là các giải pháp để tôi thiết kế bài giảng đạt hiểu quả cao nhất
trong tiết 1- bài: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia – (Giáo dục
quốc phòng an ninh lớp 11).
c.Thực hiện qua bài giảng:
Được thể hiện qua từng nội dung cụ thể của bài học.
9
BÀI 3.
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU.
1. Về Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được những nội dung cơ bản của chủ quyền lãnh thổ và
biên giới quốc gia.
2. Kỹ năng:
- Biết xác định được lãnh thổ quốc gia và những vùng biển tiếp giáp của Việt
Nam
- Hình thành ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo.
3. Về thái độ:
- Học sinh chú ý tập trung trong giờ học.
- Tích cực tham gia xây dựng bài
.- Có thái độ học tập tốt, hiểu đúng các nội dung, có trách nhiệm xây dựng, quản
lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
- Có hình thức đấu tranh đúng đắn
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM
1. Nội dung
- Lãnh thổ quốc gia, vùng chủ quyền trên biển.
Trọng tâm:
- Lãnh thổ quốc gia
III. THỜI GIAN (1tiết)
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức: - Lấy lớp học để giảng bài
- Thảo luận nhóm
2. Phương pháp: Gv: Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp trình chiếu
power point thảo luận nhóm làm rõ nội dung.
Hs: - Nghiên cứu tài liệu, thảo luận nội dung bài học
- Thảo luận nhóm làm rõ nội dung
V. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án, tài liệu, máy chiếu
1. Chuẩn bị của học sinh - Sách giáo khoa gdqp11
- Chuẩn bị tranh ảnh, tư liệu…..
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ôn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi (Trình bày các bước chuẩn bị cho thanh niên nhập
ngũ? )
3 Tiến trình bài dạy
3.1 Dẫn dắt vào bài.
GV: Trình chiếu powerpoint
Dẫn vào bài học:
Trình chiếu hình ảnh:
10
GV: Tình hình bất ổn trên thế giới: xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh
thổ....diễn ra gay gắt, khó lường. Đặc biệt là vấn đề có liên quan đến chủ quyền
lãnh thổ....
11
12
GV hỏi: Lãnh thổ là gì?
HĐ 1: TÌM HIỂU LÃNH THỔ QUỐC GIA.
I. LÃNH THỔ QUỐC GIA VÀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ
QUỐC GIA
GV : Thế nào là lãnh thổ quốc gia?
HS : Trả lời
GV : kết luận
• a. Khái niệm lãnh thổ quốc gia:
• Là một phần của trái đất. Bao gồm: vùng đất, vùng
nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước, cũng như
lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng
biệt của một quốc gia nhất định
ĐN
VÙNG VÙNG VÙNG VÙNG
ĐẤT NƯỚC TRỜI LÒNG
?
?
?
ĐẤT
?
13
b.Tìm hiểu các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia:
GV: Theo các em lãnh thổ quốc gia(LTQG) bao gồm những thành phần
nào?
GV:
(LTQG)
Vùng
đất
?
Vùng
nước
?
Vùng
Trời
?
Vùng
lòng
đất
?
Vùng
lãnh
thổ
đặc
biệt
?
GV:Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:
+ Nhóm 1: Xác định vùng nước nội địa, vùng nước biên giới
+ Nhóm 2: Xác định vùng nước nội thủy, vùng nước lãnh hải.
+ Nhóm 3: Xác định vùng đất, vùng lòng đất
+ Nhóm 4: Xác định vùng trời, vùng lãnh thổ đặc biệt
(Thời gian 5 phút)
- Sau đó yêu cầu đại diện của tổ lên thuyết trình nội dung của nhóm mình
- GV kết luận nội dung sau mỗi phần thuyết trình của các nhóm
14
GV : kết luận thông qua trình chiếu hình ảnh
Vùng nước nội thủy
Vùng g
15
Vùng nội thủy và vùng lãnh hải
Lãnh hải
12 hải lý
Vùng nội
thủy
Đương cơ sở
Đường biên
giới trênbiển
tg lãnh hải
12 hải lý
ĐQKT
200 hải lý
Nguyên tắc mở rộng một phần chủ quyền trên biển ( Luật biển QT 1982). Vùng
tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa.
16
Vùng
đất:Gồm
phần đất lục
địa, các đảo
và các quân
đảo….
H. SA
Vùng lòng
đất:
Là toàn bộ
phần
nằm
dưới vùng đất
và vùng nước
thuộc
chủ
quyền quốc
gia.
Vùng
lòng đất được
kéo dài tới
tận tâm trái
đất
T SA
17
Vùng trời và vùng lãnh thổ đặc biệt
18
GV : Liên hệ thực tế: tình hình biển Đông trong vài năm
gần đây
HD981 XÂM PHẠM VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Hành động cải tạo trái phép các đảo trên biển Đông mà Trung
Quốc đang thực hiện
19
TÀU TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG
20
TÀU TRUNG QUỐC ĐÂM CHÌM TÀU CÁ QUẢNG NGÃI
21
Gv hỏi: Trình bày suy nghĩ của em về hành động của Trung Quốc
Hs: trả lời
Gv: trình chiếu một số hình ảnh về hành động của Việt Nam trong vấn đề bảo vệ
chủ quyền biển đảo
PHẢN ĐỐI HÀNH ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC
22
23
Tranh thủ ủng hộ quốc tế
HẢI QUÂN NHÂN DÂN VIỆT NAM
NGƯ DÂN VIỆT NAM BÁM BIỂN
24
GV: “Mở bài hát gần lắm trường sa ơi” .........
Trình chiếu: TUỔI TRẺ VIỆT NAM
25